Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực tập khoa Khách sạn Du lịch tại KHÁCH sạn APRICOT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.59 KB, 18 trang )

1

1
1

MỤC LỤC


2
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁCH SẠN APRICOT HÀ NỘI
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của khách sạn APRICOT Hà
Nội
1.1.1.Thông tin chung về khách sạn
Tên gọi đầy đủ: Apricot Hà Nội
Địa chỉ: 136 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ngày thành lập: 04/2015
Số điện thoại: : (+84) 24 3828 9595
Mã số thuế: 0100106627
Email:
Website : htpp://www.apricothotels.com/
1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của khách sạn Apricot Hà Nội
Khách sạn Apricot thuộc sở hữu Công ty cổ phần Phú Gia, địa chỉ 136 Hàng
Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công ty cổ phần Phú Gia thành lập ngày và đi vào hoạt
động vào ngày 21/05/1998 với tên giao dịch Công ty Cổ phần Phú Gia, Mã số thuế:
0100106627. Công ty đã hoạt động hơn một thập kỉ qua trong lĩnh vực Hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm và hiện đang được điều hành bởi bà Nguyễn Thị Thanh
Mai. Nổi bật hơn cả là lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn của Công ty Cổ phần
Phú Gia, thành tựu đó là phát triển khách sạn sang trọng và cao cấp bậc nhất - Apricot
Hà Nội.
Nằm ở trung tâm thành phố Hà nội , khách sạn Apricot Hà Nội tọa lạc trên phố
Hàng Trống có bề dày lịch sử, với tầm nhìn ôm trọn Hồ Gươm cổ kính, khách sạn


Apricot Hà Nội là địa chỉ lý tưởng để du khách khám phá những tinh túy về văn hóa
và nghệ thuật Việt. Từ khi chính thức đi vào hoạt động, khách sạn Apricot Hà Nội đã
được Tổng cục Du lịch Việt Nam xếp hạng 5 sao, xứng đáng với đẳng cấp sang trọng,
dịch vụ nghỉ dưỡng và chất lượng dịch vụ cao cấp của khách sạn. Apricot Hà Nội được
biết đến là khách sạn 5 sao đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam là sự kết hợp tinh tế giữa
nền nghệ thuật nổi tiếng địa phương cùng với phong cách kiến trúc cổ điển Pháp.
Khách sạn cũng là một bảo tàng nghệ thuật sinh động, với hơn 600 nguyên tác hội họa,
ký họa và điêu khắc của các họa sĩ hàng đầu Việt Nam. Đã 3 năm liên tiếp khách sạn
Apricot Hà Nội vinh dự nhận được giải thưởng danh giá World Luxury Hotel Awards.
Năm 2018 này, Apricot được trao thưởng với hạng mục Khách sạn nghệ thuật sang
trọng nhất toàn cầu. Vừa qua, Apricot Hotel cũng đã nhận được Chứng chỉ xuất sắc
lần thứ 3 liên tiếp đến từ Tripadvisor. Các giải thưởng và chứng chỉ này đã công nhận
sự nỗ lực và tâm huyết của tập thể nhân viên khách sạn Apricot Hà Nội.


3
1.2.Cơ cấu tổ chức của khách sạn Apricot Hà Nội
1.2.1 . Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn
Sơ đồ 1.1 cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Apricot Hà Nội
Tổng giám đốc

Thư kí

Phó tổng giám đốc

BP kinh
BP an ninh

doanh marketing
BP nhân sự


BP
tài chính

BP lễ tân

BP kĩ thuật

Nhân viên buồng
BP buồng
Nhân viên giặt là

Nhân viên bếp
BP nhà hàng
Nhân viên bàn

( Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Apricot Hà Nội)
1.2.2. Chức năng của các bộ phận


4
Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lí điều hành kinh doanh trên tất cả các lĩnh
vực kinh doanh của khách sạn trên cơ sở phát huy tính sáng tạo, chủ động và chặt chẽ
của từng bộ phận. Mỗi bộ phận của khách sạn có chức năng, nhiệm vụ riêng của từng
bộ phận và dưới sự chỉ đạo, quản lí của cấp trên một cách hiệu quả.
Mô hình tổ chức nhân sự khách sạn được chia làm 2 bộ phận chính:
- Ban quản lí cao cấp:
+Tổng giám đốc: là người đưa ra những định hướng, tầm nhìn để khách sạn phát
triển, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động trong khách sạn, đảm bảo các
bộ phận hoạt động hiệu quả.

+Phó Tổng giám đốc: là người hỗ trợ Tổng giám đốc trong công việc điều hành
và quản lý khách sạn. Khi TGĐ vắng mặt, phó Tổng giám đốc là người chịu trách
nhiệm trong việc giải quyết những công việc của khách sạn thay Tổng giám đốc.
- Ban trợ lý: Tiếp nhận công văn, hồ sơ, tài liệu từ các phòng, ban trong khách
sạn trình Tổng giám đốc phê duyệt. Đồng thời truyền đạt thông tin của Tổng giám đốc
tới các phòng, ban liên quan và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban, ghi chép,
lên lịch, tổ chức và sắp xếp các chương trình và thời gian họp và làm việc của Tổng
giám đốc. Bên cạnh đó là quản lý, lưu trữ các tài liệu của Tổng giám đốc, dịch và đánh
máy các tài liệu văn bản bằng Tiếng Anh, Việt theo yêu cầu, tham gia thực hiện các
công việc khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc.
Sơ đồ tổ chức khách sạn được chia thành các bộ phận chức năng sau và đứng
đầu là giám dốc bộ phận:
+ Bộ phận nhân sự: Giám đốc bộ phận nhân sự là người trực tiếp tham mưu, tư
vấn cho Ban quản lý cao cấp nguồn lực nhân sự bảo đảm chiến lược phát triển kinh
doanh của khách sạn. Bộ phận này thực hiện chế độ chính sách nhân sự, giải quyết các
công việc liên quan đến tuyển dụng, sa thải, kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng.
Ngoài ra còn chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các công việc hành chính, pháp lý liên
quan đến khách sạn và cơ quan đoàn thể bên ngoài, tổ chức chương trình đào tạo, phát
triển, kiểm tra năng lực nhân sự.


5
+Bộ phận kinh doanh-Marketing: Giám đốc bộ phận này là người quản lý
công việc của nhân viên phụ trách khách hàng đại lý du lịch, nhân viên phụ trách
khách hàng công ty, nhân viên phụ trách khách hàng trực tuyến, nhân viên phụ trách
mảng nhà hàng, sự kiện, tiệc, nhân viên Marketing, nhân viên quan hệ khách hàng. Bộ
phận kinh doanh-Marketing của khách sạn có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai
các kế hoạch kinh doanh, duy trì nguồn khách hàng mới và hiện có tại của khách
sạn, Bộ phận này chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, xu hướng khách hàng
đồng thời xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy bán hàng và lập kế

hoạch quảng bá tạo nên tên tuổi cho khách sạn.
+ Bộ phận lễ tân: Thành viên bộ phận lễ tân khách sạn:Trợ lý trưởng bộ phận
lễ tân, quản lý tiền sảnh , nhân viên lễ tân, nhân viên chăm sóc khách hàng, quản lý ca
trực, nhân viên đặt phòng, Nhân viên trực tổng đài, nhân viên hành lý, nhân viên lái
xe. Bộ phận lễ tân được ví như “bộ mặt của khách sạn”, chịu trách nhiệm chào đón
khách, bán dịch vụ buồng nghỉ cho khách, tiếp nhận và xử lí các yêu cầu cùa khách,
phối hợp tốt với các bộ phận khác nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách.
+ Bộ phận buồng phòng: Giám đốc bộ phận buồng phòng là người chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động bộ phận buồng phòng, tuyển chọn, đào tạo
nhân viên buồng phòng. Bộ phận này có nhiệm vụ dọn phòng khi khách trả phòng và
khách đang lưu trú, nắm bắt tình trạng phòng kịp thời để báo cho bộ phận lễ tân. Ngoài
ra bộ phận buồng phòng còn phụ trách cung ứng dịch vụ giặt là của khách sạn, chịu
trách nhiệm vệ sinh các khu vực như tiền sảnh,… Các vị trí nhân viên bộ phận buồng
phòng: nhân viên dọn phòng, nhân viên vệ sinh công cộng, nhân viên kho vải/ Đồng
phục, nhân viên giặt là, nhân viên phụ trách Minibar (Minibar Runner)
+ Bộ phận ăn uống : Nhiệm vụ chính của bộ phận này là kịnh doanh ăn uống và
phục vụ ăn uống cho khách trong và ngoài khách sạn, chịu trách nhiệm đảm bảo món
ăn hợp khẩu vị khách hàng, đúng tiêu chuẩn và an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Bộ phận an ninh: Bộ phận này phụ trách an toàn tuyệt đối cho toàn khách sạn,
tài sản và đặc biệt là con người. Bộ phận an ninh phụ trách giám sát người và hàng hóa
ra vào khách sạn; phòng tránh, phát hiện và xử lý các sự cố về an ninh của khách sạn.
+ Bộ phận kĩ thuật: Đây là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu của
khách sạn vì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nhiệm vụ
chính của bộ phận này là bảo dưỡng, duy trì các trang thiết bị thuộc về kĩ thuật của
khách sạn như: vấn đề âm thanh ánh sáng, vấn đề về điện nước, các thiết bị trong
phòng nghỉ, nhà hàng, tiệc,…


6
+ Bộ phận tài chính: Bộ phận này có chức năng là tìm vốn và nguồn vốn cho

khách sạn, tổng hợp chi phí daonh thu của từng bộ phận, xem xét đánh giá hiệu quả
kinh doanh của hoạt động khách sạn và trình lên tổng giám đốc các báo cáo kinh
doanh, giám sát thu chi.
+ Bộ phận dịch vụ bổ sung: bộ phận này có chức năng làm gia tăng giá trị cho
khách sạn và làm tăng sự lựa chọn cho khách hàng, Nhiệm vụ chính của bộ phận dịch
vụ bổ sung là thiết kế và tổ chức các chương trình phù hợp, các buổi tiệc, liên hoan,
cung ứng các dịch vụ bổ sung cúa khách sạn đảm bảo dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
1.2.3. Nhận xét cơ cấu tổ chức của khách sạn:
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn (sơ đồ 1.1) có thể thấy rằng các
bộ phận của khách sạn Apricot Hà Nội có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất.
Do tính chất công việc và quy mô của khách sạn, tại Apricot Hà Nội có cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lí theo mô hình: trực tuyến - chức năng.
*Ưu điểm:
Mô hình tổ chức trực tuyến - chức năng phát huy được các ưu điểm của cơ cấu
trực tuyến, đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng, tổng giám đốc thường xuyên nhận
được sự trợ giúp của các bộ phận chức năng trong việc ra quyết định, hướng dẫn và tổ
chức thực hiện các quyết định. Bên cạnh đó là mọi mệnh lệnh được truyền đi theo
hướng quy định, mỗi bộ phận chức năng vẫn phát huy được điểm mạnh của mình và
đóng góp cho lãnh đạo cấp cao.
*Nhược điểm:
Các nhân viên ở các bộ phận gần như chỉ biết đến công việc chuyên môn của
mình, ảnh hưởng đến sự hỗ trợ đến các bộ phận của khách sạn. Điều này đỏi hỏi lãnh
đạo cấp cao phải quản lí tốt các nguồn lực, thường xuyên phải giải quyết tốt các mối
quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận trực tuyến, để đảm bảo
đem lại hiệu quả cao trong công việc và tránh ảnh hưởng đến khách hàng, đặc biệt là
dịch vụ trọn gói.
1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn Apricot Hà Nội
Với vị trí vô cùng đắc địa và thuận lợi, khách sạn Apricot Hà Nội với phong cách
phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo và luôn cố gắng đáp ứng tối đa và tốt nhất nhu cầu

khách. Khách hàng đến với khách sạn luôn cảm thấy hài lòng và thoải mái cũng chính
là nhờ vào điều ấy. Khách sạn Apricot Hà Nội không chỉ hoạt đông kinh doanh lưu trú
mà còn có hoạt động kinh doanh các lĩnh vực khác.
Hiện tại, khách sạn Apricot Hà Nội tiến hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực
chủ yếu sau:


7
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú: Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, mang lại
doanh thu cao nhất cho khách sạn. Khách sạn Apricot hiện có 123 phòng nghỉ, giá giao
động từ 2.990.000 đồng đến 12.420.000 đồng. Khách hàng đến với khách sạn sẽ được
nhân viên lễ tân chào đón nhiệt tình và tư vấn dịch vụ. Phòng nghỉ sang trọng
được thiết kế với những tác phẩm hội họa và điêu khắc Việt Nam nổi tiếng,
mỗi phòng nghỉ tại Khách sạn Apricot Hà Nội là sự kết hợp hài hòa giữa
thiết kế bán cổ điển và hệ thống trang thiết bị hiện đại, từng chi tiết nhỏ
được lưu tâm, giúp thu hút du khách và để khách có được kỳ nghỉ dưỡng
thư giãn, thoải mái tại một trong những địa điểm đẹp nhất của thủ đô Hà
Nội.
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống: Ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh
dịch vụ ăn uống cũng mang lại phần doanh lớn thứ 2 cho khách sạn và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Khách sạn Apricot Hà Nội mang lại cho thực khách những trải
nghiệm ẩm thực tinh tế, đa dạng, không gian sang trọng rộng rãi, các trang thiết bị hiện
đại tân tiến và sự phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên nhà hàng. Khách hàng đến với
khách sạn không thể bỏ qua sự trải nghiệm bữa sáng nhẹ nhàng nhưng vô cùng dưỡng
chất tại nhà hàng L’Artiste, trải nghiệm bữa tối sang trọng tại Palette và hương vị thơm
ngon của trà chiều tại A’telier Lounge đều được chế biên và thực hiện bởi những đầu
bếp chuyên nghiệp đến từ nước ngoài và trong nước. Bên cạnh đó khách sạn còn nhận
đặt tiệc cưới phục vụ khách địa phương.
- Kinh doanh dịch vụ khác: Với tiêu chí đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng,
khách sạn Apricot Hà Nội kinh doanh thêm các dịch vụ làm đẹp như Spa, Câu lạc bộ

Gym, bể bơi ngoài trời, tổ chức sự kiện và hội thảo, dịch vụ Tours để tăng thêm sự trải
nghiệm của khách tại khách sạn. Khách sạn còn có các dịch vụ bổ sung như giặt là, gọi
điện thoại trong nước và quốc tế, đặt vé máy bay, đổi ngoại tệ, xe đưa đón sân bay…
Tuy không mang lại doanh thu lớn như dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống nhưng
những dịch vụ này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng phục vụ của
khách sạn, tăng sự hấp dẫn đối với du khách.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
APRICOT HÀ NỘI
2.1. Sản phẩm và thị trường khách của khách sạn Apricot Hà Nội
2.1.1. Danh mục sản phẩm của khách sạn Apricot Hà Nội
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn Apricot Hà Nội hiện nay bao
gồm:
- Dịch vụ buồng


8
- Dịch vụ ăn uống
- Các dịch vụ bổ sung khác
* Dich vụ buồng:
Khách sạn Apricot Hà Nội có tổng 123 phòng được chia thành 11 loại phòng với
các mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng:
Bảng 2.1: Bảng giá phòng tại khách sạn Apricot Hà Nội
ST
T
1

Loại phòng
Phòng SKETCH

Số lượng Diện tích

Giá phòng (Đơn vị: VNĐ)
Phòng đôi
(Đơn vị:m2) Phòng đơn
68
25
2.990.000
3.450.000

2

Phòng SKETCH gia đình

3

3

30

4.140.000

4.600.000

Phòng CANVAS hướng 15
sang khu bên cạnh
Phòng CANVAS hướng hồ 19

30

3.680.000


4.140.000

30

4.140.000

4.600.000

56

4.140.000

4.600.000

6

Phòng căn hộ JUNIOR 2
STUDIO
Phòng CANVAS có vườn
3

30

5.290.000

5.750.000

7

Phòng căn hộ STUDIO


4

56

5.290.000

5.750.000

8

Phòng GALLERY

4

50

6.440.000

6.900.000

9

Phòng GALLERY có vườn

2

50

7.590.000


8.050.000

10

Phòng MASTER PIECE

2

80

10.810.000

11.270.000

4
5

12

Phòng MASTER PIECE có 1
80
11.960.000
12.420.000
vườn
(Nguồn: Bộ phận Kinh doanh–Marketing, Khách sạn Apricot Hà Nội )
Các phòng nghỉ của khách sạn Apricot Hà Nội có diện tích từ 25 đến 80 m2. Mỗi
phòng nghỉ đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiêu chuẩn và hiện đại tân tiến nhất,
được bảo trì bảo dưỡng định kì, internet tốc độ cao. Dịch vụ buồng của khách sạn luôn
đảm bảo tình trạng trang thiết bị và phòng sẵn sàng để đón khách đến lưu trú khi có nhu

cầu và khách sạn còn cung cấp các dịch vụ như dịch vụ phòng 24 giờ, hướng dẫn viên du
lịch, quầy lễ tân 24 giờ mà vì thế du khách khi đén với Apricot luôn được đáp ứng nhu
cầu mọi lúc và tốt nhất. Khách sạn Apricot Hà Nội với 123 phòng ngủ là được chia thành
những loại phòng khác nhau, được trang bị những thiết bị cao cấp, hiện đại và mang
những đặc trung riêng.
- Phòng ngủ: được trang bị giường ngủ, bàn đầu giường, bàn làm việc, tủ để quần
áo, giá để hành lý, bàn uống nước, hệ thống điều hòa bán trung tâm, tivi màn hình
phẳng 40-48 inch kết nối truyền hình cáp, tủ lạnh, thùng rác, rỏ đựng quần áo bẩn,


9
bình cắm nước nóng, ấm chén pha trà, cà phê, dép đi trong nhà, đồng hồ báo thức, gạt
tàn thuốc lá, đèn ngủ, đèn làm việc, gương soi, wifi miễn phí, nước đóng chai miễn
phí, két an toàn điện tử, rèm cửa điều khiển tự động…
- Phòng vệ sinh: Chậu rửa mặt, bồn tắm, bồn cầu bệt có nắp,tủ để đồ, giấy vệ
sinh, thùng rác, bình nóng lạnh, bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, kem đánh răng, cốc
thủy tinh, mỹ phẩm và các thiết bị cao cấp cần thiết khác được lắp đặt, sắp xếp hợp lý
và tinh tế trong phòng tắm.
Một số loại phòng hạng sang như GALLERY, MASTER PIECE có phòng khách
riêng, phòng làm việc, và phòng ngủ riêng, một số phòng ngoài thiết kế sang trọng bậc
nhất cùng với trang thiết bị cao cấp thì điều đặc biệt thu hút khách là khu sân vườn
riêng giúp du khách tận hưởng thiên nhiên và khung cảnh về đêm lãng mạn, không
gian riêng tư và lãng mạn. Những tác phẩm hội họa và điêu khắc nổi tiếng, tinh tế của
khách sạn cũng là điểm đặc biệt thu hút du khách yêu thích hội họa và nghệ thuật, 123
Phòng nghỉ là 123 thiết kế kết hợp bán cổ điển, từng chi tiết nhỏ được lưu tâm giúp du
khách có được một kỉ nghỉ thoải mái và đáng nhớ giữa không gian nghỉ dưỡng ngay
lòng Hà Nội.
* Dịch vụ ăn uống:
Ngoài dịch vụ lưu trú thì dịch vụ ăn uống mà khách sạn Apricot Hà Nội đang
kinh doanh mang lại nguồn doanh thu không hề nhỏ, là điểm thu hút khách hàng đến

với khách sạn để trải nghiệm thực đơn cao cấp, giải trí bởi hệ thống nhà hàng và quầy
bar sang trọng.
Nhà hàng L’ARTISTE với phong cách bếp mở, là nơi những đầu bếp của khách
sạn tạo nên những tinh hoa ẩm thực phục vụ khách hàng, những bữa ăn sáng nhẹ
nhàng và dưỡng chất mang tới du khách. Bên cạnh đó một không gian nghệ thuật Pháp
tại A’TELIER là nơi lí tưởng để khách thưởng thức những loại trà nổi tiếng trên thế
giới, những đầu bếp đa tài cùng với những món Á được chế biến và phục vụ tại nhà
hàng PALETTE. Không những thế, trên tầng cao nhất của khách sạn Apricot Hà Nội
với tầm nhìn toàn Hồ Hoàn Kiếm, du khách có thể thả mình thư gian cùng với những li
Cocktail trên One36 Bar.
Khách hàng khi đến với dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng và quầy bar của khách
sạn Apricot Hà Nội đều rất hài lòng không chỉ bởi vì không gian sang trọng sa hoa bậc
nhất, thực đơn phong phú chất lượng mà còn là ở sự phục vụ nhiệt tình, tinh tế ở đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
* Dịch vụ bổ sung:
Bên cạnh những trải nghiệm lí tưởng về nghỉ dưỡng và và ẩm thực, khách sạn
Apricot Hà Nội là địa điểm lí tưởng để tổ chức các sự kiện, hội thảo, hệ thống phòng họp
giải trí được cung cấp tới khách hàng. Những tiệc cưới lãng mạn xa hoa thường xuyên
được đặt tổ chức, những bữa tiệc công ty hay hội thảo, hội họp, các chương trình âm nhạc


10
Các chỉ tiêu
1

2

3

ĐVT


Tổng số khách
Tổng khách quốc tế
-Tỉ trọng
Hàn Quốc
-Tỉ trọng
Nhật Bản
-Tỉ trọng

Lượt
Lượt
%
Lượt
%
Lượt
%

Năm
2017
9.235
7.264
78,66
1.612
22,19
1.072
14,76

Năm
2018
12.749

10.653
83,56
2.620
24.59
1.961
18,41

So sánh
+/+3514
+3389
(+4,9)
+1008
(+2,4)
+889
(+3,65)

%
38,05
46,65
62,53
82,93
-

Trung Quốc
-Tỉ trọng
Một số nước khác
(Anh, Đức, Pháp,..)
-Tỉ trọng
Khách nội địa
Tỉ trọng


Lượt
%
Lượt

3.526
48,54
1.054

4.258
39,96
1.814

+732
(-8,58)
+760

20,76
72,11

%
Lượt
%

14,51
1.971
21,34

17,03
3.096

24,28

(+2,52)
+1125
(+2,94)

57,08
-

và sự
kiện
giải
trí
được
tổ
chức
tại
sân
khấu
biểu
diễn

AVANTI và BALLROOM. Được trang bị những trang thiết bị hiện đại và tân tiến cùng
với không gian sang trọng sức chứa lên đến 300 người với dịch vụ đẳng cấp 5 sao và sự
hỗ trợ tư vấn nhiệt tình của nhân viên.
SPA’LART sẽ cung cấp những liệu trình hồi phục và chăm sóc sức khỏe bởi đội ngũ
chuyên viên thành thạo nhất, câu lạc bộ GYM được trang bị những thiết bị tối tân không
thể thiếu cho việc rèn luyện sức khỏe của du khách cùng với phòng xông hơi, bể bơi ngoài
trời nằm trên tầng cao nhất của khách sạn với không gian mở đầy thơ mộng.
Ngoài những dịch vụ trên thì khách sạn Apricot Hà Nội còn cung cấp dịch vụ giặt là

nhanh chóng, chất lượng, dịch vụ đặt xe và đặc biệt là dịch vụ đặt tours đi tham quan các
địa điểm nổi tiếng của Việt Nam như Tour Tràng An- Bái Đính, Tour du lịch tâm linh,…
luôn được sẵn sàng tư vấn, phục vụ đến khách hàng của Apricot Hà Nội.
2.1.2. Thị trường khách của khách sạn Apricot Hà Nội
Hiện nay khách sạn Apricot Hà Nộichia thị trường khách đến với khách sạn
thành 2 loại: Khách quốc tế và khách nội địa:
Bảng 2.2. Cơ cấu thị trường khách tại khách sạn Apricot Hà Nội qua 2 năm
2017 – 2018


11

(Nguồn: Bộ phận Kinh doanh-Marketing - Khách sạn Apricot Hà Nội)
Nhìn vào bảng cơ cấu thị trường khách của khách sạn Apricot Hà Nội qua 2 năm
2017 và 2018, có thể nhận thấy rằng:
− Tổng lượt khách đến với khách sạn tăng 38,05%, tương ứng tăng 3514 lượt khách.
− Lượt khách quốc tế đến Khách sạn so với năm 2017 tăng 46,65%, tương ứng tăng
3389 lượt khách, tỷ trọng tăng 4,9%. Trong đó: khách Hàn Quốc năm 2018 tăng
62,53%, tương ứng tăng 1008 lượt khách, tỷ trọng tăng 2,4%, khách Nhật Bản năm
2018 tăng 82,93% tương ứng với tăng 889 lượt khách, khách Trung Quốc tăng tương
ứng tăng 732 lượt khách, tỷ trọng tăng 20,76%, khách các nước khác như Anh, Đức,
Pháp tăng 72,11%, tương ứng tăng 760 lượt khách, tỷ trọng tăng 2,52%.
Nhin chung khách hàng lưu trú tại Apricot chủ yếu là khách nước ngoài, có khả
năng chi trả cao, thời gian lưu trú thường dài. Tuy vậy lượng khách hàng nội địa tại
khách sạn cũng chiếm tỷ trọng không hề nhỏ, cụ thể là: khách nội địa tăng 57,08%
tương ứng với 1125 lượt khách, chiếm tỷ trọng 2,94%.
Qua bảng 2.2, có thể thấy thị trường khách nội địa đến với khách sạn Apricot
không tăng nhiều so với thị trường khách quốc tế trong 2 năm 2017 và 2018. Bởi vậy,
Khách sạn cần giữ gìn và phát triển những chính sách, nâng cao dịch vụ để thu hút thị
trường khách quốc tế, bên cạnh đó có những biện pháp thu hút thị trường khách nội

địa đến với khách sạn Apricot Hà Nội.
2.2. Tình hình nguồn nhân lực – tiền lương của khách sạn Apricot Hà Nội
2.2.1. Tình hình nguồn nhân lực của khách sạn Apricot Hà Nội
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân lực của khách sạn Apricot Hà Nội qua 2 năm 2017-2018
Năm
2018
164

So sánh
+/-

%

Người

Năm
2017
160

+4

2,5

Người

153

158

+5


3,27

%
Người
%
Người
%

95,63
7
4,38
67
41,88

93,34
6
3,66
69
42,07

(-2,29)
-1
(-0,72)
+2
(+0,19)

-14,29
2,99
-


Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số lao động
Số lao động BQTT
Phân theo lao
động trực tiếp, Tỷ trọng
Số lao động BQGT
gián tiếp
Tỷ trọng
Phân theo giới Nam
Tỷ trọng


12
Nữ
Người
93
95
+2
2,15
tính
Tỷ trọng
%
58,13
57,93
(-0,2)
Đại học và trên đại

Người
93
97
+4
4,3
học
Tỷ trọng
%
58,13
59,15
(+1,02) Cao đẳng
Người
37
38
+1
2,7
Phân theo trình Tỷ trọng
%
23,13
23,17
(+0,04) Trung
cấp
Người
20
19
-1
-5
độ học vấn
Tỷ trọng
%

12,5
11,59
(-0,91)
Trung học phổ
Người
10
10
0
thông
Tỷ trọng
%
6,25
6,1
(-0,15)
Trình dộ A
Người
84
86
+2
2,38
Tỷ trọng
%
52,5
52,44
(-0,06)
Phân theo trình Trình độ B
Người
43
46
+3

6,98
Tỷ trọng
%
26,88
28,05
(+1,17) độ ngoại ngữ
Trình độ C
Người
33
32
-1
-3,03
Tỷ trọng
%
20,63
19,5
(-1,13)
( Nguồn: Bộ phận nhân sự - Khách sạn Apricot Hà Nội)
Nhìn vào bảng 2.3, ta có thấy rằng lực lượng lao động trong khách sạn có xu
hướng tăng lên nhưng không nhiều trong năm 2018, cụ thể tổng số lao động năm 2018
tăng thêm 4 lao động so với năm 2017, tăng 2,5%. Trong đó:
- Phân theo lao động trực tiếp, gián tiếp, số lượng lao động bình quân trực tiếp
của năm 2018 so với 2017 có xu hướng tăng, tăng 3,27%, tương ứng với 5 người. Tuy
nhiên, tuy nhiên tỷ trọng số lao động bình quân trực tiếp lại có sự giảm trong 2 năm là
2,29%. Số lao động bình quân gián tiếp năm 2018 giảm so với năm 2017, giảm
14,29% tương đương với giảm 1 người. Tỷ trọng số lao động bình quân gián tiếp cũng
giảm 0,72%.
- Theo cách phân số lao động theo giới tính, ta cói thể thấy rằng số lao động nữ
nhiều hơn số lao động nam do đặc thù công việc của ngành khách sạn phù hợp hơn với
lao động nữ. Cụ thể năm 2018, số lao động nam tăng 2,29%, tương ứng với 2 người, tỷ

trọng tăng 0,19% so với năm 2017. Số lao động nữ năm 2018 tăng 2,15% tương ứng
với 2 người so với năm 2017, tuy nhiên tỉ trọng lại giảm 0,2%.
- Phân theo trình độ học vấn, số lao động có trình độ đại học và trên đại học
nhiều hơn lao động có trình độ thấp hơn cũng do yêu cầu của công việc tại một khách
sạn cao cấp và sang trọng như Apricot Hà Nội. Trong năm 2018, số lao động có trình
độ đại học và trên đại học tăng 4,3%, tương ứng với 4 người so với năm 2017, chiếm
tỷ trọng 1,02%. Số lao động có trình độ Cao Đẳng tại khách sạn năm 2018 có tăng
nhưng không đáng kể, cụ thể là tăng 2,7% tương ứng với 1 người và tỷ trọng tăng
0,04%. Do có sự đào tạo để nâng cao trình độ của lao động nên số lao động trình độ


13
Trung cấp có giảm nhẹ, giảm -5% tương ứng với 1 người, tỷ trọng giảm 0,91%. Số lao
động phổ thông vẫn giữ nguyên trong 2 năm là 10 người.
- Đối với ngành dịch vụ như khách sạn và đặc biệt lượng khách đến với khách
sạn Apricot Hà Nội chủ yếu là khách nước ngoài thì trình độ ngoại ngữ nhân viên là
điều bắt buộc không thể thiếu. Cụ thể tại khách sạn Apricot Hà nội là số lao động có
ngoại ngữ trình độ A cao hơn cả. Năm 2018, số lao động có trình dộ ngoại ngữ A tăng
2,38% tương ứng với 2 người, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm 0,06% so với năm 2017. Số
lao động có trình độ ngoại ngữ B cũng tăng nhẹ, tăng 6,98% tương ứng với 3 người
chiếm tỷ trọng 1,17%. Với trình độ ngoại ngữ C thì số lao đọng của khách sạn đang có
xu hướng giảm nhẹ, giảm 3,03% tương ứng với 1 người và tỷ trọng đồng thời cũng
giảm 1,13%.
2.2.2. Tình hình tiền lương của khách sạn Apricot Hà Nội
Bảng 2.4. Tình hình tiền lương của khách sạn Apricot Hà Nội
STT

Các chỉ tiêu

1


Tổng doanh thu

2

Tổng lao động

3

Tổng quỹ lương

4

5

6

ĐVT
Triệu
đồng
Người

Năm
2017
103.600

Năm 2018
157.500

So sánh

+/+53.900

%
52,03

160

164

+4

2,5

Triệu
10.464
12.004,8
+1.540,8
14,72
đồng
Tiền lương bình quân Triệu
5,45
6.1
+0,65
11,93
đồng/ngư
ời/tháng
Năng suất lao động
Triệu
647,5
960,37

+312,87
48,32
đồng/ngư
ời/năm
Tỷ suất tiền lương
%
10,1
7,62
(-2,48)
( Nguồn: Bộ phận nhân sự - Khách sạn Apricot Hà Nội)
Nhìn vào bảng 2.4, ta có thể thấy tổng doanh thu của khách sạn thay đổi đáng kể
vào năm 2018 dẫn đến tổng quỹ lương cũng thay đổi. Cụ thể là:
- Tổng doanh thu năm 2018 tăng 52,03% so với năm 2017, tương ứng với 53.900
triệu đồng.
- Tổng số lao động có xu hướng tăng trong năm 2018, tăng 2,5% tương ứng với
tăng 4 lao động so với năm 2017.
- Tổng quỹ lương tăng đáng kể và tăng 1540,8 triệu đồng tương ứng 14,2% trong
năm 2018.
- Tiền lương bình quân năm 2018 tăng 11,93%, tương ứng với tăng 0,65 triệu
đồng so với năm 2017


14
- Tỷ suất tiền lương năm 2018 giảm 2,48% so với năm 2017.
Có thể thấy tình hình quỹ tiền lương của khách sạn là tốt, do có sự tăng mạnh về
tổng doanh thu nên dẫn đến tổng quỹ lương cũng tăng, tiền lương chi trả cho nhân viên
khách sạn cũng tăng lên nhiều. Vì vậy nhà quản trị khách sạn Apricot Hà Nội nên tiếp
tục duy trì các biện pháp để đảm bảo doanh thu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của
khách sạn và tiết kiệm quỹ lương.
2.3. Tình hình vốn kinh doanh của khách sạn Apricot Hà Nội

Bảng 2.5. Tình hình vốn kinh doanh của khách sạn Apricot Hà Nội qua 2 năm
2017 – 2018
STT Chỉ tiêu
1

ĐVT

Năm
2017
62.358
45.513

Năm
2018
69.684
56.251

So sánh
+/+7.326
+10.738

%
11,75
23,59

Tổng số vốn
Trđ
Vốn cố định
Trđ
Tỷ trọng vốn cố %

2
72,97
80,72
(+7,75)
_
định
Vốn lưu động
Trđ
16.845
13.433
-3.412
-20,26
Tỷ trọng vốn lưu %
3
27,03
19,28
(-7.75)
_
động
(Nguồn: Bộ phận tài chính – Khách sạn Apricot Hà Nội)
Từ bảng 2.5 ta có thể thấy tổng số vốn của khách sạn Apricot Hà Nội tăng 7,326
triệu đồng, tương ứng với 11,75%, trong đó: Vốn cố định của khách sạn năm 2018
tăng 23,59% tương ứng với 10.738 triệu đồng so với năm 2017. Vốn lưu động giảm
20,26% tương ứng với giảm 3,412% so với năm 2017. Có thể thấy rằng vốn cố định
vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn lưu động, vốn cố định chiếm tỷ trọng 72,97% năm
2017 và 80,72% năm 2018, tăng tỷ trọng 7,75%, còn vốn lưu động lại giảm tỷ trọng
7,75%. Khách sạn đang có xu hướng tăng tỷ trọng vốn cố định và giảm tỷ trọng vốn
lưu động.



15
2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Apricot Hà Nội năm
2017-2018

Tổng doanh thu

Trđ

Năm
2016
103.600

1. Doanh thu lưu trú
Tỷ trọng
2. Doanh thu ăn uống
Tỷ trọng
3. Doanh thu dịch vụ bổ
sung
Tỷ trọng
Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí
1. Tiền lương nhân viên
Tỷ trọng
2. Chi phí lưu trú
Tỷ trọng
3. Chi phí ăn uống
Tỷ trọng
4. Chi phí dịch vụ bổ sung
Tỷ trọng

Tổng thuế GTGT
Tỷ suất thuế GTGT
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất LNTT
Thuế TNDN

Trđ
%
Trđ
%
Trđ

74.900
72,30
15.400
14,86
13.300

%
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
%
Trđ

%
Trđ
%
Trđ

12,84
58.849
56,80
10.464
17,78
29.325
52,17
10.935
19,45
8.125
14,45
2.800
2,70
41.951
40,49
8.390,2

STT Chỉ tiêu

1

ĐVT

Năm
2017

157.500

So sánh
+/+53.900

%
52,03

111.825
71
25.146
15,97
20.529

+36.925
(-1,3)
+9.764
(+1,11)
+7.229

49.30
_
63,29
_
54,35

13,03
(+0,19)
_
56.203,8 -2.645,2

-4,49
35,68
(-20,4)
_
12.004,8 +1.540,8
14,72
21,36
(+3,58)
_
25.849
-3.476
-11,85
2
49,24
(-2,93)
_
9.100
-1.835
-16,78
17,33
(-2,12)
_
9.250
+1.125
13,85
17,62
(+3,17)
_
4.268
+1.468

52,43
3
2,71
(+0,01)
_
97.028,2 +55.077,2 131,29
4
61,61
(+21,12)
_
19.105,6 +11.015,44 131,29
5
4
Tỷ suất thuế TNDN
%
8,09
12,13
(+4,04)
_
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
33.560, 77.622,5 +44.061,76 131,29
6
8
6
Tỷ suất LNST
%
32,39
49,28
(+16,89)

_
(Nguồn: Bộ phận tài chính – Khách sạn Apricot Hà Nội)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy được:
- Tổng doanh thu của khách sạn năm 2018 so với năm 2017 tăng 53.900 triệu
đồng, tương ứng với 52,03%. Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú năm 2018 so với
năm 2017 tăng 36.925 triệu đồng tướng ứng với 49,3%, tuy nhiên tỷ trọng giảm 1,3%.
Doạnh thu dịch vụ ăn uống tăng 9.764 triệu đồng tương ứng với 63,29% so với năm
2017, tỷ trọng chiếm 1,11%. Doanh thu dịch vụ bổ sung năm 2018 so với năm 2017
tăng 7.229 triệu đồng, tương ứng với 54,35% với tỷ trọng chiếm 0,19%. Dù các dịch


16
vụ bổ sung chiếm tỷ trọng ít hơn dịch vụ lưu trú và ăn uống nhưng nó cũng đóng góp
làm thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu của các dịch vụ chính
- Tổng chi phí của khách sạn năm 2018 so với năm 2017 giảm 2.645,2 triệu
đồng, tương ứng với giảm 4,49%, tỷ suất chi phí giảm 20,4%. Tổng doanh thu tăng lên
đáng kể mà tổng chi phí lại giảm cho thấy khách sạn vẫn đang tiếp tục duy trì được sự
phát triển trong kinh doanh, đạt hiệu quả trong việc nâng cao lợi nhuận và cắt giảm
được chi phí.
Cụ thể: Chi phí cho tiền lương nhân viên tăng 1.540,8 triệu đồng, tương ứng với
tăng 14,72% của năm 2018 so với năm 2017 chiếm tỷ trọng 3,58%. Chi phí lưu trú
giảm 3.476 triệu đồng tương ứng với giảm 11,85%, giảm tỷ trọng 2,93%. Đồng thời
chi phí ăn uồng cũng giảm 1.835 triệu đồng, tương ứng với giảm 16,78% giảm tỷ
trọng 2,12%. Năm 2018 chi phí dịch vụ bổ sung tăng 1125 triệu đồng tương ứng với
13,85% so với năm 2017, tỷ trọng chiếm 3,17%.
- Tổng thuế GTGT năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.468 triệu đồng tương ứng
với 52,43% chiếm tỷ suất 0,01%.
- Thuế TNDN của năm 2018 so với năm 2017 tăng 131,29% tương ứng với
11.015,44 triệu đồng, tỷ suất chiếm 4,04%.
- Về lợi nhận:

+ LNTT của khách sạn qua 2 năm tăng 131,29% tương ứng tăng 55.077,2 triệu đồng. So
sánh tốc độ tăng của tổng Ltt và tổng D thấy: 2 chỉ tiêu này đều có sự tăng, nhưng do
tốc độ tăng của LNTT mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên khiến cho tỷ suất
LNTT có tăng và tăng 21,12%.
+ LNST của khách sạn cũng tăng 131,291% tương ứng tăng 44.061,76 triệu đồng. So
sánh tốc độ tăng của tổng Lst và tổng D thấy: 2 chỉ tiêu này đều có sự tăng, nhưng do
tốc độ tăng của LNST mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên khiến cho tỷ suất
LNST

tăng

tăng
16,89%.
PHẦN 3
PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CỦA KHÁCH SẠN APRICOT HÀ NỘI
3.1. Phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh của khách sạn Apricot Hà Nội
Khách sạn Apricot Hà Nội là một khách sạn 5 sao đẳng cấp thế giới và hầu hết
khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại đây đều cảm thấy hài lòng và có trải nghiệm đáng
giá. Trong khoảng thời gian thực tập thực tế tại khách sạn Apricot Hà Nội, em đã tìm
hiểu được một số vấn đề của khách sạn như sau:
3.1.1. Thành công:


17
- Khách sạn Apricot Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đô, được bao quanh
bởi các địa điểm du lịch nổi tiếng như Chùa Một Cột, ngay đối diện Hồ Hoàn Kiếm,
Nhà thờ lớn Hà Nội,... Đây là vị trí thuận lợi thu hút khách du lịch, là lựa chọn phù
hợp đối với du khách nước ngoài đến với Thủ đô. Hàng năm khách sạn đón hàng tỷ
lượt khách đến với khách sạn.

- Khách sạn Apricot Hà Nội cung cấp đầy đủ các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản
cho khách du lịch là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, khách sạn cũng
cung cấp một số dịch vụ bổ sung khác như Spa, bar, khu vui chơi thể thao, Địch vụ
Tour, phòng họp và hội nghị sức chứa lên đến 300 khách,... thu hút không chỉ khách du
lịch mà thu hút cả khách công vụ, khách địa phương lựa chọn sử dụng dịch vụ của
khách sạn.
- Không chỉ trang thiết bị đồng bộ hiện đại, cao cấp, các loại hình dịch vụ phong
phú mà khách sạn Apricot Hà Nội còn gây ân tượng tốt đối với khách hàng bởi chính
chất lượng phục vụ tại khách sạn Apricot Hà Nội, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận trong khách sạn, kết hợp với mô hình cơ cấu trực tuyến- chức năng nên việc quản
lí hoạt động của khách sạn là khá hiệu quả, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trẻ và năng
động, thái độ tận tâm nhiệt tình, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ khá tốt đã đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Tiền lương bình quân tăng tạo động lực rất lớn cho
nhân viên dẫn đến năng suất lao động của mỗi người tăng lên trong 2 năm qua.
- Số lượng khách quốc tế đến khách sạn ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng cao
trong tổng lượng khách đến khách sạn chứng tỏ khách sạn đang làm rất tốt việc quảng
bá thương hiệu hình ảnh của khách sạn đến với du khách quốc tế, nguồn khách có khả
năng chi trả cao. Đồng thời ban lãnh đạo khách sạn đã và đang có định hướng
Marketing rõ ràng và phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng , giữu chân khách hàng
hiện tại.
- Kết quả kinh doanh của khách sạn có sự tăng trưởng trong đó sự tăng của chi
phí chậm hơn sự tăng của doanh thu chứng tỏ khách sạn đã làm tốt công tác tiệm kiệm
chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.
- Khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của khách sạn qua nhiều kênh
thông tin như Email, Fax, điện thoại hay các phương tiện truyền thông khác. Khách
sạn liên kết với rất nhiều kênh OTA như Booking.com, Expedia, Agoda, trang Web
chính thức của khách sạn cũng có đầy đủ thông tin và hình ảnh của khách sạn giúp
khách hàng không cần đến trực tiếp khách sạn mà chỉ cần trực tiếp gọi điện hoặc đặt
phòng online là có thể tìm hiểu rõ hơn về thông tin khách sạn.
3.1.2. Hạn chế

Khách sạn Apricot Hà Nội tuy đạt được nhiều thành công và thành tựu trong quá
trình kinh doanh những năm qua nhưng khách sạn cũng phải dối mặt với những hạn


18
chế và khó khăn, tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần phải tiếp tục giải quyết trong thời
gian tới:
- Khách sạn có dịch vụ tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo,…có thể tổ chức tiệc với
số lượng lớn. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm hoặc các sự kiện lớn, số lượng
khách đặt tiệc nhiều với tần suất lớn dẫn đến khách sạn gặp phải vấn đề: thiếu nhân
viên, việc thuê nhân viên parttime do ở khu phố đi bộ cũng khó khăn, không đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng, trậm trễ trong phục vụ, không đủ đồ dùng thiết bị cho
khách hàng,..
- Có thể thấy do phương pháp Marketing nên khách hàng của khách sạn chủ yếu
là khách công vụ, khách du lịch nước ngoài đặc biệt là khách Hàn Quốc và Trung
Quốc,… thu hút được rất ít khách nội địa.
- Mặc dù hầu hết nhân viên trọng khách sạn đều có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh
nhưng đa phần khách hàng lại là khách Châu Á và đặc biệt khách Trung Quốc đa phần
không nói được Tiếng Anh mà nhân viên nói được tiếng Trung lại rất ít cũng là trở
ngại trong giao tiếp, phục vụ khách hàng.
\ - Khách sạn chưa có nhiều biện pháp thu hút, đãi ngộ và đào tạo nhân tài nên
chất lượng nhân viueen còn chưa đồng đều. Các chương trình đào tạo và phát triển
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đôi khi còn xem nhẹ, bỏ qua.
3.2. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu
Vấn đề 1: Hoàn thiện tổ chức đãi ngộ nhân lực của khách sạn Apricot Hà Nội
Vấn đề 2: Giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng nội địa đến với khách
sạn Apricot Hà Nội.
Vấn đề 3: Nâng cao chất lượng phục vụ buồng tại khách sạn Apricot Hà Nội.




×