Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ ĐAU VAI gáy DO THOÁI hóa cột SỐNG cổ của điện XUNG kết hợp QUYÊN tý THANG và XOA bóp bấm HUYỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ CỦA ĐIỆN XUNG KẾT
HỢP QUYÊN TÝ THANG VÀ XOA BÓP
HUYỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2017

BẤM


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ CỦA ĐIỆN XUNG KẾT
HỢP QUYÊN TÝ THANG VÀ XOA BÓP


BẤM HUYỆT
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60720201
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Ngô Quỳnh Hoa
TS. Nguyễn Thị Kim Liên

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà
Nội, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá
nhân, các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
giáo trong khoa Y học cổ truyền là những người thầy đã tận tâm dạy dỗ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Ngô
Quỳnh Hoa – TS. Nguyễn Thị Kim Liên là người trực tiếp hướng dẫn khoa
học, đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quí
báu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc bệnh viện Y học cổ
truyền Bộ Công An, Lãnh đạo khoa Ngoại cùng cán bộ nhân viên trong khoa
những người đồng nghiệp nơi tôi công tác đã quan tâm giúp đỡ động viên và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa Y học

cổ truyền Hà Nội, Lãnh đạo khoa Lão và khoa Phục hồi chức năng cùng cán
bộ nhân viên trong khoa đã quan tâm giúp đỡ động viên và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô những nhà khoa học trong
hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu và khoa
học để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ tôi trong quá
trình học tập tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Ngân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Kim Ngân học viên lớp Cao học khóa 24 – Chuyên
ngành: Y học cổ truyền xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Ngô Quỳnh Hoa – TS. Nguyễn Thị Kim Liên
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Kim Ngân


CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ALT
AST
MRI

Alanine Aminotransferase
Aspartate Aminotransferase
Magnetic Resonance Imaging

NDI

(Hình ảnh cộng hưởng từ)
Neck Disability Index

THCS
THCSC
TVĐ
VAS
WHO
XBBH
YHCT
YHHĐ


(Bộ câu hỏi NDI đánh giá hạn chế sinh hoạt hàng ngày do đau cổ)
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống cổ
Tầm vận động
Visual Analogue Scale (Thang điểm nhìn đánh giá mức độ đau)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Xoa bóp bấm huyệt
Y học cổ truyền
Y học hiện đại

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. Quan niệm về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại....................3


1.1.1. Khái niệm....................................................................................3
1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ.........3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống cổ.......5
1.1.4.Cơ chế gây đau trong THCSC......................................................6
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.........................................7
1.1.6. Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ................................................10
1.1.7. Điều trị và phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ............................11
1.2. Quan niệm về đau vai gáy theo Y học cổ truyền................................14
1.2.1. Bệnh danh..................................................................................14
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh..............................................14
1.3. Tổng quan về bài thuốc “Quyên tý thang”, xoa bóp bấm huyệt và điện
xung...................................................................................................16
1.3.1. Bài thuốc “Quyên tý thang”.......................................................16
1.3.2. Xoa bóp bấm huyệt....................................................................17

1.3.3. Điện xung..................................................................................22
1.4. Tình hình nghiên cứu về điều trị thoái hóa cột sống cổ trên thế giới và
Việt Nam...........................................................................................29
1.4.1. Trên thế giới...............................................................................29
1.4.2. Tại Việt Nam..............................................................................30
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................33
2.1. Chất liệu nghiên cứu..........................................................................33
2.1.1. Bài thuốc “Quyên tý thang”.......................................................33
2.1.2. Xoa bóp bấm huyệt vùng vai gáy...............................................33
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu.............................................................34
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................34
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại........................34
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền......................35
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân....................................................35
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................36


2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu....................................................................36
2.3.3. Quy trình nghiên cứu.................................................................36
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................37
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị...........................................38
2.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu..........................................................41
2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................41
2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu....................................................41
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................43
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................43
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi............................................43
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới......................................................43
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.........................................44

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh..............................45
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.........46
3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS trước điều trị............46
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau..............................................47
3.2.3.Phân bố bệnh nhân theo các triệu chứng lâm sàng kèm theo......48
3.2.4. Phân bố bệnh nhân theo mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày...49
3.2.5. Phân bố bệnh nhân theo mức độ hạn chế tầm vận động trước điều
trị...............................................................................................50
3.2.6. Đặc điểm tổn thương cột sống cổ trên phim X – quang.............51
3.3. Kết quả điều trị...................................................................................52
3.3.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS...................................52
3.3.3. Hội chứng rễ sau điều trị............................................................54
3.3.4. Các vị trí co cứng cơ sau điều trị................................................54
3.3.5. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ.............................55
3.3.6. Hiệu quả giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày sau điều trị............56
3.3.7. Kết quả điều trị chung sau điều trị.............................................58
3.4. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị...................59
3.4.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng...............................59


3.4.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng.........................59
Chương 4: BÀN LUẬN....................................................................................60
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................60
4.1.1. Tuổi............................................................................................60
4.1.2. Giới............................................................................................60
4.1.3. Nghề nghiệp...............................................................................61
4.1.4. Thời gian mắc bệnh....................................................................61
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị............................61
4.2.1. Vị trí đau....................................................................................61
4.2.2.Các triệu chứng lâm sàng kèm theo............................................62

4.2.3.Hình ảnh X-quang cột sống cổ....................................................63
4.3. Kết quả điều trị...................................................................................63
4.3.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS...................................63
4.3.2. Kết quả điều trị co cứng cơ và hội chứng rễ thần kinh...............65
4.3.3. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ.............................65
4.3.3. Hiệu quả cải thiện mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày............66
4.3.4. Kết quả điều trị chung................................................................67
4.4. Tác dụng không mong muốn..............................................................68
4.4.1. Trên lâm sàng.............................................................................68
4.4.2. Trên cận lâm sàng......................................................................69
KẾT LUẬN ...................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Thành phần bài thuốc........................................................................33


Bảng 2.2.

Thang điểm VAS..............................................................................38

Bảng 2.3.

Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý.........................................39

Bảng 2.4.


Đánh giá hạn chế vận động cột sống cổ................................................39

Bảng 2.5.

Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày......................................40

Bảng 2.6.

Đánh giá kết quả điều trị chung...........................................................40

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi...............................................................43

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo giới tính.........................................................43

Bảng 3.3.

Đặc điểm chung về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.....................44

Bảng 3.4.

Phân bố bệnh nhân từng nhóm theo vị trí đau trước điều trị......................47

Bảng 3.5.

Phân bố bệnh nhân theo các triệu chứng lâm sàng kèm theo....................48


Bảng 3.6.

Hình ảnh trên phim X – quang cột sống cổ............................................51

Bảng 3.7.

Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau 20 ngày điều trị.................52

Bảng 3.8.

Kết quả điều trị hội chứng rễ thần kinh trước và sau điều trị.....................54

Bảng 3.9.

Kết quả giảm co cứng cơ theo các vị trí sau điều trị.................................54

Bảng 3.10. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ trước và sau........................55
Bảng 3.11. So sánh kết quả phân loại mức độ hạn chế vận động theo thang điểm NDI
trước và sau điều trị...........................................................................56
Bảng 3.12. So sánh kết quả đánh giá chung theo mức độ phân loại cải thiện của hai
nhóm trước và sau điều trị..................................................................58
Bảng 3.13. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng.....................................59

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1.

Các đốt sống cổ..................................................................................3


Hình 1.2.

Các động tác vận động của cột sống cổ..................................................5

Hình 1.3.

Những biến đổi thoái hóa ở cột sống cổ..................................................6

Hình 2.1.

Thang điểm đau Visual Analogue Scale................................................34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp nói chung hay thoái hóa cột sống cổ (THCSC) nói riêng
là tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), phối
hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên
nhân chính của THCSC là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải
kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm [1],[2]. Đây là bệnh lý phổ biến và thường
gặp nhất ở người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi
thành phần xã hội. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 0,30,5% dân số bị bệnh lý về khớp thì trong đó có 20% bị thoái hóa khớp và cột
sống. Ở Việt Nam thoái hóa khớp chiếm 10,41% số bệnh về khớp nói chung
trong đó THCSC chiếm 13,96% đứng thứ 2 sau THCS thắt lưng (31%) [3].
Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phức tạp.
Đau cổ vai gáy là một trong những triệu chứng thường xuyên và phổ biến
nhất [4]. Đau không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, khả năng lao động mà còn
làm giảm chất lượng cuộc sống và chức năng sinh hoạt của bệnh nhân.

Điều trị THCSC hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp với
phục hồi chức năng: sử dụng các nhóm thuốc như giảm đau chống viêm
không steroid, giãn cơ; kết hợp chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng điện
từ... Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp THCSC có biểu hiện
chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3-4 hoặc
đã thất bại với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau 3 tháng [1], [2],
[4], [5], [6], [7].
Theo YHCT, đau vai gáy do THCSC có bệnh danh là lạc chẩm. Nguyên
nhân do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ thể nhân khi chính khí hư suy
(can thận hư), làm khí huyết trong kinh mạch không thông suốt gây đau.
Phép chữa là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận


2

nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí,
tăng cường dinh dưỡng, cải thiện tuần hoàn, giảm đau và khôi phục lại hoạt
động sinh lý bình thường của vùng cổ vai gáy.
Điện xung là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng các xung
điện có tần số thấp và trung bình, có tác dụng giảm đau và kích thích thần
kinh cơ. Xoa bóp bấm huyệt (XBBH) cũng là một phương pháp điều trị
không dùng thuốc của YHCT có tác dụng giảm đau, làm giãn cơ, tăng tầm
vận động của cột sống cổ. Đinh Thị Thuân (2016) đã sử dụng 2 phương pháp
này để điều trị bệnh nhân đau vai gáy do THCSC cho thấy có tác dụng giảm
đau, giãn cơ, cải thiện hội chứng rễ, tăng tầm vận động cột sống cổ và cải
thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày [8]. Bài thuốc cổ phương Quyên tý thang
thường được dùng để điều trị các chứng bệnh gây ra do phong, hàn, thấp xâm
nhập vào các kinh ở vùng cổ, vai, tay gây đau. Kết hợp sử dụng bài Quyên tý
thang với xoa bóp bấm huyệt và điện xung nhằm làm giảm nhanh chóng triệu
chứng đau, là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đau vai gáy do THCSC. Vì

vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của điện xung kết hợp Quyên tý thang
và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột
sống cổ.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm
Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý mạn tính khá
phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến
tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp
và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song
đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất [6], [7].
1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ
1.1.2.1. Cấu tạo giải phẫu

Hình 1.1. Các đốt sống cổ [9]


4

Cột sống cổ là trụ cột chính để giữ và vận động đầu, cong ra trước, di
động nhiều, các mỏm khớp hơi nghiêng nên dễ bị tổn thương [4] (thường gặp
ở đoạn chuyển tiếp C5- C6).
Cột sống cổ có 7 đốt từ C1 đến C7, cong lồi ra trước, đốt C1 không có

thân đốt, đốt C7 có mỏm gai dài nhất. Giữa đốt đội C1 với xương chẩm không
có đĩa đệm, và cũng không có đĩa đệm giữa đốt đội và đốt trục C2. Do đó
giữa xương chẩm và C1 cũng như giữa C1 và C2 không có lỗ gian đốt sống.
Từ C2 đến C7 có 5 đĩa đệm và 1 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ – lưng C7
– D1). Lỗ gian đốt sống được tạo thành bởi khuyết sống dưới của đốt sống
trên và khuyết sống trên của đốt sống dưới liền kề, là nơi các dây thần kinh
sống và các mạch máu đi qua. Các đốt sống liên kết với nhau bởi các khớp
đốt sống và dây chằng. Cột sống cổ thường được chia thành hai vùng: cột
sống cổ trên (C1 – C2) và cột sống cổ dưới (C3 – C7), tổn thương ở từng
vùng sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau [10].
1.1.2.2. Chức năng cột sống cổ
Cột sống cổ có 3 chức năng:
- Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột
sống thắt lưng là do khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp, do khả năng
đàn hồi của đĩa đệm, do đốt sống C1 có thể quay quanh C2. Vì vậy đảm bảo
cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng [4].
- Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tủy: ở cột sống cổ các thân đốt sống
nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác động
lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống. Tải trọng dẫn tới
sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt C2-C3, C5-C6 là những nơi chịu
tải trọng nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hóa ở những đoạn đốt sống
cổ này.


5

Gập, duỗi

Nghiêng


Xoay

Hình 1.2. Các động tác vận động của cột sống cổ
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống cổ
1.1.3.1. Nguyên nhân
- Quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp
(cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…).
- Tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp [5], [6], [7].
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh
Hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ trong cơ chế bệnh sinh của
THCSC là lý thuyết cơ học và lý thuyết tế bào:
- Lý thuyết cơ học: dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi gãy
xương do suy yếu các sợi collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất
Proteoglycan.
- Lý thuyết tế bào nêu lên cơ chế tăng áp lực làm tế bào sụn cứng lại, giải
phóng các enzym tiêu protein, enzym này làm hủy hoại dần dần các chất cơ
bản [2], [5], [6].


6

Hình 1.3. Những biến đổi thoái hóa ở cột sống cổ [9]
1.1.4.Cơ chế gây đau trong THCSC [1], [4]
Luschka đã phát hiện một nhánh của rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch
cạnh sống. Nhánh này được bổ sung những sợi giao cảm thuộc chuỗi hạch
giao cảm cạnh cột sống cổ quay trở lại chui qua lỗ gian đốt sống vào trong
ống sống. Các dây thần kinh này chi phối cho bao khớp gian đốt sống, cốt
mạc đốt sống, dây chằng dọc sau, các màng của tủy sống và mạch máu. Khi
dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng đau.
Khớp mỏm móc đốt sống cũng được phủ bằng sụn và cũng có một bao

khớp chứa dịch. Nhiệm vụ của khớp là giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang
hai bên. Khi khớp này bị thoái hóa, gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian
đốt sống và chèn ép vào rễ thần kinh ở đó gây đau.
Đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác. Đây là một nhánh
ngọn của dây thần kinh sống từ hạch sống phân bố các nhánh cảm giác cho


7

những lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩa đệm bằng những sọi ly tâm và giao
cảm. Khi đĩa đệm bị thoái hóa hay thoát vị chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm
gây chùng lỏng các khớp, dẫn tới sai lệch vị trí khớp, chèn ép vào các thành
phần cảm nhận đau như rễ thần kinh, tủy, dây chằng dọc sau dây này bị kích
thích gây đau.
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng, có 5 hội chứng chính: hội
chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh cổ, hội chứng động mạch đốt sống,
hội chứng thực vật dinh dưỡng và hội chứng tủy cổ.
 Hội chứng cột sống cổ:
Gặp ở 100% các trường hợp THCSC, biểu hiện thường gặp nhất trong
hội chứng cột sống cổ là đau vùng cột sống cổ, có thể kèm theo co cứng vùng
cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính, cảm giác cứng gáy; triệu chứng đau
tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động
nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh; có điểm đau cột sống cổ, bệnh
nhân thường có xu hướng nghiêng đầu về bên đau và vai bên đau nâng lên
cao hơn bên lành; hạn chế vận động cột sống cổ [6], [7],[12].
 Hội chứng rễ thần kinh:
Bao gồm các triệu chứng đau, rối loạn cảm giác, vận động và phản xạ
tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh cổ bị tổn thương, có thể có teo

cơ khi rễ bị chèn ép lâu ngày.
Rối loạn cảm giác kiểu rễ là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm,
bệnh nhân thường đau âm ỉ lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh từ cổ gáy
lan xuống vùng liên bả, xuống vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay; đau tăng
khi ho, hắt hơi, rặn (dấu hiệu Dèjerine), đau tăng khi trọng tải trên cột sống cổ
tăng (khi đi, đứng, ngồi lâu) và khi vận động.


8

Bệnh nhân có thể có rối loạn cảm giác nông do rễ thần kinh bị chèn ép
chi phối (đôi khi có cả rối loạn cảm giác sâu), dị cảm vùng da do rễ thần kinh
bị chèn ép chi phối như tê bì, kiến bò, nóng rát…
Nặng hơn, bệnh nhân có thể có rối loạn vận động kiểu rễ gây giảm vận
động một số cơ chi trên (thường ít khi liệt) hoặc giảm hay mất phản xạ gân
xương do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép. Triệu chứng teo cơ chi trên ít gặp
[1], [5], [6], [7].
 Hội chứng động mạch đốt sống (hội chứng giao cảm cổ sau Barré
Liéou):
Bệnh nhân có hội chứng động mạch đốt sống thường có các triệu chứng
nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng cơn. Đau lan tới vùng đỉnh, thái
dương, trán và hai hố mắt, thường đau một bên, hay đau vào buổi sáng; chóng
mặt, hoa mắt, mờ mắt, giảm thị lực thoáng qua; rung giật nhãn cầu; ù tai,
tiếng ve kêu trong tai, đau tai; nuốt đau, dị cảm hầu họng [1], [5], [7].
 Hội chứng thực vật dinh dưỡng:
Đau thực vật giao cảm là đau xuất phát từ những cấu trúc trung bì như tổ
chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp. Bệnh nhân thường
đau ở các điểm, các vùng đặc trưng, tăng cảm ở tổ chức sâu; đau không có
liên quan đến khu vực cảm giác của rễ thần kinh cổ. Do đó tác động cơ học
kích thích các khớp dưới dạng co cứng, rối loạn phản xạ, rối loạn vận mạch

và dinh dưỡng thứ phát. Hội chứng thực vật dinh dưỡng bao gồm các triệu
chứng như đau đĩa đệm cổ: đau gáy liên tục hoặc từng cơn, co cứng gáy bên
bệnh, hạn chế vận động cột sống cổ; hội chứng cơ bậc thang: co cứng các cơ
cổ, đặc biệt là cơ bậc thang trước, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay
lan đến ngón 4,5, có thể lan lên vùng chẩm, lan tới ngực, yếu cơ và teo cơ
gian đốt, lạnh đầu chi...; viêm quanh khớp vai – cánh tay; hội chứng vai – bàn
tay; hội chứng nội tạng, hội chứng tim (đau vùng tim do thay đổi bệnh lý của
hạch giao cảm cổ ảnh hưởng tới sự phân bố thần kinh tim).


9

 Hội chứng tủy cổ:
Là biểu hiện nghiêm trọng nhất của THCSC, bệnh nhân có thể có các
triệu chứng tê bì ngọn chi trên, tăng phản xạ gân xương, rối loạn cơ vòng, liệt
và teo cơ.
 Trên lâm sàng, có thể định hướng chẩn đoán cho bệnh nhân không
phải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc THCSC có hội chứng tủy cổ nếu khám
không có dấu hiệu Spurling và Lhermitte.
Dấu hiệu Spurling: khi ấn đầu xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng
đầu về bên đau, tạo ra đau nặng từ vùng cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay
và bàn tay. Đây là dấu hiệu quan trọng đánh giá đau kiểu rễ. Đau ở đây xuất
hiện do động tác làm hẹp lỗ gian đốt sống và tăng thể tích phần đĩa đệm lồi ra.
Dấu hiệu Lhermitte: cảm giác như điện giật đột ngột lan từ cột cống cổ
xuống cột sống lưng khi cúi cổ. Trong THCSC, dấu hiệu này chỉ gặp ở nhóm
bệnh nhân có hội chứng tủy cổ [7], [12].
Tùy theo vị trí thương tổn cột sống cổ mà các triệu chứng lâm sàng của
bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp giữa 5 hội chứng trên, bệnh
thường tiến triển thành từng đợt nặng dần, có thời gian hoàn toàn không có
triệu chứng lâm sàng.

1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
 Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phosphor - calci thường
ở trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan viêm,
các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm
nhiễm, bệnh lý ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc [6].
 X - quang cột sống cổ thường quy với các tư thế sau: thẳng, nghiêng,
chếch ¾ trái và phải. Trên phim Xquang có thể phát hiện các bất thường:
mất đường cong sinh lý; gai xương ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ
gian đốt sống; hẹp khoang gian đốt sống; hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế chếch ¾);
giảm chiều cao đốt sống, đĩa đệm; đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bán
nguyệt ... [2], [5], [7].


10

Hẹp khe
khớp
Gai
xương

Hình 1.4. Hình ảnh X-quang cột sống cổ bình thường và bệnh lý
 Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: phương pháp có giá trị nhất
nhằm xác định chính xác vị trí rễ bị chèn ép, vị trí khối thoát vị, mức độ thoát
vị đĩa đệm, mức độ hẹp ống sống, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân
ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).
 Chụp CT-scan: do hiệu quả chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ
được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
 Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh [5], [6].
1.1.6. Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ
 Chẩn đoán xác định: Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác

định bệnh lí thoái hóa cột sống cổ [6]. Chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng, trong đó:
− Đau tại vùng cột sống cổ và có một hoặc nhiều các triệu chứng thuộc
năm hội chứng nêu trên.
− X-quang cột sống cổ có các triệu chứng của thoái hóa.
− Cộng hưởng từ hoặc CT-scan: vị trí, mức độ rễ thần kinh bị chèn ép;
nguyên nhân chèn ép (thoát vị đĩa đệm, gai xương ...).


11

− Cần lưu ý: gần đây tình trạng toàn thân không bị thay đổi, không sốt,
không có các rối loạn chức năng thuộc bất cứ cơ quan nào (dạ dày, ruột, sản
phụ khoa, phế quản- phổi...) mới xuất hiện. Các xét nghiệm dấu hiệu viêm và
bilan phospho-calci âm tính [6], [7].
 Chẩn đoán phân biệt:
− Các chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm.
− Các ung thư xương hoặc di căn xương, các bệnh lý tủy xương lành
tính hoặc ác tính.
− U nội tủy, u thần kinh…
− Bệnh lý của hệ động mạch sống nền [6], [7].
1.1.7. Điều trị và phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ
1.1.7.1. Điều trị

 Nguyên tắc chung:
− Cần phối hợp phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng, luyện
tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống cổ, tránh tái phát.
− Áp dụng các liệu pháp giảm đau theo mức độ nhẹ - vừa - nặng,
hạn chế sử dụng dài ngày.
− Cần tăng cường các nhóm thuốc điều trị bệnh theo nguyên nhân.


 Điều trị nội khoa:
 Nhóm thuốc giảm đau:
− Paracetamol: đây là lựa chọn ưu tiên với sự cân bằng giữa tác dụng
phụ và hiệu quả mong muốn. Có thể đơn chất hoặc phối hợp với các chất
giảm đau trung ương như codein, dextropropoxyphene…
− Tramadol: có hiệu quả, chỉ dùng khi không đáp ứng với nhóm giảm
đau nêu trên và tránh dùng kéo dài.


12

− Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid liều thấp: các dạng
kinh điển (diclofenac, ibuprofen, naproxen…) hoặc các thuốc ức chế chọn lọc
COX-2 (celecoxib, etoricoxib...), tuy nhiên cần thận trọng ở bệnh nhân lớn
tuổi, có bệnh lý ống tiêu hóa, tim mạch hoặc bệnh thận mạn tính. Có thể dùng
đường uống, tiêm hoặc bôi ngoài da.
 Nhóm thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal, decontractyl...
 Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm:
+ Piascledine 300mg/ngày.
+ Glucosamine sulfate: 1500mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối
hợp với chondroitin sulfate.
+ Diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
 Các thuốc khác: khi bệnh nhân có biểu hiện đau kiểu rễ, có thể sử
dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:
+ Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp).
+ Pregabalin: 150-300 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp).
+ Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), mecobalamin.
 Tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống: có hiệu quả từ vài ngày đến vài
tháng. Không nên tiêm quá 3 lần trên cùng một khớp trong một năm. Cần có sự

hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp chèn ép rễ, có thể tiêm thẩm
phân corticosteroid tại rễ bị chèn ép dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính.
 Phục hồi chức năng
- Các bài tập vận động cột sống cổ, đặc biệt với bệnh nhân đã mang nẹp
cổ thời gian dài, bệnh nhân có công việc ít vận động vùng cổ. Mục đích của tập
vận động cột sống cổ nhằm kéo giãn cột sống (kéo giãn chủ động của các cơ
duỗi cột sống) và tăng sức mạnh của các cơ gập duỗi cột sống [6], [13].
- Nghỉ ngơi, giữ ấm, tránh thay đổi tư thế đột ngột
- Các liệu pháp vật lý trị liệu: có nhiều phương pháp vật lý trị liệu:


13

+ Nhiệt trị liệu: bó paraphin, khay nhiệt điện, tia hồng ngoại, siêu
âm, sóng ngắn, túi chườm nước nóng, tắm suối nước nóng... Mỗi liệu trình 710 ngày, mỗi lần 10-30 phút tùy theo mỗi phương pháp, độ nóng tùy thuộc
vào cảm giác của mỗi bệnh nhân. Tác dụng của phương pháp là giảm đau,
chống co cứng cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ, giảm
phù nề rễ thần kinh.
+ Điện trị liệu: gồm điện xung, điện phân. Dòng điện xung có tác
dụng kích thích thần kinh – cơ, chống đau, tăng cường chuyển hóa tổ chức.
Điện phân đưa thuốc chống viêm, thuốc tê vào trong khu vực thương tổn như
điện phân natrisalicylat, novocain...
+ Ánh sáng trị liệu: tia cực tím, laser năng lượng thấp...
+ Từ trường trị liệu và ion trị liệu
+ Kéo dãn cột sống cổ: có thể thực hiện song nên thực hiện với mức
độ tăng dần từ từ.
+ Xoa bóp trị liệu: có tác dụng tăng cường lưu thông máu, thư giãn,
an thần, giảm đau, kích thích thần kinh...[4], [13], [14].

 Điều trị ngoại khoa:

Chỉ chỉ định áp dụng trong các trường hợp: có biểu hiện chèn ép rễ thần
kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3-4 hoặc đã thất bại với
điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau 03 tháng [6].
1.1.7.2. Phòng bệnh
Những người có THCSC cần lưu ý chống các tư thế xấu trong sinh hoạt
và lao động; tránh thực hiện các động tác mạnh, đột ngột, sai tư thế khi mang
vác, xách, nâng các đồ vật…; giữ ấm vùng cổ vai, tránh nhiễm mưa, gió,
lạnh… và tránh giữ lâu cổ ở tư thế cúi cổ ra trước, ưỡn ra sau hay nghiêng
về một bên. Khi ngồi làm việc lâu hoặc ngồi xe đường dài, bệnh nhân cần


14

dùng ghế có tấm đỡ cổ và lưng hoặc đeo đai cổ để giữ tư thế sinh lý thích hợp
và tránh các vận động quá mức của cột sống cổ.
Đối với những người làm việc có liên quan tới tư thế bất lợi của cột sống
cổ, cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để thư giãn cột sống cổ, xoa bóp và tập
vận động cột sống cổ nhẹ nhàng; kiểm tra định kỳ phát hiện sớm các biểu
hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.
Để tránh thoái hóa khớp thứ phát, cần phát hiện sớm các dị dạng cột
sống cổ để có biện pháp chỉnh hình phù hợp [1], [5], [7].
1.2. Quan niệm về đau vai gáy theo Y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Trong YHCT, đau vai gáy có bệnh danh là lạc chẩm. Vai cổ gáy là nơi
cốt yếu của sự vận động chi trên và đầu mặt cổ. Vùng này do 6 kinh dương
(thủ, túc tam dương) đi qua và phân bố ở đây.
Đau cổ vai gáy là bệnh có chủ chứng là vùng vai, cổ gáy cứng đau,
thường đau một bên đôi khi đau cả hai bên; kèm theo quay đầu, cổ hoặc vận
động khớp vai khó khăn. Bệnh có quan hệ mật thiết với các kinh dương và
can thận (can chủ cân, thận chủ cốt). Ngoại cảm, nội thương đều có chứng

đau vai gáy [15].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
1.2.2.1. Tà khí phong hàn xâm phạm
Vì làm chỗ ướt lạnh hoặc lội nước, dầm mưa, hoặc lao động khó nhọc, gối
đầu cao, mặc áo lạnh ướt hoặc khi khí hậu biến đổi đột ngột, nóng lạnh thay
nhau làm cho phong hàn nhân lúc hư xâm phạm vào cơ thể, dồn vào kinh lạc,
cân cơ làm cho khí huyết tắc trở, vận hành không thông lợi mà thành bệnh [16].
1.2.2.2. Khí trệ huyết ứ


15

Do mang vác nặng quá sức, do bị sang thương, bị đánh làm tổn hại kinh
mạch, khí huyết trở trệ không thông mà sinh đau nhức [16].
1.2.2.3. Can thận âm hư
Người bẩm tố tiên thiên không đủ, lại do lao động nặng nhọc quá độ
hoặc bệnh lâu người hư hoặc người tuổi già yếu hoặc phòng dục quá độ làm
cho thận tinh suy tổn, thận hư không tư dưỡng được can mộc, can thận âm hư
không nhu dưỡng được cân cốt mà sinh bệnh [16].
1.2.3. Các thể lâm sàng
1.2.3.1. Phong hàn xâm phạm
 Triệu chứng: sau nhiễm lạnh vai gáy đau cứng, quay cổ khó, sợ gió, sợ lạnh,
gặp lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.


Cơ chế: vai cổ gáy là nơi các kinh dương ở tay và chân đi qua, phong

hàn xâm phạm vào làm tắc trở kinh lạc mà gây đau, quay cổ khó khăn. Thái
dương là chủ về phần biểu của toàn thân, khi phong hàn bó ở phần cơ biểu
làm cho vệ khí không tuyên đạt được mà gây sợ gió, sợ lạnh. Phong hàn bó ở

ngoài nên gặp lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ đau. Rêu lưỡi trắng mỏng
mạch phù khẩn là triệu chứng phong hàn ở biểu [16].
 Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
 Phương: dùng bài Cát căn thang hoặc bài Ma hoàng quế chi thang gia giảm.
1.2.3.2. Khí trệ huyết ứ


Triệu chứng: vai gáy đau như dùi đâm, đau có chỗ nhất định; chứng nhẹ

quay trở khó khăn, chứng nặng không quay trở được, chỗ đau không cho đè
vào (cự án), chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp [16].
 Cơ chế: sau mang vác quá sức hoặc bị đánh, ngã làm cho huyết mạch trở
trệ, khí huyết không được thông lợi gây đau như dùi đâm, đau có điểm nhất


×