Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ hóa CHẤT bổ TRỢ PHÁC đồ VINORELBINE CISPLATIN TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG tế bào NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.6 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN ĐÌNH ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT
BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ VINORELBINE-CISPLATIN
TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN ĐÌNH ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT
BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ VINORELBINE-CISPLATIN
TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ
Chuyên ngành: Ung thư
Mã số: 60720149
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Thầy hướng dẫn khoa học:
GS.TS. TRẦN VĂN THUẤN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè
đồng nghiệp và gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS.
Trần Văn Thuấn, thầy hướng dẫn, người thầy với những kinh nghiệm lâm
sàng và nghiên cứu khoa học quý giá đã dành nhiều tâm huyết, thời gian,
công sức chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Ung thư trường Đại học Y Hà Nội,
Bệnh viện K đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Văn Quảng, chủ nhiệm Bộ môn
Ung thư trường Đại học Y Hà Nội, các anh chị bác sĩ nội trú, cùng tập thể
bác sĩ nội trú đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng, với tất cả niềm kính yêu và biết ơn vô bờ, tôi xin cảm ơn cha,
mẹ, gia đình và người thân đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi rất nhiều trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2019
Học viên

Trần Đình Anh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các
số liệu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2019
Học viên

Trần Đình Anh


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU
AJCC

American Joint Commitee on Cancer (Hiệp hội ung thư Mỹ)

BN

Bệnh nhân

CT

Computed Tomography Scanner

CEA

Carcinoembryonic antigen

DFS


Disease Free Survival (Thời gian sống thêm không bệnh)

ECOG

Eastern Cooperative Oncology Group

GLOBOCAN

Gánh nặng ung thư toàn cầu

HPV

Human papilloma virus

HR

Hazard Ratio (Tỷ số nguy cơ)

KTBN

Không tế bào nhỏ

MBH

Mô bệnh học

MRI

Magnetic Resonance Imaging (chụp cộng hưởng từ)


NCCN

National Comprehensive Cancer Network (Mạng lưới ung
thư quốc gia Hoa Kỳ)

OS

Overal Survival (Thời gian sống thêm toàn bộ)

PET

Positron Emisson Tomography

UT

Ung thư

UTP

Ung thư phổi

UTPKTBN

Ung thư phổi không tế bào nhỏ

UTBM

Ung thư biểu mô

UICC


Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế

TBN

Tế bào nhỏ

WHO

World Health Orgnization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. Đánh giá kết quả điều trị và một số tác dụng không mong
muốn của phác đồ Vinorelbine – Cisplatin trong điều trị bổ trợ
UTPKTBN. 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.1.2. Căn nguyên và yếu tố nguy cơ 3
1.2. Giải phẫu và ứng dụng trong ung thư phổi 6
1.2.1. Giải phẫu khí phế quản phổi 6
1.2.2. Ứng dụng trong ung thư phổi 7
1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 8
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng 8
1.3.2. Cận lâm sàng 11
1.4. Phân loại MBH và giải phẫu bệnh lâm sàng 15

1.4.1. Phân loại MBH 15
1.4.2. Giải phẫu bệnh lâm sàng 16
1.5. Chẩn đoán 16
1.5.1. Chẩn đoán xác định 16
1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn 17
1.6. Điều trị UTPKTBN 19
1.6.1. Điều trị cơ bản theo giai đoạn 19
1.6.2. Điều trị hoá chất bổ trợ ở giai đoạn IB-IIIA 22


1.7. Các thuốc trong nghiên cứu 26
1.7.1. Cisplatin 27
27
27
1.7.2. Vinorelbine 29

CHƯƠNG 2 31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
66 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IB-IIIA đã PT triệt căn và được
điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ Vinorelbine-Cisplatin tại Bệnh viện K
từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2019. 31
2.1.1. Tiêu chẩn lựa chọn 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn 31
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 32
2.2.4. Phương pháp tiến hành 32
2.3. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng nghiên cứu 35

2.4. Kỹ thuật khống chế sai số 37
2.5. Phân tích và sử lý số liệu 37
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 37

CHƯƠNG 3 38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân 39
3.1.1. Tuổi 39
3.1.2. Giới 39
3.1.3. Tình trạng hút thuốc 40


3.2. Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng 41
3.2.1. Lý do vào viện 41
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng 41
3.2.3. Vị trí u 43
Vị trí tổn thương 43
Số BN (n=66) 43
Tỷ lệ (%) 43
Phổi phải 43
Thùy trên 43
22 43
33,3 43
Thùy giữa 43
4 43
6,1 43
Thùy dưới 43
11 43
16,7 43
Cộng 43

37 43
56,1 43
Phổi trái 43
Thùy trên 43
13 43
19,7 43
Thùy dưới 43
16 43
24,2 43
Cộng 43
29 43
43,9 43
Nhận xét: 43


- Tỷ lệ BN u phổi phải là 56,1% (thùy trên là 33,3%, thùy giữa là
6,1% và thùy dưới là 16,7%) nhiều hơn so với phổi trái: 43,9% (thùy
trên là 19,7% và thùy dưới là 24,2%). 43
3.2.4. Kích thước u 43
Nhận xét: 43
Kích thước u trung bình 3,88 cm, kích thước u lớn nhất là 9cm. 43
Nhóm bệnh nhân có u kích thước 3-5cm chiếm tỷ lệ cao nhất (53.0%).
43
3.2.5. Chỉ điểm u trước điều trị 43
3.2.6. Đặc điểm mô bệnh học 45
3.2.7. Tình trạng di căn hạch 45
3.2.8. Đặc điểm giai đoạn bệnh 46
3.2.9. Sự thay đổi giai đoạn bệnh trước và sau phẫu thuật 46
3.3. Kết quả điều trị 47
3.3.1. Thời gian sống thêm không bệnh 47

3.3.2. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 52
3.3.3. Tác dụng không mong muốn 52
3.4. Đặc điểm tái phát 55
3.4.1. Vị trí tái phát, di căn 55

Tái phát, di căn xa 55
Số BN (N) 55
Tỷ lệ (%) 55
Tái phát tại chỗ 55
6 55
9,1 55
Di căn xa 55
6 55
9,1 55
Cả tại chỗ và di căn xa 55


6 55
9,1 55
Tổng 55
18 55
27,3 55
Nhận xét: 55
Trong 66 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 6 bệnh nhân tái
phát tại chỗ (9,1%), 6 bệnh nhân di căn xa (9,1%), và 6 bệnh
nhân tái phát tại chỗ, vừa di căn xa (9,1%). 55
Tỷ lệ tái phát, di căn sau điều trị bổ trợ là 27,3% 55
Di căn xa 56
Số BN (N) 56
Tỷ lệ (%) 56

Não 56
9 56
13,6 56
Phổi 56
1 56
1,5 56
Xương 56
3 56
4,5 56
Màng phổi 56
1 56


1,5 56
Nhận xét: 56
Tỷ lệ di căn nhiều nhất là di căn não (13,6%), tiếp đến là xương
(4,5%), phổi (1,5%), màng phổi (1,5%). Có hai bệnh nhân di
căn hai vị trí xương và não, chiếm 3%. 56
CHƯƠNG 4 57
BÀN LUẬN 57
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân 57
4.1.1. Tuổi 57
Trong nghiên cứu này, nhóm tuổi hay gặp nhất ở cả 2 giới là 50-59
tuổi chiếm 34,5%. Tuổi trung bình 56,94 tuổi, nhỏ nhất 36 tuổi, lớn
nhất 69 tuổi. Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu
của các tác giả trong nước như Đỗ Kim Quế (2011), Phạm Văn
Trường (2013) với độ tuổi trung bình lần lượt là 56,4 tuổi và 56,12
tuổi [61], [62]. Theo Hoàng Trọng Tùng (2006) tuổi từ 50-59 là nhiều
nhất chiếm 51,42% [63]. Theo Lê Thu Hà (2009) nhóm tuổi 50-59
chiếm tỷ lệ 44,8%, tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi

[64]. 57
So sánh với kết quả của các nghiên cứu ngoài nước, độ tuổi trung bình
khá tương đồng với kết quả phân tích gộp LACE-Vinorelbine, độ tuổi
trung bình cho cả hai giới là 59 tuổi ở cả nhóm điều trị hóa chất bổ trợ
và không điều trị, trong đó bệnh nhân lớn tuổi nhất là 81 tuổi [56]. Kết
quả cũng tương tự đối với thử nghiệm ANITA (2006) với độ tuổi trung
bình là 59 tuổi [54]. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung
bình thấp hơn so với kết quả của thử nghiệm JBR.10 (2005) (61 tuổi)
[55]. Độ tuổi mắc bệnh theo kết quả các nghiên cứu trong nước có xu
hướng thấp hơn kết quả của các nghiên cứu ngoài nước, theo chúng
tôi, có thể đến từ sự khác biệt về tuổi thọ cũng như sự từ chối điều trị
của các bệnh nhân cao tuổi ở nước ta. 57
4.1.2. Giới 57


Trong nghiên cứu này, bệnh nhân nam chiếm chủ yếu với 72,7%
(48/66), bệnh nhân nữ chiếm 27,3% (18/66). Tỷ lệ nam: nữ là 2,67:1.
Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Takehito Shukuya
(2009) trên quần thể bệnh nhân tại Nhật Bản với tỷ lệ nam giới là
72,0% [65]. Trong khi đó, tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu này thấp
hơn so với kết quả của thử nghiệm ANITA (2006) (85%) và cao hơn
so với kết quả của thử nghiệm JBR.10 (2005) (64%) [54], [55]. Để lý
giải cho sự khác biệt này, có thể do nghiên cứu của chúng tôi và tác
giả Takehito Shukuya được tiến hành trên các quần thể người châu Á,
khá tương đồng về các yếu tố chủng tộc cũng như các yếu tố nguy cơ
của bệnh; khác với đối tượng nghiên cứu trong hai thử nghiệm ANITA
và JBR.10 ở trên [54], [55], [65]. 57
Tại Việt Nam tỷ lệ mắc UTP nam:nữ khoảng 6:1 vào năm 1998. Theo
Rosell (2002) tỷ lệ nam/nữ là 5:1, theo Hoàng Trọng Tùng (2006) nam
gấp 4,8 lần nữ, theo Bùi Quang Huy (2008) tỷ lệ nam/nữ là 4:1. Trong

nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam:nữ là 2,67:1, tỷ lệ này cho thấy nữ
giới mắc ngày càng tăng hơn có thể do Việt Nam cũng là một nước
đang phát triển nên vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề hơn [63], [66],
[67]. 58
4.1.3. Tình trạng hút thuốc 58
Thuốc lá không những là yếu tố nguy cơ gây UTP mà còn ảnh hưởng
đến tiên lượng cũng như làm giảm hiệu quả của hóa trị [10], [11], [68],
[69]. Sự phát triển và thay đổi MBH ở phổi do hút thuốc diễn ra theo
trình tự sau: sự tăng sinh tế bào đáy, phát triển dần những nhân quái
kèm theo hiện tượng tầng hóa và chuyển sản gai, hình thành
carcinoma tại chỗ và cuối cùng là carcinoma xâm nhập. Số năm hút
thuốc quan trọng hơn số điếu thuốc hút trong 1 ngày. Hút thuốc lá thụ
động cũng làm tăng nguy cơ mắc UTP với chỉ số nguy cơ tương đối từ
1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và tiếp xúc với các yếu tố nguy
cơ độc hại khác thì nguy cơ UTP tăng lên gấp nhiều lần. Choi P. J. và
cs. (2013) thấy tiền sử hút thuốc lá là yếu tố dự báo độc lập với tái
phát sớm [68]. 58
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 41/66 bệnh nhân hút thuốc
lá, chiếm 62,1%; trong đó tất cả bệnh nhân hút thuốc lá đều là nam


giới. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm bệnh nhân nam là 85,4%. Tỷ lệ
này tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả. 59
Tác giả 59
Tỷ lệ hút thuốc lá 59
Trần Minh Thông cs. (2010) [70] 59
75,0% 59
Nguyễn Thị Lê (2012) [26] 59
71,1% (≥ 20 năm là 57,3%) 59
Tạ Bá Thắng và cs. (2012) [28] 59

40,0% 59
Nguyễn Khắc Kiểm (2016) [71] 59
87,9% (nam giới); 70,6% (nam và nữ) 59
Phan Lê Thắng (2017) [13] 59
81,0% (nam giới); 63,0% (nam và nữ) 59
Kết quả nghiên cứu (2019) 59
85,4% (nam giới); 62,1% (nam và nữ) 59
Chính vì vậy, giải pháp được đề ra là cần có những biện pháp tuyên
truyền có hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá. Hiện nay, nhiều nước
trên thế giới đã phát động chương trình giáo dục cộng đồng nhằm
giảm tỷ lệ hút thuốc lá để phòng tránh ung thư phổi và một số bệnh
ung thư khác. 59
4.2. Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng 59
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 59
4.2.2. Chỉ điểm khối u 60
4.2.3. Đặc điểm mô bệnh học 61
4.2.4. Đặc điểm vị trí u 62
4.2.5. Đặc điểm kích thước u 62
Kích thước khối u có ảnh hưởng đến kỹ thuật mổ và tiên lượng bệnh.
Trong nghiên cứu này, kích thước u trung bình 3,88cm, kích thước u
lớn nhất là 9cm. Theo Phan Lê Thắng (2017), kích thước u trung bình
là 4,7± 1,6 cm (2,3-10,0 cm); Nguyễn Khắc Kiểm (2016), kích thước
u trung bình là 46,5 ± 19,9 m (15-110 mm), các kết quả này lớn hơn
kết quả nghiên cứu của chúng tôi [13], [71]. Nhóm bệnh nhân có u


kích thước 3-5cm chiếm tỷ lệ cao nhất (53.0%), kết quả này tương tự
kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Lê Thắng (2017) (44,4%) [13].
Cũng theo phân tích của chúng tôi, những bệnh nhân có u kích thước
bé thường phát hiện bệnh nhờ thăm khám sức khỏe định kì mà không

có các biểu hiện lâm sàng. Các bệnh nhân có u kích thước lớn thường
đi kèm với các triệu chứng lâm sàng, với triệu chứng thường gặp nhất
là ho và gầy sút cân. 62
4.2.6. Đặc điểm di căn hạch 63
4.2.7. Giai đoạn bệnh 63
4.3. Điều trị 65
4.3.1. Thời gian sống thêm không bệnh 65
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm 68
4.3.3. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 71
Tác giả 72
Tỷ lệ sống thêm toàn bộ (%) 72
1 năm 72
2 năm 72
3 năm 72
5 năm 72
Nguyễn Thị Lê (2012) [26](I-III) 72
PT đơn thuần 72
87,5 72
8,4 72
PT+ HT bổ trợ 72
90,6 72
17,8 72


HT đơn thuần 72
59,4 72
0 72
Nguyễn Khắc Kiểm (2016) [71] (I-IIIA) 72
89,0 72
73,0 72

67,0 72
Phan Lê Thắng (2017) [13] (II-IIIA) 72
86,4 72
70,4 72
50,6 72
14,8 72
ANITA trial (2006) [54] (IB-IIIA, no radiotherapy) 72
79,0 72
61,0 72
46,0 72
LACE-Vinorelbine (2010) [56] 72
64,3 72
55,1 72
Kết quả nghiên cứu (2019) (IB-IIIA) 72
80,3 72
60,7 72


41,0 72
4.3.4. Đặc điểm tái phát, di căn 73
Theo kết quả thử nghiệm ANITA (2006), tỷ lệ tái phát thấp hơn ở
nhóm bệnh nhân được điều trị hóa chất bổ trố với nhóm bệnh nhân
không điều trị [54]. Tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa theo ANITA (2006)
lần lượt là 12% và 25%, cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 6 bệnh nhân tái phát tại chỗ (9,1%), 6
bệnh nhân di căn xa (9,1%) và 6 bệnh nhân vừa tái phát tại chỗ, vừa di
căn xa (9,1%). Tỷ lệ tái phát, di căn sau điều trị bổ trợ đạt 27,3%. Sự
khác biệt này có thể do thời gian theo dõi của thử nghiệm ANITA (2006)
với trung vị lên tới 76 tháng, kéo dài hơn nhiều so với nghiên cứu của
chúng tôi [54]. 73

Cũng theo ANITA (2006), ở cả 2 nhóm có hoặc không điều trị hóa
chất bổ trợ, tái phát tại phổi là vị trí hay gặp nhất; di căn xương ở nhóm
bệnh nhân điều trị hóa chất bổ trợ thấp hơn khoảng 3 lần so với nhóm
bệnh nhân chỉ theo dõi. Trong khi đó, tỷ lệ di căn não ở nhóm điều trị hóa
chất bổ trợ cao hơn [54]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, não là cơ quan
có tỷ lệ di căn cao nhất chiếm 10,6 %, tỷ lệ di căn xương là 1,5%, không
phát hiện di căn gan, có hai trường hợp di căn hai vị trí là não và xương.
73
4.3.5. Một số tác dụng phụ của phác đồ 74

KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Độc tính trên hệ tạo huyết 35
Bảng 2.2 Độc tính trên hệ tiêu hóa 36
Bảng 2.3. Độc tính trên Gan 37
Bảng 2.4. Độc tính trên Thận 37
Bảng 3.1. Tình trạng hút thuốc 40
Bảng 3.2. Chỉ số toàn trạng 40
Bảng 3.3. Lý do vào viện 41
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng 42
Bảng 3.5. Vị trí u 43
Bảng 3.6. Kích thước u 43
Bảng 3.7. Nồng độ CEA, Cyfra 21-1 trước điều trị 43
Bảng 3.8. Phân loại mô bệnh học 45
Bảng 3.9. Tình trạng di căn hạch 45

Bảng 3.10. Phân loại giai đoạn bệnh sau phẫu thuật 46
Bảng 3.11. So sánh giai đoạn bệnh trước và sau phẫu thuật 46
Bảng 3.12. Tỷ lệ sống thêm không bệnh (DFS) theo thời gian 47
Bảng 3.13. Tỷ lệ sống thêm theo thời gian 52
Bảng 3.14. Tác dụng không mong muốn 52
Bảng 3.15. Lý do giảm liều và gián đoạn điều trị 53
Bảng 3.16. Tỷ lệ tái phát, di căn 55
Bảng 3.17. Vị trí di căn xa 56
Bảng 4.1.Tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân UTPKTBN 59
trong một số nghiên cứu 59


Bảng 4.2. Vị trí khối u trong một số nghiên cứu 62
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ của bệnh nhân UTPKTBN 72
giai đoạn I-IIIA ở một số nghiên cứu 72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 39
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh theo giới tính 39
Biểu đồ 3.3. Thời gian sống thêm không bệnh (DFS) 47
Biểu đồ 3.4. Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh 48
Biểu đồ 3.5. Thời gian sống thêm không bệnh theo tình trạng
hạch 49
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm không bệnh theo kích thước u
50
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm không bệnh theo mô bệnh học
51
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm không bệnh theo chỉ số toàn
trạng 52
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm không bệnh theo sự gián đoạn

điều trị 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là một trong 3 ung thư thường gặp nhất và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Theo
GLOBOCAN 2018, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 chỉ sau ung
thư gan với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở cả hai giới là 21,7. Bệnh thường gặp ở
nam giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 34,5 ở nam và 11,1 ở nữ, ước tính
khoảng 23.000 trường hợp mới mắc và 21.000 ca tử vong mỗi năm [1].
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, mô bệnh học của UTP được
chia làm hai típ chính là UTP tế bào nhỏ (TBN) và UTP không tế bào nhỏ
(KTBN), trong đó UTPKTBN chiếm khoảng 80%. Trong bệnh lý UTP hai
loại này có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau [2], [3].
Điều trị UTPKTBN có các phương chính: Phẫu thuật, hóa chất và xạ trị,
trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị đối với giai đoạn tổn thương còn
khu trú (giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn IIIA). Hóa trị bổ trợ được chỉ định
cho các bệnh nhân giai đoạn IB-IIIA sau phẫu thuật triệt căn. Hóa trị bổ trợ với
nền tảng là Cisplatin đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả trong
việc kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ và giảm tỷ lệ tái phát [3], [4], [5].
Vinorelbine là một Vinca alcaloid bán tổng hợp mới, đã được chứng
minh có tác dụng trong điều trị bổ trợ với UTPKTBN ở các nghiên cứu lâm
sàng khi dùng đơn độc hay phối hợp [5], [6].
Qua các thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh phác đồ Vinorelbine kết hợp
Cisplatin với các phác đồ trước đó như Cisplatin đơn chất hoặc Cisplatin kết
hợp với Etoposide hoặc với một Vinca ancaloid khác, phác đồ hai thuốc
Vinorelbine – Cisplatin vượt trội hơn. Các thử nghiệm pha III đã chứng minh
những ưu thế của phác đồ kết hợp Vinorelbine với Cisplatin trong điều trị bổ

trợ ở các bệnh nhân UTPKTBN cho kết quả thấy kéo dài thời gian sống thêm
không bệnh cũng như thời gian sống thêm toàn bộ [4], [7].


2

Chính vì vậy, phác đồ Vinorelbine – Cisplatin đã trở thành phác đồ được
chấp nhận trên thế giới trong điều trị bổ trợ UTPKTBN. Tại Việt Nam, phác
đồ đã được đưa vào áp dụng điều trị trong thực hành lâm sàng từ những năm
gần đây. Tuy nhiên, cho tới nay ít có báo cáo nào tại nước ta về hiệu quả cũng
như độ an toàn của phác đồ. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Đánh giá kết
quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ vinorelbine-cisplatin trong ung thư phổi
không tế bào nhỏ giai đoạn IIB-IIIA ” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UTPKTBN giai đoạn
IB-IIIA.
2. Đánh giá kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn của
phác đồ Vinorelbine – Cisplatin trong điều trị bổ trợ UTPKTBN.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ
1.1.1. Dịch tễ học
UTP là bệnh gây tử vong cao nhất trong số các bệnh ung thư. Tại Mỹ,
ước tính trong năm 2010 có khoảng 222.520 ca mới mắc và 157.300 người
chết vì UTP, trong số đó chỉ có 15(%) số bệnh nhân sống quá 5 năm sau khi
chẩn đoán bệnh [3], [8], [9].
Ở Việt Nam, theo thống kê giai đoạn 2000-2010, tỷ lệ mắc ung thư phổi

không ngừng gia tăng ở cả hai giới. Năm 2000, tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi
ở nam và nữ lần lượt là 29,3/100000 và 6,5/100000. Đến năm 2018, tỷ lệ mắc
chuẩn hóa theo tuổi ở nam và nữ đều tăng rõ rệt, tương ứng là 34,5/100000 và
11,1/100000. Theo số liệu công bố từ các chương trình điều tra ung thư do Tổ
chức Y tế Thế giới tiến hành (Globocan) năm 2018 Việt Nam có 23.000 bệnh
nhân UTP mắc mới [1].
1.1.2. Căn nguyên và yếu tố nguy cơ
- Thuốc lá, thuốc lào: Theo Tổ chức Y tế Thế giới hút thuốc lá, thuốc
lào và các dạng hút thuốc khác đã gây chết 100 triệu người trên toàn thế giới.
Hiện nay hàng năm thuốc lá giết hại 5 triệu người, những người hút thuốc lá
có tuổi thọ trung bình ngắn hơn người không hút thuốc và làm tăng tỷ lệ tử
vong 30%- 80% do mắc bệnh lý về phổi và các bệnh tim mạch. Khói thuốc lá
có chứa hơn 4000 loại hóa chất trong đó có 200 loại có hại cho sức khỏe con
người và theo Tổ chức nghiên cứu UT quốc tế có 78 chất gây UT khác nhau.
Thuốc lá là yếu tố chính gây nên UTP, khoảng 90% trong số trường hợp
được chẩn đoán UTP trên thế giới là có liên quan tới hút thuốc lá. Những
người hút thuốc lá có nguy cơ UTP cao gấp 10 lần so với những người không


4

hút, mức độ tăng nguy cơ còn phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút càng sớm
nguy cơ càng cao), số lượng hút (càng lớn nguy cơ càng cao), thời gian hút
(càng dài nguy cơ bệnh càng lớn).
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư của các loại tế bào những tỷ lệ
khác nhau như ung thư tế bào vẩy và tế bào nhỏ tăng 5-20 lần, dạng tuyến và
tế bào lớn tăng gấp 2- 5 lần [10], [11], [12].
Tác động của thuốc lá hình thành UTP

Quá sản phế nang

không điển hình

Các chất
gây ung
thư của
thuốc lá

Biểu mô
phế quản

Di sản biểu mô
phế quản

U tuyến ác tính

Thường quan sát thấy biến đổi gen
Rối loạn chu trình tế bào
Rối loạn chu trình chết tế bào
Rối loạn ức chế do tiếp xúc
Khả năng gây di căn

Loạn sản

Ung thư
phổi

Ung thư tại chỗ

Những người đã hút thuốc nhiều năm nay ngừng hút sẽ dần dần giảm
nguy cơ bị UTP. Tuy nhiên, vẫn còn cao hơn những người không hút nên cần

tuyên truyền mọi người không nên hút thuốc thuốc lá. Nguy cơ bị UTP cũng
tăng cao ở những người hút thuốc lá thụ động, người bị hít hơi thuốc lá lâu
ngày có nguy cơ cao hơn 1,5 lần so với người không hút thuốc thuốc lá [13].


5

- Ô nhiễm không khí: Nguy cơ UTP ngày càng tăng cao theo quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ô nhiễm môi trường. Các chất gây ô nhiễm
là các chất thải từ quá trình đốt nhiên liệu trong giao thông, công nghiệp, sinh
hoạt, rác thải công nghiệp, các bụi, phóng xạ, các chất thải từ động
cơ….Người ta nhận thấy UTP sinh nhiều hơn ở những nước có nền công
nghiệp và giao thông phát triển. Trong từng nước tỷ lệ UTP ở thành thị cao
hơn ở nông thôn. Nghiên cứu thực nghiệm và phân tích hóa học đã chỉ ra có
một số chất hóa học gây ung thư như Amiăng, Benryllium, Ete, Hydrocacbon
thơm đa vòng, Crom, Nikel và các hợp chất Asen vô cơ [6], [14].
Chất khí Radon ở những người thợ công nhân khai thác tiếp xúc thường
xuyên phơi nhiễm cao với các chất khí Radon này có khả năng gây UTP.
Ngoài ra khói công nghiệp các chất đun nấu tiếp xúc nhiều có nguy cơ UTP
cao 2,5 lần so với đối tượng không tiếp xúc thường xuyên [6], [14], [15].
- Bức xạ ion hóa: Bức xạ ion hóa có thể gây ung thư ở hầu hết các cơ
quan trong đó có UTP, ngoài bức xạ từ các bức xạ thiên nhiên, các tia vũ trụ,
đất, vật liệu xây dựng và nguồn do con người tạo ra trong chẩn đoán và điều
trị y học (như máy chụp tia x, tia phóng xạ, nguồn phóng xạ) [16].
- Các bệnh ở phổi: Các chấn thương sẹo, xơ phổi, lao phổi có thế phối
hợp với ung thư, người ta cho rằng lao phổi làm giảm miễn dịch và một số
thuốc chống lao về thực nghiệm có thể gây ung thư. Trên các sẹo xơ phế
quản mãn có thể dị sản dạng biểu bì.
- Tuổi: Ở cả hai giới, tỉ lệ mắc UTP bắt đầu tăng dần ở lứa tuổi sau 40.
Phần lớn UTP được chẩn đoán ở tuổi 35 - 75, đỉnh cao ở lứa tuổi 55 - 65. Đây

là nhóm tuổi được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Moumtzi D. và cs. (2016)
nghiên cứu 1.156 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB hoặc IV cho thấy tuổi
trung bình là 62 tuổi [17]. Liu M. Và cs. (2015) nghiên cứu 4.623 bệnh nhân
UTPKTBN < 40 tuổi giai đoạn 1988-2012 thấy tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm 18-30


6

tuổi ổn định, nhưng tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm 31-40 tuổi đã giảm từ 1,2%
xuống còn 0,5% [18]. Hoàng Thị Hương (2013) nghiên cứu 91 bệnh nhân
UTP thấy 51,6% ở độ tuổi 60-69 tuổi [19]. Bùi Công Toàn (2012) nghiên cứu
50 bệnh nhân nữ UTPKTBN giai đoạn III thấy tuổi trung bình là 54 tuổi (88%
tuổi>40); 56% bệnh nhân đã mãn kinh [20].
- Giới: từ trước tới nay, tỷ lệ UTP ở nam giới vẫn cao hơn nhiều so với
nữ, tỷ lệ nam/nữ khoảng 6:1. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc UTP ở nam ngày càng có
xu hướng giảm xuống, còn tỷ lệ mắc ở nữ giới lại có xu hướng gia tăng. Tại
Việt Nam, từ trước năm 1994 tỉ lệ mắc nam/nữ khoảng 8:1, hiện nay tỉ lệ này
chỉ còn 4:1 [21]. Nghiên cứu của Moumtzi D. và cs. (2016): 11,9% là nữ và
88,1% là nam; Hoàng Thị Hương (2013): tỷ lệ nam/nữ= 2/1 [17], [19].
- Virus: HPV virus gây u nhú người cũng có vai trò trong UTP, những
bằng chứng tỷ lệ phát hiện Virus này trong các ung thư biểu mô phế quản thay
đổi.
- Gen: Những bất thường di truyền học trong ung thư phổi rất đa dạng.
Người ta thấy các nhiễm sắc thể bị mất đoạn trong nhiều tế bào UTP, nổi bật
là sự mất nhiễm sắc thể vùng 3p21. Gen p53, gen đã được nghiên cứu rộng rãi
trong UTPTBN, đã bị biến đổi ở 60% bệnh nhân UTPKTBN. Ngoài ra còn rất
nhiều các biến đổi khác như gen Kras, EGFR, Her2/neu....đang được nghiên
cứu để áp dụng những phương pháp điều trị mới trong UTPKTBN [6], [14],
[22], [23], [24].
1.2. Giải phẫu và ứng dụng trong ung thư phổi

1.2.1. Giải phẫu khí phế quản phổi
Phổi là cơ quan nội tạng nằm trong lồng ngực nhưng lại mở thông với
môi trường bên ngoài nhằm trao đổi khí. Phổi có cấu tạo phức tạp.
- Khí quản: Đi từ thanh quản tới chỗ chia đôi thành phế quản gốc ở
ngang mức đốt sống ngực 4.


7

- Phế quản gốc: Phế quản gốc tính từ nơi phân của khí quản đến rốn của
mỗi phổi.
- Cây phế quản: Phế quản gốc khi đến phổi sẽ chia nhánh nhỏ dần đi vào
trong phổi thành phế quản thùy và phế quản phân thùy và tiểu phế quản rồi
phế nang [14].
1.2.2. Ứng dụng trong ung thư phổi
Phổi rất giàu bạch huyết nằm khắp toàn bộ mô liên kết, dẫn lưu bạch
huyết cuối cùng đến một số chặng hạch bạch huyết, có thể chia ra một số
nhóm hạch, chặng hạch như sau: chặng đầu tiên là các hạch trong phổi (hạch
dọc phế quản cấp 2), các hạch phế quản phổi (hạch rốn phổi), các hạch trung
thất, hạch thượng đòn hay hạch cơ thang.
Trong đó:
Nhóm 1 là hạch trung thất cao
Nhóm 2 hạch cạnh khí quản cao
Nhóm 3 hạch trước và sau khí quản
Nhóm 4 hạch cạnh khí quản thấp
Nhóm 5 hạch cửa sổ chủ - phổi
Nhóm 6 hạch cạnh chủ
Nhóm 7 hạch dưới carina
Nhóm 8 hạch dưới carina cạnh thực quản,
Nhóm 9 hạch dây chằng phổi

Nhóm 10 hạch rốn phổi
Nhóm 11 hạch gian thùy
Nhóm 12 hạch thùy phổi
Nhóm 13 hạch trong phân thùy
Nhóm 14 hạch hạ phân thùy.


×