Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa kinh tế tại Công ty TNHH lưu lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.04 KB, 19 trang )

i
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................iv
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP........1
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp....................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.........................................1
1.2. Chức năng tổ chức.................................................................................................1
1.3. Sơ đồ cấu trúc tổ chức...........................................................................................2
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp..........................................................3
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp......................................................4
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp................................................4
2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp.......................................................................5
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................5
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp......................................5
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp..........................6
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty............................................................7
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP................................................................................................9
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
doanh nghiệp................................................................................................................ 9
1.1. Chức năng hoạch định..........................................................................................9
1.2. Chức năng tổ chức.................................................................................................9
1.3. Chức năng lãnh đạo............................................................................................10
1.4. Chức năng kiểm soát...........................................................................................10
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị...........................................10
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp..................................................11
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược............................................11
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh..........................................11


2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược....................................................11


ii
2.3.1. Công tác hoạch định chiến lược.........................................................................11
2.3.2. Công tác triển khai chiến lược...........................................................................12
2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............................12
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp..................................................12
3.1. Quản trị mua........................................................................................................12
3.2. Quản trị bán hàng................................................................................................13
3.3. Quản trị dự trữ hàng hoá....................................................................................13
3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại...............................................................13
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp.....................................................13
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực.................................................13
4.2. Tuyển dụng nhân lực...........................................................................................14
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................................14
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực.............................................................................14
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp................................14
5.1. Quản trị dự án......................................................................................................14
5.2. Quản trị rủi ro......................................................................................................15
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh............................................................................15
III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.....................................................16


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số lượng lao động của công ty TNHH Lưu Lan............................................4
Bảng 1.2: Chất lượng lao động của công ty TNHH Lưu Lan.........................................4
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Lưu Lan...............................................5
Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH Lưu Lan...............6

Bảng 1.5 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Lưu Lan.....6
Bảng 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Lưu Lan.........................7


iv
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, để hội nhập nền kinh tế thị trường, thay đổi cùng thế
giới với xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia phải từng bước chuyển mình, phát triển
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển thì
cần rất nhiều yếu tố. Đa phần các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì mục tiêu
cốt lõi chính là “lợi nhuận” thu về, bởi vì đây chính là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp có
thể tồn tại và phát triển được với tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.
Bên cạnh đó, muốn thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp cần hoạt động một
cách hiệu quả và để hiệu quả thì doanh nghiệp cần có một hệ thống quản trị vững chắc.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại “Công ty TNHH Lưu
Lan” , được sự giúp đỡ của các anh/chị phòng kinh doanh và phòng kế toán, đã giúp
tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp sau đây.


1
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty TNHH Lưu Lan tiền thân là hộ kinh doanh gia đình, thành lập công ty
chính thức vào ngày 21 tháng 02 năm 2002. Giấy phép kinh doanh số: 2500212983.
- Địa chỉ: Trần Phú – Nam Viêm – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
- Đại diện pháp luật: VŨ THỊ NGỌC LAN. (Giám đốc)
- Điện thoại: 02113869638 - Fax: 02113873640.
Trước năm 2002 công ty TNHH Lưu Lan chỉ là một hộ kinh doanh gia đình của
khu vực Phúc Yên. Sau đó với sự nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng, hộ gia

đình kinh doanh ngày càng phát triển và vì thế nên giám đốc của Lưu Lan hiện nay
quyết định đổi loại hình kinh doanh theo công ty TNHH. Công ty Lưu Lan là một công
ty chuyên phân phối các sản phẩm của unilever: Bột giặt, dầu gội, mỹ phẩm, kem đánh
răng,.... và các sản phẩm của castrol: dầu nhớt, dầu bôi trơn,.... Mới ban đầu khi
chuyển lại hình kinh doanh, công ty gặp không ít khó khăn về sự chuyển mình này.
Nhưng bằng bản lĩnh, cũng như sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên trong công ty,
Lưu Lan đã ngày càng khẳng định công ty xứng đáng là nhà phân phối các sản phẩm
tiêu dùng và dầu nhớt số một Việt Nam. Hiện tại, công ty đang có bốn cơ sở: Hà
Nội(1), Vĩnh Phúc(2) và Hưng Yên(1). Bên cạnh đó, sự phát triển qua từng năm cũng
mang lại lợi nhuận tăng theo từng năm cho công ty, từ đó đời sống của cán bộ công
nhân viên trong công ty cũng được cải thiện. Từng bước đưa công ty TNHH Lưu Lan
ngày một phát triển.
1.2. Chức năng tổ chức
Công ty TNHH Lưu Lan là công ty với 17 năm kinh nhiệm trên thị trường phân
phối của miền Bắc Việt Nam. Phân phối các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của unilever
(bột giặt, dầu xả, mỹ phẩm, dầu gội,....) và các sản phẩm của castrol (dầu nhớt, lốp,...)
cho các đại lý lớn nhỏ ở các tỉnh miền Bắc phục vụ cho người dân.
Công ty luôn hoạt động với phương châm :
+ Chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm là trên hết
+ Mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng với chi phí thấp nhất
+ Nhiệt tình chu đáo và tin cậy
Qua nhiều năm hoạt động công ty đã bắt kịp xu hướng thị trường, thị hiếu của
khách hàng và chủ trương của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh phân phối các sản
phẩm tiêu dùng. Công ty đã tạo cho mình một thị phần tăng đáng kể cũng như một chỗ


2
đứng vững chắc trong quan hệ với đối tác kinh doanh với đội ngũ nhân viên kinh
doanh có chuyên môn, kinh nghiệm và hết lòng vì sự phát triển của công ty.
1.3. Sơ đồ cấu trúc tổ chức

Ban
giám đốc

Phòng tài
Phòng hành
Phòng kinh
Phòng
Phòng kỹ
chính kế
chính nhân
doanh
marketing
thuật
toán
sự
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Lưu Lan
Qua sơ đồ cho thấy bộ máy tổ chức quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ,được tổ
chức theo sơ đồ trực tuyến chức năng để quản lý tốt tình hình kinh doanh của Công ty
thì từng bộ phận cần thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng cụ thể của mình.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của công ty trước pháp luật phụ trách quản lý toàn bộ doanh nghiệp
- Phòng kinh doanh:
Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng.
 Tiếp nhận các đơn hàng từ: sale, email, điện thoại, fax- tạo đơn hàng trên hệ
thống.
Lập các kế hoạch liên quan đến bán hàng.
- Phòng tài chính kế toán:
Xác nhận các tình trạng thanh toán của đơn hàng
 Làm các thủ tục thanh toán cho đơn hàng: hóa đơn, yêu cầu xuất và nhập kho,

biên bản bàn giao
Tổng hợp và báo cáo kết quả kinh doanh
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ
đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh; chủ trì và phối hợp với các phòng
có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của
công ty; thực hiện, tham gia thực hiện ...
Theo dõi các thông tư, chính sách thuế của Việt Nam để hỗ trợ tốt hơn cho các
phòng ban khác trong việc đưa ra các số liệu cho cục Thuế và thanh tra thuế.
Kiểm toán, kiểm soát tình hình của chính phòng kế toán.
- Phòng marketing:
Nghiên cứu dự báo thị trường, tổ chức triển khai chương trình phát triển sản
phẩm mới.
 Xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm mới, xây dựng và


3
thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing.
 Đưa ra các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho doanh nghiệp về việc trau dồi hình
ảnh, thương hiệu cho công ty.
- Phòng kỹ thuật:
 Hỗ trợ khách hàng khi hàng gặp sự cố về mã code, hạn sử dụng,....
 Hỗ trợ nhân viên bán hàng trong việc tạo đơn hàng trên hệ thống từ yêu cầu
của khách hàng.
 Giải thích các thông số kỹ thuật.
 Xác định mã sản phẩm trên hệ thống phù hợp với yêu cầu của khách hàng
- Phòng nhân sự:
 Quản lý các vấn đề liên quan đến hành chính ( nội quy, quy đinh của công ty).
 Quản lý nhân sự trong công ty ( lương, thưởng, hoa hồng cho nhân viên).
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Theo đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên nhiều các lĩnh

vực khác nhau, công ty TNHH Lưu Lan đăng kí hầu hết tất cả các loại hình khinh
doanh cả về thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế công ty chỉ kinh doanh hai loại
hình chính:
 Phân phối các sản phẩm thiết yếu của unilever như: Bột giặt, mỹ phẩm, chất
tẩy rửa,....
 Phân phối các sản phẩm phụ tùng xe của castrol như: Dầu tra, dầu thay, lốp,...


4
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Số lượng lao động của công ty TNHH Lưu Lan
Đơn vị: Người

STT

1
2
3
4
5
6

2016
Số
Tỷ lệ

Bộ phận
Giám Đốc
Phòng kinh doanh

Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kỹ thuật
Phòng marketing
Tổng

lượng
2
23
9
3
4
3
44

(%)
4,54
52,27
20,45
6,81
9,09
6,81
100

Năm
2017
Số
Tỷ lệ
lượng
2

25
9
4
6
4
50

(%)
4
50
18
8
12
8
100

2018
Số
Tỷ lệ
lượng
2
32
12
5
8
4
63

(%)
3,17

50,79
19,45
7,94
12,69
6,34
100

(Nguồn: Công Ty TNHH Lưu Lan)
Nguồn lao động của công ty có trình độ và chuyên môn khá cao, với đội ngũ lao
động năng động, sáng tạo trong công việc. Cơ cấu về chất lượng lao động cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Chất lượng lao động của công ty TNHH Lưu Lan
Đơn vị: Người

Năm

2016
Số người
%
2
4,55
22
50
20
45,45
44
100

2017
2018
Trình độ

Số người % Số người
%
Sau đại học
4
8
6
9,52
Đại học / Cao đẳng
25
50
30
47,62
Trung cấp / Trung cấp nghề
21
42
27
42,86
Tổng
50
100
63
100
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
 Doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực chủ yếu là đại học và sau đại học
 Số lượng nhận sự trong doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Riêng nhân lực
trình độ trung cấp/trung cấp nghề vẫn giữ nguyên và tăng không đáng kể.
 Thị phần ngày càng tăng cao nên năm 2018 công ty đã mở thêm một chi
nhánh ở thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc nên công ty đã có tổng 4 cơ sở kinh doanh
vì vậy năm 2018 đã tuyển thêm nhân lực cho cơ sở kinh doanh mới. Có thể nhận thấy
rõ sự thay đổi ở bảng nhân lực trên.

Chất lượng nguồn nhân lực tăng lên đáng kể.
Đánh giá: Doanh nghiệp sở hữu một nguồn lao động có trình độ cao, đặc biệt là
phòng kinh doanh có một thạc sỹ Marketing , một thạc sỹ Kinh Tế( vào năm 2018),...
2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp


5
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Lưu Lan
Chỉ tiêu
1.Giới tính
Nữ
Nam
2.Độ tuổi
Dưới 20
20- 30
30-40
40-50
Trên 50
Tổng

Năm 2016
Số
Tỷ lệ (%)
người

Năm 2017
Số
Tỷ lệ

Năm 2018

Số
Tỷ lệ

người

(%)

người

(%)

42
54

25
38

39,68
60,32

20
24

45,45
54,55

21
27

0

26
11
4
3
44

0
59,1
25
9,1
6,8
100

0
32
11
4
3
50

0
0
0
64
40
63,49
22
15
23,80
8

4
6,35
6
4
6,35
100
63
100
(Nguồn: Công Ty TNHH Lưu Lan)
 Nhân sự trong doanh nghiệp được phân bổ khá hợp lý giúp doanh nghiệp hầu

như đáp ứng được tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thu thập từ phòng
tài chính kế toán của doanh nghiệp từ năm 2016 - 2018 như sau:


6
Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH Lưu Lan
Đơn vị: Triệu đồng

Năm

So sánh 2017/2016

Chỉ tiêu
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Tổng tài sản


2016

2017

2018

Số tiền

8.704
20.865
29.569

11.034
24.775
35.809

17.077
29.995
46.072

2.330
3.910
6.240

Tỷ lệ
(%)
26,76
18,74
21,10


So sánh
2018/2017
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
6.043
54,77
5.220
21,06
10.263
28,66

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng số liệu 1.4 ta thấy vốn cố định của công ty chiếm tỉ trọng tương đối lớn
và tăng mạnh vào năm 2018 do công ty quyết định đầu tư thêm 1 cơ sở để lưu trữ
hàng hoá và 3 xe ô tô để phục vụ hoạt động vận chuyển hàng hoá của công ty. Năm
2018 tài sản cố định của công ty tăng 54,77% so với năm 2017. Điều này cho thấy
công ty có xu hướng đầu tư mạnh vào tải sản cố định để mở rộng kinh doanh vào
những năm tiếp theo.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Lưu Lan
Đơn vị: Triệu đồng

So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017
2016
2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Vốn chủ sở hữu 22.904
34.407 4.240
18,51

7.263
26,75
Vốn vay
4.662
6.665
0
0
2.003
42,96
Tổng
27.566
41.072 4.240
15,38
9.266
29,13
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng 1.5 nhìn chung vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh
Chỉ tiêu

Năm
2017
27.144
4.662
31.806

doanh. Năm 2017 tăng 18,51% so với 2016. Tỷ lệ này đang tăng qua các năm. Điều
này cho thấy mức độ tự chủ của công ty khá tốt trong thời buổi kinh tế hiện nay. Vốn
vay của công ty giữ nguyên ở mức 4.662 tỷ trong 2 năm 2016 và 2017 nhưng lại tăng
thêm 2.003 triệu vào năm 2018 do công ty thiếu vốn để mở thêm 1 cơ sở và trang bị
thêm 3 xe ô tô cho công ty. Nợ của công ty của yếu là nợ ngân hàng, các tổ chức tín

dụng, tuy không lớn nhưng công ty cần có các biện pháp, sự chuẩn bị huy động vốn
nhiều hơn, tiết kiệm chi phí vào lãi suất ngân hàng vì với sự biến động như ngày nay,
lãi suất tăng cao là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, công ty cần tiết kiệm tối đa chi phí cho
lãi suất ngân hàng, tổ chức tín dụng.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty


7
Bảng 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Lưu Lan
Đơn vị: Triệu đồng

S
T

Chênh lệch
Chỉ tiêu

T
1
2
3

5

Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí SXKD
KHTSCĐ
BHYT,BHXH,…

Lương
Chi phí khác
Lợi nhuận trước

6
7

thuế
Thuế thu nhập DN
Lợi nhuận sau thuế

4

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

2017/2016
Giá trị
Tỷ

26.576

15.090
11.486
5.786
1.134
720
3.432
500

39.054
23.432
15.622
6.904
1.178
894
4.262
570

60.104
36.062
24.042
10.256
1.644
1.306
6.224
1.082

12.478
8.342
4.136
1.118


lệ(%)
46.95
55.28
36.01
19.32

5.700

8.718

13.786

3.018

52.94

1.426
4.274

2.178
6.538

3.446
10.338

2018/2017
Giá trị
Tỷ
21.020

12.630
8.420
3.352

lệ(%)
53.89
53.9
53.89
48.55

5.068

58.13

752
52.73 1.268
58.21
2.264
52.97 3.800
58.12
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét: Nhìn vào số liệu bảng 1.5, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của

công ty đã có những thay đổi trong 3 năm qua:
• Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.
Doanh thu năm 2017 tăng 12.478 triệu đồng( tăng 46.95% ) so với doanh thu năm
2016, còn năm 2018 tăng lên so với năm 2017 số tiền là 21.020 triệu đồng ( tăng
31.53%).



8


Giá vốn hàng bán tăng từng năm cho thấy các hộ gia đình Việt đang ngày

càng chú trọng vào việc sử dụng các sản phẩm tiêu dùng tốt và chất lượng cho việc
chăn sóc gia đình.
 Chi phí :


Về chi phí năm 2017 tăng 19.32 % so với năm 2016 tương ứng với 1.118

triệu chi phí tăng thêm chủ yếu đến từ tiền lương , BHYT , BHXH ,… trả cho những
nhân viên mới được công ty tuyển dụng thêm trong năm 2017.
• Năm 2018 chi phí tăng lên khá nhiều khoảng 48,55% ( tương ứng với 1676
triệu ) so với năm 2017. Việc chi phí tăng cao như vậy chủ yếu đến từ việc công ty
quyết định đầu tư thêm nhân công, chi phí markting, sửa chữa, bảo dưỡng, mua mới 3
xe ô tô, thuê thêm m[tj cơ sở kinh doanh ở Hà Nội để mở rộng kinh doanh.
• Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua cũng cho thấy có những chuyển biến
tích cực. Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2017 tăng lên 2.264
triệu đồng so với năm 2016 chiếm 52.97%. Sang năm 2018 chỉ tiêu này tiếp tục tăng
lên đến 3.800 triệu đồng chiếm 58.13% so với năm 2017. Qua đó có thể thấy quyết
định đầu tư mở rộng kinh doanh trong năm 2018 đã đem lại những thành công nhất
định. Việc định hướng chiến lược đúng đắn sẽ giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn
trong thời gian tới khí chính phủ đang rất khuyến đầu tư vào ngành du lịch trong nước.
• Tóm lại, qua 3 năm 2016, 2017, 2018 công ty đã đạt được những thành tựu
nhất định nhờ những việc định hướng đúng đắn và nắm bắt được sự phát triển của nền
kinh tế. Chiến lược trong những năm tiếp là một bước đi quan trọng trong nắm bắt và
tận dụng tốt nhu cầu của thị trường trong việc chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng,
phần nào cho thấy được hiệu quả trong các công tác quản trị của công ty. Đây sẽ là

bước đà quan trọng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.


9
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
của doanh nghiệp
1.1. Chức năng hoạch định
- Trên cơ sở sứ mệnh chiến lược trung và dài hạn do giám đốc xây dựng, các
phòng ban chức năng của công ty xây dựng các mục tiêu ngắn hạn, các mục tiêu ngắn
hạn này có tính linh hoạt cao, thường được điều chỉnh theo sự biến động của thị
trường. Để làm được điều đó, công ty chú trọng vào đầu tư vào chất lượng dịch vụ,
chất lượng sản phẩm.. Công ty có đội ngũ kỹ sư với kiến thức chuyên môn cao và
nhiệt huyết luôn luôn túc trực để phục vụ khách hàng.
- Công ty TNHH Lưu Lan đã hoạch định(mục tiêu cụ thể), đưa ra những bước đi
đúng đắn cho các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh, bởi vì phòng kinh doanh
chính là nguồn doanh thu chính của công ty. Nhờ vào chức năng của hoạch định, công ty
đã thành công trong các quá trình tiếp theo và tránh được những rủi ro ngoài ý muốn.
Tồn tại:
-

Tuy nhiên, chiến lược và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp mang tính chủ

quan của giám đốc, chưa có sự tham khảo ý kiến các phòng ban chức năng.
1.2. Chức năng tổ chức
- Cấu trúc tổ chức của công ty được xây dựng theo cơ cấu chức năng ,mỗi bộ
phận thực hiện một nhiệm vụ chuyên biệt, hô trợ lẫn nhau.
- Bộ máy được bố chí theo tuyến chức năng, tương đối gọn nhẹ, giúp phát huy

cao khả năng làm việc và quản lý tốt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giám đốc công ty là người có tầm hạn quản trị cao nhất, quyết định mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tồn tại:
-

Công ty thực hiện chức năng tổ chức khá hiệu quả. Song vẫn tồn tại một số

bất cập. Công ty chủ yếu phân công công việc theo bằng cấp, chứ chưa theo dõi sát sao
quá trình làm việc và năng suất làm việc, hiệu quả mà nhân viên đạt được.
- Hiện nay công ty vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về tiêu chuẩn
của cán bộ quản trị các cấp. Việc đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thời
gian công tác.
1.3. Chức năng lãnh đạo


10
-

Lãnh đạo công ty đang thực hiện theo phong cách dân chủ, phân quyền phâm

nhiệm cho cấp dưới. Đưa ra các phương án để phát triển doanh nghiệp, tạo động lực
cho nhân viên qua các quyết định thưởng và các chính sách đãi ngộ nhân viên.
- Còn về các trưởng phòng, người trực tiếp làm việc và ra quyết định trực tiếp
tới nhân viên, lại là người có tác động tới tinh thần làm việc của nhân viên. Luôn tạo động
lực làm việc, tạo môi trường để nhân viên có thể phát triển hết khả năng của bản thân.
 Phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị là phong cách dân chủ. Mối quan
hệ giữa ban lãnh đạo và nhân viên khăng khít, tôn trọng lẫn nhau. Ban lãnh đạo là
những người có chuyên môn, kinh nghiệm, được sự quý trọng của nhân viên, từ đó
hiệu quả năng suất khá cao, ít có sự xung đột trong công ty.

1.4. Chức năng kiểm soát
- Quan hệ giữa ban lãnh đạo và nhân viên thân thiện, khăng khít nên công tác
kiểm soát chưa thực sự sát sao và cụ thể.
Tồn tại:
Công ty chưa có báo cáo về năng suất làm việc của từng nhân viên mà chỉ
đánh giá chung chung, đôi khi dựa trên cảm tính.
- Quá trình kiểm soát các hoạt động khác: tiến độ làm việc, nguyên liệu, văn
phòng… còn lơ là, chưa chú trọng cao.
- Đôi khi công ty không thực hiện được mục tiêu đã đề ra, song lại chưa có
biện pháp xử lý, khắc phục.
 Công ty cần nắm chắc được kế hoạch đã đề ra, từ đó có các biện pháp quản trị,
kiểm soát tốt hơn xuyên suốt trong cả quá trình để thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với công ty. Nếu không thu thập được
thông tin liên quan đến công việc, công ty sẽ khó có thể tồn tại và đứng vững. Công ty
chủ yếu thu thập thông tin từ phía khách hàng, nhà cung ứng thông qua các phương
tiện truyền thông, trực tiếp. Đối với đối thủ trạnh tranh, công ty dựa trên hiệu quả của
công ty đó để phán đoán tình hình của đối thủ.
Đối với quyết định quản trị, công ty dựa theo bản chất của vấn đề là lớn, nhỏ hay
vừa. Đối với những vấn đề lớn, công ty chỉ thông qua vài buổi họp để đưa ra quyết
định. Đối với những vấn đề vừa và nhỏ, ban lãnh đạo dựa trên cảm tính cá nhân mà
không có một công cụ nào để ra quyết định quản trị. Điều này đôi khi gây ra sai lầm
trong quá trình ra quyết định, vì đây là bước cuối cùng quyết định rằng công ty có
thành công hay không. Bên cạnh cảm tính trong quá trình làm việc, công ty cần có
những phương pháp, chiến lược cụ thể, rõ ràng để ra quyết định, từ đó hình thành nên
những quyết định đúng đắn, dựa trên nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết, đem lại kết quả


11
tốt nhất.

2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
Công ty nhận định rõ điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó
đưa ra các chiến lược nâng cao điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Các đối thủ cạnh
tranh chính của công ty là những doanh nghiệp vừa và nhỏ phân phối các dòng sản
phẩm tiêu dùng của P&G.
Hoạt động phân tích tình thế môi trường chiến lược do ban quản trị và giám đốc
tiến hành. Tuy nhiên không sử dụng các công cụ hỗ trợ như Efat, Tows… mà chỉ dựa
trên cảm tính.
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Hiện tại, lợi thế cạnh tranh của công ty là chất lượng sản phẩm. Công ty luôn tìm
kiếm những sản phẩm mới nhất, tốt nhất cho khách hàng. Giá cả của dịch vụ phụ thuộc
vào chất lượng, nhu cầu của khách hàng. Công ty nhận thấy rằng chất lượng là điều mà
khách hàng quan tâm nhất, vì thế công ty luôn tìm kiếm thêm những dịch vụ khác biệt
mà giá cả phải chăng để đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
 Định hướng trong những năm tiếp theo, công ty hướng đến phát triển thêm
các cơ sở kinh doanh những tỉnh, thành phố phía trên miền Bắc: Tuyên Quang, Phú
Thọ..... để giúp cho các khách hàng trên đó có thể đặt hàng ngay tại cơ sở, không phải
đi xa để lấy hàng.
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược
2.3.1. Công tác hoạch định chiến lược
Mục tiêu của công ty đến năm 2023 là trở thành một trong những công ty top đầu
trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm tiêu dùng của unilever . Công ty triển khai
chiến lược thâm nhập thị trường, điều này thể hiện qua số liệu bảng nhân lực và nguồn
vốn tăng. Bên cạnh đó, mục tiêu góp phần không nhỏ trong sự phát triển của công ty là
tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, hoàn thiện và phát
triển sản phẩm hơn nữa.
2.3.2. Công tác triển khai chiến lược
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, công ty đã xây dựng, triển khai chiến lược kinh
doanh hiệu quả, phù hợp, dựa trên việc nghiên cứu môi trường, đối thủ cạnh tranh, nhu

cầu của khách hàng có sự thay đổi ra sao, tập trung vào điều gì. Công ty định hướng sẽ
thu thập thông tin phản hồi khách hàng một cách cụ thể từ việc đã sử dụng sản phẩm,
qua các trang web báo đài, mạng xã hội, từ đó nâng cao chất lượng. Công ty có dự
định mở thêm các cơ sở kinh doanh ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Tuyên Quang, Phú
Thọ,.... để gia tăng thị phần cũng như mở rộng quy mô của công ty, tiếp cận tập khách


12
hàng mới.
2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay, công ty đã và đang phát triển đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng
động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết với nghề. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc
quyết định sự thành bại của công ty. Ở điểm này, công ty thực hiện khá tốt, bằng
chứng là nhân viên gắn bó với công ty qua từng năm, hơn nữa, số lượng nhân viên còn
tăng dần, điều này cho thấy công ty thực hiện tốt về bộ phận nhân sự.
Công ty làm tốt năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Hầu hết khách hàng
đặt hàng ở công ty có đánh giá tốt, phản hồi cao về các chương trình ưu đãi của công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty cũng phải đối mặt với các đối thủ đáng gờm phân
phối các sản phẩm của P&G.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
3.1. Quản trị mua
Công ty là nhà phân phối của unilever và castrol, nên các sản phẩm mà công ty
phân phối lấy từ nhà sản xuất. Các sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn,
mẫu mã và cả về thương hiệu cũng không còn xa lạ gì trên thị trường Việt Nam.
Công ty thực hiện khá tốt công tác mua hàng. Các sản phẩm công ty cần sử dụng
như hàng hoá, xe, điều hoà, mực in, máy tính, sổ sách, phần mềm quản lý… Ngoài ra,
công ty còn sử dụng vốn để thuê các kho lưu trữ hàng hoá, xe vận chuyển hàng hoá, tài
xế....
3.2. Quản trị bán hàng
Hoạt động bán hàng được công ty thực hiện khá ổn định. Với đội ngũ nhân viên

giàu kinh nghiệm, trẻ trung thì việc cung cấp sản phẩm tới khách hàng đang dần mở
rộng hơn so với những năm đầu. Bên cạnh đó tận dụng được sự bùng nổ của thương
mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây công đã thành lập hàng loạt gian
hàng trên các trang thương mại điện tử như lazada, shopee, sendo,...chính điều này đã
giúp các sản phẩm mà công ty phân phối đang dần có mặt tại nhiều tỉnh thành, từ đó
vừa thúc đẩy doanh số bán hàng, vừa quảng bá sản phẩm để khách hàng ngày càng
biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn. Cách làm này đã giúp công ty tiết kiệm khá
nhiều thời gian, công sức, chi phí. Nhờ vậy mà qua các năm, số lượng sản phẩm mà
công ty cung cấp được tăng lên, công ty phải đầu tư thêm hàng hoá, xe, vốn để phục
vụ nhu cầu khách hàng.
3.3. Quản trị dự trữ hàng hoá
Có thể đánh giá công tác dự trữ hàng hoá được thực hiện khá tốt. Công ty có kho
để dự trữ hàng hoá số lượng lớn. Các sản phẩm nhập và xuất kho đều được bộ phận kế
toán kho kiểm kê chắc chắn, tránh thiếu sót, hao hụt. Mặc dù trong những ngày lễ, đặc


13
biệt là ngày Tết quá trình làm thủ tục nhập khẩu và công cuộc vận chuyển sản phẩm
chậm so với tiến độ, song công ty vẫn đảm bảo dự trữ đủ hàng để phục vụ cho nhu cầu
của khách hàng.
3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
Nhìn chung, công ty thực hiện khá hiệu quả vì đã đưa đến cho khách hàng được
các sản phẩm khác nhau, để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Song vẫn còn
một số sản phẩm lỗi. Vì là nhà phân phối nên trong quá trình cung cấp sản phẩm tới
tay nhà bán lẻ không tránh khỏi những rủi ro. Ví dụ, một số sản phẩm bị lỗi do nhà sản
xuất, lỗi trong quá trình vận chuyển sản phẩm bị va đập hư hỏng, trong quá trình lưu
kho xảy ra vấn đề ẩm mốc do thời tiết hoặc động vật gặm nhấm cắn phá.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Từ việc phân tích các công việc cần làm, công ty phân công đến từng nhân viên,

dựa vào năng lực, kinh nghiệm và thái độ làm việc. Thái độ quyết định không nhỏ tới
hiệu quả công việc. Công ty luôn bình đẳng trong công việc, nhân viên làm tốt sẽ luôn
giữ vị trí tốt và ngược lại. “ Đúng người, đúng việc” là điều là công ty hướng tới để
thực hiện. Bởi có phân tích công việc đúng, giao đúng người, sử dụng tốt chất xám
mới có thể đạt 100% chất lượng công việc.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Để tuyển dụng nhân lực, công ty thực hiện lên kế hoạch, đăng tin tuyển dụng qua
mạng xã hội, chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn, thử việc và kí hợp đồng chính thức. Quy trình
tuyển đúng rõ ràng, chính xác, không có sự nhảy vọt trong quá trình tuyển dụng. Bởi
vậy cho đến nay, lực lượng lao động của công ty có sự cải thiện, đến năm 2018 công ty
tuyển dụng thêm 2 nhân viên có trình độ sau đại học. Có thể thấy, công ty đang ngày
càng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Sau khi tuyển chọn được nhân lực phù hợp, công ty tiến hành đào tạo. Công ty có
2 tuần đào tạo để nhân viên nắm bắt được nội quy, cách thức, các sản phẩm kinh doanh
và yêu cầu làm việc. Sau đó nhân viên cần thử việc 1 tháng với 85% lương, sau 1
tháng đó công ty có đánh giá năng lực, thái độ và ý thức làm việc để xem xét kí kết
hợp đồng lên nhân viên chính thức. Có thể thấy, công tác tuyển dụng nhân lực được
công ty xây dựng quy trình cụ thể, đảm bảo tuyển được các lao động phù hợp nhất với
doanh nghiệp. Các nhân viên sau khi trúng tuyển được đào tạo lại nhằm phù hợp với
tình hình hoạt động của công ty.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực


14
Công tác đánh giá được công ty thực hiện khá sát sao. Giám đốc công ty rất chú
trọng đến phong cách làm việc của từng nhân viên. Bởi đó là yếu tố cần thiết để sử
dụng cho việc đãi ngộ nhân viên.
Nhân viên trong công ty rất hài lòng với chế độ đãi ngộ. Công ty có thưởng lễ
cao để khuyến khích tinh thần làm việc. Ngoài ra, mỗi tháng công ty đều có buổi liên

hoan doanh số. Trong một năm công ty sẽ đưa ra từ 1-2 chuyến tham quan du lịch,
công ty hỗ trợ đến 70% chi phí cho nhân viên gắn bó trên 6 tháng.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
5.1. Quản trị dự án
Hiện tại, công ty đang tiến hành nghiên cứu phát triển mở rộng thêm các cơ sở
kinh doanh ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Tuyên Quang, Phú Thọ,.... Đây mới chỉ là ý
tưởng của công ty, chưa lên kế hoạch và hướng làm. Và vì quy mô công ty còn đang ở
mức vừa và nhỏ. Dự kiến đến tháng 6 năm 2020 sẽ bắt tay vào làm các dự án này.
5.2. Quản trị rủi ro
Công ty TNHH Lưu Lan cũng tiến hành có các biện pháp để tránh rủi ro trong
kinh doanh. Tuy nhiên, quỹ dự phòng của công ty còn nhỏ. Nhiều khi gặp sự cố công
ty mới bắt đầu nghiên cứu nên có những sự cố công ty vẫn phải đối mặt mà không kịp
né tránh. Điều này đôi khi gây đến bất lợi trong sự phát triển của công ty.
Còn về các rủi ro liên quan đến tài sản thì công ty đã tự trang bị camera, hệ thống
Phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn và phù hợp với công ty để đề phòng những rủi ro
không đáng có.
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh được công ty xây dựng dựa trên tinh thần làm việc tự giác,
chủ động từ đó tạo nên một văn hóa tương tác gắn kết, văn hóa đoàn kết. Các thành
viên trong nhóm kinh doanh, trong các phòng ban sẽ tương tác đưa ra các điểm mạnh,
điểm yếu. Cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung của công ty.
Tuy nhiên, văn hóa này chỉ tồn tại trong những đội nhóm bán hàng xuất sắc.


15
III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Từ những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu Công ty
TNHH Lưu Lan, tôi xin đề xuất hướng đề tài khóa luận như sau:
Đề tài 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Lưu Lan.
Đề tài 2: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Lưu Lan.

Đề tài 3: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng của Công ty TNHH Lưu
Lan.



×