Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.99 KB, 18 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty nhựa cao cấp
Hàng không
Tên công ty : Công ty nhựa cao cấp Hàng không
Tên tiếng anh : Inviation hight – Grade plastic company
Tên viết tắt : APLACO
Địa chỉ : Sân bay Gia lâm – Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 8.271376 – 8.733179 – 8.720893
TEL/FAX : (08)8.487178 – FAX: (84-4)8.730769
Email : - -

Webside :
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Ngày 04/11/1989, xí nghiệp nhựa hoá chất cao su Hàng không -
Tiền thân của Công ty nhựa cao cấp Hàng không hiện nay được thành lập và
chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 732/QĐ-TCHK ngày
04/11/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay Công ty nhựa cao cấp hàng không đã
và đang trở thành Doanh nghiệp đi đầu trong ngành Công nghiệp nhựa Việt
nam. Công ty rất chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để không
ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm (Sản phẩm phục vụ ngành Hàng
không, hàng gia dụng và các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu).
Một số mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Công ty:
-Tiền thân là Xí nghiệp hoá chất nhựa cao su Hàng không, được thành lập
theo Quyết định sô 732/QĐ-TCHK ngày 4/11/1989.
- Đến ngày 21/07/1994, theo Quyết định số 1125 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ
trưởng Bộ GTVT, xí nghiệp được chuyển thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng
không trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
- Ngày 30/06/1997, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không chuyển về trực
thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam theo quyết định số 1025/HĐQT của
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam


- APLACP hiện đang trong giai đoạn chuyển sang hoạt động dưới hình
thức Công ty cổ phần theo quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm mô hình tổ chức Công ty mẹ
- con tại Tổng Công ty Hàng không Việt nam.
1.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu sản xuất của Công ty hiện nay bao gồm 5 phân xưởng, trong đó
có 4 phân xưởng chính là PX phun ép nhựa, PX in màng mỏng, PX công nghệ
cao, PX bao bì và 1 phân xưởng phù trợ là PX cơ khí. 4 phân xưởng chính trên
sản xuất ra toàn bộ sản phẩm cho Công ty: các loại dao thìa dĩa, khay ăn phục
vụ trên máy bay, ly cốc, khăn giấy thơm, khay linh kiện, sàn xe ôtô...Riêng PX
nhựa được coi là PX chủ lực vì cung cấp tới 70% chủng loại sản phẩm. Tại mỗi
PX do đặc tính kinh tế kỹ thuật của từng sản phẩm khác nhau nên co các quy
trình sản xuất không giống nhau và ngay trong phạm vi 1 PX cũng có nhiều quy
trình sản xuất riêng biệt. Song các PX lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
phối hợp đồng bộ trong việc sử dụng NVL đầu vào cũng như khai thác hiệu quả
công suất máy để tạo ra một cơ cấu sản xuất hợp lý nhất cho Doanh nghiệp. Sau
khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty nhựa cao cấp
Hàng không chính thức trở thành một đơn vị hạch toán độc lập. Ban lãnh đạo
Công ty đã rất chú trọng tới việc đầu tư , nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm
trang thiết bị mới, công nghệ sản xuất hiện đại. Tại các phân xưởng những máy
móc tân tiến hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản,
CHLB Đức, Mỹ…dần thay thế cho những máy móc công nghệ của những năm
80 – 90. Đến nay, Công ty đã trang bị được một hệ thống máy móc thiết bị đồng
bộ và hiện đại bao gồm:
- Các máy phun ép nhựa và phun ép tốc độ cao ( xuất xứ tù Đài Loan, Nhật
Bản, Đức )
- Máy phun ép nhựa 2 màu ( xuất xứ từ ITALIA )
- Máy định hình chân không tự động (Xuất xứ từ Đài Loan và Hà Lan)
- Máy đùn màng( xuất xứ từ Hà Lan )
- Máy dập khay nhôm ( xuất xứ từ ITALIA)

- Hệ thống máy thổi, máy cắt, máy in túi PE ( xuất xứ từ Đài Loan )
- Máy in trên sản phẩm nhựa cứng (xuất xứ từ Mỹ )
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn
quốc tế, APLACO có khả năng đáp ứng được các sản phẩm nhựa cao cấp phục
vụ ngành Hàng không và ngành công nghiệp tinh xảo nhất hiện nay.
1.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty hiện nay
 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban
Khi chưa chuyển sang hình thức CPH, hoạt động của Công ty Nhựa cao
cấp Hàng không cũng như cơ cấu bộ máy quản lý được thực hiện theo Luật
Doanh nghiệp Nhà nước. Ở đó Giám đốc là người đứng đầu Công ty, lãnh đạo
và điều hành hoạt động của các phòng ban, phân xưởng.Toàn quyền quyết định
cơ cấu tổ chức và nhân sự, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ giữa
các bộ phận trong Công ty. Giám đốc trực tiệp điều hành hoặc uỷ quyền điều
hành bộ máy quản lý theo chế độ thủ trưởng.
Công ty hiện có 06 phòng chức năng, 06 phân xưởng, 01 chi nhánh phía
nam, 01 văn phòng đại diện tại Autralia:
- Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc cho GĐ về công
tác tài chính của Công ty nhằm quản lý và sử dụng đồng vốn đúng mục đích,
đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Phòng TCCB – LĐTL: Có trách nhiệm tham mưu cho GĐ về các vấn đề liên
quan đến nguồn nhân lực, lương thưởng, các khoản bảo hiểm và chế độ đối với
người lao động trong Công ty.
- Phòng Marketing và tiêu thụ: Phòng gồm 15 thành viên trong đó có 01
trưởng phòng và 14 thành viên (không có phó phòng). Nhiệm vụ chủ yếu của
phòng hiện nay là tập trung vào khâu tiêu thụ và bán sản phẩm cho Công ty.
Ngoài ra cũng đang từng bước xây dựng một bộ phận chuyên trách về mảng
Marketing, giới thiệu quảng bá và mở rộng thị trường cho các chủng loại sản
phẩm.
- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho GĐ về quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập
khẩu, xây dựng các chiến lược ngắn và dài hạn đồng thời chịu trách nhiệm về kế

hoạch đầu ra, đầu vào cho sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật: Gồm 04 nhân viên chịu trách nhiệm về sự hoạt động của máy
móc công nghệ trong Công ty, thiết kế mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của
khách hành, triển khai thực hiện về kỹ thuật mẫu mã sản phẩm mới. Đồng thời
tham mưu cho GĐ trong việc đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị công nghệ
- Phòng chất lượng: Được thành lập từ năm 2000 với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm
tra và theo dõi chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra.
- Các Phân xưởng: Là các đơn vị sản xuất chính của Công ty, tổ chức sản
xuất hoàn chỉnh sản phẩm nhựa. Tại các phân xưởng đều thực hiện việc sản
xuất theo lệnh sản xuất của phòng Kế hoạch.
Chi nhánh tại TP.HCM: là đơn vị thành viên hạch toán báo sổ, trực thuộc Công
ty nhựa cao cấp Hàng không.
 Sơ đồ bộ máy điều hành Công ty
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty nhựa cao cấp Hàng không
1.2.1. Đặc điểm về lao động và tiền lương
 Cơ cấu lao động của Công ty
Bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại.
Ban lãnh đạo Công ty cũng đặc biệt chú trọng chăm lo đến nguồn lực con
người, coi đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của Công ty
trong mọi thời kỳ. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực được đặt lên
hàng đầu, hàng năm tổ chức các cuộc thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho
cán bộ đi học tập nâng cao trình độ đồng thời phát huy những sáng kiến cải tiến
kỹ thuật… Thông qua đó sắp xếp người lao động vào những vị trí thích hợp
nhằm tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý nhất.
Bảng 01: Tổng hợp nguồn nhân lực
TT Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
I Tổng số CBCNV 255 100 247 100
1 Lao động trực tiếp 180 70 152 62

2 Lao động gián tiếp 75 30 95 48
II Cơ cấu về giới tính
1 Nam 110 43 103 42
2 Nữ 145 57 144 58
III Cơ cấu về trình độ học vấn
1 Trên ĐH 3 1.17 3 1.21
2 Đại học 32 12.5 35 14.17
3 Trung cấp 50 19.6 41 16.6
4 Trung hoc 170 66.7 168 68.02
Nguồn: Phòng TCCB – LĐTL
Nhìn chung cơ cấu lao động trong toàn Công ty là tương đối ổn định, mức
thay đổi hàng năm không đáng kể. Tuy nhiên tỷ trọng của lao động gián tiếp so
với tổng số lao động lại ở mực khá cao và có xu hướng tăng lên (30% năm 2004
và 48% năm 2005). Công ty cần có biện pháp xắp xếp lại cơ cấu lao động theo
hướng giảm tỷ trọng lao động gián tiếp để nâng cao hiệu quả SXKD.
 Tiền lương và tổng quỹ lương
Bảng 2: Tổng hợp tiền lương
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
So
sánh
2003 2004 2005
Lao động bình quân Người 230 255 247
Tổng quỹ lương Tr. đồng 479 552 628 14
Thưởng xuất khẩu Tr. đồng 62 67 78 16.4
Thu nhập bình
quân/năm
Ngh.
đồng/người
1.841 1.915 2.250 17

Nguồn: Phòng TCKT
Ngoài quỹ tiền lương chính thưc theo cấp bậc (thời gian và sản phẩm),
người lao động còn được hưởng nhiều chế độ khen thưởng, nhiều khoản phụ
cấp…Do đó tổng quỹ lương của Công ty bao gồm:
- Tiền lương người lao động được hưởng theo quy định
- Các khoản khen thưởng: Thưởng xuất khẩu, thưởng hoàn thành kế hoạch,
thưởng cán bộ tiên tiến xuất sắc…
- Phụ cấp: Chế độ ăn ca, trợ cấp độc hại, làm thêm giờ, ngoài giờ, lễ tết, ốm
đau…
- Chế độ BHYT

×