Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.86 KB, 18 trang )

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
I. BẢNCHẤTCỦATIỀNLƯƠNG
1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Có nhiều
quan điểm khác nhau về tiền lương phụ thuộc vào các thời kỳ khác nhau và góc
độ nhìn nhận khác nhau.
Quan điểm cũ:
Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân được phân phối cho người
lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Theo quan
điểm này, chếđộ tiền lương mạng nặng tính phân phối cấp phát. Tiền lương vừa
được trả bằng tiền vừa được trả bằng hiện vật hoặc dịch vụ thông qua các chếđộ
nhàở, y tế, giáo dục và các khoản phúc lợi không mất tiền hoặc mất tiền không
đáng kể. Chếđộ tiền lương này mang nặng tính bao cấp và bình quân nên nó
không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủđộng của người lao
động và xem nhẹ lợi ích thiết thực của người lao động. Do đó không gắn lợi ích
với thành quả mà họ sáng tạo, vì thế tiền lương không đảm bảo nguyên tắc phân
phối theo lao động.
Quan điểm mới:
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi người lao động làm công ăn
lương trong xã hội, có thể kể cả Giám đốc, đều là những người làm thuê cho các
ông chủ hoặc Nhà nước. Sức lao động được nhìn nhận như là một loại hàng hoá
và do vậy tiền lương không phải là cái gì khác mà nó chính là giá cả sức lao
động. Thật vậy, sức lao động là cái vốn có của người lao động, người sử dụng
lao động lại cóđiều kiện và muốn sử dụng nóđể tạo ra của cải vật chất. Do vậy,
người sử dụng sức lao động phải trả cho người sở hữu sức lao động (người lao
động) một số tiền nhất định đểđổi lấy tiền sử dụng sức lao động của người lao
động. Về phía người lao động mà nói thì họđem bán sức lao động cho người sử
dụng lao động để có một khoản thu nhập.
Vậy giữa người sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ


mua bán và cái dùng để trao đổi mua bán ởđây là sức lao động. Giá cả của sức
lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động,
hay nói cách khác tiền lương chính là giá cả của sức lao động.
Theo cơ chế thị trường, ngoài quy luật phân phối theo lao động, tiền
lương còn phải tuân theo các quy luật khác như quy luật cạnh tranh, quy luật
cung cầu vì tiền lương (giá cả sức lao động) do thị trường quy định nhưng quy
luật phân phối theo lao động là quy luật cốt yếu.
Với quan điểm mới này về tiền lương (tiền công) nhằm trảđúng với giá
trị sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương triệt để hơn, xoá bỏ tính phân phối cấp
phát và trả lương bằng hiện vật. Đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích
cá nhân như trước kia, tiền lương (tiền công) phải được sử dụng đúng vai tròđòn
bẩy kinh tế của nó, kích thích người lao động gắn bó hăng say với công việc.
Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý.
Chúng ta biết rằng để sản xuất thì cần có các yếu tố của quá trình sản xuất. Là
một yếu tốđầu vào nhưng sức lao động không giống như những yếu tố khác, sức
lao động đưa các yếu tố của sản xuất vào hoạt động, cải biến hình thức, tính
chất cơ lý hoá của đối tượng lao động và biến chúng thành sản phẩm. Người sử
dụng lao động phân phối thu nhập cho các yếu tố chi phí không đủđảm bảo
bùđắp lại các chi phí mà còn phải tính đến hiệu quả do các yếu tốđó mang lại.
Tiền lương là một công cụđể người quản lý thực hiện quản lý con người,
sử dụng lao động có hiệu quả.
Tiền lương là yếu tố kích thích xúc tiến sự phát triển kinh tế. Tiền lương
làđộng cơ hoạt động của người lao động được người quản lý dùng đểđiều khiển
người lao động hoạt động đúng hướng.
Nhằm mục đích kết hợp hài hoà ba lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và
cá nhân người lao động, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phân phối thu
nhập, tiền lương là khoản thu nhập chính đáng của người lao động. Tiền lương
là phương tiện để duy trì và khôi phục năng lực lao động trước, trong và sau quá
trình lao động (Tức làđể tái sản xuất sức lao động). Tiền lương nhận được là
khoản tiền họđược phân phối theo lao động mà họđã bỏ ra.

Nói tóm lại, tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Tiền lương được
biểu hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng sức lao động phải căn cứ vào
số lượng, chất lượng lao động của người lao động cũng như mức độ phức tạp,
tính chất độc hại của công việc để tính và trả lương cho người lao động.
Tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động nếu nó là một khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Do vậy, nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
tiền lương còn được chủ doanh nghiệp dùng như là một công cụ tích cực đến
người lao động. Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động
và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sởđể tăng
tiền lương, đồng thời phần tiết kiệm được do tăng năng suất lao động được dùng
để tăng lương lại làđộng lực thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tiền lương là lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự
cống hiến sức lao động của họ. Vậy trả lương xứng đáng với sức lao động mà
họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan
tâm hơn nữa đến kết quả lao động của họ. Từđó tạo điều kiện tăng năng suất lao
động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương:
2.1. Yêu cầu:
Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần phải đạt được các yêu
cầu sau:
Một là:Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Hai là: Làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao.
Ba là:Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Đảm bảo tính công bằng
cho người lao động.
Doanh nghiệp phải lo được cho người lao động có tiền lương cao hơn
tiền lương tối thiểu hiện hành. Tiền lương phải đủ cho nhu cầu của người lao

động, nó phải đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và vật chất của người lao
động. Tiền lương được trả phải dựa vào sự cống hiến sức lao động khác nhau...
2.2 Chức năng của tiền lương:
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ
kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động. Nó bao gồm
các chức năng sau:
- Tiền lương là một công cụđể thực hiện chức năng phân phối thu nhập
quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao
động.
- Nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương trao
đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho tiêu dùng của người lao động
- Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ
phận quan trọng về thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao
đông, do đó là một công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nóđể
thúc đẩy người lao động trong công việc, hăng hái lao động và sáng tạo, coi như
là một công cụ tạo động lực trong lao động.
Như vậy tiền lương có vai trò rất quan trọng. Trong việc phải giải quyết
các vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ và sự tác động qua lại với nhiều vấn
đề kinh tế khác, đặc biệt với sự phát triển của xã hội và nâng cao năng suất lao
động. Trong doanh nghiệp tiền lương phải bảo đảm được sự công bằng và
khuyến khích người lao động tăng khả năng làm việc...
3. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương:
3.1. Trả công ngang nhau cho lao động như nhau:
Nguyên tắc này được đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong công
việc trả lương cho người lao động. Hai người có tay nghề và năng suất lao động
như nhau thì phải được trả lương như nhau, không có sự phân biệt đối xử về
giới tính và tuổi tác. Thực hiện nguyên tắc này nhằm xoáđi sự lạm dụng những
tiêu cực bất hợp lýđể hạ thấp tiền lương của người lao động.
3.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân:
Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là

nguyên tắc quan trọng trong tổ chức tiền lương. Vì có như vậy mới tạo cơ sở
giảm giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ. Có nhiều nhân tố tác động đến mối
quan hệ này cho phép thực hiện được nguyên tắc trên. Tiền lương bình quân
tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động
(Nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động...). Năng
suất lao động tăng không phải là chỉ có do những nhân tố trên mà còn trực tiếp
phụ thuộc vào nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên). Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng là có
khả năng khách quan hơn tăng tốc độ của tiền lương bình quân. Tuy nhiên, khi
xem xét việc tăng tiền lương cần phải xem xét hai khía cạnh tăng tiền lương
đểđảm bảo đời sống cho người lao động nhưng cũng phải phù hợp với tăng
năng suất lao động. Có như vậy mới không rơi vào tình trạng “ăn vào vốn”.
Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong nội bộ
doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì không còn con
đường nào khác ngoài việc làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn
tốc độ tăng tiền lương bình quân. Vi phạm nguyên tắc trên tạo nên những khó
khăn trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân:
Trình độ lành nghề bình quân của những người lao động, điều kiện lao
động vàý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau
vàđiều này cóảnh hưởng tới tiền lương bình quân của người lao động. Đương
nhiên những nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật nhiều hoặc có vị trí mũi
nhọn trong nền kinh tế thì mức lương trả cho những người lao động trong các
ngành này phải cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, việc trả lương cao
như thế nào để tránh sự chênh lệch quá mức góp phần vào sự phân hoá giầu
nghèo trong xã hội làđiều cần lưu ý. Tiền lương trảđúng sức lao động sẽ khuyến
khích người lao động làm việc. Tiền lương trả cao hơn sẽ làm giảm năng suất
lao động. Vì vậy, khi trả lương cho người lao động cần thực hiện đúng các
nguyên tắc của tiền lương.

II. CÁCHÌNHTHỨCTRẢLƯƠNG:
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian rất dễ bị vi phạm nguyên tắc thứ nhất
vì theo hình thức này người ta trả lương cho người lao động dựa vào thời gian
làm việc của người lao động và bậc lương của họ. Do đó tiền lương không gắn
trực tiếp với kết quả sản xuất của người lao động. Vì vậy nó gây nên một hiện
tượng khó tránh khỏi là người lao động vì thu nhập của mình chỉ cần tìm cách
nâng cao cấp bậc chức vụ mà không cần nâng cao trình độ lành nghề. Đểđảm
bảo ba nguyên tắc của tổ chức tiền lương vấn đềđặt ra là cần xác định trình độ
lành nghềđể xác định được hệ số lương của họ. Từđóđối chiếu vào thang lương
cấp bậc để tính ra suất lương thời gian theo bậc chính xác. Cách tính suất lương
thời gian theo cấp bậc như sau:
S giờ i = S giờ 1 x Ki
S ngày i = S ngày 1 x Ki
S tháng i = S tháng 1 x Ki
Trong đó:
S giờ i, S ngày i, S tháng i, là mức lương (Suất lương) giờ, ngày, tháng
của công nhân bậc i, ký hiệu chung là STGi. S giờ 1, S ngày 1, S tháng 1 là mức
lương của công nhân bậc 1 được quy định ở thang lương.
Ki là hệ số lương của công nhân bậc i vàđược quy định ở thang lương.
Sau khi tính được S giờ i, S ngày i hay S tháng i ta tính được lương thời gian
theo công thức sau:
Đểđảm bảo tính lương đúng thì việc xác định STG i và thời gian làm
việc phải chính xác. Có nghĩa là phải xác định trình độ lành nghề của người lao
động (Cấp bậc) và thời gian làm việc thực tế của họ. Hình thức trả lương theo
thời gian gồm hai chếđộ: Theo thời gian đơn giản và theo thời gian có thưởng.
1.1 Chếđộ trả lương theo thời gian đơn giản:
Chếđộ trả lương theo thời gian là chếđộ trả lương mà tiền lương nhận
được của mỗi người lao động do mức lương thời gian (STG i) cao hay thấp và
thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định, tiền lương được tính theo

công thức nêu ở trên, ngoài ra không còn khoản nào khác. Chếđộ này có nhiều
Lương TG i = STG i x Thời gian làm việc thực tế

×