Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FORMACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.48 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
FORMACH
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ.
Đặc điểm về địa lý: Thanh trì là một huyện đồng bằng thuộc Ngoại thành
Hà Nội, nằm ở phía nam của thủ đô, đây là một đầu mối giao thông quan trọng,
là cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía tây và phía nam tiếp giáp với tỉnh
Hà Tây, phía đông tiếp giáp với sông Hồng và tỉnh Hưng Yên. Tổng diện tích tự
nhiên của huyện là 79.9 km
2
. Với địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho giao
thông đi lại, việc chuyên chở và vận chuyển hàng hoá thuận tiện. Huyện Thanh
Trì là một huyện ngoại thành sát với thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều trường
đại học với nguồn nhân lực rồi rào, năng động nên công ty cổ phần Formach có
thể rất dễ tiếp cận với nguồn nhân lực này.
Dân số: Dân số huyện Thanh Trì tính đến hết năm 2003 là 227.800
người. Dân tộc kinh là chủ yếu, mật độ dân cư trung bình là 2852 người/km
2
đây là mật độ tương đối cao. Dân số chủ yếu là làm nông nghiệp, tỷ lệ dân
thành thị thấp.
Tình hình kinh tế xã hội: Trong một vài năm gần đây huyện Thanh Trì đã
có nhiều thay đổi, khu vực thị trấn đã thay đổi từng ngày, đời sống người dân
đã ổn định và từng bước được nâng cao. Các khu đô thị mới như Linh Đàm và
Định Công đã đi vào sử dụng và đã dần ổn định, nơi đây tạo thành một điểm
sáng về phát triển đô thị của huyện Thanh Trì cũng như thành phố Hà Nội.
Trong định hướng phát triển chiến lược 2000-2020, huyện Thanh Trì sẽ có các
khu công nghiệp tập trung và Nhà ga Hà Nội sẽ được chuyển về huyện Thanh
Trì. Đây là một môi trường kinh tế sôi động, đòi hỏi công tác Quản trị nhân sự
của công ty cổ phần Formach phải năng động, nhanh nhậy để bắt kịp với quá
trình phát triển chung của huyện Thanh Trì.
1


Với những đặc điểm về địa lý, dân số về kinh tế xã hội như đã nêu Công
tác Quản trị nhân lực của công ty cổ phần Formach có một số thuận lợi và khó
khăn sau:
Thuận lợi:
Công ty cổ phần Formach ở gần các trường Đại học và các trường dạy
nghề nên hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn được nhiều ứng viên với chất lượng
cao. Tiếp cận được đội ngũ trí thức trẻ, năng động.
Mặt khác quá trình đào tạo và phát triển nhân lực cũng rất thuận lợi,
không những đối với các cán bộ công nhân viên trong công ty được cử đi học
mà ngay cả những cán bộ công nhân viên trong công ty tự đi học để nâng cao
trình độ.
Khó khăn:
Chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các thành phần kinh tế khác trong việc
tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực. Công ty nằm ở khu vực ngoại thành nơi có
nhiều trụ sở của các công ty khác do đó việc tuyển mộ, tuyển chọn luôn phải
chịu sự cạnh tranh của các công ty trong địa bàn như Công ty Pin Văn Điển,
Công ty Thương mại Thanh Trì, Công ty cổ phần Nam Long…
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FORMACH ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Formach.
Công ty cổ phần cơ khí lâm nghiệp viết tắt là Formach, tiền thân là công
ty cơ khí lâm nghiệp, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc
tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VinaFor) Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn, được cổ phần hoá từ tháng 5/2001 theo nghị định số : 44/1998/NĐ-
CP ngày 29/6/1998 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần và quyết định số : 595/QĐ/BNN-TCCB ngày 23/2/2001
của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, công ty cơ khí lâm
nghiệp được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Formach.
2
Tiền thân của công ty cơ khí Lâm nghiệp là xưởng sửa chữa ôtô 19/3 của

Bộ Lâm nghiệp thành lập năm 1964, Có nhiệm vụ sửa chữa ôtô, gia công cơ
khí, chế tạo máy chế biến gỗ, sau đổi thành nhà máy cơ khí 19/3.
Năm 1982, nhà máy cơ khí 19/3 được nhà nước đầu tư khôi phục mở
rộng mặt bằng sản xuất, lắp thêm thiết bị gia công cơ khí lớn, sản xuất cơ khí
phục vụ ngành Lâm nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác. Nhà máy được
đổi tên thành Nhà máy chế tạo máy Lâm nghiệp.
Năm 1986, Bộ Lâm nghiệp quyết định sáp nhập các nhà máy cơ khí
trong ngành thành Liên hiệp xí nghiệp cơ khí Lâm nghiệp chọn nhà máy chế
tạo máy Lâm nghiệp làm trung tâm.
Năm 1992, Bộ Nông nghiệp sáp nhập một số đơn vị trong ngành lâm
nghiệp vào Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí Lâm nghiệp và đổi tên thành Tổng
công ty Cơ khí Lâm nghiệp.
Năm 1995, Bộ Lâm nghiệp sáp nhập Công ty kinh doanh cơ khí lâm
nghiệp vào Nhà máy cơ khí Lâm nghiệp đổi tên thành Công ty cơ khí Lâm
nghiệp.
Năm 1997, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sát nhập nhà máy cơ
khí Tam Hiệp vào công ty cơ khí Lâm nghiệp.
Công ty cổ phần Formach được thành lập theo quyết định số
595/QĐ/BNN-TCCB ngày 23/2/201 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Tên giao dịch Formach company, trụ sở chính được đặt tại thị trấn Vân
Điển - Thanh Trì - Hà Nội
Sản phẩm truyền thống của các đơn vị- vốn là tiền thân của công ty
Formach là máy chế biến gỗ, từ những máy chế biến gỗ đơn giản công ty đã sản
xuất và liên kết cùng với một số đơn vị trong nước sản xuất hàng loạt máy chế
biến gỗ xuất sang Liên Xô (cũ) trong những năm 1990-1991 và sau này nâng
lên những máy có độ chính xác cao hơn như máy bào bốn mặt B4-620,B4M-
3
420 .... tương đương với chất lượng nhập của Đài Loan được thị trường trong
nước và nước ngoài tín nhiệm. Máy đã được xuât đi cac nước như : Đài Loan,
Thái Lan, Canada, Cônggô, Myanma, Lào, úc... Chế tạo hệ thống dàn đỡ phôi

cho công ty Licosa, công ty chế biến lâm sản Tây nguyên, máy cắt cạnh van
dăm cho công ty chế biến gỗ Sơn La.
Trong những năm gần đây công ty đã thiết kế, chế tạo được một số thiết
bị phụ trợ, thiết bị phi tiêu chuẩn phục vụ cho các dây chuyền sản xuất ván
dăm, ván ép đặc biệt là dự án lớn nhà máy ván dăm Thái Nguyên và nhà máy
MDF Gia Lai do chủ đầu tư là Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì.
Công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho nhiệm
vụ thiết kế, chế tạo các thiết bị nâng hạ từ năm 1974, từ đó đến nay sản phẩm
cầu trục, cổng trục trở thành sản phẩm truyền thống của công ty, các sản phẩm
này đã đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị trong và ngoài ngành Lâm
nghiệp. Ngoài việc cung cấp thiết bị nâng cho thị trường nội địa, Công ty đã
chế tạo và lắp đặt cổng trục cho Lào, Campuchia, Thái Lan.
Công ty đã cung cấp cho liên doanh ô tô Mê Kông -HN 13 thiết bị nâng,
công trình đã hoàn thành với chất lượng tốt, được ngài Katabe - Chủ tịch Hội
đồng quản trị liên doanh Mê Kông cấp bằng khen đăc biệt.
Formach đã lăp đặt được những cầu trục các loại cho ngành kinh tế của
Bộ Quốc Phòng như Z153, Z157, Z183, X50 Hải quân - Đà Nẵng.
Công ty đã thiết kế, chế tạo được những cầu trục cho các công ty như:
HACIPCO, MIDECO, SANYO Biên Hoà, ISUZU Gò Vấp, và bể công nghệ
cho liên doanh sản xuất ôtô DAEWOO, EBARA Hải Dương, XNLH Ba Son-
TP Hồ Chí Minh, HANVICO- Hàn Quốc, công ty kính nổi Việt _ Nhật,
HONDA, HINO MOTORS Việt Nam,TODA, công ty cũng đã chế tạo hoàn
chỉnh hệ thống cầu trục điều khiển từ xa tại HYUNDAI HEAVY
INDUSTRIAL Co.,Ltd, LG VINA,VJE Hải Phòng.
4
Đặc biệt, sau khi thị sát năng lực sản xuất và lượng vật tư dự trữ có tại
Formach lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cục, vụ
chức năng đã chỉ thị Công ty Formach chế tạo, lắp đặt các kết cấu thép khu vực
sản xuất chính cho các nhà máy mía đường như : Sơn Dương - Tuyên Quang,
Sơn La, Linh Cảm - Hà tĩnh với công suất 1.000 tấn/ ngày. Kết cấu thép nhà

mày đương Quảng Bình, thiết bị phi tiêu chuẩn và cầu trục nhà máy đường
Lam Sơn - Thanh Hoá , Nông Cống Thanh Hoá, Quảng Ngãi ....
Trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp, với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm
đã chịu khó tìm tòi vươn ra thị trường, Formach đã trúng thầu xây lắp hệ thống
xử lý nước thải bênh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình, trung tâm y tế lao động
ngành than, Trung tâm y tế thị xã Cẩm phả, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên,
Bệnh viên Bãi Cháy - Quảng Ninh, hệ thống kho và sản xuât phụ nhà máy tinh
bột Việt Trì, hệ thống liên huyện Đông Ngũ - Đại Dực - Quảng Ninh.
Để nâng cao khả năng chế tạo và chất lượng sản phẩm, Công ty cổ phần
Formach đã không ngừng cải tiến kỹ thuật quy trình công nghệ gia công giám
sát chặt chẽ tiến trình thực hiện của người công nhân. Công ty đa mạnh dạn đổi
mới đầu tư thêm trang thiết bị : máy công cụ, máy hàn tự động và bán tự động,
máy cắt plasma, máy cắt tôn lớn, máy dập góc, máy tiện băng dài......Mở rộng
mặt bằng sản xuất, tăng giá tri sử dụng hữu ích mặt bằng nhà xưởng hiện có
bằng cách bố trí lại dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị đồng thời mở rộng
mặt bằng ngoài nhà xưởng.
Trong những năm gần đây, Công ty Formach đã áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng ISO9001-2000 để nhằm làm hài lòng khách hàng về kỹ thuật,
chất lượng, tiến độ cung cấp và giá cả hợp lý của sản phẩm là mục tiêu hàng
đầu - Quyết định thành công và phát triển của công ty. Qua thời gian triển khai
công tác xây dựng các tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO9001-2000 công ty Formach đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu
5
chuẩn - QUACERT cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn số HT492.03.18
ký ngày 8/5/2003.
2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai
năm 2002 và 2003.
Biểu1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu Đơn
vị

Năm 2002 Năm 2003 So sánh
2003/2002
Tổng doanh thu Triệu
đồng
120.587,3 146.739,6 26.152,3
1. Doanh thu thuần Triệu
đồng
120.581,5 146.733,3 26.151,8
2. Lợi nhuận gộp Triệu
đồng
10.398,4 22.013,8 11.615,4
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp
Triệu
đồng
1.306,4 5.623,5 4.317,1
4. Tổng vốn sản xuất kinh
doanh
Triệu
đồng
155.000 180.000 25.000
5. Tổng số lao động Người 582 620 38
6. Thu nhập bình quân/ tháng Triệu
đồng
0,98 1 0.02
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính công ty cổ phần Formach)
Qua biểu 1 chúng ta thấy tổng doanh thu của năm 2003 tăng so với năm
2002 là 26.152,3 triệu đồng, doanh thu thuần tăng 26.151,8 tức là tăng 17,8%,
đây là một con số rất lớn nó phản ảnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
là rất tốt. Lợi nhuận gộp cũng đã tăng lên 11.615,4 triệu đồng, điều này cho

thấy các khoản chi phí nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
sản xuất chung của công ty trong năm 2003 so với năm 2002 là giảm. Tổng vốn
sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2003 cũng đã tăng so với năm 2002
6
là 25.000 triệu đồng, tổng số lao động trong năm 2003 cũng đã tăng 38 người,
điều này cho ta thấy quy mô của Công ty đã tăng lên
Nhận xét: Bằng phương pháp trực quan, nhìn vào bảng số 2 ta thấy các
chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối ổn định. Các
chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng hoặc nếu có giảm thì chỉ rất ít. Điều này góp
phần vào việc nâng cao nguồn vốn kinh doanh của công ty. Trong những năm
vừa qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt,
nhờ đó mà doanh thu của công ty được nâng cao dẫn tới thu nhập của người lao
động trong công ty được nâng lên góp phần cải thiện đời sống của họ.
2.3 Một số đặc điểm của công ty cổ phần Formach ảnh hưởng đến
Quản trị nhân sự.
2.3.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Formach
Cơ cấu tổ chức quản trị của công ty cổ phần Formach gồm :
- Hội đồng quản trị có 7 thành viên.
- Ban giám đốc Công ty có 4 thành viên.
Tiến sĩ Lê Bá là Chủ Tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ công ty, giúp việc cho
Tổng giám đốc có 3 phó tổng giám đốc, 01 trợ ký tổng giám đốc và 01 thư ký
Tổng giám đốc.
Các phòng quản lý của Công ty
+ Phòng Kế toán tài chính
+ Phòng Tổ chức Hành chính
+ Phòng Kế hoạch đâu tư
+ Phòng Kỹ thuật - KCS
+ Phòng Kinh doanh nôi địa
+ Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu I và II
Các đơn vị thuộc công ty

+ Xí nghiệp thiết bị nâng đặt tại Văn phòng trung tâm
+ Xí nghiệp xe máy Formach đặt tại Văn phòng trung tâm
7
+ Xí nghiệp cơ khí xuất khẩu Formach tại Tam Hiệp
+ Xí nghiệp Formach Tam Hiệp
+ Xí nghiệp Formach Sài Gòn
+ Xí nghiệp cơ điện
+ Xí nghiệp Đúc
+ Xí nghiệp Xây lắp Formach
+ Trung tâm công nghệ môi trường Formach
+ Chi nhánh Formach Hà Nội
+ Chi nhánh Formach Thành phố Hồ Chí Minh
+ Trường đào tạo nghề Formach.
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của công ty là tương đối phức tạp, ngoài tổng
công ty được đặt tại Thanh Trì, Hà Nội công ty còn có các đơn vị thành viên
được đặt ở nhiều nơi trong đó có đơn vị được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác Quản trị nhân sự khiến cho Công
ty rất khó khăn trong việc quản lý nhân sự của mình. Mỗi khi Công ty yêu cầu
số liệu báo cáo về tình hình lao động, chẳng hạn đánh giá công tác của người
lao động để có thể tiến hành tinh giản biên chế hoặc khen thưởng động viên,
tăng lương cho người lao động, phòng Tổ chức hành chính lại chuyển công văn
xuống từng phòng ban, đơn vị yêu cầu kê khai, điều này rất mất thời gian và
gây tốn kém.
2.3.2 Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần
Formach.
Hiện nay công ty đang hoạt động trong 1 số ngành nghề:
1. Thiết kế chế tạo các máy chế biến gỗ, máy lâm nghiệp, các sản phẩm
cơ khí phục vụ ngành lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác.
2. Thiết kế, chế tạo các thiết bị nâng hạ, chuyển tải.
3. Sản xuất kết cấu thép, lắp dựng nhà xưởng va thiết bị

4. Sản xuất lắp ráp ô tô , xe máy.
8
5. Chế biến gỗ và lâm sản khác.
6. Cán kéo thép.
7. Xây lắp các công trình phục vụ giao thông nông thôn lâm nghiệp, thi
công các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện nhỏ.
8. Sản xuất vật liệu xây dựng.
9. Làm các loại đường bán thấm nhập nhựa.
10. Kinh doanh xuất nhập khẩu lâm nghiệp, nông nghiệp ( kể cả gạo ),
thuỷ sản và sản phẩm cơ khí.
11. Dịch vụ cung ứng vật tu kỹ thuật, thiết bị phục vụ các ngành kinh tế
quôc dân.
12. Dịch vụ xăng dầu.
13. Kinh doanh và nhập khẩu phân bón.
14. Dịch vụ xuất khẩu lao động (đang xin giấy phép).
Nhận xét: Như vậy công ty cổ phần Formach có 14 ngành nghề kinh
doanh bao gồm 9 ngành trực tiếp sản xuất và 5 ngành nghề kinh doanh. Điều
này cho chúng ta thấy được thị trường hàng hoá rộng lớn của công ty, nó giúp
công ty dễ dàng hơn trong việc thực hiện các mục tiêu lợi nhuận của mình
nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho công tác Quản trị nhân sự tại
công ty. Là một Công ty kinh doanh đa ngành nghề nên để có được một chương
trình hoạch định và tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực cụ thể, thống nhất cũng như
việc phân bổ nguồn nhân lực sao cho hợp lý là hết sức khó khăn.
2.3.3 Đặc điểm về lao động tại công ty cổ phần Formach
9
Biểu 2: Cơ cấu nhân lực tại công ty cổ phần Formach
ngày 31/12/2003
Đơn vị Số
người
Giới tính Trình độ

Nam Nữ Khác Trung
cấp
Đại học và
trên ĐH
Trung tâm 389 317 72 268 31 91
Formach Hà Nội 20 20 0 11 4 5
Formach Tam Hiệp 54 45 9 32 7 15
Xí nghiệp xây lắp
Formach
17 17 0 11 1 5
Trung tâm môi
trường
11 5 6 9 1 0
Xí nghiêp Formach
Sài Gòn
35 24 11 17 6 12
Tổng số 526 428 98 348 50 128
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Formach)
Nhìn vào biểu trên ta có thể thấy tổng số lao động của công ty tại thời
điểm ngày 31/12/2003 là 526 người. Về giới tính gồm có 428 nam và 98 nữ, tỷ
lệ lao động nam là (428/526)= 0,81 chiếm 81% tổng số lao động trong toàn
công ty, tỷ lệ lao động nữ là (98/526)= 0,19 chiếm 19% tổng số lao động toàn
công ty. Việc có tỷ lệ lao động nam chiếm đa số trong công ty là một thuận lợi
cho Công ty, do yếu tố về thể chất mà lao động nam có thể làm việc năng suất
hơn trong điều kiện ngành nghề của công ty, cũng như việc có thể làm thêm giờ
giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc sử dụng nhân lực. Tỷ lệ cán bộ có
trình độ đại học và trên đại học là 24,3% và trình độ trung cấp là 9,5%.
10
3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN FORMACH.

3.1Việc phân tích công việc tại công ty.
Hoạt động phân tích công việc tại Công ty cổ phần Formach không được
thực hiện. Hiện Công ty chưa có bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn thực
hiện công việc, tại đây công việc chỉ được thực hiện theo ý thức chủ quan của
người thực hiện công việc. Nên việc thực hiện công việc còn mang tính chất tự
phát.
Việc không có bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công
việc sẽ gây khó khăn cho các hoạt động khác của công tác Quản trị nhân sự.
Để hoạt động phân tích công việc thực sự có hiệu quả, làm nền tảng cho
các hoạt động của công tác Quản trị nhân sự sau này, đòi hỏi Công ty phải tiến
hành phân tích tất cả các chức danh công việc hiện có của Công ty.
Tại công ty cổ phần Formach gồm hai loại công việc chủ yếu đó là công
việc cho lao động trực tiếp và công việc cho lao động gián tiếp. Công việc cho
lao động trực tiếp là các công nhân trực tiếp sản xuất tại các xí nghiệp. Số còn
lại là lao động gián tiếp bao gồm các cán bộ quản lý và các nhân viên trong các
phòng ban trực thuộc công ty.
Hai lực lượng lao động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể
tách rời nhau, để thực hiện công việc một cách linh hoạt nhịp nhàng và có hiệu
quả cần phải có mối quan hệ mật thiết này.
Các chức danh công việc cụ thể của công ty bao gồm:
Chức danh lao động trực tiếp:
 Công nhân viên.( những nhân viên trực tiếp sản xuất tại các phân
xưởng)
Chức danh lao động gián tiếp:
 Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.
 Giám đốc, phó giám đốc các xí nghiệp thành viên.
11

×