Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số THỦ THUẬT GIÚP học SINH PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG đọc HIỂU môn TIẾNG ANH ở TRƯỜNG THCS t t năm căn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.85 KB, 12 trang )

MỘT SỐ THỦ THUẬT GIÚP HỌC SINH PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG THCS T.T NĂM CĂN.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong 6 năm ở trường THCS, bản thân tôi nhận thấy : Việc dạy - học môn tiếng
Việt sao cho chuẩn, và làm cho học sinh ham thích học đã là khó, chứ chưa nói gì đến
môn tiếng Anh. Việc dạy môn tiếng Anh còn khó khăn hơn nhiều khi tôi đảm nhiệm
công tác ở trường là vùng sâu, vùng xa. Ở đây điều kiện về cơ sở vật chất cho bộ môn
tiếng Anh còn thiếu rất nhiều. Đã vậy, điều kiện giao tiếp bằng tiếng Anh lại càng
không hề có. Bên cạnh đó, thì ở trường chúng tôi sĩ số học sinh trên lớp lại đông, mỗi
lớp từ 35đến 40 em, nên khó kiểm soát, quan tâm đến từng em học sinh để xử lý lỗi
của các em trong quá trình học tập một cách triệt để, dẫn đến các em mắc lỗi trong
thời gian dài về việc đọc, phát âm, cũng như khả năng vận dụng kiến thức để làm bài
tập… ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy bộ môn.
Khó khăn tiếp theo phải kể đến trình độ học tập của học sinh trong một lớp là
rất đa dạng làm cho tôi lúng túng khi chọn phương pháp giảng dạy chung. Phần lớn
các giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, nên chưa phát
huy được tính tích cực, khả năng tự học của học sinh.Do đó việc dạy và học môn tiếng
1


Anh trở nên hết sức khó khăn, mỗi khi đến tiết học tiếng Anh là học sinh hết sức ngao
ngán, lo sợ .
Mặc dù gặp phải những khó khăn nêu trên, nhưng với nhiệm vụ giáo dục của bộ
môn mà Bộ GD & Đ T đã đề ra là : “Dạy cho học sinh làm quen và sử dụng, rồi giao
tiếp để mở rộng giao lưu văn hoá, chính trị, kinh tế…. với thế giới..”. Vậy làm thế
nào để học sinh hứng thú với việc học tiếng Anh là điều tôi trăn trở.
Từ yêu cầu trên, tôi xác định trước mắt và lâu dài phải làm thế nào để đạt được
mục tiêu giáo dục mà Bộ đã đề ra, trong quá trình giảng dạy bộ môn, là giáo viên tôi


đã tìm ra một giải pháp là : Trước tiên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu rằng trong
các tiết học kỹ năng (listening – speaking- writding - reading ) thì kỹ năng đọc hiểu là
vô cùng quan trọng để giải quyết mọi mấu chốt trong việc học bộ môn và cũng chỉ có
đọc hiểu văn bản tiếng Anh tốt thì mới có thể tiếp thu nhanh kiến thức, mở rộng chủ
điểm, mở rộng ngữ liệu, làm phong phú vốn từ.
Trong bài viết này tôi xin nêu một số thủ thuật trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh mà tôi đã thực hiện có hiệu quả để đồng nghiệp cùng tham khảo.
Với mong muốn là góp sức cùng nhau làm tròn nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu mà
Bộ đã đề ra cho bộ môn tiếng Anh trong trường THCS hiện nay. Đây cũng chính là lý
do của kinh nghiệm này.

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2


Như chúng ta đã biết, phần lớn các bài học trong SGK ở lớp 6,7đều nhằm giới
thiệu các ngữ cảnh, ngữ liệu (từ, cấu trúc ngữ pháp). Ở lớp 8,9 học sinh bắt đầu phát
triển các kỹ năng đọc lướt (skimming) để lấy ý chính, đọc tìm thông tin cần
thiết(scanning).Các bài đọc giúp học sinh phát triển các kỹ năng đọc hiểu không chỉ
đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu của bài học, mà còn tạo các hoạt động
luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc. Ở bài đọc nhằm phát triển kỹ năng
đọc hiểu, giáo viên không trình bày nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội
dung bài khoá, giáo viên chỉ là người gợi ý hướng dẫn.

Như vậy, một bài dạy đọc hiểu cần được tiến hành theo ba giai đoạn : Pre –
While – Post. Trong mỗi giai đoạn có thể sử dụng một số thủ thuật, hoạt động khác
nhau.

1.Pre – reading.

Trước khi đọc, giáo viên nên cho học sinh khai thác chủ đề bài đọc, giới thiệu

từ, một số cấu trúc mới. Cho một vài câu hỏi dẫn dắt học sinh vào tình huống của bài
học. Cho một số bài tập gợi mở, đoán nội dung…để hướng học sinh vào bài đọc.
a.Topic : Dùng một số chủ đề để hướng học sinh vào bài như :
- Chatting : nói chuyện, hỏi học sinh về chủ đề bài học, liên hệ với thực tế, kinh
nghiệm của học sinh.
3


Ex:

English 9 unit 5 Read “Internet”
Have your ever got access to internet ?
Do you have computer at home ?
Do you often write email , chat or play games on the Internet ?

- Exploiting picture : Dùng tranh vẽ, bản đồ … về chủ đề bài học để hướng
dẫn học sinh vào chủ điểm, gợi hứng thú và kích thích trí tò mò muốn tìm
hiểu nội dung bài học của học sinh.
- Brainstorming : Cho học sinh nêu các ý kiến có liên quan đến chủ đề bài
học.
b.Vocabulary – Structure :
* Vocabulary : Chỉ giới thiệu một số từ chủ động trong bài đọc, nên khuyến khích học
sinh đoán nghĩa của các từ theo ngữ cảnh của bài đọc (guess from context).
- Có những bài học chỉ giới thiệu một từ là đã tạo ra chủ điểm, ngữ cảnh.
Ex : Unit 5, English 9 Read – từ “Forum”.
- Không nhất thiết phải giới thiệu một loạt các từ mới của bài đọc trước khi
đọc, vì mục đích của bài đọc hiểu là đọc để tìm thông tin làm các bài tập đọc
hiểu, chứ không phải là đọc để dịch từng từ, từng câu.
- Structure: Giới thiệu khái quát cấu trúc mới của bài đọc(nếu có), để học sinh
nắm được chức năng, ý nghĩa của lời nói, không đi sâu giải thích ngữ pháp dài

dòng.
Ex: English 8, Unit 12 : Read

4


Giáo viên viết câu có điểm ngữ pháp mới lên bảng và làm rõ nghĩa của
câu, từ đó giới thiệu khái quát cấu trúc của thì quá khứ tiếp diễn, không đi sâu
vào giải thích nghĩa ngữ pháp dài dòng.
The sentence : “ The Lava was pouring out when we flew over head”
( past progressive tense with when)

c.Guiding – Questions: Cho học sinh một vài câu hỏi dẫn dắt vào trọng tâm , ý
chính của bài đọc hiểu. Câu hỏi phải liên quan đến ý chính của bài, không tập trung
chi tiết và dễ trả lời, thường là dạng câu hỏi Yes – No questions và yêu cầu học sinh
trả lời ngắn sau khi học sinh đọc khái quát toàn bài khoá.
Ex: English 9, Unit 4 : Read the Advertisements.
Giáo viên có thể nêu một vài câu hỏi dẫn nhập để giới thiêu nội dung bài :
a. Do you go to an evening English class ?
b. Have you ever read any advertisements for English courses?
c. What do they say?
Nếu trình độ học sinh trung bình, thì giáo viên viết câu hỏi dẫn dắt lên bảng,
còn nếu trình độ học sinh khá giỏi thì giáo viên chỉ cần hỏi miệng là được.
d. Prediction: Cho học sinh đoán trước nội dung của bài đọc. Dự đoán có thể đúng
hoặc sai so với nội dung bài, có thể dùng một số thủ thuật sau :
* Open prediction : Yêu cầu học đoán những điều sắp đọc theo ngữ cảnh và chủ
đề bài khoá.
* True – False statement prediction:
5



- Giáo viên viết từ 5 đến 10 câu về ý chính của bài đọc, có câu đúng hoặc
câu sai so với nội dung bài .
- Yêu cầu học sinh làm cặp đoán đúng – sai.
- Giáo viên dự đoán kết quả lên bảng để học sinh so sánh kết quả sau khi
đọc, như bảng sau :
Guess

After Reading

* Ordering pictures :
- Chuẩn bị một vài tranh đơn giản miêu tả nội dung bài khoá, gắn chúng
lên bảng theo thứ tự.
- Học sinh làm theo nhóm, sắp xếp tranh theo thứ tự mà học sinh đoán các
sự kiện sẽ xảy ra như vậy.
* Orderning statements:
- Giáo viên viết 6 đến 8 câu về ý chính của bài khoá và xếp đảo các câu.
- Yêu cầu học sinh làm cặp, nhóm đoán thứ tự các câu xuất hiện trong bài
đọc.
2.While – Reading:

Trong khi đọc, chỉ lưu ý học sinh quan tâm đến những thông tin mình muốn
tìm, biết cách bỏ qua những thông tin không liên quan.
- Đọc lần 1, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi dẫn dắt hoặc so sánh dự đoán
về nội dung trước khi đọc.

6


- Đọc lần 2, yêu cầu học sinh làm bài tập SGK , hoặc giáo viên có thể thiết kế

thêm một số bài tập cho học sinh đọc hiểu chi tiết nội dung bài khoá. Các dạng bài
tập có thể là :
* True – false; Yes – No questions ; Right – Wrong questions … dùng để kiểm
tra ý chính của bài đọc.
- Wh – questons : Dùng để kiểm tra việc hiểu ý chính của bài học.
- Multipble choice : Cho một số câu chi tiết, sự thật trong bài khoá. mỗi câu
có 3 – 4 ý trả lời cho học sinh lựa chọn.
- Gap fill : Giáo viên viết một đoạn văn có gắn liền với nội dung bài khoá, bỏ
trống một số từ, cụm từ yêu cầu học sinh đọc và điền.
- Answer given : Giáo viên ghi một số câu trả lời lên bảng, yêu cầu học sinh
đọc bài và đặt câu hỏi cho câu trả lời đó.
- Make a list of …. : Yêu cầu học sinh đọc bài khoá và lập danh sách về một
chủ đề nào đó trong bài. Ex : English 9, unit 5 , Read: : “Internet”
Make a list of benefits of the Internet :
. getting information
. for communication
. for education
- Grids or forms : Giáo viên vẽ khung lên bảng, khung chứa một vài thông tin
trrong bài khoá và một vài ô trống yêu cầu học sinh đọc bài và điền thông tin vào ô
trống.

7


- Matching : Giáo viên viết ý chính của các đoạn văn trong bài đọc lên bảng,
yêu cầu học sinh đọc bài và ghép các ý chính đó với các đoạn văn được đánh số, hoặc
viết ý chính của bài đọc và một vài chi tiết có liên quan đến ý chính, cho học sinh đọc
bài và ghép nối các từ, các cụm từ trong bài đọc với định nghĩa giải thích của nó.
- Arrange the events in order : Đọc và sắp xếp các câu theo thứ tự các sự kiện
trong bài.

3. Post – Reading ( Follow – up activities)
Một số thủ thuật có thể dùng ở giai đoạn cuối của một tiết dạy đọc hiểu là :
- Discussion: Cho học sinh thảo luận, bày tỏ ý kiến,quan điểm về nội dung,
chủ điểm của bài.
Ex : English 7 , unit 4 A6 : Read “ Schools is the USA”. Discussion questions
. Do Vietnamese students wear uniform?
. How often do they have classes ?
. Are there lessons on Saturday?
. How long does your school’s recess last ?
. Which after school activities do Vietnamese students like ?

- Role – play : Cho học sinh đóng vai các nhân vật trong bài khoá và diễn lại
theo nội dung bài đọc.
- Personal ideas on the theme of the text : Cho học sinh nêu ý kiến cá nhân
về bài đọc.

8


- Write it up : Cho học sinh viết một đoạn văn ngắn cùng chủ đề với bài khoá,
có thể liên hệ thực tế.
- Re – Write : Cho học sinh viết lại bài khoá thành một bài quảng cáo, một
cuộc phỏng vấn, một kịch bản, một là thư hay một thông báo…
- Give the title of the reading text: Yêu cầu học sinh tìm tiêu đề cho bài đọc.
Ex : English 9, unit 3, Read : Học sinh có thể đặt tiêu đề cho bài học là :
“An exchange student in the USA”
- Give comments, opinions on the characters in the text : Yêu cầu học sinh
bình luận. nêu quan điểm về các nhân vật trong bài khoá.
- Guess the resutls of the story : Cho học sinh đoán kết quả của câu chuyện
trong bài khoá.

Ex : English 8, unit 4, Read : Yêu cầu học sinh đoán phần tiếp theo của câu
chuyện về “Little Pea”.
- Develop another story basing on the text : Yêu cầu học sinh tạo lập một câu
chuyện khác dựa vào bài khoá, có thể viết theo hoàn cảnh, tình huống thật
của cá nhân mình.
- The best summary of the paragraph/text: Yêu cầu học sinh tìm câu tổng kết
cho các đoạn văn trong bài khoá hoặc cả bài khoá.

 Khi thực hiện các thủ thuật này giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau :

9


1. Mỗi bài đọc - hiểu giáo viên nên cho ít nhất là hai loại bài tập ( theo SGK
hoặc giáo viên tự thiết kế). Không nên chỉ áp dụng một loại bài tập nhất định
cho nhiều bài. Khi chọn bài tập nào là phải tuỳ từng bài đọc cho phù hợp với
trình độ của học sinh, và thời gian cho phép .
2. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ nên giải thích một số từ, một số cấu
trúc cần thiết, không nhất thiết phải giới thiệu hết, mà để cho học sinh đoán
nghĩa, tự tìm hiểu.
3. Ở mỗi bài, đôi lúc cần phải nêu lược giải các yêu cầu cần đạt được về kỹ năng
theo trình độ từng lớp, để đáp ứng thời lượng cho kế hoạch.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

1.Kết quả đạt được
Qua việc áp dụng một số thủ thuật trên đã mang lại cho tôi một số kết quả tốt
trong quá trình giảng dạy.
- Thứ nhất là làm cho học học sinh yêu thích môn tiếng Anh, tích cực học tập.
- Thứ hai là việc đọc – hiểu của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt, kỹ năng đọchiểu của học sinh ngày càng được nâng cao.

- Thứ ba là sau khi áp dụng một số thủ thuật trên vào giảng dạy đã làm cho kết
quả học tập của học sinh thay đổi rõ rệt, qua thống kê các bài kiểm tra ở ba lớp 9 đến
hết học kỳ I năm học 2008 có kết quả như sau :
10


- Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 15%, TB trở lên đạt 70%, học sinh yếu kém chỉ
còn 15 %.
So với trước khi chưa áp dụng thì chất lượng học tập bộ môn của học sinh rất
thấp, cụ thể như sau : Tỷ lệ học sinh xếp lọai TB trở lên là 58- 60%, còn lại là tỷ lệ
học sinh yếu kém, đặc biệt là tỷ lệ học sinh giỏi rất thấp chỉ đạt 7- 8 %.

2. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết để kích thích hứng thú
học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện thắng lợi chủ chương
của Bộ GD & ĐT đề ra.
Trên đây là những thủ thuật đã đã áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả . Viết ra
những kinh nghiệm này với mong muốn để mọi người cùng trao đổi, góp ý mong tìm
ra những thủ thuật, những phương pháp hay để cùng vận dụng. Tuy nhiên đây là
những thủ thuật mang ý chủ quan của bản thân ở một trường nên sẽ không tránh
khỏi những hạn chế nhất định, mong đồng nghiệp góp ý để kinh nghiệm của tôi hoàn
chỉnh hơn.
Năm Căn, ngày 20 tháng 3 năm 2009
Người viết

11


NGUYỄN THỊ KIM CHI


12



×