Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường tiểu học thanh xuân trung – thanh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.75 KB, 36 trang )

A. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài:
Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ
thông. Bởi giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất
và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp các bậc học sau.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan
trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh có cơ sở để học tốt các môn học khác.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(Nghe, nói, đọc, viết) để tập cho học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. Học Tiếng Việt rèn luyện các thao tác của tư suy, bồi dưỡng
tình yêu Tiếng Việt và xây dựng thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kể chuyện là một môn học lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu
học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và
thích thú.
Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu … ở tiết kể chuyện,
giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hòa
tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể.
Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống
trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài quy chế thông thường của
một số tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao
chép … Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí
mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất
đỗi thanh tao.
Kể chuyện là một môn học mang tính nghệ thuật. Phân môn kể chuyện có
khả năng phát triển năng lực cảm thụ văn học, cảm thụ nghệ thuật của từng cá
thể. Trong quá trình học tập học sinh đóng vai trò quan trọng, chinhgs học sinh
là người đồng cảm thu, đồng sáng tạo với tác giả và người kể chuyện. Môn kể
chuyện ở tiểu học ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi
dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống … còn nhằm phát triển nâng cao năng lực, trí


tuệ của trẻ đồng thời rèn luện cho các em diễn đạt ngôn ngữ, kích thích khả năng
1


ứng xử ngôn ngữ rèn tính linh hoạt, sáng tạo và tác phong nhanh nhẹn, tháo vát,
tự tin cho học sinh.
Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 3 môn kể chuyện được học cùng
với môn tập đọc là giờ “Tập đọc – Kể chuyện” được học trong thời lượng 2 tiết.
Thời gian dành cho phần kể chuyện là 30 phút theo qui định của Bộ GD – ĐT.
Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa học.
Tuy nhiên một số không ít giáo viên chưa dành cho tiết học này sự đầu tư xứng
đáng. Dạy kể chuyện hiện nay chưa gây được hứng thú cho học sinh. Giờ học
chưa sinh động vì giáo viên chỉ dạy qua loa đại khái miễn là học sinh nhớ được
nội dung câu chuyện dẫn đến tình trạng học sinh không kể được chuyện một
cách sáng tạo, biết biểu lộ cử chỉ, ánh mắt … mà đối với một số học sinh chăm
thì học thuộc lòng câu chuyện như học một bài tập đọc thuộc lòng. Giờ học kể
chuyện thiếu hấp dẫn với trẻ.
Căn cứ vào thực tế nói trên, câu hỏi mà bản thân tôi một cán bộ quản lý
luôn trăn trở làm như thế nào để giáo viên có thể dạy tốt môn Tiếng Việt trong
đó có phân môn Kể chuyện. Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh tích cực
tham gia kể chuyện trong giờ kể chuyện? Bản thân tôi cũng đã suy nghĩ và
nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này. Theo tôi, để gây được hứng thú cho học sinh
và kích thích tinh thần học tập của các em trong giờ kể chuyện thì giáo viên nên
tổ chức một số hình thức thi kể chuyên. Đơn giản vì hình thức “thi” bao giờ
cũng kích thích được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động kể chuyện một cách có
hiệu quả.
Chính vì vậy, tôi đã chú trọng đến việc tìm tòi của các biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 3 trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung.
Xuất phát từ thực tiễn đó khiến tôi nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp

chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu
học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân”.

2. Mục đích nghiên cứu:
2


- Tìm ra các giải pháp chỉ đạo nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy
phân môn Kể chuyện lớp 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung góp phần phát
triển năng lực trí tuệ và phát huy tích cực và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học
sinh.
- Rút ra những kinh nghiệm chỉ đạo dạy phân môn Kể chuyện lớp 3 nhằm
nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân
môn kể chuyện nói riền trong nhà trường Tiểu học.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Thanh Xuân Trung
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 ở Trường
Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu xây dựng được các biện pháp chỉ đạo việc dạy Kể chuyện lớp 3 ở
Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung một cách hợp lý thì chất lượng giảng dạy
môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung sẽ được nâng cao, góp
phần phát triển năng lực trí tuệ, phát huy tính tích cực và đẩy mạnh chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh và dạy học phân môn kể chuyện lớp 3.
- Tìm hiểu về thực trạng vấn đề dạy và học kể chuyện khối lớp 3 ở trường

tiểu học Thanh Xuân Trung,.
- Trình bày một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 mà
bản thân chỉ đạo giáo viên áp dụng đạt hiệu quả cao tại Trường Tiểu học Thanh
Xuân Trung.
6. Phương pháp nghiên cứu:
3


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn.

7. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cán
bộ, giáo viên, học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Trung trong năm học
2011-2012
8. Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài đưa ra một số biện pháp tổ chức cụ thể chỉ đạo giáo viên nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 3 Trường
Tiểu học Thanh Xuân Trung.

B. Nội dung
4


I. Nội dung – Lý luận.
1.1. Căn cứ khoa học của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục Tiểu học:

“Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở”.
( Mục 2 – Điều 23 Luật Giáo dục)
1.1.2. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, cấp học:
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 10
năm qua đã thu hút được những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội tạo
tiền đề quan trọng đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế, văn hoá xã
hội thì giáo dục cũng đặc biệt được quan tâm. Chính vì vậy bắt đầu từ năm học
2002 - 2003, chương trình Tiểu học mới đã được thực hiện trên toàn quốc để
đáp ứng được mục tiêu giáo dục trẻ trở thành con người toàn diện, chủ nhân
tương lai của đất nước thế kỷ 21. Ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được học và
quan tâm ở cả những môn học văn hóa cũng như nghệ thuật. Tuy nhiên, môn
Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đắc lực vào việc thực hiện
mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở nhà trường Tiểu học theo đặc trưng riêng.
Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng
Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong cả môi trường
hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc học Tiếng Việt, các em được rèn luyện
các thao tác tư duy, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng
lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Tiếng Việt còn được coi là bộ môn công cụ giúp các em tiếp thu tri thức ở
các bộ môn khoa học khác thông qua con đường nghe – nói – đọc – viết.

5


Với vai trò quan trọng như vậy, nhiệm cụ thể của môn Tiếng Việt ở Tiểu
học là hình thành cho học sinh kỹ năng, kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong mọi
hoạt động giao tiếp, trong đó có kĩ năng “đọc thông, viết thạo”. Thông qua hoạt

động đọc, các em sẽ được tiếp cận với kho tang tri thức của loài người nhằm
từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà
trường và giao tiếp đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong các môi trường
xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi. Môn Tiếng Việt góp phần cùng các
môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản học sinh và cung cấp những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học.
Đặc biệt hơn môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh hệ thống từ ngữ
và kỹ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác bởi từ là đơn vị trung tâm của
ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm chắc được nghĩa của từ thì
giúp các em trình bày tư tưởng tình cảm trong sáng, đặc sắc. Vì điều kiện hàng
đầu để phát triển ngôn ngữ chính là số lượng từ học sinh nắm được cho nên ở
Tiểu học từ ngữ không chỉ được dạy ở phân môn Luyện từ và câu mà còn được
dạy ở các phân môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn và các
môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức.
1.1.3. Căn cứ vào quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 3
1.1.3.1. Quan điểm giao tiếp:
Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử
dụng Tiếng Việt” để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi, cũng như sách Tiếng Việt lớp 1, 2, 4, 5 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 lấy
nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả 2 phương diện: Nội dung
và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các môn Tập đọc, Chính tả,
Luyện từ và câu, Kể chuyên, Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tạo ra
những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định
hướng, trang bị những tri thức và phát triền các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
6


trong giao tiếp, Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nói trên được dạy thông
qua nhiều bài tập mang tính tình huốn, phù hợp với những tình huống giao tiếp

tự nhiên.
1.1.3.2. Quan điểm tích hợp:
Tích hợp là tổng hợp một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài
tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu
quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể thực hiện tích hợp
theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
1.1.3.3. Quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đối mới chương trình và sách
giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền
thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó thầy giáo
(cô giáo) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều
được bộc lộ mình và phát triển.
1.1.4. Căn cứ vào mục tiêu của phân môn Kể chuyện
- Môn Kể chuyện trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng kể cho học
sinh.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy
logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ hoàn thành
nhân cách cho học sinh.

1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Quản lí giáo dục:
7


Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát tiển của xã hội.
1.2.2. Quản lí hoạt động dạy học:
Là quá trình theo dõi hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học
sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.3. Vài nét về phân môn kể chuyện lớp 3.

1.3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy với phân môn Kể chuyện lớp 3.
Phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện được đổi mới từ khi chương
trình Sách giáo khoa được thay đổi cùng với tất cả các môn học khác. Mỗi nội
dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kỹ năng giao tiếp không thể hình
thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển kỹ
năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh chỉ làm chủ được kiến thức khi các em chiếm
lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy những tư
tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn
thông qua sự rèn luyện trong thực tê.
1.3.2. Vài nét về phân môn Kể chuyện
* Nội dung, chương trình của phân môn Kể chuyện lớp 3
Chương trình Kể chuyện lớp 3 được thiết kế như sau:
Tiết Kể chuyện được lồng vào dạy cùng với tiết Tập đọc (Tiết Tập đọc
chiếm khoảng 1,5 tiết còn tiết Kể chuyện chiếm khoảng 0,5 tiết) . Mỗi tuần có
một bài Tập đọc – Kể chuyện như vậy. Một năm có 35 tuần thì có 2 tuần Ôn tập
còn lại lả 33 tuần tương ứng với 33 bài như vậy.
Nội dung Tiết kể chuyện chủ yếu dựa vào tranh kể lại câu chuyện theo bài
tập đọc hoặc sắp xếp lại tranh theo nội dung bài tập đọc và kể lại câu chuyện…

8


* Mối quan hệ giữa phân môn Kể chuyện và các phân môn khác của
Tiếng Việt.
Phân môn Kể chuyện có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác của
môn Tiếng Việt. Nó góp phần cùng các phân môn khác mở rộng vốn từ sống, rèn
luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ,
hình thành nhân cách cho học sinh. Học tốt phân môn Kể chuyện, học sinh có
khả năng diễn đạt tốt ở các phân môn khác của Tiếng việt nói riêng và các môn

học khác nói chung.
2. Thực trạng của việc dạy học phân môn kẻ chuyện lớp 3 trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
2.1. Đặc điểm chung của trường Tiểu học Thanh Xuân Trung:
2.1.1. Những thuận lợi:
Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân –
Phường Thanh Xuân Trung
- Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Quận ủy, Hội đồng nhân
dân, UBND Quận Thanh Xuân, Phòng GD & ĐT Quận Thanh Xuân, sự quan
tâm, tạo điều kiện của UBND phường Thanh Xuân Trung, sự phối kết hợp chặt
chẽ của Ban đại diện CMHS nhà trường và các ban ngành đoàn thể xã hội địa
phương.
- Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết
với nghề, chịu khó học tập. Nhà trường tạo điều kiện, động viên cán bộ, giáo
viên học tập, nâng cao trình độ.
-Trường mới,nằm ở vị trí trung tâm của quận Thanh Xuân, có cơ sở vật
chất khang trang, đầy đủ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh giảng dạy, học
tập tốt và nâng cao chất lượng.
- Phụ huynh học sinh rất quan tâm.
2.1.2. Những khó khăn
9


- Giáo viên từ nhiều nơi mới về, khả năng chuyên môn chưa đồng đều.
- Dự án chưa bàn giao cơ sở vật chất. Khu vực cổng trường chưa được
giải tỏa, chưa tạo được cảnh quan thông thoáng, nên còn gây cản trở cho việc
học tập và sinh hoạt của thầy và trò nhà trường.
- Mặt bằng dân trí chưa đồng đều.
2.2. Thực trạng của việc dạy – học phân môn Kể chuyện lớp 3 Trường Tiểu
học Thanh Xuân Trung

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy Kể
chuyện lớp 3.
Qua thực tế tìm hiểu việc dạy và học ở Trường Tiểu học Thanh Xuân
Trung trong thời gian qua bằng việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy giáo viên vẫn
còn tình trạng đề cao vai trò trung tâm của người thầy mà chưa thực sự chú
trọng tới vai trò trung tâm của trò trong việc lĩnh hội tri thức. Giáo viên còn
giảng nhiều, nói nhiều vì sợ học sinh không hiểu và các cô giáo còn tham nhiều
kiến thức. Phương pháp dạy “Kể chuyện” chưa phong phú, chưa có sự đổi mới
rõ rệt. Chính vì những điều đó, học sinh tiếp thu và lĩnh hội tri thức một cách
thụ động, ghi nhớ một cách máy móc. Hình thức tổ chức hoạt động học tập còn
đơn điệu, nghèo nàn chưa gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên chưa
quan tâm hết đến các đối tượng học sinh. Kiểu dạy đó làm ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình nhận thức và sự phát triển tư duy của học sinh.
2.2.2. Thực trạng việc dạy Kể chuyện lớp 3.
Hòa nhập vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, ngay từ
năm học mới thành lập , tôi đã quan tâm lưu ý cán bộ giáo viên trường tôi
thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục
đào tạo Hà Nội và Phòng giáo dục đào tạo Thanh Xuân. Việc đổi mới phương
pháp dạy học được tiến hành ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn toán, tự
nhiên xã hội, các phân môn Tiếng Việt trong đó có phân môn kể chuyện. Nhà
trường đã tổ chức chuyên đề dạy kể chuyện theo tinh thần đổi mới. Như vậy, đa
10


số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy kể chuyện mới.
Tuy nhiên điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy hội
giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy kể chuyện vẫn còn những tồn tại:
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện nên đã dành ít thời gian
cho tiết học này.
- Các câu chuyện kể lớp 3 lại là những câu chuyện đã được học trong giờ

tập đọc, do đó giáo viên thường nghĩ rằng học sinh đã nhớ được cốt truyện nên
cho học sinh tự kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp một cách đơn
điệu, sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện. Đôi khi giáo viên
cũng cho học sinh “tập kể” tại lớp theo yêu cầu của đầu bài song số lượng học
sinh được kể không nhiều và chỉ tập trung vào một số học sinh khá.
2.2.3. Thực trạng của việc học Kể chuyện lớp 3
Thực tế hiện nay cho thấy trong giờ kể chuyện, học sinh mới chỉ thích
nghe chuyện mà không thích kể lại chuyện. Tiến hành khảo sát học sinh lớp 3A1
năm học 2010 – 2011 và học sinh lớp 3A2 năm học 2011 – 2012 tôi thu được
kết quả như sau:
+ Khi được hỏi: “Em có thích môn kể chuyện không?” thì 100% học sinh
được hỏi đều trả lời có thích môn kể chuyện. Điều này cho thấy môn kể chuyện
rất hấp dẫn đối với học sinh tiểu học.
+ Tìm hiểu lí do học sinh yêu thích môn kể chuyện tôi thấy: Phần lớn học
sinh thích môn kể chuyện vì câu chuyện có nhiều lí thú, những điều tốt đẹp có
tác dụng giáo dục các em …
Nhưng khi được hỏi “Con có thích kể chuyện cho các bạn nghe không?”
thì chỉ có 35% - 40% số học sinh được điều tra trả lời là thích kể chuyện cho
thầy cô và các bạn nghe. Số còn lại không thích mình kể chuyện mà chỉ thích
nghe bạn kể.
* Trong giờ “kể chuyện” học sinh chỉ thích “nghe kể chuyện” mà không
thích “kể chuyện” cho bạn nghe. Điều đó có nghĩa là học sinh chưa thực hiện
11


đúng vai trò là “trung tâm”, việc dạy kể chuyện chưa đáp ứng được yêu cầu “đổi
mới phương pháp”.
Tóm lại: Việc dạy và học kể chuyện hiện nay chưa chú trọng và quan tâm
đúng mực. Cần phải có những biện pháp, những hình thức tổ chức phong phú,
đa dạng để tạo hứng thú học tập cho học sinh, động viên đông đảo học sinh tham

gia rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét bạn kể.
Trước những thực trạng nêu trên, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng một
số hình thức tổ chức có hiệu quả. Tôi xin trình bày một só biện pháp để các bạn
đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.
2.3. Thực trạng của việc chỉ đạo dạy phân môn Kể chuyện lớp 3 trường tiểu
học Thanh Xuân Trung:
2.3.1. Đối với giáo viên
- Một số GV chưa nắm vững được mục tiêu và phương pháp dạy từng
kiểu bài của phân môn Kể chuyện nên quy trình thực hiện còn lúng túng.
- Kỹ năng chữa bài cho học sinh trong giờ học còn nhiều hạn chế.
- Do một số giáo viên nghiên cứu chưa kỹ bài dạy, việc soạn bài chỉ là
hình thức sao chép. Khi dạy thiếu sự năng động sáng tạo còn phụ thuộc vào tài
liệu có sẵn, kiến thức truyền thụ chưa trọng tâm, học sinh không hứng thú học
tập.
2.3.2. Đối với học sinh:
- Một số học sinh không thích học phân môn Kể chuyện, cho rằng phân
môn này khó.
- Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, chưa chăm học, lười kể,
chưa biết hòa mình vào nhân vật trong truyện.
2.3.3. Đối với Ban giám hiệu:

12


Ban giám hiệu chưa có những biện pháp giúp giáo viên hiểu tầm quan
trọng của tổ chuyên môn, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn sao cho có hiệu quả,
chưa có những biện pháp để nắm bắt xem giáo viên tiếp thu nội dung, chương
trình sách giáo khoa mới; chưa tổ chức được các chuyên đề về đổi mới phương
pháp dạy học, về các phương pháp Kể chuyện; về cách sử dụng đồ dùng sao cho
hiệu quả nhất.

2.4. Nguyên nhân:
2.4.1. Nguyên nhân khách quan:
- Do tình hình dân trí của địa phương chưa cao, kinh tế còn hạn hẹp nên
phụ huynh học sinh chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình, giao toàn
bộ việc học tập của các cháu cho nhà trường và cô giáo nên kết quả học tập các
môn, trong đó có phân môn Kể chuyện chưa cao.
- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh còn đơn sơ. Việc tiếp cận với phương tiện
hiện đại và đưa phương tiện hiện đại vào dạy học còn chậm.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan:
Các đồng chí giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của mỗi
phương pháp dạy học, chưa khai thác hết mặt mạnh, khắc phục những tồn tại
của mỗi phương pháp để từ đó khai thác triệt để các phương pháp. Do đó, việc
lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đạt hiệu
quả cao.

3. Giải pháp chỉ đạo tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 trường Tiểu
học Thanh Xuân Trung.
13


3.1. Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy Kể chuyện cho học sinh lớp 3
trường tiểu học Thanh Xuân Trung: Tôi đã trao đổi với giáo viên tổ 3, cùng
bàn bạc và gợi ý một số hình thức dạy kể chuyện như sau:
3.1.1. Đề xuất một số hình thức tổ chức dạy phân môn Kể chuyện lớp 3:
3.1.1.1. Hình thức tổ chức 1: Thi kể chuyện theo lời nhân vật
Do đặc thù của môn Kể chuyện là các em phải được kể chuyện, được
nghe bạn kể chuyện và có khả năng nhận xét và kể. Để trau dồi cách diễn đạt
giàu trí tưởng tượng qua việc thay đổi cách xưng hô khi kể chuyện… giáo viên
tổ chức cho các em cách thi kể chuyện theo lời nhân vật.

- Cách chơi như sau:
a) Chuẩn bị:
Giáo viên dùng những mảnh bìa cứng làm thành những cái mũ đội trên
đầu, mũ đó có vẽ hình nhân vật hoặc ghi tên nhân vật (nếu có điều kiện giáo
viên có thể chuẩn bị được trang phục và đạo cụ đơn giản như: quần, áo, mũ,
râu.. để hóa trang thì càng tốt).
- Lập Ban giám khảo (đại diện 1 tổ 1 bạn) để cho điểm các bạn tham gia
cuộc thi theo lời nhân vật.
- Ba bộ phiếu hoa có ghi điểm 5, 6, 7, 8, 9, 10 dành cho ban giám khảo.
b) Cách tiến hành:
Giáo viên gọi học sinh xung phong tham gia thi kể chuyện theo lời của
một nhân vật (mỗi em kể theo lời của một nhân vật) mà em yêu thích. Khi kể
học sinh đó hóa trang (đội mũ, mặc áo…) thành nhân vật đó để kể lại câu
chuyện. Khi kể chuyện thì dùng đại từ chỉ ngôi là “tôi, mình, tớ” để kể.
c) Cách đánh giá:
Ban giám khảo cho điểm từng học sinh kể chuyện theo các tiêu chuẩn sau:
14


- Điểm 9, 10: Kể đủ chi tiết, rõ trình tự diễn biến, đúng lời của nhân vật đã
chọn. Khi kể có sự sáng tạo, thái độ, cử chỉ phù hợp với đặc điểm nhân vật…
- Điểm 7, 8: Kể khá đầy đủ chi tiết, tương đối rõ trình tự diễn biến của câu
chuyện và đúng lời nhân vật.
- Điểm 5, 6: Kể chưa đầy đủ chi tiết, chưa thật rõ trình tự diễn biến của
câu chuyện, giọng điệu và cử chỉ chưa phù hợp với đặc điểm nhân vật.
* Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1:

Dạy bài: CHIẾC ÁO LEN


a) Chuẩn bị:
- 1 mũ có ghi chữ “Lan”
- 3 bộ phiếu ghi điểm từ điểm 5 -> điểm 10.
- Bầu ban giám khảo (mỗi tổ 1 em + giáo viên).
b) Tiến hành:
Khi dạy bài “ Chiếc áo len” giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện
theo lời của nhân vật Lan bằng câu hỏi gợi mở sau:
+ Chúng ta sẽ cùng thi kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Lan xem ai
là người nhập vai tốt nhất và kể hay nhất.
Giáo viên sẽ gọi em xung phong nhanh nhất lên kể.
Sau khi kể xong giáo viên tiếp tục gọi một học sinh thứ hai và một học sinh thứ
ba lên kể.
c) Đánh giá:
Cuối cùng cả lớp theo dõi kết quả đánh giá của ban giám khảo. Tổng số
điểm của 3 người trong ban giám khảo sẽ là điểm của học sinh vừa kể. Ai giành

15


được 27 điểm trở lên sẽ đạt loại giỏi, nếu đạt từ 21 điểm -> 26 điểm loại khá, từ
15 điểm đến 20 điểm là loại trung bình.
Giáo viên tổng hợp điểm và tuyên dương khen học sinh. Có thể là tràng
pháo tay, hay một cái bút, một viên tẩy do giáo viên chuẩn bị trước.
Ví dụ 2: Dạy bài: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG (Tiếng Việt 3
tập 1)
a) Chuẩn bị:
- Một mũ có chữ “Quang”, 1 mũ có chữ “Vũ”.
- Trang phục để hóa trang cụ già.
- Một số phiếu ghi điểm từ điểm 5 - điểm 10.
b) Tiến hành:

Trước khi yêu cầu học sinh kể giáo viên đặt câu hỏi:
+ Câu chuyện gồm mấy nhân vật? Đó là nhân vật nào? (học sinh trả lời:
có 4 nhân vật là: Quang, Vũ, cụ già, bác đứng tuổi).
+ Con hãy kể lại câu chuyện theo lời kể của một nhân vật trong truyện?
- Giáo viên sẽ gọi em nào giơ tay nhanh nhất kể lại câu chuyện “Trận
bóng dưới lòng đường” theo lời của nhân vật Quang.
- Học sinh đứng lên đội mũ hay hóa trang và kể theo lời của một nhân vật.
Cả lớp lắng nghe.
- Sau khi học sinh 1 kể xong giáo viên tiếp tục gọi học sinh 2 kể theo lời
của nhân vật Vũ, 1 học sinh kể theo lời của cụ già. Cứ thế giáo viên tiến hành
cho đến hết giờ học.
c) Đánh giá:

16


- Sau khi cả 3 học sinh kể xong giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bạn
kể theo các tiêu chí:
+ Giọng kể của bạn có khắc họa được tính cách của nhân vật không? Ngữ
điệu kể thế nào? Có phù hợp với nhân vật không?
+ Các tình tiết trong câu chuyện có chính xác không?
- Yêu cầu cả lớp theo dõi điểm mà ban giám khảo dành cho ba bạn chơi.
- Cả lớp khen bạn.
- Cô giáo ghi điểm thưởng cho học sinh kể đạt điểm khá và điểm giỏi.
* Kết luận:
Cũng là hình thức tổ chức dạy học kể chuyện theo lời của một nhân vật
nhưng khi giáo viên đã thay đổi bằng cách “thi kể chuyện theo lời của nhân
vật” không khí lớp học thay đổi hẳn, các em mạnh dạn hơn và nhiều em muốn
xung phong lên “thi tài” để bộc lộ khả năng của mình. Giờ học có hiệu quả hơn.
3.1.1.2. Hình thức tổ chức 2: Thi kể truyền điện.

Mục đích của hình thức này là tôi rèn cho học sinh kỹ năng kể đúng, kể đủ ý
và mạch lạc từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý của đoạn hoặc tranh minh họa.
Học sinh biết phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bạn để kể cho hấp dẫn và liền
mạch.
Cách chơi như sau:
a) Kể truyền điện theo tranh:
* Chuẩn bị:
- 2 nhóm học sinh tham gia cuộc thi (số học sinh bằng nhau).
- Bộ tranh vẽ minh họa từng đoạn của câu chuyện (tranh vẽ trên khổ giấy A3)
* Luật chơi:
17


- Giáo viên treo bộ tranh minh họa cho từng đoạn của câu chuyện.
- Hai đội lên “bắt thăm” hoặc “oẳn tù tì” để chọn đội kể trước
- Giáo viên mời 1 học sinh của đội 1 (xung phong) đứng lên kể đoạn 1 của
câu chuyện theo nội dung của tranh số 1. Sau khi học sinh 1 kể xong em đó có
quyền chỉ định học sinh số 2 của đội mình kể tiếp đoạn 2 của câu chuyện theo
nội dung tranh số 2. Nếu học sinh số 2 kể được đoạn 2 thì bạn lại có quyền chỉ
định tiếp học sinh 3 của đội mình kể tiếp đoạn 3 của câu chuyện. Nếu học sinh
số 2 không kể được đoạn 2 thì cả lớp đếm từ “một đến năm”. Nếu vẫn không kể
được thì học sinh 1 chỉ định bạn học sinh số 3 của đội mình kể tiếp đoạn 2… Cứ
như thế cho đến khi kể xong câu chuyện. Bạn học sinh số 2 coi như là bị điện
giật.
+ Tiến hành tương tự với đội số 2.
* Cách đánh giá:
- Đội có nhiều người bị điện giật là đội thua cuộc.
- Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét thêm về cách kể, sự sáng tạo
khi kể hay cách thể hiện ngôn ngữ… của đội thắng cuộc để khắc sâu về cách thể

hiện nội dung câu chuyện. Giáo viên ghi điểm thưởng cho đội thắng cuộc hoặc
có những phần thưởng nho nhỏ do giáo viên chuẩn bị trước.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:

Dạy bài “HAI BÀ TRƯNG” (Tiếng Việt 3 - tập 2)

* Chuẩn bị:
- Hai nhóm tham gia cuộc chơi (có số người bằng nhau).
- Bộ tranh gồm 4 tranh:
+ Tranh 1: Cảnh dân ta bị giặc đàn áp, bóc lột sức người và của.
18


+ Tranh 2: Trưng Trắc và Trưng Nhị đang luyện võ.
+ Tranh 3: Hai Bà Trưng ăn mặc đẹp ngồi trên bành voi kéo quan ra trận.
+ Tranh 4: Cảnh Hai Bà Trưng thắng trận trở về trong niềm hân hoan của
nhân dân.
* Phổ biến luật chơi: (Như hướng dẫn phần trên).
* Tiến hành:
Hai nhóm “Oẳn tù tì” xem đội nào giành phần kể trước
Giáo viên gọi một em xung phong kể theo tranh số 1, em học sinh 1 kể
xong tranh 1 thì chỉ định 1 bạn khác trong nhóm - học sinh 2 kể tiếp theo tranh
số 2… nếu học sinh 2 kể đúng và hay lại có quyền chỉ định tiếp học sinh 3 kể
theo tranh số 3… cứ như thế cho đến tranh số 4.
Trường hợp nếu học sinh được chỉ định mà chưa kể được thì học sinh cả
lớp đếm từ “một” đến “năm” mà bạn đó vẫn không kể được thì học sinh đã kể
được đoạn truyện trước đó có quyền chỉ bạn khác kể.
Tiến hành tương tự với nhóm thứ 2.
* Đánh giá:

Sau lần chơi thứ nhất nếu nhóm nào có nhiều bạn bị điện giật thì nhóm đó
thua cuộc.
Số thời gian còn lại cho nhóm học sinh khác tham gia cuộc chơi.
Ví dụ 2: DẠY BÀI NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM (Tiếng Việt 3 - tập 1)
* Chuẩn bị:
- 2 tổ tham gia cuộc chơi (có số người như nhau).
- Bộ tranh, gồm 4 tranh:
+ Tranh 1: Đám học sinh đang đứng trước vườn hoa được rào bằng nứa
tép.
19


+ Tranh 2: Hàng rào vườn hoa bị đổ, đám học sinh ngã.
+ Tranh 3: Thầy giáo đang nghiêm khắc phê bình học sinh.
+ Tranh 4: Chú lính nhỏ đi đầu cùng đám học sinh ra dựng lại hàng rào.
* Giáo viên phổ biến luật chơi (như đã nêu)
* Tiến hành:
Hai đội “Oẳn tù tì” để chọn đội kể trước. Giáo viên sẽ chỉ định một em
tổ 1 (xung phong) kể đoạn 1. Nếu em thứ nhất kể tốt sẽ chỉ định em thứ 2 kể tiếp
đoạn 2… Cứ như thế cho đến khi kể xong câu chuyện. Nếu em thứ hai không kể
được đoạn 2 thì em thứ nhất sẽ được quyền chỉ định một bạn thứ 3 kể đoạn 2.
Khi em thứ 3 kể xong thì em thứ 3 lại chỉ định bạn thứ tư kể đoạn 3…
Cụ thể, học sinh 1 (kể tốt) -> học sinh 2 (không kể được) -> học sinh 1 ->
học sinh 3 (kể tốt) -> học sinh 4 kể…
(Học sinh 2 bị điện giật).
* Tiến hành tương tự với đội thứ 2.
* Đánh giá:
Sau lần chơi thứ nhất giáo viên tổng kết số bạn bị điện giật. Đội nào có
nhiều bạn bị điện giật hơn thì đội đó thua cuộc, giáo viên tuyên dương đội thắng
cuộc và những em kể tốt.

b) Kể truyền điện theo ý, theo đoạn:
* Chuẩn bị:
- Đối với hình thức kể chuyện truyền điện theo ý, theo bạn tôi chuẩn bị kế
hoạch thật cụ thể để điều khiển cuộc chơi. Căn cứ vào nội dung câu chuyện giáo
viên chia ra làm các đoạn giúp các em dễ kể và lôi cuốn được nhiều học sinh
chơi.
- Một bảng phụ ghi ý của từng đoạn để học sinh tiện theo dõi.

* Luật chơi và cách đánh giá: (Giống phần trên).
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Dạy bài: HỘI VẬT (Tiếng Việt 3 - tập 2 - trang 58)
20


* Chuẩn bị:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (các nhóm có số lượng người như
nhau, lực học tương đương nhau).
- Bảng phụ ghi ý của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Cảnh mọi người đi xem hội.
+ Đoạn 2: Mở đầu keo vật.
+ Đoạn 3: Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen.
+ Đoạn 4: Thế vật bế tắc của Quắm Đen.
+ Đoạn 5: Kết thúc keo vật.
* Giáo viên phổ biến luật (giống phần trên)
* Tiến hành:
Bốn học sinh đại diện 4 nhóm “oẳn tù tì” để chọn đội kể trước.
Đại diện (1 học sinh khác) nhóm A kể trước theo ý của đoạn 1. Sau khi kể
xong bạn sẽ “truyền điện” thật nhanh chỉ một bạn nhóm B kể. Bạn được chỉ
định phải đứng dậy nhanh kể tiếp đoạn 2 (dựa vào ý ghi trên bảng) của truyện.
Nếu bạn kể đúng thì được chỉ định ngay một bạn khác của nhóm A kể tiếp đoạn

thứ ba. Cứ như thế cho đến hết câu chuyện.
Cụ thể:
Học sinh A1 kể: Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về rất
đông ai cũng muốn nhìn rõ mặt ông Cản Ngũ.
Học sinh B1 kể: Ngay từ những nhịp trống đầu tiên, Quắm Đen đã lăn xả
vào ông Cản Ngũ … keo vật xem chừng chán ngắt.
Học sinh A2 kể: Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt một cái, mất đà, chúi
xuống… Cái chân của ông tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người
nữa…
Trường hợp học sinh chỉ định mà không kể tiếp được cả lớp đếm từ “một
-> năm”. Bạn vẫn không kể được thì phải đứng yên (điện giật) và học sinh kể
đúng đoạn trước lại có quyền chỉ định một người khác của nhóm bạn lên kể.

21


Cụ thể là: Trong câu chuyện trên, học sinh A1 (kể được) -> học sinh B1 ->
(không kể được) -> học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (kể được) -> học sinh
A2…
* Đánh giá:
Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều học sinh phải đứng (điện giật) thì
nhóm đó thua cuộc.
Giáo viên cho học sinh nhận xét các bạn kể (trong nhóm thắng cuộc) bình
chọn người kể hay nhất. Giáo viên sẽ có điểm thưởng dành cho nhóm thắng
cuộc và có phần quà nhỏ (bút chì, thước…) cho người kể hay nhất.
Thời gian sau đó, giáo viên tiếp tục cho hai nhóm còn lại thi tương tự.
* Kết luận:
Bằng hình thức tổ chức cho học sinh “kể truyền điện” giáo viên đã lôi
cuốn, tạo điều kiện cho nhiều em được kể chuyện và bộc lộ khả năng ghi nhớ
truyện trong một tiết học.

3.1.1.3 - Hình thức tổ chức 3: Thi sắp xếp đúng trình tự câu chuyện:
Hình thức thi “Sắp xếp đúng trình tự câu chuyện” giúp học sinh trau dồi
khả năng ghi nhớ nội dung của câu chuyện đã học, biết sắp xếp các ý theo đúng
trình tự câu chuyện.
Cách chơi như sau:
a) Chuẩn bị:
- Giáo viên làm các phiếu bằng giấy trắng hoặc bìa kích thước khoảng
10cm x 50cm đủ để ghi rõ các ý tóm tắt (hoặc chi tiết nổi bật) theo từng đoạn
của câu chuyện, tạo thành một bộ phiếu. Có thể làm bộ phiếu cho 2 tổ (nhóm
cùng chơi). Mỗi bộ phiếu để trong một phong bì to, các phiếu lộn xộn, không
đúng trình tự câu chuyện. Ngoài bìa cần đề tên câu chuyện.
- 1 đồng hồ tính thời gian.
- Lập các nhóm học sinh tham gia cuộc chơi (2 nhóm, mỗi nhóm có 4
hoặc 5 học sinh).
- Bầu tổ trọng tài (gồm có giáo viên và 3 học sinh đại diện 3 tổ).
22


b) Luật chơi:
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
- 2 nhóm cùng lên bảng.
- Mỗi nhóm nhận một bộ phiếu (đựng trong phong bì có đề tên câu
chuyện) khi giáo viên phát lệnh “bắt đầu” cả hai nhóm cùng được bóc bì thư,
đọc và cùng sắp xếp thật nhanh các phiếu sao cho đúng trình tự nội dung câu
chuyện.
- Thời gian thực hiện trò chơi là 3 phút. (Thời gian này có thể tùy thuộc
vào số phiếu nhiều hay ít mà giáo viên quy định).
c) Cách đánh giá:
Sau hiệu lệnh “hết giờ” 2 đội chơi phải dừng lại, giáo viên cùng tổ trọng
tài đánh giá kết quả sắp xếp ý của các nhóm xem đội nào đúng toàn bộ hay sai,

sai ở chi tiết nào, sai mấy chi tiết. Đúng hết 20 điểm, sai mỗi chi tiết trừ 2 điểm.
Dựa vào kết quả, trọng tài công bố giải nhất, nhì… nếu cả 2 đội cùng
đúng toàn bộ thì dựa vào thời gian để đánh giá. Nếu cả 2 đội không vi phạm thời
gian thì hai đội đồng giải nhất.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Dạy bài: NẮNG PHƯƠNG NAM (Tiếng Việt 3 - tập 1 - trang
94)
* Chuẩn bị:
- Bầu tổ trọng tài.
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em (học sinh xung phong chơi).
- Hai bộ phiếu có nội dung như sau:

+ Phiếu 1: Chuyện xảy ra vào ngày hai mươi tám Tết
+ Phiếu 2: Mọi người sững lại vì có tiếng gọi: nè sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?

23


+ Phiếu 3: Phương và Uyên nhắc đến Vân ở trại hè Nha Trang
+ Phiếu 4: Uyên và bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ
+ Phiếu 5: Đọc thư của Vân, các bạn biết Tết ở ngoài Bắc rất lạnh.
+ Phiếu 6: Phương nảy ra sáng kiến tặng bạn Vân một cành mai.
+ Phiếu 7: Các bạn mong ước gửi cho Vân một ít nắng phương Nam.
+ Phiếu 8: Cả bọn quay lại đi chợ hoa và đi giữa một rừng mai vàng thắm.
* Phổ biến luật chơi: Giống như phần đầu đã nêu.
* Tiến hành:
Giáo viên gọi tất cả 8 học sinh xung phong lên bảng và chia làm 2 đội.
Yêu cầu mỗi đội cử một em đại diện lên lấy phong bì. Sau hiệu lệnh “bắt đầu”
hai nhóm bóc phong bì và chia cho mỗi bạn 2 phiếu, các bạn đọc và sắp xếp lên
bảng từ theo trình tự câu chuyện. Cả lớp ở dưới cổ vũ động viên hai đội trên

bảng. Khi có hiệu lệnh “hết giờ” cả hai nhóm dừng lại.
* Giáo viên cùng tổ trọng tài kiểm tra và công bố kết quả. Cả lớp khen đội
thắng cuộc.
(Thứ tự xếp đúng như sau: Phiếu 1, phiếu 4, phiếu 2, phiếu 3, phiếu 5,
phiếu 7, phiếu 6, phiếu 8).
Ví dụ 2: Dạy bài: ĐÔI BẠN (Tiếng Việt 3 tập 1 - trang 130)
* Chuẩn bị:
- Hai đội chơi, mỗi đội có 5 em.
- Đồng hồ tính thời gian (4 phút).
- Tổ trọng tài (giáo viên + 2 học sinh).
- 2 bộ phiếu có ghi nội dung sau:

+ Phiếu 1: Ngày ấy giặc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc,
24


+ Phiếu 2: Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi, Thành dẫn bạn đi thăm khắp
nơi
+ Phiếu 3: Mỹ thua, Thành về lại thị xã
+ Phiếu 4: Ở thị xã, Mến thấy nhiều điều lạ, phố xá, nhà cửa san sát, xe cộ đi lại
nườm nượp, đèn điện sáng trong đêm như sao sa.
+ Phiếu 5: Đang mải chuyện, bỗng nghe hai bạn kêu cứu thất thanh: Cứu với!
+ Phiếu 6: Thành chưa hiểu chuyện gì đã thấy Mến nhảy xuống nước.
+ Phiếu 7: Giữa hồ một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Phiếu 8: Hai bạn đi chơi trong công viên ngắm cảnh mặt hồ gợn sóng lăn tăn.
+ Phiếu 9: Mến bơi rất nhanh ra giữa hồ, khéo léo tóm tóc cậu bé đưa vào bờ.
+ Phiếu 10: Mãi đến khi Mến đã về quê, bố Thành mới biết chuyện, bèn bảo
Thành: “Người ở làng quê tốt bụng như thế đấy con ạ”.
+ Phiếu 11: Sợ bố lo, thành không kể với bố chuyện xảy ra trong công viên.
* Phổ biến luật chơi: Giống ví dụ 1.

* Tiến hành: Giống như nêu ở ví dụ 1.
* Đánh giá: Giáo viên và tổ trọng tài đánh giá.
(Thứ tự các phiếu sắp xếp đúng là: Phiếu 1, phiếu 3, phiếu 2, phiếu 4,
phiếu 8, phiếu 5, phiếu 6, phiếu 7, phiếu 9, phiếu 11, phiếu 10).
* Kết luận:
Bằng cách tổ chức cho học sinh sắp xếp ý đúng trình tự của câu chuyện
tôi đã giúp học sinh ghi nhớ được nội dung và nhanh chóng tái hiện lại các chi
tiết trong câu chuyện một cách rõ ràng. Để đánh giá, nhận xét các nhóm chơi

25


×