Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tieu luan cao học, lich su tu tuong chinh tri, lịch sử tư tưởng chính trị của nhà nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.36 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN MỞ ĐÂU

1.

Lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu:
Dựng nước và giữ nước, chống thiên tai, địch họa là nhiệm vụ chiến lược,
thường xuyên và trực tiếp đối với dân tộc Việt Nam. Trong quá trình vừa tranh đấu
vừa xây dựng, tư tưởng chính trị Việt Nam đã hình thành, nảy nở và phát triển
không ngừng. Những tư tưởng đó là khởi nguồn cho những chiến công oanh liệt,
thắng lợi vẻ vang chống giặc ngoại xâm, là nền tảng cố kết cộng đồng, nâng cao ý
thức dân tọc để tạo nên sức mạnh trong xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân
tộc và chủ quyền quốc gia.
Tư tưởng chính trị Việt Nam trải qua các thời kỳ như Thời kỳ Văn Lang – Âu
Lạc, thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc, thời kỳ phục hưng dân tộc (từ thế kỷ X đến
thế kỷ XV), giai đoạn chia cắt đất nước và suy thoái của chế độ quân chủ phong
kiến (thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX).
Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê Sơ đổ. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, chiến
tranh liên miên, kéo dài (nhà Mạc, Lê – Trịnh ở Đàng ngoài, chúa Nguyễn Đàng
trong). Lãnh thổ Đại Việt được mở rộng xuống phía nam. Các tập đoàn phong kiến
vì quyền lợi của mình mà phân chia đất nước, gây ra một cuộc nội chiến triền miên,
hao người tốn của. Giai đoạn chia cắt Nam – Bắc triều và Đàng trong – Đàng ngoài
kéo dài hơn 250 năm, phá hoại, kìm hãm sức sản xuất, làm suy yếu đất nước. Chế
độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng, toàn diện. Thành quả vĩ đại của
nhân dân đấu tranh dựng nước và giữ nước bị thủ tiêu.Trước chính sách bóc lột hà
khắc, phản động của các tập đoàn phong kiến, nhân dân liên tục đứng lên khởi
nghĩa, các cuộc chiến tranh nông dân đần dần lan rộng ra trên cả hai miền đất nước.


Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn – đỉnh cao của phong trào nông dân đã đánh đổ các triều
đại đang thống trị, lập triều Tây sơn. Nhà Thanh lấy cớ giúp Lê Chiêu Thống khôi
2


phục nhà Lê, huy động 20 vạn quân xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ được tin làm lễ
lên ngôi Hoàng đế, truyền lệnh đánh để cho “dài tóc, đen răng”, “đánh cho sử tri
Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” và lập tức kéo quân ra Bắc, trong 5 ngày đêm đã
đánh tan tác quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Ý thức về quốc gia dân
tộc và ý thức bảo vệ Tổ quốc được phục hồi. Triều Tây Sơn sau khi thống nhất đất
nước đã thực hiện được một số cải cách chính trị tiến bộ. Nhưng không bao lâu sau
(năm 1802), nhà Nguyễn đánh đổ Tây Sơn, thống trị toàn bộ lãnh thổ Việt Nam,
thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế, khước từ cải cách, mở cửa nên đất nước
vẫn trong tình trạng trì trệ đầy mâu thuẫn.
Đường lỗi chính chị bảo thủ, lạc hậu và đầu hàng Pháp của nhà Nguyễn là
nguyên nhân đưa nước nhà lâm vào khủng hoàng, suy yếu, trì trệ. Chính quyền nhà
Nguyễn hoàn toàn đối lập với nhân dân và dân tộc, đi theo một đường lỗi chính trị
phản động: chính trị vong quốc. Sự thoái hoá của tập đoàn vua quan nhà Nguyễn từ
thôn xã đến triều đình ngày càng phổ biến. Nhà Nguyễn vẫn mù quáng bám theo
chế độ chuyên chế nhà Thanh đã lỗi thời và coi đó là khuôn mẫu. Đó là chính sách
giam hãm nền kinh tế và xã hội trong vòng lạc hậu giữa lúc phương Tây bước vào
thời đại công nghệ tư bản chủ nghĩa. Chế độ phong kiến Việt Nam đã khủng hoảng
trầm trọng đến mức không thể gượng dậy được nữa, hệ tư tưởng chính thống mà
nòng cốt là Nho giáo đã bất lực trong việc xoay chuyển tình thế. Với chính sách
“trọng nông, ức thương” đối nội thì cấm bán lúa gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác, lại
thường trưng dụng thuyền buôn của tư nhân, đối ngoại thì cấm tư nhân buôn bán
với nước ngoài, triều đình nhà Nguyễn giữ độc quyền ngoại thương và thi hành
chính sách “bế quan tỏa cảng”. Toàn bộ nền kinh tế - xã hội cần đến một cuộc cách
mạng xã hội, nhưng trong lòng chế độ phong kiến vốn đình trệ lâu dài và khủng
hoảng sâu sắc, lại không có tiền đề kinh tế - xã hội cần thiết cho một cuộc cách

mạng như thế.
3


Trong đề tài này, lịch sử tư tưởng nhà Nguyễn sẽ được nghiên cứu trên một
số phương diện nhất định.
2.

Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử tư tưởng chính trị của Nhà Nguyễn.
3.

4.

Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhà Nguyễn trong triều đại phong kiến
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể như: lịch sử, phân tích - tổng hợp,

so sánh, tổng kết thực tiễn....
5.

Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu
luận gồm 03 chương.

4



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN
1.1.

Sự hình thành triều Nguyễn
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử
Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên
ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng
đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn
là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược
của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn Độc
lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ. Giai đoạn độc lập (18021858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước,
kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự
Đức.Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam
theo khái niệm kiểu Nho giáo.
Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn
Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế
tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là
coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Công giáo, tôn giáo
từ phương Tây.
Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc
quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8
năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm
chiếm Sài Gòn.Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền
5


Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành
một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở

Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của
Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Giai đoạn này kết thúc
khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.
1.2.

Lịch sử tóm tắt của triều đại Nguyễn
Vương triều Nguyễn (1802-1945) được tính từ vua Gia Long - người sáng
lập nên triều Nguyễn, đến vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng ở Việt Nam.
Để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xảy ra, dân ta dùng niên hiệu của
ông vua đương thời.
- Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh
dấu cái giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so
với cái niên hiệu của mình.
- Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đã chết. Khi một ông vua đã mất, ông vua sau
lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh
người quá cố.
- Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy,
thường được người ta kiêng không gọi đến.
Niên hiệu

Gia Long

Năm sanh, năm mất

1762-1820

Giai đoạn trị vì

1802-1820


Miếu hiệu

Thế Tổ Cao Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Ánh
6


Niên hiệu

Minh Mạng

Năm sanh, năm mất

1791-1840

Giai đoạn trị vì

1820-1840

Miếu hiệu

Thánh Tổ Nhân Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Kiểu, Nguyễn Phúc Ðảm


Niên hiệu

Thiệu Trị

Năm sanh, năm mất

1807-1847

Giai đoạn trị vì

1841-1847

Miếu hiệu

Hiến Tổ Chương Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Tuyền, Nguyễn Phúc Miên Tông

Niên hiệu

Tự Ðức

Năm sanh, năm mất

1829 -1883
7



Giai đoạn trị vì

1847-1883

Miếu hiệu

Dực Tông Anh Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Thì, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

Niên hiệu

Dục Ðức

Năm sanh, năm mất

1853-1883

Giai đoạn trị vì

1883

Miếu hiệu

Công Tông Huệ Hoàng Ðế

Tên Húy


Nguyễn Phúc Ưng Chân

Niên hiệu

Hiệp Hoà

Năm sanh, năm mất

1847-1883

Giai đoạn trị vì

1883

8


Miếu hiệu

.

Tên Húy

Nguyễn Phúc Thăng, Nguyễn Phúc Hường Dật

Niên hiệu

Kiến Phúc

Năm sanh, năm mất


1869-1884

Giai đoạn trị vì

1884

Miếu hiệu

Giảng Tông Nghị Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Hạo, Nguyễn Phúc Ưng Ðăng

Niên hiệu

Hàm Nghi

Năm sanh, năm mất

1871-1943

Giai đoạn trị vì

1884-1885

Miếu hiệu

.


Tên Húy

Nguyễn Phúc Minh, Nguyễn Phúc Ưng Lịch

9


Niên hiệu

Ðồng Khánh

Năm sanh, năm mất

1864-1889

Giai đoạn trị vì

1885-1889

Miếu hiệu

Cảnh Tông Thuần Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông

Niên hiệu


Thành Thái

Năm sanh, năm mất

1879-1954

Giai đoạn trị vì

1889-1907

Miếu hiệu

Hoài Trạch Công Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Chiêu, Nguyễn Phúc Bửu Lân

Niên hiệu

Duy Tân

Năm sanh, năm mất

1900-1945

10


Giai đoạn trị vì


1907-1916

Miếu hiệu

.

Tên Húy

Nguyễn Phúc Hoảng, Nguyễn Phúc Vĩnh San

Niên hiệu

Khải Ðịnh

Năm sanh, năm mất

1885-1933

Giai đoạn trị vì

1916-1925

Miếu hiệu

Hoằng Tông Tuyên Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Tuấn, Nguyễn Phúc Bửu Ðảo


Niên hiệu

Bảo Ðại

Năm sanh, năm mất

1913-1997

Giai đoạn trị vì

1925- 1945

Miếu hiệu

.

11


Tên Húy

Nguyễn Phúc Thiển, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy

Tuy nhiên, khi nói đến vương triều Nguyễn, người ta không thể không nói
đến 9 đời chúa Nguyễn - tổ tiên của các vị vua Nguyễn sau này, và cũng là những
người đã có công khai phá, mở mang bờ cõi về phương Nam.
Chín đời chúa Nguyễn bao gồm: (Chúa Tiên) Nguyễn Hoàng (1558-1613);
(Chúa Sãi) Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635); (Chúa Thượng) Nguyễn Phúc Lan
(1635-1648); (Chúa Hiền) Nguyễn Phúc Tần (1648-1687); (Chúa Nghĩa) Nguyễn

Phúc Thái (1687-1691); (Quốc Chúa) Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
(Ninh Vương) Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738); (Vũ Vương) Nguyễn Phúc Khoát
(1738-1765); (Định Vương) Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777).

12


CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHÀ NGUYỄN
2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có
những biến đổi hết sức to lớn.Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã
hội thuộc địa, nửa phong kiến.Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng
Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì
nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu, từ Phạm Phú
Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng
chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân
vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ
XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Năm 1926
có một sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp theo sau cái chết của một nhà quốc gia chủ
nghĩa Phan Châu Trinh”.
Phong trào cách mạng dân chủ tư sản tuy thất bại, nhưng con người, tư tưởng
đổi mới của nó vẫn có ý nghĩa nhất định đối với sự nghiệp cứu nước, cứu dân sau
này.Trên mảnh đất ấy, Nguyễn Ái Quốc đã gieo mầm chủ nghĩa Mác – Lênin và là
người hoàn thành bước chuyển tư tưởng chính trị trong giai đoạn lịch sử đặc biệt
này vào những năm 30 của thế kỷ XX. Cho nên, có thể nói, tư tưởng chính trị cuối
thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là một bước chuyển, là khâu trung gian để chuyển từ
hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng vô sản.
2.2. Các tư tưởng chính trị chủ yếu

2.2.1. Tư tưởng canh tân đất nước
Trong trào lưu tư tưởng canh tân, Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Nguyễn
Trường Tộ (1830 - 1871) là những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất.Nguyễn Trường Tộ
là người viết rất nhiều bản điều trần gửi vua, quan nhà Nguyễn kêu gọi đổi mới
13


toàn diện đất nước.Theo ông, phải có sự canh tân đất nước, bởi “Thời đại nào có
chế độ ấy. Con người sinh ra thời đại nào cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy
mà thôi.
Vậy thì người sinh vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa.Rồi dần
dần thời thế đổi dời, làm sao có thể mãi mãi ôm giữ phép xưa mãi được”. Về tư
tưởng, Nguyễn Trường Tộ là một nhà cải cách, ông coi ngôi vua là quý, chức quan
là trọng, không muốn thay đổi chế độ quân chủ mà muốn có một người cầm quyền
đủ khả năng dẫn dắt muôn dân tiến hành canh tân đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
việc đề cao chế độ quân chủ, kêu gọi thực hiện “chính danh”, Nguyễn Trường Tộ
cũng nhận thấy vai trò của pháp luật và cho rằng, vua cũng nên tự hạ mình để ghép
vào vòng pháp luật. Ông viết: “Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng
người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thì trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị,
sự nghiệp không suy đốn”
Như vậy, trong quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, những yếu tố của tư
tưởng dân chủ đã xuất hiện, đan xen tồn tại với quan điểm Nho giáo, phản ánh sự
dao động tư tưởng khi hệ tư tưởng cũ lung lay, hệ tư tưởng mới chưa được xác lập.
Với tư cách một nhà hoạt động chính trị, cũng như Nguyễn Trường Tộ, Đặng
Huy Trứ đã đề xuất tư tưởng canh tân đất nước. Trước thực trạng đất nước suy vi,
ông và nhiều nhà tư tưởng canh tân khác cho rằng, cần phải bỏ lối học tầm chương
trích cú của Nho học, không thể chỉ dùng văn chương lý lẽ mà phải tiếp thu khoa
học - kỹ thuật của phương Tây để thúc đẩy sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Ông viết: “Làm cho dân giàu nước mạnh đâu phải là một việc chẳng cần lo toan
nhiều” và “Làm ra của cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được”. Theo

ông, muốn tự cường đánh Pháp phải nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, từ chỗ xem
đạo đức, lễ nghĩa là cái duy nhất, tối cao, bất biến đến phải thấy sản xuất của cải vật
chất cũng là “đạo lý lớn” vậy! Ông kịch liệt phản đối việc dùng lời lẽ, đạo lý nhà
14


Nho để xin giặc rủ lòng thương của phái cầu hòa, bởi nếu “chỉ dựa vào đối đáp, ai
là người có thể làm nguội lạnh được tim gan giặc”
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Đặng Huy Trứ còn cho rằng, phải xây
dựng nền quân sự vững mạnh, bởi kinh tế và quân sự có mối quan hệ hữu cơ với
nhau trong vấn đề giữ vững độc lập dân tộc. Ông viết: “Cấy cày và canh cửi là gốc
của cơm áo. Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy thì dù có thừa thóc trong
kho, thừa vải trên khung cửi cũng bị kẻ địch lấy đi”
Trong tư tưởng Đặng Huy Trứ, quan niệm về dân là một nét mới khá nổi bật
trong tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX.Ông coi “dân là gốc của nước, là
chủ của thần”; “Khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc.Bồi bổ cái gốc đó mới là
thầy thuốc giỏi.Những quan niệm đó đánh dấu sự đổi mới trong suy tư của dân tộc
ta cuối thế kỷ XIX.Có thể nói, xu hướng cải cách xã hội là xu thế tất yếu đặt ra cho
dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này. Các nhà tư tưởng, như Đặng Huy Trứ, Phạm
Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đã nắm bắt được xu thế đó và
bước đầu tạo ra một bước chuyển trong tư tưởng chính trị, từ tư tưởng quân chủ
sang tư tưởng dân chủ, từ vương quyền sang dân quyền. Nhưng do hạn chế bởi điều
kiện lịch sử, lập trường và tầm nhìn, cũng như ảnh hưởng khá sâu nặng của ý thức
hệ phong kiến nên tư tưởng cải biến xã hội của các ông chỉ mang tính chất cách tân,
trong khuôn khổ trật tự của xã hội cũ.
Tiếp thu tư tưởng của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX, một số nhà tư tưởng
đầu thế kỷ XX, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn
An Ninh,… tiếp tục phát triển tư tưởng đó lên trình độ mới, cao hơn về chất. Các
ông đã từ bỏ dần hệ tư tưởng phong kiến, mạnh dạn đi tìm hệ tư tưởng mới cho dân
tộc.Theo Phan Bội Châu, hệ tư tưởng Nho giáo đã hết vai trò lịch sử và chỉ làm cho

dân tộc ta mất dần sức sống. Ông viết: “… nước Việt Nam mơ màng đôi mắt ngủ,
uể oải một thân bệnh, tôn quân quyền, ức dân quyền, trọng hư văn, khinh võ sĩ,
15


trộm cướp rình mò ở sân, mà vợ con say hát trong nhà, chủ nhân nằm dài trên
giường luôn luôn ngáp mỏi mệt. Than ôi! Nguy ngập lắm thay”(9)! Còn nền Nho
học thì không thiết thực, tạo nên tầng lớp văn sĩ chẳng có mấy tác dụng đối với xã
hội: “Các triều đình chuyên chế đã dùng khoa cử làm cái bẫy ràng buộc hào kiệt, tai
mắt xóm làng cũng chỉ chuyên chú đến trường thi, làm cho người ta sinh ra từ tám
tuổi trở lên đã vùi đầu, mờ mắt vì cái ngục tù bát cổ thi phú. Tiếng nói là văn sĩ,
chứ thực ra chỉ là một vật chết không biết cái gì, cũng không làm được trò gì.
Phan Châu Trinh cũng cho rằng, do chế độ phong kiến đã thực sự thối nát,
mục ruỗng, nhu nhược, nên đã để cho quyền lực chính trị rơi vào thực dân Pháp.
Bộ máy của chế độ phong kiến là bù nhìn, như quân trên bàn cờ tướng: “Một ông
tướng lác đứng trong cung, Sĩ tượng khoanh tay chẳng vẫy vùng”. Tầng lớp Nho sĩ
vẫn chìm đắm trong hư văn, chưa kịp chuyển biến theo thời thế: “Việc đời nhìn lại
thấy chẳng còn gì, sông núi không còn nước mắt để khóc các bậc anh hùng. Muôn
nhà làm tôi tớ dưới ách cường quyền, nhiều người đang ngủ mê trong giấc mộng
văn chương bát cổ”.
Là trí thức Tây học, Nguyễn An Ninh cũng coi sai lầm lớn nhất là quá đề cao
tư tưởng Nho giáo, dẫn đến sự cản trở quá trình phát triển của lịch sử. Ông nói: “…
suy tôn học thuyết của Khổng Tử lên tới giá trị cao nhất về tinh thần, thì lại là một
bước khác, khó cho ta dấn tới được”. Không chỉ có vậy, việc nhào nặn tư tưởng
Khổng Tử theo quan điểm của các nhà Nho phong kiến cũng rất tai hại.
Nhiều nhà tư tưởng tiến bộ khác, như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng,
Lương Văn Can,… cũng đã kịch liệt phê phán Nho giáo và chế độ phong kiến, thể
hiện trong tư tưởng và sự bất hợp tác với chế độ phong kiến.

2.2.2. Lựa chọn con đường cách mạng

16


Từ việc phê phán chế độ phong kiến, các nhà tư tưởng đã tiếp thu tư tưởng
dân chủ tư sản, học tập kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản Trung Quốc, Nhật
Bản, bắt đầu xây dựng những phạm trù dân chủ tư sản ở Việt Nam và phát động
phong trào Duy Tân. Ở phương Tây, tư tưởng dân chủ được hình thành trên cơ sở
kinh tế - xã hội của nó, nên mang tính thuần thục, điển hình, phản ánh nguyện
vọng, khát khao làm chủ xã hội của con người. Mục đích của tư tưởng dân chủ tư
sản ở phương Tây là vì lợi ích giai cấp, như Hồ Chí Minh đã từng nói, giai cấp tư
sản dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến,
khi đánh đổ phong kiến rồi thì nó lại thay phong kiến áp bức dân. Ở Việt Nam, các
nhà tư tưởng lựa chọn dân chủ tư sản là vì lợi ích của dân tộc: đi tìm con đường
cứu nước, giành độc lập tự do. Những người hấp thụ và truyền bá tư tưởng dân chủ
tư sản chủ yếu là tầng lớp sĩ phu được tư sản hóa trong hoàn cảnh giai cấp tư sản
Việt Nam ra đời muộn và rất nhỏ bé. Cho nên, tư tưởng dân chủ tư sản ở nước ta có
tính đặc thù: không thuần thục, điển hình như ở phương Tây; các phạm trù dân chủ
tư sản vẫn chịu ảnh hưởng của Nho giáo và mang sắc thái văn hóa Việt Nam. Mặc
dù vậy, tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã được các nhà tư tưởng phác họa
những nội dung cơ bản, phản ánh sự vận động và phát triển tất yếu của lịch sử tư
tưởng.
Trước hết, về mục đích cách mạng, các nhà tư tưởng đều thống nhất mục
đích là cứu nước, cứu dân, giành độc lập dân tộc. Phan Bội Châu viết: “Phan Bội
Châu lấy việc cứu quốc làm chủ nghĩa, cho nên muốn cho nước ta độc lập. Lại lấy
việc cứu dân làm chủ nghĩa, cho nên không muốn ngó thấy dân ta phải lầm than”.
Đối với ông, “phải xóa bỏ chính thể quân chủ, vì đó là một chính thể rất xấu xa
vậy” và phải “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và thành lập nước
Cộng hòa dân chủ”. Còn Phan Châu Trinh - người khởi xướng tư tưởng dân chủ tư
sản ở Việt Nam thì xác định rõ chủ đích của mình là đánh đổ chế độ phong kiến và
17



đưa dân tộc đi theo con đường dân chủ tư sản. Ông viết: “… năm 1911 tôi được
qua Tây để xem xét cái học thuật văn minh Âu châu. Đã mười hai năm, tôi ăn nằm
trên cái mảnh đất dân chủ, hớp cái hơi không khí tự do, nhờ vậy mà tôi hiểu được
lẽ chánh đáng trong thế giới, phần nghĩa vụ của quốc dân, và cũng biết được chắc
cái mục đích của nước nhà nên thay đổi lại thế nào. Chúng ta bây giờ cần phải đánh
thức nhau dậy,… làm cho tiệt hẳn cả cái sức ma quỷ chuyên chế nó đã ám ảnh
chúng ta mấy ngàn năm nay;… ấy là cái chủ ý và mục đích của tôi đấy”
Về phương pháp cách mạng, các nhà tư tưởng đề ra hai phương pháp: cách
mạng bạo động và đấu tranh ôn hòa. Phan Bội Châu cho rằng, thực dân Pháp là kẻ
thù không đội trời chung với dân tộc ta; chúng không cho dân tộc ta phát triển kinh
tế, mở mang văn hóa, giáo dục, đàn áp dã man mọi sự phản kháng, kể cả phản
kháng hòa bình nhất. Cho nên không thể sử dụng con đường hòa bình để giành độc
lập dân tộc, mà chỉ có sự lựa chọn duy nhất là phương pháp bạo động. Ông viết:
“Vẫn biết bạo động với tự sát đều là việc làm của những kẻ kiến thức hẹp hòi,
không biết lo xa, nhưng nếu sự thể buộc tự sát, thà rằng xoay ra bạo động mà chết
còn hơn. Vì cứ bạo động may ra còn trông được có chỗ thành công trong muôn
một.
Vấn đề vị trí và vai trò của nhân dân cũng đã được các nhà tư tưởng quan
tâm. Cuối thế kỷ XIX, trong tư tưởng canh tân, Đặng Huy Trứ coi dân là gốc của
nước, là chủ của thần; khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Tư tưởng này là một
trong những cơ sở, tiền đề giúp Phan Bội Châu phát triển quan điểm: dân là chủ
nước, nước là của dân. Ông cho rằng, vua phải lấy dân làm trời, dân chính là trời
của kẻ đứng đầu cai trị nước; rằng, một nước có ba điều quan trọng là nhân dân, đất
đai, chủ quyền, trong đó nhân dân đứng thứ nhất. Tư tưởng này chống lại tư tưởng
“tôn quân quyền”, đối lập hoàn toàn với quan điểm Nho giáo đương thời. Nói
về vai trò của nhân dân, Phan Bội Châu nhấn mạnh: “dân ta là chủ nước non”;
18



“nước ta hẳn là gia tài tổ nghiệp của dân ta rồi, bỏ mất nó là do dân ta, thì thu phục
lại nó tất cũng phải do dân ta làm” và “nước được cường thịnh là nhờ có nhân dân”.
Có thể nói, quan niệm dân vi bản - dân là gốc đã được Phan Bội Châu nâng lên một
trình độ cao hơn - dân không chỉ là gốc, mà còn là chủ nước, là khí mạnh dân tộc,
là chủ thể cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc. Tương tự, Nguyễn An Ninh cũng
đã khẳng định: “Chính nhân dân tạo lập nhà vua, và không phải vua lập ra dân”,
“trên mảnh đất An Nam này, dân là vua chứ không phải người ngồi trên ngai vàng”.
2.2.3. Lấy dân làm gốc
Quan điểm dân là chủ nước, nước là nước của dân là một bước chuyển tư
tưởng căn bản từ quân chủ sang dân chủ. Đây là một điều mới mẻ trong suy tư
chính trị đương thời, là một bước tiến vượt bậc so với suy tư chính trị phong kiến.
Để thực hiện quyền dân chủ, các nhà tư tưởng chủ trương: khai dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh!Theo Phan Châu Trinh, khai dân trí là phải bỏ lối học tầm chương
trích cú, thơ văn, phù phiếm của người xưa, mở trường dạy chữ quốc ngữ, kiến
thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa. Ông viết: “Ước học hành mở cho
xứng đáng; Đừng vẽ hình, vẽ dạng cho qua; Công thương, kỹ nghệ chuyên khoa;
Trí tri, cách vật cho ta theo cùng”. Để mở mang dân trí, Phan Bội Châu cho rằng,
phải phát triển giáo dục, bởi “giáo dục là gốc rễ để xây dựng nền chính trị”.Tư
tưởng về khai dân trí thực sự làm cho dân tộc thay đổi nếp suy tư cũ kỹ để vươn lên
tầm nhận thức mới cao hơn, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Chấn dân khí là
làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, giác ngộ được quyền lợi
của mình, giải thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ quân chủ chuyên chế. Khi khảo
cứu lịch sử nước nhà, Phan Châu Trinh đã đưa ra kết luận: “Lấy lịch sử mà nói thì
dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc hèn hạ, mà cũng không phải là một
dân tộc không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay
mà vẫn còn mê mê muội muội, bịt mắt, vít tai không chịu xem xét, không chịu học
19



hỏi cái hay, cái khéo của người”. Còn theo Phan Bội Châu, trong ba vấn đề quan
trọng: học thuật, nhân tài, dân khí thì chấn dân khí là nhiệm vụ đầu tiên, làm cơ sở
cho nuôi nhân tài, đổi học thuật. Hậu dân sinh tức là phải làm cho mọi người biết phát
triển kinh tế, mở mang ngành nghề, làm cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phan Châu
Trinh viết: “Nghề càng ngày càng đua càng tới; Vật càng ngày càng mới dễ coi; Chở
chuyên đi bán nước ngoài; Lợi trong đã được, lợi ngoài lại thêm; Được nhiều lời càng
thêm tư bổn; Rộng bán buôn khắp bốn phương trời”(28). Trong hệ thống tư tưởng
chính trị của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản cũng đã hình thành quan niệm về
một mô hình chính thể. Phan Bội Châu cho rằng, phải xóa bỏ chính thể quân chủ, xây
dựng chính thể dân chủ cộng hòa gồm có ba viện, do nhân dân làm chủ, quyền lực ở
nơi dân và được thực hiện thông qua các đại biểu, mọi việc do dân định liệu. Ông viết:
“Bao nhiêu việc đều do công chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi Trung nghị
viện đồng ý, Trung nghị viện phải đợi Hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành.Hạ nghị
viện là nơi đa số công chúng có quyền tài phán các việc của Trung nghị viện và
Thượng nghị viện. Phàm nhân dân nước ta không cứ là sang hèn, giầu nghèo, lớn bé
đều có quyền bỏ phiếu bầu cử”.

20


CHƯƠNG 3. NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ NHÀ NGUYỄN
3.1. Các giá trị
Trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ thời đại các vua Hùng đến
thời đại HCM, dân tộc ta đã tích lũy được những tư tưởng chính trị quý báu. Những
giá trị ấy đã trở thành một trong những nguồn gốc quan trọng để hình thành tư
tưởng HCM, đường lối, chính sách của Đảng và thẩm thấu trong đời sống chính trị
của nhân dân ta.
Những tư tưởng chính trị quý báu đó được hình thành và phát triển được quy
định từ những nhân tố về đặc điểm địa lý, hình thành, phát triển dân cư và nhà nước

ta.
Thật vậy, khi nghiên cứu môn học chính trị học ta thấy:
Một là, với đặc điểm địa lý-chính trị của nước ta: Việt Nam đất không rộng,
người không đông, tài nguyên phong phú, dồi dào, có vị trí địa lý quan trọng, địa
bàn chiến lược lợi hại vùng Đông Nam Á, luôn đứng trước hiểm họa của thiên
nhiên và của giặc ngoại xâm. Cho nên cuộc đấu tranh chống lại sức mạnh thiên
nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên để không ngừng cải thiện và nâng cao cuộc
sống vận chất và tinh thần của cả cộng đồng luôn là thử thách đối với sự tồn vong
suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc. Đồng thời, chiến đấu chống ngoại xâm, bảo
vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc trở thành
quy luật sống còn của con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại.
Hai là, về đặc điểm hình thành phát triển dân tộc và nhà nước: Việt Nam là
đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo-tín ngưỡng, đa sắc thái văn hóa bản địa và là quốc
gia sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước nên công việc thủy lợi, bao giờ cũng nổi
21


lên hàng đầu và yêu cầu phải thường xuyên chống kẻ thù ngoại xâm, đó là hai yếu
tố tạo nên truyền thống ĐK của dân tộc Việt Nam, đồng thời in dấu ấn nổi bật lên
mối quan hệ giữa các dân tộc cùng sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là
một khối thống nhất, tính cộng đồng chung đã đạt đến mức độ tương đối bền vũng,
cùng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh chính CN yêu nước Việt Nam là
ngọn cờ ĐK các dân tộc anh em trên đất nước này; vượt lên lòng tự hào dân tộc của
người dân mỗi dân tộc, tất cả họ chung sống hòa thuận, cùng chung lưng đấu cật để
xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, dân tộc và Nhà nước Việt Nam
hình thành và phát triển ngoài tính quy luật chung mà còn do nguyên nhân chủ yếu
là yêu cầu tập hợp sức mạnh cộng đồng chống trả với thiên nhiên và chống giặc
ngoại xâm. Cho nên, sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và dân tộc Việt Nam không
tách rời nhau.

Những đặc điểm trên đã làm cho lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử tư
tưởng chính trị nói riêng phát triển một cách đặc thù trong dòng chảy của sự phát
triển tư tưởng chính trị nhân loại.
Qua các thời kỳ lịch sử, sự phát triển tư tưởng chính trị Việt Nam khá phong
phú và kết đọng lại ở giá trị chủ đạo như là động lực chính yếu trong sự tồn tại và
phát triển của dân tộc. Những giá trị chủ đạo đó được biểu hiện như sau:
Trước hết, toàn dân đồng tâm hiệp lực dựng nước và giữ nước dưới sự lãnh
đạo của một tổ chức người tiên tiến. Ở nước ta, công việc chống thiên nhiên và
chống ngoại xâm là hai nhiệm vụ năng nề, chỉ có thể được giải quyết bằng sức
mạnh của cả cộng đồng dân tộc. Thực tế lịch sử đã chứng minh, một dân tộc đất
không rộng, người không đông mà luôn chống chọi với thiên tai, sức mạnh của
thiên nhiên và chống ngoại xâm trên 12 thế kỹ và là mối đe dọa thường xuyên,
nguy hiểm nhất đối với sự sống còn của dân tộc. Cho nên, ĐK, thủy chung, kiên
22


cường, đồng tâm hiệp lực cùng vượt qua thử thách đã trở thành đạo lý, thành quy
luật cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Nhiệm vụ năng nề đó, đồi hỏi phải có sự chỉ huy, điều hành một cách thống
nhất trên quy mô rộng lớn ở nhiều lĩnh vực. Để làm được điều đó, cần phải có
người lãnh đạo đủ “Đức”, đủ “Tài”, tiêu biểu cho phẩm giá, tài năng và bản lĩnh
của con người, của quốc gia dân tộc với một tổ chức chặt chẽ, thống nhất. Vì vậy,
những người lãnh đạo phải tổ chức mình và tổ chức cộng đồng một cách tối ưu theo
yêu cầu của từng nhiệm vụ cụ thể. Lịch sử chứng minh rằng, khi triều đình thối nát,
người đứng đầu kém tài, thiếu đức thì đất nước điêu linh, nhân dân khốn khổ. Đó
cũng chính là cơ hội mà kẻ thù ngoại bang luôn rình chờ để thôn tính dân tộc ta. Có
thể chứng minh điều này qua cuộc xâm lăng của nhà Minh vào đất nước ta khi mà
cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã làm mất lòng dân một cách trầm trọng và việc nhà
Thanh kèo 20 vạn quân vào nước ta núp dưới danh bảo vệ ngai vàng cho Lê Chiêu
Thống …

Hai là, tính tự lực tự cường xây dựng và phát triển nền độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia ngang tầm thời đại. Từ những bài học của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước đã chứng minh rằng, chỉ có thể vươn lên bằng sức mạnh của chính
mình, những giá trị của nhân loại chỉ có thể phát huy được tác dụng khi gia nhập
vào giá trị của dân tộc và được dân tộc nội sinh ra giá trị mới. Dân tộc Việt Nam
luôn biết tận dụng các tác nhân bên ngoài, nhưng vẫn xác định sức mạnh nội sinh,
tính tự lực, tự cường của dân tộc chính là yếu tố quyết định vận mệnh và chủ quyền
quốc gia dân tộc mình mà vượt qua tất cả. Lịch sử dân tộc cho thấy dân tộc Việt
Nam, từ khi dựng nước cho đến nay, dân tộc ta phải tiến hành 18 cuộc kháng chiến
bảo vệ Tổ quốc cùng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, thời
gian chống ngoại xâm cộng lại trên 12 thế kỹ, nhưng bằng chính sức mạnh của
mình, dân tộc Việt Nam vẫn giữ được nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Do
23


đó, để tồn tại và phát triển, dân tộc ta phải tự vươn lên bảo vệ các quyền thiêng
liêng của mình, tự xây dựng và phát triển đất nước bằng chính sức của mình.
Ba là, thực thi nền chính trị nhân bản vì con người và quốc gia dân tộc. Thực
tế lịch sử dân tộc đã chỉ ra rằng, chỉ có nền chính trị chăm lo đến con người, đại
diện cho quyền lợi của quốc gia, dân tộc mới hợp đạo lý của con người Việt Nam,
mới tập hợp và khơi dậy được sự đồng tâm hiệp lực của cả cộng đồng chống lại
giặc ngoại xâm và chế ngự thiên nhiên. Dân tộc và giai cấp luôn đứng trước thử
thách sống còn của giặc ngoại xâm và tai họa của thiên nhiên nên một nền chính trị
thuần túy phục vụ cho lợi ích của giai cấp sẽ trở thành xa lạ với quãng đại quần
chúng nhân dân; sẽ không huy động được sức mạnh của toàn dân để vượt qua thách
thức. Thiên nhiên khắc nghiệt, kẻ thù hùng hãn và tàn bạo, con người phải thương
yêu, che chở và nương tựa vào nhau mà tồn tại và chiến đấu. Chính nhân bản còn là
vũ khí vô cùng lợi hại để chiến thắng kẻ thù và là phương thức cơ bản để nhân hóa
chính mình. Cho nên, đường lối chính trị “khoan dân” - “nhân nghĩa” đã tạo nên
thế trận lòng dân vững chắc cho những cuộc chiến tranh nhân dân mang tính lịch sử

của dân tộc. Chỉ có nền chính trị nhân bản mới đáp ứng được yêu cầu tồn tại và
phát triển của đất nước
3.2. Ứng dụng những giá trị tư tưởng chính trị trong thực tiễn
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện và thực hiện có hiệu quả cao hơn về “Đại đoàn
kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh GCCN với GCND và đội ngũ trí thức, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn
sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi
bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, “vấn đề dân tộc
và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước
ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
24


hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát triển
kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình
độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống
tốt đẹp của các dân tộc”.
Hai là: Tạo sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống
cách mạng, bản chất GCCN và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao,
gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán
bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực. Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa
sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Ba là: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo
đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực
hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng
tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện
cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết

định của các cơ quan công quyền.
Bốn là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất
quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân;
đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng,
an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội.
Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện
tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp uỷ đảng và cấp chính quyền có chế
độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà
25


×