MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN
THỜI GIAN TỚI
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH
TRONG THỜI GIAN TỚI:
Trong những năm qua, đất nước ta không ngừng đổi mới, phát triển đi lên;
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao luôn đạt 7 – 8%/ năm, có năm cao nhất đạt tới
9%. Đảng và nhà nước luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh. Vào những ngày đầu năm 2007, Việt Nam chính thức
gia nhập WTO, đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trên thế giới.
Cùng với quá trình mở cửa, hội nhập toàn cầu nên nền kinh tế đất nước ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà
kinh tế đầu tư nhiều dự án mới với mức vốn ngày càng lớn. Nó kéo theo việc
các ngân hàng thương mại cho vay ngày càng nhiều các dự án đầu tư. Để hoạt
động hiệu quả hơn nữa thì các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
VPBank nói riêng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định dự án.
Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn mới đi vào hoạt động và đang trong quá
trình khẳng định mình. Mục tiêu riêng của phòng là đến cuối năm nay, phòng sẽ
được công nhận là sở giao dịch cấp II. Còn mục tiêu hoạt động của phòng đó là:
nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn,
tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo bảo chất lượng tín dụng. Để đạt được
mục tiêu này, phòng cần xây dựng các giải pháp cụ thể đối với từng hoạt động
cụ thể, trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu
tư vay vốn là một trong những mục tiêu quan trọng hiện tại của phòng.
Một số định hướng để hoàn thiện công tác thẩm định tại Phòng giao dịch
Trần Xuân Soạn là:
- Thẩm định phải dựa trên tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
trong từng thời kỳ và từ thực tiễn cho vay của chính ngân hàng.
- Hoàn thiện hơn nữa quy trình, nội dung cũng như phương pháp thẩm định
theo hướng ngày càng khoa học, hợp lý hơn.
- Khi thẩm định phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, thẩm định dự án
một cách toàn diện trên tất cả các nội dung cần thẩm định của dự án. Công tác
thẩm định phải có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa các bộ phận trong phòng.
Cần vận dụng các phương pháp thẩm định một cách linh hoạt và hợp lý.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi hoạt động của dự án về mọi mặt để phát
hiện và sửa chữa những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
- Học hỏi từ các ngân hàng bạn, nhất là những ngân hàng nước ngoài. Khi
gia nhập WTO và hòa mình vào sân chơi chung quốc tế, sẽ có nhiều ngân hàng
nước ngoài hoạt động và mở chi nhánh ở Việt Nam, đồng thời các ngân hàng
trong nước sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để mở thêm các chi nhánh của nước
ngoài. So với các ngân hàng quốc tế, rõ ràng các ngân hàng Việt Nam nói chung
và VPBank nói riêng còn yếu kém hơn nhiều về mọi mặt. Vì vậy, cần học hỏi
những điều tiên tiến của các ngân hàng bạn để nâng cao chất lượng thẩm định,
dần đáp ứng được nhu cầu cho vay trên thị trường quốc tế đầy khắt khe.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH:
Sau một thời gian thực tập trong phòng giao dịch, được làm quen với những
bước cơ bản của quá trình thẩm định và nhận thấy những ưu điểm cũng như hạn
chế của công tác, tôi xin đề ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao và hoàn
thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại đây:
1. Hoàn thiện quy trình thẩm định:
Hiện nay quy trình thẩm định của ngân hàng VPBank đã được nghiên cứu và
áp dụng thống nhất trên toàn bộ hệ thống. Quy trình này được xây dựng một
cách khá hoàn chỉnh, khoa học, rõ ràng và dễ hiểu; tuy nhiên không phải là
không có những hạn chế. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định tùy theo
dự án khác nhau có thể linh hoạt áp dụng quy trình này để làm sao phù hợp nhất
nhưng vẫn phải dựa trên các ý chính của quy trình chuẩn. Nếu thấy có sai sót,
cán bộ có thể đề nghị sửa đổi bổ sung để hoàn thiện quy trình hơn nữa. Ở đây,
tôi thấy có thể bổ sung một điểm nhỏ như sau: Vì đây là Phòng giao dịch nhỏ
nên số nhân viên ít, cũng như quy mô dự án bé. Vì vậy có thể gộp bước 3a và
3b thành một bước 3 để đơn giản hóa công việc và tiết kiệm nguồn nhân lực
hơn.
2. Hoàn thiện nội dung thẩm định:
Nội dung thẩm định tại Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn là khá đầy đủ, nội
dung được chia ra làm 10 nội dung nhỏ để thẩm định, tuy nhiên việc phân tích
nhiều nội dung thì chưa được kỹ càng, một số nội dung không được chú ý đến
khi thẩm định. Do vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung thẩm định, đáp
ứng nhu cầu trong thời kỳ mới thì cán bộ thẩm định cần lưu ý một số vấn đề
sau:
2.1. Cần xác định rõ đối tượng phục vụ và nhu cầu vay vốn đầu tư trong
tương lai:
Với mục tiêu phấn đấu là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam,
VPBank phấn đấu trở thành ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp
cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ.
Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất
phát triển, các khoản tín dụng nhỏ phát sinh rất lớn. Đây chính là điều kiện hết
sức thuận lợi cho VPBank nói chung và Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn nói
riêng trong việc phát triển hoạt động tín dụng.
Vấn đề ở đây là VPBank cần phải nghiên cứu một cách rất chi tiết về nhu
cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn cho các dự án đầu tư để có
những định hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường, để có những điều chỉnh
hợp lý về cơ cấu vốn dành cho hoạt động này. Ngoài ra còn phải nghiên cứu
những rủi ro có thể gặp phải và những hạn chế còn vướng mắc của ngân hàng.
Rồi từ đó, cùng với những giải pháp hợp lý sẽ giúp cho lĩnh vực cho vay doanh
nghiệp ngày càng phát triển và được khách hàng tin tưởng.
2.2. Nâng cao chất lượng thông tin và xử lý thông tin:
- Cán bộ tín dụng cần nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế tại cơ sở sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy rõ tình trạng hiện thời của doanh
nghiệp cũng như quan sát tình hình hoạt động ở văn phòng, kho bãi. Nhân viên
thẩm định nên chú ý xem doanh nghiệp được tổ chức như thế nào, kho bãi, tác
phong làm việc, tiếp xúc với ban lãnh đạo… Khi thu thập thông tin về doanh
nghiệp, cán bộ tín dụng nên chú ý tới các doanh nghiệp khi họ không sẵn sàng
cung cấp các thông tin theo yêu cầu.
- Mở rộng nguồn thu thập thông tin : từ nước ngoài, có quan thông tin tín
dụng Asean, hiệp hội thông tin tín dụng Châu Á…
- Sau khi thu thập thông tin cán bộ tín dụng cần phân loại thông tin, đánh giá
độ chính xác của thông tin, tầm quan trọng của thông tin với việc đánh giá
doanh nghiệp và dự án xin vay vốn. Cách xử lý thông tin đơn giản là xếp loại
từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng.
- Nhu cầu thông tin về khách hàng của các ngân hàng thương mại là rất lớn
và nó có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Hiện
nay, Ngân hàng nhà nước cũng đã có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và
trung tâm này hoạt động cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên trung tâm chủ yếu
cập nhật các thông tin về các doanh nghiệp còn các cá nhân thì hầu như không
có. Hơn nữa, những thông tin của trung tâm này chỉ dừng ở mức độ tham khảo
cho mỗi ngân hàng thương mại. Hoạt động của trung tâm này bằng cách Ngân
hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng báo cáo những món vay qua đó sẽ đáp
ứng nhu cầu thông tin cho các ngân hàng thương mại khác khi họ có nhu cầu.
Thời gian tới đây, Ngân hàng nhà nước cần phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động của trung tâm này ; đồng thời cũng cần hoàn thiện hành lang
pháp lý về thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin để phù hợp với sự phát
triển nghiệp vụ của các ngân hàng.
3. Hoàn thiện phương pháp thẩm định:
Hiện nay, phòng giao dịch đang sử dụng hai phương pháp thẩm định là
Phương pháp so sánh đối chiếu và Phương pháp dự báo. Tuy càng ngày công
nghệ sử dụng trong các phương pháp này càng được nâng cao nhưng cũng
không tránh khỏi một số hạn chế. Đó là:
- Đối với phương pháp so sánh đối chiếu: Theo như phân tích ở trên, phương
pháp này là phương pháp cổ điển, thường được sử dụng trong thẩm định dự án
đầu tư. Tuy nhiên, phương pháp này còn có hạn chế đó là chỉ được áp dụng
trong một phần nhỏ của quy trình thẩm định. Điều này làm hạn chế đi sự chính
xác của phương pháp, chưa nêu ra được kết quả chung của toàn dự án. Vì vậy,
để khắc phục thì cần coi so sánh đối chiếu là một phương pháp thẩm định riêng
biệt, ngang hàng với các phương pháp khác. Có thể thời gian đầu sẽ gặp khó
khăn vì số lượng cũng như chủng loại dự án đến vay vốn tại Phòng giao dịch
chưa nhiều nên sự so sánh đối chiếu còn khập khiễng. Nhưng sau một thời gian,
cùng với sự phát triển của Phòng giao dịch, số lượng và chủng loại dự án đến
vay vốn cũng tăng theo, làm cho phương pháp này ngày càng chính xác hơn.
Một lưu ý nữa là cán bộ thẩm định cũng cần so sánh đối chiếu một cách linh
hoạt. Nguyên nhân vì không dự án nào giống hoàn toàn với dự án nào, vì vậy
các chỉ số của chúng cũng khác nhau. Cán bộ thẩm định chỉ được tham khảo các
dự án trước để tìm ra phương hướng thẩm định cũng như có được một hình