Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.15 KB, 7 trang )

TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là nội dung chủ yếu của công tác AT-VSLĐ hoạt động
đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học
kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt đông sản xuất kinh doanh và
công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền
kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Bảo hộ lao
động là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động, là yếu tố chủ yếu
và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội.
2. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ
thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối
tượng lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con
người trong quá trình lao động, tình trạng tâm lý của người lao động tại
chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.
Môi trường lao động là nơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc, tai đây
thường xuyên xuất hiện các yếu tố, có thể rất tiện nghi thuận lợi cho người
lao động, song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người mà người
ta thường gọi là những yếu tố nguy hiểm và có hại.
3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố
vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại nguy hiểm có nguy cơ cao gây ra tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh
trong quá trình sản xuất thường đa dạng và nhiều loại, đó có thể là:
Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hoá và
không ion hoá), bụi, tiếng ồn, rung động, thiếu ánh sánh…
Các yếu tố hoá học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất
phóng xạ, các loại hoá chất…


Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm
mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng…
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian
nhà xưởng chật hẹp mất vệ sinh, các trạng thái căng thẳng về thần kinh,
không ổn định về tâm lý…
4. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình lao động, công tác do
kết quả của sự tác động đột ngột làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc
phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của cả một bộ phận nào đó trong
cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ
thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay lập tức hoặc phá
huỷ chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được
coi là tai nạn lao động.
5. Bệnh nghề nghiệp
Theo Thông tư liên Bộ 08/TTLB ngày 19/5/1976 (Bộ y tế, Bộ thương
binh xã hội, Tổng công đoàn), bệnh nghề nghiệp được định nghĩa là một
bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động
thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh.
Các bệnh nghề nghiệp thực sự có thể kể ra khá nhiều như bệnh bụi phổi
bông, bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp, nhiễm độc chì, benzen, thuỷ
ngân… Trong số các bệnh kể trên có thể chia ra làm 2 loại:
Bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm: ở nước ta hiện nay có
21 bệnh được công nhận là bệnh nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp không được hưởng chế độ bảo hiểm.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về
khoa học kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố
nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều
kiện lao động thích nghi thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để

ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, han chế ốm đau và giảm
sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, trực
tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao
động.
Vì tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động nên ở đâu có sản xuất,
có con người làm việc thì ở đó phải có công tác bảo hộ lao động. Bởi vậy
bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản
xuất nhằm bảo vệ những yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là
người lao động. Mặt khác nhờ chăm lo cho, bảo sức khoẻ người lao động
mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác bảo hộ lao
động có một hệ quả xã hội và nhân đạo hết sức to lớn. Qua đây chúng ta có
thể khẳng định rằng bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế xã hội to lớn
của Đảng và nhà nước ta. Nó được phát triển trước hết vì một yêu cầu tất
yếu khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế đồng thời nó cũng vì
sức khoẻ và hạnh phúc của con người nên nó mang ý nghĩa chính trị Xã hội
chủ nghĩa và nhân đạo sâu sắc. Có nhận thức đúng như vậy thì mới đặt
nhiệm vụ bảo hộ lao động đúng vị trí và đúng tầm quan trọng của nó, mới
đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ của công tác bảo hộ lao động trong lòng
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nêu thì nhất thiết công tác bảo hộ
lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất:
+ Tính khoa học kỹ thuật: Vì mọi họat động của nó để loại trừ các yếu
tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng biện pháp khoa học. Các
hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh
hưởng của những yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người cho đến các
giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn… Đều là những hoạt
động khoa học sử dụng các công cụ, phương tiện khoa học và do các cán bộ
khoa học kỹ thuật thực hiện.

+ Tính pháp lý: Thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp khoa học kỹ
thuật, các biện pháp tổ chức xã hội, về bảo hộ lao động được thực hiện thì
phải thể chế hoá chúng thành những luật lệ chế độ chính sách, tiêu chuẩn
quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải
nghiêm túc thực hiện. Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách
thường xuyên, khen thưởng xử phạt nghiêm minh, kịp thời thì công tác bảo
hộ lao động mới đạt hiệu quả.
+ Tính chất quần chúng rộng rãi là tất cả mọi người, từ người sử dụng
lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời
họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo mình và bảo vệ người
khác.
Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp
quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và
người lao động tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ,
tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp. Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở
vì con người.
III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BHLĐ
Để đạt được mục tiêu và thể hiện được 3 tính chất như đã nêu trên,
công tác bảo hộ lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Nội dung về khoa học kỹ thuật
Trong hệ thống các nội dung của công tác bảo hộ lao động thì nội dung
khoa học kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu
tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động.
Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là lĩnh vực khoa học rất tống hợp và
liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp sử dụng thành
tựu của nhiều ngành khoa học khác từ khao học tự nhiên (toán, lý, hoá, sinh
học…), khoa học kỹ thuật chuyên ngành (y học, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật
ánh sáng…), đến các ngành khoa học kinh tế, xã hội (kinh tế lao động, luật
học, xã hội chủ nghĩa…). Phạm vi và đối tượng nghiên cứu khoa học kỹ thuật

bảo hộ lao động rất năng động, song cũng rất cụ thể gắn liền với điều kiện
khí hậu, đặc điểm thiên nhiên và con người cũng như đặc điểm sản xuất và
trình độ kinh tế của mỗi nước. Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động kết hợp
chặt chẽ với các khâu điều tra, khảo sát nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
Những nội dung nghiên cứu chính của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
bao gồm các vấn đề y học lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và
phương tiện bảo vệ cá nhân, kỹ thuật phòng chống cháy nổ là một bộ phận
quan trọng liên quan đến công tác bảo hộ lao động.
+ Khoa học y học lao động
Đi sâu vào khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh
trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động.
Từ đó đề xuất ra các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại,
nghiên cứu đề ra chế độ nghỉ ngơi hợp lý, các biện pháp y học và các phương
hướng cho các giải pháp đó đối với sức khoẻ người lao động. Khoa học y học
lao động có trách nhiệm quản lý và theo dõi sức khoẻ người lao động, phát
hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
+ Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh

×