Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ VẬN TẢI SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.61 KB, 48 trang )

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY XÂY LẮP
VẬT TƯ VẬN TẢI SÔNG ĐÀ.12
I-/ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ - VẬN TẢI
SÔNG ĐÀ 12:
1-/ Một số nét khái quát về công ty:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty xây lắp vật tư - vận tải sông Đà 12 là một đơn vị trực thuộc Tổng
công ty xây dựng thủy điện sông Đà. Tiền thân công ty được thành lập theo
quyết định số 217 BXD/ TCCB ngày 01/02/1980, tên công ty là Công ty cung ứng
vật tư thuộc Tổng công ty xây dựng sông Đà. Qua quá trình sản xuất và kinh
doanh được Bộ xây dựng bổ sung chức năng và nhiệm vụ, đổi tên và thành lập
lại theo Nghị định 388/ HĐBT tại quyết định số 135 A- BXD-TCLĐ ngày
26/03/1993 tên công ty là Công ty vật tư thiết bị và được đổi tên thành Công ty
xây lắp - vật tư - vận tải sông Đà 12 theo quyết định số 04/ BXD - TCLĐ ngày
02/01/1996.
Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trải qua những giai đoạn nhất
định, đánh dấu sự phát triển mở rộng và sự thích nghi với môi trường kinh
doanh củ doanh nghiệp.
Giai đoạn từ 1980-1990, nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận vật tư, thiết bị
nhập ngoại của công trường từ Hải Phòng, vận chuyển về sông Đà sau đó tổ
chức bảo quản và cấp phát theo yêu cầu của sản xuất của công trường, đồng
thời cung ứng kịp thời các vật tư - thiết bị trong cả nước đã đảm bảo tiến độ thi
công của công trường.
Những sản phẩm chủ yếu được hoàn thành trong giai đoạn này
là:
- Tiếp nhận, vận chuyển thiết bị từ
Hải Phòng - Sông Đà:
247.925 tấn
- Sản xuất cửa 207.470 m
2


- Xẻ gỗ 47.400 m
3
- Cung ứng xi măng 108. 000 tấn
- Gia công 4.850.000.000 đồng
Trong giai này công ty không ngừng bổ sung và tăng tốc độ phát triển vốn
bình quân 20% ¸ 30%/ năm. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ.
Giai đoạn từ 1990 - 1999: trong giai đoạn này do sự biến động mạnh của
môi trường kinh doanh, chịu tác động của nền kinh tế thị trường nên hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty bị tác động mạnh. Trước tình hình đó Công ty
không ngừng đầu tư đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sang
kinh doanh các ngành nghề khác với sự cho phép của Bộ xây dựng.
Sang năm 1999, Công ty tiếp tục đầu tư, huy động thêm vốn phát triển sản
xuất kinh doanh. Ngày 02/01/1999 theo Quyết định số 04/BXD - TCLĐ, công ty
được đổi tên thành Công ty xây lắp inH viênật tư - vận tải sông Đà 12, đặt trụ sở
chính tại G9 Thanh Xuân Nam - Thanh Xuân- Hà Nội, và có các chi nhánh tại Hòa
Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng. Tiếp tục sản xuất kinh doanh những lĩnh vực
trước đó đồng thời xác định được nhu cầu của thị trường đến cuối năm 1999,
công ty chú trọng đến phát triển sản xuất công nghiệp mà sản phẩm chính là xi
măng, vỏ bao và cột điện li tâm với sự cố gắng nỗ lực của công ty và sự giúp đỡ
của Tổng công ty, công ty đã đạt được những kết quả đáng kể đứng vững trong
các ngành nghề kinh doanh.
Tính đến cuối năm 2001, tổng vốn kinh doanh của công ty là 41,3 tỷ đồng,
trong đó vốn cố định là 32,3 tỷ đồng, vốn lưu động là 9 tỷ đồng. Tổng doanh thu
năm 2001 là 300.800 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch, lợi nhuận là 4,482 tỷ đồng đạt
96% kế hoạch.
Công ty có hơn 2000 cán bộ, công nhân viên, 140 kỹ sư, 1178 công nhân
lành nghề.
Đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Việc làm
đủ và ổn định, mức thu nhập của người lao động khá đã tạo được niềm tin gắn
bó của công nhân viên chức với đơn vị. Thu nhập bình quân của một công nhân

viên chức là 704.000 đồng.
Biểu đồ 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Căn cứ Quyết định số 1468/BXD - TCCB ngày 11/10/1979 của Bộ xây
dựng quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty xây
dựng sông Đà.
Căn cứ Quyết định số 217/BXD-TCCB ngày 01/02/1980 Bộ xây dựng
thành lập Công ty cung ứng vật tư trực thuộc Tổng công ty xây dựng thủy điện
sông Đà.
Theo Quyết định số 04/BXD-TCLĐ ngày 02/01/1999 và giấy phép kinh
doanh số: 109967 ngày 16/01/1999 của Ủy ban kế hoạch thành phố Hà Nội.
Công ty phải thực hiện những chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tổ chức sản xuất, ký kết các hợp đồng xây dựng các công trình thủy lợi,
thủy điện, công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác, công
trình giao thông bưu điện, đường dây tải điện và trạm biến thế đến 200 KV, cầu
đường, bến cảng và sân bay, xây lắp hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và
dân dụng.
- Tổ chức các hoạt động sửa chữa, gia công cơ khí, sản xuất phụ tùng, phụ
kiện kim loại cho xây dựng gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng.
- Tổ chức sản xuất các loại vật liệu xây dựng, xi măng bao bì, cột điện li tâm.
- Thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, bộ.
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh vật tư, thiết bị, xi măng, than mỏ,
xăng dầu mỡ, kinh doanh nhà ở.
- Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải
nguyên nhiên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Tổng công ty.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn cốn tài chính, vốn hiện vật dược Tổng
công ty phân giao, thực hiện đúng đắn chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh,
đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế, lãi, lợi nhuận, khấu hao,... theo đúng chỉ tiêu kế
hoạch và những quy định của Nhà nước và của Tổng công ty.
- Tổ chức quản lý, sử dụng chặt chẽ và hợp lý các máy móc thiết bị và các

phương tiện vận tải nhằm sử dụng hết năng lực xe máy, thiết bị và giảm thấp
cước phí vận chuyển.
- Nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện triệt để chế
độ trả lương theo sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động và
tăng thu nhập hợp lý cho công nhân viên chức.
- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, kỹ thuật chuyên môn và
quản lý kinh tế cho cán bộ công nhân viên theo chỉ tiêu về kế hoạch Tổng công ty
giao.
- Tổ chức bảo vệ chính trị, bảo vệ kinh tế và giữ gìn an ninh trật tự trong
công ty, tổ chức huấn luyện lực lượng tự vệ và thực hiện nghiêm chỉnh các chế
độ, chính sách nghĩa vụ quân sự của Nhà nước.
- Tổ chức chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hóa, chăm lo cải thiện
điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân trong công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Trải qua quá trình hình thành và phát triển với sự kiểm nghiệm thực tế
cho đến nay công ty đã hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình trực
tuyến chức năng. Giám đốc là người đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc Tổng công ty về việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện mọi
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh. Giúp giám đốc công ty trong công tác
chỉ đạo và quản lý có các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực thuộc chức năng
và nhiệm vụ của công ty. Tiếp đó là các phòng ban chức năng. Chịu trách nhiệm
tổ chức sản xuất kinh doanh là các xí nghiệp trực thuộc công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.
GI M Á ĐỐC CÔNG TY
Phó giám đốc kinh tế kế hoạch
Phó giám đốc kỹ thuật xây lắp
Phó giám đốc kỹ thuật cơ giới
phòng vật tư tiêu thụ
phòng kinh doanh XNK
Phòng tổ chức h nh chínhà

phòng kinh tế kế hoạch
phòng kỹ thuật xây lắp
Phòng t i chính kà ế toán
Phòng quản lý h nh chínhà
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Hải Phòng
Nh máy xi mà ăng
Xí nghiệp sản xuất bao bì
XN XLVT- VTSông Đ 12 -1 à
Chi nhánh Ho Bìnhà
XN XLVT- VTSông Đ 12 -2 à
XN XLVT- VTSông Đ 12 -5 à
Xí nghiệp xây lắp vận tải-vật tư
2-/ Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty những năm gầnđây:
Chuyển sang cơ chế thị trường, là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập,
công ty luôn chủ động tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của
thị trường. Mở rộng các hoạt động tiếp thị đấu thầu, ký kết các hợp đồng xây
dựng, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, đầu tư đổi
mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã tham gia
xây dựng rất nhiều công trình trong cả nước với sản lượng sản phẩm lớn, đồng
thời tổ chức các hoạt động gia công sửa chữa, kinh doanh vật tư, thiết bị, hoàn
thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
Biểu 2: Sản lượng sản xuất qua các năm.
Đơn vị: 10
6
đồng.
1998 1999 2000 2001
KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT
Tổng
giá trị

sản
lượng
28.630 29.188 101,95 63.052 70.492 111,8
121.13
2
121.36
2
100,19
171.69
9
176.47
2
102,78
Trong
đó:
- Xây lắp
6.341 6.523 102,87 14.000 14.321 102,29 21.142 21.632 102,3 65.230 63.480 97,3
-Ngoài
xây lắp
22289 22665 101,68 49.052 56.171 114,5 99.990 99.730 99,7
106.46
9
112.99
2
106,13
Biểu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định,
tổng giá trị sản lượng tăng lên hàng năm, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Đạt
được kết quả này là do sự nỗ lực cố gắng liên kết và phối hợp chặt chẽ của các đơn
vị sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty. Các lĩnh vực công ty tham gia sản xuất
kinh doanh đều được đảm bảo, duy trì và phát triển hướng tới đạt mục tiêu chung.

2.1. Về lĩnh vực xây dựng:
Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước
như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn, Nhà máy thủy
điện Yaly, Nhà máy xi măng Sơn La, Nhà máy xi măng Bút Sơn, đang xây dựng
Nhà máy xi măng Hải Phòng mới, Nhà máy đường Hoà Bình, Nhà máy đường
Sơn La, đường dây và trạm biến áp 500 KV và nhiều công trình cấp thoát nước,
giao thông, bưu điện, công nghiệp và dân dụng khác.
Lĩnh vực này hàng năm đã đem lại doanh thu cho công ty hàng chục tỷ
đồng. Năm 2000, giá trị sản lượng xây dựng là 50,798 tỷ đồng đạt 107,27% kế
hoạch, năm 2001 là 63,48 tỷ đồng đạt 126,96% kế hoạch. Quý I năm 2002, giá trị
sản lượng thực hiện 21,831 tỷ đồng đạt 116%.
2.2. Vận tải:
Công ty có lực lượng vận tải đường thủy, đường bộ lớn và có đội ngũ cán
bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm trong
công tác tiếp nhận vận chuyển vật tư, thiết bị. Đặc biệt là vận chuyển hàng siêu
trường, siêu trọng. Công ty đã vận chuyển an toàn vật tư, thiết bị toàn bộ cho
Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, Yaly, thiết bị Nhà máy xi măng sông Đà,
Nhà máy xi măng Kiện Khê, Nhà máy xi măng Bút Sơn, thiết bị Nhà máy đường
Sơn La, Nhà máy đường Hòa Bình. Gần đây là thiết bị dây chuyền II- Nhà máy xi
măng Hoàng Thạch đều được tiếp nhận vận chuyển an toàn tuyệt đối.
2.3. Sửa chữa và gia công cơ khí:
Công ty đã gia công và lắp đặt nhiều công trình như: Gia công hàng rào,
cổng, lan can, tấm trang trí công trình Nhà máy điều hành thủy điện Hòa Bình,
Viện Xã hội học Campuchia, Trung tâm điều hành Tổng công ty tại Hà Nội, cơ sở
2 tại Hà Đông và gia công lắp đặt nhà công nghiệp cho liên doanh sông Đà-
Jurông tại Hải Phòng.
Công ty sửa chữa cải tạo nhiều phương tiện vận tải thủy bộ và gia công
đóng mới các loại tầu đẩy 130 -190 CV và sà lan 200 -250 tấn, gia công chế tạo
các loại cấu kiện thép phục vụ cho xây dựng như: Cốp pha thép các loại, giàn
giáo xây dựng, các phụ tùng, phụ kiện kim loại khác cho xây dựng.

2.4. Sản xuất công nghiệp:
Công ty có Nhà máy xi măng lò đứng sông Đà - Hòa Bình với công suất 82.000
tấn/năm, sản phẩm của nhà máy là các loại xi măng PC 30 và PC 40, xí nghiệp bao bì
tại Ba La-Hà Đông với công suất 20.000.000 vỏ/năm, xưởng sản xuất cột điện bê
tông ly tâm tại Hòa Bình với công suất 2.500 cột các loại/ năm.
Do chịu sự cạnh tranh của các công ty xây dựng khác trong cả nước, các
hợp đồng đấu thầu các công trình xây dựng, hay những hợp đồng gia công sửa
chữa, vận chuyển đều chịu sức ép làm cho khối lượng công việc ít đi. Phân tích
nghiên cứu tình hình và thị trường, công ty đã quyết định mở rộng phát triển sản
xuất công nghiệp với ba loại sản phẩm chính là xi măng, vỏ bao và cột điện ly tâm.
Hàng năm, công ty đã sản xuất ra một sản lượng lớn có sức tiêu thụ trên thị
trường.
2.5. Kinh doanh vật tư thiết bị xuất nhập khẩu:
Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ giàu kinh nghiệm đảm bảo
cung ứng vật tư, thiết bị và phụ tùng của các loại xe xây dựng. Công ty có nhiều
uy tín đối với khách hàng. Luôn cung cấp kịp thời với chất lượng giá cả phù hợp
cho mọi khách hàng.
Biểu 3: Giá trị kinh doanh xuất nhập khẩu qua các năm.
Đơn vị: 10
6+
đồng.
1999 2000 2001 Quý I/2002
KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT
Giá trị
XNK
70.317 70.247 99,9 75.477 24.183 32,04 20.980 17.439 83,12 2000 1.338 66,9
Trong đó:
- XK
15.340 12.412 80,9 16.567 5.183 31,28 7.280 5.120 70,33 583 338 57,97
- NK 54.977 57.835 105,2 58.910 19.000 32,25 13.700 12.319 89,92 1.417 1.000 70,57

Để đảm bảo sản xuất va phát triển trong những năm tới, công ty tăng
cường các hoạt động tiếp thị, đấu thầu, tạo thêm công ăn việc làm, ký kết thêm
các hợp đồng xây dựng. Đặc biệt là quan tâm đến những địa sản phẩm công
nghiệp, nâng cao chất lượng, tăng năng suất, đủ sức cạnh tranh với các sản
phẩm tương tự của các công ty khác trên thị trường. Tăng cường hoàn thiện
công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
năm 2002.
1-/ Tổng giá trị sản xuất kinh doanh: 310 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Sản lượng xây lắp : 65 tỷ đồng
+ Sản lượng sản xuất công
nghiệp
: 90 tỷ đồng
+ Sản lượng sản xuất khác : 23 tỷ đồng
+ Sản lượng kinh doanh : 115 tỷ đồng
+ Sản lượng nhập khẩu : 17 tỷ đồng
2-/ Lao động tiền lương:
+ Năng suất lao động bình quân: 158.593.000 đồng/người/năm.
+ Thu nhập bình quân: 800.000 đồng/người/ tháng.
3-/ Khối lượng công tác chính:
+ Sản xuất xi măng : 72.000 tấn.
+ Sản xuất vỏ bao xi măng : 18 vỏ.
+ Sản xuất cột điện ly tâm : 2.200 cột.
+ Đào đắp cát, đất các loại : 495.000 m
3
.
+ Đổ bê tông : 2.160 m
3
+ Gia công cơ khí : 1.500 tấn
+ Vận chuyển hàng hóa : 28.500.000 T/km.

4-/ Mục tiêu tiến độ chính:
+ San lấp và xử lý nền Nhà máy xi măng Hải Phòng:
+ Sản xuất và tiêu thụ xi măng sông Đà: 72.000 tấn.
+ Sản xuất và tiêu thụ vỏ bao: 18 triệu vỏ bao.
II-/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA
CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ VẬN TẢI SÔNG ĐÀ:12
1-/ Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của
công ty qua một số năm.
1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp của công ty.
1.1.1. Giới thiệu sản phẩm công nghiệp của công ty.
Trước đây với sự cho phép của Ủy ban kế hoạch nhà nước, công ty kinh
doanh chủ yếu trong các ngành: thương nghiệp cung ứng vật tư thu mua, kinh
doanh vật tư - thiết bị- vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp bao gồm: công
nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất gạch các loại, sản xuất các phụ kiện bằng kim
loại cho xây dựng; công nghiệp chế biến gỗ. Ngành xây dựng, thực hiện thi công
xây lắp các công trình nhà ở, công trình công cộng, công trình công nghiệp, san
mặt bằng xây dựng. Ngành giao thông vận tải vận chuyển vật tư thiết bị bằng
đường bộ, đường sông.
Qua quá trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc
thi công giảm đi cùng với sự khó khăn về vốn công ty lại phải đối đầu với sự
cạnh tranh. Nhất là khi chuyển đổi cơ chế quản lý, nền kinh tế thị trường tạo nên
sức ép lớn đối với công ty. Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho nhiều công ty
khác ra đời và tự do kinh doanh, tự do đầu tư vốn vào các ngành nghề kinh
doanh miễn là đem lại lợi nhuận cho công ty. Trong khi đó các công trình lớn
như Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Vĩnh Sơn, YALY đã bước vào giai đoạn hoàn
thành và đi vào hoạt động nên các hoạt động xây lắp giảm đi, nhu cầu cung ứng
vật tư thiết bị cũng giảm đi nghiêm trọng.
Các ngành kinh doanh khác như vận tải, kinh doanh vật tư thiết bị xuất
nhập khẩu gặp nhiều khó khăn về đầu ra, công tác kinh doanh vật tư thiết bị

chịu sức ép do thị trường bị thu hẹp, tiêu thụ sản phẩm ngày càng gặp nhiều khó
khăn.
Trước tình hình đó với sự kiến nghị của đội ngũ lãnh đạo công ty và sự
giúp đỡ của Tổng công ty. Bộ xây dựng đã liên tục bổ sung chức năng, nhiệm vụ
mở rộng phát triển sang các ngành nghề khác theo nhu cầu của thị trường như
gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép xây dựng, gia công chế biến gỗ,
sửa chữa trùng tu các phương tiện vận tải thuỷ bộ và máy xây dựng.
Đến cuối năm 1999 nhận thấy nhu cầu thị trường về vật liệu cho xây
dựng, công ty chú trọng đến sản xuất công nghiệp với các loại sản phẩm chính là
xi măng, vỏ bao và cột điện li tâm. Công ty đã tập trung đầu tư đổi mới trang
thiết bị kỹ thuật, tăng cường huy động vốn cho nhà máy xi măng sông Đà, xí
nghiệp sản xuất bao bì tại Ba La - Hà Đông, xưởng sản xuất cột điện li tâm tại
Hoà Bình. Nâng công suất sản xuất xi măng lên 82.000 tấn/năm với các sản
phẩm xi măng PC30 và PC40, công suất của sản phẩm bao bì 20 triệu vỏ/năm
và cột điện 2.500 cột các loại/năm.
Đi liền với đầu tư mở rộng sản xuất công nghiệp công ty tăng cường đội
ngũ nghiên cứu thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường ký kết các hợp đồng tiêu
thụ lâu dài với khối lượng lớn.
1.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trong quá trình đi vào sản xuất kinh doanh, dựa vào những căn cứ từ thị
trường, xác định nhu cầu thị trường cũng như khả năng sản xuất sản phẩm của
công ty, công ty đã có những kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể. Kết quả thực
hiện kế hoạch là vấn đề mà công ty luôn quan tâm, tiến hành tổ chức ghi chép
đẩy đủ rõ ràng những số liệu liên quan đến sản xuất kinh doanh. Qua đó công ty
có thể biết được thực trạng năng lực sản xuất và khả năng xâm nhập thị trường
của các sản phẩm công nghiệp với hàng loạt những chỉ tiêu, biện pháp đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch.
Biểu 4: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm công nghiệp của
công ty.
Tên sản

phẩm
Đơn
vị
1999 2000 2001 QI/2002
KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT
Xi măng Tấn 50.639
49.12
0
97
60.00
0
54.00
0
90
70.90
6
68.40
0
96,5 18.000 9.000 105
Vỏ baoxi
măng
10
3
cái
4.116 4.121 100,1 3.500 9.559
273,1
1
16.00
0
16.39

8
102,5 4.500 3.314 74
Cột điện
li tâm
cột 1.196 1.172 98 919 1.274 138,63 550 559 101,6
Qua bảng trên cho thấy khối lượng sản xuất tăng lên qua các năm. Tuy
nhiên phần trăm thực hiện kế hoạch trong mỗi năm về mặt hàng xi măng luôn
nhỏ hơn 100%. Thực hiện năm 2000 so với thực hiện năm 1999 109,93% nhưng
phần trăm hoàn thành kế hoạch năm 2000 chỉ bằng 90%. Năm 2001 so với năm
2000 tăng lên đến 126,67% nhưng phần trăm hoàn thành kế hoạch mới là
96,5%. Đến đầu quý I/2002 sản lượng đạt vượt mức kế hoạch 5%. Như vậy các
tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch sản xuất cho thấy năng lực sản xuất của
máy móc tương đối ổn định và công ty còn chưa khai thác được hết năng lực sản
xuất này.
Đối với vỏ bao xi măng tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tương đối
tốt- sản lượng thực hiện tăng mạnhqua các năm. Năm 2000 so với năm 1999 là:
231,95%, năm 2001 so với năm 2000 là: 171,54%.
Tỉ lệ này cho thấy khả năng mở rộng sản xuất tăng qui mô sản phẩm của
công ty rất tốt. Công ty có khả năng đáp ứng một lượng lớn các loại vỏ bao miễn
là có nhu cầu tiêu thụ.
Năm 2000 mới đi vào sản xuất cột điện, tuy sản lượng sản xuất còn hạn
chế, tốc độ tăng lên sau một năm không lớn chỉ đạt 108,7%. Về mặt hàng này
công ty gặp một số khó khăn về công nghệ sản xuất giá thành tương đối cao.
Chú trọng đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản xuất, tăng sản lượng sản xuất
đạt công suất thiết kế là vấn đề mà công ty đang tổ chức thực hiện.
Biểu 5: Tổng giá trị sản lượng thực hiện qua các năm.
Đơn vị: 10
6
đồng.
1999 2000 2001 Quý I/2002

KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT KH TH %HT
tổng 42.27 48.530 114,8 47.75 64.41 134,8 89.35 89.08 99,7 23.66 19.89
giá trị
sản
lượng
3 1 1 9 5 7 8 3
xi
măng
38.33
9
38.799 101,2
33.15
7
41.51
3
125,2
42.85
5
40.66
3
95
14.32
3
12.50
4
87,3
vỏ bao 3.934 10.131 257,5 7.594
12.11
2
159,5

45.08
1
46.85
5
104 5.154 5.211 101,1
cột
điện
7.000
10.78
6
154,1 1.419 1.569
110,5
7
4.191 2.178 52
Tổng giá trị sản lượng đánh giá giá trị sản phẩm công nghiệp của công ty.
Chỉ tiêu này cho thấy, ứng với một khối lượng sản xuất nhất định của các loại
sản phẩm thì sẽ tạo ra giá trị được tính băng tiền. Theo bảng trên tổng giá trị
sản lượng tăng là qua các năm. Thực hiện năm 2000 so với năm 1999 là:
132,72%, năm 2001 so với năm 2000 là: 138,3%. Tình thực hiện kế hoạch năm
1999, 2000 rất tốt, vượt định mức kế hoạch đặt ra là 14,8% và 34,89%. Sang
năm 2001 % hoàn thành kế hoạch lại giảm đi chỉ bằng 99,7%. Tuy nhiên lượng
giảm đi hàng không lớn và thực trạng này cho thấy sản phẩm của công ty luôn
đảm bảo đưọc giá trị và có sức cuốn hút đối với nhu cầu tiêu dùng nó.
Đối với sản phẩm xi măng sản lượng sản xuất thực hiện năm 1999, 2000
đều vượt mức kế hoạch, năm 2001 chưa đạt mức kế hoạch đặt ra là do sự xuống
cấp của máy móc trang thiết bị kỹ thuật chưa được sửa chữa, bổ sung kịp thời.
Hiện nay vấn đề này đang được công ty từng bước kiểm tra, đánh giá lại và có
kế hoạch trùng tu, sửa chữa nhằm nâng cao năng suất làm việc của máy móc.
Chi phí để sửa chữa và đầu tư tương đối lớn nên công ty đang gặp vấn đề khó
khăn về vốn. Nếu tăng vốn cố định thì vốn lưu thông bị hạn chế ảnh hưởng trực

tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty vẫn kiên định giữ
vững và phát triển qui mô sản xuất.
Vỏ bao xi măng đạt giá trị sản lượng tương đối tốt, hoàn thành vượt mức
kế hoạch qua các năm và tăng lên sau mỗi năm. Điều này phản ánh khả năng
tiềm lực về sản xuất vỏ bao của công ty rất tốt.
Là sản phẩm mới được sản xuất, cột điện bê tông cũng góp phần không
nhỏ vào tổng giá trị sản lượng sản xuất. Hoàn thành kế hoạch năm 2000, 2001
và có xu hướng tăng lên.
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất phản ánh khả năng hoàn thành
hay năng lực làm việc thực sự của máy móc, cán bộ công nhân viên điều hành và
trực tiếp tham gia sản xuất. Phản ánh khả năng cung ứng sản phẩm hàng hoá
ra ngoài thị trường của công ty có đảm bảo các mục tiêu mà công ty đã đặt ra
hay không.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cho thấy khả năng xâm
nhập thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và khả năng tiêu thụ lượng sản
phẩm sản xuất ra. Các biểu sau cho thấy thực trạng hàng của công ty qua một số
năm.
Biểu 6: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp qua các năm.
Năm 1999:
STT Mặt hàng
Đơn
vị
Khốilượn
g thực tế
sản xuất
Thực hiện tiêu thụ So sánh
KH TH
Với KH
(%)

với thực
tế sản
xuất (%)
1 xi măng Tấn 49.120 49.000 47.000 95,9 95,68
2
vỏ bao xi
măng
vỏ cái 4.121 4.000 3.500 87,5 84,9
3 Cột điện
Năm 2000.
STT
Mặt
hàng
Đơn vị
Khối
lượng
thực tế
sản
xuất
Thực hiện tiêu
thụ
So sánh
KH TH
Với KH
(%)
Với
thực tế
sản
xuất
(%)

1 xi măng Tấn 54.000 52.000 52.365 100,7 96,97
2
vỏ bao xi
măng
10
3
cái 9.559 9.123 9.221 101,07 96,46
3 Cột điện cột 1.172 1.152 1.100 95,48 93,85
Năm 2001
STT Mặt hàng Đơn vị
Khối
lượng
thực tế
sản xuất
Thực hiện tiêu thụ
So sánh
KH TH
Với KH
(%)
Với thực
tế sản
xuất (%)
1 xi măng Tấn 68.400 71.000 69.450 97,81 101,54
2
vỏ bao xi
măng
10
3
cái 16.398 17.200 18.000 104,65 109,77
3 Cột điện cột 1.274 1.430 1.297 90.69 101,8

Qua các bảng trên ta thấy sản lượng tiêu thụ các lợi sản phẩm tăng lên
hàng năm theo tốc độ tăng của sản lượng sản xuất. Tuy nhiên năm 1999, 2000
sản phẩm tiêu thụ đối với mỗi loại sản phẩm chỉ đạt từ 84,9% ÷ 96,97% so với
sản lượng thực tế sản xuất. Như vậy vẫn còn lượng sản phẩm tồn kho không tiêu
thụ được. Sang năm 2001 công ty mở rộng các hoạt động tìm kiếm thị trường
tiêu thụ, tăng cường các hoạt động tiếp thị, cải tiến đổi mới trang thiết bị nâng
cao chất lượng sản phẩm, tổ chức các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi
bán hàng. Do vậy lượng sản phẩm tiêu thụ không những đáp ứng lượng sản
xuất mà còn tiêu thụ được sản phẩm còn tồn đọng lại trước đó. Mặc dù vậy vẫn
chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Khó khăn về thị trường tiêu thụ xi măng cần là chủ yếu năm 1999 đạt
95,9% so với kế hoạch, năm 2000 tăng lên đạt 100,7%. Nhưng bước sang năm
2001 thì lại giảm xuống còn 97,81% và tiếp tục gặp khó khăn ở quí I/2002 chỉ
đạt 74%. Do tình hình chung về nhu cầu vật liệu xây dựng trên cả nước luôn có
xu hướng giảm, trong khi đó lượng cung ứng xi măng ra thị trường ngày càng
lớn. Điều này tác động mạnh mẽ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Do vậy kết quả đạt được là đáng khích lệ, công ty vẫn đảm bảo được tái sản xuất
và tăng ưui mô, tăng cao chất lượng xi măng và tìm hiểu thị trường tiêu thụ
mới.
Về mặt hàng vỏ bao xi măng năm 1999 mới đưa vào sản xuất nên chưa có
nhiều bạn hàng, hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy sản xuất xi măng khác còn
hạn chế nên lượng tiêu thụ chỉ đạt 84,9% so với thực tế sản xuất, đạt 87,5% so
với kế hoạch tiêu thụ.
Bước sang 2000, 2001 với sự nỗ lực tổ chức tốt các hoạt động tiếp thị vỏ
bao của công ty được nhiều nhà máy khác chú ý đến như: Hoàng Thạch, Long
Thọ... nên đã ký kết thêm được các hợp đồng tiêu thụ do vậy lượng sản xuất ra
được tiêu thụ gần hết, vượt mức kế hoạch tiêu thụ. Sản phẩm này chiếm vị trí
quan trọng trong tổng thu nhập của công ty. Đến đầu năm nay lượng vỏ bao vẫn
được các bạn hàng quen thuộc tin dùng với xu hướng dùng nhiều hơn. Tuy nhiên
để khai thác hết tiềm lực sản xuất của nhà máy, công ty đang tiến hành các hoạt

động nhằm thu hút thêm các bạn hàng mới, tăng khối lượng tiêu thụ qua các
hợp đồng tiêu thụ mới.
Nhu cầu về cột điện qua mấy năm gần đây không lớn và có xu hướng
giảm, lượng tiêu thụ của công ty chủ yếu được thực hiện bởi các xí nghiệp trực
thuộc công ty. Cột điện được đưa vào sử dụng trong các công trình các xí nghiệp
này thi công, lượng bán ra ngoài còn hạn chế. Do vậy mức độ hoàn thành kế
hoạch chưa được tốt.
Tóm lại: Qua thực tế tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm công nghiệp của công ty ta thấy một kết quả tương đối khả quan. Công ty
có thể duy trì và mở rộng qui mô sản xuất với tất cả các loại sản phẩm: xi măng,
vỏ bao xi măng, cột điện trong những năm tới. Đầu tư đổi mới và cải tiến trang
thiết bị sản xuất, tăng cường các hoạt động tiếp thị, nhất định công ty sẽ ổn
định và phát triển trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
1.2. Thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm công nghiệp của công ty có nhiều uy tín trên thị trường. Xi
măng đã được hợp chuẩn hoá theo tiêu chuẩn Việt Nam. Năm 1999, 2000 đã đạt
giải bạc về chất lượng của Bộ khoa học công nghệ và môi trường.
Do đặc điểm giá trị sử dụng mỗi loại sản phẩm là khác nhau nên thị
trường tiêu thụ từng loại sản phẩm cũng khác nhau.
Các biểu sau sẽ cho ta thấy dung lượng tiêu thụ sản phẩm trên các thị
trường theo khu vực địa lý qua một số năm.
Biểu 7 : Thực hiện kế hoạch tiêu thụ xi măng theo thị trường.
T
T
Thị trường
1999 2000 2001
KH TH %TH KH TH %TH KH TH %TH
1 Hà Nội 26460 27016 102,1 28776 29700 103,21 37976 39600 104,3
2 Hoà Bình 3,808 3929,6 103,2 4146 4320 104,2 5586 5760 103,12
3 Bắc Ninh 2.911,4 2947,2 101,23 3283 3240 98,7 4353 4320 99,23

4 Sơn Tây 2.458,4 2456 99,9 2700 2700 100 3648 3600. 98,7
5 Đông Anh 3434,27 3438,4 100,12 3791 3780 99,7 5734 5040 87,9
6 Sơn La 2009 1964,8 97,8 2191 2160 98,6 2824 2880 102
7 Ninh Bình 1892 2210,4 102 2427 2430 100,1 3145 3240 103
8 Hà Đông 4045,3 4170,2 103,21 4579 4590 100,23 6182 6120 99
9 Vĩnh Phúc 3072,4 2701,6 2701,6 3187 2970 93,2 3921 3960 101
10
Các tỉnh khác
1202,5 1228 1228 1353 1350 99,8 1798 1800 100,12
Qua biểu trên ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là Hà Nội
và các tỉnh phía bắc. Mức tiêu thụ ở các thị trường đều tăng lên sau mỗi năm.
Tuy nhiên lượng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội vẫn là chủ yếu chiếm 55 
60% tổng sản lượng tiêu thụ. Các tỉnh khác còn chiếm rất iít. Vấn đề đã và
đang được đặt ra đối với công ty là phải mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng
khối lượng bán ra ở các tỉnh lẻ, công ty đã chủ động cử nhân viên nghiên cứu
thị trường đến các khu vực khác nhau chủ yếu miền Bắc tìm hiểu nhu cầu xây
dựng ở các địa phương, tìm kiếm các đối tác nhận tiêu thụ sản phẩm của công
ty, ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các công ty khác.
Nói chung do tính hình khó khăn chung của nền kinh tế đất nước, tốc độ
phát triển đang bị chững lại gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ xi
măng. Trong điều kiện đó khâu tiêu thụ, mở rộng thị trường của công ty gặp
không ít khó khăn, có thời điểm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp lại. Tuy nhiên thị
trường Hà Nội vẫn luôn giữ ở mức ổn định với mức giá 756.600 đ/tấn đảm
bảo mức lãi.
Là sản phẩm mới đi vào sản xuất kinh doanh, trong giai đoạn tiếp cận thị
trường xi măng của công ty sự cạnh tranh của các công ty lớn khác như xi
măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn,... Nhưng do có những cải thiện kỹ
thuật, nâng cao chất lượng, xi măng công ty đã xâm nhập được vào các thị
trường từng bước ổn định và tăng trưởng.

×