Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÒAN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.67 KB, 21 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÒAN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG
MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH
NGHIỆP CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2010.
Là tổ chức đại diện, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng là
tổ chức liên kết ở tầm cở quốc gia của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Trước sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức liên kết hỗ
trợ doanh nghiệp của môi trường kinh tế v.v... để có thể hòan thành vai trò của
mình. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đổi mới về tổ
chức và phương hướng hoạt động theo hướng tăng cường liên kết các doanh
nghiệp và các hiệp hội trong một thể thống nhất.
Để đạt được mục tiêu đề ra cũng như có thể tiến hành tốt hơn, hiệu quả
hơn các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, thì yêu cầu đặt ra đối với Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là phải trở thành một tổ chức quốc gia
mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, đủ sức thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phải trở thành trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với
kinh tế thế giới, bảo vệ quyền lợi của mình, tạo vị thế ngày càng tốt hơn trong
nước và quốc tế.
Để đạt được yêu cầu trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần
tập trung hoạt động theo hướng sau:
- Xây dựng và phát triển hệ thống thống nhất các tổ chức đại diện và hỗ
trợ doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam đóng vai trò trung tâm để phối hợp và nâng cao hiệu quả của cả hệ
thống vì quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam .
- Giúp thành lập và vận động các hiệp hội và các tổ chức hỗ trợ, xúc tiến
kinh doanh khác gia nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp để phối hợp
hoạt động, phát huy vai trò và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực cạnh
tranh của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước tăng cường tiếng nói của


doanh nghiệp.
- Phối hợp tốt giữa Phòng thương mại và Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, các hiệp hội và các tổ chức khác của doanh nghiệp để tham
gia tích cực có hiệu quả vào các tổ chức hữu quan ở nước ngoài.
Nghiên cứu để xuất khẩu với nhà nước những vấn đề mà các doanh
nghiệp quan tâm như: Thuế quan, luật pháp, thông tin..
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế, hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Tích cực tham gia và hợp tác có hiệu quả, bảo đảm những nguyên tắc bình
đẳng, cùng có lợi trong các tổ chức Phòng thương mại ASEAN, hội nghị Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, Phòng
thương mại quốc tế(ICC), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC),
Hội đồng kinh tế vùng lòng chảo Thái Bình Dương(PBEC), các tổ chức tương
ứng của Hội đồng hợp tác kinh tế châu á Thái Bình Dương (APEC), tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), các tổ chức quốc tế và khu vực khác. phổ biến
thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp tham gia chương trình hợp tác
trong các tổ chức đó.
Khai thác tốt những cơ hội, hạn chế những bất lợi trong quá trình hội
nhập, nhằm phát triển quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp ta với các nước
và tổ chức liên quan, bảo đảm quyền lợi của các bên. Tích cực tranh thủ các
nguồn trong và ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt nam nâng cao
năng lực cạnh tranh và kinh doanh, vươn lên tạo thế tốt hơn trong quá trình
hội nhập.
- Mở rộng các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ doanh nghiệp để đáp ứng yêu
cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn mới.
Xây dựng quan hệ phân công, hợp tác tốt giữa Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam với các Hiệp hội kinh doanh và tổ chức xúc tiến thương
mại khác nhằm phát triển mạng lưới phục vụ rộng khắp và có hiệu quả cho
các doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư trong nước,
chuyển giao công nghệ, kinh doanh với nước ngoài.

Là tổ chức xúc tiến thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam,
phòng sẽ tập trung phát triển , nâng cao chất lượng chuyên môn và tính cạnh
tranh trong các hoạt động như:
+ Xây dựng mạng lưới thông tin và ấn phẩm về kinh tế thương mại có
chất lượng cao, phát hành rộng trong và ngoài nước đảm bảo cung cấp kịp
thời thông tin cho doanh nghiệp.
+ Mở rộng hoạt động tư vấn pháp lý, tư vấn kinh doanh , đào tạo chuyên
môn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Giúp các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới quan hệ bạn hàng và đối tác
kinh doanh vững mạnh trong và ngoài nước, xây dựng và phát triển thị trường
cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
+ Tổ chức các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo và các hình thức hoạt
động khác nhằm phục vụ yêu cầu xúc tiến quan hệ hợp tác kinh tế nói chung
cũng như các lĩnh vực các chuyên đề quan trọng.
+ Tăng cường hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ,
chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giải quyết tranh chấp bảo vệ môi trường, nâng
cao năng suất lao động xây dựng tiêu chuẩn và nâng cao chất lượng sản phẩm
theo yêu cầu quốc tế.
- Phát triển các chương trình xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Tích cực góp phần xây dựng môi trường pháp lý, chính sách kinh tế và xã
hội thuận lợi, hỗ trợ phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị trường trong và ngoài nước.
Tổ chức tốt các chương trình thông tin, đào tạo chuyên môn tư vấn và
chính xác hoạt động hỗ trợ khác phù hợp với yêu cầu của loại hình doanh nghiệp
này.
Tranh thủ sự hợp tác của các cơ quan Chính phủ, các ngân hàng và các tổ
chức quốc tế để tiến hành hình thành quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải là chiếc cầu nối
giữa các doanh nghiệp với các giai tầng khác trong xã hội. Là đại diện và là tổ

chức bảo vệ quyền lợi trong các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không chỉ giúp đỡ, hỗ trợ các
doanh nghiệp mà còn phải hướng dẫn các doanh nghiệp thực thi nghiêm chỉnh
pháp luật. Đồng thời vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng các quan
hệ lao động lành mạnh, tham gia vào các hoạt động xã hội khác như: Bảo vệ môi
trường bảo vệ an ninh quốc gia phòng thương mại còn làm nhiệm vụ giúp các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xích lại gần nhau, hợp tác hỗ trợ cho
nhau cùng phát triển. Với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền lợi của các doanh
nghiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần phải tạo điều kiện để
các doanh nghiệp có liên kết nhất trí với nhau. Bởi trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước cần có sự góp sức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế. Vì vậy Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải thiết lập được
những quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, tất cả cùng nhắm tới mục tiêu
chung là phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Và đặc biệt
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không được phân biệt đối xử giữa
các doanh nghiệp hội viên.
Trong thời kỳ tiếp theo này, khối lượng nhiêm vụ và yêu cầu đặt ra của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là rất lớn tình hình kinh tế trong
nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. sau sự kiện khủng khoảng kinh tế
1997 của khu vực và Châu á, sự suy giảm kinh tế của thế giới trong những năm
gần đây đã làm thay đổi rất nhiều nền kinh tế của thế giới. Do đó giai đoạn tiếp
theo là giai đoạn khôi phục kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường quốc
tế sẽ trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Để giữ vững và có được tốc độ phát triển
cao và bền vững, nhiệm vụ hàng đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam là giữ vững vĩ mô, phát huy tính sáng tạo, chủ động và linh hoạt của
các doanh nghiệp, giữ vững tốc độ đổi mới nhằm nâng cao tổng thể sức cạnh
tranh của toàn nền kinh tế. Đưa Việt Nam sớm hòa nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
Như vậy nhiệm vụ trọng tâm của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam trong thời gian tới là tích cực tham gia kiến nghị với Đảng và nhà

nước kiên quyết thực hiện lộ trình đổi mới tăng cường hợp tác quan hệ với
các cơ quan trong và ngoài nước tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại,
giữ
vững thị trường đã có, phát triển thị trường mới đặc biệt là thâm nhập thị
trường Mỹ, mở rộng tuyên truyền thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam .
Như vậy trong thời gian tiếp theo nhiệm vụ của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam khá nặng nề. Nó đòi hỏi không chỉ sự cố gắng của riêng
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp, Nhà nước
cũng phải tích cực tạo điều kiện để phòng hòan thành tốt công việc của mình.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
CHO CÁC DOANH NGHIỆP CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM.
1. Biện pháp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Trong những năm tiếp theo này khối lượng, nhiệm vụ và yêu cầu đặt
ra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là rất lớn. Là một tổ
chức chuyên về hỗ trợ xúc tiến thương mại , đầu tư cho các doanh nghiệp,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng phải xây dựng và đặt
ra những phương hướng và nhiệm vụ phát triển phù hợp với yêu cầu mới.
Để làm những công việc và nhiệm vụ của mình Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam cần phải đặt ra cho mình những phương hướng
hoạt động cụ thể và có những biện pháp để khắc phục những hạn chế mà
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam còn gặp phải.
Những biện pháp để hoàn thiện hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương
mại cho các doanh nghiệp Việt Nam của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam là những biện pháp để phát triển hội viên và hỗ trợ
doanh nghiệp: tư vấn, góp ý, xây dựng chính sách, tham mưu cho Chính
phủ vì các hoạt động xúc tiến thương mại, hoàn thiện và nâng cao chất
lượng của công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, công tác thông tin tư
vấn.;
1.1. Biện pháp cho công tác phát triển hội viên.

Như chúng ta đã biết Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
trong thời gian qua đã có những thành công rất nhiều trong việc thực hiện
chức năng hỗ trợ xúc tiến thương mại. Mà trong đó công tác phát triển hội
viên của phòng và hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đóng góp đáng. Từ 93 hội
viên ban đầu đến nay tổng số hội viên của phòng là 4500 đơn vị, đặc biệt là
đã
kết nạp được một số hội viên doanh nghiệp, tuy nhiên việc Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam có làm tốt công tác xúc tiến thương mại của
mình hay không lại phụ thuộc vào phần nào vào số hội viên tham gia Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bởi càng có nhiều hội viên thì kinh
phí của phòng sẽ tăng lên, do đó có nhiều dự án lớn và có hệ thống mở. Trong
khi đó đến nay số doanh nghiệp cả nước đã lên đến 200.000 doanh nghiệp.
Nếu không có biện pháp cụ thể để từng số lượng hội viên thì sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Vì thế cần
phải coi đây là công tác có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Với chức năng đại diện cộng đồng
doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam .
Phòng chỉ có thể phát huy tốt khi phòng có tỉ lệ hội viên tương ứng với
số lượng và tốc độ phát triển của các doanh nghiệp, trong năm 2002 Phòng
Thương mại và Công nghiệp phấn đầu kết nạp được khoảng 1000 hội viên
mới. Và trong những năm tới sẽ cố gắng tăng cường số lượng hội viên kết
nạp. phòng sẽ chủ trọng phát triển kết nạp hội viên là hiệp hội doanh nghiệp,
các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhằm đáp ứng xu
hướng doanh nghiệp ngày càng tăng, phòng cần tập trung đổi mới công tác
phục vụ và thu hút hội viên cụ thể là:
- Triển khai điều tra, khảo sát doanh nghiệp thường xuyên và theo định
kỳ các loại hình doanh nghiệp theo dõi sát tình hình hoạt động của doanh
nghiệp vừa để đánh giá tác động của các chính sách pháp luật và môi trường
kinh doanh đối với doanh nghiệp , vừa chủ động đặt ra định hướng kế hoạch
hỗ trợ doanh nghiệp một cách thích hợp.

- Tăng cường và đổi mới hoạt động tập hợp, trao đổi, gặp gỡ ý kiến
doanh nghiệp để kịp thời phản ánh, tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong
việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế.
- Mở rộng đội ngũ công tác viên và đội ngũ tình nguyện viên nhằm
nâng cao chất lượng tư vấn, cung cấp thông tin, đào tạo doanh nghiệp, đồng
thời chú trọng nhiều hơn đến việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của
doanh nghiệp.
- Chú trọng nhiều hơn đến việc thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tham gia vào hoạt động của phòng, đa dạng hoá các hình thức sinh
hoạt của hội viên đặc biệt là hội viên liên kết.
- Mở rộng công tác tuyên truyền về vai trò chức năng của phòng nhất là
đối với chính quyền cơ sở và các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, tăng
cường tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp để vận động, thu hút hội viên.
- Một trong những đối tác quan trọng mà phòng thương mại cần mỡ
rộng quan hệ hợp tác và phối hợp hoạt động trong thời gian tới là các hiệp hội
doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại khác.
cần coi đây là hướng đi chiến lược qua đó phòng có thể tăng cường và mỡ
rộng phạm vi hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức này.
- Triển khai và áp dụng thông tin hiện đại, triển khai đăng ký gia nhập
hội viên qua mạng, tạo điều kiện thuận lợi, tránh đi lại nhiều lần gây phiền
hà cho doanh nghiệp. Khai thác thông qua việc doanh nghiệp giới thiệu lôi
kéo bạn bè tham gia, tổ chức phối hợp công tác kết nạp hội viên và phục vụ
hội viên qua các diễn đàn hội thảo, giới thiệu văn bản pháp quy, đào tạo giới
thiệu doanh nghiệp
Tóm lại trong thời gian tới quyết tâm của phòng trong vấn đề kết nạp hội
viên và hỗ trợ doanh nghiệp là ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp kêt nạp
vào hội viên của phòng và phòng sẽ cố gắng làm tốt công việc hỗ trợ doanh
nghiệp của mình.
1.2. Đối với công tác tư vấn, góp ý, xây dựng chính sách tham mưu cho Chính
phủ.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải tích cực nâng cao
chât lượng của các hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời
những yêu cầu cần thiết, cấp bách của doanh nghiệp, Hướng dẫn các doanh
nghiệp thực hiện các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, về chính sách luật
pháp kinh doanh, các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp đặc biệt là các diễn đàn, hội thảo chuyên đề bức xúc của doanh
nghiệp phát huy tốt cả chi phối hợp với các Bộ ngành tổ chức các cuộc hội
thảo, hội nghị, diển đàn lấy ý kiến của doanh nghiệp để xây dựng và ban hành
các văn bản chính sách pháp luật kinh doanh. Tích cực tham gia các chương
trình đề án hoàn thiện pháp luật của nhà nước đặc biệt là chương trình liên
quan đến cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế
thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo môi trường kinh doanh thông
thoáng và thuận lơị, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế: tư nhân
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuyên truyền, giới thiệu rộng rải các chính sách, thông tin kinh tế và pháp
luật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức khác
nhau trực tiếp hoặc gián tiếp qua các ấn phẩm, các phương tiên thông tin đại
chúng, qua đó góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho doanh
nghiệp, tạolập nên môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng thuận lợi.
Góp ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong đó có chiến lược xuất
nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, sửa đổi và ban hành chính sách thông
thoáng hơn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi chính sách và thông tin kinh
tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước
1.3. Công tác xúc tiến thương mại đầu tư.
Cải tiến công tác tổ chức đoàn thương mại ra nước ngoài khảo sát tìm
kiếm thị trường và đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu và đón tiếp các đoàn
nước ngoài vào Việt Nam theo hướng tập trung vào các chương trình dự án
và các hoạt động xúc tiến đem lại kêt quả cụ thể cho doanh nghiệp. Cần xác
định rõ mục tiêu yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, tổng hợp và lập chương

trình làm việc, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thoả thuận hợp tác sau các
chuyến đi hoặc các cuộc gặp gỡ. Khai thác và hỗ trợ các thông tin trên mang
tính chất định hướng, dự báo cho doanh nghiệp về thị trường các nước.
Tranh thủ tuyên truyền, giới thiệu về môi trường đầu tư kinh doanh và các
sản phẩm tiềm năng của doanh nghiệp trong các chuyến đi khảo sát, nghiên
cứu thị trường trong và ngoài nước.
Tiếp tục triển khai và nâng cao năng lực thực hiện các chương trình dự
án về xúc tiến thương mại , đây là một hướng đi đúng và đã nhận được sự ủng
hộ và kinh phí từ phía Nhà nước và các tổ chức đối tác. Tăng cường hợp tác và

×