Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.05 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
2.1.1. Một số khái niệm về hộ nông dân và kinh tế nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân đã có và tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với sự phát triển của
xã hội loài người và trải qua với nhiều hình thức khác nhau. Nó là một trong
những đối tượng được các nhà khoa học, các tổ chức trên các lĩnh vực khác
nhau quan tâm. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, họ đưa ra những quan điểm
khác nhau về hộ.
- Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế người ta đã định nghĩa về
hộ như sau: "Hộ là tất cả ngững người sống chung một mái nhà, nhóm
người đó bao gồm cả những người cùng chung một huyết tộc và những
người làm công".
- Trên phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng: "Hộ là những người
cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ"
- Theo Raul Hunnena Giáo sư đại học Tổng hợp Lisbon thì: "Hộ là những
người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình
sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng"
- Về hộ nông dân thì theo Giáo sư Fnan Kellis -1988: " Hộ nông dân là các
nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn
nhưng cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường
hoạt động với một trình độ không cao.
2.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Thông thường trong mỗi quá trình nghiên cứu về hộ nông dân đều bao
hàm cả nghiên cứu về kinh tế nông hộ. Giống như hộ gia đình, hộ nông dân
cũng được xác định dưới nhiều quan điểm khác nhau, song dù xem xét ở góc độ
nào thì bản chất của nó vẫn không thay đổi.
Theo "kinh tế hộ nông dân" XB năm 2000 của TS. Đỗ Văn Viện và Th.S
Đặng Văn Tiến thì: " Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nền sản xuất xã hội. Trong đó các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động,


tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có
chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh là tùy thuộc vào chủ hộ. Được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo
điều kiện để phát triển.
Kinh tế hộ và kinh tế gia đình là hai phạm trù nhưng có quan hệ với
nhau. Nếu như kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập
thể thì kinh tế hộ được coi là các hoạt động sản xuất kinh doanh của một
đơn vị kinh tế độc lập. Nếu gia đình được xem trong mối quan hệ xã hội thì
hộ được xem là những đơn vị kinh tế trong nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực
tế ở nông thôn nước ta hộ đều tồn tại phổ biến dưới dạng hộ gia đình. Tức
là hộ vừa có chung cơ sở huyết thống vừa có chung cơ sở kinh tế. Vì vậy
trong quá trình nghiên cứu đôi khi chúng tôi đồng nhất giữa kinh tế gia
đình và kinh tế hộ.
2.1.2. Đặc trưng của kinh tế tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân gồm có 6 đặc trưng sau:
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quá trình quản lý và sử
dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọi
thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có,
cũng như các tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và
có cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách
nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp công việc cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ đó
dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông hộ rất cao.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ trong
nông hộ, mọi người thường gắn bó với nhau theo quan hệ huyết thống , kinh
tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp khác
nên việc điều hành quản lý cũng đơn giản hơn. Trong nông hộ chủ hộ vừa là
người điều hành, quản lý sản xuất vừa là người trực tiếp tham gia lao động
sản xuất, dẫn đến tính thống nhất giữa lao động trực tiếp và lao động quản lý
là rất cao.
- Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do kinh

tế hộ có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hơn so với các doanh nghiệp nông
nghiệp khác. Nếu gặp điều kiện thuận lợi hộ có thể tập trung mọi nguồn lực
vào sản xuất để mở rộng sản xuất, khi gặp điều kiện bất lợi họ dễ dàng thu hẹp
quy mô, thậm chí hộ có thể trở về sản xuất tự cung tự cấp.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích người lao động.
Trong kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế lẫn huyết tộc
và có chung ngân quỹ nên dễ dàng có được sự nhất trí, sự đồng tâm, hiệp lực
để cùng nhau phát triển kinh tế hộ của mình. Vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ giữa
kết quả sản xuất với người lao động. Lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành động
lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản
xuất của kinh tế hộ.
- Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng lại rất hiệu quả, quy mô
nhỏ lại không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Trên thực tế nông hộ
vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao
năng xuất lao động. Trong thực tế đã chứng minh nông hộ là lao độngơn vị sản
xuất kinh doanh thích hợp nhất với đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp.
-Kinh tế hộ nông dân sử dụng các lao động và tiền vốn của chủ hộl là
chủ yếu.
2.1.3. Phân loại nông hộ.
Trong sản xuất nông nghiệp kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế được
phát triển từ thấp đến cao, từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Vì vậy nếu căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế nông hộ ta có thể chia
ra các nhóm sau:
- Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển thấp của kinh tế hộ, các hộ
thuộc nhóm này chỉ sản xuất một số loại cây trồng vật nuôi chủ yếu nhằm duy
trì cuộc sống của gia đình họ. Họ hầu như không có hoặc có rất ít vốn, công cụ
sản xuất thì thô sơ, lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp và họ tiến hành
sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Nhóm kinh tế hộ tự túc: Nhóm này sản xuất ra lương thực thực phẩm
cung cấp cho nhu cầu gia đình hàng ngày, sản xuất còn manh mún, lạc hậu

không chịu tìm tòi, học hỏi, luôn bằng lòng với bản thân nên hiệu quả trong
sản xuất của nhóm hộ này rất thấp.
-Nhóm hộ sản xuất nhỏ: Trong quá trình sản xuất có một bộ phận nông
dân làm ăn khá giả, ngoài phần sản xuất để cung cấp cho bản thân gia đình
còn có phần dư thừa để bán ra ngoài thị trường. Đây là nhóm hộ phần nào biết
làm ăn, chịu khó học hỏi nhưng vẫn chưa thực sự mạnh dạn đầu tư, thuê vốn
để làm ăn.
- Nhóm kinh tế hộ sản xuất hàng hóa lớn: Đây chính là những loại hộ sản
xuất hàng hóa, nên các hộ thuộc nhóm này đã biết đầu tư phát triển loại hình
kinh tế mang đặc trưng của mô hình kinh tế trang trại.
Trên đây là các nhóm hộ thuần nông. Các hộ có thu nhập chủ yếu từ
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đặc trưng của các hộ này là chịu ảnh hưởng
lớn của điều kiện tự nhiên.
Ngoài loại hộ thuần nông còn có nhóm hộ kiêm ngành nghề ,dịch vụ: Đây là
loại hộ ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn biết tận dụng những cái có sẵn của
ông cha để lại như các ngành nghề truyền thống được kế thừa từ đời này sang
đời khác nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình và tận dụng lao động lúc nông
nhàn ở nông thôn. Vì vậy loại hộ này có vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và
có kiến thức về thị trường.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân
Ta có thể khái quát một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh
tế nông hộ như sau:
- Nhóm các yếu tố chủ quan: Đây là yếu tố do chính bản thân gia đình
nông dân quyết định. Mỗi hộ có hoàn cảnh riêng, có trình độ, có phương tiện và
các yếu tố sản xuất khác nhau. Đó là các yếu tố chủ quan, nó tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Các yếu tố chủ quan bao gồm:
+ Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không gì có thể
thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc biệt của nó
mà đất đai có thể coi như một dạng của vốn nhưng lại được xem như một
nguồn lực riêng biệt. Sẽ không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp nếu

không có đất đai, số lượng và chất lượng đất đai sẽ quy định lợi thế so sánh
của mỗi vùng trong sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng đất quy định hướng
sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất lượng đất cao hay thấp lại ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Vì vậy đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của kinh tế nông hộ. Chính vì vậy với một diện tích đất canh tác có
hạn mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng sao cho phù hợp để có được hiệu quả kinh
tế cao nhất.
+ Vốn đầu tư cho sản xuất: vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm
những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh. Cũng như các ngành sản
xuất khác. Trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô sản xuất từ đó ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến
khả năng khai thác các nguồn lực vào sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố
chủ quan vì chủ hộ có quyền huy động hoặc quyết định phân bổ vốn theo chu
kỳ sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay.
Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó quyết định đến sự phát triển của
kinh tế hộ. Nếu ta cố định các yếu tố khác, chỉ xét riêng ảnh hưởng của vốn
đến thu nhập của hộ thì vốn đầu tư cho sản xuất và thu nhập của hộ là hai đại

×