Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

phân tích một số yếu tố tác động đến GDP việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.95 KB, 10 trang )

VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ
Kinh tế lượng

Bài tập nhóm
PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GDP VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1991-2013

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bành Thị Hồng Lan
Sinh viên thực hiện

:
Lê Ngọc Hà

20124383

Lê Thị Mai

20124486

Nguyễn Thị Vân

20124627

1


Mục lục
I.

PHẦN GIỚI THIỆU. ..................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................................... 3


2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................................................. 3
3. Phương pháp thu thập dữ liệu : .................................................................................................. 3

II.

NỘI DUNG BÁO CÁO.............................................................................................................. 4

1. Định nghĩa vấn đề. ...................................................................................................................... 4
2. Thiết lập mô hình........................................................................................................................ 5
3. Ước lượng mô hình, kiểm định và phân tích. ............................................................................. 6
a. Ước lượng các tham số. .......................................................................................................... 6
b. Kiểm tra đa cộng tuyến. .......................................................................................................... 7
c.

Loại bỏ biến............................................................................................................................. 7

4. Kết luận....................................................................................................................................... 8
5. Gợi ý chính sách ......................................................................................................................... 9
III.

PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 10

1. Bảng số liệu thu thập ................................................................................................................ 10
2. Nguồn dữ liệu. .......................................................................................................................... 10

2


I. PHẦN GIỚI THIỆU.
1. Lý do chọn đề tài.

- Để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, người ta có thể sử dụng rất nhiều đại
lượng đo lường khác nhau. Một trong những đại lượng quan trọng được sử dụng
nhiều nhất đó chính là GDP, bởi nó là thước đo chính đánh giá tình trạng của một
quốc gia, là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, quy mô
kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, đánh giá mức độ hiệu quả
của việc sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế, qua đó nói lên được phần nào mức
sống của người dân. Chỉ số GDP thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng qua các
năm, phản ánh sự phát triển và thay đổi có cấu của nền kinh tế của một quốc gia
trong một năm. Đối với Việt Nam, GDP đã có sự tăng lên mạnh mẽ kể từ sau khi
nhà nước thực hiện đổi mới nền kinh tế, gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công
nghiệp-xây dựng và dịch vụ, đồng thời kích thích phát triền thành phần kinh tế tư
nhân và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở mỗi năm thì sự đóng góp của
những chỉ tiêu này lại khác nhau. Vì thế, sự nghiên cứu về khuynh hướng tăng
trưởng của GDP, và các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chính phủ có thể đưa ra
những chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế. Đây là một vấn đề vĩ mô mà bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực
kinh tế cũng quan tâm. Nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của nó nên nhóm
chúng em đã lựa chọn đề tài “ Một số yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam
trong giai đoạn 1991-2013” để tìm hiểu và phân tích.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố: tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp,
cán cân thương mại, tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài và dân số đến giá trị tổng
sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2013.
3. Phương pháp thu thập dữ liệu :
- Nhóm thực hiện thu thập số liệu trên các trang web kinh tế và chính phủ của quốc
gia và cả thế giới.
- Trong bài để có số liệu của giá trị cán cân thương mại của nước ta thì nhóm đã lấy
giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu tương ứng của mỗi năm.
- Trong quá trình thu thập số liệu, có các đại lượng là GDP, kim ngạch xuất nhập

khẩu và tổng vốn đầu tư nước ngoài có đơn vị là USD, khác với những đại lượng
kia là VNĐ. Vì vậy nhóm đã thu thập số liệu về tỷ giá hối đoái của các năm để
chuyển đổi về cùng một đơn vị VNĐ.
- Sau khi thu thập và chuyển đổi được bảng số liệu thống nhât, nhóm đã thiết lập mô
hình hổi quy và thực hiện các công việc kiểm tra, phân tích, kiểm định mô hình
dựa trên những số liệu thu thập được và những kiến thức được học hỏi ở trên lớp.
- Trong quá trình làm bài, nhóm đã sử dụng kiến thức của kinh tế lượng với sự trợ
giúp của các phần mềm tin học word, excel, eviews.
3


II. NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Định nghĩa vấn đề.
- Biến phụ thuộc: tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP- Gross Domestic
Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trên một phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là
một năm.
- Biến độc lập:
 Tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp (Gross Industrial Product):
công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế bao
gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công
nghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến, sữa chữa. Vì vậy, giá trị sản
phẩm mà nó tạo ra là vô cùng lớn, sản phẩm của nó là toàn bộ công cụ lao
động và vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất
của xã hội.
 Dân số (Population): theo định nghĩa của GDP, thì nó chính bằng tổng tất
cả giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ được tạo ra do toàn bộ những người
sinh sống trong 1 đơn vị lãnh thổ đó trong vòng một năm. Vì vậy, số dân có
mặt tại vùng lãnh thổ đó trong khoảng thời gian đó nhiều hay ít sẽ ảnh
hưởng tới GDP của đất nước.

 Tổng vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Investment): với một nền kinh tế,
để phát triển thì không thể chỉ sử dụng đến nguồn tiết kiệm và đầu tư trong
nước mà không sử dụng đến nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Nếu có
thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài càng lớn thì ta càng có thể thực hiện
được nhiều dự án kinh doanh sản xuất, từ đó có thể tạo ra được nhiều giá trị
gia tăng hơn. Do vậy, lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào có ảnh hưởng
lớn đến quy mô GDP, đặc biệt là với một nước đang phát triển như nước ta.
 Cán cân thương mại (Trade Balance) : là chênh lệch giữa tổng giá trị sản
phẩm và hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta trong từng năm. Cán
cân thương mại tốt khi ở trong tình trạng thặng dư, và không tốt trong tinh
trạng thâm hụt. Theo lý thuyết kinh tế, trình trạng thâm hụt hay thặng dư
cán cân thương mại có tác động rất lớn đến sự tăng trướng GDP.

4


2. Thiết lập mô hình.
a) Mô hình hồi quy tổng thể.
- Dựa trên những hiểu biết về lý thuyết kinh tế và thực tế mà chúng em có được,
chúng em lựa chọn hàm hồi quy tuyến tính.
- Hàm hồi quy tuyến tính tổng thể có dạng như sau:
Y= β0 + β1GIP + β2TB + β3FI + β4POP + ui
Trong đó:
 Y (GDP): tổng sản phẩm quốc nội (tỷ đồng)
 GIP: tổng giá trị ngành công nghiệp.(tỷ đông)
 TB: cán cân thương mại (tỷ đồng)
 FI: tổng vốn đầu tư nước ngoài (tỷ đồng)
 POP: dân số (triệu người)
Trước khi kiểm định mô hình, chúng ta sẽ xác định dấu của các biến, mức độ ưu tiên cho
các hệ số hồi quy. Bởi vì một sự gia tăng về giá trị sản phẩm ngành công nghiệp và cán cân

thương mại đều làm cho GDP tăng lên nên chúng ta kì vọng β1, β2 sẽ dương. Khi có thêm
một người, chúng ta kì vọng rằng sẽ có thêm một phần đóng góp của người đó vào GDP,
điều đó có nghĩa là có nhiều người dân thì lượng đóng góp cho GDP sẽ lớn hơn, vì vậy
chúng ta kì vọng dấu của β4 là dương. Tương tự với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, như ta đã
nói ở trên, khi nguồn vốn lớn, ta có thể mở rộng đầu tư và từ đó có thể kiếm thêm được
nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận tăng thêm sẽ giúp GDP tăng lên cả về lượng và chất. Nói như
vậy nghĩa là giữa vốn đầu tư nước ngoài và GDP có mối quan hệ đồng biến với nhau, nên
chúng ta cũng hi vọng là dấu của β3 cũng dương. Tổng kết lại, theo những kiến thức mà
mình có được thì chúng em kì vọng là dấu của tất cả các hệ số hồi quy đều dương trong
trường hợp này.
b) Mô hình hồi quy mẫu:
Từ mô hình hồi quy tổng thể, ta có hồi quy mẫu như sau:
= +
+
+
+

5


3. Ước lượng mô hình, kiểm định và phân tích.
a. Ước lượng các tham số.
Từ bảng số liệu thu thập được, chạy hồi quy lần 1, thu được kết quả như sau:
Bảng 1:Kết quả chạy hồi quy lần 1
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0.999825986
R Square
0.999652003

Adjusted R
Square
0.99957467
Standard Error
21388.49319
Observations
23
ANOVA
df
Regression
Residual
Total

4
18
22

Coefficients
Intercept
GIP
(đv: Tỷ đồng)
TB
(đv: tỷ đồng)
FI
(đv: tỷ đồng)
POP
(đv: triệu
người)

SS

MS
F
2.36541E+13 5.91352E+12 12926.6421
8234417541 457467641.1
2.36623E+13
Standard
Error

t Stat

P-value

59060.73988 143357.0955 0.411983374 0.68521629
2.406890388 0.094921854 25.35654631

Significance
F
7.4825E-31

Lower 95%

-242121.34 360242.822

1.5473E-15 2.20746697

205.7549736 144.2566543 1.426311837 0.17089288

Upper 95%

2.6063138


-97.317011 508.826958

0.997269662 0.451201468 2.210253585 0.04027646 0.04933055 1.94520877

-184.6572906 1972.820725

-0.09360064

0.9264604

-4329.3998 3960.08525

Từ bảng chạy hồi quy trên, ta nhận được mô hình hồi quy mẫu là:
= 59060,74 + 2.41GIP + 205.75TB+ 0.99FI -184.66POP
Ý nghĩa của các tham số: từ mô hình hồi quy mẫu ở trên, ta có:
-

= 2.41 cho biết khi GIP tăng thêm 1 tỷ đồng thì GDP tăng thêm 2.41 tỷ đồng ở
mức trung bình trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
6


-

= 205.75 cho biết khi TB tăng thêm 1 tỷ đồng thì GDP tăng thêm 205.75 tỷ
đồng ở mức trung bình trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
=0.99 cho biết khi FI tăng thêm 1 tỷ đồng thì GDP tăng thêm 0.99 tỷ đồng ở
mức trung bình trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
= -184.66 cho biết khi POP tăng thêm 1 triệu người thì GDP giảm 184.66 tỷ

đồng ở mức trung bình trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

Kết quả bảng trên cho thấy R2 = 0.99965, tức là độ phù hợp của mô hình cao. Như vậy, việc
lựa chọn hàm tuyến tính là phù hợp.
b. Kiểm tra đa cộng tuyến.
Để kiểm tra đa cộng tuyến, chúng ta đi kiểm định hệ số tương quan giữa các biến độc lập.
Ta có bảng sau:
Bảng 2: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập
GIP
(đv: Tỷ đồng)

TB
(đv: tỷ đồng)

GIP
(đv: Tỷ đồng)

1

TB
(đv: tỷ đồng)

-0.363592626

FI
đv: tỷ đồng

POP
đv: triệu
người


1

FI
đv: tỷ đồng

0.954857885 0.584026631

POP
đv: triệu người

0.874493715 0.558232357 0.864578816

1
1

Từ bảng kết quả tính hệ số tương quan giữa các biến độc lập, ta thấy R(FI, GIP) là lớn
nhất, và bằng 0.955. Tuy nhiên, giá trị này vẫn nhỏ hơn R= 0.99983. Như vậy, ta kết luận
không có đa cộng tuyến mạnh trong mô hình.
c. Loại bỏ biến.
Dựa vào kết quả của bảng 1, thì POP có giá trị p-value là lớn nhất và bằng 0.93, vì vậy ít có
ý nghĩa nhất. Do đó, biến này sẽ được loại bỏ đầu tiên khỏi mô hình. Thực hiện hồi quy với
các biến còn lại, ta thu được kết quả như bảng sau:

7


Bảng 3: Kết quả lần chạy hồi quy thứ 2
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics

Multiple R
0.999825902
R Square
0.999651834
Adjusted R
Square
0.99959686
Standard Error
20823.0963
Observations
23
ANOVA
df
Regression
Residual
Total

3
19
22

SS
MS
2.36541E+13 7.88469E+12
8238425451 433601339.5
2.36623E+13

F
18184.198


Significance
F
5.0674E-33

Intercept

Standard
Coefficients
Error
45656.70056 6436.586673

t Stat
7.09330937

P-value
Lower 95% Upper 95%
9.5323E-07 32184.7698 59128.6313

GIP
(đv: Tỷ đồng)

2.400352031 0.062570881 38.36212588

1.8216E-19 2.26938967 2.53131439

TB
(đv: tỷ đồng)

215.2558757 99.79299173 2.157023975


0.0440219 6.38674351 424.125008

FI
đv: tỷ đồng

1.021371221 0.360718583 2.831490442 0.01066525 0.26637855 1.77636389

- Ta thấy rằng việc loại bỏ biến POP đã cải thiện độ chính xác của các hệ số còn lại bằng
cách làm cho chúng có ý nghĩa nhiều hơn, dễ dàng thấy được qua giá trị p-value. Xét thấy
R2 hiệu chỉnh bằng 0.99959686, cao hơn R2 hiệu chỉnh của mô hình 1 là 0.99957467. Như
vậy, việc bỏ biến là phù hợp.
- Quan sát thấy: tất cả các biến còn lại đều có giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0.05.
Như vậy, sau khi chạy hồi quy lần thứ 2, thì tất cả các hệ số đều có nghĩa. Nên có thể kết
luận mô hình 2 là mô hình tốt nhất và được chọn là mô hình cuối cùng để diễn giải, phân
tích và dự báo.
Hàm hồi quy mẫu nhận được từ mô hình tối ưu:
= 45656 + 2.4GIP + 215.26TB + 1.02FI
4. Kết luận.
Qua số liệu thu thập và phân tích, chúng em rút ra kết luận: giai đoạn 1991 – 2013 tại
Việt Nam thì:
8


Tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp có tác động đến tổng sản phẩm quốc nội.
Sự tác động này là khá lớn. Do chính sách của Nhà nước là trở thành một nước
công nghiệp vào năm 2020 nên đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong cả giai
đoạn 1991-2013. Cụ thể, theo mô hình này thì khi tổng giá trị sản phẩm ngành
công nghiệp tăng lên 1 tỷ đồng thì GDP tăng lên 2.4 tỷ đông ở mức trung bình với
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Cán cân thương mại cũng tác động đến tổng sản phẩm quốc nội. Khi cán cân

thương mại tăng lên 1 đơn vị thì GDP tăng đến 215.26 tỷ đông ở mức trung bình
với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Sự tác động này là rất lớn.
- Tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài có tác động đến GDP của nước ta giai đoạn
1991-2013. Theo kết quả của mô hình, khi lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng 1 tỷ
đồng ở mức trung bình thì GDP tăng 1.02 tỷ đồng trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
5. Gợi ý chính sách
-

Qua những phân tích ở trên, chúng em xin đề xuất một số chính sách nhằm làm tăng GDP
cho những năm tiếp theo:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tức là lấy phát triển công nghiệp làm
hướng chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế. Vì nó có tác động mạnh trong tăng
trưởng GDP của nước ta nên nó phải được ưu tiên hàng đầu.
Thứ hai, đất nước ta cần đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Do cán cân thương mại
có tác động rất mạnh đến GDP (theo mô hình thì cán cân thương mại tăng 1 tỷ thì GDP sẽ
tăng thêm 215.26 tỷ)
Thứ ba, ta cần thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để làm được điều này thì
nước ta cần tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế
giới đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nước.

9


III.

Phụ lục
1. Bảng số liệu thu thập
Bảng: Giá trị GDP và các biến độc lập của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2013
Năm

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

GDP
(đv: Tỷ
đồng)
122282.06
105754.40
142881.54

179639.37
228533.26
272218.47
299978.36
353316.68
402030.15
489126.85
531840.63
583183.39
666728.07
777737.76
914005.80
1058628.05
1248849.51
1637335.23
1797371.54
2149838.37
2794553.15
3247288.84
3605398.33

GIP
(đv: Tỷ
đồng)
18252
30135
40535
51540
65820
80876

100595
117299
137959
162220
183515
206197
242126
287616
348519
409602
480151
599193
676408
824904
1053546
1253572
1373000

TB
FI
(đv: tỷ
đv: tỷ đồng
đồng)
-3.31
5450.52
0.43
6161.78
-10.18
12113.70
-19.55

24713.82
-29.82
30770.63
-42.91
32437.73
-26.76
36621.59
-28.18
30805.61
-1.43
35436.65
-17.24
34877.10
-17.10
33539.79
-46.52
44332.07
-78.84
42505.27
-85.76
42619.38
-71.94
52342.63
-80.79
65401.38
-227.80 129606.10
-297.78 189948.80
-217.91 169548.48
-233.69 203989.56
-202.96 226800.06

15.61 209371.14
0.00 241914.00

POP
đv: triệu
người
67.24
68.45
69.64
70.82
72.00
73.16
74.31
75.46
76.60
77.63
78.62
79.54
80.47
81.44
82.39
83.31
84.22
85.12
86.03
86.93
87.84
88.77
89.71


2. Nguồn dữ liệu.
- GIP, FI: .
- POP, GDP: .
- Tỷ giá hối đoái: , />- Cán cân thương mại: .
- Giáo trình Kinh tế lượng của TS.Phạm Cảnh Huy.

10



×