Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận cao học, môn tác PHẨM KINH điển, QUAN điểm của ĂNG GHEN về NHÀ nước và xây DỰNG NHÀ nước THÔNG QUA tác PHẨM NGUỒN gốc của GIA ĐÌNH và của CHẾ độ tư hữu và của NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.95 KB, 16 trang )

Đề tài:
“QUAN ĐIỂM CỦA ĂNG GHEN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC THÔNG QUA TÁC PHẨM NGUỒN GỐC CỦA
GIA ĐÌNH VÀ CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC”

Phần Mở đầu
Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước là một
trong những tác phẩm chủ yễu của chủ nghĩa Mác.Trong tác phẩm này
Ăng ghen đã phân tích một cách khoa học lịch sử của nhân loại trong
những giai đoạn phát triển sớm nhất của nó,đã vạch rõ quá trình tan rã
của chế độ công xã nguyên thủy và qúa trình hình thành xã hội có giai
cấp dựa trên chế độ tư hữu .
Tác giả chỉ rõ những nét đặc trưng chung của xã hội đó,giải
thích những đặc điểm trong sự phát triển của các quan hệ gia đình trong
các hình hái kinh tế-xã hội khác nhau,nêu rõ nguồn gốc và thực chất
của nhà nước và chứng minh sự tất yếu phải diệt vong của nhà nước khi
mà xã hội cộng sản ,xã hội không có giai cấp hoàn toàn thắng lợi.
Tác phẩm: “ Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và
của nhà nước” là một trong những tác phẩm mà Ăngghen đã như của
các Mác về các công trình nghiên cứu thực thế của L.H Móoc gan cũng
như của các nhà khoa học đương thời để phân tích một cách khoa học
lịch sử loài người ở những giai đoạn phát triển sớm nhất của nó,làm


sáng tỏ cơ sở kinh tế của quá trình tan rã chế độ công xã nguyên thủy
và hình thành xã hội có giai cấp dựa trên chế độ công xã nguyên thủy
và hình thành xã hội có giai cấp dựa trên chế độ tư hữu vạch ra những
đặc điểm chung của xã hội đó.Ăngghen giải thích đặc điểm của sự phát
triển của sản xuất ,của sự phát triển kinh tế xã hội khác nhau ,vạch rõ
nguồn gốc và bản chất của nhà nước ,ông chỉ ra quy luật tất yếu của sự
phát triển của sản xuất ,của sự phát triển kinh tế là sẽ tiến tới một xã hội


cộng sản văn minh trong đó có chế độ tư hữu,giai cấp và nhà nước
không còn tồn tại .chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một tác phẩm
tuyệt vời của Ăngghen viết về gia đình,về chế độ tư hữu và về nhà
nước.Đánh giá về tác phẩm, Lenin đã viết “ Có thể tin vào từng câu ,có
thể tin rằng mỗi một câu không phải được nói một cách lần lượt mà
được viết trên cơ sở những đống tài liệu lịch sử và chính trị khổng lồ .
Trong nội dung tiểu luận viết về tác phẩm này sẽ phân tích về
hoàn cảnh ra đời,những vấn đề cơ bản của tác phẩm từ đó rút ra ý nghĩa
của tác phẩm và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân do dân và vì dân.


PHẦN NỘI DUNG
2.1. Hoàn cảnh ra đời
Vào những năm của giữa thế kỉ 19 khi mà chưa có đủ những
điều kiện để giải thích được giai doạn tiền sử của thời đại văn minh thì
nhà bác học Mỹ Luy xơ hen ri Moocgan đã viết tác phẩm “ xã hội thời
cổ hay các cuộc khảo cứu những con đường tiến bộ của loài người từ
thời đại mông muội qua thời đại dã man đến thời đại văn minh” Tác
phẩm này làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử trước khi loài người bước
vào thời đại văn minh-chế độ chiếm hữu nô lệ.
Công lao vĩ đại của Mooc gan là đã phát hiện và khôi phục lại
những nét chủ yếu của cái cơ sở tiền sử đó của lịch sử.Ông đã tìm thấy
chiếc chìa khóa để mở những điều bí ẩn hết sức quan trọng cua lịch sử
Hy Lạp,La Mã và đức cổ đại .Trong gần 40 Năm ông đã nghiên cứu tư
liệu của mình và viết xong tác phẩm.
Vào những năm 1883-1889 chủ nghĩa tư bản đang chuyển
mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.Đây cũng là thời kì giai cấp tư
sản đang tập trung lực lượng để chuẩn bị cho những cuộc cách mạng
sắp tới .sau khi Mác qua đời,các trào lưu cơ hội và cải lương tấn công

vào học thuyết chủ nghĩa Mác.do đó Ăng ghen đã hướng mọi hoạt động
của mình vào nhiệm vụ tiếp tục phát triển học thuyết Mác.đấu tranh


chống lại kẻ thù tư tưởng nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa xã
hội khoa học . Ph Ăng ghen tập trung nghiên cứu tiếp những vấn đề mà
C.Mác còn để dở chưa hoàn thiện và phôt biến rộng rãi đến phong trào
công nhân những di sản của người.
Để hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng này, Ph.Ăng ghen đã
tập trung nghiên cứu ,rà soát một cách tỉ mỉ những tài liệu của C.Mác
đặc biệt à bộ tư bản,Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,Chủ nghĩa xã hội
phát triển từ không tưởng đến khoa học ,sự khốn cùng của triết học.Lao
động làm thuê và tư bản ………. Trên cơ sở đó ph.Ăng ghen đã viết tác
phẩm nguồn gốc của gia đình,của chế độ tư hữu và của nhà nước . Tác
phẩm ra đời đánh dấu một bước phát triển của học thuyết Mác.
C.Mác có ý định viết một tác phẩm về vấn đề này,nhưng do bận
bịu công việc nên ông đã để dở .Năm 1884 sau khi Mác mất một năm
– trong khi sắp xếp các tài liệu ,bản thảo của C.Mác ,ph Ăng ghen đã
tìm thấy trong đống tài liệu đó có bản tóm tắt khá chi tiết cuốn sách Xã
hội cổ đại do C.Mac viết những năm 1880,1881 với tiêu đề tóm tắt tác
phẩm của L.Moocgan.
Như vậy, C.Mác đã có dự định viết tác phẩm nhằm giải thích giai
đoạn dã man của loài người ,vì thế Ăng ghen đã quyết định tiếp tục
hoàn thành ý nguyện của C,Mác.Ông đã sử dụng nhận xét và đánh giá
của C,Mác về tác phẩm của l.Moocgan.Đồng thời ông cũng khảo cứu
kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về các xã hội tiền tư
bản.Ngoài ra ông còn sử dụng kết quả của các công trình nghiên cứu
trước đây của mình về lịch sử Hy Lạp,Rô Ma.tác phẩm này nhằm hoàn
chỉnh hệ thống triết học duy vật chủ nghĩa Mác,đồng thời đấu tranh



chống chủ nghĩa duy tâm phản động, Ph Ăng ghen cho rằng viêc thực
hiện tác phẩm này chính là việc thực hiện tác phẩm này chính là việc
góp phần thực hiện di chúc của C.Mác .
Cuối tháng 3 -1884 ph.Ăng ghen bắt tay vào viết tác phẩm và đến
26-5-1884 tác phẩm nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của
nhà nước ra dời.
Năm 1890 ph. Ăng ghen đã tổng hợp và tích lũy thêm nhiều tài
liệu mới về lịch sử xã hội nguyên thủy,đặc biệt là tác phẩm của nhà bác
học Nga M.M.Coovalepxki ph.Ăng ghen đã tiến hành sửa đổi và bổ
sung nhiều chỗ trong tác phẩm đặc biệt là ở chương II –Gia đình.
Năm 1891 tác phẩm được xuất bản lần thứ tư ở Stút gát có
sửa đổi và bổ sung sau này không sửa đổi gì nữa .
Chủ đề tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là làm rõ quá trình
phát triển của xã hội loài người từ chế độ cộng sản nguyên thủy tới chế
độ văn minh .Khẳng định nguyên ly của chủ nghĩa duy vật lịch sử là
trình độ phát triển của sản xuất,của vận động,trình độ chinh phục làm
chủ thiên nhiên của con người là nguồn gốc ,là nhân tố quy định sự
phát triển của con người ,của xã hội loài người .Vạch rs quy luật tất yếu
của sự phát triển sản xuất ,của kinh tế sẽ đưa loài người tiến tới xã hội
cộng sản văn minh mà ở đó chế độ sở hữu tu nhân,giai cấp và nhà nước
không còn tồn tại nữa.
2.1 Kết cấu và nội dung của tác phẩm.
Tác phẩm gồm 2 lời tựa ( năm 1884 và 1891) và chín chương.
Trong lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất ,Ăngghen nêu rõ
mục đích viết tác phẩm là “Thực hiện di chúc” của C.Mác về giai cấp


và đấu tranh giai cấp,nhà nước,đồng thời trang bị cho giai cấp công
nhân vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư

sản,hướng giai cấp công nhân vào một phong trào chính trị thống
nhất,có tổ chức,đấu tranh vì xã hội tương lai mặt khác Ăngghen phê
phán thái độ không đúng đắn của các nhà khoa học,vừa dìm công
lao,thành tích khoa học của Moocgan
Chương 1.
Những giai đoạn văn hóa tiền sử Ăngghen viết về lịch sử loài
người phát triển qua các giai đoạn từ thấp đến cao từ thời đại mông
muội ,thời đại dã man đến thời đại văn minh và sự phát triển ấy nó luôn
gắn liền với sự phát triển của trình độ lao động sản xuất.Ăngghen đã
giới thiệu sự sắp xếp thời kỳ tiền sử của loài người theo hệ thống của
Moocgan,qua đó nó đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh của xã hội loài
người đồng thời chỉ ra những hạn chế của Moocgan trong cách phân kì
này.Chỉ ra nguồn gốc phát triển của xã hội loài người là do trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất,của lao động đây là nhân tố quyết
đinh nhất.
Chương 2: Gia đình
Ăngghen viết về quá trình hình thành và phát triển của gia đình
trong lịch sử chương này,Ăngghen đã làm rõ thời kỳ ấu thơ của loài
người,giải thích một thời kỳ lịch sử mà trước đó chưa lý giải được
thông qua nghiên cứu lịch sử phát triển của các hình thức gia đình theo
công trình nghiên cứu của Moocgan từ gia đình huyết tộc,gia đình cặp
đôi,gia đình một vợ một chồng,trong đó gia đình huyết tộc là giai đoạn
đầu của gia đình ở đây tất cả các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế


hệ trong tất cả phạm vi gia đình tất cả ông và bà đều là vợ ,chồng với
nhau con cái cũng là vợ chồng với nhau…….
Gia đình cặp đôi ,một loại hình thức kết hôn từng cặp đẫ tồn tại
trong một thời gian ngắn hoặc dài dưới chế độ quần hôn và sau cùng là
gia đình một vợ một chồng nó được nảy sinh từ gia đình cặp đôi ,nó là

một trong những dấu hiệu của buổi đầu thời đại văn minh,gia đình ấy
dựa trên quyền thống trị của người chồng,những đứa con sinh ra có cha
đẻ rõ rang và nó được thừa hưởng tải sản của cha với tư cách là người
kế thừa trực tiếp.
Chương 3: thị tộc Iroqua,Ăngghen viết về thị tộc điển hình sống
ở châu Mỹ theo lối sống cổ đại.
Chương 4: Thị tộc Hy Lạp mà chế độ mẫu quyền đã nhường chỗ
cho chế độ phụ quyền.
Trong chương 3 và 4 Ăngghen đã mô tả tổ chức xã hội trước
khi có nhà nước ,mô tả sự ra đời,nguồn gốc của chế độ tư hữu tư nhân
và của giai cấp nhân tố làm tan rã chế độ thị tộc.từ những phân tích về
quá trình phát triển kinh tế-xã hội do sự phát triển của lực lượng sản
xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và giai cấp.Ăngghen đi tới khẳng định
nhà nước nhất định phải xuất hiện như một tất yếu lịch sử,như một quá
trình tự nhiên và vạch rõ bản chất giai cấp của nhà nước.khẳng định
nhà nước là một hình thức của giai cấp thống trị bảo vệ quyền lợi của
giai cấp cầm quyền.
Chương 5: Sự ra đời của nhà nước A-ten


Chương 6: Thị tộc và nhà nước ở La Mã,Ăngghen đã phân tích
về mặt lịch sử những biến đổi về xã hội rtrong xã hội thị tộc dẫn tới sự
hình thành nhà nước A-ten và nhà nước La Mã,
Phân tích hai phương thức hình thành nhà nước khác nhau.nhà
nước A-ten nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ những sự đối lập giai cấp
ngay trong nội bộ xã hội thị tộc ,một hình thức ra đời nhà nước thuần
túy ,cổ điển nhất nhì nhà nước la mã là kết quả của cuộc đấu tranh giữa
những người bình dân sồng ngoài thị tộc la mã với những người quý
tộc la mã.
Chương 7:Thị tộc và những người ken tơ và người giéc-manh

Chương 8: Sự hình thành nhà nước của người giéc
manh,Ăngghen giới thiệu đây là sự ra đời của nhà nước trong trường
hợp dặc biệt,không phải là kết quả trực tiếp của những biến đổi kinh tếxã hội mà là kết quả của hành động bạo lực .
Chương 9:Thời đại dã man và thời đại văn minh
Ăngghen tổng hợp lại và chỉ rõ quá trình phát triển của loài
người từ thời đại dã man sang thời đại văn minh trên cơ sở phát triển
của sản xuất của sự phát triển kinh tế-xã hội và Ăngghen cũng chỉ ra
hững đặc trưng của thời đại văn minh và khẳng định tất yếu trong sự
phát triển của lịch sử là ở chỗ hiện đại phải được hay thế bằng chế độ
mới mà ở đó không còn chế độ tư hữu

Chương 2: Những vấn đề cơ bản của nhà nước


2.1.Quan điểm lý luận về gia đình,hôn nhân và tình yêu nam nữ.
Khi viết về gia đình,về hôn nhân và tình yêu nam nữ trong tác
phẩm nguồn gốc của gia đình,của chế đọ tư hữu và của nhà nước, Ph
Ăngghen tán thành quan điểm của L.Moocgan cho rằng gia đình là yếu
tố năng động,không bao giờ đứng nguyê tại chỗ mà nó luôn vận động
và phát triển của xã hội,những điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời
lì lịch sử nhất định có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết
cấu của gia đình. “chế độ gia đình hoàn toàn bị quan hệ sử hữu chi
phối”
Ngược lại gia đình và trình độ phát triển của gia đình cũng có tác
động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội,ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con người truyền thống để
bảo vệ nòi giống cũng như là tái tạo ra sức lao động của sản xuất xã
hội.
Trong lời tực viết cho lần xuất bản thứ nhất năm 1884,Ph
Ăngghen cho rằng “Theo quan điểm của duy vật,nhân tố quyết định

trong lịch sử,suy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực
tiếp .Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại.Một mặt là sản xuất
ra tư liệu sinh hoạt thực phẩm,quần áo,nhà ở và những công cụ cần
thiết để sản xuất ra những thứ đó.Mặt khác là sự sản xuất ra bản thân
con người ,là sự truyền nòi going,Những trật tự xã hội trong đó những
con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một đất nước nhất
định đang sống là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình
độ của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình .với
chức năng tái tạo con người gia đình tham gia vào cả hai loại sản xuất


của xã hội như ảnh hưởng rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển
của một chế độ xã hội nhất định .
Ph.Ăngghen đã vạch rõ nguồn gốc phát triển của các hình
thức gia đình trong lịch sử là do sự tác động của quy luật đào thải tự
nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế xã hội ,sự phát
triển tâm lí,đạo đức ,tình cảm của con người .trong đó sự phát triển của
các điều kiện kinh tế-xã hội là yếu tố quyết định
Do đó gia đình đã chuyển từ gia đình huyết tộc(gia đình cùng
dòng máu) sang gia đình pun a la an,gia đình cặp đôi (gia đình đối
ngẫu) và cuối cùng là gia đình một vợ một chồng.
Gia đình quần hôn là hình thức đầu tiên trong lịch sử nó bắt
nguồn từ chế độ quần hôn với hai loại gia đình tương ứng là gia đình
huyết tộc và gia đình pu na lu an.
Gia đình huyết tộc đó là giai đoạn đầu của gia đình,ở đây các
tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ trong phạm vi gia đình.tất cả
ông và bà đều là vợ chống với nhau các con của họ cũng đều là vợ
chồng với nhau,rồi đến lượt con cái của những người này cũng hợp
thành nhóm vợ chồng .
Gia đình pun a lu an là hình thức gia đình dựa trên cơ sở tiến bộ

hơn,đó là anh chị em ruột không lấy nhau.Theo Moocgan bước tiến đó
là “ Một sự minh họa rất tốt về tác động của nguyên tắc đào thải tự
nhiên” Như vậy từ hình thức mà moocgan gọi là gia đình pun a lu an
tức là chị em gái ở bận thứ nhất,thứ hai và những bậc khác đều là vợ
chung của những người chồng trừ những anh em trai của họ ra ,những
người chồng đó không gọi nhau là pu na lu a nghĩa là bạn thân.cũng


như thế thì những anh rm trai cùng mẹ hoặc xa hơn đều lấy chung một
số vợ không phải là chị em gái của họ và những người lấy vợ ấy cũng
đều gọi nhau là pun a lu a.tuy hình thức quần hôn này không hể xác
định được ai là cha đứa trẻ chỉ xác định được mẹ của đứa trẻ mà thôi.
Gia đình đối ngẫu (gia đình cặp đôi ) được hình thành cuối
thời mông muội đầu thời dã man dựa trên kết hôn từng cặp một ,người
đàn ông kết hôn với một người đàn bà và người đàn ông có thể lấy
nhiều người đàn bà khác.trong hôn nhân người phụ nữ thường chung
thủy trong suốt thời gian sống chung song chế độ hôn nhân này vẫn cho
phép cắt đứt nhau rễ rang và con cái chỉ thược về người mẹ.nguyên
nhân chế độ hôn nhân cặp đôi xuất phát từ điều kiện người cha dần có
quyền lực và địa vị hơn trong gia đình và khi quyền lực của người đàn
ông tăng lên trong gia đình thì cũng có nghĩa là quyền lực của người
đàn bà thu hẹp lại và theo Ăngghen thì đây là cuộc cách mạng đảo lộn
về giới .Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân của sự đổi ngôi này là nguồn
gốc từ kinh tế,khi lực lượng sản xuất phát triển lên theo đó là của cải
nhiều hơn “thì một mặt,trong gia đình ,của cải đó làm cho người chồng
có một địa vị quan trọng hơn người vợ và mặt khác của cải đó khiến
cho người chồng có xu hướng lợi dụng địa vị vững vàng hơn ấy để đảo
ngược trật tự kế thừa cổ truyền làm lợi cho con cái mình;
Gia đình một vợ một chồng được nảy sinh ra từ gia đình cặp
đôi vào lúc giao thời giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man ,thắng

lợi của gia đình một vợ một chồng là một trong những dấu hiệu của
buổi đầu của thời đại văn minh.Gia đình ấy dựa trên quyền thống trị
của người chồng nhằm làm cho những đứa con sinh ra phải có cha đẻ


rõ rang và sau này nó được hưởng tài sản của người cha với tư cách là
những người kế thừa trực tiếp “gia đình một vợ một chồng khác với gia
đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều ,hai bên
không còn có thể tùy ý ly dị nhau được nữa”
Gia đình một vợ một chồng được hình thành chủ yếu do sự
phát triển của lực lượng sản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân
chia giai cấp trong xã hội.
Gia đình một vợ một chồng được hình thành chủ yếu do sự phát
triển của lực lượng sản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân chia
giai cấp trong xã hội.
Gia đình một vợ một chồng trong chế độ tư hữu trở thành
những đơn vị kinh tế cuuar xã hội.Ph Ăngghen viết : việc chuyển sang
chế độ tư hữu hoàn toàn được thực hiện dần dần và song song với việc
chuyển từ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng.Gia đình cá
thể bắt đầu trở thành đơ vị kinh tế của xã hội.
Ph.Ăngghen vạch rõ chế độ một vợ một chồng là hình thức gia
đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên
những điều kiện kinh tế tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với
sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát.do vậy mục đích của gia đình
một vự một chồng trong chế độ tư hữu được “dựa trên quyền thống trị
của người chồng nhằm chủ đích là làm cho con cái nảy sinh ra phải có
cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi được,và sự ró ràng về dòng dõi đó là
cần thiết,vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sản của
cha với tư cách là những người kế thừa trực tiếp.



Sự thống trị của người chồng trong gia đình,sự sinh ra đẻ ra
những đứa con chỉ có thể là con của chồng là phải được quyền thừa
hưởng tài sản của người ấy ,đó là những mục đích đặc biệt của chế độ
một vợ một chồng kiểu gia đình phụ quyền.Mục đích hôn nhân cá thể
xuất hiện không phải là sựu liên kết hôn nhân giữa đàn ông và đàn bà
mà gia đình dưới chế độ tư hữu xây dựng trên quan hệ bất bình đẳng
2.2.Luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
Từ những khảo cứu thực tế lịch sử,dựa trên lập trường duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử,Ăngghen đã luận chứng một cách khoa
học nguồn gốc,bản chất quy luật hình thành và phát triển của nhà nước
như một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội loài
người .nhà nước theo đó không phải là một thực thể từ bên ngoài áp đặt
vào xã hội mà là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai
đoạn nhất định là bằng chứng của những mâu thuẫn,của sự phân chia
xã hội thành các lực lượng đối lập nhau mà tự chũng không thể giải
quyết được .Để những mặt đối lập và nhuwxnggiai cấp có quyền lợi
mâu thuẫn nhau ấy không đi đến tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt cả xã hội
,thì cần phải có một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội ,có nhiệm
vụ làm dịu xung đột và giữ cho xung đột trong vòng trật tự,lực lượng
ấy là nhà nước.
Những tiền đề kinh tế và xã hội của sự xuất hiện nhà nước, theo
Ăngghen, là sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xã hội
phân chia thành giai cấp. Nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phân
chia giai cấp, là kết quả của những mâu thuẫn giữa các giai cấp không
thể điều hoà được, là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Trong xã hội


cộng sản nguyên thuỷ chưa cần có một quyền lực công cộng tách khỏi
nhân dân và đứng đối lập với nhân dân, thích ứng với tình trạng kinh tế

thấp kém là tình trạng chưa phân hoá giai cấp, là những thị tộc, bộ lạc
và đứng đầu các tổ chức này là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra.
Quyền lực của những tộc trưởng này dựa vào sức mạnh đạo đức và uy
tín, quyền hành và chức năng của cơ quan quản lý xã hội chưa mang
tính chính trị. Các thủ lĩnh, trong đó có thủ lĩnh quân sự, do nhân dân
bầu ra không phải là người cai trị, họ chỉ thực hiện ý chí của nhân dân
và không có đặc quyền, đặc lợi.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội đã đưa lại năng suất lao động ngày một cao và xuất hiện của cải dư
thừa. Đây là điều kiện khách quan làm xuất hiện sự chiếm đoạt của cải
ở một số người có quyền lực và sự phân hoá xã hội thành những giai
cấp đối kháng. Sau lần phân công lao động xã hội thứ ba, đã có sự tích
tụ của cải về một số ít người và sự bần cùng hoá một số đông người. Sự
ra đời của chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành giai cấp như vậy đã
làm cho chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã.
Mặt khác, chiến tranh cướp bóc và tranh giành lãnh thổ giữa các
thị tộc, bộ lạc đã làm tăng quyền lực cho thủ lĩnh quân sự. Cùng với
chế độ phụ quyền, quyền thừa kế chức vụ thủ lĩnh quân sự ngày càng
làm cho họ giàu có, địa vị thống trị của họ được củng cố. Họ bóc lột
nhân dân ngày càng thậm tệ và trở thành lực lượng đối lập với nhân
dân. Cơ quan tổ chức của thị tộc, bộ lạc dần dần tách khỏi gốc rễ của
nó trong nhân dân, từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành cơ quan
thống trị và áp bức nhân dân. Cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đối


kháng lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử xã hội, chủ nô và nô lệ, dẫn
tới nguy cơ các giai cấp đó tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội.
Các tổ chức thị tộc, bộ lạc mất đi khả năng tự điều tiết, quản lý và một
cơ quan quyền lực đặc biệt là nhà nước ra đời. Quá trình hình thành nhà
nước gồm nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn cơ quan quản lý dưới

chế độ cộng sản nguyên thuỷ chuyển hoá thành cơ quan nhà nước.
Đồng thời, do các đặc điểm về kinh tế - xã hội và lịch sử khác nhau nên
có nhiều phương thức hình thành nhà nước khác nhau, như các phương
thức Aten, Rôma, Giécmanh hay phương Đông v.v. chẳng hạn.
Ph.Ăngghen cho rằng Nhà nước là bộ máy trấn áp của giai cấp
này đối với giai cấp khác.đối với tất cả người dân sống trên lãnh thổ
rộng lớn thì nhà nước đóng vai trò là mối liên hệ để gán kết họ lại với
nhau và đồng thời nhà nước trở thành kẻ ap bức,bóc lột họ .Nhà nước
ra đời nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị ,mà trước tiên ,cơ bản
là lợi ích kinh tế,trấn áp sự phản kháng của giai cấp khác.bởi vậy nhà
nước luôn là nhà nước của giai cấp thống trị ,mang bản chất của giai
cấp thống trị .Nhà nước là công cụ của một chuyên chính của một giai
cấp,bản chất của nhà nước được quy định bởi các yếu tố kinh tế.Nhà
nước bảo vệ địa vị kinh tế cho giai cấp thống trị. Ph Ăngghen cho
rằng : “Nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất,của cái giai
cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng trở thành giai
cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những phương
tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức.
Do đó không thể có nhà nước cho mọi giai cấp.tất cả mọi luận
điệu cho rằng mọi nhà nước là của chung tất cả các giai cấp trừ nhà


nước xã hội chủ nghĩa đều là lừa dối từ bản chất giai cấp này sẽ quyết
định tới chức năng và hình thức của nhà nước

Về bản chất, nhà nước

là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác. Nhà
nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ
trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. Nhà

nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp, không có và không
thể có nhà nước đứng trên giai cấp và nhà nước của mọi giai cấp. Đối
với đông đảo người sống trên một lãnh thổ rất rộng lớn, thì nhà nước là
mối liên hệ chủ yếu nhất liên kết họ lại với nhau, nhưng nhà nước ngày
càng trở thành kẻ áp bức và bóc lột đối với họ. Nhà nước ra đời không
những không thủ tiêu bóc lột mà còn biến bóc lột thành một chế độ.



×