Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u phổi qua sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CT Scan Robot Robio tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.37 KB, 8 trang )

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tínhBệnh
trong
viện
chẩn
Trung
đoánương
u phổi...
Huế

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA
CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN U PHỔI
QUA SINH THIẾT PHỔI DƯỚI HƯỚNG DẪN CT SCAN
ROBOT ROBIO TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TRUNG ƯƠNG HUẾ
Phan Thị Phương Dung1, Nguyễn Anh Tuấn1, Võ Thị Bích Thủy1,
Nguyễn Phan Hoàng1, Huỳnh Kim Duy1
DOI: 10.38103/jcmhch.2019.58.15

TÓM TẮT
Bệnh lý u phổi là tổn thương thường gặp trên lâm sàng, khá đa dạng về hình thái và bản chất. Lâm sàng
thường ít triệu chứng, nếu điển hình thường ở giai đoạn muộn, đôi khi phát hiện ngẫu nhiên qua khám sức
khỏe. Chẩn đoán u phổi dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và kết quả sinh thiết để xác chẩn.
Từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2019, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính
(CLVT) trên … bệnh nhân chẩn đoán u phổi tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nam/nữ
là 84,3% và 15,7%. Tuổi gặp nhiều nhất 50-59t chiếm 34,6%, từ 40-69t chiếm 83,8%. Vị trí hay gặp nhất
ở thùy trên phổi, chiếm 40%. Có 35,3% bệnh nhân xác định có hạch trung thất và rốn phổi. Kích thước u
3-6cm chiếm 44,3%. Hầu hết các khối u ngấm thuốc mạnh, chiếm 70,6%. Độ nhạy của chẩn đoán bằng
CLVT là 97,1% so với lâm sàng, độ đặc hiệu là 94,2% so với mô bệnh học. Trong 120 bệnh nhân có 105
bệnh nhân ung thư (chiếm 87,5%), 9 bệnh nhân u lao (chiếm 7,5%) và 6 bệnh nhân viêm hoặc viêm xơ
mạn tính (chiếm 5,0 %). Trong số các bệnh nhân ung thư: ung thư biểu mô tuyến chiếm 38,7%; biểu mô
vảy 30,3%; tế bào lớn 15,9%; tế bào nhỏ 12,6%; không xác định 2,5%. .
Từ khóa: U phổi, cắt lớp vi tính, sinh thiết phổi cắt, Robotic.



ABSTRACT
THE STUDY ON CHARACTERISTICS OF THE COMPUTED TOMOGRAPHY IN
DIAGNOSIS LUNG LESION THROUGH ROBOT -ASSISTED NAVIGATION SYSTEM
FOR CT-GUIDEDPERCUTANEOUS AT HUE INTERNATIONAL CENTER HOSPITAL

Phan Thi Phuong Dung1, Nguyen Anh Tuan1, Vo Thi Bich Thuy1,
Nguyen Phan Hoang1, Huynh Kim Duy1

Lung tumors is common in clinical, it is quite differently in form and nature. Diagnosis of lung tumors based
on the means of diagnostic imaging and core biopsy techniques to obtain specimens for histopathological
tests to confirm.
From October 2017 to May 2015, we conducted a comparative study of computed tomography with
clinical and histopathological in 120 patients at Hue central Hospital. The results showed that the male/
1. Bệnh viện TW Huế

96

- Ngày nhận bài (Received): 05/11/2019; Ngày phản biện (Revised): 19/11/2019
- Ngày đăng bài (Accepted): 10/12/2019
- Người phản hồi (Corresponding author): Phan Thị Phương Dung
- Email: ; ĐT: 0935 69 21 31

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
female ratio was 84.3% and 15.7%. The most common age was 50-59 years old (34.6%), the age from
40 to 69 years old was 83.8%. The most common location in the upper lobe of the lung (40%). There was
35.3% of patients indentified with mediastinal and lung hilar lympho node. The most common tumor size

was 3-6 cm (44.3%). All most tumor had highly contrast enhancement infiltration (70.6%). The sensitivity
of the CT scan was 97.1%, the specificity was 94.2%. Histopathological results showed: 105 patients were
suffering from lung cancer (87.5%); 9 patients - tuberculoma (7.5%) ; 6 patients - chronic inflammation or
fibrosis (5,0%). Among the patients with lung cancer, 38.7% were adenocarcinoma; 30.3% - squamous cell
carcinoma; 15.9% - large cell carcinoma; 12.6% - small cell carcinoma; 2.5% - unspecified cancer.
Keywords: Lung tumor, computed tomography, core biopsy, robotic

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hay gặp nhất
trong các bệnh lý ung thư, có tỷ lệ tử vong cao.
Năm 2010, trên thế giới có 1,4 triệu người tử vong
do ung thư phổi, tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 30,9
trường hợp trên 100.000 dân. Tại Việt Nam, năm
2012 có khoảng 17.000 trường hợp tử vong do ung
thư phổi và có khoảng 20.000 trường hợp mới mắc.
Chẩn đoán ung thư phổi dựa vào khám xét lâm
sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Chẩn đoán
cắt lớp vi tính có vai trò quan trọng trong xác định
vị trí, kích thước, tính chất của khối u, đồng thời
góp phần đánh giá giai đoạn u, đánh giá hạch trung
thất. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định u phổi cần
phải dựa vào các phương pháp xâm nhập lấy bệnh
phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh như nội soi
phế quản sinh thiết, chọc hút bằng kim nhỏ hay sinh
thiết xuyên thành ngực. Sinh thiết cắt xuyên thành
ngực dưới hướng dẫn của CLVT là một biện pháp
lấy bệnh phẩm hiệu quả để khẳng định chẩn đoán,
đặc biệt là khi kết hợp với Robot định vị. Qua sinh
thiết cắt chúng ta vừa lấy được bệnh phẩm để làm
tế bào, làm mô bệnh học và cả hóa mô miễn dịch để

chẩn đoán [1];[5];[10].
Sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CT Scan là
phương pháp hàng đầu để chẩn đoán ở những bệnh
nhân có tổn thương phổi có hình ảnh gợi ý ác tính.
Sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CT scan có thể được
thực hiện theo phương pháp “step-and-shoot” hoặc
dưới tăng sáng: phương pháp “step-and-shoot” được
ưu tiên ở những tổn thương lớn, không di động trong

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019

khi phương pháp sinh thiết dưới hướng dẫn Robot
Robio có ưu thế hơn với những tổn thương nhỏ hay
các nốt ở thùy dưới phổi dễ bị ảnh hưởng của vận
động hô hấp. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề
tài “Đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính trong
chẩn đoán u phổi qua sinh thiết phổi dưới hướng
dẫn CT Scan Robot Robio tại Bệnh viện Quốc tế
Trung wơng Huế” với hai mục tiêu sau:
- Nhận xét đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính
trong chẩn đoán u phổi ở 120 bệnh nhân tại Bệnh
viện Quốc tế Trung ương Huế.
- Đánh giá hiệu quả sinh thiết phổi dưới hướng
dẫn của cắt lớp vi tính và Robot Robio trong chẩn
đoán u phổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
- Tiêu chuẩn lựa chọn gồm 120 bệnh nhân đến
khám và điều trị tại bệnh viện. Được chụp X-quang,

cắt lớp vi tính ngực và được sinh thiết có kết quả
chẩn đoán cuối cùng.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân không có đủ dữ liệu kết quả chẩn
đoán hình ảnh
+ Bệnh nhân có chống chỉ định sinh thiết như
rối loạn đông chảy máu, vị trí u nguy hiểm, không
đảm bảo an toàn khi làm thủ thuật
+ Bệnh nhân không chấp nhận làm thủ thuật,
không tham gia nghiên cứu

97


Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tínhBệnh
trong
viện
chẩn
Trung
đoánương
u phổi...
Huế
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2019
2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Máy X-quang kỹ thuật số, máy cắt lớp vi tính
16 lát cắt có sẵn trong khoa

- Robot định vị Robio của hãng Perfint
- Bộ kim sinh thiết bán tự động Stericut của Nhật

Bản với các size 18G
2.4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả mô tả cắt
ngang

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
3.1.1. Tỷ lệ nam/nữ
Trong 120 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu tỷ lệ nam chiếm 84,3%, nữ chiếm 15,7%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.2. Phân bố theo tuổi (Bảng 1)
Nhóm tuổi

n

%

< 39t

4

0,03

40-49

33

27,2

50-59


41

34,6

60-69

26

21,3

70-79

11

9,6

≥ 80

5

0,04

Nhận xét: Tuổi gặp nhiều nhất 50-59t chiếm 34,6%, từ 40-69t chiếm 83,8%
3.2. Đặc điểm hình ảnh
3.2.1. Phân bố theo vị trí tổn thương (Bảng 2)
Vị trí
Phổi phải

Phổi trái


Thùy

n

%

Thùy trên

48

40,0

Thùy giữa

10

8,6

Thùy dưới

22

18,6

Thùy trên

21

17,1


Thùy dưới

19

15,7

120

100

Tổng
Tỷ lệ gặp nhiều nhất ở thùy trên phổi phải
3.2.2. Phân bố hạch tổn thương (Bảng 3)
Hạch



Không

n

%

n

%

Trung thất

38


27,9

98

72,1

Rốn phổi cùng bên

45

33,1

91

66,9

Rốn phổi đối bên

12

8,8

124

91,2

Phối hợp

48


35,3

88

64,7

Đa phần bệnh nhân gặp hạch ở rốn phổi cùng bên và hạch trung thất (tỷ lệ chung 35,3%).

98

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019


Bệnh viện Trung ương Huế

Biểu đồ 1: Phân bố theo kích thước
Tổn thương nhỏ nhất 19x14 mm, kích thước u
gặp nhiều nhất 3-6cm chiếm 44,30%

Biểu đồ 2. Phân bố theo tính chất ngấm thuốc
Các khối u phổi ngấm thuốc mạnh sau tiêm cản
quang gặp nhiều nhất, chiếm 70,6%.

3.3. Đặc điểm kỹ thuật sinh thiết
3.3.1. Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm sấp gặp nhiều nhất chiếm 59,2%, nằm ngửa 40,8%.
3.3.2. Kim sinh thiết: 100% sử dụng kim sinh thiết cắt cỡ 18Gauss
3.3.3. Số lượng mảnh cắt: 2,5 ± 1,8 mảnh bệnh phẩm
3.3.4. Khoảng cắt: cắt 1 cm chiếm 32,3%, cắt 2 cm chiếm 67,7% số lần cắt.
3.3.5. Tai biến: 20 ca tràn khí mức độ ít, 2 ca ho ra máu, tỷ lệ tai biến chung 15,7%. Không có các tai

biến khác.
3.4. Phân bố bệnh nhân theo loại tổn thương
- Ung thư 87,5%, u lao 6,6 %, viêm và viêm xơ mạn tính 5,9%
- K phổi nam: 69,6% nữ 30,4% - Sn 97,1%, Sp 94,2%

Biểu đồ 3. Phân bố theo mô bệnh học
Ung thư biểu mô tuyến gặp nhiều nhất, chiếm 38,7%. Ung thư không tế bào nhỏ chiếm 87,4%.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019

99


Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tínhBệnh
trong
viện
chẩn
Trung
đoánương
u phổi...
Huế
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
Trong 120 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu,
tỷ lệ nam chiếm 84,3%, nữ chiếm 15,7%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của chúng
tôi phù hợp với nghiên cứu trước đó của Ngô
Quý Châu (2005) tỷ lệ nam/nữ – 3,35/1; Hoàng
Minh Lợi (2011) – 2,46/1; Đồng Đức Hưng (2014)
-2,6/1; Farber (2005) – 2,1/1. Có thể do tỷ lệ nam

giới hút thuốc lá nhiều hơn nữ giới và làm việc
tiếp xúc với môi trường nặng, độc hại hơn nữ giới
[2],[3],[4],[6].
Đặc điểm phân bố theo tuổi, kết quả nghiên
cứu cho thấy nhóm tuổi gặp nhiều nhất 50-59
tuổi, chiếm 34,6%; từ 40-69 tuổi chiếm tới 83,8%.
Nghiên cứu có kết quả phù hợp với nghiên cứu của
tác giả Hoàng Minh Lợi (2011) trên 45 bệnh nhân,
tuổi gặp nhiều nhất 50-59t chiếm. Đồng Đức Hưng
(2014) nghiên cứu trên 125 bệnh nhân, tuổi trên 40
chiếm 98,4% [3],[5],[6],[7].
4.2. Đặc điểm hình ảnh
4.2.1. Phân bố theo vị trí và hạch tổn thương
Trong nghiên cứu, chúng tôi gặp các tổn thương
ở tất cả các thùy của hai phổi. Trong đó, thùy trên
phổi phải gặp nhiều nhất chiếm 40,0%, gặp ít nhất
ở thùy giữa phổi phải. Kết quả này phù hợp với các
nghiên cứu của Hoàng Minh Lợi (2011) gặp thùy
trên phổi phải 23,4%, thùy trên phồi trái 30%; Thi
Thị Duyên (2013) gặp thùy trên phổi phải 36,0%,
thùy trên phổi trái 26,5% [5].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả gặp
hạch rốn phổi cùng bên và hạch trung thất là nhiều
nhất, tỷ lệ chung 35%. Điều này phù hợp với sinh
lý bệnh học ung thư, các tế bào ung thư thường sẽ
di căn theo đường bạch huyết lân cận tổn thương
trước.
4.2.2. Theo kích thước tổn thương và tính chất
ngấm thuốc trên cắt lớp vi tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổn thương u phổi

có kích thước 3-6 cm gặp nhiều nhất, chiếm 44,3%;
kích thước < 3cm, gặp 18,6%; kích thước > 6cm

100

gặp 37,1%. Kích thước tổn thương nhỏ nhất chúng
tôi tiến hành sinh thiết là 14x19mm. Điều này cho
thấy, hầu hết các khối u phổi đến chụp CLVT và
sinh thiết đã khá to, phần lớn thuộc giai đoạn T2 trở
lên. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên
cứu của Hoàng Minh Lợi (2011) < 3cm chiếm 19%,
3-6 cm chiếm 66%, >6 cm chiếm 15%; Thi Thị
Duyên (2013) tương ứng là 25,4%, 56,4%, 18,2%;
Tilmer.D (2009) tương ứng là 23,5%, 58,5%, 17,0%.
Đồng Đức Hưng (2014) < 3cm chiếm 29,6%, trên
3cm chiếm 70,4%.
Trên hình ảnh cắt lớp vi tính cho thấy các khối
u phổi ngấm thuốc mạnh sau tiêm thuốc cản quang,
chiếm tới 70,6%. Điều này phù hợp với tính chất
khối u ở hầu hết các cơ quan đều có tính chất tăng
sinh mạch máu nên sẽ ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
Nghiên cứu phù hợp với tác giả Thi Thị Duyên
(2013) có tới 84,4% khối u ngấm thuốc cản quang
nhiều [5].
4.3. Đặc điểm kỹ thuật sinh thiết
Kỹ thuật can thiệp dưới hướng dẫn của hình ảnh
CT Scan hiện nay đại diện cho một kỹ thuật nền
tảng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ung thư.
Trong số các phương pháp hướng dẫn, CT là phương
pháp được lựa chọn hàng đầu nhờ vào độ phân giải

không gian và tương phản tuyệt vời giúp hình dung
được các cấu trúc an toàn cho sinh thiết phổi.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, độ chính xác
trong định vị tổn thương, giá trị chẩn đoán của mẫu
sinh thiết và tỉ lệ biến chứng trong các quy trình có
robot robio hỗ trợ với đặt vị trí kim chính xác và
cần rất ít điều chỉnh dù tổn thương chỉ nhỏ khoảng
15 mm, nhưng sử dụng robot robio giảm thời gian
thực hiện và sự nhiễm xạ là thấp hơn so với các
phương pháp không sử dụng robot. Vì tất cả quy trình
được thực hiện trong nghiên cứu của chúng tôi đều
được thực hiện bởi người có nhiều kinh nghiệm sinh
thiết dưới hướng dẫn CT và tất cả các trường hợp rút
ngắn thời gian và giảm liều đều đạt được dưới hướng
dẫn CT nên chúng chỉ có giá trị tương đối.
Chúng tôi thực hiện kỹ thuật sinh thiết cắt để lấy

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
bệnh phẩm ở 100% bệnh nhân. Khi sinh thiết, ngoài
những mảnh bệnh phẩm làm mô bệnh học, chúng
tôi lấy thêm một mảnh bệnh phẩm dàn lam kính để
lấy kết quả đối chứng giữa tế bào và mô bệnh học.
Trong thực hiện kỹ thuật sinh thiết dưới hướng
dẫn của CLVT có kết hợp định vị bằng Robot Robio,
bệnh nhân nằm sấp nhiều nhất chiếm 59,2%, nằm
ngửa chiếm 40,8%. Chúng tôi nhận thấy rằng ở tư
thế nằm sấp bệnh nhân ổn định và hợp tác tốt hơn do

đó sẽ thuận lợi hơn khi làm thủ thuật. Thi Thị Duyên
(2013) sinh thiết trên 45 bệnh nhân có 60% bệnh
nhân nằm sấp, 40% bệnh nhân nằm ngửa.
Số lượng bệnh phẩm trung bình mỗi lần cắt là
2,5 ± 1,8 mảnh. Do độ chính xác cao của Robot nên
chúng tôi tiến hành cắt nhiều mảnh bệnh phẩm hơn
theo nhiều hướng và nhiều độ sâu khác nhau để tăng
khả năng chẩn đoán cho bệnh nhân, giảm tỷ lệ âm tính
giả và tăng tỷ lệ dương tính thật lên. Trong số bệnh
nhân sinh thiết chúng tôi cắt 1 cm ở 32,3%, cắt 2 cm
ở 67,7% số bệnh nhân. Với khoảng cắt 1 cm trên kim
cắt, chúng tôi thường lựa chọn cắt ở những lần cắt
đầu tiên và cắt ở những khối u nhỏ để giảm nguy cơ
chảy máu nhu mô sau cắt. Với khoảng cắt 2 cm, chúng
tôi thường làm ở những lần sau và ở những u to, có
khoảng cắt vừa đủ trên 2 cm để đảm bảo không cắt
vào nhu mô phổi lân cận. Chúng tôi nhận thấy mảnh
cắt 2 cm thường sẽ dài và điển hình hơn mảnh cắt 1 cm
nhưng không mang tính quyết định mà phụ thuộc vào
từng trường hợp cụ thể. Số lần chọc kim trước khi cắt
01 lần chiếm nhiều nhất 87,5%, góp phần giảm thiểu
lần chọc và liều tia cho bệnh nhân.
Tai biến trong thủ thuật chúng tôi gặp 20 bệnh
Hình ảnh minh họa:

nhân tràn khí khoang màng phổi mức độ ít, 2 bệnh
nhân ho máu mức độ nhẹ, tỷ lệ chung 15,7%. Tất
cả các bệnh nhân đều không phải xử lý gì đặc biệt.
Thi Thị Duyên (2013) có 21,8% tràn khí mức độ ít
và vừa. Jemal.A và cs (2008) tai biến gặp 2%. Theo

các nghiên cứu tỷ lệ tai biến trong thủ thuật rất dao
động tùy từng nghiên cứu từ 2-60% [5];[6];[9];[10].
4.4. Đặc điểm tổn thương theo giải phẫu bệnh
Trong 120 bệnh nhân nghiên cứu, kết quả giải
phẫu bệnh cho thấy có 87,5% bệnh nhân ung thư;
5,9% viêm và viêm xơ mạn tính; 6,6% lao. Trong
số những bệnh nhân ung thư, nam chiếm 69,6%, nữ
chiếm 30,4%. So với kết quả nhận định của cắt lớp
vi tính, độ nhạy đạt 97,1%, độ đặc hiệu 94,1%. Theo
tác giả Thi Thị Duyên (2013), K phổi nam chiếm
76,1%, nữ chiếm 23,9%. Baaklini W.A và cs (2000),
K phổi nam 61,3%, nữ 38,7%. [1];[5];[6];[8]
Kết quả phân týp mô bệnh học trong nghiên
cứu của các bệnh nhân ung thư cho thấy, ung thư
biểu mô tuyến gặp nhiều nhất, chiếm 38,7%; ung
thư biểu mô vảy 30,3%; ung thư tế bào lớn chiếm
15,9%; ung thư tế bào nhỏ chiếm 12,6%; tế bào
không xác định chiếm 2,5%. Theo kết quả nghiên
cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bệnh nhân
gặp là ung thư không tế bào nhỏ, chiếm 87,4%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác
giả Hoàng Đình Cầu (2000), ung thư không tế bào
nhỏ chiếm 85,8%; Hoàng Minh Lợi (2011) ung
thư không tế bào nhỏ chiếm 100%; Thi Thị Duyên
(2013) ung thư không tế bào nhỏ chiếm 92,3%; Vita
V.T (2006) ung thư không tế bào nhỏ chiếm 83,2%
[1];[2];[4];[5];[6];[10].

Hình 1:Bệnh nhân Nguyễn Công T, 32t, nam, Khối u ở thùy trên phổi trái, kt khối # 3,2x3,4 cm,sinh thiết
lõi có kết quả K biểu mô tuyến phổi


Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019

101


Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tínhBệnh
trong
viện
chẩn
Trung
đoánương
u phổi...
Huế

Hình 2: Bệnh nhân Nguyễn Văn C, 46t, nam, tổn thương ở cạnh rốn phổi phải,
sát nhánh phế quản gốc bên trái

Hình 3: Bệnh nhân Phạm Thị S, 70t, nữ, K biểu mô tuyến ở thùy trên phổi trái, kt # 3,9x1,8 cm
V. KẾT LUẬN
• Đặc điểm hình ảnh CLVT:Vị trí u hay gặp nhất
ở phổi phải, chiếm 40,0%; thùy trên phổi phải 40%,
thùy dưới phổi phải 18,6%. Có 35,3% bệnh nhân có
hạch trung thất và rốn phổi kết hợp. Đặc điểm ngấm
thuốc cản quang, có 70,6% u ngấm thuốc nhiều,
ngấm vừa 18,4%, ngấm ít 7,3%, không ngấm 3,7%.
Kích thước u 3-6 cm chiếm nhiều nhất 44,3%
• Giá trị sinh thiết đạt kết quả chẩn đoán mô bệnh

học:Ung thư phổi 87,5%, trong đó: Biểu mô tuyến

38,7%; Biểu mô vảy 30,3%; Tế bào lớn 15,9%; Tế
bào nhỏ 12,6%; Không xác định 2,5%. Lao 7,5%;
viêm hoặc viêm xơ mạn tính 5,0%. Độ nhạy chẩn
đoán 97,1%, độ đặc hiệu 94,2%
• Sinh thiết cắt u phổi dưới hướng dẫn của CT
và Robot Robio là kỹ thuật hiệu quả và an toàn, lấy
được bệnh phẩm tốt, đạt yêu cầu chẩn đoán. Tỷ lệ
tai biến 15,7%, nhẹ không phải xử trí gì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đình Cầu (2000) Ung thư phế quản phổi
nguyên phát, Bách khoa toàn thư bệnh học, tập
1, trang 306-315.
2. Lê Hoàn, Ngô Quý Châu (2005), “Nhận xét giá
trị của sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng
dẫn của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán
đám mờ ở phổi tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch
Mai từ 01/01/05 đến 31/07/05”, Kỷ yếu Hội nghị
khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Y Dược
Việt Nam lần thứ VIII, tr 135-138.
3. Hoàng Minh Lợi và cs (2011) Chẩn đoán hình

102

ảnh và điều trị ung thư phổi bằng xạ phẫu
gama, Tạp chí điện quang Việt Nam, số 4 (tháng
10/2011), trang 76-85.
4. Đồng Khắc Hưng (2014) Nghiên cứu phương
pháp sinh thiết xuyên thành ngực trong chẩn
đoán tổn thương phổi – Luận án Tiến sỹ Y học,

trang 20-33.
5. Thi Thị Duyên và cs (2013), Nghiên cứu hiệu
quả chẩn đoán u phổi ngoại vi của kỹ thuật sinh
thiết xuyên thành phế quản qua nội soi dưới
hướng dẫn của màn hình tăng sáng, Tạp chí y

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
dược lâm sàng 108, số 5/2013, p83-89.
6. Faber L.P (2005), Lung cancer, clinical Oncology
American cancer Society, p194-212.
7. Vita V.T et al (2006), Lung lesion core biopsy,
clinical Oncology American cancer Society, p
313-325.
8. Laspas F, Roussakis A, Efthimiadou R,
Papaioannou D, Papadopoulos S, Andreau J.
Percutaneous CT-guided fine-needle aspiration
of pulmonary lesions: results and complications
in 409 patients. J Med Imaging Radiat Oncol

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 58/2019

2008; 52: 458–462.
9. Heyer CM, Reichelt S, Peters SA, et al.
Computed tomography-navigated transthoracic
core biopsy of pulmonary lesions: which factors
affect diagnostic yield and complication rates?
Acad Radiol 2008; 15:1017–1026

10. Hiraki T, Mimura H, Gobara H, et al. CT
fluoroscopy-guided biopsy of 1,000 pulmonary
lesions performed with 20-gauge coaxial cutting
needles: diagnostic yield and risk factors for
diagnostic failure. Chest 2009; 136:1612–1617.

103



×