: Một số biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thẩm định
dự án tại Cục đầu tư phát triển Hà Nội
I) Một số biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu
tư tại Cục đầu tư phát triển Hà Nội
1) Cải tiến cơ cấu bộ máy quản lý của Cục đầu tư phát triển Hà Nội
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay, Cục đầu tư phát triển Hà
Nội đã phân công rõ nhiệm vụ của các phòng ban liên quan trong công tác
thẩm định dự án: Phòng Tín dụng đầu tư tiến hành công tác tín dụng, cho vay
quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các dự án trung ương và địa phương trên địa bàn
Hà Nội, thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án theo đúng nội
dung quy định của Cục. Phòng Thẩm định kinh tế - kỹ thuật tiếp nhận các dự
án đầu tư từ phòng Tín dụng và cũng tiến hành thẩm định dự án theo các nội
dung quy định của Cục. Đồng thời phòng Thẩm định kinh tế kỹ thuật còn là
đầu mối tổ tư vấn tham gia thẩm định các dự án, xét duyệt các dự án đấu chọn
thầu của thành phố. Nhìn chung việc phân công thẩm định dự án tại Cục đầu
tư Hà Nội có nhiều ưu điểm: phòng Tín dụng và phòng Thẩm định kinh tế - kỹ
thuật có thể phối hợp và bổ xung cho nhau về các thông tin liên quan đến dự
án, ngoài ra do cách thức làm việc độc lập nên kết quả thẩm định của hai
phòng sẽ là những căn cứ quan trọng để lãnh đạo Cục xem xét và ra quyết định
đầu tư. Tuy nhiên sự phân công này cũng bộc lộ những mặt tồn tại cần được
khắc phục: Bản thân phòng Tín dụng, ngoài công tác tín dụng, thẩm định dự
án đầu tư còn có nhiệm vụ quản lý vốn cấp phát, thậm chí số lượng dự án và số
vốn quản lý còn tương đương với phòng cấp phát. Điều này thể hiện việc chưa
phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa cấp phát và tín dụng, chưa tạo điều
kiện để tín dụng chuyên môn hoá. Ngoài ra trong công tác tiếp nhận hồ sơ và
thẩm định dự án thủ tục còn khá rườm rà. Phòng Thẩm định và phòng Tín
dụng chưa được phân công trách nhiệm cụ thể khi thẩm định dự án đầu tư vì
vậy chất lượng thẩm định dự án còn chưa cao.
Từ những ưu điểm và những hạn chế trong cơ cấu bộ máy quản lý của
Cục đầu tư phát triển Hà Nội, em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Hiện nay, cơ cấu bộ máy quản lý của Cục đầu tư phát triển Hà Nội gồm
có lãnh đạo Cục và 11 phòng ban và chi cục. Cần phải tách công tác quản lý cấp
phát của phòng Tín dụng trả về các phòng cấp phát quản lý. Phòng Tín dụng
chỉ thực hiện chức năng cho vay vốn tín dụng Nhà nước và quỹ hỗ trợ đầu tư
quốc gia, tiếp nhận và thẩm định các dự án theo nội dung quy định của Cục. Tại
phòng Thẩm định kinh tế - kỹ thuật cần biên chế lại cán bộ một cách phù hợp,
tránh tình trạng không sắp xếp đủ cán bộ vừa làm công tác thẩm định dự án
tín dụng, thẩm định dự toán, quyết toán vừa tham gia tư vấn, tham gia hội
đồng xét chọn thầu, hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của thành phố. Nhất
là hiện nay, phòng Thẩm định kinh tế kỹ thuật vừa có 4 cán bộ biệt phái trên
Tổng cục đầu tư phát triển, 1 cán bộ công tác biệt phái trong hội đồng xét thầu
dự án Bắc Thăng Long - Vân Trì. Cần đặc biệt trú trọng cán bộ am hiểu công
tác tín dụng đầu tư, công tác thẩm định dự án cũng như có phẩm chất đạo đức,
tinh thần trách nhiệm đảm bảo công tác thẩm định dự án đạt chất lượng và
hiệu quả.
Hàng năm căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của phòng Tín dụng và phòng
Thẩm định, căn cứ vào kế hoạch tín dụng đầu tư của Tổng cục đầu tư phát
triển và của UBND thành phố Hà Nội, căn cứ vào số lượng và giá trị của dự án
dự kiến phân bổ kế hoạch, lãnh đạo Cục phải gửi thông báo rõ ràng tới hai
phòng Tín dụng và Thẩm định để đảm bảo cho việc quản lý và thẩm định các
dự án đầu tư theo đúng quy trình và phù hợp với kế hoạch của Nhà nước, đảm
bảo thực hiện sự điều tiết của Nhà nước đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu ngành
đầu tư ưu đãi của đất nước trong thời kỳ mới. Thông qua đó, lãnh đạo Cục
cũng dễ dàng đánh giá từng mặt công tác của từng phòng để quản lý, chỉ đạo
một cách kịp thời nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định dự án
đầu tư tại Cục đầu tư phát triển Hà Nội.
2) Tăng cường mối quan hệ và trách nhiệm giữa các phòng trong công
tác thẩm định dự án
Để đảm bảo công tác thẩm định dự án đạt hiệu quả cao thì sau khi xây
dựng hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục đầu tư phát triển Hà
Nội, cần phải thiết lập mối quan hệ và trách nhiệm giữa các phòng trong công
tác thẩm định dự án. Căn cứ vào các chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào quy trình thẩm định dự án đầu tư trong toàn
bộ hệ thống tổng cục đầu tư phát triển có thể xây dựng mối quan hệ giữa các
phòng trong công tác thẩm định dụ án tại Cục đầu tư phát triển Hà Nội như
sau:
Đơn vị vay vốn lập và gửi một bộ hồ sơ vay vốn đến phòng Tín dụng -
Cục đầu tư phát triển Hà Nội (bản chính hoặc bản sao có công chứng). Hồ sơ
gồm có:
- Dự án đầu tư và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hoặc thiết kế kỹ
thuật và dự toán của hạng mục được đầu tư trong năm của dự án mà hạng
mục đó đã được xác định mức vốn trong quyết định đầu tư.
- Phương án vay vốn (lập theo mẫu số 01 -TD quyết định 48/QĐ/ĐTPT
ngày 15/4/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục đầu tư phát triển).
- Các hợp đồng kinh tế (nếu có)
Sau khi nhận hồ sơ nêu trên, cán bộ tín dụng lập phiếu giao nhận hồ sơ
theo mẫu quy định. Trong thời gian một ngày làm việc, cán bộ tín dụng phải
kiểm tra hồ sơ về các mặt: tính đầy đủ, tính hợp thức, hợp pháp của hồ sơ và
báo cáo kết quả với trưởng phòng Tín dụng để yêu cầu đơn vị vay vốn bổ xung
ngay các hồ sơ còn thiếu (nếu có).Trưởng phòng Tín dụng có trách nhiệm nắm
chắc kế hoạch vốn và số lượng dự án cần thẩm định của từng năm, đồng thời
hiểu rõ về nghiệp vụ tín dụng cũng như quy trình thẩm định dự án theo quy
định của Tổng cục. Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, phòng Tín dụng có trách
nhiệm giữ một bộ có xác nhận và đóng dấu của Cục “sao y bản chính” gửi cho
phòng thẩm định, sau đó sẽ gửi bộ này cho Tổng cục để kiểm tra và lưu lại
Tổng cục.
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định đơn vị vay vốn và dự án đầu
tư theo các nội dung:
- Phương pháp tính toán và cơ sở pháp lý của các số liệu trong phương án
vay vốn
- Các căn cứ điều kiện để thực hiện dự án (nguồn vốn đầu tư, nguồn cung
cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm...)
- Tình hình tài chính của đơn vị vay vốn, khả năng trả nợ, thời gian trả nợ
và mức trả nợ...
Sau khi kiểm tra, cán bộ Tín dụng phải có nhận xét rõ ràng, cụ thể về tình
hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn, tình hình tài chính và quan hệ tín
dụng của đơn vị vay vốn, đánh giá xem dự án có trả được nợ vay hay không.
Cán bộ tín dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các kết luận thẩm
định của mình về các nội dung nêu trên.
Tại phòng Thẩm định Kinh tế - Kỹ thuật: Cán bộ phòng Thẩm định chịu
trách nhiệm thẩm định dự án theo đúng quy trình, nội dung thẩm định dự án
(đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của dự án, hiệu quả của dự án, nguồn
vốn trả nợ, thời gian thu hồi vốn... Bộ phận thẩm định phải có ý kiến nhận xét
đánh giá dự án bằng văn bản theo mẫu quy định để trình lãnh đạo Cục qua
phòng Tín dụng.
Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định của hai phòng Thẩm định và Tín
dụng, Cục trưởng Cục đầu tư phát triển Hà Nội xem xét, ra quyết định cho vay
hay từ chối cho vay đối với từng dự án. Trường hợp cho vay cục trưởng xác
định mức vốn cho vay, lãi suất cho vay, nội dung sử dụng vốn vay, thời hạn cho
vay, thời điểm bắt đầu trả nợ vay (gốc và lãi) và chỉ đạo phòng Tín dụng dự
thảo tờ trình Tổng cục cục đầu tư phát triển theo mẫu quy định đối với những
dự án do tổng cục xem xét, quyết định. Đối với dự án thuộc thẩm quyền xét
duyệt của Cục trưởng, chậm nhất trong phạm vi 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ
sơ, Cục trưởng phải có quyết định chấp thuận cho vay hay không cho vay.
Trường hợp không chấp thuận cho vay, cục trưởng chỉ đạo phòng Tín dụng
thảo công văn gửi đơn vị vay vốn, cơ quan cấp trên của đơn vị vay vốn và Tổng
cục đầu tư phát triển để nói rõ lý do không cho vay. Trong trường hợp dự án
được chấp thuận cho vay thì sau khi nhận được thông báo chỉ tiêu tín dụng của
Tổng cục đầu tư phát triển (đối với dự án do Tổng cục quyết định) hoặc quyết
định cho vay của Cục trưởng (đối với dự án thuộc thẩm quyền xét duyệt của
Cục trưởng), cán bộ Tín dụng hướng dẫn đơn vị vay vốn hoàn tất những điểm
cần bổ xung và yêu cầu đơn vị vay vốn gửi các tài liệu để mở tài khoản.
Ta biết rằng thẩm định dự án đầu tư là việc xem xét một cách khách
quan, toàn diện các nội dung của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư hay
không đầu tư cho dự án. Vì vậy khi thẩm định dự án, cán bộ của hai phòng Tín
dụng và Thẩm định phải chú ý xem xét các đặc điểm của dự án, tính đơn chiếc
của dự án để có cách thẩm định cho phù hợp. Có những dự án phải chú trọng
đến hiệu quả tài chính, có những dự án phải đặc biệt chú trọng đến hiệu quả
kinh tế xã hội. Tính chính xác của dự án chỉ là tương đối vì dự án chứa đựng
hàng loạt các tính toán dự kiến về những gì sẽ phải thực hiện và những gì sẽ
đạt được. Thẩm định dự án như là một quá trình kiểm tra tính đúng đắn của
các tính toán trên cơ sở xem xét độ vững chắc của dự án trước những bất lợi
trong tương lai. Do đó, đòi hỏi các phòng ban liên quan đến thẩm định dự án
phải thường xuyên có sự trao đổi thông tin với nhau và với bên ngoài (cả trong
và ngoài nước) để có thể đánh giá chính xác xu hướng vận động của đầu tư và
những bất trắc có thể xảy ra để đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và
phù hợp với thực tế. Đồng thời cần phải thắt chặt mối quan hệ giữa các phòng
trong công tác thẩm định dự án thông qua việc tổ chức học tập nâng cao
nghiệp vụ, thực hiện báo cáo hàng tuần, quý, năm, quy định rõ trách nhiệm của
các phòng trong công tác thẩm định...
3) Tổ chức nâng cao và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ thẩm
định
Thực tế cho thấy rằng, vấn đề nhân sự luôn là vấn đề trọng tâm vì con
người là nhân tố quyết định mọi sự thành công của các công cuộc đầu tư. Để
một công cuộc đầu tư đạt hiệu quả thì liên quan đến nhiều vấn đề như vốn,
trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm...trong đó không thể
không tính đến sự đóng góp to lớn của con người. Đặc biệt, thẩm định dự án là
một mắt xích quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án thì càng
đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, cán bộ thẩm định dự án phải có năng lực, trình độ,
kinh nghiệm để đánh giá đúng đắn hiệu quả thực tế của dự án đối với sự phát
triển doanh nghiệp và của đất nước.
Hàng năm số lượng dự án tín dụng Nhà nước cần thẩm định tại Cục đầu
tư phát triển Hà Nội đều tăng lên cùng với sự tăng lên về cầu đầu tư của thành
phố và của cả nước.Thông qua đó, Cục đầu tư phát triển Hà Nội đã có những
bước phát triển nhất định về nâng cao năng lực cán bộ trong công tác thẩm
định dự án. Tuy nhiên trong thời gian tới, cùng với sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ và đa dạng của các hoạt động đầu tư thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ thẩm
định phải được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới. Có thể đưa ra một số giải pháp về nâng cao và bồi dưỡng kiến
thức cho đội ngũ cán bộ thẩm định ở Cục đầu tư phát triển Hà Nội như sau:
3.1- Đối với đội ngũ lãnh đạo
Đội ngũ lãnh đạo là những người vừa có khả năng về nghiệp vụ, vừa có
khả năng về quản lý. Những người này thường là những cán bộ giỏi được đào
tạo kỹ lưỡng, họ có trình độ và nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên để đáp ứng đòi
hỏi ngày càng cao trong công tác thẩm định dự án thời gian tới thì không phải
tất cả họ đều có khả năng. Vì vậy cần phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối
với các lãnh đạo Cục như có năng lực điều hành tổ chức, nắm được quy trình
nghiệp vụ thẩm định dự án, ra quyết định chính xác về đầu tư hay không đầu
tư cho dự án, nắm được các chủ trương, chính sách của Nhà nước về thẩm
định dự án cũng như quản lý các nguồn vốn tại Cục... Cán bộ lãnh đạo phải đề
ra được cách thức quản lý điều hành tối ưu nhất sao cho các chủ trương, chính
sách của Nhà nước, các quyết định của Tổng cục đầu tư phát triển và ý kiến chỉ
đạo của lãnh đạo Cục nhanh chóng được phổ biến xuống các phòng ban. Đồng
thời thu thập và xử lý và giải đáp các thông tin phản hồi từ các phòng ban và
từ khách hàng theo đúng quy định của Tổng cục đầu tư phát triển và đạt hiệu
quả cao nhất. Chính vì vậy, trong thời gian tới Cục đầu tư phát triển Hà Nội
nên liên hệ với các trường, các tổ chức trong và ngoài nước... để mời các
chuyên gia về giảng để bồi dưỡng những kiến thức về quản lý về nghiệp vụ
đồng thời đưa các cán bộ có năng lực đi tập huấn ở nước ngoài.
3.2- Đối với đội ngũ cán bộ thẩm định dự án
Đây là những người trực tiếp tham gia thẩm định dự án tại Cục đầu tư
phát triển Hà Nội và tham gia đóng góp ý kiến thẩm định các dự án của thành
phố. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ thẩm định dự án là phải có năng lực, trình
độ và nắm vững quy trình nghiệp vụ thẩm định dự án. Đồng thời, phải có phẩm
chất đạo đức tốt, nghiêm túc trong công việc và luôn đặt mục tiêu chất lượng
thẩm định dự án lên hàng đầu.
Hiện nay đội ngũ cán bộ thẩm định dự án tại Cục đầu tư phát triển Hà
Nội đều là những người có trình độ đại học, trên đại học, trình độ vi tính, tiếng
Anh... Cục đầu tư phát triển Hà Nội cần phải xây dựng kế hoạch nâng cao năng
lực của cán bộ thẩm định dự án như: tăng cường tổ chức các buổi hội thảo,
học tập, tập huấn nghiệp vụ, mời các chuyên gia chuyên ngành truyền đạt về
công tác quản lý, định mức, đơn giá xây dựng cơ bản... để giúp cho cán bộ công
nhân viên nắm vững các chế độ, chính sách của Nhà nước và giải quyết công
việc tốt hơn trong công tác thẩm định, cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
khuyến khích phát huy các sáng kiến của cán bộ trong toàn Cục để nâng cao
chất lượng thẩm định dự án, điều chỉnh mức lương, thưởng cho cán bộ thẩm
định một cách hợp lý, tổ chức phát động các đợt thi đua trong từng năm và
tổng kết khen thưởng kịp thời trong từng đợt... Ngoài ra Cục đầu tư phát triển
Hà Nội cần có các quy dịnh cụ thể về xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, vi
phạm quy chế thẩm định dự án để nâng cao ý thức kỉ luật, tinh thần trách
nhiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong toàn Cục. Cần đưa công tác
kiểm tra giám sát thành công tác trọng tâm để giúp lãnh đạo Cục điều hành
công việc, chỉ đạo kịp thời bộ phận thẩm định tránh sơ hở trong khi thẩm định
dự án, giúp chủ đầu tư lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn nhất.
4) Tăng cường cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ để đảm bảo
chất lượng thẩm định dự án
Trong thời đại bùng nổ thông in như hiện nay, với sự đa dạng của các
nguồn thông tin cùng với các cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc
thu thập chính xác và kịp thời nguồn thông tin để phục vụ cho công tác thẩm
định dự án là khá phức tạp song vô cùng cần thiết. Nếu như người thẩm định
dự án có đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án như thị trường tiêu thụ
trong và ngoài nước, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giá cả thực tế của các
yếu tố đầu vào, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án ở các nước phát triển, xu
hướng biến động của các yếu tố bất ổn định ở Việt Nam và ở các nước trên thế
giới... thì việc thẩm định dự án sẽ đạt chất lượng, các đánh giá và kết luận mà
người thẩm định dự án đưa ra mang tính đúng đắn cao và phù hợp với tình
hình thực tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong công tác thẩm định dự án tại
Cục đầu tư phát triển Hà Nội bởi lẽ các dự án tín dụng ở đây là các dự án sử
dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước với lãi suất thấp hơn so với các
ngân hàng thương mại. Việc thẩm định dự án đạt chất lượng không chỉ đảm