Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Việc làm mới-Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.77 KB, 9 trang )

Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 8,
LỚP 9 CÓ HIỆU QUẢ
A. MỤC TIÊU
I Cơ sở lý luận
Nói đến học toán, thường người ta nghĩ ngay đến các con số, các ký hiệu, dấu toán,
hình vẽ và các mối quan hệ phức tạp giữa chúng. Quả đúng thế, vì đây là môn khoa
học trừu tượng. Chính vì nó rất trừu tượng nên phạm vi ứng dụng của nó càng rộng
dãi. Ngày nay toán học đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của con người. Vì nó quan
trọng nên môn toán là môn học cơ sở chủ yếu ở cấp phổ thông và chiếm thời lượng
khá lớn. Khi nói đến môn toán người ta thường nói đó là “Môn 3K”, nghĩa là môn
học ”Khô – Khó – Khổ”: khô khan, khó học và học thì rất khổ. Đặc biệt là đối với
nhiều bạn học ban KHXH.
Với mỗi người khi đi học đều mong muốn mình học giỏi, đặc biệt là học giỏi môn
toán. Nhưng làm thế nào để học toán tốt thì lại là một câu hỏi lớn đối với mọi thế hệ
học sinh. Đó cũng là một chủ đề lớn cần được thảo luận, trao đổi giữa các thầy, thầy
với các trò và giữa các học trò, không phải chỉ ở tháng hoạt động ngoại khóa môn
toán mà thường xuyên trong quá trình học tập. Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp
hôm nay, đại diện cho tổ toán tôi sẽ trao đổi cùng các em về phương pháp tổ chức
bồi dưỡng cho HS học giỏi môn toán. Dĩ nhiên để học giỏi môn toán thì điều kiện
cần là phải cần cù, nỗ lực phấn đấu và yêu thích học toán đã. Ngoài ra còn phải căn
cứ đặc diểm môn học mà tìm phương pháp tổ chức học sao cho phù hợp với bản thân
mình nhất.
II Cơ sở thực tiển
-Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
nói chung cũng như môn Toán nói riêng ở Trường ThCS Hải Chánh,đây là một biện
pháp đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó quyết định việc tổ chức bồi dưỡng môn Toán
cho học sinh giỏi đi đúng hướng và có hiệu quả. Tất cả cán bộ, giáo viên cần được
học tập và quán triệt để thông suốt nhiệm vụ năm học, chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài.


- Đồng thời cũng cần xây dựng sự hiểu biết của các bậc phụ huynh học sinh về
công tác bồi dưỡng nhân tài thông qua các sinh hoạt chính trị, vận động tuyên
truyền, tuyên dương thành tích.
B MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
I) Về phía GV cần:
1.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi (HSG).
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi là khâu hết
sức quan trọng, nó là kim chỉ nam để hoạt động bồi dưỡng môn Toán cho HSG đi
GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh
1
Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo
đúng hướng theo chương trình. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ một số vấn đề như:
- Mục tiêu của kế hoạch.
- Thời gian thực hiện.
- Chương trình thể hiện.
- Cơ sở vật chất thiết bị có liên quan.
- Nội dung bồi dưỡng.
- Các lực lượng giáo dục tham gia.
- Chỉ tiêu về số và chất lượng cần đạt.

2.Phát hịên, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG nói chung cũng như HSG môn Toán
nói riêng.
- Xác định đây là quá trình lâu dài và liên tục.
- Cần phải phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng ngay từ những lớp đầu cấp của
bậc THCS
a.Tổ chức phát hiện:
Để phát hiện được những cá nhân học giỏi, nhà trường theo dõi, dấu hiệu qua
giáo viên tiểu học, qua nguồn gốc xuất thân của học sinh ngay từ khi các em vào lớp
6. Sang tới các lớp 7, 8 việc tuyển chọn các em có năng khiếu môn Toán là công
việc trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường và của giáo viên trực tiếp giảng dạy

thông qua các hoạt động giáo dục chính khoá và ngoại khoá.
b.Tuyển chọn học sinh giỏi Toán.
Việc tuyển chọn cần được dực trên chỉ tiêu cụ thể của công tác bồi dưỡng môn
Toán. Sau những vòng tổ chức khảo sát với những hình thức công khai và có hiệu
quả sẽ chọn lựa những cá nhân ưu việt nhất có năng lực tư duy Toán cao.
c.Tổ chức bồi dưỡng môn Toán cho HSG.
Nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi,
trên cơ sở đó giáo viên trực tiếp giảng dạy xây dựng chương trình bồi dưỡng Toán
dưới sự chỉ đạo và giám sát của hội đồng giáo dục nhà trường. Từ đó nâng cao một
bước cho học sinh về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực, tư duy...
môn Toán.
Qua thực tế tiết học bồi dưỡng môn Toán phải bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà.
- Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học.
- Bước 3: Nâng cao kiến thức Toán cần bồi dưỡng cho học sinh.
GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh
2
Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo

-Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà.
II)Về phía học sinh cần:
Để thực hiện cuộc trao đổi làm thế nào để học giỏi môn toán chúng tôi đã tiến hành
thực nghiệm bằng cách trắc nghiệm bằng một test trắc nghiệm khách quan với các
câu hỏi nhiều lựa chọn. Chúng tôi đã tiến hành trắc nghiệm trên 18 lớp với số học
sinh là 640 em ở cả ba khối (trong đó ở khối 8, 9 là gần 320 em. Bản trắc nghiệm
của chúng tôi xoay quanh 4 chủ đề: Việc chuẩn bị bài môn toán trước khi đến lớp;
nghe giảng môn toán trên lớp; học bài môn toán ở nhà và mong muốn chung về môn
toán và thầy(cô) dạy toán của mình.
1. Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
Trong phần này chúng tôi đưa ra 3 câu hỏi: vai trò của việc chuẩn bị bài; thói quen

chẩn bị bài và cách thức chuẩn bị bài. Theo đó:
+) Khối 9: 82% Hs cho rằng việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là rất quan trọng
11%: ít quan trọng; 2%: không quan trọng và 5% không trả lời. Về thói quen thì Có
19% thường xuyên; 58% thỉnh thoảng; 13% hiếm khi và 6% không bao giờ.
+) Khối 8: Hs cho rằng việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là rất quan trọng 11%: ít
quan trọng; 2%: không quan trọng và 5% không trả lời. Về thói quen thì Có 19%
thường xuyên; 58% thỉnh thoảng; 13% hiếm khi và 6% không bao giờ.
Như vậy hầu hết HS nhận thức được việc chuẩn bị trước là quan trọng song đại đa số
lại không thực hiện theo điều đó. Các bạn cần biết rằng việc chuẩn bị bài trước giúp
ta làm quen với kiến thức mới, hiểu được nó. Quy luật nhận thức của con người
không phải chỉ một lần là hoàn thành mà phải trải qua nhiều giai đoạn. Lên lớp có
chuẩn bị bài trước thì khi học sẽ là lần thứ hai học kiến thức đó. Qua chuẩn bị bài
bạn đã có sự hiểu biết sơ bộ về kiến thức mới, lúc nghe giảng sẽ đỡ khó khăn, hiểu
dễ dàng hơn. Thứ hai, qua chuẩn bị bài giúp ta xác định được các điểm cần chú ý lúc
nghe giảng. Trong quá trình chuẩn bị thường gặp những vấn đề khó. Những chỗ khó
này chính là trọng điểm để chú ý lúc nghe giảng. Chuẩn bị bài trước, lúc nghe giảng
trong đầu đã "có vốn", lúc thầy gợi ý mình đã "linh tính được vấn đề". Thứ ba, chuẩn
bị bài trước có thể bồi dưỡng khả năng tự học, xây dựng thói quen chủ động trong
học tập, dần dần biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Người xưa có câu "Sư bác
dẫn cửa, còn tu hành là ở ta", tức là nói thành tích học tập của mỗi người tùy thuộc
vào sự nỗ lực phấn đấu và phương pháp học tập của người đó quyết định. Chúng ta
không những cố gắng sau khi được thầy dẫn dắt mà còn phải chuẩn bị trước khi thầy
dẫn dắt.
Vậy phải chuẩn bị bài học toán như thế nào?
Chúng tôi có liên hệ một chút tới môn Văn – môn mà việc chuẩn bị bài được coi là
bắt buộc thông qua vở soạn văn. Nhưng chúng tôi được biết hầu hết các bạn học ban
KHTN, trong đó có cả KHXH đã biến quyển sách “Để học tốt…” thành “Để học
dốt…” bởi các bạn toàn biến mình thành cái máy phôtôcopy từ sách để học tốt vào
vở soạn của mình. Với môn Toán không có sự bắt buộc này, tuy nhiên – như tác
GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh

3
Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo
dụng của nó chúng tôi vẫn khuyến cáo các bạn nên chuẩn bị bài trước.
Biện pháp: Để thực hiện tốt điều này Tôi đã đề xuất cách tổ chức học tập theo
phương pháp tự học
-GV phải soan giáo án phần tự học cho HS, có chuẩn bị trước các BT và hướng dẫn
HS làm ở nhà đồng thời giao khối lượng bài mới phù hợp để HS tự tìm hiểu và trả
lời trước các câu hỏi mà GV yêu cầu.
-Về phía HS Tôi khuyên các em đưa ra là phải chọn cả 4 đáp án A, B, C và D cho
câu hỏi : “Khi chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp bạn thường làm gì?”
A. Đọc qua toàn bài xem nội dung chính là gì.
B. Tìm trọng tâm của bài.
C. Ghi lại những chỗ khó, chưa hiểu. D. vừa nằm vừa đọc.
D. Thử làm một số bài tập sau khi đã xem xong toàn bài.
-Hai năm qua tôi đã thành công với biện pháp này với đội tuyễn HS giỏi giải toán
trên mạng
2. Tổ chức cho HS nghe giảng môn toán trên lớp có hiệu quả.
Trong phần này chúng tôi đưa ra 6 câu hỏi xoay quanh ba vấn đề: sự tập trung, việc
ghi chép và nguyên nhân không hiểu bài.
Theo đó với các anh chị lớp 9 chỉ có 38% tập trung chú ý, 49% là hay bị phân tán,
7% không thể tập trung và 3% không bao giờ tập trung.
Ở khối 8 có khả quan hơn: 55% tập trung; 34% hay bị phân tán; 5% không thể tập
trung và 2% không bao giờ tập trung.
Rất nhiều HS giỏi toán đều cho rằng kinh nghiệm cơ bản nhất là tập trung cao độ
vào sự chú ý. Để có hiệu quả thì ta nên làm rõ: thứ nhất là cần chú ý vào cái gì, tức
là mục tiêu cần chú ý; thứ hai, sự tập trung chú ý phải có trọng điểm: là kiến thức
trọng điểm của bài, các chỗ khó và phương pháp giải quyết vấn đề hay các quy trình
(thuật toán) làm bài. Nhưng làm thế nào để biết mục tiêu chú ý, trọng điểm của bài
và chỗ nào là khó? Câu trả lời lại là việc chuẩn bị bài
Trong quá trình nghe giảng trên lớp, phần lớn nội dung nghe là hiểu được. Do đó

vấn đề đặt ra là: sau khi đã hiểu nên nghe giảng như thế nào? Theo thống kê của các
nhà Sư phạm thì đại đa số học sinh nghe hiểu xong đã không động não nữa, hoạt
động tư duy dừng lại. Vị học giả người Mỹ - Haiaokhơ nói “ Khi nghe giảng hay đọc
sách, bạn nên thử đoán xem phía trước sắp nói cái gì, có lúc bạn đoán đúng, có lúc
sai, nhưng nếu cứ kiên trì tiếp tục thì nhất định sẽ được bù lại một cách xứng đáng”.
Còn đối với chúng ta thì sao? Kết quả trắc nghiệm của Tôi cho thấy 12% các bạn
thường xuyên đoán trước khi nghe giảng, 51% thỉnh thoảng, 22% hiếm khi và 11%
là không bao giờ. Điều đó cho thấy thống kê của các nhà Sư phạm là đúng đắn.
Biện pháp: Theo Tôi với các HS là: khi nghe giảng ta nên đón ý thầy, tích cực
động não tìm tòi. Ngược lại, khi nghe giảng có những chỗ ta không hiểu nổi, nếu
không kịp hỏi thì ta nên đánh dấu lại chứ không nên theo đuổi nó mãi mà ảnh hưởng
đến những phần sau.
Vấn đề thứ hai là việc ghi chép bài trên lớp. Theo thống kê của chúng tôi thì
+ Khối 9có 78% cho rằng ghi chép là quan trọng và rất quan trọng; 14% ít quan
GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh
4
Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo
trọng; 5%: không quan trọng.
+ Khối 8: 83% cho rằng ghi chép là quan trọng và rất quan trọng; 9% ít quan trọng;
3%: không quan trọng.
Như vậy, đại đa số các bạn coi trọng việc ghi chép bài môn toán.Tuy nhiên, khi
được hỏi về cách ghi chép thì:
+) Khối 9: 43% ghi tất cả những gì thầy cô ghi trên bảng;
+) Khối 8: 35% ghi tất cả những gì thầy cô ghi trên bảng.
Như thế là có quá nhiều bạn chưa biết cách ghi bài. Tại sao vậy? Ghi tất cả mà
lại không tốt sao? Thưa rằng, bạn ghi càng nhiều thì thời gian để suy nghĩ, lắng nghe
càng ít. Vậy nên ghi chép như thế nào?
Biện pháp Theo Tôi các bạn nên chọn những ý chính, ghi tóm tắt; ghi những
chỗ khó, nghi ngờ; ghi những ý kiến mới của các bạn và cuối cùng là ghi những linh
cảm của mình khi nghe giảng.

Vấn đề thứ ba là trong quá trình nghe giảng, nguyên nhân dẫn đến bạn không
hiểu bài thì:
+) Khối 9: 51% cho là hổng kiến thức cũ;
+) Khối 8: 42% cho là hổng kiến thức cũ.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Câu trả lời đơn giản là các bạn không
học bài cũ, không chuẩn bị trước bài ở nhà. Nếu bạn chuẩn bị trước ở nhà thì kiến
thức liên quan đến bài mới bạn đã xem lại, chỗ khó bạn đã có thời gian xem trước và
bạn tập trung cao lúc thầy giảng chỗ đó.
3. Việc học bài ở nhà.
Học bài là khâu quan trọng để học toán tốt. Trong học toán, chúng tôi phát hiện có
nhiều học sinh không coi trọng ôn tập, hoặc không ôn tập đúng cách. Lên lớp về là
vội làm bài tập. Kết quả là người khác chỉ làm bài tập trong nửa giờ thì anh ta phải
mất gấp đôi, còn lại là sai sót hoặc không chặt chẽ.
Trong bản trắc nghiệm của Tôi có đưa ra 6 câu hỏi xoay quanh các nội dung: Vai trò
của việc học bài, học bài môn toán ở nhà như thế nào: dành bao nhiêu thời gian?
Cách học bài là gì?Về vai trò của học bài:
Thứ nhất, ôn tập giúp duy trì và tăng thêm trí nhớ. Người ta muốn nắm vững
kiến thức phải trải qua các giai đoạn cơ bản: biết - hiểu (nhớ) - vận dụng (đối với tư
duy bậc cao còn: phân tích – tổng hợp – đánh giá). Trong đó hiểu và nhớ là mấu chốt
để vận dụng. Công trình nghiên cứu khoa học của G.S Sungyuan ở Đại học Zhupo,
Nhật Bản chỉ rõ: “100% nội dung học tập trên lớp, nếu về nhà không ôn tập, qua một
ngày chỉ còn lại 60%, đến ngày thứ ba thì chỉ còn 30%”. Trong khi đó các bạn
trường ta thì sao?
+) Ở khối 9: chỉ có 23% các bạn ôn ngay bài vừa học sau buổi học trên lớp, 37% để
đến hôm có giờ mới học, 37% học lúc thích, 3% còn lại: không học.
+) Ở khối 8: 38%; 37%; 18%; 7%
Thứ hai, ôn tập có thể nảy ra nhận thức mới. Từ xa xưa, Khổng Tử đã căn dặn
học sinh: “Ôn cố tri tân” – ôn cũ biết mới. Tức là nói thông qua ôn tập không những
thuộc kiến thức cũ mà còn có thể nảy ra những nhận thức mới: kiến thức mới, hiểu
GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh

5

×