MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ ngân hàng phải có một số vốn nhất
định và đây là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để một ngân hàng thành lập
và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh của các ngân hàng
thương mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản có của Ngân hàng.
Vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại được hình thành từ nhiều nguồn
vốn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn huy động tiền gửi, vốn từ phát hành tín
phiếu…
Như vậy nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền
ngân hàng tạo lập và huy động để cho vay, đầu tư hay đáp ứng các nhu cầu khác
trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn của Ngân hàng mà
chúng ta quan tâm chủ yếu là nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động
(Quản trị ngân hàng thương mại - Peter .S. Rose).
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
1.1.1. Vốn chủ sở hữu.
Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, sử dụng để mua sắm
các trang thiết bị, xây dựng trụ sở, văn phòng… Nguồn hình thành vốn chủ sở
hữu rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ Ngân hàng
cũng như yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Vốn chủ sở hữu có thể hình
thành từ một số nguồn:
Nguồn vốn hình thành ban đầu
Tuỳ thuộc vào tính chất sở hữu ngân hàng mà nguồn hình thành vốn ban
đầu là khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, vốn này do ngân
sách Nhà nước cấp. Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua
mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh thì vốn do các bên liên
doanh đóng góp. Ngân hàng tư nhân là do vốn của tư nhân bỏ ra.
1.1.1.2.Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có thể tăng cường
lượng vốn chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể. Đó có thể là từ lợi nhuận: trong điều kiện thu nhập ròng dương, chủ ngân
hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng
thành vốn. Tỷ lệ tích luỹ này phụ thuộc vào đánh giá của chủ ngân hàng giữa
tích luỹ với tiêu dùng. Vốn chủ cũng có thể được bổ sung từ việc phát hành
thêm cổ phiếu (ngân hàng cổ phần) hay góp thêm (với ngân hàng liên doanh),
cấp thêm (ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước)…để mở rộng quy mô hoạt động
hay để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ cho phù hợp với yêu cầu của Ngân
hàng Nhà nước. Đây là hình thức thường được các ngân hàng sử dụng khi cần
thêm một khối lượng vốn chủ đủ lớn.
1.1.1.3.Các quỹ
Giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng có
nhiều quỹ với các mục đích khác nhau. Các quỹ này thường được trích lập hàng
năm nhằm bù đắp hay đề phòng những tổn thất có thể xảy ra. Các quỹ này thuộc
sở hữu của chủ ngân hàng.
1.1.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Đối với ngân hàng thương mại, các khoản vay trung và dài hạn có khả
năng chuyển đổi thành thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận của vốn chủ
sở hữu do đặc điểm của nguồn vốn này là có thể sử dụng lâu dài và có thể
không phải hoàn trả khi đến hạn.
Vốn chủ sở hữư mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn
nhưng lại đóng một vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Có
thể nói đây là lá chắn cuối cùng về khả năng thanh toán của ngân hàng đối với
các khoản nợ của ngân hàng. Vốn chủ càng lớn thì khả năng chịu đựng của ngân
hàng càng cao và là cơ sở cho ngân hàng thương mại đa dạng hoá các hoạt động
– phân tán rủi ro, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận. Vốn chủ phải
đảm bảo điều kiện là chiếm trên 8% so với tổng nguồn vốn của ngân hàng
thương mại. Vốn chủ là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng thương mại, tuy
nhiên đối với các nhà quản lý ngân hàng, vốn này không phải càng lớn càng có
lợi vì vốn chủ càng lớn sẽ càng làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có. Do
đó, xác định lượng vốn tự có hợp lý là vấn đề mà các nhà quản lý và điều hành
ngân hàng cần quan tâm. Mức vốn chủ sở hữu cần hài hoà giữa lợi ích của chủ
ngân hàng và lợi ích của khách hàng.
1.1.2. Nguồn vốn huy động
Đây chính là nguồn vốn đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại. Nhờ có nguồn vốn này mà ngân hàng có điều kiện
cho vay, đầu tư và tham gia vào các hoạt động có khả năng sinh lời khác. Nguồn
vốn huy động được huy động chủ yếu từ hai nguồn chính:
1.1.2.1. Từ tiền gửi
Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng. Đây
cũng là khoản mục phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác.
Tiền gửi là cơ sở chính cho các khoản cho vay và đầu tư nên cũng là nguồn gốc
sâu sa của lợi nhuận. Tiền gửi có thể chia thành hai loại chủ yếu là tiền gửi
nhằm mục đích hưởng các lợi ích từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng có tài khoản ở ngân hàng và loại thứ hai là nhằm hưởng lãi suất
ngân hàng trả cho các món tiền gửi có lỳ hạn xác định. Các khoản tiền gửi nhằm
mục đích hưởng các lợi ích từ các dịch vụ ngân hàng là các khoản tiền gửi
không kỳ hạn và các khoản tiền gửi thanh toán. Đây là các khoản chủ yếu sẽ sử
dụng để thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ và các
khoản chi khác được phát sinh một cách thường xuyên. Với các khoản tiền gửi
thanh toán thì khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào cần để thanh
toán. Loại thứ hai là tiền gửi có kỳ hạn. Đây là lại tiền gửi có sự thoả thuận về
thời điểm rút tiền của khách hàng. Đây là các khoản tiền được gửi vào nhằm
mục đích thu lợi từ lãi ngân hàng trả cho khách hàng. Loại thứ hai do có thời
hạn xác định và thường là dài hơn so với tiền gửi không kỳ hạn nên có lãi suất
cao hơn. Vốn huy động tùe tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do nguồn vốn này chỉ tạm thời nằm
trong két của ngân hàng trong một khoản kỳ hạn nhất định nên việc sử dụng
nguồn vốn này đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng dự trữ nhất định để đảm
bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi đến thời điểm đáo hạn hay khi
khách hàng có nhu cầu thanh toán. Nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn đem sử
dụng sẽ an toàn hơn và ít gặp rủi ro do khách hàng rút vốn trước thời hạn.
1.1.2.2. Từ đi vay
Ngân hàng thương mại sử dụng vốn từ tiền gửi để cho vay là chủ yếu tuy
nhiên trong quá trình hoạt động có thể ngân hàng thương mại cũng cần gấp một
số lượng vốn mà không thể huy động ngay từ tiền gửi. Khi đó ngân hàng sẽ phải
huy động vốn bằng cách đi vay ngân hàng Trung ương, hay các tổ chức tín dụng
khác hoặc vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành tín phiếu hay trái phiếu,
kì phiếu…Viếc ngân hàng thương mại đi vay là không tránh khỏi trong quá
trình hoạt động khi mà ngân hàng thương mại luôn cố gắnn tối đa hoá lợi nhuận
bằng cách cho vay tối đa nhưng lại gặp lúc khách hàng có nhu cầu chi trả hoặc
rút tiền.
Ngoài ra ngân hàng thương mại cúng có thể có được vốn từ một số
nguồn khác như vốn trong quá trình thanh toán hay vốn tài trợ uỷ thác…
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Vai trò của huy động vốn đối với ngân hàng thương mại
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà nghiệp vụ
của các ngân hàng thương mại có thể khác nhau về phạm vi hay công nghệ ngân
hàng. Tuy nhiên, nhìn chung các ngân hàng thương mại có ba hoạt động chính
như sau:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động sử dụng vốn
- Các hoạt động trung gian tài chinh khác
Trong đó chúng ta đang xem xét đến hoạt động huy động vốn. Hoạt động
huy động vốn là hoạt động khởi đầu cho các hoạt động khác của ngân hàng
thương mại và cũng là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất đối với các hoạt động
của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại hoạt động với vai trò là
trung gian tài chính của nền kinh tế nên một đặc điểm quan trọng là hoạt động
chủ yếu bằng nguồn vốn huy động chứ không phải từ nguồn vốn chủ sở hữu. Vì
vậy để có nguồn vốn hoạt động kinh doanh, ngân hàng thuơng mại phải thực
hiện các hoạt động nhằm thu hút các nguồn vốn tạm thời chưa được sử dụng
trong nền kinh tế thông qua các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu,
trái phiếu hay đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc từ ngân hàng trung
ương. Đó chính là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Vai trò
của huy động vốn thực chất xuất phát từ vai trò của vốn đối với hoạt động của
ngân hàng thương mại.
Vốn của một ngân hàng thương mại đóng vai trò sống còn trong việc duy
trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng có khả năng phát triển
lâu dài. Vai trò của vốn được thể hiện trong các mặt sau:
1.2.1.1. Điều kiện để thành lập, tồn tại và chủ động trong kinh doanh
Đối với bất cứ loại hình knh doanh nào, vốn luôn là yếu tố đóng vài trò
then chốt. Vốn phản ánh năng lực cũng như quyết định khả năng phát triển cua
doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, vốn là điều kiện tiên quyết, là
cơ sở để ngân hàng tồn tại và phát triển. Vốn cần thiết cho mọi hoạt động của
ngân hàng kể cả khi chưa đi vào hoạt động- mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở hạ
tầng, thuê nhân viên… Trong tổng số vốn của ngân hàng thì vốn chủ sở hữu
chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn, phần còn lại là vốn huy động. Một nguồn vốn dồi
dào, chất lượng sẽ giúp ngân hàng tự chủ trong kinh doanh, hạn chế việc bị lỡ
các cơ hội kinh doanh do vốn. Do đó muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình thì ngân hàng cần phải liên tục bổ sung, tăng trưởng nguồn vốn cả về vốn
chủ sở hữu và vốn huy động. Trong đó dặc biệt quan trọng là nguồn vốn huy
động.
1.2.1.2. Cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng và quyết định quy mô
kinh doanh
Khả năng thanh khoản của vốn quyết định sự tồn tại của ngân hàng
thương mại. Vốn tạo niềm tin cho công chúng và cũng là sự đảm bảo đối với
chủ nợ (bao gồm cả người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân
hàng cần phải có một lượng vốn đủ mạnh để có thể đảm bảo với những người đi
vay ngân hàng là có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng của họ trong mọi trường
hợp. Nếu như vốn của ngân hàng không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng của
khách hàng, ngay lập tức sẽ tạo ra hiện tượng rút tiền ồ ạt hay chấm dứt quan hệ
tín dụng của khách hàng với ngân hàng gây hậu qủa nghiêm trọng có thể dẫn tới
phá sản.
Vốn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng mở rộng hay thu hẹp
hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Khả năng tự
chủ về vốn tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều thành
phần kinh tế, mở rộng cả quy mô lẫn gia tăng chất lượng tín dụng. Điều này sẽ
thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng và tất nhiên ngân hàng