Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.42 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

LÒ BUN KHAY

GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH SƠN LA TRONG
LĨNH VỰC THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

LÒ BUN KHAY

GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH SƠN LA TRONG
LĨNH VỰC THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8430410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRỊNH THỊ ÁI HOA



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện. Tất cả
những số liệu và những trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc chính xác rõ ràng
và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Lò Bun Khay


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, lời cảm ơn xin được gửi đến các nhà khoa học của Trường Đại học
Kinh tế Quốc Dân.
Lời cảm ơn sâu sắc xin được gửi đến nhà khoa học hướng dẫn là PGS.TS. Trịnh
Thị Ái Hoa đã gắn bó cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Cảm ơn Khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học cùng các thầy, cô giảng dạy
suốt quá trình học tập tại trường Đại học KTQD.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Thường trực HĐND, UBND, Văn phòng
HĐND, Văn phòng UBND tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện để tác giả được tiếp cận các
báo cáo, cung cấp các số liệu để tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho gia đình thân yêu và các anh, chị,
các bạn đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu; chính sự yêu thương,
chia sẻ và niềm tin của mọi người là nguồn động lực to lớn cho tác giả hoàn thành
Luận văn.
Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Lò Bun Khay


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................iii
* Về tổng quan HĐND cấp tỉnh tác giả đã đưa ra khái niệm, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của HĐND cấp tỉnh. Đối với lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh, tác giả
đưa ra khái niệm về thu chi ngân sách, nhiệm vụ thu chi ngân sách cấp tỉnh......................iii
* Về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách, tác
giả đưa ra khái niệm mục tiêu giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách
nhà nước, đưa ra nguyên tắc, nội dung và quy trình giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực
thu chi ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh
vực thu chi ngân sách nhà nước, cụ thể:...............................................................................iii
- Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nói chung, trong đó giám sát liên quan đến
lĩnh vực thu chi ngân sách là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với HĐND tỉnh Sơn La. Với mục
tiêu đảm bảo các hoạt động thu-chi ngân sách địa phương có hiệu lực và hiệu quả, góp
phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội tại địa phương, kịp thời ngăn ngừa được
các hành vi vi phạm pháp luật về thu-chi ngân sách, tránh thất thu ngân sách, số thu được
chậm nộp vào ngân sách; chi không đúng đối tượng thụ hưởng, lãng phí, kém hiệu quả....vi
- Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu
- chi ngân sách nhà nước:.................................................................................................vii
+ Hoàn thiện giám sát tại các kỳ họp, gồm: hoàn thiện hoạt động xem xét báo cáo, tờ
trình và dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND; hoàn thiện hoạt động chất vấn và trả lời
chất vấn............................................................................................................................vii
+ Hoàn thiện hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp: giám sát chuyên đề...........................vii
+ Những giải pháp khác gồm có: nâng cao chất của đại biểu HĐND tỉnh, nâng cao chất

lượng giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tạo các điều kiện thuận lợi cho
hoạt động giám sát của HĐND. Đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, từ hệ thống
cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tác giả đã phân tích, đánh giá được thực
trạng giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước, xác
định được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoạt động giám sát của
HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước. Từ đó, đề tài đã đề xuất được các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu
chi ngân sách nhà nước....................................................................................................vii
Bảng 2.1. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân tỉnh Sơn La khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021. .28
Bảng 2.2: Thống kê trình độ đại biểu Hội đồng nhân tỉnh Sơn La khóa XIV, nhiệm kỳ 2016
- 2021....................................................................................................................................28
Bảng 2.5. Số lần chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 liên quan
đến lĩnh vực thu chi ngân sách.............................................................................................42
Nguồn: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La............................................................42
Bảng 2.6. Các cơ quan, đơn vị trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực thu chi NSNN tại các
kỳ họp của HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018........................................................42
Bảng 2.7. Thống kê các Đoàn giám sát lĩnh vực thu chi ngân sách của Thường trực HĐND
và các Ban của HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV.....................................................................47
PHỤ LỤC...............................................................................................................................3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu chữ viết tắt
1
HĐND

Nội dung đầy đủ của chữ viết tắt
Hội đồng nhân dân


2

TT HĐND

Thường trực Hội đồng nhân dân

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

UB MTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

5

NSNN

Ngân sách nhà nước

6

TC-NS

Tài chính - Ngân sách


7

Ban Kinh tế - Ngân sách

Ban KT-NS

8

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


DANH MỤC BẢNG, HỘP, SƠ ĐỒ
BẢNG
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................iii
* Về tổng quan HĐND cấp tỉnh tác giả đã đưa ra khái niệm, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của HĐND cấp tỉnh. Đối với lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh, tác giả
đưa ra khái niệm về thu chi ngân sách, nhiệm vụ thu chi ngân sách cấp tỉnh......................iii
* Về tổng quan HĐND cấp tỉnh tác giả đã đưa ra khái niệm, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của HĐND cấp tỉnh. Đối với lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh, tác giả
đưa ra khái niệm về thu chi ngân sách, nhiệm vụ thu chi ngân sách cấp tỉnh......................iii
* Về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách, tác
giả đưa ra khái niệm mục tiêu giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách
nhà nước, đưa ra nguyên tắc, nội dung và quy trình giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực
thu chi ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh
vực thu chi ngân sách nhà nước, cụ thể:...............................................................................iii
* Về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách, tác
giả đưa ra khái niệm mục tiêu giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách

nhà nước, đưa ra nguyên tắc, nội dung và quy trình giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực
thu chi ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh
vực thu chi ngân sách nhà nước, cụ thể:...............................................................................iii
- Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nói chung, trong đó giám sát liên quan đến
lĩnh vực thu chi ngân sách là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với HĐND tỉnh Sơn La. Với mục
tiêu đảm bảo các hoạt động thu-chi ngân sách địa phương có hiệu lực và hiệu quả, góp
phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội tại địa phương, kịp thời ngăn ngừa được
các hành vi vi phạm pháp luật về thu-chi ngân sách, tránh thất thu ngân sách, số thu được
chậm nộp vào ngân sách; chi không đúng đối tượng thụ hưởng, lãng phí, kém hiệu quả....vi
- Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nói chung, trong đó giám sát liên quan đến
lĩnh vực thu chi ngân sách là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với HĐND tỉnh Sơn La. Với mục
tiêu đảm bảo các hoạt động thu-chi ngân sách địa phương có hiệu lực và hiệu quả, góp
phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội tại địa phương, kịp thời ngăn ngừa được
các hành vi vi phạm pháp luật về thu-chi ngân sách, tránh thất thu ngân sách, số thu được
chậm nộp vào ngân sách; chi không đúng đối tượng thụ hưởng, lãng phí, kém hiệu quả....vi
- Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu
- chi ngân sách nhà nước:.................................................................................................vii
- Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu
- chi ngân sách nhà nước:.................................................................................................vii
+ Hoàn thiện giám sát tại các kỳ họp, gồm: hoàn thiện hoạt động xem xét báo cáo, tờ
trình và dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND; hoàn thiện hoạt động chất vấn và trả lời
chất vấn............................................................................................................................vii
+ Hoàn thiện giám sát tại các kỳ họp, gồm: hoàn thiện hoạt động xem xét báo cáo, tờ
trình và dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND; hoàn thiện hoạt động chất vấn và trả lời
chất vấn............................................................................................................................vii
+ Hoàn thiện hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp: giám sát chuyên đề...........................vii
+ Hoàn thiện hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp: giám sát chuyên đề...........................vii


+ Những giải pháp khác gồm có: nâng cao chất của đại biểu HĐND tỉnh, nâng cao chất

lượng giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tạo các điều kiện thuận lợi cho
hoạt động giám sát của HĐND. Đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, từ hệ thống
cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tác giả đã phân tích, đánh giá được thực
trạng giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước, xác
định được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoạt động giám sát của
HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước. Từ đó, đề tài đã đề xuất được các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu
chi ngân sách nhà nước....................................................................................................vii
+ Những giải pháp khác gồm có: nâng cao chất của đại biểu HĐND tỉnh, nâng cao chất
lượng giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tạo các điều kiện thuận lợi cho
hoạt động giám sát của HĐND. Đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, từ hệ thống
cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tác giả đã phân tích, đánh giá được thực
trạng giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước, xác
định được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoạt động giám sát của
HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước. Từ đó, đề tài đã đề xuất được các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu
chi ngân sách nhà nước....................................................................................................vii
Bảng 2.1. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân tỉnh Sơn La khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021. .28
Bảng 2.1. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân tỉnh Sơn La khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021. .28
Bảng 2.2: Thống kê trình độ đại biểu Hội đồng nhân tỉnh Sơn La khóa XIV, nhiệm kỳ 2016
- 2021....................................................................................................................................28
Bảng 2.2: Thống kê trình độ đại biểu Hội đồng nhân tỉnh Sơn La khóa XIV, nhiệm kỳ 2016
- 2021....................................................................................................................................28
Bảng 2.5. Số lần chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 liên quan
đến lĩnh vực thu chi ngân sách.............................................................................................42
Bảng 2.5. Số lần chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 liên quan
đến lĩnh vực thu chi ngân sách.............................................................................................42
Nguồn: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La............................................................42
Nguồn: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La............................................................42
Bảng 2.6. Các cơ quan, đơn vị trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực thu chi NSNN tại các

kỳ họp của HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018........................................................42
Bảng 2.6. Các cơ quan, đơn vị trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực thu chi NSNN tại các
kỳ họp của HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018........................................................42
Bảng 2.7. Thống kê các Đoàn giám sát lĩnh vực thu chi ngân sách của Thường trực HĐND
và các Ban của HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV.....................................................................47
Bảng 2.7. Thống kê các Đoàn giám sát lĩnh vực thu chi ngân sách của Thường trực HĐND
và các Ban của HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV.....................................................................47
PHỤ LỤC...............................................................................................................................3
PHỤ LỤC...............................................................................................................................3

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1:

HỘP

Cơ cấu tổ chức của HĐND Tỉnh....Error: Reference source not found


Hộp 2.1:

Kết quả Phỏng vấn về chất lượng thẩm tra, xem xét các báo cáo, tờ
trình và dự thảo nghị quyết liên quan đến thu chi ngân sách của các
Ban HĐND tỉnh Sơn La.................Error: Reference source not found

Hộp 2.2:

Kết quả phỏng vấn về chất lượng hoạt động chất vấn tại kỳ họp của
HĐND tỉnh Sơn La........................Error: Reference source not found

Hộp 2.3:


Kết quả phỏng vấn về chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của
HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV........Error: Reference source not found


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

LÒ BUN KHAY

GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH SƠN LA TRONG
LĨNH VỰC THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8430410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2019


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh nói chung và
hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Sơn La nói riêng bước đầu đã đạt được những
kết quả nhất định trong một số lĩnh vực, góp phần giải quyết được những tồn tại,
hạn chế, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong công tác chỉ đạo điều hành
của UBND các cấp; giải quyết kịp thời được những kiến nghị, bức xúc của nhân dân,

từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, cụ thể: trong nhiệm kỳ 20112016 Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh Sơn La đã tổ chức được 120 cuộc
khảo sát, giám sát. Nội dung khảo sát, giám sát được HĐND tỉnh lựa chọn đảm bảo
toàn diện trên các lĩnh vực và là những vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến người
dân, như: việc thực hiện chế độ chính sách; các dự án đầu tư, xây dựng; công tác di dân
tái định cư; quản lý đất đai… Sau khảo sát, giám sát các đoàn đã đưa ra được 606 kiến
nghị, đề xuất; Đặc biệt qua quá trình giám sát, HĐND tỉnh đã báo cáo xin ý kiến Ban
Thường vụ tỉnh ủy một số nội dung đề xuất, kiến nghị mang tính chất phức tạp và đã
được Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành kết luận để lãnh đạo tập trung giải quyết. Do
đó, đã có 577/606 kiến nghị qua giám sát của HĐND tỉnh được giải quyết hiệu quả, kịp
thời, bằng 95,2% trên tổng số kiến nghị, đề xuất.
Ngoài những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định đặc biệt là đối với
những lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi người thực hiện giám sát phải có chuyên môn sâu
về vấn đề cần giám sát. Như chúng ta đã biết lĩnh vực thu-chi ngân sách nhà nước là
lĩnh vực chuyên sâu, phức tạp, đòi hỏi đại biểu HĐND phải có kiến thức, hiểu biết
và bản lĩnh xứng tầm với nhiệm vụ. Trong khi đó, thực tế cho thấy HĐND giám sát,
thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, về tài chính, thu chi NSNN,
chủ yếu trên cơ sở báo cáo của UBND và các cơ quan của UBND, một phần trên cơ
sở thông tin thu thập được qua hoạt động giám sát, qua tổng hợp ý kiến của cử tri;
việc giám sát của HĐND, các cơ quan của HĐND thiếu những thông tin toàn diện,
cần thiết và tin cậy mang tính chuyên môn sâu làm căn cứ xem xét và đánh giá và
quyết định các vấn đề về tài chính - ngân sách một cách chính xác và hiệu quả. Mặt


ii
khác, cơ quan giúp việc cho HĐND là các Ban HĐND, đối với lĩnh vực thu - chi
ngân sách nhà nước là Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND, tuy nhiên cơ cấu của
Ban theo quy định, các thành viên Ban hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm, thời gian
họp và thảo luận về lĩnh vực ngân sách còn ít, đặc biệt là không phải đại biểu nào
cũng có chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực thu - chi ngân sách; chưa có những

chuyên viên giỏi chuyên trách giúp việc cho HĐND về lĩnh vực thu - chi ngân sách
nhà nước, đây cũng là một trong những lý do khiến cho hoạt động giám sát về lĩnh
vực thu - chi ngân sách của HĐND cấp tỉnh nói chung, HĐND tỉnh Sơn La nói
riêng còn những bất cập, hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Để HĐND đảm bảo được thực quyền và nâng cao chất lượng trong các quyết
định và các họat động giám sát liên quan đến thu - chi ngân sách nhà nước, từ
những nhận định nêu trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động giám
sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước” để làm
luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát
trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La từ đó góp phần
khẳng định vị thế và nâng cao trách nhiệm của HĐND trước nhân dân, củng cố lòng
tin đối với dân về thực quyền của HĐND và góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế, tài
chính của địa phương.
Luận văn gồm 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giám sát của Hội đồng
nhân dân tỉnh trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước.
Chương 2: Phân tích thực trạng giám sát trong lĩnh vực thu - chi ngân sách
nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện giám sát trong lĩnh vực thu - chi
ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La đến năm 2021 và những năm tiếp theo.
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, nội dung các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giám sát của Hội đồng
nhân dân tỉnh trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước.
Tại chương 1, luận văn đi vào nghiên cứu về HĐND cấp tỉnh và lĩnh vực thu
chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh, đi vào nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND


iii
tỉnh và giám sát lĩnh vực thu chi ngân sách của HĐND tỉnh, nghiên cứu kinh
nghiệm giám sát của HĐND một số tỉnh từ đó rút ra kinh nghiệm về hoạt động giám

sát thu chi ngân sách của HĐND tỉnh Sơn La, với những nội dung cụ thể như sau:
* Về tổng quan HĐND cấp tỉnh tác giả đã đưa ra khái niệm, nhiệm vụ quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của HĐND cấp tỉnh. Đối với lĩnh vực thu chi ngân sách nhà
nước cấp tỉnh, tác giả đưa ra khái niệm về thu chi ngân sách, nhiệm vụ thu chi ngân
sách cấp tỉnh.
* Về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực thu chi
ngân sách, tác giả đưa ra khái niệm mục tiêu giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh
vực thu chi ngân sách nhà nước, đưa ra nguyên tắc, nội dung và quy trình giám sát
của HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng
đến giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước, cụ thể:
- Khái niệm và mục tiêu giám sát: Giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu
chi NSNN là hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá các hoạt động thu chi NSNN ở
địa phương nhằm mục tiêu: Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thu – chi
NSNN; Đảm bảo sự tuân thủ dự toán NSNN, định mức, chế độ và quy định pháp
luật về NSNN; Chấn chỉnh kịp thời các sai phạm thiếu sót trong thu chi NSNN.
- Nguyên tắc giảm sát: đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc:
+ Một là, đảm bảo tuân thủ theo Hiến Pháp và pháp luật.
+ Hai là, tập trung, dân chủ.
+ Ba là, đúng đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát theo quy định.
+ Bốn là, không gây cản trở công việc của các đối tượng chịu sự giám sát.
+ Năm là, phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí và hồ sơ, tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho
việc giám sát, đánh giá liên quan đến thu - chi NSNN.
+ Sáu là, các thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá phải đầy đủ, kịp
thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch.
+ Bảy là, phải xem xét toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến quá trình
thực hiện thu - chi NSNN.
- Nội dung giám sát HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước,
được thể hiện qua giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp, gồm: giám sát
qua việc xem xét các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết liên quan đến lĩnh vực



iv
thu chi ngân sách của UBND tỉnh trình tại kỳ họp; giám sát qua việc chất vấn và trả
lời chất vấn; giám sát chuyên đề.
Để làm rõ được thực trạng giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực
thu chi ngân sách nhà nước, luận văn triển khai nội dung tiếp theo tại Chương 2:
Phân tích thực trạng giám sát trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước của
HĐND tỉnh Sơn La.
- Giới thiệu về HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021, gồm
các nội dung: Tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh Sơn La,
cụ thể như sau:
+ Tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV nhiệm kỳ 2016 – 2021
gồm chủ tịch HĐND tỉnh, 02 phó chủ tịch HĐND tỉnh, 04 Ban HĐND gồm: Ban
Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa – Xã hội, Ban Dân tộc và 12 Tổ
đại biểu HĐND tỉnh được phân theo 12 huyện thành phố.
+ Hoạt động của HĐND tỉnh Sơn La gồm: Hoạt động của Thường trực
HĐND: tổ chức các kỳ họp HĐND, tổ chức các phiên họp Thường trực HĐND,
hoạt động giám sát, Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết đơn thu khiếu nại tố
cáo; Hoạt động của các Ban HĐND và các đại biểu HĐND.
- Thực trạng giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu - chi ngân sách

nhà nước, gồm: Giám sát trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh
Sơn La tại các kỳ họp và giám sát giữa các kỳ họp, cụ thể:
* Những thành công
+ Giám sát đối với việc xem xét các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết liên
quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách của UBND tỉnh trình:
Chất lượng hoạt động xem xét báo cáo liên qua đến lĩnh vực thu chi ngân
sách của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn, các
báo cáo liên quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách trước khi trình ra kỳ họp đều được
Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra kỹ lưỡng. Do đó, việc

xem xét các báo cáo tại kỳ họp đảm bảo tính khoa học vì không chỉ căn cứ vào báo
cáo mà các đại biểu còn căn cứ vào các báo cáo thẩm tra của các Ban, vào thực tiễn
hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị mình công tác, cư trú.


v
* Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn:
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND tỉnh Sơn La ngày càng được
nâng lên, không khí các kỳ họp của HĐND sôi động, việc thảo luận, chất vấn trả lời
chất vấn tại các kỳ họp mang tinh thần cởi mở, thẳng thắn và thiết thực, nhiều tổ đại
biểu, đại biểu HĐND đã thực hiện tốt quyền chất vấn đối với các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh về lĩnh vực thu chi ngân sách và các nội dung liên quan đến tình
hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các chính sách liên quan đến đời sống
người dân. Các ý kiến trả lời rõ ràng và trách nhiệm hơn, nêu rõ nguyên nhân và hướng
thực hiện sắp tới, được HĐND và cử tri đồng tình, đánh giá cao.
- Hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh
- Qua giám sát, Đoàn giám sát đã đưa ra được những kiến nghị, đề xuất nhằm
giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ… Thông qua hoạt động giám sát của HĐND tỉnh, tình hình thực
hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách của các đơn vị, đảm bảo việc
chấp hành dự toán ngân sách và thực hiện tiết kiệm chi đối với những khoản chi không
cần thiết. Giai đoạn 2016-2018.
2.3.2. Những hạn chế
* Hoạt động giám sát đối với xem xét các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết
tại các kỳ họp:
+ Nhiều đại biểu HĐND không có chuyên môn về lĩnh vực thu chi ngân sách
vì vậy việc xem xét các báo cáo cũng như tờ trình và dự thảo nghị quyết liên quan
đến thu chi ngân sách, chưa có được những nhận định, đánh giá mang tính chuyên
môn sâu và chưa đưa ra được các giải pháp thực sự hiệu quả để giải quyết các vấn

đề còn tồn tại vướng mắc.
+ Theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, các báo cáo,
tờ trình và dự thảo nghị quyết phải gửi đến đại biểu chậm nhất là 5 ngày trước ngày
khai mạc kỳ họp, tuy nhiên, có một thực tế là các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh
gửi đến đại biểu thường chậm.


vi
- Hoạt động giám sát thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp, ngoài
những kết quả đạt được, hoạt động chất vấn của HĐND tỉnh Sơn La còn có những tồn
tại hạn chế cụ thể như sau:
+ Hiệu quả hoạt động chất vấn tại các kỳ họp cũng còn hạn chế, chủ yếu
mới dừng lại ở việc trả lời, giải trình ở nghị trường. Việc tổ chức triển khai các
giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong thực tế nhiều khi còn
chậm, hiệu quả chưa tương xứng với lời hứa của người bị chất vấn và việc giám
sát thực hiện cũng chưa được quan tâm đúng mức.
+ Số lần chất vấn cũng như chất lượng các câu hỏi chất vấn liên quan đến
lĩnh vực thu chi ngân sách tại kỳ họp còn hạn chế, thường chỉ tập trung vào một
số đại biểu thực sự có trách nhiệm; chưa tạo được không khí sôi nổi, chưa
quyết liệt trong tranh luận để làm rõ các vấn đề đặt ra. Cũng có đại biểu trong
suốt nhiệm kỳ không đặt câu hỏi chất vấn nào bằng văn bản hay trên nghị trường.
- Hoạt động giám sát chuyên đề liên quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách nói
riêng và các lĩnh vực khác nói chung:
+ Việc tham gia hoạt động giám sát của các đại biểu còn hạn chế, do chủ yếu
hoạt động kiêm nhiệm. Kết luận của Đoàn giám sát đôi lúc còn sơ sài, chưa chỉ
đúng căn nguyên, đúng trọng tâm vấn đề đề cập. Cũng có trường hợp kết luận của
đoàn giám sát chưa được coi trọng, sự tiếp thu, khắc phục còn hạn chế. Ngoài ra,
trong thực hiện giám sát vẫn còn có sự né tránh, nể nang, ngại va chạm… nên hiệu
lực và hiệu quả giám sát của HĐND chưa cao.
+ Hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đối với

lĩnh vực thu chi ngân sách còn ít về số lượng (mới thực hiện được 03/25 cuộc giám
sát chuyên đề trong giai đoạn 2016-2018).
Cuối cùng, để hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, Chương 3 luận văn đưa ra
phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Sơn La đối
với lĩnh vực thu chi ngân sách.

- Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nói chung, trong đó giám sát liên
quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với HĐND tỉnh Sơn


vii
La. Với mục tiêu đảm bảo các hoạt động thu-chi ngân sách địa phương có hiệu lực và
hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội tại địa phương, kịp thời
ngăn ngừa được các hành vi vi phạm pháp luật về thu-chi ngân sách, tránh thất thu ngân
sách, số thu được chậm nộp vào ngân sách; chi không đúng đối tượng thụ hưởng, lãng
phí, kém hiệu quả.
- Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND
tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước:
+ Hoàn thiện giám sát tại các kỳ họp, gồm: hoàn thiện hoạt động xem xét báo
cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND; hoàn thiện hoạt động chất vấn
và trả lời chất vấn.
+ Hoàn thiện hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp: giám sát chuyên đề.
+ Những giải pháp khác gồm có: nâng cao chất của đại biểu HĐND tỉnh,
nâng cao chất lượng giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tạo các
điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của HĐND. Đề tài đã hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu, từ hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tác giả đã
phân tích, đánh giá được thực trạng giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực
thu chi ngân sách nhà nước, xác định được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp hoạt động giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà
nước. Từ đó, đề tài đã đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám

sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

LÒ BUN KHAY

GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH SƠN LA TRONG
LĨNH VỰC THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8430410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRỊNH THỊ ÁI HOA

HÀ NỘI - 2019


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, HĐND được trao thẩm quyền giám sát

theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động giám sát của HĐND mang tính
quyền lực nhà nước, là công cụ đặc thù nhằm đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt
động của chính quyền địa phương.
Trong những năm qua hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh nói chung và
hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Sơn La nói riêng bước đầu đã đạt được những kết
quả nhất định trong một số lĩnh vực, góp phần giải quyết được những tồn tại, hạn chế,
tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong công tác chỉ đạo điều hành của
UBND các cấp; giải quyết kịp thời được những kiến nghị, bức xúc của nhân dân, từ đó
góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, cụ thể: trong nhiệm kỳ 2011-2016
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh Sơn La đã tổ chức được 120 cuộc khảo
sát, giám sát. Nội dung khảo sát, giám sát được HĐND tỉnh lựa chọn đảm bảo toàn diện
trên các lĩnh vực và là những vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến người dân, như:
việc thực hiện chế độ chính sách; các dự án đầu tư, xây dựng; công tác di dân tái định cư;
quản lý đất đai… Sau khảo sát, giám sát các đoàn đã đưa ra được 606 kiến nghị, đề xuất;
Đặc biệt qua quá trình giám sát, HĐND tỉnh đã báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ tỉnh
ủy một số nội dung đề xuất, kiến nghị mang tính chất phức tạp và đã được Ban Thường
vụ tỉnh ủy ban hành kết luận để lãnh đạo tập trung giải quyết. Do đó, đã có 577/606 kiến
nghị qua giám sát của HĐND tỉnh được giải quyết hiệu quả, kịp thời, bằng 95,2% trên
tổng số kiến nghị, đề xuất.
Ngoài những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định đặc biệt là đối với những
lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi người thực hiện giám sát phải có chuyên môn sâu về vấn
đề cần giám sát. Như chúng ta đã biết lĩnh vực thu-chi ngân sách nhà nước là lĩnh vực
chuyên sâu, phức tạp, đòi hỏi đại biểu HĐND phải có kiến thức, hiểu biết và bản lĩnh
xứng tầm với nhiệm vụ. Trong khi đó, thực tế cho thấy HĐND giám sát, thảo luận và


2

cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, về tài chính, thu chi NSNN, chủ yếu trên cơ

sở báo cáo của UBND và các cơ quan của UBND, một phần trên cơ sở thông tin thu
thập được qua hoạt động giám sát, qua tổng hợp ý kiến của cử tri; việc giám sát của
HĐND, các cơ quan của HĐND thiếu những thông tin toàn diện, cần thiết và tin cậy
mang tính chuyên môn sâu làm căn cứ xem xét và đánh giá và quyết định các vấn đề
về tài chính - ngân sách một cách chính xác và hiệu quả. Mặt khác, cơ quan giúp việc
cho HĐND là các Ban HĐND, đối với lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước là Ban
Kinh tế - Ngân sách của HĐND, tuy nhiên cơ cấu của Ban theo quy định, các thành
viên Ban hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm, thời gian họp và thảo luận về lĩnh vực
ngân sách còn ít, đặc biệt là không phải đại biểu nào cũng có chuyên môn, kinh
nghiệm về lĩnh vực thu - chi ngân sách; chưa có những chuyên viên giỏi chuyên trách
giúp việc cho HĐND về lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước, đây cũng là một trong
những lý do khiến cho hoạt động giám sát về lĩnh vực thu - chi ngân sách của HĐND
cấp tỉnh nói chung, HĐND tỉnh Sơn La nói riêng còn những bất cập, hạn chế, hiệu
quả chưa cao.
Để HĐND đảm bảo được thực quyền và nâng cao chất lượng trong các quyết
định và các họat động giám sát liên quan đến thu - chi ngân sách nhà nước, từ những
nhận định nêu trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động giám sát của
HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước” để làm luận văn
thạc sĩ với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát trong lĩnh
vực thu - chi ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La từ đó góp phần khẳng định
vị thế và nâng cao trách nhiệm của HĐND trước nhân dân, củng cố lòng tin đối với
dân về thực quyền của HĐND và góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế, tài chính của
địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu
Trần Thị Sáu (2017) về đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đề
tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và kết quả hoạt động giám sát, kinh nghiệm thực
tiễn về năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh trên tất cả các lĩnh
vực thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh theo quy định của Luật Tổ chức Chính



3

quyền địa phương năm 2015, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND năm
2015; làm rõ thực trạng năng lực, kết quả thực hiện chức năng giám sát của HĐND
tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011-2016; từ đó đánh giá những kết quả, tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực thực
hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình.
Nguyễn Thị Lợi (2014). Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
với đề tài “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh - qua thực tiễn tỉnh
Nghệ An”. Đề tài đã nêu lên thực trạng về công tác tổ chức và hoạt động của
HĐND tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An.
Phạm Quang Hưng (2007) về đề tài “Năng lực thực hiện chức năng giám sát của
HĐND tỉnh Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai”, Luận văn thạc
sỹ Luật học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận và kinh nghiệm thực tiễn về năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND cấp
tỉnh đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai cùng cấp; làm rõ thực trạng năng lực
thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương đối với quản lý nhà nước về đất
đai; từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực thực hiện chức năng giám sát của
HĐND tỉnh Hải Dương đối với QLNN về đất đai.
Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập đến hoạt động giám sát nói chung
hoặc giám sát một lĩnh vực cụ thể của HĐND. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đi
sâu nghiên cứu hoạt động giám sát về lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước của
HĐND cấp tỉnh. Đây chính là “khoảng trống nghiên cứu” để tác giả lựa chọn thực
hiện luận văn của mình mà không có sự trùng lắp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới các mục tiêu sau:
- Xây dựng được khung nghiên cứu về giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh
vực thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Phân tích được thực trạng giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những
hạn chế trong hoạt động giám sát nêu trên.


4

- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện giám sát trong lĩnh vực thu - chi
ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La đến 2021.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giám sát của HĐND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: trên địa bàn tỉnh Sơn La.
+ Về thời gian: Dữ liệu thu thập giai đoạn từ 2016 - 2018 và đề xuất giải pháp
cho đến năm 2021 (do nhiệm kỳ HĐND đến năm 2021).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiêncứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến
giám sát của HĐND cấp tỉnh
trong lĩnh vực thu – chi ngân
sách nhà nước

Nội dung giám sát
của HĐND tỉnh trong
lĩnh vực thu – chi
ngân sách nhà nước

Mục tiêu giám sát của HĐND tỉnh
Sơn La trong lĩnh vực thu – chi ngân
sách nhà nước


* Yếu tố chủ quan

- Giám sát tại kỳ họp:

- Năng lực và thái độ của đại biểu
HĐND trong hoạt động giám sát

+ Giám sát qua việc
xem xét các báo cáo về
thu chi ngân sách của
UBND.

khai, minh bạch trong thu – chi

+ Giám sát việc trả lời
chất vấn của UBND.

dự toán NSNN, định mức, chế

- Giám sát giữa các kỳ
họp: Giám sát chuyên
đề.

NSNN.

- Cơ cấu, tổ chức của HĐND tỉnh
- Mối liên hệ giữa đại biểu HĐND
với cử tri, nhân dân và các cơ quan
có liên quan.
- Các điều kiện hỗ trợ giám sát của

HĐND tỉnh.
* Yếu tố khách
quan:
Nguồn:

- Đảm bảo tính công
NSNN
- Đảm bảo sự tuân thủ
độ và quy định pháp luật về
- Chấn chỉnh kịp thời
các sai phạm thiếu sót trong

- Nhận thức và sự phối hợp của đối
tượng giám sát và các đơn vị liên
quan đến giám sát.

thu chi NSNN.

- Quy định của Pháp luật về tổ
chức và hoạt động của HĐND.

chi NSNN giúp chính quyền

- Điều kiện tự nhiên.

túc và thực hiện kịp thời các

- Tình hình kinh tế, xã hội.

nhiệm vụ thu chi NSNN.


- Nâng cao hiệu quả thu
địa phương triển khai nghiêm

5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thu thập tài liệu và nghiên cứu lý thuyết về chức năng giám sát của
HĐND, để xây dựng khung nghiên cứu về giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh
vực thu chi NSNN.


5

Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn: Các nghị quyết,
chương trình, kế hoạch của Quốc hội, của HĐND tỉnh, UBND tỉnh; các báo cáo giám
sát chuyên đề, báo cáo giám sát thường xuyên, báo cáo khảo sát của HĐND tỉnh; các thông
tin từ báo điện tử Đại biểu nhân dân; các báo cáo hoạt động của UBND tỉnh, các Sở ngành
và các tài liệu khác... để làm rõ thực trạng giám sát trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh của HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2018. Phương pháp xử lý dữ
liệu là phương pháp tổng hợp, quy nạp, phân tích, so sánh.
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn để có được dữ liêu sơ cấp. Mục đích phỏng vấn
nhằm làm rõ hơn thực trạng hoạt động giám sát trong lĩnh vực thu - chi ngân sách
nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La. Đối tượng phỏng vấn là Thường trực HĐND
tỉnh Sơn La.
Bước 4: Phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để làm rõ thực trạng giám sát
của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu - chi NSNN giai đoạn 2016 – 2018.
Bước 5: Đánh giá ưu điểm, hạn chế và làm rõ nguyên nhân dẫn đến các hạn chế.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp tổng hợp, quy nạp, phân tích. Từ các hạn
chế trong giám sát của HĐND tỉnh Sơn La trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh, đề xuất các giải pháp hoàn thiện giám sát lĩnh vực thu - chi
ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La. Đồng thời, nêu một số kiến nghị đối với

các cơ quan có liên quan nhằm hoàn thiện giám sát của HĐND tỉnh.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài
liệu, các báo cáo kết quả hoạt động do HĐND tỉnh và UBND tỉnh công bố chính thức
các năm từ 2016 - 2018. Sau đó được xử lý bằng các phương pháp như phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Dữ liệu sơ cấp: Ngoài số liệu thứ cấp, tác giả còn thực hiện phỏng vấn
Thường trực HĐND tỉnh để có được thông tin về tổ chức thực hiện hoạt động giám
sát của HĐND tỉnh đối với UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn có liên quan đến
hoạt động thu - chi ngân sách để nắm bắt những thông tin về hoạt động giám sát của
HĐND tỉnh.


6

Đối tượng phỏng vấn: Thường trực HĐND tỉnh. Tổng số cán bộ được phỏng
vấn là 03 người, gồm:
1- Đ/c Bùi Minh Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh
2- Đ/c Nhâm Thị Phương - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
3- Đ/c Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối kinhh tế.
Mục đích phỏng vấn: Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND
tỉnh Sơn La liên quan đến lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước.
- Xử lý dữ liệu sơ cấp: Tổng hợp, so sánh.
6. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giám sát của Hội đồng
nhân dân tỉnh trong lĩnh vực thu - chi ngân sách nhà nước.
Chương 2: Phân tích thực trạng giám sát trong lĩnh vực thu - chi ngân sách
nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện giám sát trong lĩnh vực thu - chi ngân

sách nhà nước của HĐND tỉnh Sơn La đến năm 2021 và những năm tiếp theo.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRONG LĨNH VỰC THU - CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về hội đồng nhân dân tỉnh
1.1.1. Khái niệm
Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ban hành ngày
19 tháng 6 năm 2015 quy định khái niệm Hội đồng nhân dân:
“Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương
bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ
quan nhà nước cấp trên. HĐND gồm 03 cấp: HĐND cấp tỉnh; HĐND cấp huyện và
HĐND cấp xã.”
Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND và
các Ban HĐND tỉnh, cụ thể:
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng
nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân
dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy
định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội
đồng nhân dân tỉnh. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng
thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan của Hội đồng nhân dân tỉnh, có
nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân
dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách


×