Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giáo án lớp 3 tuần 26 thứ 2,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.19 KB, 19 trang )

Ngày soạn : 6 /3 / 2010
Ngày dạy: Thứ hai : 8 / 3 / 2010
TUẦN 26
TUẦN 26
Giáo án lớp 3: Giáo viên : Lê Thò Hạnh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
+
Tiết trong
ngày
Môn Bài
1 Đạo đức Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
( Tiết 1)
2 Tập đọc- KC Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
3 Tập đọc - KC Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
4 Toán Luyện tập.
5 Hoạt động T.T


Giáo án lớp 3: Giáo viên : Lê Thò Hạnh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
TUẦN 26
I – -MỤC TIÊU:

 Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
 Biết : Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
 Nhắc mọi người cùng thực hiện.
 .Học sinh hiểu:
• Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
• Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
• Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia
đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.


• Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
II - TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

 Vở bài tập đạo đức.
 Trang phục bác đưa thư, lá thư có trò chơi đóng vai.
 Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để chơi đóng vai
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1.Ổn đònh: Hát, điểm danh
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm bài.
• Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai khi gặp đám
tang.
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
b) Nhường đường.
c) Cười đùa.
d) Ngả mũ nón.
e) Bóp còi xe xin đường.
g) Luồn lách, vượt lên trước.
- Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai.
Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học
sinh thảo luận và đóng vai theo bài
tập 1.
- Giáo viên nhận xét .
- HS thảo luận đóng vai
- Các nhóm đóng vai trước lớp.

Môn: Đạo đức
Tiết 26 Bài: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN
CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1)
Giáo án lớp 3: Giáo viên : Lê Thò Hạnh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
 Trong những cách giải quyết mà các
nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp
nhất ?
 Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghó gì
về Nam và Minh nếu thư bò bóc ?
 Vậy Minh cần phải làm gì ?Vì sao ?
• Ông sẽ không hài lòng và thầm oán
tránh Nam và Minh
• Minh cần khuyên bạn không được
bóc thư của người khác vì đó là tôn
trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Học sinh hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao
cần phải tôn trọng.
- Cách tiến hành.
- Giáo viên yêu cầu các
nhóm thảo luận và làm
bài tập 2/ 39.
a) Thứ tự các từ cần điền là:
của riêng, pháp luật, bí
mật.
b) b) Nên làm: Giữ gìn, bảo
quản khi người khác cho
mượn, hỏi mượn khi cần.
- Học sinh thảo luận nhóm và làm bài cá nhân.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

của nhóm mình trước lớp.
• Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi
người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng
là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
• Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ
em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
• Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn
khi cần, chỉ sử dụng khi được phép, giữ gìn, bảo
quản khi người khác cho mượn.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Cách tiến hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao
đổi với nhau theo cặp bài tập 3.
 Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì?
Của ai?
 Việc đó xảy ra như thế nào?
- Học sinh làm việc theo cặp.
- 1 số học sinh trình bày trước
lớp.
4. Củng cố: Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người
khác và đề nghò cả lớp noi theo.
5. Dặn dò: Về thực hiện theo những gì đã học.
- Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------------0-------------------------------------
Giáo án lớp 3: Giáo viên : Lê Thò Hạnh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
TUẦN 26
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


 A-TẬP ĐỌC .
 Rèn kó năng đọc thành tiếng.
 Chú ý những từ ngữ: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức...
 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 Rèn kó năng đọc hiểu.
 Hiểu nội dung, ý nghóa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với
nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ
chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện lòng biết ơn đó. ( trả lời được các câu
hỏi trong SGK)
 B-KỂ CHUYỆN .
 Rèn kó năng nói.
 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
 Học sinh khá giỏi đặt được tên và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 Học sinh kể chuyện tự nhiên, giọng kể, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện.
 Rèn kó năng nghe.
 Chăm chú nghe bạn kể và kể tiếp được lời bạn.
 Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người khác.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 Các tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:
• 3 học sinh lên đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài. Hội đua voi ở Tây Nguyên.
• Nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó, cho thấy nét độc đáo
trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vò và bổ ích của hội đua voi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 Luyện đọc.
 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc
kết hợp giải nghóa từ.
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
 Tìm những chi tiết cho thấy cảnh
nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
- Học sinh lắng nghe - đọc thầm.
- Luyện đọc từng câu - sửa lỗi phát âm.
- Luyện đọc từng đoạn - tìm hiểu từ mới
cuối bài.
- Đọc từng đoạn theo nhóm.
• Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một chiếc khố
Môn: Tập đọc - Kể chuyện.
Tiết 76 + 77 Bài: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG
TỬ.
Giáo án lớp 3: Giáo viên : Lê Thò Hạnh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
 Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa tiên Dung và
Chữ Đồng Tử diễn ra như thế nào?
 Vì sao Công chúa Tiên Dung kết
duyên cùng Chử Đồng Tử ?
 Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp
dân làm những gì ?
 Nhân dân làm những gì để tỏ
lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
 Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn
1,2.
- Hướng dẫn cách đọc.
mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương
cha, đã quấn khố chôn cha, còn mình thì ở
không.

• Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập
bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau
thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ
cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước đội làm
trôi cát lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi
bàng hoàng.
• Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà
Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt
trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên
cùng chàng.
• Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách
trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá
lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh
giúp dân đánh giặc.
• Nhân dân đã lập đền thờ Chử Đồng Tử ở
nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm, suốt
mấy tháng mùa xuân, cả một vùng sông Hồng
nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao
của ông.
- Học sinh luyện đọc đoạn văn.
- Học sinh thi đọc đoạn văn, cả bài văn.
KỂ CHUYỆN.
1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết đặt tên cho
từng đoạn của câu chuyện kể lại từng đoạn truyện.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) Dựa vào tranh, đặt tên cho
từng đoạn.
 Yêu cầu học sinh quan sát
tranh, thảo luận nhóm, đặt
tên cho từng đoạn truyện.

b) Kể lại từng đoạn câu chuyện.
 Học sinh quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ trong
SGK, nhớ nội dung, đặt tên cho từng đoạn.
 Ví dụ:
• Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con.
• Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời...
• Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Giúp dân...
• Tranh 4: Tưởng nhớ. / Uống nước nhớ nguồn...
 Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh.
 Cả lớp và giáo viên nhận xét.
3. Củng cố: Nêu nội dung truyện. Học sinh trả lời.
4. Dặn dò: Về nhà luyện kể thêm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở..
----------------------------------------0------------------------------------
Giáo án lớp 3: Giáo viên : Lê Thò Hạnh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
TUẦN 26
I – MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:
 Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
 Biết cộng, trừ trên các số với đơn vò là đồng.
 Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
 Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vò là đồng.
 Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10000 đồng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu câu hỏi học sinh trả lời. Các em đã học những loại tờ giấy bạc nào ở tiết trước ?-
Các em đã học những loại tờ giấy bạc 2 000 đồng, 5 000 đồng , 10 000 đồng.
- Có mấy loại giấy bạc 100 000 đồng ? - Có 2 loại giấy bạc 10 000 đồng là giấy bạc cũ
làm bằng cô tông và giấy bạc mới làm bằng giấy POLYMER.
- Giáo viên gọi học sinh lên làm lại bài tập 1, 3 (tiết 125)
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh xác đònh số
tiền trong mỗi ví.
- So sánh kết quả tìm được, rút
ra kết luận.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài,
làm bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát
tranh rồi lần lượt trả lời câu
hỏi trong bài.
Có thể thay đổi giá tiền cho phù hợp
với thực tế.
- Học sinh đọc đề toán, phân
Bài 1:
- Chiếc ví (c) có nhiều tiền nhất là 10000
đồng.
Bài 2: a,b
a) Lấy 3 tờ 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 100
đồng để được 3600 đồng.
b) Lấy 1 tờ 5000 đồng, 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ
500 đồng để được 7500 đồng.
Bài 3:
a) Mai có 3000 đồng, số tiền đó đủ mua 1 cái

kéo.
b) Nam có 7000 đồng, Nam có vừa đủ tiền để
mua 1 cái kéo và một cái bút hoặc mua 1
hộp sáp màu và một cây thước kẻ.
Bài 4: Tóm tắt
Hộp sữa: 6700 đồng.
Gói kẹo: 2300 đồng.
Mẹ đưa :10000 đồng.
Trả lại:...đồng?
Giải:
Môn: Toán
Tiết 126 Bài: LUYỆN TẬP.
Giáo án lớp 3: Giáo viên : Lê Thò Hạnh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
tích đề, nêu cách giải.
- Bước 1: Tìm số tiền mua hộp
sữa và gói kẹo.
- Bước 2: Tìm số tiền cô bán
hàng trả lại cho mẹ.
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000. (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại cho mẹ số tiền là:
10000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng.
3. Củng cố:
- Nêu tên các loại giấy bạc đã học tiết trước: - Tên các loại giấy bạc đã học tiết trước là :
Hai nghìn đồng, Năm nghìn đồng, Mười nghìn đồng.
- Cho học sinh đổi 1 số tiền bất kì.
- Bài 2 : Dành cho học sinh khá giỏi trả lời miệng.
- c) Lấy 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng, 1 tờ 100 đồng để được 3100 đồng.
4. Dặn dò: Về làm bài.

Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0--------------------------------------

×