Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm tên tắt các tổ chức chính trị xã hội của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG

ĐẶC ĐIỂM TÊN TẮT CÁC TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG

ĐẶC ĐIỂM TÊN TẮT CÁC TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng

HẢI PHÒNG - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 09 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Bích Phượng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Hải
Phòng đã tạo cơ sở nền tảng kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy hƣớng dẫn –
PGS.TS. Vũ Kim Bảng, thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp
đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng sự cố gắng và năng lực
của mình nhƣng chắc chắn luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Bích Phượng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................. 12
1.1. Quan niệm về tên tắt và các phân loại ..................................................... 12
1.1.1. Khái niệm tên tắt ................................................................................... 12
1.1.2. Phân loại tên tắt ..................................................................................... 13
1.2. Khái quát về các tổ chức chính trị, xã hội của Việt Nam ........................ 18
1.2.1. Định nghĩa về tổ chức xã hội ................................................................ 18
1.2.2. Đặc điểm của tổ chức xã hội ................................................................ 19
1.2.3. Phân loại tổ chức xã hội ........................................................................ 21
1.3. Tiểu kết Chƣơng 1.................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. CÁCH NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM TÊN TẮT CÁC TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM ....................................................... 24
2.1. Độ dài tên tắt ............................................................................................ 24
2.2. Nguồn gốc tên tắt ..................................................................................... 28
2.2.1. Tên tắt có nguồn gốc tiếng Anh ............................................................ 29
2.2.2. Tên tắt có nguồn gốc tiếng Việt ............................................................ 29
2.2.3. Nhận xét chung về nguồn gốc tên tắt .................................................... 30

2.3. Phƣơng thức cấu tạo tên tắt ...................................................................... 31
2.3.1. Phƣơng thức rút gọn .............................................................................. 31
2.3.2. Phƣơng thức ghép ................................................................................. 32
2.3.3. Nhận xét về đặc điểm phƣơng thức cấu tạo tên tắt .............................. 37
2.4. Tiểu kết Chƣơng 2.................................................................................... 45


iv
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ
CÁCH ĐẶT TÊN TẮT CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA VIỆT
NAM................................................................................................................ 47
3.1. Thực trạng sử dụng tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội .......................... 47
3.1.1. Trùng lặp tên tắt .................................................................................... 47
3.1.2. Kí hiệu dùng để chỉ cùng một đối tƣợng.............................................. 49
3.1.3. Các yếu tố chỉ loại hình của tổ chức trong tên tắt................................ 52
3.1.4. Giới từ, liên từ trong tên tắt................................................................... 54
3.1.5. Viết in - viết thƣờng .............................................................................. 54
3.1.6. Viết cách - viết liền ............................................................................... 55
3.1.7. Có dấu ngang cách - không có dấu ngang cách .................................... 55
3.1.8. Dấu thanh, dấu chữ ............................................................................... 56
3.2. Một số kiến nghị về cách đặt tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội ........... 56
3.2.1. Độ dài tên tắt ......................................................................................... 56
3.2.2. Nguồn gốc tên tắt .................................................................................. 56
3.2.3. Phƣơng thức cấu tạo .............................................................................. 57
3.3. Tiểu kết Chƣơng 3.................................................................................... 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62
PHỤ LỤC



v
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1
2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

3.4

3.5

Độ dài tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội
Ví dụ minh họa tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội
Việt Nam theo số lƣợng kí tự
Nguồn gốc cấu tạo tên tắt của các tổ chức chính trị, xã
hội
Các kiểu loại ghép tên tắt trong phƣơng thức ghép

thuần nhất
Các phƣơng thức tạo tên tắt của các tổ chức chính trị,
xã hội
Số lƣợng các tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội
chứa các giới từ, liên từ và mạo từ
Số lƣợng tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội chứa
yếu tố chỉ loại hình tổ chức
Các tên tắt trùng nhau của các tổ chức chính trị, xã hội
của Việt Nam
Các đối tƣợng đƣợc thể hiện bằng nhiều tắt tố khác
nhau trong tên tắt

Trang
24
26

30

34

37

41

44

49

51



vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng

biểu đồ
2.1
2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

Độ dài tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội
Nguồn gốc cấu tạo tên tắt của các tổ chức chính trị, xã
hội
Các kiểu loại ghép tên tắt trong phƣơng thức ghép
thuần nhất
Các phƣơng thức tạo tên tắt của các tổ chức chính trị,
xã hội
Số lƣợng các tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội
chứa các giới từ, liên từ và mạo từ
Số lƣợng tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội chứa
yếu tố chỉ loại hình tổ chức


Trang
25
31

35

38

42

44


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, các tổ chức
chính trị, xã hội thƣờng xuyên đƣợc thành lập mới và có quan hệ mang tính
quốc tế mang tính toàn cầu. Hầu nhƣ mỗi tổ chức này, ngoài tên đầy đủ, đều
sử dụng một tên tắt có cách viết và cách đọc đơn giản để phục vụ cho mục
đích quan hệ, giao lƣu trong và ngoài nƣớc. Thực tế cho thấy, trong nhiều
trƣờng hợp, tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội còn phổ biến và thông
dụng hơn so với tên đầy đủ trong quá trình giao dịch, ví dụ nhƣ UNO (Liên
hiệp quốc), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp
quốc), WHO (Tổ chức Y tế thế giới)... Điều này cũng xảy ra đối với các tổ
chức chính trị, xã hội của Việt Nam
1.2. Việc đặt tên, trong đó có tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội tại
Việt Nam hiện mang tính tự phát, chƣa có quy định hay một quy tắc chung
nào. Tùy theo quan niệm và sở thích của ngƣời đứng đầu mà lựa chọn tên gọi

cho tổ chức của mình. Vì vậy đã tạo ra một tình trạng còn khá tùy tiện, thiếu
tính nhất quán và mang tính hệ thống trong cách đặt tên tắt của các tổ chức
chính trị, xã hội ở Việt Nam.
1.3. Mặt khác, cho đến nay, cũng chƣa có chỉ dẫn mang tính khoa học
nào giúp các cơ quan, đoàn thể mới ra đời tại Việt Nam nắm đƣợc qui tắc cơ
bản trong việc đặt tên đầy đủ cũng nhƣ tên tắt. Cũng chƣa có một cuốn sách
công cụ tra cứu nào (từ điển) giúp thống kê những tên tắt của các tổ chức
chính trị, xã hội đặc biệt là các hội nghề nghiệp, có giúp cho việc tránh việc
đặt tên trùng nhau giữa các các tổ chức này.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài cho luận văn: Đặc
điểm tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội của Việt Nam nhằm khảo sát thực
trạng cách viết tên tắt của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (chúng tôi
gọi chung là tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội) của Việt Nam hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam.


2
2. Lịch sử nghiên cứu
Tên tắt là một hiện tƣợng xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ thế giới. Hiện
tƣợng này đã đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ khá sớm.
Tắt (nói tắt, viết tắt) là một hiện tƣợng có tính quy luật của mọi ngôn
ngữ, nó phản ánh quy luật tiết kiệm. Xã hội loài ngƣời càng văn minh thì nhu
cầu truyền và nhận thông tin càng lớn. Khi ấy, ngôn ngữ, với tƣ cách là
phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời phải phục vụ nhu cầu đó
một cách hữu hiệu nhất, để sao cho, trong cùng một đơn vị thời gian, lƣợng
thông tin truyền và nhận là cao nhất. Để đáp ứng đòi hỏi đó, ngôn ngữ đã tự
tìm cho mình một phƣơng cách thông minh nhất: đó là tắt hóa.
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, khi mà trong tiếng Việt, khối
lƣợng các đơn vị tắt chƣa nhiều, vấn đề “nói tắt, viết tắt” của tiếng Việt đã
đƣợc các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu với bài viết đầu tiên của tác

giả Nguyễn Kim Thản (1968). Sau đó là các bài viết của các tác giả Trần
Ngọc Thêm (1981), Nguyễn Đức Dân (1978, 1991), Trịnh Liễn (1978),
Nguyễn Trọng Báu (1981), Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn
Trọng Báu (1982). Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả nói
trên đã tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, song đều có một điểm
chung là đề cập đến hai vấn đề cơ bản là cấu tạo và phân loại của các đơn vị
tắt trong tiếng Việt. Các tác giả nói trên đã đạt đƣợc những thành công nhất
định, ở những mức độ có khác nhau.
Xét trên bình diện loại hình và kết cấu, Nguyễn Trọng Báu phân biệt
hai dạng tắt là dạng tắt chữ viết (không thể nói, đọc) và dạng tắt từ vựng (có
thể nói, đọc viết). Dạng tắt từ vựng đƣợc xem nhƣ những đơn vị từ ngữ mới,
từ ngữ đặc thù, với vai trò chủ yếu là định danh. Theo ông, có nhiều dạng tắt
từ vựng hoàn toàn có đủ tƣ cách của một từ vựng mới trong giao tiếp nói và
viết, nhƣ UNESCO, DIHAVINA... Hơn nữa, chúng còn thể hiện tính ƣu việt
hơn so với các cụm từ nguyên dạng về nhiều góc độ. Tuy nhiên, khi phân loại
cấu tạo các dạng tắt thì ông tỏ ra võ đoán. Theo Nguyễn Trọng Báu, dạng tắt


3
từ vựng cũng có loại ghép các chữ cái đầu âm tiết nhƣ dạng tắt chữ viết,
nhƣng đƣợc âm tiết hóa. Ông cho rằng, các trƣờng hợp DKZ, ĐKT-2, CA, EC1, SAM, MIC là dạng tắt từ vựng vì chúng đọc đƣợc, viết đƣợc, mỗi chữ cái
đều đƣợc âm tiết hóa và thƣờng không dài quá ba chữ cái. Chúng có thể đƣợc
đọc rời, không ghép nối phụ âm, nguyên âm mặc dù có thể.
Nếu theo tiêu chuẩn này, thì bất cứ một chữ tắt nào cũng là dạng tắt từ
vựng, vì chữ tắt nào cũng có thể nói, đọc, viết vì chữ cái nào cũng đƣợc âm
tiết hóa (theo cách phát âm a, bê, xê...). Xin so sánh:
Dạng tắt từ vựng

Dạng tắt chữ viết


DKZ

UBKHXH

ĐKT-2

TANDTC

CA

VPQH
QĐUB

Rõ ràng, các dạng tắt này đều có thể nói, đọc, viết đƣợc vì chữ cái nào
cũng đƣợc âm tiết hóa. Cái khác là ở chỗ, dạng tắt từ vựng - theo quan điểm
của Nguyễn Trọng Báu - có số âm tiết khi đọc là ba hoặc nhỏ hơn ba. Còn
dạng tắt chữ viết thì có số âm tiết lớn hơn. Trong thực tế, không thể quy định
rằng, nếu số âm tiết của một chữ tắt khi đọc lên là ba đơn vị hoặc nhỏ hơn là
dạng tắt từ vựng, còn lớn hơn ba là dạng tắt chữ viết nhƣ Nguyễn Trọng Báu
xác định.
Nhƣ vậy, việc xác định một chữ tắt là dạng tắt nào không thể căn cứ
vào độ dài của các đơn vị âm tiết hay đơn vị chữ cái có trong chữ tắt.
- Theo con đường hình thành chữ tắt: Trần Ngọc Thêm quan tâm đến
các chữ tắt có nguồn gốc nƣớc ngoài trong tiếng Việt và phân chia từ tắt làm
hai loại theo nguồn gốc cấu tạo: từ tắt vay mượn và từ tắt có nguồn gốc vay
mượn. Từ tắt có nguồn gốc vay mƣợn đƣợc chia làm 4 nhóm:
- Giữ nguyên cách viết và cách đọc của tiếng gốc;
- Giữ nguyên cách viết và Việt hóa cách đọc;
- Giữ nguyên cách đọc và Việt hóa cách viết;



4
- Việt hóa cả cách đọc và cách viết.
Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy cách phân loại này là chƣa thỏa đáng và
ông tìm một cách phân loại khác, với 12 trƣờng hợp vay mƣợn ứng với nó.
Sau khi phân tích, ông cho rằng, thực tiễn vay mƣợn các từ tắt, về cơ bản,
tuân theo những nguyên tắc nhất định, mặc dù không ai tự ý thức đƣợc việc
này. Ông cũng chủ trƣơng, đối với chữ tắt, có thể đọc theo âm tiết hoặc đọc
theo chữ cái đều hợp lí.[34]
Nguyễn Đức Dân tập trung phân tích, tìm kiếm các tiêu chuẩn cần và
đủ cho một chữ tắt thông qua việc khảo sát hệ thống tên tắt trong các ngành
kinh tế (1978). Nhận xét trƣớc hết của ông là: "vì không có những quy tắc, ít
nhất cũng là những quy định về nguyên tắc xây dựng tên tắt nên trong quá
trình tự phát hình thành những tên tắt đáp ứng nhu cầu thực tiễn, bên cạnh
nhiều tên rất hay, rất "tắt" còn không ít tên chứa đựng nhiều bất hợp lý". [6]
Nguyễn Đức Dân quan tâm đặc biệt đến tính hài hòa về mặt âm thanh
trong chữ tắt, đƣa ra những nhận xét khá xác đáng của các chữ tắt tên các đơn
vị kinh tế nhƣ:
- Những tên tắt không chú ý tới âm: Đó là những trƣờng hợp ngƣời ta
lấy nhất loạt trong mỗi từ một chữ đầu rồi ghép lại theo thứ tự cũ. Lối viết này
phần lớn để viết tắt các tên bằng tiếng nƣớc ngoài (Ví dụ: CIC, VOSCO,
SIPH, CEF...)
Ƣu điểm của lối viết tắt này là có tên tắt rất gọn. Còn nhƣợc điểm là tạo
ra các dạng chữ không dấu và các vần xa lạ với tiếng Việt, không đọc theo âm
Việt đƣợc.
- Những tên tắt chú ý tới âm: Có ba loại:
+ Loại có phụ âm đầu và phần vần (lƣu ý đến các đặc điểm tiếng Việt):
Các tên tắt có phụ âm đầu và phụ âm, nguyên âm bao giờ cũng đan kẽ nhau.
+ Loại bỏ các dấu thanh, chuyển Â, Ă → A; Ơ, Ô → O; Ê → E; Ƣ
→U; Đ → D.

+ Loại chấp nhận các tổ hợp phụ âm TR, TH, CH, PH. Mặt khác chấp


5
nhận các chuyển phụ âm PH → F; CH → S.
- Những tên tắt chấp nhận nhập âm, cả phụ âm lẫn nguyên âm. Ví dụ
hai phụ âm V đứng cạnh nhau thì viết là W và nếu hai nguyên âm đứng sau V
cũng giống nhau thì chúng nhập đƣợc vào nhau. Ví dụ:
* Việt Vinh kỹ nghệ xã Công ty: Việt Vinh → Vi + Vi = Wi →
WIKYXACO.
* Đồng Nai Bảo hiểm Công ty (DONA ASSURANCE COMPANY):
Đong Nai → DONA, assurance → AS, company → CO, DONA + AS →
DONAS + CO = DONASCO. (Loại bỏ một A).
- Những tên tắt chú ý tới nghĩa: Các tên tắt này đặt trọng tâm vào việc
gợi nghĩa, qua tên tắt có thể tái hiện lại nghĩa trong tên đầy đủ. Tuy nhiên, lối
viết này khá dài. Ví dụ: XUNHASABA, DIHAVINA, COGIMEKO...
Từ đó, Nguyễn Đức Dân kiến nghị: Nên tồn tại cả cách viết tên tắt Việt
lẫn cách viết tắt theo tên nƣớc ngoài, khi viết tắt, nên rút gọn cả âm lẫn chữ,
hệ thống viết tắt chỉ chuyên dùng cho các danh ngữ. Đồng thời tác giả nêu lên
5 yêu cầu chung cho một tên tắt:
- Cho Việt Nam (hoặc Công ty, Nhà sách, Sản phẩm).
- Ngắn gọn, dễ đọc, dễ viết và do đó, dễ nhớ.
- Có thể gợi nghĩa.
- Có âm thanh hài hòa.
- Chú ý thích đáng tới cách viết thông dụng trên quốc tế, nhất là của
Anh và Pháp.
Từ các yêu cầu trên, Nguyễn Đức Dân nêu ra một số kiến nghị khi xây
dựng chữ tắt tiếng Việt. Cụ thể là:
Nên đƣa tên nƣớc Việt Nam, viết tắt bằng VI, VINA vào các tên tắt viết
theo tiếng nƣớc ngoài. Các trƣờng hợp có thể thì đƣa tên hãng sản xuất, kinh

doanh, tên địa phƣơng vào tên tắt. Đối với những tên tắt đã mang tính đặc
trƣng về nhãn hiệu Việt Nam thì không cần đƣa thêm các yếu tố trên. Ví dụ:
COTIMAY, FAFIM.


6
- Không dùng các dấu chỉ giọng (các thanh), không dùng các nguyên
âm mang dấu vào tên tắt. Thực hiện viết liền một mạch tên tắt, không cách
nhau giữa các chữ cái.
- Không nhất thiết phải viết tắt tất cả các từ, các tiếng, chỉ ƣu tiên các từ
trung tâm hoặc từ có tần số cao.
- Không để trong tên tắt một từ tiếng Việt đầy đủ có quá ba chữ cái (ví
dụ: Điện, nước) mà chỉ ba chữ cái trở lại (ví dụ: Len, tôn, may...) và một từ
đầy đủ tiếng nƣớc ngoài không nên giữ lại trong tên tắt hai chữ cái (ví dụ:
Vietfracht, Metal...)
- Không để một tên tắt biểu thị tên hai sản phẩm, hoặc hai tên địa phƣơng.
- Tôn trọng trật tự nguyên dạng khi xây dựng tên tắt.
- Nguyên âm và phụ âm nên đƣợc xếp đan xen nhau, chấp nhận các tổ
hợp phụ âm TR, TH, PH... chấp nhận việc chuyển phụ âm nhƣ PH → F, CH
→ S, nguyên âm Y → I, chấp nhận sự nhập âm.
- Nên để tên tắt có vần mở để dễ phát âm hơn. [6]
Về cơ bản, Nguyễn Đức Dân đã thống kê và phân loại đƣợc các dạng
chữ tắt xuất hiện trên sách báo tiếng Việt khi đó. Tuy nhiên, sự bùng nổ các
chữ tắt trong tiếng Việt sau này đã vƣợt ra ngoài các chỉ số phân loại lúc đó
và riêng việc gọi hết tên chúng ra đã là khó khăn.
Trong bài "Về các từ tắt", Nguyễn Đức Dân phân chia các chữ tắt thành
tắt nói và tắt viết và tắt vừa là tắt nói vừa là tắt viết. Theo ông, nếu sự viết tắt
chỉ liên quan đến một từ, ngƣời ta gọi là L'Abreviation (Abbreviation). Ví dụ:
Professor → Prof (Giáo sư), hour → h (giờ). Cách viết tắt theo kiểu Le Single
(Initial) là cách viết tắt một cụm từ bằng cách giữ lại chữ cái đầu tiên của mỗi

từ (hoặc mỗi tiếng trong tiếng Việt). Ví dụ: VAC (Vườn-Ao-Chuồng), VKT
(Văn hóa- Khoa học-Thể thao). Kiểu viết tắt thứ ba là L'Acronyme (Acronym,
ngƣời ta giữ lại phần đầu, hoặc âm tiết đầu của mỗi từ khi cần rút gọn một
cụm từ. Ngoài ra, còn kiểu viết tắt hỗn hợp trong các dấu hiệu, trong các kí
hiệu nguyên tố, các đơn vị đo lƣờng, bút danh, bảng hiệu…


7
Ngoài ra, dạng viết tắt L'Abreviation (chỉ liên quan đến một từ) thì
trong trƣờng hợp này phải dùng đến nhiều chữ cái (Prof; Kg…), còn trong
trƣờng hợp khác thì chỉ dùng duy nhất một chữ cái h (hour), V (Volt). Với
kiểu viết tắt thứ ba (L'Acronyme) thì cũng không nhất thiết phải giữ lại tất cả
phần đầu hay âm tiết đầu của mỗi từ để cấu tạo chữ tắt, mà có thể chỉ dùng
một ít phần đầu ấy từ tên đầy đủ (XUNHASABA- Tổng Công ty Xuất Nhập
khẩu Sách báo).
- Nguyễn Nhƣ Ý, Mai Xuân Huy, Nguyễn Hoài xem xét mối quan hệ
qua lại giữa định danh đầy đủ với chữ tắt và sự chi phối qua lại giữa các
thành tố của định danh đầy đủ đến các yếu tố tạo thành chữ tắt. Xu hƣớng
này thiên về phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các tên tắt, tìm các mối liên hệ
về nghĩa giữa các thành tố có trong chữ tắt với nghĩa của từ trong đơn vị định
danh đầy đủ.
Mai Xuân Huy và Nguyễn Hoài trong công trình nghiên cứu về “Đặc
điểm hình thái và ngữ nghĩa của tên tắt các cơ quan xuất nhập khẩu Việt
Nam” đã khảo sát khá tỉ mỉ các đặc điểm cấu tạo ngữ nghĩa của tên tắt các cơ
quan xuất nhập khẩu, tìm ra các thành tố cơ bản tham gia vào việc xây dựng
tên tắt, chỉ ra tần số xuất hiện của các thành tố và vai trò của chúng trong tên
viết tắt. Theo hai tác giả này, tên đầy đủ của một cơ quan xuất nhập khẩu dài
nhất thƣờng gồm bốn thành tố:
- Thành tố chỉ loại cơ quan (T1)
- Thành tố chỉ loại chức năng của cơ quan (T2)

- Thành tố chỉ loại sản phẩm của cơ quan (T3)
- Thành tố chỉ cấp cơ quan (T4)
Nhƣng không phải tên cơ quan nào cũng có đủ 4 thành tố nói trên và
khi tham gia vào tên tắt, cũng không nhất thiết phải có đủ 4 thành tố. Các tác
giả đã chỉ ra cụ thể hoạt động cấu tạo ngữ nghĩa tên tắt của các thành tố, đồng
thời phân tích phƣơng thức hoạt động và ý nghĩa của các thành tố đó trong
việc xây dựng tên viết tắt. [11]


8
Nhƣ vậy, trên thực tế, các tác giả chỉ mới đề cập đến các nội dung đơn
lẻ của vấn đề chữ tắt và còn để ngỏ một loạt các vấn đề quan trọng nhƣ khái
niệm tắt tố và phân loại chúng, các kiểu cấu tạo chữ tắt, các con đƣờng hình
thành chữ tắt trong tiếng Việt, đặc điểm hành chức của chữ tắt tiếng Việt.
Đồng thời vấn đề chuẩn hóa chữ tắt tiếng Việt cũng chƣa đƣợc đặt ra một
cách thỏa đáng…
Về cấu tạo định danh tắt, Trịnh Liễn (1978) chỉ ra mấy kiểu sau đây:
- Kết hợp các âm tiết đầu từ
- Kết hợp các chữ cái đầu từ
- Hỗn hợp hai kiểu trên
- Kết hợp nghĩa
- Linh tinh không theo quy luật nào.
Về phân loại định danh tắt, có 2 xu hƣớng chính theo 2 tiêu chí khác
nhau sau đây:
a. Phân loại theo phạm vi sử dụng: Các đơn vị tắt đƣợc chia thành hai
loại đối lập là từ nói tắt và chữ viết tắt từ vựng và dạng tắt văn bản. Đại diện
cho xu hƣớng này là Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Trọng Báu.
b. Phân loại theo nguồn gốc các thành tố cấu tạo trong định danh tắt:
- Tắt thuần Việt.
- Tắt Việt + ngoại.

- Tắt ngoại (chủ yếu gốc Hán).
Đại diện cho xu hƣớng này là Nguyễn Đức Dân và Trịnh Liễn.
Trong số các tác giả đi trƣớc, cách phân loại của Trần Ngọc Thêm
(1979) là tỏ ra công phu và tỉ mỉ hơn cả. Tác giả này đã phân loại tất cả các
đơn vị tắt (mà tác giả gọi là tắt tố) đang hoạt động trong tiếng Việt theo nhiều
tiêu chí tổng hợp nhƣ: phạm vi sử dụng (viết, nói), nguồn gốc (vay mượn, tự
tạo), thành phần cấu tạo (chữ cái đầu, âm đầu, hỗn hợp), phương pháp cấu
tạo (ghép, lược)
Năm 1990, hai đồng tác giả Nhƣ Ý và Mai Xuân Huy đã cho ra đời


9
cuốn “Sách tra cứu chữ viết tắt nước ngoài và Việt Nam” (Nxb KHXH, H.
1990). Trong công trình trên và trong một số công trình khác, nhóm tác giả
này đã có một số nghiên cứu và kiến giải về các đơn vị tắt đƣợc gọi là các
định danh tắt tố trong tiếng Việt, đặc biệt là các tên tắt của các cơ quan xuất
nhập khẩu Việt Nam.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu
Về mặt hình thức, có thể chia hiện tƣợng tắt thành hai loại: tắt nói và
tắt viết. Luận văn này chỉ quan tâm tới hiện tƣợng tắt viết (hay viết tắt), mà
chúng tôi gọi là tên viết tắt hay tên tắt của khoảng 400 tổ chức chính phủ và
phi chính phủ của Việt Nam (đƣợc gọi là các tổ chức chính trị, xã hội) có trụ
sở đại diện và hoạt động tại Việt Nam.
Luận văn hƣớng tới các nội dung cụ thể sau:
- Trình bày thực trạng tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội của Việt Nam
hiện nay; chỉ ra các kiểu loại tên tắt cũng nhƣ xác định những kiểu loại tên tắt
phổ biến xét.
- Trên cơ sở các đặc điểm của tiếng Việt và chữ Quốc ngữ, luận văn
nêu những hợp lí cũng nhƣ những bất hợp lí của các kiểu loại tên tắt doanh
nghiệp này.

- Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi nêu ra các kiến nghị về các quy
tắc mang tính tiêu chuẩn cho việc viết các tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội
mới của Việt Nam đƣợc thành lập trên phạm vi cả nƣớc (và cả ở các địa
phƣơng).
- Các tƣ liệu nghiên cứu sẽ đƣợc nêu ở phần Phụ lục nhằm giúp cho các
tổ chức mới thành lập không đặt tên trùng tên tắt (và cả tên đầy đủ) với các tổ
chức chính trị, xã hội đã đƣợc thành lập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm việc với tên tắt, chúng tôi đã dùng các phƣơng pháp, thủ pháp sau:
4.1. Phương pháp miêu tả
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để miêu tả các tên tắt và trình bày các kết


10
quả khảo sát dƣới dạng các chuyên đề. Việc miêu tả tên tắt tập trung vào các
bình diện:
- Độ dài của tên tắt
- Nguồn gốc tên tắt
- Phƣơng thức cấu tạo của tên tắt
- Thực trạng sử dụng tên tắt
4.2. Thủ pháp thống kê
Thủ pháp này đƣợc dùng để thống kê số lƣợng của mỗi nhóm tên tắt,
cũng nhƣ các bình diện của tên tắt. Thống kê cho kết quả là những con số và
tỉ lệ phần trăm, làm chi tiết quá và khách quan mỗi nội dung nghiên cứu.
Ngoài 2 phƣơng pháp làm việc nhƣ trình bày ở trên đây còn có một số
thủ pháp khác đƣợc chúng tôi sử dụng trong quá trình làm việc với tên tắt.
Một trong số đó đặc biệt thích dụng là so sánh: so sánh nhóm tên tắt các tổ
chức chính trị xã hội với nhau theo từng bình diện nhƣ: tên tắt nhƣ độ dài,
phƣơng thức cấu tạo, hình thức cấu tạo, ….
5. Ý nghĩa của luận văn

Khảo sát tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội của Việt Nam, luận văn
mong muốn góp phần:
- Từ thực trạng tên tắt của các tổ chức chính trị, xã hội của Việt Nam,
bƣớc đầu chỉ ra các qui tắc cơ bản nhất mang tính đặc thù trong việc đặt tên
tắt các tổ chức kinh tế dựa vào cách viết và cách đọc bằng tiếng Việt hoặc
bằng tiếng Anh.
- Trên cơ sở đó, luận văn mong đƣợc góp phần chuẩn mực hoá việc đặt
tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội mới đƣợc thành lập, tránh việc trùng lặp
các tên tắt của các tổ chức này, ảnh hƣởng đến việc giao dịch trong phạm vi
quốc gia và thế giới của các tổ chức chính trị, xã hội trong giai đoạn phát triển
và hội nhập hiện nay.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:


11
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Cách nhận diện đặc điểm tên tắt các tổ chức chính trị, xã hội của
Việt Nam
Chƣơng 3: Thực trạng sử dụng và một số kiến nghị về cách đặt tên tắt
các tổ chức chính trị, xã hội của Việt Nam


12
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Quan niệm về tên tắt và các phân loại
1.1.1. Khái niệm tên tắt
Khái niệm tên tắt mà chúng tôi sử dụng trên đây, tùy vào quan niệm
của mỗi nhà nghiên cứu mà nó đƣợc gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau,

nhƣ: từ nói tắt (Nguyễn Kim Thản, 1976), chữ viết tắt (Nhƣ Ý – Mai Xuân
Huy, 1990), tắt tố (Trần Ngọc Thêm, 1977, 1979, 1981), tên tắt (Nguyễn Đức
Dân, 1978; Trịnh Liễn, 1978), tắt viết (Nguyễn Trọng Báu, 1981), tắt từ vựng
(Nguyễn Trọng Báu, 1981), chữ tắt (Nguyễn Hoàng Thanh 1996), định danh
tắt (Mai Xuân Huy, 2002)…
Trong một bài viết bàn về cách đọc tên tắt trên sóng phát thanh, tác giả
Phạm Văn Tình cho rằng trong tiếng Việt đang tồn tại một lƣợng chữ tắt và từ
tắt rất lớn và chúng đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ; chúng là một bộ phận
không thể thiếu trong kho từ vựng của mỗi dân tộc. Tác giả cũng đƣa ra quan
niệm của mình về từ tắt: "Từ tắt là sản phẩm của một phƣơng thức rút gọn
những từ đã có bằng một đơn vị mới có dung lƣợng nhỏ hơn nhằm đảm bảo
nguyên tắc tiết kiệm ngôn ngữ. Nhƣng dù thế nào thì đơn vị tắt hoá cũng phải
đảm bảo các yêu cầu: không gây cản trở, nhầm lẫn trong giao tiếp, hợp lí về
cách viết và cách đọc" [34]
Tác giả Nguyễn Hoàng Thanh, trong luận án của mình, cho rằng: "Chữ
tắt là một hình thái rút gọn của các định danh đầy đủ, đƣợc tạo ra theo những
phƣơng thức cấu tạo đặc biệt, có chức năng làm cái đại diện cho định danh
đầy đủ". [28, tr. 20]
Trên Wikipedia có đƣa ra quan niệm: "Viết tắt là một dạng rút gọn cách
viết của một từ hoặc từ ngữ. Thông thƣờng, nó bao gồm một hoặc nhiều chữ
cái lấy từ chính từ ngữ đƣợc viết tắt" [35]
Tuy chƣa có sự nhất quán trong vấn đề gọi tên nhƣng về bản chất thì


13
các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng chúng chỉ một loại đơn vị đƣợc tạo
thông qua phƣơng thức lƣợc bỏ hay rút gọn từ đơn vị định danh đầy đủ. Đơn
vị này có hình thức ngắn gọn, tiết kiệm kí tự hơn nhƣng vẫn mang tính đại
diện cho dạng thức đầy đủ.
Thuật ngữ tên tắt mà luận văn sử dụng có nội hàm hẹp hơn và thuộc

một tiểu nhóm của chữ tắt, chữ viết tắt, tắt từ vựng,...; là một dạng định danh
ngắn gọn của tổ chức; chỉ một dạng tắt viết trong đối lập với tắt nói. Thuật
ngữ tắt tố đƣợc chúng tôi sử dụng để chỉ các yếu tố cấu tạo nên tên tắt, không
dùng với nghĩa tƣơng đƣơng, thay thế.
1.1.2. Phân loại tên tắt
Có nhiều cách phân loại tên tắt khác nhau tùy theo tiêu chí lựa chọn để
sử dụng làm cơ sở phân loại. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến một số
cách phân loại tên tắt của Nguyễn Hoàng Thanh và Mai Xuân Huy - hai tác
giả dành nhiều sự quan tâm tới vấn đề tên tắt và đƣa ra cách phân chia tƣơng
đối tỉ mỉ về tên tắt.
Trong luận án tiến sĩ "Bƣớc đầu khảo sát con đƣờng hình thành, đặc
điểm cấu trúc và sự hành chức của chữ tắt trong tiếng Việt" (1996), tác giả
Nguyễn Hoàng Thanh đƣa ra ba cách phân loại chữ tắt: dựa vào cấu trúc, dựa
vào đặc điểm hành chức và dựa vào con đƣờng hình thành:
Theo đặc điểm cấu trúc hay đặc điểm cấu tạo của chữ tắt, có thể chia
thành hai loại: chữ tắt đơn thành tố và chữ tắt đa thành tố.
a. Chữ tắt đơn thành tố: Là chữ tắt chỉ gồm một cái đại diện (một tắt
tố) cho từ hay tổ hợp định danh đầy đủ. Trong loại chữ tắt đơn thành tố, có
thể chia thành các kiểu loại nhỏ sau:
(1) Kiểu cấu tạo gồm tắt tố một chữ cái: thƣờng chọn chữ cái đầu tiên
của từ hoặc chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên trong một tổ hợp định danh. Ví
dụ: Ô. (Ông), x. (xem), R. (Registered Trade Mark - Nhãn hiệu đăng ký),...
(2) Kiểu cấu tạo gồm tắt tố nhiều chữ cái không mang tính âm tiết: là
loại chữ tắt đơn thành tố gồm nhiều chữ cái tham gia trong một tắt tố không


14
mang tính âm tiết. Ví dụ: Tg (Trong TTg) - Thủ tƣớng, Pkt Packet (Tàu chở
thƣ, gói nhỏ),...
(3) Kiểu cấu tạo gồm tắt tố là một bộ phận âm tiết tính của từ: Một từ

đƣợc lựa chọn phần cắt âm tiết tính để làm chữ tắt, đại diện cho từ đầy đủ. Ví
dụ: Prof. (Professor - Giáo sƣ), Cat. (Catalogue - Thƣ mục, mục lục),...
(4) Kiểu cấu tạo gồm tắt tố là một âm tiết trong từ đầy đủ: Chọn một
trong số các âm tiết trong từ đầy đủ làm thành một chữ tắt. Ví dụ: Thái (Thái
Nguyên), Bun (Bun-ga-ri), Ken (Kennedy),...
b. Chữ tắt đa thành tố: Là chữ tắt gồm hai cái đại diện (hai tắt tố) trở
lên. Chúng có 8 kiểu loại cấu tạo:
(1) Chữ tắt đa thành tố chữ cái: cấu tạo bởi các tắt tố là chữ cái đầu của
các từ (hay âm tiết). Ví dụ: UBĐKCGYNVN (Ủy ban Đoàn kết công giáo yêu
nƣớc Việt Nam), ASEAN (Assosiation of South - East Asian Nations - Hiệp
hội các nƣớc Đông Nam Á,...
(2) Chữ tắt đa thành tố âm tiết tính: cấu tạo bởi hai tắt tố âm tiết tính trở
lên. Ví dụ: COTEVINA (Công ty Tem Việt Nam), COSACO (Saigon
Construction Company - Công ty Sài Gòn xây dựng),...
(3) Chữ tắt đa thành tố chữ cái kết hợp với phần cắt âm tiết tính của từ
(hay âm tiết). Ví dụ: D. COMM (Doctor Commerce - Tiến sĩ thƣơng mại),
Sig.O (Signal Officer - Sỹ quan truyền tin),...
(4) Chữ tắt đa thành tố chữ cái kết hợp với từ (hay âm tiết) đầy đủ. Ví
dụ: E.mail (Electronic mail - Thƣ tín điện tử), A. Oil (Aviation Oil - Xăng dầu
hàng không), E-in-C (Editor in chief - Tổng biên tập),...
(5) Chữ tắt đa thành tố âm tiết tính kết hợp với từ (hay âm tiết) đầy đủ.
Ví dụ: DATACOM (Data Communication - Thông tin dữ liệu), HABUBANK
(HaNoi Buiding Bank - Ngân hàng phát triển),...
(6) Chữ tắt đa thành tố từ kết hợp với tắt tố từ đầy đủ khác. Ví dụ:
SAIGON TOURIST (Saigon Tourist Company - Công ty du lịch TP. Hồ Chí
Minh), SAIGON AUDIO (Saigon Audio Company - Xí nghiệp băng nhạc TP.


15
Hồ Chí Minh)

(7) Chữ tắt đa thành tố gồm các tắt tố là âm tiết đầy đủ. Ví dụ: Văn
nghệ sĩ, Công nông, Liên Xô, Sĩ nông công thương binh,...
(8) Chữ tắt đa thành tố gồm tắt tố là âm tiết đầy đủ kết hợp với từ đầy
đủ. Ví dụ: Công nông nghiệp, Công nông binh lính,...
Theo đặc điểm hành chức, có thể chia chữ tắt thành hai loại:
(1) Chữ tắt không tham gia vào ngôn ngữ nói. Ví dụ: x. (xem), U.
(Union), Dr. (Dortor), VPTƯ (Văn phòng Trung ƣơng),...
(2) Chữ tắt tham gia cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết. Ví dụ: Cali.
(California), E.mail, XUNHASABA, Văn nghệ,...
Theo con đƣờng hình thành chữ tắt trong tiếng Việt, có thể phân chữ tắt
thành hai loại:
(1) Chữ tắt đƣợc tự tạo từ tiếng Việt: Loại chữ tắt này có thể đƣợc tạo
bằng cách giữ lại một âm tiết sau khi lƣợc bỏ các âm tiết trong một từ nhiều
âm tiết. Âm tiết còn lại này trở thành tắt tố tham gia cấu tạo chữ tắt theo các
cách kết hợp khác nhau, ví dụ: Ngữ văn, Tuyên huấn; Công nông nghiệp,
Nông lâm ngư nghiệp; Phòng (Hải Phòng), Thanh (Thanh Hóa),... Loại chữ
tắt đƣợc tự tạo từ tiếng Việt cũng có thể đƣợc tạo từ phƣơng thức dịch tổ hợp
định danh đầy đủ tiếng Việt ra tiếng nƣớc ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) rồi
cấu tạo chữ tắt trên cơ sở tiếng nƣớc ngoài, ví dụ: Công ty du lịch Hà Nội ->
Hanoi Tourist Company -> HANOI TOURT, Công ty điện tử Hà Nội ->
Hanoi Electronics Company -> HANEL,...
(2) Chữ tắt đƣợc du nhập từ tiếng nƣớc ngoài: Chữ tắt tiếng nƣớc ngoài
thƣờng chịu áp lực của tiếng Việt nên ngoài chữ tắt đƣợc giữ nguyên cả cách
đọc và cách viết, có rất nhiều chữ tắt đã đƣợc Việt hóa về cách đọc hay cách
viết hoặc đƣợc viết hóa cả cách đọc và cách viết.
Trong bài viết "Về khái niệm tắt tố và các kiểu định danh tắt trong
tiếng Việt", tác giả Mai Xuân Huy cũng phân loại các tên tắt (tác giả gọi là
định danh tắt) trong tiếng Việt làm hai nhóm lớn theo tiêu chí cấu tạo: định



16
danh tắt đơn thành tố và định danh tắt đa thành tố:
a. Định danh tắt đơn thành tố
Là định danh tắt chỉ gồm một “cái đại diện” tức là một tắt tố có thể là
một chữ cái, một đoạn cắt, một tiếng hay từ đơn, một từ trọn vẹn (nếu là tiếng
Anh) hoặc một từ đa tiết (nếu là tiếng Việt). Nhóm này gồm có:
(1). Định danh tắt chỉ gồm một tắt tố chữ cái đầu đại diện cho một từ.
Ví dụ: tr. = trang; x. = xem; ph. = phần; ô = ông.
(2). Định danh tắt gồm một đoạn cắt đại diện cho một từ hoặc một tên tổ
chức. Ví dụ: tel = telephone; Prof. = professor; Harv. = Harvard University.
(3). Định danh tắt gồm một tiếng/ từ đơn trọn vẹn, đại diện cho một tên
riêng (địa danh, nhân danh) hoặc từ song tiết, từ mƣợn (kiểu này chỉ có ở
tiếng Việt). Ví dụ: Thái = Thái Nguyên; Nam = Nam Định, miền Nam; Bun =
Bungari; Xô = Liên Xô; Trung = Trung Quốc; Kít = Kít – xinh – giơ; Ních =
Ních – xơn; Giôn = Giôn – xơn; huyện = tri huyện; rằm = mƣời rằm; cử = cử
nhân; tú = tú tài; trạng = trạng nguyên; cận = cận thị; li = milimét; lô, kí =
kilogram; phe = áp phe v.v.
(4). Định danh tắt gồm một từ đại diện cho một định danh đầy đủ là tên
một cơ quan, tổ chức. Ví dụ: THAI = Thai Airrways International Hãng hàng
không quốc tế Thái Lan.
b. Định danh tắt đa thành tố
Là định danh tắt đƣợc cấu tạo bởi từ 2 tắt tố trở lên kết hợp với nhau.
Loại này gồm 2 loại nhỏ: loại thuần chủng và loại hỗn hợp.
* Loại thuần chủng:
(5). Chữ cái + chữ cái. Ví dụ: ATK = An toàn khu, ĐKZ =Đại

bác

không giật, VAC = Vƣờn – Ao – Chuồng, Ltd = Limited, kg = kilograme, ha =
hectare v.v.

(6). Đoạn cắt + đoạn cắt. Ví dụ: LIXEHA = Liên hiệp xe đạp xe máy Hà
Nội, DIHAVINA = Công ty băng nhạc đĩa hát Việt Nam, COTEVINA = Công ty
tem Việt Nam, FAHASA

= Công ty phát hành sách TP Hồ Chí Minh,...


17
(7). Tiếng + tiếng. Ví dụ: Bảo Việt = Công ty bảo hiểm Việt Nam, Việt
Minh = Việt Nam độc lập đồng minh hội,...
(8). Từ + từ. Ví dụ: SAIGON TOURIST = Saigon Tourists Company
(Công ty du lịch TP. Hồ Chí Minh), SAIGON AUDIO = Saigon Audio
Company (Công ty nghe nhìn TP. Hồ Chí Minh),...
* Loại hỗn hợp:
(9). Chữ cái + đoạn cắt âm tiết. Ví dụ: T.CITEX = Thanh Cong Textile
Company (Công ty dệt Thành Công), CLEXIM = Cửu Long Export – Import
Company (Công ty XNK Cửu Long),...
(10). Chữ cái + tiếng. Ví dụ: Cty (Công ty).
(11). Chữ cái + từ đầy đủ. Ví dụ: SFC VIETNAM =Vietnam Service
Flying Company (Tổng công bay dịch vụ Việt Nam),

SGTT Bank =

Sài

Gòn Thƣơng Tín Bank (Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín),...
(12). Đoạn cắt + tiếng. Ví dụ: TOCONTAP = Tổng công ty XNK tạp phẩm.
(13). Đoạn cắt + từ. Ví dụ: HABUBANK

= HaNoi Building Bank


(Ngân hàng xây dựng Hà Nội),...
(14) Đoạn cắt + tên riêng. Ví dụ: HAIHACO = Hai Ha Confectionery
Company (Công ty bánh kẹo Hải Hà), SAI GON SHIP = Sai Gon Shipping
Co (Công ty vận tải biển Sài Gòn),...
(15). Tiếng + từ. Ví dụ: CONTYMAY = Công ty may, CONTYLEN
= Công ty len,...
(16). Số từ + chữ cái. Ví dụ: 3C <= CCC <= Computer – Communication
– Control Company, 10 KF = 10th October Kmiting Company Công ty dệt
10/10, 19 MTM = 19th May Textile Company Công ty dệt 19/5,...
(17). Số từ + từ: Ví dụ: Hai giỏi, hai tốt, bốn tốt, ba không, ba sẵn sàng,
ba đảm đang v.v.
(18). Chữ cái + từ + dấu. Ví dụ: E.mail,...
(19). Đoạn cắt + đoạn cắt + ‘s. Ví dụ: BITI’S = Binh Tien Rubber
Company, BITA’S = Binh Tan Private Company,...


×