Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN giải pháp tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua bô môn địa lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.46 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 9

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Lí do.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhấc nhối cho toàn nhân
loại: Ô nhiễm nguồn nước sông, ngòi ao, hồ, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô
nhiễm tiếng ồn, …. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Vì
vậy vấn đề bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách
của toàn xã hội. Để khắc phục những hậu quả trên cần một thời gian dài, liên
tục, tốn kém nhiều công sức lực và phải hành động ngay từ bây giờ. Để bảo vệ
môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức cho mỗi người, phải bắt đầu
giáo dục từ đối tượng học sinh chung và học sinh lớp 9 nói riêng. Giáo dục môi
trường cần được lồng ghép trong các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công
nghệ, GDCD, Lịch sử, Văn học, .. và các tiết học ngoại khóa.
Từ khi loài người xuất hiện, giữa môi trường và con người chúng ta đã có
mối quan hệ mật thiết với nhau đó là mối quan hệ hòa hợp. Cùng với sự tiến bộ
của xã hội loài người và theo thời gian dân số ngày một tăng lên, nhu cầu của
con người ngày càng phức tạp hơn. Sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ
khiến cho mối quan hệ trở nên “mâu thuẫn” dẫn đến một loạt các sự cố về môi
trường như: hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô zôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm
môi trường nước, môi trường biển, ô nhiễm không khí, ... xuất hiện với cường
độ ngày một tăng nhanh. Tình hình đó đã đặt ra cho toàn nhân loại thảm họa
khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người hiện nay và tương
lai.
Với tư cách là một giáo viên, một công dân đang sinh sống và giảng dạy ở
một trường vùng sâu xa biên giới, đối tượng là học sinh dân tộc Bru Vân Kiều,
1



tôi đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của môi trường rừng núi, nước đầu
nguồn với cuộc sống con người, về trách nhiệm của mình với tuyên truyền bảo
vệ môi trường. Tôi đã nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa
cao. Bên cạnh đó còn có tình trạng học sinh cho rằng bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của chính quyền địa phương hoặc của người lớn. Thực trạng đó đã làm
hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế địa phương, gây ra tác hại cho sức khỏe
cộng đồng, hình thành các loại bệnh tật hiểm nghèo đến cộng đồng dân cư, gây
ô nhiễm môi trường đất, nước, và rừng đầu nguồn. Vì vậy vấn đề tìm ra những
biện pháp để bảo vệ môi trường ở địa phương là điều mà tôi luôn băn khoăn trăn
trở trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học bộ môn Địa lí ở trường, tôi dã lồng ghép việc giáo
dục bảo vệ môi trường vào các bài dạy. Đặc biệt là môn Địa lí lớp 9. Qua việc
lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò
của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường,
chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. Đó
cũng chính là lý do tôi chọn đề tài "Giải pháp tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh thông qua môn Địa lí 9"
1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Sáng kiến đề cập đến những giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 9 ở trường phổ thông dân tộc bán
trú, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng
là học sinh người dân tộc Bru Vân Kiều.
2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách của học sinh người dân tộc, giúp các em nhận thức rõ hơn mỗi
quan hệ giữa môi trường với cuộc sống, biết yêu quý hơn môi trường sống của
mình. Từ đó các em có những giải pháp và hành động tích cực hơn đến môi
trường sống quanh mình. Điểm mới và vấn đề cần giải quyết của sáng kiến kinh
nghiệm là đề cập đến các giải pháp và các hình thức để giáo dục hiệu quả ý thức

bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học bộ môn Địa lý trong
2


trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn, đối tượng là học sinh đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều.

PHẦN II. NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Ngay từ năm 1960 vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra nghiêm túc và
đã được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các trường THCS
nhưng với mức độ còn hạn chế. Đầu thập kỉ 80 nội dung GDMT đã được tích
hợp vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó
môn Địa Lí được coi là phù hợp nhất. Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường
THCS nói riêng và các cấp học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương
pháp GDMT còn nặng về cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm,
hành vi quan tâm đến môi trường và vì môi trường cho học sinh.
Với đặc thù của đơn vị trường phổ thông dân tộc bán trú là đóng chân trên
địa bàn có nền kinh tế xã hội đặc biêt khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, địa hình
đồi núi hiểm trở, là nơi đầu nguồn của các con sông, suối, hay còn gọi là nước
đầu nguồn. Đời sống người dân còn nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào lâm nghiệp,
phần đông gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Đồng bào chưa chú tâm đến
việc học tập của con em. Học sinh cũng không dành nhiều thời gian cho việc
học tập ở nhà, chưa xác định rõ mục tiêu học tập. Ý thức về bảo vệ môi trường
của các em còn mơ hồ. Việc xả rác lung tung, đi vệ sinh không đúng chỗ, chưa
có ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước hay sử dụng tiết kiệm nước, hay tàn phá
rừng đầu nguồn, phá hủy hệ sinh thái rừng mà không hề biết hậu quả ra sao vẫn
còn diễn ra va xem như là hành động bình thường của cuộc sống. Công tác vệ
sinh lớp học, khuôn viên, phòng ở phải được thầy cô nhắc nhở kèm cặp mới

thực hiện.
2.2. Nguyên nhân hạn chế trong ý thức bảo vệ môi trường của học sinh

3


*Với học sinh: Hầu hết đều có chung một câu trả lời “Em chẳng biết tham
gia như thế nào, ai hướng dẫn”. Như vậy nhìn từ phía học sinh nguyên nhân là
do các em chưa hiểu được là phải làm gì để bảo vệ môi trường, còn mơ hồ trong
nhận thức, còn thờ ơ trước những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi
trường và quá quen với những phong tục tập quán lạc hậu của đa số các em đã
có từ lâu, dẫn đến ý thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế.
*Với chính quyền địa phương: Chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, tuyên
truyền cho mọi người ý thức được rằng môi trường ngày càng xấu đi và sự suy
giảm của các nguồn tài nguyên là một thực tế đang được báo động khẩn. Các
cấp chính quyền cũng chưa hề có những hướng dẫn cho các em những việc cần
làm cụ thể để bảo vệ môi trường như: Trồng cây xanh, vệ sinh khe suối, bảo vệ
nguồn nước, thu gom và xử lý rác thải, vệ sinh thôn bản, xây dựng nhà vệ sinh
gia đình, ….
2. CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 9
2.1. Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài giảng chu đáo.
a. Nắm bắt kĩ mục tiêu và nội dung bài học
Công việc này tùy thuộc vào nội dung cụ thể của bài học đó. Nếu như bài
học tập trung vào phát triển các giá trị, quan điểm thì phương pháp đóng vai và
thảo luận là thích hợp. Còn nội dung dạy về môi trường trong thì phương pháp
thực địa lại có hiệu quả hơn.
c. Nguồn tài liệu
Với giáo viên: Ngoài sách giáo khoa còn có sách giáo viên, bản đồ nên sưu
tầm một số tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nơi học sinh đang sinh sống và các

mẩu vật có liên quan đến môi trường
Với học sinh, sách giáo khoa là nguồn tài liệu chính cùng với tập bản đồ
hoặc quan sát trên thực tế ở địa phương mình đang sinh sống hay trên thông tin
đại chúng...
2.2. Áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài giảng.
4


Thông thường tôi sử dụng các phương pháp sau trong dạy học để tạo hứng
thú cho học sinh trong học tập đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp thực địa.
- Phương pháp động não.
2.3. Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy
chính khoá.
Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi
trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ
với nhau dựa trên những mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong
bài học.
Như vậy, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không phải là muốn đưa vào
bài học nào cũng được mà phải căn cứ vào nội dung cụ thể của bài học để thực
hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, xác định mức độ tích hợp, lựa chọn
các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy một cách hợp lý và hiệu quả.
Trong thực tiễn giảng dạy của mình, tôi nhận thấy phải căn cứ vào vốn kiến
thức đã có của học sinh, chuẩn bị nội dung tích hợp hay liên hệ thực tiễn hợp lý,
gần gũi với các em đồng thời áp dụng phương pháp dạy học như đã nêu trên một

cách hợp lý mới mang đến hiệu quả giáo dục cao. Sau đây là các ví dụ minh họa
tôi sử dụng khi dạy học giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 38-39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (SGK địa lí lớp 9)
Đối với bài này giáo viên cần tích hợp theo mức độ toàn phần trong mục:
I. Biển và đảo Việt Nam và mục III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo.
5


- HS cần biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài (3260 km) và vùng
biển rộng (khoảng 1 triệu km2) có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế
biển.
- HS hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ
tài

nguyên và môi trường biển - Đảo nhằm phát triển bền vững.
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp thảo luận nhóm, kết hợp

với phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí.
Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết học này, bản thân tôi
đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1: GV nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm nhỏ (06 HS) và trình bày kết quả
Bước 3: GV tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính. Cụ thể
của vấn đề thảo luận:
? Để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển cần phải quan tâm đến
vấn đề gì? Nêu một số biện pháp cụ thể.
- Yêu cầu HS cần nêu được những vấn đề cần quan tâm: Bảo vệ nguồn tài
nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển, mỗi người tự giác và có ý thức về
môi trường.

- Một số biện pháp cụ thể: Không khai thác bừa bãi, quá mức các tài
nguyên biển; không để xẩy ra các sự cố tràn dầu; hạn chế chất thải ra biển từ các
nhà máy, rác thải đô thị… (minh họa bằng ảnh để học sinh nhận dạng sự cố về
môi trường)
Qua thực tế kết quả thảo luận, dưới sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, tôi
thấy rằng các em đã có những ý kiến, suy nghĩ, những quan điểm, thái độ về vấn
đề môi trường biển trong hiện tại và cả tương lai.
Tôi có một câu hỏi tình huống cho học sinh trả lời trực tiếp: Hiện nay môi
trường biển ở nước ta như thế nào? Có bị ô nhiễm không? Nguyên nhân ô nhiễm
đó là gì?... Những câu hỏi tình huống đó đã tạo nên sự sôi nổi của HS trong quá
6


trình tự lực phát hiện vấn đề từ một tình huống thực, lựa chọn vấn đề cần giải
quyết, từ đề xuất ra giả thuyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn
đề… và tôi cảm thấy được sự thành công của mình trong tiết dạy này.
Đặc biệt trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường biển hết
sức nghiêm trọng từ các khu nhà máy, khu xí nghiệp, bệnh viện, từ khu dân cư ...
mà đặc biệt là tình trạng xả nước thải từ khu công nghiêp FOMOSA ở Hà Tĩnh
đã ảnh hưởng lớn cả vùng biển miền Trung nước ta.
Ví dụ 2: Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP (SGK
địa lí lớp 9)
GV tích hợp theo mức độ liên hệ ở mục II. Các ngành công nghiệp
- HS biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ
tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường.
- Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên một cách hợp lí và bảo
vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp.
Ở bài này GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm hiểu về những
nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường bị ô nhiễm trong quá trình khai thác và
chế biến.

Muốn làm được điều đó HS cần phải xác định được địa bàn phân bố của
các điểm khai và chế biến trong công nghiệp và liên hệ qua thực tế thông qua
phương tiện thông tin đại chúng về các vụ việc có liên quan đến vấn đề môi
trường. Như chất thải độc hại của công ty bột ngọt Vedan trên sông Thị Vải,
công ty Tungkuang, công ty TNHH Miwon, công ty thuộc da Hào Dương, công
ty giấy Việt Trì…
Vấn đề chất thải độc hại ở các khu công nghiệp, bệnh viện … đang hàng
ngày, hàng giờ đe dọa đến môi trường sống của con người. Từ nhận biết được
những tác hại đó các em cũng sẽ thấy rằng trong một phạm vi hẹp trong nhà
trường, mức độ rác thải của các em hằng ngày cũng góp phần làm cho môi
trường xung quanh các em ô nhiễm. Từ tích hợp vấn đề trong bài học, giáo viên

7


có thể lồng ghép giáo dục cho các em ý thức trong tiết kiệm điện, giữ gìn vệ sinh
lớp học, … (minh họa hình ảnh ở phụ lục)
2.4. Tích hợp ý thức bảo vệ môi trường đất, rừng, nước, không khí
thông qua phân môn địa lí 9.
Đối với những nội dung tích hợp này tôi thường sử dụng phương pháp vấn
đáp, giảng giải.
Ví dụ 1: Sử dụng phương pháp tích hợp bộ phận trong hoạt động nội khóa
Khi dạy bài 28: Vùng Tây Nguyên. Giáo viên chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường ở mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
Học sinh biết được vùng Tây Nguyên có một lợi thế để phát triển kinh tế:
Địa hình cao nguyên, đất ba dan, rừng chiếm diện tích lớn, tài nguyên khoáng
sản phong phú đặc biệt là bô xít… Học sinh phải biết được rằng việc chặt phá
rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn khai thác khoáng sản đã
làm ảnh hưởng xấu tới môi trường (ví dụ: ảnh minh họa, nước bị ô nhiễm ,đất
bị sát lở, rửa trôi .....Vì vậy việc bảo về môi trường tự nhiên ,khai thác hợp lí tài

nguyên đặc biệt là thảm thực vật rừng là một nhiệm vụ quan trọng ở Vùng Tây
Nguyên nói riêng và các vùng khác nói chung .
Ví dụ 2: Sử dụng phương pháp hoạt động nội khóa tích hợp bộ về tình
trạng lũ lụt ven biển miền trung thông qua bài 23: Vùng Bắc Trung bộ. Ở phần
II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
Qua bài này học sinh biết được Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có địa hình
dốc, núi gò đồi, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Vùng có rất nhiều tài nguyên
khoáng sản...
Vùng Bắc trung Bộ nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của bão, gió
mùa đông bắc và gió phơn Tây Nam đã làm cho vùng này vừa lũ quét vừa hạn
hán vừa nạn cát bay, cát lấn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống đân cư ở trong
vùng. Nên công tác bảo vệ rừng là khâu then chốt ở vùng này.
2.5. Tích hợp kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt
động ngoại khoá thông qua môn Địa lí lớp 9.
8


Đối với những nội dung tích hợp này tôi thường sử dụng phương pháp
động não thông qua các hoạt động như tổ chức ngoại khoá, hoạt ngoài giờ lên
lớp cho học sinh với nội dung sau:
- “Thực trạng môi trường Việt Nam và vấn đề bảo vệ môi trường cho sự
phát triển bền vững đất nước”
- Cảnh lũ lụt ở miền Trung, cảnh sa mạc hoá ở Nam Trung Bộ; cảnh đồi
trọc miền Trung du và miền núi Bắc Bộ; cảnh phá rừng đầu nguồn ở Tây
nguyên, Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình. Cảnh ô nhiễm sông
Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Tô Lịch, sông Đồng Nai ... cảnh khai thác vàng bừa
bãi ở Quảng Nam, khai thác than thổ phỉ ở Quảng Ninh, cảnh khu công nghiệp
FOMASA ở Hà Tĩnh, cảnh đốt gạch không sử dụng công nghệ Tuy nen ở Nam
Định.......
Sau khi xem mỗi đoạn phim, hình ảnh tôi đều đặt ra trước học sinh những

câu hỏi và yêu cầu các em trả lời với nội dung:
+ Nguyên nhân đã tạo nên những hiện tượng trên?
+ Hậu quả của những hiện tượng trên?
Trên đây là một số ví dụ để thấy tình trạng ô nhiễm môi trường cần phải
được quan tâm đúng mức, kịp thời từ đó tạo cho thế hệ trẻ có ý thức hơn trong
bảo vệ môi trường. Ở phạm vi hẹp hơn, học sinh có thể biết cách vệ sinh sân
trường, biết đổ rác thải đúng nơi quy định, biết vệ sinh đường làng ngõ xóm ....
Tôi cũng sử dụng các bài tập sau để cho học sinh vè nhà tìm hiểu thêm như:
- Hãy tìm hiểu về môi trường nơi em đang sống và các biện pháp bảo vệ
môi trường?
- Hãy vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường với các nội dung sau:
+ Cảnh các bạn cùng khác lớp, cùng lớp hay cùng trường đang quét đường
làng, ngõ xóm, quét trường, vớt rác thải tại sông ngòi.
+ Cảnh các bạn đang trồng cây, tưới cây, bắt sâu cho cây nơi công cộng
+ Cảnh các bạn đang lau chùi tường, đi gom túi nilông ....
9


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Ý nghĩa của đề tài
Từ thực tiễn của bản thân, tôi tự nhận thấy, để không ngừng nâng cao chất
lượng việc thực hiện mục tiêu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng
dạy Bộ môn Địa lí ở lớp 9, người giáo viên giảng dạy phải tạo cho mình những
năng lực sau:
Sau một thời gian tìm hiểu và vận dụng vào dạy học bài bản thân tôi tự
nhận thấy, để không ngừng nâng cao chất lượng việc thực hiện mục tiêu tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Bộ môn Địa lí ở lớp 9 thông qua
các hoạt động sau: Hoạt động nội khóa, hoạt động ngoại khóa.
- Báo cáo ngoại khóa về môi trường: Để mở rộng hiểu biết về môi trường
địa phương, đất nước, toàn cầu.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường ở địa phương, trong nhà trường:
Để phát triển khả năng tiềm ẩn trong học sinh (vẽ tranh, viết thơ, ca dao, sáng
tác, sưu tầm tranh ảnh...).
- Tổ chức nghiên cứu môi trường địa phương: Rèn luyện kỹ năng nghiên
cứu (tìm tòi, thu thập, phân tích ....)
- Tổ chức tham quan môi trường ở địa phương: Mở rộng tầm nhìn về môi
trường tự nhiên, xã hội. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất
nước.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà
trường và địa phương.
2. Kiến nghị, đề xuất
2.1. Đối với học sinh
Trước hết về phía học sinh, các em cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về
môi trường của quê hương, đất nước. Từ đó mỗi em xác định được bổn phận và
trách nhiệm cơ bản của mình trong hiện tại và tương lai đối với việc bảo vệ môi
10


trường bền vững cho sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống con người. Mỗi em
hãy có những việc làm thiết thực tham gia trực tiếp vào bảo vệ môi trường tại
nhà trường, địa phương nơi sinh sống. Qua các việc làm ấy hình thành được ở
các em một số kỹ năng cơ bản bước đầu trong bảo vệ môi trường trong nhà
trường, gia đình và xã hội.
2.2. Với giáo viên
- Chọn nội dung: Tích hợp toàn phần (kiến thức GDMT trùng lặp hoàn toàn
với kiến thức địa lí), tích hợp bộ phận (kiến thức GDMT là một bộ phận của
kiến thức Địa lí)
- Thiết kế bài học phải có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống
khác nhau, nhưng đều đạt được mục tiêu GDMT.
- Thường xuyên tìm tòi học hỏi những tài liệu, phương pháp GDMT có

hiệu quả, đa dạng hơn trong các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Hơn ai hết, tôi thấy bản thân mình trong hiện tại và tương lai phải có trách
nhiệm cao hơn trong thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ
trẻ và nhiệm vụ này cần được mọi người, mọi tổ chức xã hội hãy chung tay cùng
giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ và chung tay bảo vệ môi trường bền
vững cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ bài học này bản thân tôi mạnh dạn viết đề tài này để cùng nhau học tập
và làm giàu thêm kinh nghiệm và vốn hiểu biết về môi trường cho thế hệ hôm
nay và mai sau.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 9
Nguyễn Dược- Đỗ Thị Minh Đức- Vũ Như Vân…
( Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009 )
2. Sách giáo viên Địa lí 9
Nguyễn Dược- Đỗ Thị Minh Đức- Vũ Như Vân…
( Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005 )
3. Bài tập Địa lí 9
Phạm Thị Sen- Đỗ Anh Dũng
( Nhà xuất bản Giáo dục năm 2011 )
4 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí ở Trường trung học
cơ sở
Nguyễn Thị Minh Phương-Phạm Thu Phương- Phạm Thị Sen.....
( Nhà xuất bản Giáo dục năm 2002 )
5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí trung học cơ sở
( Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012 )
6. Hội thảo: Giáo dục môi trường trong các trường học 16/9/2012

Đơn vị tổ chức: Sở GD Tỉnh Hưng Yên

12


13


14



×