Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến GIÁ cổ PHIẾU TRÊN sàn GIAO DỊCH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH GIAI đoạn 2007 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.05 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN SÀN GIAO
DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007-2018
Nhóm thực hiện:
Lớp tín chỉ:
Giảng viên:

Nhóm 10
KTE309.2
TS. Chu Thị Mai Phương

STT
1
2

Họ và tên
Lê Thị Ngọc Hân
Trương Linh Ngân

Mã sinh viên
1811110187
1811110436

3

Phạm Kiều Thanh Thanh


1811110524

4
5

Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Ánh Tuyết

1813310043
1813310177

6

Phan Thuý Ngọc

1813310119

Hà Nội, tháng 3 năm 2020


MỤC LỤC

2


CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây có thể thấy được những bước tiến
thuận lợi trên con đường hội nhập quốc tế, với những biểu hiện điển hình ở thị trường tài
chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng vốn dĩ còn non trẻ và đầy biến động.

Thị trường chứng khoán đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt
Nam vì nó là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Với tốc độ phát triển khá sôi nổi,
thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một kênh đầu tư khá hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với bản chất là một thị trường mới nổi, non trẻ, thị
trường chứng khoản Việt Nam cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Điều này được thể hiện rất rõ
thông qua tình hình biến động của chỉ số VN-Index vào khoảng năm 2007-2008 khi lạm
phát gia tăng tác động xấu tới toàn bộ nền kinh tế nước ta tạo nên một bức tranh ảm đạm
trên thị trường chứng khoán. Yếu tố quyết định hiệu quả khi đầu tư cổ phiếu là kinh
nghiệm tích lũy từ phía nhà đầu tư khi tham gia thị trường là điều rất quan trọng. Đối với
những nhà đầu tư mới tham gia thị trường thì điều này càng trở nên khó khăn hơn gấp
nhiều lần. Cùng với đó sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thị trường bất động
sản, vàng,...đã làm cho thị trường chứng khoản nước ta có nhiều biến động đáng kể, biểu
hiện rõ ràng nhất là sự biến động về giá, bởi giá cả chính là yếu tố quyết định trong chứng
khoán.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tổng vốn hoá thị trường trong năm 2018 đạt
hơn 3,96 triệu tỷ đồng, trong đó vốn hoá tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) là lớn nhất với 2,87 triệu tỷ đồng. Đối với các nhà đầu tư, thị trường chứng
khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng còn là nơi cung cấp cơ hội đầu tư, đầu
cơ kiếm lời. Trong tình hình lên xuống khá thất thường của thị trường chứng khoán Việt
Nam,việc xem xét và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là vô cùng cẩn
thiết. Giá cổ phiếu luôn phản ánh được sự biến động trên thị trường và tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành. Vì vậy nó giúp cho các nhà đầu tư có thêm
một công cụ để tham khảo trong quá trình đầu tư của mình. Và đó cũng trở thành lý do
nhóm em lựa chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN
SÀN GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007-2018”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Bài tiểu luận tiến hành nhận dạng và xác định mức độ tác động của các nhân tố đến giá cổ
phiếu của các doanh nghiệp trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp
thêm bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này. Đây cũng là cơ sở góp phần giúp các cơ
quan quản lý, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về sự

biến động giá cổ phiếu tại Việt Nam. Từ đó, đem lại cho Chính phủ cơ sở để đưa ra các
giải pháp phù hợp quản lý thị trường, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có chiến lược huy

3


động vốn hiệu quả, các nhà đầu tư có cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đầu cơ
kiếm lời.
• Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu
trên HOSE
• Đưa ra các khuyến nghị , giải pháp giúp nhà quản lý ổn định giá cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu trên HOSE, gồm các biến: Chỉ
số VN-Index, chỉ số lạm phát CPI, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất bình quân liên quân
ngân hàng do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước công bố theo từng quý.
b. Phạm vi nghiên cứu
Khách thể:Chỉ số VN-Index(VNI) , chỉ số lạm phát CPI, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi
suất bình quân liên ngân hàng do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước công bố
theo từng quý (Inter).
Thời gian: Bài tiểu luận lấy số liệu từ Quý I năm 2007 đến Quý IV năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận dùng phần mềm Stata ước lượng các hệ số của mô hình bằng phương
pháp bình quân tối thiểu thông thường OLS.

4


CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ

BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ
MINH
1. Các lý thuyết kinh tế
1.1. Khái niệm cổ phiếu
Cổ phiếu là 1 loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán
ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài
sản hoặc vốn của 1 công ty cổ phần.
Khi mua cổ phiếu, những NĐT (các cổ đông) sẽ trở thành chủ sở hữu đối với công ty.
Mức độ sở hữu đó tùy thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Là chủ sở hữu, các cổ
đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của
công cty. Trong trường hợp xấu nhất công ty bị thanh lý phá sản cổ đông chỉ nhận được
những gì còn lại sau khi công ty đã trang trải xong các khoản nghĩa vụ khác (như thuế nợ
ngân hàng hay trái phiếu …).
1.2. Đặc điểm của cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có chiều
góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty phá sản hoặc
giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).
Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết
quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm
ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác
có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc th Cổ tức cổ phiếu thường tùy
thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định
nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được
hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược
lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức.
Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều
nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty.
Các loại cổ phiếu:
- Cổ phiếu thường
- Cổ phiếu ưu đãi

Giá trị của cổ phiếu thường:
Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị
mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá cổ
phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công ty. Mệnh giá cổ phiếu không
có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư, nên nó không liên quan đến giá thị
trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công

5


ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện
số tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra.
Một số nước luật pháp cho phép Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường
không có mệnh giá.
Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ
sở số liệu sổ sách kế toán của công ty.
Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ
phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần
(phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng
số cổ phiếu thường đang lưu hành.
Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản
thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang
lưu hành.
Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy thuộc
loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức công ty còn khất lại chưa
trả cho cổ đông ưu đãi trong các kỳ trước đó (nếu có).
Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện
trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay còn được gọi là giá thị
trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không
do người nào khác quyết định, mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống

nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó.
Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó
thường xuyên biến động.
1.3. Sở giao dịch chứng khoán và chỉ số VN-Index
a. Sở giao dịch chứng khoán HOSE
HOSE (Ho Chi Minh Stock Exchange) - Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. Hiện nay các
sở giao dịch chứng khoán trên thế giới thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần.
b. Chỉ số VN-Index
Khái niệm
Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch)
của các công ty niêm yết tại HOSE được gọi là VN-Index, thể hiện biến động giá cổ phiếu
giao dịch tại HOSE. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết
tại sở giao dịch nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.
2. Lý thuyết đưa ra các biến phụ thuộc, biến độc lập vào mô hình

6


2.1.

Tác động của GDP tới biến động giá cổ phiếu niêm yết
GDP (Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả sản phẩm, dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ và trong một thời gian nhất định, thường là
một năm.
Việc tăng trưởng GDP là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm nội địa của kỳ
này hoặc của năm nay so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tang trưởng GDP phản ánh tình

hình nền kinh tế và cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về thị trường.
Việc tăng trưởng GDP làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, tạo điều kiện giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, tạo tiền đề vật chất để củng cố
an ninh quốc phòng, củng cố chính trị, tăng uy tín và vai trò của nhà nước đối với xã hội.
Qua đó, làm tăng mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư vào nền kinh tế của đất nước. Việc đầu
tư vào TTCK cũng diễn ra sôi nổi và nhà đầu tư tin tưởng hơn khi bỏ tiền vào các loại cổ
phiếu trên thị trường. Tâm lý lạc quan dẫn đến đẩy giá thị trường của các loại cổ phiếu
tăng mạnh.
2.2. Tác động của lạm phát tới biến động giá cổ phiếu niêm yết
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Lạm phát ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường chứng khoán thông qua thị trường hàng
hóa. Lạm phát tăng có nghĩa rằng chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao, giá hàng
hóa theo đó mà tăng lên. Nhưng cầu hàng hóa sẽ giảm xuống vì giá tăng lên, dẫn đến
doanh thu của hàng hóa cũng theo đó mà giảm. Doanh nghiệp không còn hấp dẫn đối với
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Khi lạm phát tăng quá cao là dấu hiệu cho nền kinh tế bất ổn. Điều này làm cho người
dân, nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. “Tâm lý bầy đàn” xuất hiện, kéo theo việc
rút vốn ồ ạt trên thị trường chứng khoán.
Một yếu tố phổ biến nhất để đo lường lạm phát đó là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
2.3. Tác động của lãi suất tới biến động giá cổ phiếu niêm yết
J.M. KEYNES (1833-1946) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng lãi suất
không phải là số tiền trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu vì khi tích trữ tiền mặt
người ta không nhận được một khoản trả công nào, ngay cả khi trường hợp tích trữ rất
nhiều tiền trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì vậy: “Lãi suất chính là sự trả
công cho số tiền vay, là phần thưởng cho sở thích chi tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được
gọi là sự trả công cho sự chia lì với của cải, tiền tệ.”
Mặc dù diễn biến tăng lãi suất không thể giúp nhà đầu tư sử dụng để xác định thời
gian giao dịch, nhưng họ có thể sử dụng để định vị xu hướng của nền kinh tế trong từng
bối cảnh.

Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cổ phiếu. Bởi vì khi giá vốn rẻ
hơn so với trước sẽ giúp các công ty dễ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu

7


tư, cũng như giảm chi phí cho các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ đó sẽ làm cải
thiện lợi nhuận của công ty và làm tăng giá cổ phiếu của công ty.
Lãi suất tăng - giá cổ phiếu giảm: xảy ra khi các dòng thu nhập tương lai của công ty
tăng không nhiều hoặc thậm chí giảm, vì trước đó công ty phải huy động vốn với lãi suất
cao, đến khi hàng hóa được sản xuất và bán ra thì lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, trong
khi sức mua lại có hạn, thu nhập của công ty giảm sút, công ty không có khả năng tăng
giá hàng hóa để bù lại mức lạm phát.
Nếu chỉ xét trong mối tương quan giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu thì trên thực
tế, thông thường quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ ngược chiều. Điều
này có thể lý giải như sau: khi dự đoán lãi suất thị trường tăng, tức là giá trái phiếu sẽ
giảm, thì người đầu tư có xu hướng chuyển từ cổ phiếu sang mua trái phiếu và làm cho
giá cổ phiếu giảm.
2.4. Tác động của lãi suất bình quân liên ngân hàng tới biến động giá của
phiếu
Trong bài tiểu luận này, do khó khăn trong việc tìm số liệu đáng tin cậy trong khoảng
thời gian tương đối dài, chúng em nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp qua lãi suất bình quân
liên ngân hàng - lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng thông qua thị trường liên
ngân hàng. Theo nghiên cứu và khảo sát của một số trang web uy tín như THEBANK…:ý
nghĩa lãi suất liên ngân hàng tăng cao theo các chuyên gia cho thấy thanh khoản hệ thống
ngân hàng sẽ bị eo hẹp hơn trong tương lai. Điều này là một tín hiệu buồn, không có lợi
chút nào đối với doanh nghiệp khi muốn vay vốn kinh doanh.
Mặt bằng lãi suất huy động sẽ có xu hướng tăng nhẹ sau đó, đặc biệt là các kỳ hạn
ngắn. Cũng dễ hiểu vì nhu cầu tăng trưởng tín dụng càng ngày càng cao nếu ngân hàng
nhà nước tiếp tục duy trì động thái như vậy. Các ngân hàng sẽ dè dặt hơn trong việc vay

vốn lẫn nhau. Bên cạnh đó, lãi suất đưa ra ngoài thị trường cũng sẽ được cân nhắc và đẩy
lên cao.
Nếu lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn. Không
còn nhiều ưu đãi như trước đó khi ngân hàng liên tục phải vay lẫn nhau. Động thái đó ảnh
hưởng tiêu cực gián tiếp đến tốc độ tăng trưởng của thị trường cổ phiếu chứng khoán.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1) Nghiên cứu của Mehr-un-Nisa & Mohammad Nishat (2012) về những yếu tố ảnh hưởng
đến thị trường chứng khoán Pakistan; Nghiên cứu của Adaramola, Anthony Olubega
(2011) về giá cổ phiếu với phạm vi Nigeria. Cả 2 đã cho thấy rằng GDP có tác động cùng
chiều và rất mạnh mẽ lên giá cổ phiếu.
2) Các nghiên cứu thực nghiệm của Nelso, Bodi (1976); Jaffe và Mandelker (1976); Fama
và Schwert (1977); Flannery và Protopapadakis (2002); Schwert (1981) đã cho thấy tương
quan âm giữa chỉ số giá chứng khoán và lạm phát.
3) Nghiên cứu của Mahmudul và Salah Uddin (2009) với nghiên cứu về mối quan hệ giữa
lãi suất giá cổ phiếu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển; Fama (1981);

8


Mohammad và cộng sự (2009); Christopher Gan (2006); Rahman, Sidek và Tafri (2009)
cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước đang phát triển
và đã phát triển, cùng 1 số khảo sát và nghiên cứu của trang Thebank....
Tuy nhiên, các nghiên cứu ở trên và những nghiên cứu khác còn hạn chế trong việc
lượng hóa nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu được chứng minh theo phương pháp định
tính, chưa đủ thuyết phục và chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố lên giá cổ phiếu.
Vậy nên, bài tiểu luận này nghiên cứu một cách tổng thể, ước lượng, kiểm định mối quan
hệ tổng hợp của các yếu tố lên giá cổ phiếu theo phương pháp định lượng.

9



CHƯƠNG III. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG KIỂM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA
NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ ỔN ĐỊNH LÊN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN
SÀN HOSE
1.
Mô hình nghiên cứu.
vni = β1 + β2gdp + β3cpi + β4inter+ ui
Giải thích các biến:
• Biến phụ thuộc vni: Chỉ số vnindex
VnIndex được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số giá
bình quân Passcher với công thức sau

Vn-Index =
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kì gốc
(vni không có đơn vị)
vni trong bài được tính trung bình trong quý
Trên thực tế: VNIndex càng lớn càng tốt cho thị trường.
• Các biến độc lập:
- Tổng sản phầm quốc nội (gdp)
Thể hiện giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm).
Cách tính thông dụng của gdp theo phương pháp chi tiêu
Y = C + I + G + (X - M)
Trong đó:
Y: Tổng sản lượng.

C: Tiêu dùng.
I: Đầu tư.
G: Chi tiêu chính phủ.
(X-M): Xuất khẩu ròng = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
(Với số liệu trong bài, GDP được tính theo quý, mang đơn vị: Tỷ VND)
Theo một số nghiên cứu và khảo sát đã nêu trên, gdp được kì vọng có ảnh hưởng tích
cực lên giá cổ phiếu.
- Chỉ số giá tiêu dùng (cpi)
cpi thể hiện cho mức độ lạm phát của nền kinh tế.

10


Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức
Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến
hành như sau:
Bước 1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng
hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
Bước 2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi
thời điểm.
Bước 3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân
với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
Bước 4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng
công thức sau:
CPIt = 100 x

Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t
Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở
(đơn vị %)


(Trong bài tiểu luận, năm 2005 được chọn làm năm gốc).
Biến cpi được kì vọng có ảnh hưởng tiêu cực đến biến phụ thuộc VNI.
- Lãi suất bình quân liên ngân hàng (inter)
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng với nhau thông qua
thị trường liên ngân hàng khi xảy ra tình trạng thiếu vốn. Lãi suất này sẽ được các tổ chức
công bố thông tin như Ngân hàng Trung ương đưa ra vào mỗi sáng sau khi đã tập hợp các
số liệu từ các ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng được kì vọng có ảnh hưởng ngược chiều gián tiếp tới biến
vni.
Ngoài ra, trong mô hình còn có U i : sai số ngẫu nhiên đại diện cho sự ảnh hưởng của
các yếu tố khác lên vni mà không được đề cập tới trong mô hình. Các biến đó có thể là:
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ giá vàng và bất dộng sản, tình hình chính trị xã hội, quy mô thị trường, trình độ công nghệ kỹ thuật của sàn giao dịch, tâm lý nhà đầu
tư,...
2.
Nguồn dữ liệu.
GDP, VNIndex được lấy từ trang VietStock từ năm 2007 đến năm 2018.
INTER được lấy từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 2007 đến 2018.
CPI được lấy từ trang thông tin của Tổng cục thống kê.
3.
Mô tả dữ liệu.
3.1 Mô tả thống kê dữ liệu.
Bộ số liệu gồm 48 quan sát, 1 biến phụ thuộc, 3 biến độc lập. Thông tin về bộ số liệu
được mô tả chi tiết ở bảng sau:

11


Giá trị trung
Giá trị lớn
Giá trị nhỏ

Độ lệch chuẩn
bình
nhất
nhất
vni
610.5583
214.2415
1094.08
276.35
gdp
802738.6
400380.9
1851925
210878
cpi
206.3275
47.95451
265.1
111.43
inter
7.873542
3.516633
16.47
3.32
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hầu hết các Độ lệch chuẩn đều rất lớn so với giá trị
trung bình, giá trị max va min khá là xa nhau, nghĩa là sự phân phối của số liệu rất rộng.
Nguyên nhân là do tính chất số liệu mang tính cập nhật, thay đổi theo ngày, theo tháng,
được lấy trong khoảng thời gian rất rộng, mặt khác chúng rất nhạy cảm bởi các yếu tố xã
hội, kinh tế, chính trị khác. Chính vì vậy, việc phản ánh sự thay đổi trong biến phụ thuộc
có thể sẽ không được tin tưởng quá cao.

3.2 Ma trận tương quan giữa các biến.
vni
gdp
cpi
inter
vni
1
gdp
0.2933
1
cpi
0.0809
0.8740
1
inter
-0.4702
-0.6412
-0.5738
1
Biến

Hệ số tương quan chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa từng cặp biến với nhau. Hệ số
tương quan càng lớn cho thấy mối quan hệ giữa hai biến càng chặt và ngược lại khi hệ số
tương quan thấp diễn tả mối quan hệ giữa hai biến không chặt. Đồng thời với hệ số dương
chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các cặp biến, hệ số âm cho thấy quan hệ ngược chiều
giữa hai biến.
Nhìn vào số liệu, ta có thể thấy
Tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc:
Biến GDP có tương quan dương với biến VNI (hệ số tương quan là 0.2933), tức là khi
nền kinh tế quốc gia tăng trưởng, các cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng theo.

CPI có tương quan dương rất thấp với VNI, trái với các nghiên cứu, cần kiểm định kĩ
trong mô hình.
Biến lãi suất bình quân liên ngân hàng có hệ số tương quan âm -0.4702 với biến VNI,
phù hợp với giả định và nghiên cứu giữa lãi suất-VNI và lãi suất bình quân liên ngân hàng
– lãi suất
Tương quan giữa biến các biến độc lập:
gdp có tương quan dương khá mạnh với cpi (0.8740) và tương quan âm với Lãi suất
(-0.6412). Điều này được giải thích rằng khi lạm phát tăng thì nền kinh tế có chiều hướng
tăng trưởng, tuy nhiên nếu lạm phát tăng trưởng quá mức sẽ dẫn đến các vấn đề phức tạp
trong xã hội. Mặt khác, mức lãi suất vay giữa các ngân hàng tăng, nền kinh tế sẽ chuyển
sang giai đoạn eo hẹp, các doanh nghiệp cân nhắc nhiều trước khi đầu tư, gây kìm hãm sự
tăng trưởng kinh tế.

12


cpi có tương quan âm với lãi suất (-0,5738). Điều này phù hợp với thực tế, khi lãi suất
giảm sẽ khiến người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Do vậy, lượng tiền lưu thông
và mức tiêu dùng xã hội cũng tăng lên. Cùng lúc đó, lượng cung tiền với giá rẻ sẽ làm giá
trị đồng tiền quốc gia thấp đi so với các loại ngoại tệ khác. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm
phát có thể tăng lên. Và ngược lại, mức lãi suất cao làm cho nhu cầu về tiền giảm xuống
và dẫn tới giảm tổng lượng tiền trong lưu thông. Người dân thích gửi tiền vào ngân hàng
để hưởng lợi từ mức lãi suất cao. Việc tăng lãi suất như vậy sẽ tác động một cách tích cực
lên đồng tiền của một quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng vì thế mà thấp đi khiến giảm nguy cơ
tăng giá hàng hóa. Vì thế lạm phát thấp.
Kết quả tổng quan cho thấy, biến vni có tương quan mạnh nhất với biến lãi suất (0.4702) và yếu nhất với biến cpi (0.0809). Tuy nhiên, để đánh giá tác động của các yếu tố
lên tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu, chúng ta cần tiến hành phân tích hồi quy mô hình dựa vào
số liệu dã thu thập.

13



CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
1. Mô hình ước lượng và kết quả hồi quy ban đầu
Bảng 1: Kết quả ước lượng mô hình
F(3,44) = 8.30
P – value (>F) = 0.0002
R2 = 36.14%
Hệ số hồi
vni
quy
gdp
0.0003471
cpi
-3.444541
inter
-30.25688
Hệ số chặn
1280.869

Sai số tiêu
chuẩn
0.0001417
1.108285
9.571241
192.1743

t

P > |t|


Cận dưới

Cận trên

19.47
-3.11
-3.16
6.67

0.018
0.0000616 0.0006326
0.003
-5.678143
-1.210938
0.003
-49.54645
-10.96731
0.000
893.5671
1668.171
(Nguồn: Nhóm tác giả tự thực hiên)
Sau khi ước lượng mô hình bằng phương pháp bình quân tối thiểu thông thường OLS
(Ordinary Least Squares), ta thu được kết quả như sau:
vni = 1280.869 + 0.0003471gdp - 3.444541cpi – 30.25688inter
Ý nghĩa của các hệ số ước lượng mô hình:
• Hệ số hồi quy của biến gdp là 0.0003471 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu
“+” nên có quan hệ đồng biến với vni, thỏa mãn kỳ vọng ban đầu và phù hợp với lý
thuyết, cho biết: Khi gdp tăng thêm 1 tỷ đồng thì vni trung bình tăng 0.0003471 điểm
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

• Hệ số hồi quy của biến cpi là -3.444541 có ý nghĩa ở mức 5% và mang dấu “-” nên có
quan hệ nghịch biến với vni, thỏa mãn kỳ vọng ban đầu và phù hợp với lý thuyết, cho
biết: Khi cpi tăng 1% thì vni trung bình giảm 3.44454 điểm trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.
• Hệ số hồi quy của biến inter là -30.25688 có ý nghĩa ở mức 5% và mang dấu “-” nên
có quan hệ nghịch biến với vni, thỏa mãn kỳ vọng ban đầu và phù hợp với lý thuyết,
cho biết: Khi inter tăng 1% thì vni trung bình giảm 30.25688% trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.

2. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các ước lượng
1.1. Kiểm định ước lượng của biến gdp
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
Ho: Biến gdp không có ý nghĩa thống kê ()
H1: Biến gdp có ý nghĩa thống kê
()
Bước 2: Qua kết quả ước lượng ở Bảng 1, ta thấy: p-value = 0.018 là rất nhỏ.
Bước 3: So sánh: p-value=0.018 <= 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0.

14


Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa = 5%, ta có thể nói rằng biến có ý nghĩa thống kê.
1.2. Kiểm định ước lượng của biến cpi
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
Ho: Biến cpi không có ý nghĩa thống kê. ()
H1: Biến cpi có ý nghĩa thống kê.
()

Bước 2: Qua kết quả ước lượng ở Bảng 1, ta thấy: p-value = 0.003 là rất nhỏ.
Bước 3: So sánh: p-value=0.003 <= 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa = 5%, ta có thể nói rằng biến cpi có ý nghĩa thống kê.
1.3. Kiểm định ước lượng của biến Inter
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
Ho: Biến Inter không có ý nghĩa thống kê ()
H1: Biến Inter có ý nghĩa thống kê
()
Bước 2: Qua kết quả ước lượng ở Bảng 1, ta thấy: p-value = 0.003 là rất nhỏ.
Bước 3: So sánh: p-value=0.003 <= 0.05 nên bác bỏ giả thuyết Ho.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa = 5%, ta có thể nói rằng biến inter có ý nghĩa thống kê.
3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình
1.1. Kiểm định bỏ sót biến Ramsey Reset
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
H0: mô hình không bỏ sót biến.
H1: mô hình bỏ sót biến.
Bước 2: Tính P-value (Fqs):
Thực hiện lệnh “estat ovtest” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng
sau:
Bảng 2: Kết quả kiểm định Reset của Ramsey

(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Theo kết quả của Bảng 2, ta có P-value (Fqs) = 0.2240
Bước 3: So sánh P-value (Fqs) với mức ý nghĩa α:
Với mức ý nghĩa α = 5%, dễ thấy P-value (Fqs) >α (do 0.2240 > 0.05)


15


Suy ra: không bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa 5%, ta có thể nói rằng mô hình không bỏ sót biến.
1.2. Kiểm định đa cộng tuyến
Cách 1: Dựa trên thừa số tăng phương sai:
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
H0: mô hình không mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
H1: mô hình mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
Bước 2: Xác định thừa số tăng phương sai VIF:
Thực hiện lệnh “vif” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng sau:
Bảng 3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng VIF
Biến độc lập
gdp
cpi
inter
Mean VIF
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Theo kết quả Bảng 3, ta có:

VIFgdp = 4.83
VIFcpi = 4.24
VIFinter = 1.7

Bước 3: So sánh:
Dễ thấy, VIFgdp< 10 (do 4.83 < 10); VIFcpi< 10 (do 4.24 < 10); VIF inter< 10 (do 1.7 <
10).

Suy ra: không bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa 5%, ta có thể nói rằng mô hình không mắc khuyết tật đa cộng
tuyến.
Cách 2: Hệ số xác định R2 cao nhưng giá trị kiểm định t thấp:
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
H0: mô hình không mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
H1: mô hình mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
Bước 2: Xác định R2 và các giá trị kiểm định t:
Theo Bảng 1 ta có:
R2 = 0.3614
tgdp = 6.67
tcpi = -3.11
tinter = -3.16
Bước 3: So sánh:

16


Dễ thấy, R2< 0.8 (do 0.3614 < 0.8) và các giá trị kiểm định t ta có: t gdp > 1.96; tcpi<
-1.96; tinter < -1.96 (hệ số hồi quy của các biến gdp, cpi, inter có ý nghĩa thống kê).
Suy ra: không bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa 5%, ta có thể nói rằng mô hình không mắc khuyết tật đa cộng
tuyến.
1.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Cách 1: Kiểm định White:
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:

H0: mô hình có phương sai sai số không đổi.
H1: mô hình mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi.
Bước 2: Xác định P-value ().
Thực hiện lệnh “imtest, white” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng
sau:
Bảng 4: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng White

(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Theo kết quả Bảng 4, ta có: P-value () = 0.0856.
Bước 3: So sánh P-value () với mức ý nghĩa α:
Với mức ý nghĩa α = 5%, dễ thấy: P-value () >α ( do 0.0856 > 0.05).
Suy ra: không bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa α = 5%, ta có thể nói rằng mô hình có phương sai sai số không
đổi.
Cách 2: Kiểm định Breusch - Pagan:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
H0: mô hình có phương sai sai số không đổi.
H1: mô hình mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi.
Bước 2: Xác định P-value ().
Thực hiện lệnh “hettest” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng sau:
Bảng 5: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng Breusch - Pagan

17


(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Theo kết quả Bảng 5, ta có: P-value () = 0.0517.
Bước 3: So sánh P-value () với mức ý nghĩa α:
Với mức ý nghĩa α = 5%, dễ thấy: P-value () >α ( do 0.0517 > 0.05).

Suy ra: không bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa α = 5%, ta có thể nỏi rằng mô hình có phương sai sai số không
đổi.

1.4.

Kiểm định tự tương quan:
Cách 1: Kiểm định Breusch – Godfrey:
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
H0: mô hình không có tự tương quan.
H1: mô hình mắc khuyết tật tự tương quan.
Bước 2: Xác định P-value ().
Thực hiện lệnh “bgodfrey” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng sau:
Bảng 6: Kết quả kiểm định bằng tự tương quan bằng Breusch - Godfrey
df
1
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Theo kết quả Bảng 6, ta có: P-value () = 0.0000.
Bước 3: So sánh P-value () với mức ý nghĩa α:
Với mức ý nghĩa α = 5%, dễ thấy: P-value () <α ( do 0.0000 < 0.05).
Suy ra: bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa α = 5%, ta có thể nói rằng mô hình mắc khuyệt tật tự tương
quan.
Cách 2: Kiểm định Durbin - Watson:
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
H0: mô hình không có tự tương quan.

H1: mô hình mắc khuyết tật tự tương quan.
Bước 2: Xác định giá trị thống kê d:
Thực hiện lệnh “dwstat” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng sau:
Bảng 7: Kiểm định tự tương quan bằng Durbin - Watson:

18


(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Theo kết quả Bảng 7, ta có: d = 0.6697181.
Bước 3: So sánh giá trị thống kê d với các giá trị tới hạn dU và dL:
Tra bảng thống kê Durbin – Watson ta có: dU = 1.491 và dL = 1.206.
Dễ thấy, d < dL (do 0.6697181 <1.206).
Suy ra: bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa 5%, ta có thể nói rằng mô hình mắc khuyết tật tự tương quan.
TÓM LẠI, tại mức ý nghĩa α = 5%, ta có thể nói rằng mô hình mắc khuyết tật tự
tương quan.
Khắc phục khuyết tật tự tương quan của mô hình:
Sử dụng phương pháp sai số chuẩn mạnh Robust Standard Errors:
Ước lượng mô hình hồi quy trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng
sau:
Bảng 8: Kết quả ước lượng
F(3,44) = 12.76
P – value (>F) = 0.0000
R2 = 36.14%
Giá trị
Sai số
vni
ước

chuẩn
lượng
mạnh
gdp
0.00035
0.00011
cpi
-3.4445
1.21423
inter
-30.257
8.37093
Hệ số
1280.87
250.279
chặn

T
kiểm
định
3.07
-2.84
-3.61
5.12

P > |t|
0.004
0.007
0.001
0.000


(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Theo kết quả Bảng 8, ta có mô hình hồi quy mẫu khắc phục khuyết tật tự tương quan
là:
= 1280.87 + 0.00035gdp – 3.4445cpi – 30.257inter + ei.
1.5. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu:
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định:
Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê H0 và H1:
H0: mô hình có nhiễu phân phối chuẩn.
H1: mô hình có nhiễu không phân phối chuẩn.
Bước 2: Xác định giá trị P-value ().

19


Thực hiện lệnh “predict e, res” trong phần mềm Stata để ước lượng phần dư của mô
hình.
Thực hiện lệnh “sktest e” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng sau:
Bảng 9: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Skewness/Kurtosis tests for Normality
adj
Prob>chi2
chi2(2)
e
48
0.0614
0.2979
4.61
0.0997
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)

Theo kết quả Bảng 9, ta có: P-value () = 0.0997.
Bước 3: So sánh P-value () với mức ý nghĩa α:
Với mức ý nghĩa α = 5%, dễ thấy: P-value () >α ( do 0.0997 > 0.05).
Suy ra: không bác bỏ H0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa α = 5%, ta có thể nói rằng mô hình có nhiễu phân phối chuẩn.
4. Thảo luận
Qua kết quả ước lượng mô hình và thực hiện các kiểm định ta thấy:
Các ước lượng của mô hình có ý nghĩa thống kê, các biến GDP, CPI, Inter đều có ý
nghĩa thống kê ở mức = 5%:
• Hệ số hồi quy của biến gdp là 0.0003471 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu
“+” nên có quan hệ đồng biến với vni, thỏa mãn kỳ vọng ban đầu và phù hợp với lý
thuyết, cho biết: Khi gdp tăng thêm 1 tỷ đồng thì vni trung bình tăng 0.0003471 điểm
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
• Hệ số hồi quy của biến cpi là -3.444541 có ý nghĩa ở mức 5% và mang dấu “-” nên có
quan hệ nghịch biến với vni, thỏa mãn kỳ vọng ban đầu và phù hợp với lý thuyết, cho
biết: Khi cpi tăng thêm 1% thì vni trung bình giảm 3.444541 điểm trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
• Hệ số hồi quy của biến inter là -30.25688 có ý nghĩa ở mức 5% và mang dấu “-” nên
có quan hệ nghịch biến với vni, thỏa mãn kỳ vọng ban đầu và phù hợp với lý thuyết,
cho biết: Khi inter tăng 1% thì vni trung bình giảm 30.25688% trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.
Mô hình không bị mắc các khuyết tật như: bỏ sót biến, đa cộng tuyến, phương sai sai
số thay đổi và có nhiễu phân phối chuẩn. Mô hình bị mắc một khuyết tật đó là tự tương
quan. Tuy nhiên, khuyết tật này đã được khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp sai số
chuẩn mạnh Robust Standard Errors.
Biến

Số quan sát


Pr(Skewness)

Pr(Kurtosis)

20


CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ
Với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên sàn giao dịch thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2007-2018”, tiểu luận đã kết hợp được những cơ sở lý luận với những
diễn biến thực tiễn trên thị trường cổ phiếu Việt Nam trong 17 năm qua bằng phương
pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường để lượng hóa, chứng minh được ảnh
hưởng của các nhân tố này tới giá cổ phiếu niêm yết. Qua bài tiểu luận, người đọc sẽ có
cái nhìn tổng quát về TTCK Việt Nam nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng, sự biến
động trong giá cả cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tuy nhiên, bài tiểu luận chưa đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu giao dịch trên thị trường OTC và những ảnh hưởng của chỉ số giá VN-Index đến
biến động giá cổ phiếu trên thị trường OTC. Đây có thể sẽ là những đề tài hấp dẫn cho
những nghiên cứu tiếp theo về TTCK Việt Nam - một thị trường non trẻ và đầy triển
vọng.
Dưới đây là một số khuyến nghị đề ra:
 Đối với Chính phủ:
Trong thời gian tới, để TTCK hoạt động một cách lành mạnh, ổn định, vững chắc
thực sự trở thành một kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, cần chú ý các giải
pháp trọng tâm sau:
Một là, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Thực tế TTCK Việt Nam cho thấy, sự biến
động đồng giá cổ phiếu có nguyên nhân rất nhiều từ ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, Chính
phủ cần chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, bảo đảm phát triển
bền vững; Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm ổn định thị trường

tiền tệ, tỷ giá phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo kế hoạch được
duyệt…
Hai là, tiếp tục tái cấu trúc TTCK. Để tiếp tục nâng cao vai trò của TTCK, phấn đấu
đến năm 2020 đưa TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo, tiếp tục đẩy
mạnh tái cấu trúc TTCK, Bộ Tài chính cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật; Tiếp tục tái cấu trúc cơ sở hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng; Hoàn thiện hệ
thống giao dịch, gắn cổ phần hóa với giao dịch trên thị trường tổ chức; Triển khai giải
pháp nhằm nâng hạng TTCK Việt Nam…
Ba là, cần nâng tiêu chuẩn niêm yết trên sàn nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa
niêm yết, tránh ảnh hưởng đến uy tín chung của thị trường...
Bốn là, cần minh bạch hóa thông tin chứng khoán nhằm tạo dựng lòng tin của nhà đầu
tư, kéo nhà đầu tư đến với TTCK, tăng lượng cầu cho TTCK. Việc công bố thông tin
không chính xác, thiếu kịp thời, không đầy đủ khiến các nhà đầu tư nhiều khi phải đầu tư

21


theo phong trào, theo tin đồn và gặp nhiều rủi ro, mạo hiểm gây thiệt hại, tổn thất cho nhà
đầu tư.
 Đối với doanh nghiệp:
Mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận của công ty lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
hai yếu tố. Một là khả năng hạn chế sự tăng giá từ phía nhà cung cấp. Hai là khả năng
định giá sản phẩm cao hơn mà khách hàng vẫn chấp nhận. Vì vậy, công ty cần chắc chắn
rằng chi phí đầu vào tăng chậm hơn mức tăng của giá bán ra.
Trong khi đó, tỷ giá, giá vàng luôn biến động linh hoạt theo thị trường, vì vậy để tồn
tại và phát triển tốt, doanh nghiệp cần phải phân tích, dự báo, nhận dạng đúng và đưa ra
các giải pháp linh hoạt để ứng phó với những biến đổi của thị trường.
 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Lạm phát nhạy cảm với tỷ giá nên NHNN cần thận trọng đối với mỗi quyết định phá

giá, đặc biệt trong điều kiện lạm phát cao thì NHNN không nên phá giá. Tỷ giá không
phải là nguyên nhân gây thâm hụt thương mại nên phá giá không phải là một biện pháp
cần thiết trong giai đoạn này. Tình trạng đô la hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh từ
yếu tố tỷ giá nên duy trì tỷ giá ổn định sẽ góp phần giảm hiện tượng đô la hóa.
Để duy trì tỷ giá ổn định, nghiên cứu đưa ra 3 nhóm giải pháp khuyến nghị đối với
NHNN bao gồm các nội dung: Lựa chọn cơ chế và các công cụ điều hành chính sách tỷ
giá; Ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế; Điều hành chính sách tỷ giá nhằm gia
tăng niềm tin của người dân đối với giá trị VND
Do các biến số kinh tế vĩ mô đều có ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá và
ngược lại nên các chính sách của NHNN cần thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán và
linh hoạt nhằm đảm bảo các mục tiêu đặt ra ban đầu.
 Đối với các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu:
Để có thể nắm bắt được sự biến động trong giá của cổ phiếu, các nhà đầu tư nên
nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin kinh tế vi mô và vĩ mô. Từ đó, đưa ra mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố này để kiểm soát được rủi ro và tỷ suất lợi nhuận của đồng vốn đầu
tư, tạo ra được lợi nhuận như kì vọng.

22


KẾT LUẬN
Trên đây là tiểu luận của chúng em nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố tới
sự biến động giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, bằng
phương pháp kinh tế lượng, sử dụng bảng số liệu thu thập có độ chính xác cao từ các
trang web uy tín, với phần mềm Stata để ước lượng. Kết quả là chúng e đã đề xuất mô
hình cuối cùng có dạng
VNI = 1280.869 + 0.0003471 GDP - 3.444541 CPI – 30.25688 INTER
Tuy nhiên trong quá trình tiến hành kiểm định, nhóm đã nhận thấy mô hình còn gặp
độ phù hợp chưa cao, tính chất của dữ liệu không đồng đều, gây ra sự mất gai góc của dữ
liệu. Việc này đòi hỏi các thành viên trong nhóm cần tiếp tục nghiên cứu, đọc các tài liệu

liên quan đến kinh tế lượng để nâng cao kiến thức cho bản thân và tiếp tục công việc hoàn
thiện mô hình trong thời gian tới.
Đây thực sự là một môn học quan trọng, có ứng dụng nhiều trong việc làm tiểu luận,
khóa luận tốt nghiệp cũng như một số nghiệp vụ của cử nhân ngành kinh tế khi đi làm
như phân tích và dự báo kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian tới,
nhóm sẽ xem xét lại mô hình và tiếp tục nghiên cứu theo những định hướng phù hợp.
Do đây là lần đầu tiên nhóm tự tiến hành chạy một mô hình kinh tế lượng tương đối
phức tạp dựa trên những kiến thức nền tảng về kinh tế lượng nhưng chưa được thực hành
nhiều, kết quả công việc vẫn còn thiếu sót, kính mong cô thông cảm. Nhóm chúng em xin
cảm ơn sự quan tâm, dạy bảo tận tình của cô Chu Mai Phương trong suốt học phần ba tín
chỉ môn Kinh tế lượng. Chúng em rất hi vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự
chỉ bảo, hướng dẫn của cô trong việc áp dụng kinh tế lượng vào việc tìm hiểu các vấn đề
kinh tế cũng như vận dụng trong các tiểu luận, khóa luận của những học kì tiếp theo.

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Giáo trình kinh tế lượng, GS.TS Nguyễn Quang Dong, PGS.TS Nguyễn Thị Minh đồng
chủ biên (2015)
2/ Tổng cục thống kê:
/>3/ Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
/>bqK2dGsGgxQrmBLRggQv2VwMTqpk6lCfvNLtTJV!523572787!-1157727817?
centerWidth=80%25&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&sho
wHeader=false&_adf.ctrl-state=hcr6a3i3q_45&_afrLoop=24086241850070095#
%40%3F_afrLoop%3D24086241850070095%26centerWidth
%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth
%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state
%3D110x1qgzbd_4

4/ Vietstock:
/>SKRcFEy89_f4b80Zn8YNEhrCEThebank
/>5/ Bài viết trên Tạp chí Tài chính của tác giả TS. Lê Tấn Phước:
/>6/ Các định nghĩa và công thức GDP và CPI trên Wikipedia
/>%A9m_n%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%8Ba

24



×