Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tiểu luận kinh tế lượng nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư nước ngoài FDI vào trung quốc giai đoạn 1990 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.5 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng
đến Vốn đầu tư nước ngoài FDI vào
Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2017
Giảng viên hướng dẫn
Lớp tín chỉ

: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
: KTE309.2

Nhóm sinh viên thực hiện

: Nhóm 23

Hoàng Thị Nguyệt

1711110510

Lê Phan Yến Nhi

1711110520

Hồ Thị Quỳnh Anh

1711120005

Mai Nguyên Phương



1711110554

Nguyễn Hà Cẩm Tú

1711110753

Hà Nội – 3/2019


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 7

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH .............. 7
2.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
2.1.1. Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển................................................. 1
4
2.1.2. Phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu .............. 1
5
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết .................................................................. 15
2.2.1. Mô hình lý thuyết ............................................................................ 1
6
2.2.2. Mô hình hồi quy .............................................................................. 1
6
2.3. Mô tả số liệu ........................................................................................... 17
2.3.1. Mô tả nguồn số liệu ......................................................................... 1
7
2.3.2. Không gian mẫu .............................................................................. 1
8

2.3.3. Mô tả thống kê số liệu ..................................................................... 1
8
2.3.4. Ma trận tương quan giữa các biến ................................................. 1
8
Chương 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ
SUY DIỄN THỐNG KÊ................................................................................. 20
3.1. Mô hình ước lượng ................................................................................ 20
3.2. Kiểm định khuyết tật mô hình ............................................................... 21
3.2.1. Kiểm định dạng đúng của mô hình – Ramsey RESET .................... 2
1
3.2.2. Phương sai sai số thay đổi .............................................................. 2
2
3.2.3. Phân phối chuẩn của nhiễu ............................................................ 2
2
3.2.4. Tự tương quan ................................................................................. 2
2
3.2.5. Đa cộng tuyến ................................................................................. 2
3


3.3. Kết quả ước lượng sau khi đã khắc phục khuyết tật .............................. 24
3.4. Kiểm định giả thuyết .............................................................................. 25
3.4.1. Kết quả có phù hợp với lý thuyết không? ....................................... 2
5
3.4.2. Các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê không? ............................... 2
5
2


3.4.3. Mô hình có phù hợp không?...........................................................26

3.5. Suy diễn thống kê.................................................................................. 26
3.6. Kiến nghị và giải pháp...........................................................................27
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

1

Hoàng Thị Nguyệt

1711110510

2

Lê Phan Yến Nhi

1711110520

3


Hồ Thị Quỳnh Anh

1711120005

4

Mai Nguyên Phương

1711110554

5

Nguyễn Hà Cẩm Tú

1711110753

ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
SV được
đánh giá

Hoàng Thị

Lê Phan Yến

Hồ Thị

Mai Nguyên

Nguyễn Hà


Nguyệt

Nhi

Quỳnh Anh

Phương

Cẩm Tú

Hoàng Thị
Nguyệt

X

10

10

10

10

Lê Phan Yến
Nhi

10

X


10

10

10

Hồ Thị
Quỳnh Anh

10

10

X

10

10

Mai Nguyên
Phương

10

10

10

X


10

Nguyễn Hà
Cẩm Tú

10

10

10

10

X

Trung bình

10

10

10

10

10

SV
đánh giá


4


LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn vốn FDI đã mang lại sự cải thiện rõ rệt cho kinh tế Trung Quốc, giúp
Trung Quốc trở thành công xưởng lớn nhất thế giới, đặt nền móng cho tham
vọng “MADE IN CHINA 2020” của người dân Trung Hoa.
Mặt khác, Việt Nam hiện nay cũng đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước
ngoài tư các công ty đa quốc gia, song, còn nhỏ lẻ, rời rạc và chưa xứng tầm với
tiềm lực kinh tế mà nước ta có thể đáp ứng.
Xét trên góc độ lịch sử, địa lý và văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc có
nhiều điểm tương đồng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Vì
vậy, nghiên cứu các yếu tố thu hút FDI của Trung Quốc có thể giúp chúng ta rút
ra nhiều bài học áp dụng vào chính nền kinh tế nước nhà để từ đó có nhưng điều
chỉnh phù hợp về chính sách, đường lối phát triển và quy mô phát triển.
Một thập kỷ trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc
của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vượt quá cả sản lượng thế giới và thương
mại thế giới. Trong đó Trung Quốc là quốc gia nhận được lượng FDI lớn nhất,
vào năm 2004, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia này đã vượt qua
cường quốc Mỹ.
Từ sau đó, Trung Quốc liên tục nhận được càng nhiều sự chú ý của các tập
đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Kể từ khi áp dụng chính sách cải cách và mở
cửa vào cuối những năm 1970, đầu tư nước ngoài đã đóng một vai trò ngày càng
quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của nước này. Các doanh nghiệp nước ngoài
chiếm 28% giá trị gia tăng công nghiệp của Trung Quốc và một phần năm thuế.
Họ xuất khẩu khoảng 57% tổng số hàng hóa và dịch vụ của đất nước và chiếm
11% việc làm tại địa phương.
Mục đích của tiểu luận nhóm là điều tra các yếu tố quyết định của FDI ở
Trung Quốc từ góc độ đặc điểm quốc gia, xác định các yếu tố quan trọng nhất ở
5



Trung Quốc có ảnh hưởng đến nước ngoài giải thích quyết định đầu tư của các
tập đoàn đa quốc gia vào nước này. Một số lợi thế về vị trí là yếu tố quyết định
của FDI ở Trung Quốc, rút ra từ các nghiên cứu trước đây, sẽ được kiểm tra bởi
nghiên cứu chính.
Các kết quả của nghiên cứu này hy vọng sẽ có những đóng góp hơn nữa
trong nghiên cứu làm tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu này gồm
ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu: Đưa ra các khái niệm
và lý thuyết liên quan đến FDI.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và mô hình Kinh tế Lượng: Đưa ra mô
hình lý thuyết nghiên cứu và dữ liệu về cơ cấu và xu hướng của FDI vào Trung
Quốc trong giai đoạn 1990 - 2017.
Chương 3. Kết quả ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn và giảng
dạy của Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh trong quá trình làm bài nghiên cứu này.Do
kiến thức còn mới mẻ và hạn chế nên chúng em không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự góp ý quý báu của cô để bài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn!

6


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI):

là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
1.1.2. Lợi ích của FDI đến nền kinh tế của nước nhận đầu tư

Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu
vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài,
trong đó có vốn FDI.


Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và
bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI
7


từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều

năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ
và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực tiếp thu của đất nước.


Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu
tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ
làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực.
Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn
cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.


Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương
được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều
trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được
xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước
thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn
địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Nguồn thu ngân sách lớn


Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
1.2. Các lý thuyết liên quan
8


Có nhiều lý thuyết cố gắng giải thích các yếu tố quyết định đến thu hút
dòng vốn FDI. Những lý thuyết này là bước đi quan trọng hướng tới sự phát triển
của một khuôn khổ hệ thống cho sự xuất hiện của FDI
Những nỗ lực đầu tiên để giải thích lý do tại sao FDI tồn tại và gia tăng
trong những năm 1960:
1.2.1. Lý thuyết về lợi thế tương đối giữa các quốc gia
Được xây dựng từ đầu 1960, lý thuyết này phần lớn dựa trên lập luận của
mô hình thương mại Heckscher-Ohlin (HO) để giải thích động cơ đằng sau việc
các nhà đầu tư thực hiện chuỗi sản xuất ở nước ngoài, sau đó xuất khẩu trở lại
vào nội địa nước mình.
Lý thuyết này cho rằng sự không đồng nhất về nguồn lực giữa các quốc gia
như lao động rẻ, tài nguyên dồi dào,… tạo nên giá trị thặng dư cho các doanh
nghiệp nước ngoài khi chuyển dịch các yếu tố sản xuất dồi dào của mình tới
những nước khác. Sự chuyên môn hóa có được nhờ việc tận dụng hợp lý các yếu
tố với chi phí rẻ hơn và chất lượng cao hơn chính là động lực để các nhà đầu tư
xây dựng nhà máy và dây chuyền sản xuất ở nước ngoài cho đến khi yếu tố giá
giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư là cân bằng
1.2.2. Lý thuyết quốc tế hóa của Buckley và Casson
Thay vì tận dụng lợi thế so sánh vào các bước trong dây chuyền sản xuất, lý
thuyết này chỉ ra rằng nội địa hóa các quy trình này có thể là cách ít tốn kém nhất để
MNEs được hưởng lợi từ thị trường nước ngoài do chi phí giao dịch thấp hơn.

Một ví dụ nổi bật là khi một công ty nước ngoài sở hữu một công nghệ tiên
tiến, cách tốt nhất để kiếm lợi từ nó trong một thị trường mới là nội địa hóa chuỗi

sản xuất trong thị trường đó. Bằng cách này, các công ty có thể giảm rủi ro rằng
công nghệ của họ bị đánh cắp và kỳ vọng lợi nhuận cao hơn.

9


1.2.3. Lý thuyết chiết trung của Jun.Dunning
Vào năm 1992, 2 lý thuyết trên được kết hợp lại bởi nhà kinh tế học
Jun.Dunning, lập nên mô hình OLI, một cơ sở nghiên cứu được sử dụng rộng
rãi làm nền tảng để kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định của FDI.
Mô hình OLI bao gồm 3 mô hình phụ phân tích lý do tại sao các doanh
nghiệp tham gia vào FDI (hoặc tăng vốn FDI hiện có): quyền sở hữu (O), vị trí
(L) và nội địa hóa (I):
Lợi thế về quyền sở hữu: được dựa chủ yếu vào lý thuyết về lợi thế so sánh,
giải thích rằng lợi thế cạnh tranh đặc biệt của các công ty nước ngoài là một
trong những động lực đằng sau đầu tư nước ngoài. Những lợi thế này bao gồm từ
lợi thế công nghệ đến chuyên môn và kỹ năng quản lý cụ thể, cho phép các công
ty nước ngoài hoạt động có lợi nhuận ở nước sở tại mặc dù không phải là một
công ty địa phương.
Lợi thế về địa điểm :giải thích rằng đầu tư ra nước ngoài cung cấp cho các
công ty đa quốc gia một số lợi thế cố định có tại các nước sở tại, chẳng hạn như
lao động trong nước giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên và các quy định pháp lý thuận
lợi, ưu đãi cho đầu tư
Lợi thế nội địa hóa: chịu ảnh hưởng lớn từ lý thuyết nội địa hóa của
Buckley và Casson, chỉ ra lợi ích của đầu tư nước ngoài từ việc mua lại các công
ty ở nước ngoài để nội bộ hóa quy trình sản xuất hàng hóa trung gian. Mô hình
phụ này lập luận rằng miễn là lợi ích của việc tham gia vào FDI để sản xuất hàng
hóa trung gian cao hơn so với việc trao quyền cho các công ty địa phương,
MNEs vẫn muốn tham gia vào các hoạt động này.
Kết hợp các khía cạnh khác nhau của các mô hình này, Dunning phân loại

các lí do các nhà đầu tư thực hiện FDI thành ba loại: tìm kiếm thị trường, tìm
kiếm tài nguyên và tìm kiếm hiệu suất sản xuất.
1.3. Tình hình thu hút FDI của Trung Quốc qua từng thời kỳ
10


1.3.1. Giai đoạn đầu 1979 – 1985
Việc ban hành Luật liên doanh vốn chủ sở hữu (Liên doanh nước ngoài) vào
tháng 7 năm 1979 đánh dấu sự chính thức mở cửa thị trường Trung Quốc cho thế
giới. Luật cung cấp khung pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài hình thành liên
doanh vốn với các đối tác Trung Quốc.
Trong suốt thời kỳ này, cũng chỉ có 992 dự án đầu tư nước ngoài được phê
chuẩn với tổng giá trị hợp đồng và giá trị cam kết tương ứng là 6 tỷ và 1,166 tỷ
USD.
Năm 1983 nhiều công ty nước ngoài tăng đầu tư vào Trung Quốc. Số dự
đầu tư mới tăng thêm tới 470, khối lượng vốn được phê chuẩn và vốn thực tế sử
dụng tương ứng là 1,732 tỷ và 0,636 tỷ USD. Địa bàn thu hút đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) được mở rộng thêm trong các năm 1984 và 1985.
Năm 1984 số Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài mới tăng lên 1857, gấp hơn 2
lần mức năm 1983. Năm 1985, mức tăng số Xí nghiệp mới đạt 65% (3.073).
Khối lượng vốn đầu tư cam kết trong các năm 1984 và 1985 tăng 53% và 120%
so với các năm trước. Tuy vậy trong giai đoạn này các nhà đầu tư mang vốn vào
Trung Quốc với số lượng ít và mang tính chất chỉ là thăm dò thị trường mới
1.3.2. Giai đoạn phát triển liên tục 1986 – 1991
Một làn sóng FDI mới lại đến Trung Quốc trong năm 1988. Các dự án đầu
tư mới tăng 166% so với năm 1987, đạt con số 5.945. Khối lượng vốn đầu tư
mới theo cam kết đạt 5,297 tỷ USD, tăng 3%.
Từ năm 1989 đến năm 1991. Do tác động của sự kiện Thiên An Môn
(4/6/1989) khiến các nhà đầu tư lo ngại, các dự án đầu tư nước ngoài mới phê
chuẩn trong năm 1989 giảm 2,8% so với năm 1988, còn 5.579 dự án, nhưng khối

lượng cam kết theo hợp đồng và khối lượng đầu tư thực tế lại tăng tương ứng là
5,6% và 6,3%, đạt 5,6 tỷ USD và 3,393 tỷ USD.
11


1.3.3. Giai đoạn điều chỉnh tiến tới hiện quả 1992 đến nay
Bước vào thập kỷ 90, đặc biệt là từ năm 1992, vốn ĐTNN vào Trung Quốc
tăng rất nhanh.
Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát
triển và trong top đầu thế giới về thu hút FDI, năm 2002 còn vượt qua cả Mỹ với
52, 7 tỷ USD. Hiện nay Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về thu hút FDI trên thế
giới.
Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 1998, đầu
tư nước ngoài ở Trung Quốc có 9662 hợp đồng đầu tư với tổng giá trị là 24,21 tỷ
USD, tăng 6,1% so với năm 1997, nhưng giá trị đầu tư thực tế là 20,44 tỷ USD,
giảm 1,3%. Trong khi đầu tư từ các nước châu Á giảm thì hợp đồng đầu tư từ EU
và Mỹ lại tăng lên với những dự án có lượng vốn lớn.
Năm 2010, vốn FDI thực hiện đạt 105.735 triệu USD (105,7 tỷ USD), tăng
17,44% so với 2009. Số lượng các doanh nghiệp nước ngoài được phê duyệt đầu
tư vào Trung Quốc năm 2010 tổng cộng đạt 27.406, tăng 16,94% so với năm
trước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lục địa Trung Quốc đã tăng 6,4% so
với năm 2014 lên 126,27 tỷ USD vào năm 2015.
Trong bối cảnh dòng tiền cao trong lịch sử, Trung Quốc vươn lên trở thành
nước nhận vốn đầu tư lớn thứ hai thế giới vào năm 2017, chỉ xếp sau Mỹ, với số
tiền lên tới 311 tỷ USD.
Báo cáo của China News
Service.
1.4. Giả thuyết nghiên cứu
Lợi thế của việc sử dụng lý thuyết Dunning làm cơ sở cho các nghiên cứu

thực nghiệm về FDI nằm ở tính linh hoạt của nó, vì nó cho phép nhiều yếu tố
được coi là yếu tố quyết định của FDI tùy thuộc vào quyết định đầu tư của MNE.
Dựa trên khuôn khổ này, các nghiên cứu về FDI đã thu hẹp các yếu tố quyết định
12


tiềm năng của FDI bao gồm quy mô thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, thương
mại, phát triển tài chính, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng lao động
và lực lượng lao động.
Trong số các yếu tố quyết định này, quy mô thị trường, lực lượng lao động
và sự ổn định kinh tế vĩ mô rất quan trọng đối với các nhà đầu tư tìm kiếm thị
trường; tài nguyên thiên nhiên và mở cửa thương mại ảnh hưởng đến các nhà
đầu tư tìm kiếm tài nguyên; và phát triển tài chính, cơ sở hạ tầng và kỹ năng lao
động là rất quan trọng để tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả.
Các biến này, mặc dù được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các lập luận lý thuyết, tuy
nhiên, đã không chứng minh được một cách nhất quán là có ý nghĩa trong tất cả
các thực nghiệm. Sau khi khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm quan trọng,
Chakrabarti (2001) kết luận rằng yếu tố quyết định FDI, được kiểm chứng theo
kinh nghiệm duy nhất là quy mô thị trường, trong khi bằng chứng thực nghiệm
cho các yếu tố quyết định khác là không phù hợp.
Trong phần tiếp theo này, nhóm chúng em sẽ xem xét các lập luận lý thuyết,
theo sát lý thuyết Dunning, cũng như bằng chứng thực nghiệm và các phép đo
thường được sử dụng cho các yếu tố quyết định FDI, tập trung vào tiềm năng thị
trường, lao động, cơ sở hạ tầng và yếu tố lạm phát.

13


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH
2.1. Phương pháp nghiên cứu

Ứng dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các nhân tố tác động đến
Đầu tư nước ngoài FDI của Trung Quốc.
2.1.1. Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên PRF:
Yi = β1 + β2X2i + ... + βkXki + ui
Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên SRF:
̂̂

Trong đó:

Yi =

1

̂̂

̂̂

+ 2X2i + ... + kXki + ei

Xi: Biến độc lập
Yi: Biến phụ thuộc
β1: Hệ số chặn
βi, i=2→k: Hệ số hồi quy
̂̂

: Ước lượng cho β

1
̂̂


1

, i=2→k: Ước lượng cho β

i

i

Ui: Sai số ngẫu nhiên
ei: Phần dư
Các giả thiết của mô hình:
Giả thiết 1: Các biến độc lập X là các biến phi ngẫu nhiên tức là các giá trị
của chúng được cho trước hoặc được xác định.
Giả thiết 2: Kì vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiêu ui bằng không:
E(ui|Xi) = 0
Giả thiết 3: Các ui có phương sai bằng nhau tại mọi quan sát X:
Var(ui|Xi) = var(uj|Xj) = δ2
∀i≠j

Giả thiết 4: Không có sự tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên ui:
14


Cov(ui, uj|Xi, Xj) = E(ui, uj|Xi, Xj) = 0 ∀i≠j
Giả thiết 5: Không có sự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiêu ui với
biến độc lập Xi:
Cov(ui, Xi) = 0
Giả thiết 5 là cần thiết vì nếu u và X có tương quan với nhau thì ta không
thể tách ảnh hưởng riêng biệt của chúng đến Y, trong khi đó u lại đại diện cho

các yếu tố không có mặt trong mô hình. Giả thiết 5 sẽ thỏa mãn nếu X là phi
ngẫu nhiên.
Giả thiết 6: Mô hình được xác định đúng
Giả thiết 7: Không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo
2.1.2. Phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm STATA hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương
tối thiểu thông thường (OLS – The method of Ordinary Least Squares) để ước
lượng ra các tham số của mô hình hồi quy đa biến. Cụ thể để đo lường mối quan
hệ giữa FDI với các yếu tố: GDP, Tỷ lệ lạm phát, Số học sinh trung học đại diện
cho nguồn lao động phổ thông, Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Vì theo định lý
Gauss – Markov: “Với các giả thiết từ 1-5 của phương pháp OLS, các ước lượng
của phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ là các ước lượng tuyến tính, không
chệch và có phương sai nhỏ nhất (BLUE – Best Linear Unbiased Estimators)
trong lớp các ước lượng tuyến tính không chệch”. Phương pháp OLS cung cấp
các công cụ cần thiết dùng để ước lượng và kiểm định các giả thiết thống kê của
mô hình hồi quy tuyến tính.
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết

15


2.2.1. Mô hình lý thuyết
Trong nghiên cứu, mô hình lý thuyết được xác định là các nhân tố ảnh
hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI đổ vào Trung Quốc, tập trung chủ
yếu vào tiềm năng thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Mô hình hồi quy
Từ các cơ sở lý thuyết đã nêu ra là mô hình OLI của Dunning, các yếu tố
ảnh hưởng môi trường đầu tư quốc gia của tổ chức UNCTAD và các kết quả
tổng kết từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng thu hút FDI vào một quốc gia, giả định một số biến có khả năng ảnh

hưởng đến dòng vốn FDI bao gồm:
GDP bình quân đầu người (GDP)
Tỷ lệ lạm phát (Inflation - Infl).
Số học sinh trung học để đại diện cho nguồn lao động phổ thông (Student Stu).
Năng suất truyền tải điện và tổn thất phân phối (Electric – Elec).
Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào Trung
Quốc được sử dụng trong nghiên cứu có thể được xác định như sau:
ln_FDIi = β1 + β2ln_GDP + β3ln_Stu + β4Infl + β5Elec + ui
Trong đó:
Hệ số:
β1: Hệ số chặn
β2, β3, β4, β5: Hệ số hồi quy
Biến phụ thuộc:
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào. Đơn vị tính: triệu
USD Biến độc lập:
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia tính theo bình quân đầu
người (GDP per Capital). Đơn vị tính: triệu USD/người
16


Stu: Số học sinh trung học. Đơn vị tính: người
Infl: Tỷ lệ lạm phát. Đơn vị tính: % (Tính theo giá cả tiêu dùng hằng
năm CPI)
Elec: Năng suất truyền tải điện và tổn thất phân phối. Đơn vị tính: %
sản lượng
Mô tả biến và kỳ vọng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc:
Cách đo lường
STT
1


2

3

4

5

Biến

biến

Giá trị logarit tự
Biến phụ thuộc: nhiên của FDI vào
Trung
Quốc tại
lnFDIi
năm t
Các biến độc Giá trị logarit tự
nhiên của
GDP
lập:
trên đầu người tại
lnGDPi
năm t
Giá trị logarit tự
nhiên của số học
lnStui
sinh trung học tại
năm t

Tỷ lệ lạm phát theo
giá tiêu dùng tại
năm t
Infli

Eleci

% sản lượng truyền
tải và tổn thất phân
phối điện tại năm t

2.3.Mô tả số liệu
2.3.1. Mô tả nguồn số liệu
- Bảng số liệu: (Bảng 1 Phụ lục).
17

Kỳ
vọng
dấu

+

+

-

+

Giả thuyết


Giả thiết H1:
Quy mô thị trường của
nước chủ nhà càng lớn
càng thu hút FDI.
Giả thiết H2:
Lao động dồi dào sẽ thu
hút vốn FDI vào nhiều
hơn.
Giả thiết H3:
Tỷ lệ lạm phát thấp ở
nước nhận đầu tư sẽ thu
hút được FDI đến nước
đó.
Giả thiết H4:
Cơ sở hạ tầng càng tốt ở
nước đang phát triển cao
sẽ thúc đẩy thu hút FDI
vào nước đó.


- Nguồn số liệu: Lấy từ dữ liệu lưu trữ của World Bank
2.3.2. Không gian mẫu
Thu thập số liệu về FDI, GDP bình quân đầu người, Tỷ lệ lạm phát, Số học
sinh trung học đại diện cho nguồn lao động phổ thông, Sản lượng truyền tải và
tổn thất phân phối điện của Trung Quốc trong 28 năm từ 1990 đến 2017.
2.3.3. Mô tả thống kê số liệu
Sử dụng phần mềm STATA (Bảng 2 Phụ lục), ta thu được kết quả sau:
STT

Biến


1
2
3
4
5
2.3.4.

Số quan

Giá trị

Độ lệch

Giá trị

Giá trị

sát

trung bình

chuẩn

nhỏ nhất

lớn nhất

1.183975 8 .156797
0.8792856 6 .893995

0.2187423 17.63413
5.724309
-1.401
0.5691862
5.471

12.58083
9.731655
18.26856
24.257
7.387

ln_FDI
28
11.14024
ln_GDP
28
8.389714
ln_Stu
28
18.01388
Infl
28
4.179107
Elec
28
6.53525
Ma trận tương quan giữa các biến

Sử dụng phần mềm STATA (Bảng 3 Phụ lục), ta thu được kết quả sau:

Biến
ln_FDI
ln_GDP
ln_Stu
Infl
Elec
ln_FDI
1.0000
ln_GDP
0.9321
1.0000
ln_Stu
0.7480
0.7193
1.0000
Infl
-0.2194
-0.3839
-0.5460
1.0000
Elec
-0.8188
-0.8974
-0.5532
0.2256
1.0000
Dự đoán ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc và gữa các
biến độc lập lên nhau:
Hệ số tương quan giữa ln_FDI và ln_GDP là: r(Y, X1) = 0.9321
→ mức độ tương quan cao, tương quan cùng chiều. Như vậy, biến ln_GDP

có ảnh hưởng tương đối mạnh, cùng chiều đến ln_FDI.
Hệ số tương quan giữa ln_FDI và ln_Stu là: r(Y, X2) = 0.7480
→ mức độ tương quan cao, tương quan cùng chiều. Như vậy, biến ln_Stu
có ảnh hưởng tương đối mạnh, cùng chiều đến ln_FDI.
18


Hệ số tương quan giữa ln_FDI và Infl là: r(Y, X3) = -0.2194
→ mức độ tương quan thấp, tương quan ngược chiều. Như vậy, biến Infl có
ảnh hưởng tương đối yếu, ngược chiều đến ln_FDI.
Hệ số tương quan giữa ln_FDI và Elec là: r(Y, X4) = 0.8188
→ mức độ tương quan cao, tương quan cùng chiều. Như vậy, biến Elec có
ảnh hưởng tương đối mạnh, cùng chiều đến ln_FDI.
Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau tương đối nhỏ
(nhỏ hơn 0.8). Dấu hiệu này cho thấy có thể tồn tại đa cộng tuyến không hoàn
hảo giữa các biến độc lập. Phần kiểm định đa cộng tuyến cụ thể sẽ được trình
bày cụ thể ở chương 3.

19


Chương 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.1. Mô hình ước lượng
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nghiên (PRF):
ln_FDIi =

+

ln_GDPi +


ln_Stu +

Infl +

Eleci + ui

Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên (SRF):
̂̂

̂̂

̂̂

̂̂

̂̂

lnFDIi =+ lnGDPi + ln_Stu + Infl + Eleci + ei
Ước lượng OLS bằng phần mềm STATA (Bảng 4 Phụ lục) , ta thu được kết
quả:
Biến phụ thuộc ln_FDI:
Tổng số biến động trong biến phụ thuộc lnFDIi (TSS)

37.8484983

Tổng biến động trong lnFDIi mô hình ước lương được(ESS)
Tổng biến động mà mô hình không giải thích được (RSS)

35.2313575

2.61714081

Số quan sát

28

Bậc tự do

23

2

0.9309

-hệ số xác định

̂̅

0.9188

-hệ số xác định đã hiệu chỉnh

2

Ước lượng độ lệch chuẩn của sai số ngẫu nhiên
F(4,23)

0.33733
77.41


P-value(F)

0.0000

20


ln_FDI

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn của
ước lượng
hệ số ước lượng

Giá trị t

p-value

ln_GDP

1.258092

0.2130627

5.90

0.000

Infl

0.0559501


0.0137921

4.06

0.000

ln_Stu

1.565585

0.4811671

3.25

0.003

Elec

0.2466163

0.2760983

0.89

0.381

Const

-29.46256


8.105586

-3.63

0.001

Từ kết quả trên ta có ước lượng mô hình hồi quy mẫu là:
ln_FDIi = -29,46256 + 1,258092ln_GDPi + 1,565585ln_Stui
+0,055950Infli + 0,2466163Eleci + ei

3.2. Kiểm định khuyết tật mô hình
3.2.1. Kiểm định dạng đúng của mô hình – Ramsey RESET
Cặp giả thuyết: {

0

: Mô hình không bỏ sót biến
1:

Mô hình đã bỏ sót biến

Chạy kiểm định Ramsey RESET trên phần mềm STATA (Bảng 5 Phụ lục) ,
ta được:
Giá trị F(3,20) = 12,31
với p-value = 0,0001
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta có p-value = 0,0001 < α = 0,05
 Bác bỏ giả thuyết H0
 Mô hình đã bỏ sót biến


Khắc phục: Sau khi nghiên cứu lại các lí thuyết về FDI, nhóm nghiên cứu
nhận thấy FDI của năm liền trước có ảnh hưởng đến FDI của năm hiện tại
nên đã quyết định thêm biến tự hồi quy lnpreFDI vào mô hình.
Chạy kiểm định lại Ramsey RESET trên phần mềm STATA (Bảng 6 Phụ
lục), ta được:
21


Giá trị F(3,20) = 3,18
với p-value = 0,0477
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta có p-value = 0,0477 ≈ α = 0,05
 Không đủ cở sở để bác bỏ giả thuyết H0
 Mô hình không bỏ sót biến.

3.2.2. Phương sai sai số thay đổi
Cặp giả thuyết thống kê: {

0

1:

: ℎươ

ố đồ

ℎấ

ố ℎ

ℎươ


đổ

Chạy kiểm định White bằng phần mềm STATA (Bảng 7 Phụ lục), ta thu
được kết quả:
Với mức ý nghĩa α = 5%
Ta có: p-value= 0,1465 > α=0,05
 Không đủ cơ sở để bác bỏ H0
 Mô hình có phương sai sai số đồng nhất

3.2.3. Phân phối chuẩn của nhiễu
Cặp giả thuyết thống kê: {

0

:

ó ℎâ

ℎô

1:

ℎâ

ℎố

ℎố

ℎ ẩ


ℎ ẩ

Chạy kiểm định Jarque-Bera bằng STATA (Bảng 8 Phụ lục), ta thu được
kết quả:
Với mức ý nghĩa α = 5%
Ta có: p-value= 0,3378 > α = 0,05
 Không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0
 ui có phân phối chuẩn

3.2.4. Tự tương quan
Cặp giả thuyết thống kê: {

0

: ô ℎì ℎ ℎô
1:

óℎ ệ

ượ

ô ℎì ℎ ó ℎ ệ

ự ươ
ượ

ự ươ

22



Chạy kiểm định B - bgodfrey bằng STATA (Bảng 9 Phụ lục) ,ta thu được
kết quả:
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta có:
-

p-value(3)=0,0430 ≈ α = 0,05 => Không đủ cơ sở bác bỏ H0

-

p-value(4)=0,0504 > α = 0,05 => Không đủ cơ sở bác bỏ H0

-

p-value(5)=0,0918 > α = 0,05 => Không đủ cơ sở bác bỏ H0
Mô hình không có sự tự tương quan bậc 3,4 và 5 giữa các biến độc lập.



3.2.5. Đa cộng tuyến
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, ta sử dụng chỉ số VIFj
(Nhân tử phóng đại phương sai):
VIFj

=

1−

1


2

Sử dụng phần mềm STATA (Bảng 10 Phụ lục), ta thu được kết quả được:
Biến

VIF

1/VIF

ln_GDP

17.65

0.056671

InpreFDI

11.72

0.085350

Elec

5.89

0.169724

ln_Stu


3.24

0.309076

Infl

1.85

0.539889

Từ kết quả trên, ta có thể thấy mô hình đã xảy ra hiện tượng Đa cộng tuyến
( do hệ số VIF của biến ln_GDP và lnpreFDI > 10). Do trong quá trình chọn đề
tài, nhóm chọn đề tài có chuỗi số liệu là chuỗi số liệu thời gian về các yếu tố vĩ
mô( là một nguyên nhân khách quan dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến) cũng
như trong quá trình khắc phục bệnh của mô hình đã thêm biến lnpreFDI gây ra
hiện tượng trễ nên mô hình đã mắc phải bệnh đa cộng tuyến. Nhóm nghiên cứu
xin thừa nhận đây là thiếu sót của mô hình trong quá trình nguyên cứu, mong cô
và bạn đọc xem xét, đóng góp ý kiến cũng như cách sửa chữa.
23


3.3. Kết quả ước lượng sau khi đã khắc phục khuyết tật
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nghiên (PRF):
=

ln

0

+1


+

2

+3

+4

+

5

+

Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên (SRF):
̂̂

ln

=

0

̂̂
+

1

̂̂

+

̂̂
+

2

3

̂̂

̂̂

+

+

4

+

5

i

Ước lượng OLS bằng phần mềm STATA (Bảng 11 Phụ lục) , ta thu được
kết quả:
Biến phụ thuộc ln_FDI:
Tổng số biến động trong biến phụ thuộc lnFDIi (TSS)
Tổng biến động trong lnFDIi mô hình ước lương được(ESS)

Tổng biến động mà mô hình không giải thích được (RSS)

37.8484983
36.784011
1.06448733

Số quan sát

28

Bậc tự do

22

2

0.9719

-hệ số xác định

̂̅

0.9655

-hệ số xác định đã hiệu chỉnh

2

Ước lượng độ lệch chuẩn của sai số ngẫu nhiên


0.21997

F(4,23)

152.04

P-value(F)

0.0000

24


×