Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của các nước ASEAN giai đoạn 2007 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.83 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI GIỮA KỲ
MÔN: KINH TẾ LƯỢNG 2
ĐỀ TÀI:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI

CỦA CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 2007-2017

Nhóm thực hiện:

Nhóm 17

Họ và tên

Mã số sinh viên

Trần Đức Anh

1714410028

Nguyễn Ngọc Ánh

1714410031

Nguyễn Mai Hương

1714410110

Ngô Thu Nga



171441016

Nguyễn Mỹ Trà

1714410228

Lớp: KTE318.2

Hà Nội, 09/2019



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................... 3
1.1. Các lý thuyết, học thuyết liên quan đến FDI................................................... 3
1.2. Các công trình nghiên cứu về FDI và các nhân tố tác động............................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VỐN FDI Ở CÁC NƯỚC KHU
VỰC ASEAN.......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 13
3.1 Mô hình nghiên cứu....................................................................................... 13
3.2 Nguồn dữ liệu................................................................................................ 15
3.3 Mô tả số liệu chung........................................................................................ 15
3.4 Mô tả số liệu thống kê riêng........................................................................... 16
3.5 Phân tích tương quan giữa các biến............................................................... 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH.................................... 19
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ.................................................. 23
5.1. Vai trò của FDI tới nền kinh tế...................................................................... 23
5.2 Giải pháp kiến nghị nhằm thu hút vốn FDI.................................................... 23

KẾT LUẬN............................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 26
PHỤ LỤC................................................................................................................ 28



LỜI MỞ ĐẦU
Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “vòng
luẩn quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài”. Theo lý thuyết này, đa số các
nước đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế. “Những nước
dẫn đầu trong chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốc dân vào
việc tạo vốn. Trái lại, những nước nông nghiệp lạc hậu thường chỉ có thể tiết kiệm
được 5% thu nhập quốc dân.
Trong cuốn “Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển”,
R.Nurkes đã trình bày có hệ thống việc giải quyết vấn đề vốn . Theo ông, xét về lượng
cung người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấp của thu nhập
thực tế. Mức thu nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, đến lượt mình, năng
suất lao động thấp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là kết quả
của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại. Và thế là cái vòng được khép kín mà nguyên nhân
cơ bản là thiếu vốn. Do vậy, mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông xem là
giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển hay nói cách khác là thu hút
FDI. Vậy câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để khuyến khích và làm đầu tư FDI tăng?
Dựa trên khu vực ASEAN, nơi tập trung nhiều quốc gia đang phát triển và có nhiều
tiềm năng, nhóm tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến

thu hút FDI của các nước ASEAN giai đoạn 2007-2017” để tìm giải pháp cho câu
hỏi trên.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Dựa vào lý thuyết và những nghiên cứu đi trước, dự đoán các nhân tố tác động
đến việc thu hút nguồn đầu tư FDI vào các quốc gia khu vực ASEAN từ đó đưa ra


mô hình .
- Kiểm định và điều chỉnh mô hình để hoàn thiện mô hình chính xác và có ý
nghĩa.

1


- Từ mô hình hoàn chỉnh, đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy
điểm mạnh về thu hút FDI áp dụng cho các nước nghiên cứu để tạo sự tăng trưởng
bền vững.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
− Việc thu hút nguồn vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI).
* Phạm vi nghiên cứu:
− Không gian: 08 nước đang phát triển khu vực ASEAN bao gồm: Indonesia,
Maylaysia, Philipine, Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Myanmar.
− Thời gian: trong giai đoạn từ 2007-2017.
3. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập số liệu từ các nguồn uy tín như World Bank

− Phương pháp xử lý dữ liệu: Sắp xếp, định dạng lại số liệu bằng phần mềm MS
Excel và tiến hành chạy lượng bằng phần mềm Stata
− Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: Tổng hợp, phân tích các kết quả từ
mô hình sau đó đưa ra giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các lý thuyết, học thuyết liên quan đến FDI.
1.1.1 Lý luận chu kỳ sản phẩm
Lý luận này đề cập tới chu kỳ phát triển của chu kỳ tuổi thọ của sản phẩm
quyết định các doanh nghiệp phải đầu tư ra ngoài để chiếm lĩnh vực thị trường ra
nước ngoài. Lý thuyết này do nhà kinh tế học Vernon đề xuất vào năm 1966.
Theo lý thuyết này thì bất kỳ một công nghệ sản phẩm mới nào đều tiến triển theo
3 giai đoạn: (1) Giai đoạn phát minh và giới thiệu; (2) Giai đoạn phát triển quy
trình và đi tới chín muồi; (3) Giai đoạn chín muồi hay được tiêu chuẩn hoá.Lý
thuyết này chỉ ra rằng chỉ được thực hiện khi sản phẩm bước sang thời kỳ chuẩn
hóa và chi phí sản xuất là yếu tố quyết định khi cạnh tranh. Lý luận trên này vạch
ra sự khác nhau về tầm quan trọng của các yếu tố sản xuất trong các giai đoạn
phát triển sản phẩm, là cái làm này nảy sinh quy luật chiến dịch lợi thế.
1.1.2 Mô hình OLI của Dunning (1979).
Theo Dunning, một công ty dự định tham gia đầu tư FDI vào một quốc gia nếu
quốc gia đó có đủ ba lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là
lợi thế O - bao gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi
thế về khu vực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyên của
đất nước, quy mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng,
chính sách của Chính phủ) và (3) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages

- viết tắt là lợi thế I - bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp
đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được
chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế).Theo lý thuyết chiết trung thì
cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thỏa mãn trước khi có FDI. Những lợi thế này
không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào
FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau.
1.1.3 Lý thuyết chu kỳ sống
Lý thuyết này giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh
doanh từ xuất khẩu sang thực hiện FDI. Lý thuyết cho rằng đầu tiên các nhà sản


3


xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho gia đời
những sản phẩm mới, sản xuất vẫn tiếp tục tập trung tại chính quốc này cả chỉ khi
phí sản xuất ở nước ngoài có thể thấp hơn.Trong thời kỳ này để xâm nhập thị trường
nước ngoài thì các nước thực hiện việc kỹ năng tăng trưởng các nhà sản xuất
khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng chi phí sản xuất thập và quan
trọng hơn là ngăn chặn khả năng để rời thị trường và nhà sản xuất địa phương.
1.1.4 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên.
Năm 1960 Mac. Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ những
lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - Samuaelson về sự vận động vốn. Ông cho rằng
luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến
khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư, cả hai
nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên
so với trước khi đầu tư.
1.1.5 Lý thuyết thị trường độc quyền.
Lý thuyết tổ chức công nghiệp do Stephen Hymer và Charles Kindleberger
nêu ra. Theo lý thuyết này, sự phát triển và thành công của hình thức đầu tư FDI
theo chiều dọc phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) quá trình liên kết theo chiều dọc các giai
đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm bớt chi phí sản xuất;
(2) việc sản xuất và ko khai thác kỹ thuật, công nghệ mới; (3) cơ hội mở rộng hoạt
động ra đầu tư nước ngoài có thể tiến hành được do những tiến bộ trong ngành giao
thông và thông tin liên lạc. Chiến lược liên kết chiều dọc của các công ty đa quốc
gia là đặt các công đoạn sản xuất ở những vị trí khác nhau trên phạm vi toàn cầu,
nhằm tận dụng lợi thế so sánh ở các nền kinh tế khác nhau, hạ thấp giá thành sản
phẩm thông qua sản xuất hàng loạt và chuyên môn hoá, tăng khả năng cạnh tranh
của công ty trên thị trường.
1.2. Các công trình nghiên cứu về FDI và các nhân tố tác động.
Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI được nhóm tác

giả tổng hợp tại Bảng 1.1 dưới đây:

4


Bảng 1.1: Các nghiên cứu về FDI do nhóm tác giả tổng hợp

STT

1

2

Tên tác phẩm
The Relationship
between Gross
Domestic
Product and
Foreign Direct
Investment: The
Case of
Cambodia
The Impact of
Official
Development
Assistance on
Foreign Direct
Investment:
Evidence from
Vietnam


Tên tác giả

Năm
công
bố

Phương pháp
nghiên cứu

Lý thuyết cơ
bản nghiên cứu
dùng

Kết quả

Hạn chế
Chưa đề cập

Lim
GuechHeang
và Pahlaj
Moolio

Hang Ngoc
Kim Pham

2013

2015


Phương pháp
định lượng hồi
quy đơn giản
OLS

De Mello (1999);
FDI có ảnh hưởng lớn
GDP có tác
Solow (1957);
đến GDP theo hướng động trở lại
Romar (1986tích cực
FDI hay
1987)
không.

Phương pháp
định lượng hồi
quy mô hình
OLS và 2SLS

Yasin (2005);
Kimura and Todo
(2010); Kang et
al. (2011); Selaya
and Sunesen
(2012)

ODA thu hút nhiều dòng
vốn FDI

trung hạn
(trung bình 5 năm) và
dài hạn nhưng không
phải trong ngắn hạn

5


STT

Tên tác phẩm

Tên tác giả

Năm
công
bố

Phương pháp
nghiên cứu

Lý thuyết cơ
bản nghiên cứu
dùng

Dunning và

3

Determinants of

foreign direct
investment in
ASEAN: A panel
approach

Hong Hiep
Hoang và
Duc Hung
Bui

2014

Phương pháp
định lượng hồi
quy FGLS, mô
hình RE

Lundan (2008);
Nachum (1999);
Mamadou
(2002); Masron
and Abdullah
(2010)

Kết quả

Hạn chế

Hệ số của tỷ giá hối đoái
có ý nghĩa thống kê tích

cực; Hệ số lãi suất thực
có ý nghĩa thống kê âm;
Hệ số lạm phát là âm,
nhưng không có ý nghĩa
thống kê; Hệ số phát
triển tài chính là tích cực
nhưng cũng không có ý
nghĩa thống kê; Hệ số
phát triển cơ sở hạ tầng
dương; Hệ số mở cửa
thương mại là tích cực;
Hệ số ổn định chính trị
là tích cực; Hệ số kiểm
soát tham nhũng là tích
cực; Hệ số của chi phí
lao động danh nghĩa là
dương; Hệ số của năng
suất lao động là dương .

6


STT

4

5

Tên tác phẩm


Impact of
Corruption on
Foreign Direct
Investment in
Africa

Impact of
corruption on
FDI – A cross
country analysis

Tên tác giả

Năm
công
bố

Phương pháp
nghiên cứu

Sử dụng khung
mô hình hóa
Phương pháp
tổng quát về các
Rahim Quazi,
khoảnh khắc hệ
Vijay Vemuri
2014
thống động
và Mostafa

(bảng động lực
Soliman
tuyến tính
Arellano-Bover
/ BlundellBond)
Marcos
Hilding
Ohlsson

2007

Phương pháp
định lượng hồi
quy đơn giản
OLS

2016

Tương quan và
hồi quy trong
mô hình kiểm
định Johansen

Impact of
6

inflation rate on
the inflow of
foreign direct
investment in

India

Aishwarya
Singh &
Indra Giri

Lý thuyết cơ
bản nghiên cứu
dùng

Kết quả

Noonan (1984);

Tham nhũng tạo

Ketkar et al.
(2005); Sayers
(1950); Wei
(2000); Akcay
(2001); Caetano
and Caleiro
(2005)

kiện của FDI của châu
Phi, Quy mô thị trường,
Hiệu quả của chính phủ,
Cơ sở hạ tầng và Tự do
kinh tế trong quá khứ
cũng ảnh hưởng tích cực

đáng kể đến FDI

Hạn chế
điều

Markusen
(1995); Caves
(1996); Rose
Ackerman(1978); Hệ số CPI và GDP đều
Mody and
cho kết quả dương
Wheeler (1992);
Hines (1995);
Wei (2000)
Hussaini (2011), Trong ngắn hạn, lạm
phát và đầu tư nước
Khan & Mitra
ngoài có thể có mối
(2014), Aijaz,
quan hệ tiêu cực hoặc
Siddiqui, &
tích cực vừa phải. Tuy
Aumeboonsuke
nhiên, về lâu dài, tỷ lệ
(2014)
lạm phát và đầu tư trực
7


STT


Tên tác phẩm

Tên tác giả

Năm
công
bố

Phương pháp
nghiên cứu

Lý thuyết cơ
bản nghiên cứu
dùng

Kết quả

Hạn chế

tiếp nước ngoài có liên
quan bất lợi và trái chiều
nhau
Chưa tính
hạn, tăng đến tác động
của các nhân
(1998);
trưởng GDP thúc đẩy
tố năng động
Bengoavà

FDI ròng nhưng trong
như phát
Sanchez-Robles đó, nó cung cấp vốn
triển nguồn
(2003); Alfaro
chảy ra nhiều hơn dòng
nhân lực, chi
(2003);
chảy vào; về lâu dài, ở
phí R&D,
Vadlamannati (et trạng thái cân bằng,
chính sách
al., 2009); Wang, GDP và các biến thương
công nghiệp
Liu và Wei
mại không có tác động
và phổ biến
(2004)
đến FDI
kiến thức từ
nước ngoài
North (1990),
GDP có ảnh hưởng đến
Wei (2000),
FDI, lạm phát không hề
Kinoshita và
tác động đến FDI, sự
Campos (2003), kiểm soát tham nhũng
Ramirez (2010), có tác động dương đối
Cleeve (2012), với FDI. Ngoài

ra
Sahoo (2006,
nghiên cứu còn chỉ ra
2012), Azam et được một số yếu tố kinh
al (2012)
tế, thể chế, chính trị
Borensztein

7

Foreign Direct
Investment, GDP
Rajah Rasiah,
Growth and
James
Trade
Asirvatham,
Liberalization:
2017
Ibrahim
Evidence from
Mohammed
Pioneering
Adamu
ASEAN
Members

Phương pháp
định lượng hồi
quy bình

phương nhỏ
nhất (FMOLS)
và sửa lỗi véc
tơ(VEC)

Determinants of

8

foreign direct
investment in
South Asia:
Analysis of
economic,
institutional and
political factors

Samridhi
Bimal

2017

Phương pháp
định lượng sử
dụng mô hình
GMM

Trong ngắn

8



STT

Tên tác phẩm

Tên tác giả

Năm
công
bố

Phương pháp
nghiên cứu

Lý thuyết cơ
bản nghiên cứu
dùng

Kết quả

Hạn chế

khác cũng có ảnh hưởng
nhất định đến FDI

Sasi
9

Does Growth

Attract FDI?

Iamsiraroj và
2015
Hristos
Doucouliagos

Phương pháp
định lượng sử
dụng mô hình
hồi quy tổng
hợp MRA

Torrisi (1985),
Stanley (2001),
Wint và Williams
(2002), Jensen
(2003), Al
Nasser (2010),
Kandil (2011),
Jiménez (2011)
Mohamed và
Sidiropoulos
(2010),
Buchanan et al.
(2012)

Những yếu tố liên quan
đến tăng trưởng kinh tế
như GDP và tỷ giá hối

đoái có tác động đến
FDI

9


STT

10

Tên tác phẩm

Assessing the
Effect of
Foreign Direct
Investment on
Economic
Growth in Host
Countries Using
the Bayesian
Econometrics

Tên tác giả

Năm
công
bố

Phương pháp
nghiên cứu


Roya
Seifipour,
Hamid Reza
Koucheki
Mottaghi &
Mahdi Asari

2013

Phương pháp
ước lượng
Bayesian

Lý thuyết cơ
bản nghiên cứu
dùng
Andersson
(2001), Harrison
(1996), Tybout
and Westbrook
(1995), Chand
(1999), Pavcnik
(2002),
Fernandes
(2007), Amiti
and Konings
(2007)

Kết quả


Hạn chế

FDI tác động dương lên
đầu tư quốc dân, các yếu
tố như môi
trường
doanh nghiệp,
nguồn
nhân lực hạn chế hay mô
hình kinh tế không phù
hợp làm giảm tác động
của FDI lên đầu tư quốc
dân

10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VỐN FDI Ở CÁC
NƯỚC KHU VỰC ASEAN
Trong giai đoạn 2007 - 2017, nguồn vốn FDI chảy vào các nước ASEAN
luôn có sự biến động qua các năm, lúc tăng lúc giảm. Sau đây là biểu đồ thể hiện sự
thay đổi của nguồn vốn FDI chảy vào các ASEAN trong giai đoạn 2007 - 2017.
Biểu đồ 2.1: Giá trị của nguồn vốn FDI chảy vào 10 nước ASEAN
trong 2007 - 2017

Nguồn:
UNCTADstat

Dựa vào Biểu đồ 2.1 thấy được rằng vào năm 2007 - 2008 dòng vốn FDI vào

Đông Nam Á đều bị sụt giảm do tác động của cuộc khủng tài chính toàn cầu nhưng từ
năm 2010 trở đi các dòng vốn FDI đã quay trở lại mạnh mẽ vào ASEAN nhờ vào các
chính sách cải cách kinh tế, cải cách luật đầu tư của các nước. Điển hình vào năm 2011,
10 nước ASEAN đã đạt được tổng giá trị của dòng. Trong 10 nước ASEAN Singapore
luôn là nước dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Dựa vào các báo cáo
gần đây của ban thư ký ASEAN, tỷ lệ FDI của ASEAN chảy vào các nền kinh tế đang
phát triển tăng từ 18% trong năm 2016 lên 20% vào năm 2017. Trong tổng lượng FDI
vào Đông Á và Đông Nam Á, thị phần của ASEAN cũng tăng từ 31% trong năm 2016
lên 34% trong năm 2017. Đầu tư nội khối ASEAN, đóng góp lớn nhất cho dòng vốn
FDI trong khu vực, đạt mức cao mới 27 tỷ USD, tương đương khoảng 19% tổng lượng
vốn chảy vào khu vực. Các ngành thu hút FDI nhiều nhất có

11


thể kể đến như thương mại điện tử, công nghệ thông tin, dầu khí,... Tuy các nước
đều nhận được nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI song việc sử dụng nguồn vốn FDI của
một số nước là chưa thực sự hiệu quả khiến nguồn vốn bị thất thoát, gây lãng
phí.Việc sử dụng nguồn vốn FDI một cách hợp lý đang trở thành một bài toán nan
giải đối với những nước có tình trạng tham nhũng ở mức cao trong đó có Việt Nam
Ngoài ra giữa các nước trong khối ASEAN đang có sự cạnh tranh trong việc thu hút
nguồn vốn FDI nên để có một sức hút mạnh mẽ đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài
thì các nước cần phải xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, rào cản đầu tư,
môi trường kinh doanh. Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác đa phương
giữa các quốc gia trên thế giới thì FDI sẽ là cầu nối giúp các quốc gia Đông Nam Á
phát triển kinh tế và các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Đức,
Anh,... thu được nhiều lợi ích hơn nữa.

12



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu
Các học thuyết, lý thuyết cũng như các công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu
trên đã chỉ ra rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Để phù
hợp với phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận, nhóm tác giả đề xuất một mô hình
mới bao gồm các yếu tố sau đây: quy mô nền kinh tế, sự phát triển của cơ sở hạ
tầng, sự phát triển của công nghệ và nguồn nhân lực, kiểm soát tham nhũng, tỷ giá
hối đoái và cuối cùng là tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm tác giả
mong muốn tiếp cận vấn đề theo một hướng mới mẻ hơn nhằm tìm hiểu thêm các
khía cạnh khác của vấn đề bằng cách, cùng là một yếu tố tác động đã được nghiên
cứu rất nhiều trong các đề tài trước đó nhưng sẽ tìm ra các biến đại diện khác (ví dụ:
để lượng hóa yếu tố sự phát triển cơ sở hạ tầng, thay vì chọn một biến cụ thể, đặc
trưng như “Số người sử dụng mạng di động” hay “chất lượng đường bộ” nhóm tác
giả sẽ chọn ra ODA- chỉ số phản ánh gián tiếp sự phát triển của cơ sở hạ tầng). Bên
cạnh đó nhóm tác giả sử dụng năm 2008, 2009 là biến giả. Năm 2008 cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nền kinh tế trong đó có
cả các nước ASEAN, cuộc khủng hoảng này đã làm cho nền kinh tế của các quốc
gia sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2009 các nước đang bắt đầu vào khôi phục dần nền
kinh tế của đất nước mình, mọi nguồn lực đang dồn vào để đưa nền kinh tế đi vào
quỹ đạo một cách ổn định. Dẫn đến việc thu hút FDI trở nên khó khăn hơn đối với
nước nhận đầu tư và sự ra quyết định đầu tư của nước chủ đầu tư cũng phải cân
nhắc kỹ càng hơn trong những năm này và những năm tiếp theo sau đó.
Để lượng hóa các yếu tố trên, sau quá trình phân tích và tìm hiểu số liệu,
nhóm cũng quyết định đưa các biến đại diện sau vào trong mô hình: tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chỉ số nhận thức tham nhũng
(CPI), tỷ lệ lao động (từ 15-64 tuổi), tỷ lệ lạm phát (Inf), năm 2008, năm 2009.
Hàm hồi quy tổng thể biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là FDI với
các biến độc lập là:
FDI= β0 + β1*gdpit + β2*odait + β3* cpiit +β4*laborit+β5*infit+β6*Y8+β7*Y9+uit


13


Bảng 3.1: Giải thích các biến

Loại Tên
biến biến
Biến
phụ

FDI

thuộc

Ý nghĩa biến

Kỳ vọng trong
hàm hồi quy

Diễn giải

Foreign Direct Investment
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài

Gdp

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội


Mang dấu (+)

Tổng sản phẩm quốc nội
tăng thì vốn đầu tư nước
ngoài càng tăng.

Oda

Official
Assistance

Development
Mang dấu (+)

Nguồn vốn hỗ trợ phát

Vốn hỗ trợ chính thức
của các tổ chức tăng thúc
đẩy vốn FDI tăng

triển chính thức
Cpi

Corruption
Index

Perceptions
Mang dấu (+)


Chỉ số nhận thức tham

Chỉ số nhận thức tham
nhũng cao thì vốn FDI
càng tăng.

nhũng
Biến
phụ

Tỷ lệ tham gia lực lượng
labor lao động trên tổng số dân
trong độ tuổi lao động (độ

thuộc

Mang dấu (+)

Càng nhiều lao động
tham gia thị trường lao
động thì FDI càng tăng.

tuổi 15-64)
Inf

Tỷ lệ lạm phát
Mang dấu (-)

Lạm phát giảm thì vốn
đầu tư nước ngoài càng

tăng.

y8

= 1 nếu năm được xét là
2008

Mang dấu (-)

Vào năm 2008 thì FDI sẽ
giảm

Mang dấu (-)

Vào năm 2009 thì FDI sẽ
giảm

= 0 nếu năm được xét
không là 2008
y9

= 1 nếu năm được xét là
2009
= 0 nếu năm được xét
không là 2009

14


3.2 Nguồn dữ liệu

Bài viết sử dụng dạng số liệu bảng gồm 88 quan sát


Thời gian: từ năm 2007-2017.



Không gian: 8 nước khu vực ASEAN bao gồm: Indonesia, Malaysia,
Philppine, Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Myanmar

Lưu ý: hai quốc gia Singapore và Brunei không được đưa vào nghiên cứu do:


Singapore có những đặc điểm khác hoàn toàn so với các nước còn lại.

Singapore là một nước đã phát triển, và nguồn vốn FDI của Singapore
chiếm tới hơn 50% tổng nguồn vốn FDI của khu vực ASEAN.


Dữ liệu trước những năm 2010 của Brunei không được thống kê trên

các trang dữ liệu quốc tế.
Bảng 3.2. Nguồn số liệu

Biến

Nguồn số liệu

Đơn
vị


Đặc điểm

FDI

/>development-indicators?l=en#
USD

phụ thuộc, tuyến
tính

gdp

/>development-indicators?l=en#
USD

độc lập, tuyến tính

oda

/>development-indicators?l=en#
USD

độc lập, tuyến tính

labor />
%

độc lập, tuyển tính


cpi

www.transparency.org

%

độc lập, tuyến tính

inf

/>
%

độc lập, tuyến tính

y8

0; 1

độc lập, định tính

y9

0; 1

độc lập, định tính

3.3 Mô tả số liệu chung
Sau khi đổi kiểu dữ liệu, khai báo dữ liệu và sử dụng lệnh sum ta có:


15


Bảng 3.3: Mô tả dữ liệu chung

Tên biến

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

FDI

6,45947

6,085948

0,1

25,12073

gdp

237,6962

254,3102

4,222963

1015,539

oda


0,7770662

1,126234

-0,61872

4,21562

cpi

29,75795

9,66017

13

52

labor

74,60047

7,922487

62,679

87,205

inf


5,192182

5,073035

-5,992098

23,64391

Dựa vào Bảng 3.3, ta có:


FDI: giá trị trung bình là 6,45947, con số không quá lớn bởi giá trị

nhỏ nhất là 0,1 tỷ USD (Malaysia-2009) mà giá trị lớn nhất là 25,12073 tỷ
(Indonesia-2014).


gdp: giá trị trung bình 237,6962, đây là con số thấp khi nói về tỷ lệ tăng

trưởng gdp giai đoạn 2008-2017, bởi giá trị lớn nhất của biến là 1015,539 (Indonesia-

2017) mà giá trị nhỏ nhất chỉ là 4,222963 (Lao PDR-2007).


oda: độ lệch chuẩn (1,126234) cao hơn giá trị trung bình (0,770662),

giá trị nhỏ nhất (-0,61872) không có quá nhiều chênh lệch so với giá trị lớn nhất
(4,21562).



cpi và labour là những biến số không có quá nhiều sự chênh lệch giữa

Min và Max, khi các giá trị đều phân bố xung quanh giá trị trung bình (labour: Min
62,679, Max 87,205; cpi: Min 13, Max 52).


inf cũng sẽ có sự chênh lệch lớn trong giai đoạn này bởi giá trị trung

bình là 5,16906, trong khi giá trị nhỏ nhất là -5,992098 mà giá trị lớn nhất là
23,64391 (năm lạm phát 2008, 2009).
3.4 Mô tả số liệu thống kê riêng
Ta có biểu đồ Histogram cho các biến số:

16


Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ phân

phối xác suất của biến FDI

phối xác suất của biến GDP

phối xác suất của biến ODA

Biểu đồ 3.4: Biểu dồ phân


Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân

Biều đồ 3.6: Biểu đồ phân

phối xác suất của biến CPI

phối xác suất của biến labor

phối xác suất của biến inf

Từ Biểu đồ Histogram của các biến, có thể nhìn thấy rõ mức độ phân tán liên tục
của mỗi chỉ số đối với giá trị trung bình của mẫu. Giá trị trung bình vốn FDI của các
quốc gia ASEAN ở mức thấp, chỉ dao động chủ yếu trong khoảng từ 0-10 tỷ USD
, trong khi số quốc gia có vốn FDI cao ở các mức 15, 20 tỷ là rất ít. Tổng sản phẩm
quốc nội khu vực ASEAN giai đoạn 2007-2010 gần như chưa tăng lên đáng kể, còn khá
thấp (chỉ ở khoảng 60-100 tỷ USD), đặc biệt với các quốc gia như Lào hay Campuchia,
Myanmar, tổng GDP chỉ dưới mức 50 tỷ USD, tuy vậy nhìn qua biểu đồ, có thể thấy sự
tăng trưởng vượt trội của nhiều nước trong khu vực đã tăng lên, GDP đạt mức tiêu
chuẩn so với thế giới như Phillipines, Indonesia hay Thailand (từ 200600 tỷ). Biến ODA ở mức khá thấp, giá trị trung bình phân bố mức 0-1 tỷ đô, một số
nước đã không còn dựa vào nguồn vốn vay ODA trong những năm gần đây như
Indonesia hay Thái Lan. Biến CPI ổn định và dao động đều ở 20, 25-40%, tuy vậy đây
là con số khá thấp khi nói đến chỉ số nhận thức tham nhũng so với thế giới. Tỷ lệ lao
động chất lượng tốt của mỗi quốc gia có giá trị trung bình phân bố không đồng

17


đều, dù vậy gần như đều rất cao, chủ yếu ở mức 65-70%, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam, Lào hay Campuchia, tỷ lệ lên tới 80-90%. Biến INF

có các giá trị phân bố đồng đều và giảm dần ở mức 0-10%, thể hiện dấu hiệu khả
quan khi tỷ lệ lạm phát ở các nước đã giảm đi đáng kể qua các năm.
3.5 Phân tích tương quan giữa các biến
Chạy lệnh corr trong Stata ta có:
Bảng 3.4 Ma trận hệ số tương quan
FDI

gdp

oda

cpi

labor

FDI

1

gdp

0,7944

1

oda

- 0,0196

- 0,2666


cpi

0,5417

0,4692

- 0,2144

1

labor

- 0,2665

- 0,4399

0,3703

-0,4608

1

inf

- 0,0056

- 0,0635

0,2858


-0,3391

0,0795

inf

1

1

Dựa vào Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan, ta có:
rFDI,gdp = 0,7944 > 0: biến gdp có tác động mạnh tới FDI, gdp càng tăng thì
FDI càng tăng, tương đồng với kỳ vọng dấu nhóm tác giả nêu trên.
rFDI,oda = - 0,0196 <0: biến oda có tác động yếu tới FDI, oda tăng có thể làm
giảm hoặc làm tăng FDI tùy thuộc vào một số yếu tố bên ngoài khác.
rFDI,cpi = 0,5417 > 0: biến cpi tác động lớn, cùng chiều đến FDI, chỉ số cpi càng
tăng thì FDI càng tăng, tương đồng với kỳ vọng dấu (+) nhóm tác giả nêu.
rFDI,labor = - 0,2665 < 0: tỷ lệ lao động tốt tác động không lớn tới FDI, labor
tăng có thể làm giảm hoặc tăng FDI tùy thuộc vào các yếu tố: chất lượng lao động,
số năm kinh nghiệm,...
rFDI,inf = - 0,0056 < 0: biến inf có tác động rất yếu và ngược chiều đối với biến
FDI, tỷ lệ lạm phát tăng làm lượng vốn FDI có thể giảm hoặc tăng tùy vào một số
yếu tố bên ngoài khác, tương đồng với kỳ vọng dấu (-) nhóm tác giả nêu.

18


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH
Sau khi khai báo dữ liệu mảng, chạy mô hình RE và kiểm định xttest0, nhóm

tác giả thu được kết quả p-value = 1,000. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn mô hình
POLS.
Sau khi chạy mô hình hồi quy ước lượng POLS và thực hiện các kiểm định,
mô hình POLS có phương sai sai số (PSSS) thay đổi.
Để khắc phục PSSS thay đổi, ta ước lượng mô hình bằng hồi quy Robust để
phương sai của nhiễu không làm ảnh hưởng đến kết quả suy diễn.
Bảng 4.1 Kết quả ước lượng và kiểm định
Biến số

Mô hình POLS

Mô hình POLS có Robust

Gdp

0,018***

0,018***

(0,0000)

(0,0000)

0,948***

0,948***

(0,0094)

(0,0003)


0,188***

0,188***

(0,0001)

(0,0000)

0,1*

0,1*

(0,0678)

(0,0179)

0,091

0,091

(0,313)

(0,173)

- 0,58

- 0,58

(0,6744)


(0,4165)

- 2,04

- 2,04*

(0,1066)

(0,0987)

-11,871**

-11,871**

(0,0162)

(0,0012)

Số quan sát

88

88

Hệ số xác định

0,74330364

0,74330364


Oda

Cpi

Labor

Inf

y8

y9

Hệ số chặn

19


Kiểm định bỏ sót biến

P-value = 0,2710

-

Kiểm định tự tương quan

P-value = 0,2423

-


Kiểm định đa cộng tuyển

Vif = 1,47

-

Kiểm định PSSS thay đổi

P-value = 0,000

-

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và tính toán từ dữ liệu
Stata
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là p-value, với *,**,*** hệ số có ý nghĩa ở
mức 10%, 5%, 1%
Dựa vào Bảng 4.1, ta có:
Bảng 4.2: Ý nghĩa các hệ số hồi quy
Kết quả

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy mẫu
Nếu GDP tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi

̂
2=

0.018

thì vốn FDI tăng 0,018 đơn vị .
Nếu vốn ODA tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố khác không


̂
3= 0,948

đổi thì vốn FDI tăng 0,948 đơn vị.
Nếu chỉ số CPI tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố khác không

̂
4=

0,188

đổi thì vốn FDI tăng 0,188 đơn vị.
Nếu tỷ lệ lao động Labor tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố

̂
5=

0,1

khác không đổi thì vốn FDI tăng 0,1 đơn vị.
Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố khác

̂
6=

0,091

không đổi thì vốn FDI tăng 0,091 đơn vị.
Mức chênh lệch của tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

08 nước đang xét giữa năm 2008 so với các năm 2009 là 0,58

̂

7=

- 0,58

đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Mức chênh lệch của tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
08 nước đang xét giữa năm 2009 so với các năm 2008 là 2,04
̂

8=

- 2,04

đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

2
0


Các kết quả nhóm tìm được cơ bản phù hợp với các lý thuyết kinh tế và kỳ
vọng về dấu mà nhóm đã nêu ra ở Chương 1.
Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc nội có tác động dương đến tỷ lệ đầu tư trực tiếp
nước ngoài, làm ý mối quan hệ cùng chiều giữa tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Điều này một phần đã được kết luận tạ nghiên cứu “The
Relationship between Gross Domestic Product and Foreign Direct Investment: The
Case of Cambodia” của Lim GuechHeang và Pahlaj Moolio nhưng ở chiều tỷ lệ đầu

tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến tổng sản phẩm quốc nội. Tại nghiên
cứu của nhóm chúng tôi, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc
nội tác động tích cực lẫn nhau. Thật vậy, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia
thể hiện tốc độ tăng trưởng của một nền nền kinh tế, là thước đo và tín hiệu của một
thị trường có hiệu quả về chi phí sản xuất, quy mô của một thị trường tiềm năng, cơ
hội và giá trị lợi nhuận tăng cao… Triển vọng về một thị trường tiềm năng có quy
mô phát triển, khả năng sinh lời cao và chi phí sản xuất thấp là động lực thu hút
phần lớn nguồn vốn nước ngoài FDI.
Thứ hai, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có tác động dương đến tỷ lệ
đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia. Điều này khớp với nghiên cứu “The
Impact of Official Development Assistance on Foreign Direct Investment: Evidence
from Vietnam” của tác giả Hang Ngoc Kim Pham. Thật vậy, vốn vay hỗ trợ phát
triển ODA mang tính ưu đãi cao, đầu tư chủ yếu cho việc xây dựng và cải thiện cơ
sở hạ tầng của một quốc gia. Việc đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng
sẽ đáp ứng được những yêu cầu thường xuyên của FDI về đường sá, giao thông vận
tải, thông tin liêc lạc …Nói cách khác, vốn vay ODA giúp mở đường thu hút lượng
lớn các nhà đầu tư nước ngoài và nguồn vốn FDI chảy vào một quốc gia.
Thứ ba, ảnh hưởng của hệ số nhận thức tham nhũng đến tỷ lệ đầu tư trực tiếp
nước ngoài là ánh hưởng dương theo nghiên cứu “Impact of Corruption on Foreign
Direct Investment in Africa” của nhóm tác giả Rahim Quazi, Vijay Vemuri và Mostafa
Soliman và nghiên cứu “Impact of corruption on FDI – A cross country analysis” của
tác giả Marcos Hilding Ohlsson. Thật vậy, một quốc gia có nhận thức tốt về tham
nhũng, các nguồn vốn sẽ được sử dụng một các có hiệu quả hơn sẽ mang

21


×