Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Chất Lượng Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Tmcp Đại Chúng Việt Nam (Pvcombank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

LÊ DUY NGỌC

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

LÊ DUY NGỌC

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Duy Ngọc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................. iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5
1.1.1. Một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHTM ....................................5

1.1.2. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
NHTM .......................................................................................................................10
1.1.3. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................11
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ............................13
1.2.1. Năng lực cạnh tranh của NHTM .....................................................................13
1.2.2. Các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ............................................14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM .........................20
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM........................23
1.3.1. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM ........................23
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTM Việt Nam ..............................28
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ..31
2.1. Thiết kế luận văn ................................................................................................31
2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................34
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................34
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................39


CHƢƠNG 3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ....................42
3.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam ...42
3.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ...............42
3.1.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 ...............................................................................46
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam .......................................................................................................50
3.2.1. Thống kê mô tả................................................................................................50
3.2.2. Kết quả kiểm định thang đo ............................................................................51
3.2.3. Phân tích khám phá nhân tố (Exploratory Factor Analysis – EFA) ...............63
3.2.4. Phân tích tƣơng quan, hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........65

3.3. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hƣởng đến Năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ........................................................................56
3.3.1 Kết quả khảo sát đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của
VietinBank ................................................................................................................56
3.3.2. Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Năng lực thị phần và hệ thống kênh
phân phối ...................................................................................................................57
3.3.3. Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Cơ sở hạ tầng ......................................58
3.3.4. Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Nguồn nhân lực ...................................59
3.3.5. Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Uy tín thƣơng hiệu ..............................60
3.3.6. Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Chất lƣợng dịch vụ ..............................61
3.3.7. Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ và
năng lực marketing ....................................................................................................62
3.4. Sự khác biệt về đánh giá mức độ Năng lực cạnh tranh của VietinBank theo các
nhóm nhân khẩu học .................................................................................................73
3.4.1. Sự khác biệt theo giới tính ..............................................................................74
3.4.2. Sự khác biệt theo nhóm tuổi............................................................................74
3.4.3. Sự khác biệt theo vị trí công việc hiện tại .......................................................75


3.4.4. Sự khác biệt theo trình độ học vấn (bậc học cao nhất) ...................................77
3.4.5. Sự khác biệt theo mức thu nhập trung bình ....................................................79
3.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................79
CHƢƠNG 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM .82
4.1. Định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thƣơng
Việt Nam ...................................................................................................................82
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần công
thƣơng Việt Nam .......................................................................................................83
4.2.1. Nâng cao Chất lƣợng dịch vụ ..........................................................................83
4.2.2. Xây dựng Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lƣợng cao .......................84

4.2.3. Nâng cao khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ của cơ sở hạ tầng tại
VietinBank ................................................................................................................84
4.2.4. Định vị hình ảnh thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng ..................................85
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................86
4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc ..................................................86
4.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan khác. ...............................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU

DIỄN GIẢI

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

3

NHNNg


Ngân hàng nƣớc ngoài

4

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

5

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

6

TCTD

Tổ chức tín dụng

7

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

i



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội ndung

1

Bảng 2.1

Quy trình nghiên cứu luận văn

31

2

Bảng 2.2

Các biến nghiên cứu và thang đo

37

3

Bảng 3.1

4


Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5

8

Bảng 3.6

9

Bảng 3.7

10

Bảng 3.8

11

Bảng 3.9


Các chỉ số tài chính của VietinBank giai đoạn 20152018
Cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank năm 2015
– 2018
Lợi nhuận trƣớc thuế, sau thuế của VietinBank năm
2015 – 2018
Kết quả phân loại từ dữ liệu khảo sát
Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố
Năng lực thị phần và hệ thống kênh phân phối
Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố
Cơ sở hạ tầng
Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố
Nguồn nhân lực
Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố
Uy tín thƣơng hiệu
Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố
Chất lƣợng dịch vụ

Trang

43

46

48
51
52

52

53


53

54

Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha trƣớc và
12

Bảng 3.10

sau loại biến với nhân tố Tính đa dạng của sản phẩm

55

dịch vụ và năng lực marketing
13

Bảng 3.11

14

Bảng 3.12

Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha biến
phụ thuộc Năng lực cạnh tranh
Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến độc lập

ii

55

57


15

Bảng 3.13

Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc

58

16

Bảng 3.14

Kết quả phân tích tƣơng quan giữa các biến nghiên cứu

59

17

Bảng 3.15

Kết quả phân tích hồi quy đa biến

60

18

Bảng 3.16


Hệ số tƣơng quan hạng Spearman

61

19

Bảng 3.17

20

Bảng 3.18

21

Bảng 3.9

Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Cơ sở hạ tầng

64

22

Bảng 3.20

Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Nguồn nhân lực

65

23


Bảng 3.21

Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Uy tín thƣơng hiệu

66

24

Bảng 3.22

Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Chất lƣợng dịch vụ

67

25

Bảng 3.23

26

Bảng 3.24

Kết quả điểm trung bình theo nhóm giới tính

74

27

Bảng 3.25


Kết quả kiểm định t test theo nhóm giới tính

74

28

Bảng 3.26

Kết quả phân tích phƣơng sai theo nhóm tuổi

75

29

Bảng 3.27

30

Bảng 3.28

31

Bảng 3.29

32

Bảng 3.30

33


Bảng 3.31

34

Bảng 3.32

Kết quả khảo sát đánh giá chung về thực trạng năng lực
cạnh tranh của VietinBank
Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Năng lực thị phần
và hệ thống kênh phân phối

Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố Tính đa dạng của
sản phẩm dịch vụ và năng lực marketing

Kết quả phân tích so sánh khác biệt đa nhóm bằng
Bonferroni theo nhóm tuổi
Kết quả phân tích phƣơng sai theo vị trí công việc hiện tại
Kết quả phân tích so sánh khác biệt đa nhóm bằng
Bonfferroni theo vị trí công việc hiện tại
Kết quả phƣơng sai phân theo trình độ học vấn
Kết quả phân tích so sánh đa nhóm bằng Bonferroni
theo trình độ học vấn
Kết quả phân tích phƣơng sai theo mức thu nhập trung
bình

iii

62


63

71

75
76
77
78
78

79


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Nội ndung

STT

Hình

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3


Hình 1.3

Lý thuyết giá trị hỗn hợp (TMX)

16

4

Hình 1.4

Mô hình khả năng cạnh tranh

17

5

Hình 1.5

Mô hình khả năng cạnh tranh

18

6

Hình 1.6

Mô hình của M.Porter

19


7

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

32

8

Hình 2.2

Mô hình nghiên cứu đề xuất

33

9

Hình 3.1

Mô hình cơ cấu tổ chức của VietinBank

45

10

Hình 3.2

11


Hình 3.3

12

Hình 3.4

13

Hình 3.5

Đồ thị phân phối của phần dƣ biến phụ thuộc

68

14

Hình 3.6

Đồ thị P – P Plot

69

15

Hình 3.7

Đồ thị phân tán phần dƣ chuẩn hóa và phần dƣ dự báo

70


16

Hình 3.8

Mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu trong mô hình

81

Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
NHTM VN
Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
công ty CTTC

Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank giai đoạn
2015 – 2018
ROA, ROE của VietinBank giai đoạn 2015- 2018
Tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank giai đoạn 2015 –
2018

iv

Trang
9

11

46
47
48



LỜI MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Chủ đề năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam đã, đang và tiếp tục là vấn
đề thời sự, thu hút đƣợc sự quan tâm lớn cả từ góc độ nghiên cứu, xây dựng và điều
hành chính sách, quản trị và điều hành kinh doanh ngân hàng,...Nhìn lại trong
những năm gần đây, kể từ khi triển khai thực hiện thực hiện Luật các tổ chức tín
dụng ban hành năm 2010 có hiệu lực từ đầu năm 2011 và văn bản sửa đổi, và các
quy định về hoạt động ngân hàng định hƣớng tiêu chuẩn Basel II, cùng với cam kết
mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và
các hiệp định thƣơng mại khu vực, hoạt động ngân hàng ở nƣớc ta ngày càng sôi
động trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt của các loại hình tổ chức tín
dụng. Để tồn tại và phát triển đƣợc, các tổ chức tín dụng luôn phải liên tục và không
ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động, mở cửa thị trƣờng
dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế.
Là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trƣờng và hội nhập
quốc tế, với số lƣợng ban đầu chỉ có 4 NHTM nhà nƣớc hoạt động rất hạn chế về
quy mô tài chính, dịch vụ đến nay đã phát triển rất nhanh về số lƣợng tổ chức tín
dụng, quy mô tài chính và khả năng hoạt động. Về mặt cấu trúc cũng rất đa dạng về
hình thức sở hữu (nhà nƣớc, hợp tác xã, liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài, cổ phần)
và đa dạng hóa về loại hình (NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác xã,
ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng 100%
vốn nƣớc ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân
dân, tổ chức tài chính vi mô). Đến nay, năng lực cạnh tranh của nhiều NHTM Việt
Nam đã đƣợc nâng cao. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đóng vai trò quan trọng
thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế. Song đứng trƣớc yêu cầu đặt ra

trong thực tiễn việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam luôn
đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ trong tất cả các hoạt động ngân hàng gồm:
cấp tín dụng, huy động vốn và cung cấp dịch vụ thanh toán.

1


Hiện nay, Việt Nam chính thức bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế về mở
cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính và áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bắt
đầu xuất hiện, gia tăng đáng kể. Trong những năm qua các tổ chức trung gian tài
chính và đông đảo các doanh nghiệp đều đã chủ động tìm kiếm, nghiên cứu,thực
hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc yêu cầu hội nhập. Vì
vậy, nghiên cứu những vấn đề cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập
quốc tế của hệ thống NHTM vẫn tiếp tục và luôn có tính cấp bách đặt ra trong thực
tiễn ở nƣớc ta hiện nay.
NHTM cổ phần công thƣơng Việt Nam (VietinBank) là một trong số các
NHTM cổ phần nhà nƣớc có quy mô dẫn đầu thị trƣờng, có mạng lƣới hoạt động
rộng trong toàn quốc, có cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài là các Tập đoàn, tổ chức
Tài chính Ngân hàng lớn trên thế giới, trong đó phải kể đến Tập đoàn MUFG Bank,
Ltd đến từ Nhật Bản, sở hữu 19,73% cổ phần. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với
các định chế tài chính hàng đầu trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho VietinBank mở
rộng quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng trong
nƣớc, cũng nhƣ khu vực và trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, với vai trò là đơn vị dẫn dắt thị trƣờng ngành, VietinBank đã và
đang tích cực thực hiện đề án cơ cấu lại với nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao
năng lực cạnh tranh vƣơn tầm khu vực và hội nhập quốc tế. Mục tiêu của
VietinBank là tiếp tục chiến lƣợc phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế trên
thị trƣờng, cụ thể nhƣ cơ cấu lại tổ chức và bộ máy quản trị điều hành, mở rộng
thêm mạng lƣới hoạt động kinh doanh, tái định vị lại vị thế thƣơng hiệu. VietinBank
tích cực vận động thay đổi bộ nhận diện hành vi văn phòng công sở theo không gian

mới mà trong đó đặt khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động của ngân hàng;
luôn hƣớng tới khách hàng, thay đổi mô hình chất lƣợng dịch vụ, nâng cao năng lực
quản trị rủi ro, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực,....Do vậy, đứng trƣớc những thách thức và cơ hội mới trong giai đoạn ứng
dụng công nghệ 4.0 nhƣ hiện nay, khi mà khách hàng ngày càng trở nên thông minh
hơn, VietinBank cần thiết phải có những giải pháp thiết thực nhất, phù hợp sát với
2


thực tiễn hơn, kỳ vọng mang lại hiệu quả chính sách cao hơn để nâng cao năng lực
cạnh tranh trên cơ sở cải thiện các yếu tố nội tại bên trong hoạt động kinh doanh của
mình. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, luận văn chọn đề tài: “Nhân tố ảnh hƣởng
đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu của luận văn. Nội dung của luận văn tập trung phân tích và tìm hiểu
ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong thuộc về nội lực, giá trị cốt lõi về năng lực cạnh
tranh của VietinBank, trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp góp phần thay đổi diện mạo năng lực cạnh tranh của VietinBank trên thị trƣờng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trong giới hạn luận văn này, nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hƣởng tác
động của các nhân tố nội tại bên trong đến năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần
Công thƣơng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi diện mạo
cạnh tranh trên thị trƣờng và làm cơ sở bền vững trong nâng cao năng lực cạnh
tranh của NHTM cổ phần Công thƣơng Việt Nam trong dài hạn.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và các
nhân tố nội tại ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
- Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM
để rút ra bài học cho VietinBank nói riêng, cho các NHTM Việt Nam nói chung.
- Phân tích thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh củaVietinBank thông

qua ảnh hƣởng của các yếu tố nội tại (các yếu tố nội lực) nhằm làm rõ những điểm
mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của VietinBank hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của
VietinBank trên thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ trong khu vực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng: Các nhân tố nội tại ảnh hƣởng đến Năng lực cạnh tranh của
VietinBank

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu giới hạn nội dung đánh giá tài chính tại
VietinBank thông qua các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán. Ngoài ra, khảo sát
đƣợc thực hiện chọn mẫu thuận tiện tại một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, Bắc
Ninh, Phú Thọ.
Phạm vi về thời gian: Tập trung tổng hợp thông tin tài chính của VietinBank
vào các năm từ 2015 đến 2018
Phạm vi về nội dung: Năng lực cạnh tranh của VietinBank trên thị trƣờng
Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế và các yếu tố nội tại ảnh hƣởng đến năng
lực cạnh tranh của VietinBank.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tác động của các nhân tố nội tại ảnh hƣởng đến Năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nhƣ thế nào?
- Có những giải pháp gì nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam?
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nhân tố ảnh

hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chƣơng 3: Nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Chƣơng 4: Định hƣớng và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHTM
Hiện nay, nhiều nghiên cứu tiếp cận với vấn đề năng lực cạnh tranh nhƣ một
hiện tƣợng kinh tế vĩ mô và cố gắng phân tích khám phá các nhân tố tác động đến
năng lực cạnh tranh trên cả phƣơng diện vi mô và vĩ mô. Cụ thể nhƣ sau:
Đề tài nghiên cứu “Competition, Growth, and Performance in the Banking
Industry” của tác giả Bert Scholtens công bố năm 2000, đã trình bày các nội dung
về cạnh tranh, tăng trƣởng và hiệu quả của ngành ngân hàng. Nghiên cứu tập trung
phân tích và chứng minh rằng tồn tại mối liên hệ giữa cấu trúc thị trƣờng cạnh tranh
và hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng bằng phƣơng pháp phân tích ổn định có
giới hạn (extreme bounds analysis).
Đề tài nghiên cứu “The Effects of Competition from Large, Multimarket
Firms on the Performance of Small, Single-Market Firms: Evidence from the
Banking Industry” của nhóm tác giả Allen N.Berger và Loretta J.Mester công bố
năm 2005, đã nghiên cứu về sự thay đổi hiệu quả của hệ thống ngân hàng Mỹ do sự
thay đổi về các yếu tố kỹ thuật, cạnh tranh và qui định của Chính phủ. Nghiên cứu

đã cho thấy trong giai đoạn 1982-2000, tiến bộ công nghệ đã cải thiện hiệu suất của
các NHTM lớn, hoạt động đa quốc gia so với các NHTM nhỏ, hoạt động đơn lẻ, đặc
biệt là các ngân hàng tham gia vào quá trình sát nhập, có sự gia tăng lợi nhuận bằng
cách gia tăng các dịch vụ cao cấp. Điều này xuất phát từ việc tiến bộ công nghệ cho
phép các NHTM lớn, hoạt động đa quốc gia cạnh tranh hiệu quả hơn so với các
NHTM nhỏ, hoạt động đơn lẻ, thị trƣờng nhỏ trong những thập niên 80-90 của thế
kỷ trƣớc, kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết hiệu quả và kinh nghiệm của
tác giả. Đồng thời, tác giả cũng phân tích sự khác biệt của mức độ tiến bộ công

5


nghệ thông qua quy mô theo hiệu ứng địa lý, và tác động đƣợc phản ánh đến hiệu
suất của các NHTM nhỏ, hoạt động đơn lẻ thông qua so sánh doanh thu - chi phí.
Đề tài nghiên cứu “Business effectiveness of bank system in North Europe”
của nhóm tác giả Kunt và Huizinga công bố năm 2013, đã nghiên cứu các vấn đề
liên quan tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Bắc Âu. Tác giả dựa trên
cơ sở lý luận về “lợi thế cạnh tranh” của Michael E.Porter (1985) giải thích hiện
tƣợng thƣơng mại quốc tế dƣới giác độ cạnh tranh và vai trò nổi bật của doanh
nghiệp. Theo lý thuyết, của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết định và năng suất
phụ thuộc vào môi trƣờng cạnh tranh. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã cho thấy
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ: đặc điểm kinh
doanh của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, quy mô tài sản của ngân hàng, đặc
biệt quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ cho thấy sức mạnh của ngân hàng, đồng
thời đa dạng hóa đƣợc hoạt động của các ngân hàng… và có điều kiện để làm tăng
lợi nhuận cho các ngân hàng, là cơ sở thúc đẩy sức cạnh tranh của ngân hàng.
Cùng trên cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh của Michael E.Porter (1985), đề
tài nghiên cứu “The effects of reform on Chinas bank structure and performance”
của các tác giả Xiaoqing và Heffernan công bố năm 2009, cho thấy chất lƣợng quản
lý của ngân hàng sẽ ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng, chất

lƣợng quản lý thông qua chính sách, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển ngân hàng. Và
đề tài nghiên cứu “How do service quality perceptions contribute in satisfying
Banking Customers” của các tác giả Malik và Hamilton, công bố năm 2011, đã chỉ
ra rằng sự lành mạnh trong kinh doanh của ngân hàng càng lớn, tỷ suất sinh lời trên
tài sản càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng đó sẽ tốt hơn, quản lý
vốn hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh cao hơn, dẫn đến khả năng tài chính
phát triển tốt hơn, giúp cho định vị hình ảnh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng
trên thị trƣờng.
Đề tài nghiên cứu “Competitive conditions in the Central and Eastern
European banking systems” của Manthos D. Delis và cộng sự công bố năm 2008,
đã trình bày các nội dung về các điều kiện cạnh tranh trong điều kiện thực tiễn tại

6


một số ngân hàng tại Trung và Đông Âu. Kết quả nghiên cứu áp dụng mô hình của
Panzar and Rosse (1987) trên mẫu dữ liệu của các ngân hàng giai đoạn 1999-2006
đã khẳng định một lần nữa rằng: kết quả kinh doanh của ngân hàng chịu tác ảnh
hƣởng của các điều kiện kinh tế và cấu trúc tài chính vĩ mô.
Đồng thời, nhiều nghiên cứu khác đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế giới
tập trung vào lĩnh vực năng suất và từ năng suất có thể phân tích về năng lực cạnh
tranh thông qua các chỉ tiêu năng suất. Tóm lại, có thể thấy rằng, các nghiên cứu
của các học giả nƣớc ngoài hầu hết đều lựa chọn cách tiếp trên cơ sở vận dụng mô
hình kinh tế lƣợng, hàm sản xuất để đo lƣờng các nhân tố tác động đến năng suất
của công ty hay của ngành. Từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất với
các yếu tố đầu vào có tác động đến năng suất, đã đi đến lập luận về tác động của nó
đến hiệu quả và cạnh tranh ở mức độ doanh nghiệp và mức độ ngành.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh là một vấn đề nghiên cứu đƣợc nhiều học
giả và nhà nghiên cứu trong nƣớc quan tâm phân tích, xây dựng khung lý thuyết và
ứng dụng trong thực tiễn kinh doanh của nhiều đơn vị. Cụ thể, một số đề tài luận án

tiến sĩ đã bảo vệ thành công và đƣợc công bố viết về năng lực cạnh tranh của
NHTM Việt Nam và lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhƣ sau:
Luận án tiến sĩ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần quốc tế
trên thị trƣờng Việt nam" của tác giả Nguyễn Tú bảo vệ năm 2015 tại trƣờng Đại
học Kinh tế quốc dân. Tác giả luận án đã đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống
NHTM Việt nam trên một số các chỉ tiêu tài chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu
chí để đo lƣờng năng lực cạnh tranh, bao gồm: Sức mạnh nội tại; sản phẩm dịch vụ;
khách hàng, thị phần và thƣơng hiệu; lợi nhuận.
Luận án tiến sĩ "Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay" của tác giả Đoàn Việt Dũng bảo
vệ năm 2014, tại trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả luận án đã hệ thống hóa
lý luận về năng lực cạnh tranh để đƣa ra quan điểm chung về cạnh tranh là quá trình
kinh tế mà các chủ thể kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp để chiếm lĩnh thị trƣờng
để nâng cao vị thế của mình. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu thực tế giai đoạn

7


2008- 2013 để làm sáng tỏ các lực lƣợng quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành
Ngân hàng tại Việt Nam nhƣ: mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại của các
NHTM Việt Nam, mối đe dọa của ngƣời gia nhập thủ tiềm năng, mối đe dọa của
các sản phẩm thay thế và sức mạnh của ngƣời mua
Luận án tiến sĩ "Đầu tƣ nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam" của tác giả Đỗ Thị Tố Quyên bảo vệ năm 2014, tại trƣờng
Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả luận án đã chỉ ra nội dung đầu tƣ, cơ cấu sử dụng
vốn đầu tƣ phụ thuộc vào chiến lƣợc cạnh tranh, công cụ cạnh tranh của mỗi ngân
hàng. Luận án đã xây dựng quy trình và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu
quả đầu tƣ nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM. Các chỉ tiêu này phản ánh mối
quan hệ chặt chẽ giữa đầu tƣ với năng lực cạnh tranh và đƣợc xác định tùy thuộc vào
chiến lƣợc cạnh tranh của ngân hàng tại mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, tác giả tập trung

vào nghiên cứu góc độ đầu tƣ cho nâng cao năng lực cạnh tranh của một NHTM.
Luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả
Nguyễn Kim Thài, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
năm 2012. Tác giả tập trung nghiên cứu toàn diện các khía cạnh về năng lực cạnh tranh
và phạm vi chỉ là năng lực cạnh tranh của một chi nhánh NHTM nhà nƣớc.
Công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam” của tác giả Đặng Hữu Mẫn đăng trên tạp chí Khoa học (Đại học Đà Nẵng) số
5.40 (2010). Nghiên cứu này đã đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam dựa trên cơ sở phân tích các năng lực bộ phận ảnh hƣởng đến năng lực cạnh
tranh của NHTM nhƣ: Năng lực tài chính, năng lực thị phần, năng lực cạnh tranh về
nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh về công nghệ, năng lực cạnh tranh về hệ thống
kênh phân phối, Năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ, Năng lực
cạnh tranh về thƣơng hiệu. Từ đó, tác giải đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, mô hình
nghiên cứu của tác giả nhƣ sau

8


Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM VN
(Nguồn: Đặng Hữu Mẫn, 2010)
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thƣơng mại đã đi đến thống nhất ở một số điểm sau:
- Vấn đề cạnh tranh ngân hàng là phản ánh tổng thể một môi trƣờng cạnh tranh
đặc biệt giữa các đơn vị kinh doanh tiền tệ với mức độ khác biệt về sản phẩm thấp,
tốc độ sao chép nhanh, mức độ rủi ro cao, chịu sự điều tiết rất lớn của chính sách tài
chính, tiền tệ của chính phủ. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh giữa
các ngân hàng thƣơng mại càng trở lên gay gắt hơn đòi hỏi ngân hàng thƣơng mại
nào cũng phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Để cạnh tranh thắng lợi cần phải nâng cao năng lực toàn diện phù hợp với
môi trƣờng cạnh tranh, coi trọng năng lực tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực quản lý, công nghệ ngân hàng, mạng lƣới, chủng loại và chất
lƣợng sản phẩm. Môi trƣờng cạnh tranh nhấn mạnh khuôn khổ pháp lý và đối thủ
cạnh tranh.
- Các tác giả đều thống nhất ở 3 phƣơng thức: Tự ngân hàng thƣơng mại
nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát huy điểm mạnh cốt lõi và khắc phục
điểm còn yếu kém, hệ thống ngân hàng phải đƣợc tổ chức tốt để có thị trƣờng tài
chính lành mạnh, vai trò to lớn của chính phủ trong hỗ trợ ngân hàng thƣơng mại
nâng cao năng lực cạnh tranh.
9


1.1.2. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
NHTM
Luận án tiến sĩ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán
Việt Nam" của tác giả Nguyễn Duy Hùng, bảo vệ năm 2016 tại trƣờng Đại học
Kinh tế quốc dân. Tác giả luận án đã vận dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ
của Thompson và Strickland (2001) để xác định hệ thống 07 yếu tố bên trong tác
động đến năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam, bao gồm yếu
tố về tiềm lực tài chính; vốn trí tuệ; chất lƣợng sản phẩm; trình độ công nghệ; chất
lƣợng dịch vụ; thƣơng hiêu, uy tín và hoạt động xúc tiến; mạng lƣới hoạt động.
Luận án đã lƣợng hóa đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố bên trong tới năng
lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam. Từ đó tác giả đƣa ra giải
pháp tƣơng ứng liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty chứng
khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tự do hoá thị trƣờng chứng khoán.
Luận án tiến sĩ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần Ngoại
thƣơng Việt Nam" của tác giả Hoàng Nguyên Khai bảo vệ năm 2016 tại trƣờng Đại
học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã đƣa ra quan điểm năng
lực cạnh tranh của ngân hàng là: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng kiểm

soát các điều kiện kinh doanh thuận lợi của ngân hàng so với NHTM và tổ chức tài
chính khác trong một môi trƣờng nhất định nhằm thu đƣợc lợi nhuận tối đa”; đồng
thời đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cụ thể nhƣ:
Năng lực tài chính; Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ công nghệ ngân hàng;
Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành; Thị phần và tốc độ tăng trƣởng thị
phần của NHTM. Luận án cũng tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến năng lực
cạnh tranh của NHTM bao gồm: Chất lƣợng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng;
Công nghệ; Giá bán (phí dịch vụ).
Luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại
TP.Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Thị Thanh Hằng bảo vệ năm 2012 tại trƣờng
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã phác hoạ bức tranh
toàn cảnh hoạt động của các công ty cho thuê tài chính có trụ sở chính đóng trên địa

10


bàn TP.HCM từ năm 2008 đến năm 2012 trên các khía cạnh quy mô vốn hoạt động,
dƣ nợ, chất lƣợng khoản tài trợ cho thuê,vv… Kết quả nghiên cứu của luận án cho
thấy có 10 yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính ở
TP.Hồ Chí Minh. Cụ thể, mô hình nghiên cứu của tác giả nhƣ sau:

Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC
(Nguồn: Hoàng Thị Thanh Hằng, 2012)
1.1.3. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Có thể thấy rằng, các chủ đề nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các
TCTD hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng rất đa dạng, đã và đang tiếp
tục là vấn đề thời sự, thu hút đƣợc sự quan tâm lớn của nhiều học giả cả từ góc độ
nghiên cứu, xây dựng và điều hành chính sách, đến quản trị và điều hành hoạt động
kinh doanh tài chính - ngân hàng,...Nhìn lại trong những năm gần đây, kể từ khi
triển khai thực hiện thực hiện luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010 có hiệu

lực từ đầu năm 2011 và văn bản sửa đổi năm 2017, và các thông tƣ quy định, điều
chỉnh về các hoạt động ngân hàng theo định hƣớng tiêu chuẩn Basel II, các TCTD
nói chung và NHTM Việt Nam nói riêng đã từng bƣớc cải cách theo hƣớng tích cực
thực hiện các cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính gia nhập tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO) và các hiệp định thƣơng mại khu vực. Hoạt động ngân hàng ở
11


nƣớc ta ngày càng sôi động trong một môi trƣờng kinh doanh ngày càng đƣợc mở
rộng ra toàn bộ khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Trong bối cảnh cạnh tranh mang
tầm cỡ khu vực ngày càng trở nên gay gắt của các loại hình tổ chức tín dụng trong
nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển đƣợc, các tổ chức tín
dụng luôn phải liên tục và không ngừng nghiên cứu thay đổi xuất phát từ những
nhân tố thuộc về bản chất cố hữu, nội lực của ngân hàng mình, từ đó đề xuất giải
pháp cho chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững trong dài hạn,
mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính vƣơn tầm khu vực và từng bƣớc hội nhập kinh
tế quốc tế.
Tuy nhiên, nhƣ đã đánh giá ở trên, các nghiên cứu trong nƣớc hiện nay tập
trung phân tích nhiều hơn vào đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM trên cơ
sở xem xét, đánh giá riêng lẻ các yếu tố có tác động ảnh hƣởng nhƣ thị phần, sản
phẩm, thƣơng hiệu, tài chính…. Từ đó đƣa ra các khuyến nghị và chính sách cải
thiện cho vấn đề nghiên cứu đang xem xét. Điều này phản ánh mối quan hệ một
chiều khi xem xét đánh giá tác động của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh tổng
hợp của NHTM, mà chƣa xem xét so sánh tƣơng quan về mức độ tác động mạnh
yếu giữa các yếu này làm cơ sở đƣa ra những chính sách tối ƣu trong chiến lƣợc
quản trị. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài trên thế giới
đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế giới tập trung vào đánh giá năng suất và từ
năng suất có thể phân tích về tính cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu năng suất. Từ
kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất với các yếu tố đầu vào có tác động
đến năng suất, đã đi đến lập luận về tác động của năng suất đến hiệu quả kinh doanh

và cạnh tranh của doanh nghiệp ở mức độ ngành so với các ngành khác trên thị
trƣờng. Có thể thấy, các nghiên cứu này hầu hết đều vận dụng mô hình kinh tế
lƣợng để đánh giá trên quy mô của ngành.
Do đó, hiện nay, các nghiên cứu trong nƣớc cũng nƣớc ngoài chƣa thực sự
có một nghiên cứu nào nghiên cứu và xem xét cụ thể tác động tổng hợp của các
nhân tố nội tại (các yếu tố nội lực) ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của một
NHTM cụ thể trên cơ sở cảm nhận từ phía khách hàng. Vì thế, tác giả lựa chọn đề

12


tài: “Nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần Công
thƣơng Việt Nam” làm công trình nghiên cứu của mình và trình bày nội dung cụ
thể trong luận văn này.
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM và các nhân tố ảnh
hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.1. Năng lực cạnh tranh của NHTM
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ, duy trì và mở rộng thị phần so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, một số quan điểm đánh giá rằng: Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn công của doanh nghiệp khác.
Chẳng hạn, từ điển thuật ngữ chính sách thƣơng mại (1997) định nghĩa năng lực
cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại
về năng lực kinh tế”. Quan niệm này mang tính chất định tính, khó có thể định
lƣợng. Đồng thời, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh – là sự sở hữu những giá trị đặc thù, có thể sử dụng đƣợc để “nắm bắt cơ
hội”, để kinh doanh có lãi
Theo nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
(Organization for Economic Cooperation and Development) đã đƣa ra định nghĩa
nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử

dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa
phƣơng, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế" (1996). Ở đây năng lực canh tranh đồng nghĩa với năng suất các yếu tố đầu vào.
Nhà kinh tế học ngƣời Mỹ, giáo sƣ Michael E.Porter cho rằng đối với doanh
nghiệp sức cạnh tranh có nghĩa là năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới nhờ
áp dụng chiến lƣợc toàn cầu mà có đƣợc. Theo đó thì sức cạnh tranh của doanh
nghiệp chính là khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng ở quy mô thế giới. Năng
lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng
hóa cùng loại trên cùng một thị trƣờng tiêu thụ. Tuy nhiên định nghĩa này chƣa bao
quát hết đƣợc năng lực cạnh tranh nói chung mà mới chỉ giới hạn hẹp cho năng lực
cạnh tranh của sản phẩm.
13


Trong luận văn này, năng lực cạnh tranh đƣợc tiếp cận theo khía cạnh sức
mạnh nội tại của bản thân doanh nghiệp khiến nó mạnh hơn đối thủ cả về mặt tuyệt
đối (có tiềm lực mọi mặt cao hơn), lẫn mặt tƣơng đối (tận dụng tốt hơn cơ hội thị
trƣờng, thích ứng tốt hơn với điều kiện môi trƣờng). Với quan niệm nhƣ vậy, kế
thừa có chọn lọc các điểm hợp lý trong các quan niệm nêu trên, có thể định nghĩa
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao các ƣu thế của doanh nghiệp so với doanh
nghiệp khác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và thích
ứng với môi trƣờng nhằm gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, phát triển bền
vững”. Bản thân NHTM cũng là một doanh nghiệp, tuy nhiên là doanh nghiệp đặc
biệt (thể hiện ở lĩnh vực kinh doanh, điều kiện hoạt động, cơ quan quản lý…).
Năng lực cạnh tranh của một NHTM có thể đƣợc hiểu là khả năng ngân hàng
đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế so sánh với các đơn vị cùng ngành,
nhằm mục tiêu duy trì vị thế thƣơng mại và mở rộng thị phần kinh doanh. Điều này
giúp cho một NHTM đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn các đối thủ khác trên thị
trƣờng, hay nói cách khác là cao hơn mức trung bình của ngành; đồng thời đảm bảo

sự tăng trƣởng bền vững, an toàn và lành mạnh trong dài hạn; cũng nhƣ có khả năng
chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất lợi của các nhân tố thuộc về môi trƣờng
kinh doanh. Do vậy năng lực cạnh tranh của NHTM có thể định nghĩa nhƣ sau:
“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở
nắm bắt kịp thời các cơ hội để duy trì và phát triển những lợi thế vốn có nhằm củng
cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận, chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất
lợi của môi trƣờng kinh doanh hoặc sức ép của các lực lƣợng cạnh tranh”. Hay một
cách diễn đạt khác, năng lực cạnh tranh của NHTM là sức mạnh nội tại của bản thân
ngân hàng đó để có thể đƣa ra các sản phẩm (dịch vụ) đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng và duy trì, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần nhằm gia tăng lợi nhuận.
1.2.2. Các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
a.

Lý thuyết giá trị hỗn hợp

Lý thuyết giá trị (Theory of mix value – TMX) của tác giả Treacy và
Viersema công bố lần đầu năm 1997 về xây dựng 3 yếu tố trụ cột chính tạo nên sức
14


cạnh tranh của một doanh nghiệp, đƣợc mở rộng và kiện toàn bởi một số nhà kinh tế
học nhƣ Sheth và Sisodia năm 2002. Lý thuyết này đƣa ra quan điểm nhận định về
bản chất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ sau: năng lực cạnh tranh của
một doanh nghiệp phản ánh giá trị cảm nhận mà doanh nghiệp đó đem lại cho các
khách hàng của mình và đƣợc xây dựng bởi niềm tin của ngƣời sử dụng đối với
thuộc tính cố hữu từ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó cung cấp.
Xuất phát từ hành vi khách hàng khi phát sinh một nhu cầu tiêu dùng, ngƣời
tiêu dùng sẽ tiếp cận tìm hiểu những giá trị và lợi ích mà sản phẩm dịch vụ của
doanh nghiệp mang lại và so sánh nó với chi phí họ bỏ ra để mua sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp đƣợc đánh giá có năng lực cạnh tranh cao

trên thị trƣờng nếu khách hàng đạt đƣợc sự thỏa mãn cao hơn mức chi phí mà họ
sẵn sàng bỏ ra khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Nội dung của lý thuyết này chỉ ra cụ
thể 3 yếu tố chính tạo nên sức cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: (i) sản
phẩm dẫn dầu (ii) khách hàng thân thuộc và (iii) vận hành hoàn hảo. Cụ thể:
-

Trụ cột 1 - Yếu tố “sản phẩm dẫn đầu”: phản ánh về tổng thể chất

lƣợng sản phẩm, yếu tố mới, tính sáng tạo của sản phẩm dịch vụ, tính đa dạng và
khả năng thích nghi đáp ứng yêu cầu đa dạng của các khách hàng trên thị trƣờng.
-

Trụ cột 2 - Yếu tố “khách hàng thân thuộc”: phản ánh về niềm tin của

khách hàng với uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp, sự trung thành của khách
hàng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, khả năng tiếp thị, thu hút các khách
hàng tiềm năng.
-

Trụ cột 3: Yếu tố “vận hành hoàn hảo”: phản ánh về chất lƣơng, hiệu

quả của năng lực quản trị điều hành kênh phân phối và năng lực marketing - tiếp thị,
chính sách khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi chăm sóc sau bán hàng của doanh nghiệp
và các dịch vụ đi kèm làm gia tăng giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp.

15



×