Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Luận văn: Các đảng bộ xã ở tỉnh hậu giang lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.27 KB, 145 trang )

HC VIN CHNH TR - HNH CHNH QUC GIA H CH MINH

Lấ VN SN

các Đảng bộ xã ở tỉnh hậu giang
lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở
trong giai đoạn hiện nay
Chuyờn ngnh

: Xõy dng ng Cng sn Vit Nam

Mó s

: 60 31 23

LUN VN THC S KHOA HC CHNH TR

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGễ BCH NGC

H NI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn
xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học trong luận
văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn



Lê Văn Sơn


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH HẬU GIANG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái quát về các xã, các đảng bộ xã và dân chủ ở cơ sở
1.2. Các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang lãnh đạo thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở - Quan niệm, nội dung, phương thức

8
8
39

Chương 2: CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH HẬU GIANG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

48

2.1. Thực trạng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hậu Giang và
thực trạng lãnh đạo của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đối với

việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
2.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm

48
77

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH HẬU GIANG ĐỐI
VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ
SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các
đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

83
83

88
118
121



HĐND
MTTQ
QCDC
TCCSĐ
UBND

:
:
:
:
:

Hội đồng nhân dân
Mặt trận Tổ quốc
Quy chế dân chủ
Tổ chức cơ sở Đảng
Ủy ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của đời sống con người. Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, điều này
đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí
Minh bàn tới rất nhiều.
Xác định đúng đắn tầm quan trọng to lớn của dân chủ, từ khi bước vào
công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan
tâm đến vấn đề này và đã có nhiều chủ trương, chính sách, quy chế để phát
huy dân chủ trong đời sống xã hội, đặc biệt là đã ban hành và triển khai thực

hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDC). Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục
tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể
hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại
diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện
đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân
không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Dân chủ là
một thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, đồng thời cũng chính là bài học
quan trọng rút ra từ quá trình lãnh đạo nhạy bén, tài tình của Đảng ta.
Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Hoàn thiện nội dung và đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong việc
thực hiện chức năng lãnh đạo của các cấp ủy đảng; tăng cường dân chủ trong
Đảng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hoàn thiện cơ chế nhân dân
đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà
nước; quy định chế độ cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ
quan nhà nước trước nhân dân; hoàn thiện và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.


2
Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của mỗi
người dân trong việc quản lý và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định
của pháp luật.
Phát huy dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở không chỉ góp phần củng
cố, kiện toàn tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, mà còn
là giải pháp để hạn chế sự tha hóa quyền lực, chống tệ nạn quan liêu, tham
nhũng trong bộ máy nhà nước mà còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần
chúng lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trong quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, qua
khảo sát và kết quả đánh giá của Trung ương và của Tỉnh ủy Hậu Giang cho
thấy: dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, việc thực hiện QCDC mà cụ thể là
thông qua việc thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” đã tạo ra những chuyển biến tích cực, nhân dân hăng hái tham gia góp ý
kiến và thi đua thực hiện, kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh… ngày càng tốt hơn, cao hơn.
Những nơi thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã có sự chuyển biến đáng kể về nhận
thức của các thành viên trong hệ thống chính trị và của nhân dân về dân chủ,
làm cho mọi người quan tâm và tham gia thực hiện tốt việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân từ cơ sở, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,
tạo không khí cởi mở trong nhân dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đồng thời, xây dựng và
thực hiện QCDC ở cơ sở cũng đã góp phần tác động tích cực tới việc củng cố,
đổi mới, nâng cao chất lượng chính trị ở cơ sở, xây dựng và chỉnh đốn Đảng;
thúc đẩy việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố, xây dựng
chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, không ít cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cán bộ,
đảng viên và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc các nghị quyết, chỉ


3
thị của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về xây dựng và thực hiện
QCDC ở cơ sở; việc áp dụng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” vào từng công việc chưa cụ thể, có nơi thực hiện chưa tốt; chưa thể
hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội;
chưa thấy rõ tác dụng của thực hiện dân chủ vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát
triển, vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc thực hiện QCDC ở cơ sở
có nơi, có lúc chưa nghiêm túc, kém hiệu quả, còn mang tính hình thức. Nhiều
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa tuyên truyền phổ

biến sâu rộng cho nhân dân biết, tổ chức cho nhân dân bàn, để nhân dân tự giác
thực hiện, chưa tạo điều kiện để nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của các
cơ quan nhà nước. Quyền làm chủ của nhân dân, nhất là quyền làm chủ trực tiếp
còn bị vi phạm. Tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu dân còn xảy ra. Cán bộ,
nhân dân chưa mạnh dạn đấu tranh với những việc làm sai trái, tham nhũng của
cán bộ, sợ bị trù dập, sợ mất việc làm. Niềm tin vào sự lãnh đạo của nhiều cấp
ủy, chi bộ, đảng bộ, vào sự điều hành của chính quyền bị giảm sút; vai trò người
đại diện nguyện vọng, ý chí và quyền lợi chính đáng của nhân dân còn hạn chế.
Trước tình hình và yêu cầu của thời kỳ mới, đòi hỏi phải phát huy hơn
nữa quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng sáng
tạo của nhân dân, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa tỉnh nhà. Trước mắt phải khắc phục về nhận thức quan điểm, tư tưởng
“dân là gốc”, “Nhà nước là của dân, do dân và vì dân” trong cán bộ, đảng
viên; đồng thời khắc phục những yếu kém, hạn chế về thực hiện QCDC ở cơ
sở trong thời gian vừa qua, đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới,
nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân, động viên
cán bộ và nhân dân tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở
địa phương, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, góp phần thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh nhà và đất nước,
theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.


4
Việc nghiên cứu tổng kết về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong
tình hình hiện nay là một việc làm rất cấp thiết không chỉ nhằm phát huy dân
chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống
xã hội, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn nhằm tạo điều kiện để nhân dân
tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” của các thế

lực thù địch dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, hòng bóp méo, xuyên
tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, mua chuộc,
lừa mị, lôi kéo tập hợp lực lượng, kích động nhân dân, chia rẽ mối quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Việc nghiên cứu tổng kết, đề ra những
nội dung và những giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở
còn có ý nghĩa khẳng định tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
“dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”.
Với ý nghĩa và yêu cầu từ thực tiễn nêu trên, chọn đề tài "Các đảng
bộ xã ở tỉnh Hậu Giang lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong
giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp, đồng thời mong muốn góp phần
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Dân chủ, dân chủ ở cơ sở, QCDC ở cơ sở là vấn đề được nhiều nhà
khoa học quan tâm ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Cụ thể là:
- Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, đề tài khoa học cấp nhà nước KX-05, do GS Nguyễn Đức Bình làm chủ
nhiệm, năm 1996.
- Những đặc trưng cơ bản, quan điểm, nguyên tắc xây dựng và hoạt
động của hệ thống chính trị nước ta trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đề
tài KX 05-04, do GS.TS Nguyễn Ngọc Long làm chủ nhiệm, năm 1994.


5
- Một số kiến nghị về vấn đề Đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo Mặt trận và
các đoàn thể nhân dân, do PGS Vũ Hữu Ngoạn làm chủ nhiệm, năm 1995.

- Đảng cầm quyền trong điều kiện hiện nay, đề tài KX 05-09, do TS
Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm, năm 1993.

- Bảo đảm phát huy dân chủ trong chế độ một Đảng cầm quyền ở
nước ta hiện nay, GS.TS Mạch Quang Thắng, năm 2000. Đề tài đã đạt được
những kết quả khoa học như sau: Nội dung dân chủ hóa trong chế độ một
Đảng Cộng sản cầm quyền. Khẳng định được những thành tựu lãnh đạo của
Đảng trong quá trình dân chủ hóa ở nước ta. Đề ra các giải pháp cơ bản phát
huy dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản cầm quyền.
- Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới, do
GS.TS Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007.
- Dân chủ hóa và thực hiện QCDC cơ sở, tác giả TS Đặng Thị Nhiệt Thu.

Những công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận chủ yếu ở
dân chủ, tính đa dạng và cách tiếp cận phạm trù dân chủ; những thành tựu,
những vấn đề đặt ra hiện nay và những giải pháp cơ bản thúc đẩy dân chủ ở
cơ sở và Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách
có hệ thống, cụ thể đề tài: “Các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang lãnh đạo thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của các đảng bộ xã ở
tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Trên cơ sở đó, đề xuất
phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các
đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ các quan điểm, khái niệm về dân chủ và dân chủ ở cơ sở; vai
trò của dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Đánh


6

giá đúng thực trạng việc thực hiện QCDC ở cơ sở; đánh giá đúng thực trạng
lãnh đạo của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện QCDC ở
cơ sở; chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm lãnh
đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự
lãnh đạo của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện QCDC ở
cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo của các đảng bộ xã
ở tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu
Giang đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 2004 (khi thành lập tỉnh
Hậu Giang) đến nay; những phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng
cường lãnh đạo của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện
QCDC ở cơ sở đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ và dân chủ ở cơ sở.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở thực tiễn lãnh đạo của các đảng
bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, thực hiện các phương pháp
chuyên ngành: phân tích - tổng hợp, lô gíc - lịch sử, khảo sát thực tiễn, tổng
kết thực tiễn, thống kê, ...



7
6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về dân chủ; việc xây
dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Xác định phương hướng và đề xuất những
giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang
đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cấp ủy Đảng các
xã ở tỉnh Hậu Giang; làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập ở trường
chính trị tỉnh và các trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện ở tỉnh Hậu Giang.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


8
Chương 1
CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH HẬU GIANG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ, CÁC ĐẢNG BỘ XÃ VÀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1.1.1. Khái quát về các xã và các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang
1.1.1.1. Khái quát về các xã ở tỉnh Hậu Giang
Vào khoảng thế kỷ thứ 18, cư dân bắt đầu những đợt khai phá dọc theo
sông Cái Lớn, Cái Bé… hình thành vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm
nay. Sau Cách mạng tháng Tám, Hiệp định Geneve (1954) được ký kết, khi
Pháp rút, Mỹ can thiệp ở miền Nam, lập chế độ Ngô Đình Diệm, ngày 21-121961, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Chương Thiện, là cửa ngõ

nối liền từ U Minh - Cần Thơ và Vùng 4 chiến thuật của Mỹ - Nguỵ, chính
quyền Ngô Đình Diệm chủ trương thực hiện kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”,
lấy Chương Thiện làm thí điểm để “bình định trắng”; giành dân, lập ấp chiến
lược, xây 2 khu trù mật: Vị Thanh - Hỏa Lựu, khánh thành ngày 01/3/1961,
với ý đồ ngăn chặn lực lượng cách mạng từ cửa ngõ U Minh, siết chặt việc
kiểm soát dân chúng, bảo vệ Cần Thơ và vùng 4 chiến thuật.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30-41975), ta hủy bỏ hệ thống hành chính cũ của chính quyền Sài Gòn. Tháng 21976, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập tỉnh Hậu Giang bao gồm
đơn vị: thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Ngày
01-12-1991, Quốc hội ra Quyết nghị tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: tỉnh
Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
Đến năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành hai đơn vị hành chính
là thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay
theo Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội và Nghị định
số 05/2004/NĐ-CP ngày 02-01- 2004 của Chính phủ.


9
Tỉnh Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, là
một trong 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông
Cửu Long, có vị trí là trung tâm tiểu vùng Tây Nam Sông Hậu và Bắc bán đảo
Cà Mau; phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc
Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với
tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu; tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh (nay là
Thành phố Vị Thanh). Diện tích tự nhiên là 160.058,69 km 2, chiếm khoảng
4% diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm khoảng 0,4% tổng
diện tích tự nhiên cả nước. Địa hình nói chung là khá bằng phẳng là đặc trưng
chung của đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí của tỉnh thuận lợi về giao thông
đường thủy và đường bộ, có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Về đường thủy, Hậu
Giang nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, là cầu nối
giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam),

kênh xáng Xà No, kênh Quản lộ Phụng Hiệp là đường thủy quốc gia từ thành
phố Hồ Chí Minh xuyên đồng bằng đổ ra biển Tây, nối các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long đi Cămphuchia, biển Đông và các nước Đông Nam Á. Về đường bộ,
có tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B đi qua, tuyến Quản lộ Phụng
Hiệp, tuyến lộ Nam Sông Hậu nối cầu Cần Thơ đi các tỉnh trong vùng.
Tỉnh có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã và 5
huyện); 74 đơn vị hành chính cấp xã (54 xã, 08 phường và 12 thị trấn); 526
ấp, khu vực (480 ấp và 46 khu vực).
Về dân số, tỉnh Hậu Giang có 756.625 người, trong đó nam chiếm
49,3%, nữ là 50,7%. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 505 người/km2. Dân số
trong độ tuổi lao động 552.822 người chiếm 68,4% dân số của tỉnh. Cơ cấu
lao động trong các ngành kinh tế như sau: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm
76,6%, công nghiệp chiếm 59,3% và thương mại dịch vụ chiếm 14,1%. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi khoảng 1,38%.
Về điều kiện tự nhiên, Hậu Giang là tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông
Cửu Long, là vùng trũng nên chịu ảnh hưởng lũ đầu nguồn sông Mê Công đổ


10
về hằng năm, đem lại lượng phù sa khá lớn cho Hậu Giang. Điều kiện tự
nhiên ưu đãi cho người dân Hậu Giang chuyên canh sản xuất lúa từ một vụ,
hai vụ và đến nay sản xuất ba vụ mỗi năm, tận dụng lượng phù sa đổ về để
thâm canh tăng vụ lúa và các loại hoa màu khác cùng với nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống kết cấu hạ tầng các xã trong tỉnh Hậu Giang cơ bản đảm bảo,
xe ôtô cơ bản đến tận các xã. Tuy nhiên, vẫn còn 4 xã chưa có đường ô tô đến
trung tâm xã. Tỉnh đang tiến hành “nhựa hóa” toàn bộ các tuyến đường nông
thôn, hình thành các tuyến lộ liên xã kết hợp với đê bao chống lũ vững chắc,
hình thành vùng sản xuất đa canh, phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp
vừa và nhỏ, phát triển các nghề truyền thống, mở rộng xây dựng các chợ, kêu
gọi đầu tư đẩy nhanh phát triển đô thị cho các xã có đủ điều kiện và các xã lân

cận các khu, cụm công nghiệp.
Hậu Giang là tỉnh có trên 85% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Sau ngày 30-4-1975, nhân dân Hậu Giang cùng với đảng bộ Hậu Giang đã
khắc phục vết thương chiến tranh, ra sức xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát
triển, tập trung đào kênh rửa phèn, chuyển đổi tập quán canh tác lúa từ một
vụ lên hai vụ và từng bước chuyển dần lên ba vụ trong năm. Bên cạnh đó,
nhân dân từng bước khôi phục lại các nghề truyền thống. Qua hơn 25 năm
đổi mới, trong sản xuất nông nghiệp, nông dân các xã trong tỉnh đã tích cực
chuyển đổi tập quán sản xuất, góp phần đóng góp cho đất nước sản lượng
lương thực khá lớn, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm
trước, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Các xã trong tỉnh liên tục phát
triển và có mức tăng trưởng khá cao trên các lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp, thương mại, dịch vụ. Các xã có điều kiện về thủy sản cung ứng cho
công nghiệp chế biến thu hút đầu tư khá mạnh. Các xã thuộc vùng quy
hoạch chuyên canh các loại cây ăn trái đặc sản và sản xuất lúa chất lượng
cao đã chủ động đẩy mạnh xuất khẩu, làm giàu bằng chính thương hiệu của
mình. Nhìn chung, đời sống kinh tế của nhân dân các xã trong tỉnh 8 năm


11
qua đã phát triển khá rõ rệt, những xã nghèo, xã khó khăn đã tích cực chuyển
đổi cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đầu tư trong sản xuất, phát triển mạnh mẽ
các các vùng chăn nuôi thủy sản, phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái,
vùng chuyên canh lúa chất lượng cao… từng bước nâng cao mức thu nhập,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân được đảm bảo.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, kéo giảm
tỷ lệ người nhiểm HIV/AIDS và phòng chống các loại dịch bệnh đạt kết quả
cao. Các xã đều có trạm y tế, trong đó 97,29% trạm đạt chuẩn quốc gia và đều
có bác sỉ đảm bảo cho chuyên môn. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và
chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm đúng mức, nhất là lĩnh vực

bảo hiểm y tế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 11,17%o. Phong trào thể dục
thể thao quần chúng phát triển rộng khắp.
Hoạt động bảo vệ môi trường đạt kết quả bước đầu, đã cụ thể hóa chính
sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Xã hội hóa trên lĩnh vực
môi trường có chuyển biến tích cực, nhất là cung cấp nước sạch, thu gom và
xử lý rác, khắc phục cơ bản các điểm ô nhiểm môi trường.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tỷ lệ hộ nghèo từ 23,55% (năm 2005) giảm xuống còn 8,92% (năm 2010).
Công nhân, sinh viên, người cao tuổi, trẻ em và các đối tượng thuộc diện bảo
trợ xã hội được quan tâm giúp đỡ. Giải quyết tốt các chế độ, chính sách ưu đãi
cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, xây dựng nhà tình
nghĩa, nhà tình thương cơ bản cho hộ chính sách và hộ nghèo….Huy động có
hiệu quả các nguồn lực xã hội hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Tỉnh
tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng trường trạm và các công trình công
cộng khác để người dân hưởng thụ.
Nhân dân Hậu Giang có truyền thống yêu nước. Từ khi Đảng ra đời,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân và quân Hậu Giang đã liên tục nổi dậy chống


12
quân thù, cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi trong hai cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước. Nhân dân và các lực lượng vũ trang Hậu Giang đã chiến đấu ngoan
cường, anh dũng, lập nên những chiến tích oai hùng, ghi nhiều chiến công
hiển hách như chiến thắng Tầm Vu, chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch…
Trong những năm đổi mới, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang luôn được ổn định, trật tự xã hội luôn được giữ vững.
Bộ máy tổ chức hệ thống chính trị các xã được kiện toàn. Hoạt động
của hệ thống chính trị các xã có những chuyển biến tích cực. Dân chủ cơ sở

được mở rộng và phát huy, thực hiện tốt quyền dân chủ đại diện và dân chủ
trực tiếp của nhân dân. Đảng ủy, hội đồng nhân dân (HĐND), Mặt trận Tổ
quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội đã thực hiện tốt vai trò, chức
năng và nhiệm vụ của mình trong việc giám sát hoạt động của ủy ban nhân
dân (UBND) và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của
pháp luật. Từ đó, tình hình chính trị trên địa bàn các xã trong tỉnh luôn được
giữ vững và ổn định, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền,
MTTQ cơ sở được củng cố và nâng cao.
Tuy nhiên, ở một vài xã trong tỉnh vẩn còn có những vấn đề đáng quan
tâm. Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở một vài nơi chưa đáp ứng được
yêu cầu của công cuộc đổi mới. Nhiều nơi chính quyền chưa sâu sát cơ sở,
còn biểu hiện quan liêu, xa dân. Đảng ủy một số xã còn hiện tượng bao biện,
làm thay cho chính quyền, có nơi buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với
chính quyền và các đoàn thể. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của xã
trình độ còn bất cập, chưa qua đào tạo nhiều. Tình hình an ninh chính trị, trật
tự xã hội tuy cơ bản được ổn định, song một vài nơi vẫn còn diễn biến phức
tạp như các tệ nạn xã hội: đá gà, mại dâm, ma túy… vẫn chưa giảm.
Do đặc điểm lịch sử của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang có 3 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Hoa, người


13
Khmer. Theo thống kê, đồng bào dân tộc thiểu số là 7.585 hộ với 36.184
người chiếm 4,8%, (đồng bào dân tộc Khmer có 26.257 người, chiếm 3,5%;
dân tộc Hoa có 9.699 người, chiếm 1,3%, dân tộc khác có 228 người).
Hậu Giang có 6 tôn giáo lớn và 8 hệ phái của các tôn giáo hoạt động với
các hình thức điểm nhóm nhỏ lẻ; có 195.743 tín đồ, chiếm tỷ lệ 25,06% dân
số, chủ yếu là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài…
Đồng bào tôn giáo sống xen nhau trong cộng đồng dân cư. Nhìn chung,
đồng bào theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau luôn sống đoàn kết, giúp đỡ

cùng nhau tiến bộ và đặt biệt là ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước một cách nghiêm chỉnh, thực hiện phương châm
“sống tốt đời, đẹp đạo”, có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng
quê hương ngày một phát triển.
Nhân dân Hậu Giang có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong thời kỳ đổi
mới, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày một nâng lên. Các hoạt
động văn hóa - nghệ thuật từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tiếp
tục chuyển biến tích cực. Một số di tích lịch sử, văn hóa được xây dựng, nâng
cấp, mở rộng, gắn kết với khai thác du lịch.
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo có nhiều tiến bộ, mạng lưới trường lớp được
phủ kín các xã trong tỉnh với quy mô ngày càng mở rộng. Nhà nước đầu tư
mạnh cho xây dựng trường lớp, nhà công vụ giáo viên, nhất là các xã vùng
sâu, vùng kháng chiến. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng hàng năm. Tỉnh tập
trung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng ứng
dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tỷ lệ huy động
học sinh ở các cấp học hằng năm điều đạt và vượt kế hoạch. Duy trì kết quả
phổ cập giáo dục ở cấp học tiểu học, trung học cơ sở và phấn đấu hoàn thành
kế hoạch phổ thông trung học vào năm 2013. Năng lực và quy mô của các cơ
sở đào tạo, dạy nghề ngày càng tăng. Xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục - đào
tạo phổ thông và dạy nghề được đẩy mạnh, mô hình khuyến học có hiệu quả.


14
Mặc dù kết quả đạt được nhiều tiến bộ, trên lĩnh vực đời sống văn hóa
tinh thần thời gian qua vẩn còn một số hạn chế và khuyết điểm. Các thiết chế
văn hóa, thể thao ở cơ sở còn hạn chế. Kết quả xã hội hóa trên các lĩnh vực
giáo dục, đào tạo, văn hóa chưa có tính đột phá.
Thực hiện nghị quyết các Đại hội XI và XII của Đảng bộ tỉnh Hậu
Giang, việc xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn

với thế trận an ninh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân đã cơ bản đạt yêu
cầu. Kịp thời ngăn chặn các hoạt động phá hoại các thế lực thù địch. Công tác
giáo dục quốc phòng, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ
được chú trọng. Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng
được tăng cường. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục phát
triển, cơ bản kiềm chế tội phạm, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông. Công tác
tuyên truyền pháp luật đến tận nhân dân được thực hiện thường xuyên.
Công tác cải cách tư pháp ở cấp cơ sở có nhiều tiến bộ và từng bước
được nâng lên. Cán bộ tư pháp, công an xã được đào tạo bài bản và thực thi
trách nhiệm đạt hiệu quả cao trong công việc; tình trạng làm sai, làm theo cảm
tính, lợi ích cá nhân… ngày càng giảm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được nêu trên, tình hình an
ninh ở nông thôn trong tỉnh còn diễn biến phức tạp. Một vài nơi còn xảy ra
trộm cắp, cướp giật, giết người và các tệ nạn xã hội. Phong trào quần chúng
bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào tố giác tội phạm ở một vài nơi còn yếu,
chính quyền một số xã chưa phát huy hết vai trò của mình, còn thụ động,
trông chờ vào chỉ đạo của cấp trên.
1.1.1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đảng
bộ xã ở tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang có 461 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó có 54 đảng bộ
xã, 08 phường, 12 thị trấn; 251 chi, đảng bộ cơ quan hành chính, 48 chi, đảng bộ
đơn vị sự nghiệp, 50 chi, đảng bộ Công an và Quân đội, 23 chi, đảng bộ doanh
nghiệp nhà nước, 08 chi đảng bộ doanh nghiệp cổ phần, 05 chi bộ doanh nghiệp


15
tư nhân và 02 chi bộ loại hình khác. Tổng số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở
1.496, trong đó chi bộ ấp là 481, khu vực 45 còn lại các loại hình khác (cơ quan,
doanh nghiệp, quân đội công an…).
Tổng số đảng viên đến nay là 24.420 người (trong đó: đảng viên nữ

6.527, đảng viên dân tộc 428, đảng viên tôn giáo 265), sinh hoạt ở 1.513 chi
bộ, trong đó có 481 chi bộ ấp, 45 chi bộ khu vực, còn lại các loại hình khác:
cơ quan, doanh nghiệp, quân đội công an… (xem PL 04, 05).
- Đặc điểm của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang có 54 đảng bộ xã; 550 chi bộ trực thuộc, trong đó: 481
chi bộ ấp, 54 chi bộ ban ngành xã (quân sự xã), 15 chi bộ trường học. Các
đảng bộ xã ở Hậu Giang không thành lập chi bộ, đảng bộ bộ phận.
Tổng số đảng viên đến nay là 11.448 người (trong đó: đảng viên nữ
1.112, đảng viên tôn giáo 265, đảng viên là người dân tộc có 322 (đảng viên
là người dân tộc Khmer là 191, đảng viên là người Hoa là 123, đảng viên
thuộc các dân tộc khác 8)), sinh hoạt ở 550 chi bộ.
Về chất lượng đảng viên: đảng viên từ 18 đến 30 tuổi là 4.211 người;
từ 31 đến 40 tuổi là 3.223 người; từ 41 đến 50 tuổi là 2.145 người; từ 51 đến
60 tuổi là 1.274 người; từ 60 tuổi trở lên là 595 người.
Về trình độ học vấn: tiểu học có 69 người, chiếm tỷ lệ 0,60%; trung
học cơ sở 1.348 người, chiếm 11,77%; trung học phổ thông 10.031 người,
chiếm tỷ lệ 87,62 %.
Về trình độ chuyên môn: đảng viên có trình độ trung cấp 2.185 người,
chiếm tỷ lệ 19,08 %; cao đẳng 298 người, chiếm tỷ lệ 2,60%; đại học 1.458
người, chiếm tỷ lệ 12,73 %.
Về trình độ lý luận chính trị: đảng viên có trình độ sơ cấp có 3.588
người, chiếm 31,34 %; trung cấp có 1.813 người, chiếm tỷ lệ 15,83%; cao cấp
và cử nhân 447 người, chiếm 3,90%.
Tuổi đời bình quân của các đảng viên của đảng bộ xã đều rất trẻ; số
cán bộ hưu lớn tuổi ít; sinh hoạt tập trung với các chi bộ ấp ở địa bàn dân cư,


16
mỗi ấp chỉ duy nhất có 1 chi bộ. Đây cũng là điều khó khăn cho việc lãnh
đạo quản lý địa bàn, vì địa bàn ấp rộng, dân số đông, phân bổ tập trung ở các

tuyến lộ và hệ thống kênh rạch.
- Về tổ chức đảng ở các xã, phần lớn phụ thuộc vào tính chất dân cư, vì
vậy số lượng đảng viên ở các xã cũng có sự chênh lệch. Trong 54 xã đều có
số lượng đảng viên từ 140 đến hơn 200 đảng viên. Các chi bộ được thành lập
chủ yếu theo địa ấp, trường học có số lượng đảng viên đông, cơ quan trực
thuộc xã (chi bộ quân sự).
Ban chấp hành các đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015, cơ bản được bầu
đủ về số lượng theo quy định từ 11 đến 15 người. Ban thường vụ có 3 đến 5
người, gồm bí thư đảng ủy, phó bí thư phụ trách thường trực đảng ủy xã kiêm
chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó bí thư phụ trách chính quyền, 2 ủy viên
thường vụ phụ trách công an hoặc quân sự và phụ trách trưởng khối dân vận.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, mỗi đảng bộ đều xây dựng kế hoạch làm theo tấm gương của
Người, mỗi cơ quan đơn vị và mỗi cá nhân đảng viên dù ở cương vị nào cũng
phải xây dựng kế hoạch tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Gắn kiểm tra chấp hành đảng viên với nội dung tu dưỡng rèn
luyện vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng đã tạo được sự chuyển biến về mặt
nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đảng bộ trong việc lãnh
đạo điều hành chăm lo đời sống của nhân dân trên địa bàn. Cán bộ, đảng
viên có ý thức nêu cao tinh thần trách nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của
mình đối với công việc được phân công, thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí
công vô tư, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được triển khai đầy đủ
kết hợp với công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ đã đem lại nhiều kết quả trên
các lĩnh vực nhạy cảm như: quản lý tài chính, quản lý sử dụng đất đai, xây dựng
cơ bản, xây dựng các cụm tuyến dân cư góp phần ngăn chặn những tiêu cực
trong cán bộ, đảng viên. Các đảng bộ xã thường xuyên quan tâm đến công tác


17
phát triển đảng viên, chú trọng lực lượng trẻ ở các ấp, đoàn viên, hội viên nòng

cốt của các đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng giáo dục, y tế, ...
Trong những năm qua, các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng,
vật nuôi có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng nông
thôn. Thực hiện tốt các chính sách xã hội và chính sách đối với người có công,
gia đình liệt sĩ, tập trung chăm lo công tác xóa đói giảm nghèo, dạy nghề giải
quyết việc làm; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ
năm (khóa X) của Đảng, các đảng bộ xã từng bước đổi mới phương thức lãnh
đạo, 54/54 xã đều xây dựng quy chế làm việc, quy định rõ chức năng, nhiệm
vụ cụ thể của bí thư cấp ủy, các chức danh phó bí thư thường trực cấp ủy và
phó bí thư phụ trách chính quyền; chức năng, nhiệm vụ của ban chấp hành
đảng bộ. Nhờ có quy chế hoạt động mà các đảng bộ xã đã lãnh đạo tập trung
hơn, nội bộ đoàn kết thống nhất, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của đảng bộ.
Các đảng bộ xã đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, dự nguồn cán bộ
giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2010 - 2015 và đang quy hoạch cán bộ giai
đoạn 2015 - 2020; hằng năm, ban chấp hành đảng bộ xã đều có rà soát, đánh
giá để bổ sung quy hoạch, nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng cán bộ,
tích cực cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Các đảng bộ xã
tập trung củng cố nâng chất đội ngũ cán bộ của xã, nhất là 6 chức danh chủ
chốt (Bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND xã) và 7
chức danh công chức (Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng thống kê, địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã
hội) được sắp xếp, bố trí khá hợp lý theo yêu cầu công việc phù hợp với năng lực
của cán bộ. Nhìn chung, trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ, chính trị


18
của cán bộ xã ngày càng được nâng lên, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả

công tác tốt hơn. Tính riêng từ năm 2006 - 2010, các đảng bộ xã đã cử
3.521 lượt cán bộ tham gia học các lớp lý luận chính trị (trong đó cao cấp
209, trung cấp 1.462, sơ cấp 1.850); 2.249 lượt cán bộ, công chức được đưa
đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (trong đó có 615 cao đẳng, đại học và
1.634 trung cấp), trên 600 lượt cán bộ học xong chương trình quản lý nhà
nước dành cho chuyên viên, chuyên viên chính; 28.646 lượt cán bộ bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành, đoàn thể tổ chức. Hầu hết
các bí thư và chủ tịch UBND xã đều trẻ, nhiệt tình, có tuổi đời bình quân từ
35 tuổi đến 40 tuổi. Các đảng bộ xã rất quan tâm đến việc giáo dục phẩm
chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ.
- Vị trí, vai trò của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang
Ngay từ những ngày đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
C. Mác và Ph.Ănghen đã khẳng định: giai cấp công nhân phải xây dựng một
chính Đảng có tổ chức thống nhất, độc lập và phải “biến mỗi chi bộ của mình
thành trung tâm và hạt nhân của các hội công nhân”. Trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức, để tiến hành xây dựng chính
đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân.V. I. Lênin đã phát triển tư
tưởng đó trong nhiều tác phẩm viết trước Cách mạng tháng Mười Nga. Người
cho rằng, các nhà máy, công xưởng nơi tập trung giai cấp công nhân là hành
trình của cách mạng. Do vậy, Đảng phải thiết lập cơ sở của mình và ở đây
“nhóm những nhà cách mạng - công nhân nhất định cũng phải là hạt nhân và
người lãnh đạo” [23, tr.17]. Với sự phát triển của cách mạng và đặc biệt sau
khi Đảng cộng sản (b) Nga trở thành Đảng cầm quyền, với vai trò là lãnh tụ
chính trị của toàn xã hội, các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập không
chỉ trong các nhà máy, công xưởng mà còn ở tất cả các đơn vị cơ sở trong hệ
thống tổ chức xã hội. V.I.Lênin viết:


19
Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng,

phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động,
phải thích nghi với các lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mỗi loại
và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua
công tác muôn hình muôn vẻ để mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện
Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống [33, tr.232-233].
Vai trò của các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) càng đặc biệt quan trọng ở
thời kỳ tập trung lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế. Theo V. I. Lênin,
các chi bộ của Đảng phải là những pháo đài trên mặt trận này và có trách
nhiệm “đem hết sức lực, đem hết sự chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ
động lớn hơn ở cơ sở” [34, tr.279].
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo Đảng ta
đã vận dụng những nguyên lý trên vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Người nhấn mạnh, các chi bộ, đảng bộ cơ sở có vai trò là “nền móng” để
Đảng liên hệ với quần chúng. Vì thế, chất lượng của các TCCSĐ là một
trong những nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, “Chi
bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”.
Từ những quan điểm tư tưởng của các nhà kinh điển, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm xây dựng các TCCSĐ,
luôn coi các TCCSĐ là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng,
là nền tảng trên đó Đảng được xây dựng vững chắc và thực hiện sự lãnh đạo của
mình đối với cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn xây dựng TCCSĐ, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI đã rút ra bài học:
Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác,
những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu
của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng. Nhưng mặt
khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những
thành tựu của cách mạng [11, tr.141].



20
Như vậy, vị trí vai trò của TCCSĐ được khái quát và khẳng định ở
những nội dung sau:
TCCSĐ là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo cấp trên của tổ chức cơ sở
đảng; là chiếc cầu, là bản lề gắn bó Đảng với dân, mọi tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của dân được phản ánh kịp thời lên tổ chức đảng cấp trên thông
qua chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở.
TCCSĐ là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng vào quần chúng và tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương, chính sách đó. TCCSĐ còn là nơi trực tiếp giáo dục, rèn
luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên; nơi đào tạo cán bộ cho Đảng; nơi xuất
phát để cử ra cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng; là cửa ngõ quan trọng bảo
đảm tính tiên phong, tính trong sạch của Đảng ta.
Nói cách khác, TCCSĐ là "cầu nối" giữa Đảng với quần chúng nhân
dân, là "gốc rễ" của Đảng trong quần chúng nhân dân. Bởi vì, TCCSĐ là nơi
trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng;
tuyên truyền, giáo dục để quần chúng hiểu và thực hiện thông qua các hoạt động
hàng ngày; định hướng suy nghĩ và hành động của quần chúng theo quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
TCCSĐ cũng là nơi kiểm nghiệm, khẳng định trên thực tế sự đúng đắn
của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phát hiện những nhân tố
mới, đóng góp cho Đảng những sáng kiến, những kinh nghiệm quý để Đảng
bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp nguyện vọng
chính đáng của đông đảo nhân dân và yêu cầu phát triển của đất nước.
Những luận điểm của các nhà kinh điển, của Đảng ta đều khẳng định vị
trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ, là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của
Đảng. Từ những vấn đề nêu trên, có thể nhận thấy vai trò đảng bộ xã ở Hậu
Giang thể hiện trên những điểm sau:
Một là, đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang là nền tảng của Đảng ở vùng
nông thôn, nơi Đảng trực tiếp tiến hành các hoạt động lãnh đạo và xây dựng

nội bộ đảng, nơi Đảng gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân Hậu Giang.


21
Hai là, thông qua các đảng bộ cơ sở, Đảng trực tiếp lãnh đạo giai cấp
nông dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; đồng thời, đó là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chủ
trương, chính sách, đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho Đảng.
Ba là, các đảng bộ xã là người đại diện cho Đảng ở cơ sở, hạt nhân
lãnh đạo chính trị, định hướng và giải quyết mọi vấn đề ở nông thôn Hậu
Giang theo quan điểm của Đảng, lập trường của giai cấp công nhân.
Bốn là, các đảng bộ có vai trò quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân, góp phần phát
huy sức mạnh của toàn Đảng xây dựng đất nước, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
- Chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ xã ở tỉnh Hậu Giang
Theo Quy định số 95-QĐ/TW ngày 03/3/2004, Ban Bí thư Trung ương
Đảng ban hành chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã như sau:
Đảng bộ xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu
đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Để thực hiện chức năng là hạt nhân chính trị lãnh đạo các mặt hoạt
động trên địa bàn, các đảng bộ ở xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cần phải thể
hiện rõ vai trò là đội tiền phong chính trị của địa phương. Bản lĩnh, trí tuệ,
sáng tạo, năng động, lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của bộ máy
chính quyền thật sự trong sạch, đủ sức quản lý điều hành, thực hiện các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đưa ra. Tiến
hành kiểm tra, giám sát các hoạt động ở xã kịp thời chấn chỉnh uốn nắn những

lệch lạc, khuyến khích và phát triển những người có tài, có đức tuyển dụng đề
bạt vào các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Chăm lo đào tạo đội ngũ


×