Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG hỗ TRỢ dự PHÒNG và điều TRỊ nôn DO hóa CHẤT ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BẰNG NHĨ CHÂM bộ HUYỆT “vị THẦN môn não”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 115 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH SONG AN

ĐáNH GIá TáC DụNG Hỗ TRợ Dự PHòNG Và ĐIềU
TRị NÔN
DO HóA CHấT ở BệNH NHÂN UNG THƯ PHổI
BằNG NHĩ CHÂM Bộ HUYệT Vị - THầN MÔN NãO

LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II


HÀ NỘI - 2016


B Y T
TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH SONG AN

ĐáNH GIá TáC DụNG Hỗ TRợ Dự PHòNG Và ĐIềU
TRị NÔN
DO HóA CHấT ở BệNH NHÂN UNG THƯ PHổI
BằNG NHĩ CHÂM Bộ HUYệT Vị - THầN MÔN NãO
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s

: 62726001

LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II


Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS Th Phng
PGS.TS inh Ngc S


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội, khoa Y học cổ truyền
trường Đại học Y Hà Nội, các phòng ban Bệnh Viện Phổi Trung Ương và tổ
chức “Học mãi” (Đại học Sydney) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Với lòng kính trọng biết ơn sâu sắc xin gửi tới PGS.TS Đỗ Thị Phương
- Nguyên trưởng khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội và PGS.TS
Thầy thuốc Nhân dân Đinh Ngọc Sỹ - Nguyên Giám đốc bệnh viện phổi
Trung Ương, hai người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và cho tôi
những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong hội đồng thông qua đề cương
chuyên khoa cấp II và các Thầy Cô trong hội đồng chấm luận văn chuyên khoa
cấp II Trường Đại Học Y Hà Nội đã ủng hộ, dành nhiều thời gian công sức chỉ
bảo, và đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Thầy Cô trong khoa Y học Cổ truyền
Đại học Y Hà Nội nơi tôi học tập,đã dạy dỗ tôi tận tình trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin cảm ơn tới tập thể khoa Ung bướu Bệnh Viện Phổi Trung Ương
đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi suốt thời gian thu thập
và hoàn thành. Và xin gửi lời cảm ơn tới những người bệnh điều trị tại khoa

đã đồng ý và nghiêm túc cùng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển – Uông
Bí, và tập thể khoa nội D20 nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi
đi học tập và nghiên cứu


Tôi chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành công việc.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn vô hạn tới gia đình tôi: Cha, Mẹ, Anh,
Chị, Em, Chồng và hai con gái thân yêu đã luôn bên cạnh đồng hành, chia sẻ
với tôi những lúc khó khăn nhất và cho tôi được yên tâm học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

Nguyễn Thị Song An


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Song An, học viên bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường
Đại Học Y Hà nội khóa 28, chuyên nghành Y học cổ truyền xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Phương và PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Song An


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT
ĐTHC
N0

Can thiệp
Điều trị hóa chất
Thời gian trong khi truyền hóa chất

N1
N2
N3
NB

24h sau khi truyền hóa chất
48h sau khi truyền hóa chất
72h sau khi truyền hóa chất
Người bệnh

NC
NSPQ

Nghiên cứu
Nội soi phế quản


TB

Trung bình

UTP

Ung thư phổi

UTPKTBN
UTPQ
WHO
YHCT
YHHĐ

Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Ung thư phế quản
Tổ chức Y tế Thế giới
Y học cổ truyền
Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
CHƯƠNG 1.....................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................3
1.1. Tổng quan về chẩn đoán và điều trị ung thư phổi theo Y học hiện đại
(YHHĐ) và YHCT.......................................................................................3

1.1.1. Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi theo YHHĐ................................3
1.1.2. Quan niệm chẩn đoán và điều trị ung thư phổi theo YHCT................7

1.2. Tổng quan về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và điều trị của buồn nôn và nôn
theo YHHĐ và YHCT..................................................................................9

1.2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, điều trị của buồn nôn và nôn theo
YHHĐ.............................................................................................9
1.2.2 Quan điểm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và điều trị nôn và buồn
nôn theo YHCT: Theo YHCT, bệnh danh của nôn là ẩu thổ, buồn
nôn là ố tâm....................................................................................15
1.3. Tổng quan về phương pháp châm cứu và nhĩ châm......................................16

1.3.1. Tổng quan về phương pháp châm cứu.............................................17
1.3.2. Tổng quan về nhĩ châm và cơ sở lý luận của nhĩ châm.....................18
1.3.3. Một số nghiên cứu về nhĩ châm.......................................................24
CHƯƠNG 2...................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................26
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu...............................................................26

2.1.1. Thời gian nghiên cứu.......................................................................26
Nghiên cứu này được thực hiện tại khoa Ung bướu Bệnh Viện Phổi
Trung Ương, từ tháng 8/2015 – 9/2016........................................26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................26


2.2. Chất liệu nghiên cứu.....................................................................................27

2.2.1. Kim Nhĩ châm.................................................................................27
2.2.2. Phác đồ thuốc chống nôn.................................................................27
2.2.3. Phác đồ điều trị hóa chất: Chúng tôi lựa chọn phác đồ kết hợp 3 loại
hóa chất sau:...................................................................................28
2.2.4. Công thức bộ huyệt trên tai..............................................................28

2.2.5. Phiếu thu thập thông tin (ở phần phụ lục)........................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................29

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................29
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................29
2.3.3. Quy trình kỹ thuật nghiên cứu.........................................................29
- Sau khi chọn người bệnh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, ghi chép theo mẫu
bệnh án và mẫu phiếu thu thập thông tin, chia 2 nhóm tương ứng
theo tiêu chí tương đồng:................................................................29
2.3.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................33
2.3.5. Phương pháp phân tích số liệu.........................................................37
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................37

CHƯƠNG 3...................................................................................................39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................39
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................39

3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu....................39
3.1.2. Đặc điểm về bệnh lý và điều trị của đối tượng nghiên cứu...............41
3.2. Đánh giá hiệu quả của nhĩ châm bộ huyệt “Vị - Thần môn - Não” trong hỗ
trợ dự phòng và điều trị nôn, buồn nôn do hóa chất ở bệnh nhân UTP
KTBN giai đoạn III-IV...............................................................................45

3.2.1. Đánh giá hiệu quả dự phòng và điều trị triệu chứng buồn nôn của nhĩ
châm..............................................................................................45
3.2.2. Đánh giá hiệu quả dự phòng và điều trị triệu chứng nôn..................48


3.3. Đánh giá kết quả chung dự phòng và điều trị nôn và buồn nôn của nhĩ châm
.................................................................................................................... 54

3.4. Đánh giá hiệu quả của nhĩ châm bộ huyệt “Vị - Thần môn - Não” trong hỗ
trợ dự phòng và điều trị nôn, buồn nôn do hóa chất ở bệnh nhân UTP
KTBN giai đoạn III-IV theo thể bệnh YHCT thời điểm can thiệp..............55

3.4.1. Phân bố đối tượng nhóm can thiệp theo thể bệnh YHCT.................55
3.4.2. Kết quả cải thiện triệu chứng buồn nôn theo thể bệnh YHCT..........56
3.4.3. Kết quả cải thiện triệu chứng nôn theo thể bệnh YHCT...................58
3.4.4. Kết quả chung dự phòng, điều trị nôn và buồn nôn trên nhóm can
thiệp theo các thể bệnh YHCT........................................................60
CHƯƠNG 4...................................................................................................62
BÀN LUẬN...................................................................................................62
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................................62

4.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội học.........................................62
4.1.2. Đặc điểm về bệnh lý và điều trị của đối tượng nghiên cứu...............64
4.2. Đánh giá tác dụng của nhĩ châm trong hỗ trợ dự phòng, điều trị buồn nôn và
nôn do truyền hóa chất ở bệnh nhân UTP KTBN.......................................69

4.2.1. Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn.............................................69
4.2.2. Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn.....................................................73
4.3. Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn theo YHCT..............................81

KẾT LUẬN...................................................................................................86
Kết quả thu được bước đầu cho thấy phương pháp nhĩ châm loa tai
làm giảm mức độ, giảm tỷ lệ của buồn nôn và nôn tại các thời
điểm NC theo thể bệnh YHCT.......................................................87
Hai thể bệnh YHCT chiếm tỷ lệ cao nhất trong NC là: khí trệ huyết ứ
và khí âm lưỡng hư. Tỷ lệ tác dụng giảm buồn nôn và nôn
trong nghiên cứu như sau: thể khí âm lưỡng hư là 88,2%, thể
khí trệ huyết ứ là 70%....................................................................87



KIẾN NGHỊ..................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bộ huyệt sử dụng trong nghiên cứu.............................................28
Bảng 2.2 Các biến số, chỉ số nghiên cứu.....................................................33
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu giữa 2 nhóm theo số lần hóa chất 41
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng giữa 2 nhóm theo tiền sử say tàu xe...............42
Bảng 3.3. Tỷ lệ buồn nôn và nôn trước can thiệp.........................................44
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng buồn nôn theo thời điểm nghiên cứu.............45
Bảng 3.5. Phân bố mức độ buồn nôn của đối tượng theo thời điểm nghiên
cứu...............................................................................................................46
Bảng 3.6. Mức độ buồn nôn trung bình theo thang điểm VAS tại các thời
điểm nghiên cứu..........................................................................................47
Bảng 3.7. Thời gian trung bình kéo dài cơn buồn nôn theo các thời điểm
nghiên cứu...................................................................................................47
Bảng 3.8. Tỷ lệ nôn theo thời điểm nghiên cứu...........................................49
Bảng 3.9. Thay đổi tỷ lệ nôn theo mức độ nôn tại các thời điểm NC..........49
Bảng 3.10. Mức độ nôn trung bình theo thang điểm VAS tại các thời điểm
nghiên cứu...................................................................................................50
Bảng 3.11. Tần số lần nôn của đối tượng theo thời điểm nghiên cứu...........51
Bảng 3.12. Phân loại mức độ hiệu quả dự phòng và điều trị nôn, buồn nôn
của nhĩ châm................................................................................................54
Bảng 3.13. Tỷ lệ buồn nôn của nhóm can thiệp theo thể bệnh YHCT tại các
thời điểm nghiên cứu...................................................................................56
Bảng 3.14. Mức độ buồn nôn tại thời điểm nghiên cứu của nhóm can thiệp
theo thể bệnh YHCT....................................................................................57

Bảng 3.15. Tỷ lệ nôn tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm can thiệp theo thể
bệnh YHCT..................................................................................................58


Bảng 3.16. Mức độ nôn tại thời điểm nghiên cứu của nhóm can thiêp theo
thể bệnh YHCT............................................................................................58
Bảng 3.17. Hiệu quả điều trị nôn, buồn chung theo thể bệnh YHCT...........60
Bảng 4.1. Các huyệt nhĩ châm được lựa chọn ở một số nghiên cứu.............68
Bảng 4.2. So sánh hiệu quả điều trị chung với một số tác giả khác..............80

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi....................39
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới......................40
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.................40
Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giai đoạn bệnh.............42
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo tiền sử buồn nôn và
.................................................................................................................43
nôn do thai nghén.....................................................................................43
Biểu đồ 3.6. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo loại hóa chất sử dụng.44
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ buồn nôn sớm, buồn muộn và không buồn nôn sau can
thiệp ở 2 nhóm.........................................................................................48
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nôn sớm, muộn và không có buồn nôn sau can thiệp ở
2 nhóm.....................................................................................................53
Biểu đồ 3.9. Kết quả chung sau can thiệp của 2 nhóm nghiên cứu..........54
Biểu đồ 3.10. Phân bố nhóm can thiệp theo thể bệnh YHCT...................55
Biểu đồ 3.11. Phân loại mức độ hiệu quả điều trị buồn nôn, và nôn chung
trên 2 thể bệnh YHCT khí trệ huyết ứ và khí âm lưỡng hư......................61


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cơ chế hóa trị liệu gây ra nôn và buồn nôn .........................12
Hình 1.2: Các vùng trên loa tai.................................................................22
Hình 1.3: Các vùng trên loa tai.................................................................23
Hình 2.1. Kim nhĩ châm sử dụng trong nghiên cứu...............................27
Hình 2.2. Các thuốc chống nôn..................................................................28
Hình 2.3. Bộ huyệt nghiên cứu..................................................................31
Hình 2.4. Điểm dán ở nhóm chứng...........................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) hay còn gọi là ung thư phế quản là loại ung thư ác
tính phổ biến nhất thế giới . Theo Tổ chức ung thư toàn cầu, năm 2012 trên thế
giới có 1,8 triệu ca mới mắc (12,9%) và 1,59 triệu ca tử vong (19,4%). Tổ chức
này ước tính cùng năm ở Việt Nam có 21,87 nghìn người mắc mới và 19,56
nghìn người chết vì căn bệnh này .
Dựa vào mô bệnh học UTP chia làm 2 loại: ung thư phổi không tế bào
nhỏ (UTP KTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó chiếm 85% là UTP
KTBN, là loại ung thư thường gặp gây tử vong cao. Thông thường 75% ca
bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn (III và IV), do bệnh khởi phát âm
thầm hoặc do người bệnh chủ quan không đi khám bệnh. Điều trị và tiên lượng
phụ thuộc vào giai đoạn, trong đó ở giai đoạn muộn hóa trị liệu là phương pháp
điều trị cơ bản ,, tác dụng chính của hóa chất là nhằm phá hủy tế bào ung thư,
hạn chế khối ung thư phát triển ,,.
Hóa trị liệu có rất nhiều tác dụng phụ, nhưng buồn nôn và nôn là hai triệu
chứng thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 70%-80% ở số bệnh nhân điều trị hóa chất
(ĐTHC). Các tác dụng phụ xuất hiện sớm ngay khi bắt đầu liệu trình điều trị,
những trường hợp nặng buộc phải giảm hoặc ngưng liều ĐTHC. Nôn nhiều có
thể làm rối loạn chuyển hóa, sốc, suy kiệt, biếng ăn, trầm cảm… ,,.

Để kiểm soát buồn nôn và nôn, thuốc chống nôn luôn được sử dụng kết
hợp với các phác đồ ĐTHC . Mặc dù được dự phòng tốt, 61% số bệnh nhân vẫn
còn buồn nôn và nôn, làm tăng chi phí điều trị và ảnh hưởng tới chất lượng
sống của người bệnh . Với tình hình bệnh phức tạp, điều trị tốn kém, UTP hiện
đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác phòng, điều trị bệnh và chăm sóc
giảm nhẹ. Vì vậy các phương pháp không dùng thuốc được áp dụng hỗ trợ điều
trị như: châm cứu (nhĩ châm, thể châm), gừng, thôi miên, bấm huyệt
..v..v..Trong đó, châm cứu là phương pháp được khá nhiều nước trên thế giới
áp dụng như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Nga,
Mỹ, Pháp…, , .


2

Nhĩ châm (là một hình thức châm cứu chữa bệnh) có từ hơn 2000 năm
trước. Qua nhiều thực tiễn lâm sàng, đến 1957 nhĩ châm được công bố bằng
chứng khoa học qua bản đồ loa tai của bác sĩ người Pháp Paul Nogier. Ông cho
biết tai là hình bào cung lộn ngược, mỗi cơ quan nội tạng đều tương ứng với
một điểm nhạy cảm nằm trên đó, thông qua các phản xạ thần kinh có thể chữa
bệnh toàn thân. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cục quản lý dược thực phẩm
Mỹ (FDA) đã công nhận kim châm cứu là một dụng cụ y tế an toàn, nhĩ châm
điều trị được một số rối loạn của cơ thể , .
Trong cuốn sách Y học cổ truyền (YHCT) “Nội Kinh Linh khu” viết
“Nhĩ vi tổng mạch chi sở tụ” , nghĩa là tai là nơi tụ tập của các mạch, huyệt nhĩ
có liên quan chặt chẽ đến các chức năng trong cơ thể . Đã có những nghiên cứu
nhĩ châm chữa các chứng đau lưng, béo phì, mất ngủ, nôn sau phẫu thuật, hỗ
trợ giảm đau trong ung thư..., nhưng ở Việt Nam chưa có công bố nào về nhĩ
châm chữa buồn nôn và nôn do ĐTHC.
Để tăng cường đông tây y kết hợp, nhằm phát huy vai trò hiệu quả của
YHCT trong phòng chữa bệnh theo đúng chiến lược của WHO năm 2014 2020 , và muốn có thêm bằng chứng về tác dụng dự phòng nôn của nhĩ châm,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ dự phòng và điều
trị nôn do hóa chất ở bệnh nhân ung thư phổi bằng nhĩ châm bộ huyệt “Vị Thần Môn - Não” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của nhĩ châm bộ huyệt “Vị - Thần môn - Não” trong
hỗ trợ dự phòng và điều trị nôn, buồn nôn do hóa chất ở bệnh nhân ung
thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III - IV.
2. Đánh giá hiệu quả của nhĩ châm bộ huyệt “Vị -Thần môn - Não” trong hỗ
trợ dự phòng và điều trị nôn, buồn nôn do hóa chất ở bệnh nhân ung thư
phổi theo thể bệnh Y học cổ truyền.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chẩn đoán và điều trị ung thư phổi theo Y học hiện đại
(YHHĐ) và YHCT
1.1.1. Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi theo YHHĐ
1.1.1.1. Chẩn đoán ung thư phổi
* Yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất gây ung thư và là
nguyên nhân tử vong 80% các ca UTP trên toàn cầu , , các nguy cơ phơi nhiễm
với các chất gây ung thư như amiang, phóng xạ, hóa chất…
* Giai đoạn tiềm tàng: biểu hiện âm thầm thường không có triệu chứng, một số
biểu hiện toàn thân: mệt mỏi, chán ăn gầy sút cân, sốt kéo dài... Có khi bệnh chỉ
được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hay khám các bệnh khác , .
* Giai đoạn biểu hiện triệu chứng: tùy thuộc vào vị trí khối u, mức độ xâm
lấn tổ chức xung quanh và di căn xa , , .
- Triệu chứng hô hấp: Ho kéo dài, có thể ho máu, đau ngực, khó thở…
- Triệu chứng biểu hiện bệnh lý trong lồng ngực khối u chèn ép vị trí nào
sẽ có biểu hiện triệu chứng tại đó: Xâm lấn vào vùng thực quản, khí quản (gây
khó nuốt, khó thở); Xâm lấn vào vùng tim, màng phổi, thành ngực (gây đau

ngực, tràn dịch màng phổi màng tim); Xâm lấn chèn ép dây thần kinh quặt
ngược (gây liệt thanh âm, giọng khàn); Xâm lấn dây thần kinh phế vị, dây thần
kinh hoành (gây hồi hộp, nấc..); Xâm lấn chèn ép đám rối dây thần kinh cánh
tay (C7 - D1); Chèn ép tĩnh mạch chủ trên (phù cổ mặt, phù áo khoác); Xâm
lấn hạch thần kinh giao cảm cổ gây hội chứng Claude - Bernard- Horner (sụp
mi mắt, mắt lõm do nhãn cầu tụt về sau).
- Các hội chứng cận ung thư: hội chứng nội tiết chuyến hóa biểu hiện ở
da, ở cơ, mạch máu; hội chứng tăng ACTH; tăng calci huyết; hội chứng tăng


4

sản sinh βHCG gây vú to ở nam và dậy thì sớm ở nữ; hội chứng Lambert –
Eaton (nhược cơ giả); hội chứng Pierre Marie: to đầu chi, đau nhức khớp, ngón
tay dùi trống; Các biểu hiện ở tim mạch, thận, huyết học: viêm nội tâm mạc,
viêm cầu thận màng, tăng sinh sợi huyết…
- Biểu hiện ngoài lồng ngực (di căn) UTP có thể di căn tới tất cả các cơ
quan trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là di căn não, xương, gan , .
* Triệu chứng cận lâm sàng , , , .
- Hình ảnh X - quang phổi chuẩn trong ung thư phế quản nguyên phát:
Rốn phổi to, hình “mặt trời mọc”, khối phát triển bất thường hình dạng “chân
cua”, hình ảnh xẹp phổi, viêm phổi tắc nghẽn tái diễn, hình ảnh tràn dịch
màng phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính, PET-CT, cộng hưởng từ, đặc biệt SPECT-CT là
công cụ chẩn đoán không xâm nhập sử dụng đồng vị phóng xạ tia gama để ứng
dụng xạ hình (9m Tc MIBI) có giá trị trong chẩn đoán đánh giá di căn hạch
trung thất để xác định giai đoạn UTP, khả năng xác định hạch rốn phổi của
SPECT- CT (89,8%) cao hơn hẳn CT (59,8%) .
- Nội soi phế quản (NSPQ) ống mềm lấy bệnh phẩm làm chẩn đoán tế
bào mô bệnh học , , .

* Chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi: phân độ theo hệ thống TNM của AJCC
2010 , , , .
T (Tumor): U nguyên phát
- T0: không xác định được u nguyên phát, chỉ có tế bào học dương tính
- Tx: có tế bào ác tính trong chất tiết phế quản nhưng không thấy u trên
phương tiện chẩn đoán hình ảnh.
- Tis: UT biểu mô tại chỗ.
- T1: đường kính lớn nhất của khối u ≤ 3 cm, xung quanh là tổ chức lành. Soi
phế quản chưa phát hiện dấu hiệu xâm lấn phế quản phân thùy.
- T1a: đường kính lớn nhất của khối u ≤ 2 cm.
- T1b: đường kính lớn nhất của khối u > 2 cm nhưng ≤ 3 cm.


5

-

T2: đường kính lớn nhất của khối u > 3cm nhưng ≤ 7 cm, gây tổn thương lá
tạng màng phổi, xẹp phổi hoặc viêm phổi do bít tắc phế quản vùng rốn

phổi. NSPQ có tổn thương phế quản thùy/phế quản gốc, cách carina > 2cm.
- T2a: đường kính lớn nhất của khối u > 3cm nhưng ≤ 5 cm.
- T2b: đường kính lớn nhất của khối u > 5cm nhưng ≤ 7 cm.
- T3: kích thước u > 7 cm hoặc có bất kỳ dấu hiệu xâm lấn (lá tạng màng
phổi, thành ngực, cơ hoành, thần kinh hoành,...); hoặc u ở phế quản chính;
hoặc có dấu hiệu xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc nghẽn phổi cùng bên có u;
hoặc có nốt u khác ở cùng thùy phổi có u. NSPQ có tổn thương phế quản
gốc cách carina > 2cm nhưng chưa xâm lấn carina.
- T4: khối u không kể kích thước và có bất kỳ dấu hiệu xâm lấn sau: trung
thất, tim, khí quản, thần kinh quặt ngược thanh quản, đốt sống, hoặc một

khối u khác ở một thùy phổi khác cùng bên, tràn dịch màng phổi ác tính.
N (lymph node): hạch lympho tại chỗ
-

N0: không có dấu hiệu di căn hạch vùng.
Nx: không đánh giá được hạch vùng.
N1: có dấu hiệu di căn hạch quanh phế quản và rốn phổi cùng bên
N2: có dấu hiệu di căn hạch trung thất và/hoặc hạch dưới carina cùng bên
N3: có dấu hiệu di căn hạch trung thất, hạch rốn phổi đối bên; hạch dọc cơ
thang, hạch thượng đòn cùng hoặc đối bên.

M (metastatic): di căn xa, không kể hạch
-

M0: không có dấu hiệu di căn.
M1: có dấu hiệu di căn xa.
M1a: di căn phổi đối bên.
M1b: di căn xa các cơ quan khác (xương, tuyến thượng thận, não...).
Dựa theo phân độ TNM như trên, UTPKTBN được chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 0: TisN0M0.
+ Giai đoạn IA: T1aN0M0; T1bN0M0.
+ Giai đoạn IB: T2aN0M0.
+ Giai đoạn IIA: T2bN0M0; T1aN1M0; T1bN1M0; T1bN1M0; T2aN1M0
+ Giai đoạn IIB: T2bN1M0; T3N1M0.


6

+ Giai đoạn IIIA: T1aN2M0; T1bN2M0; T2aN2M0; T3N1M0; T3N2M0;
T4N1M0.

+ Giai đoạn IIIB: bất kể T, N3M0; T4, bất kể N, M0.
+ Giai đoạn IV: bất kể T, bất kể N, M1a hoặc M1b.
1.1.1.2. Điều trị và tiên lượng ung thư phế quản
Tiên lượng UTP KTBN: tỷ lệ sống 5 năm với giai đoạn IA là 49%, giai
đoạn IB là 45%; giai đoạn IIA là 30%, giai đoạn IIB là 31%; giai đoạn IIIA là
14%, giai đoạn IIIB là 5% và với giai đoạn IV là 1% .
Điều trị UTP KTBN tùy thuộc từng giai đoạn bệnh, lựa chọn điều trị có
thể bao gồm: phẫu thuật, cắt mổ bằng RFA (sóng cao tần), xạ trị, hóa trị, liệu
pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích, điều trị giảm nhẹ. Hóa trị có thể sử
dụng trong các tình huống: trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, đồng xạ trị, và
trong giai đoạn ung thư tiến triển. Điều trị giai đoạn III-IV đa số lựa chọn hóa
trị liệu , .
 Hóa trị liệu trong điều trị ung thư :
Hóa trị là hóa chất điều trị được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch
hoặc đường uống. Các loại hóa chất thường được sử dụng là: Ciplastin,
Carboplastin, Paclitaxel (Taxol), Docetaxel (Taxolte), Gemcitabine (Gemza),
Pemetrexed (Alimta), Etoposide (Vp-16), Vinblastine, thuốc ức chế miễn dịch
(Methotrexat, Cyclophosphamide)… Thông thường kết hợp 2 loại hóa chất, đôi
khi có thể sử dụng đơn hóa chất trong các phác đồ điều trị. Bốn loại hóa chất
sử dụng trong nghiên cứu này là :
- Carboplastine (thuốc ức chế tổng hợp ARN và ức chế phân bào) 300400mg/m2, truyền tĩnh mạch 15-60 phút, nhắc lại 4 tuần/1 lần.
- Gemcitabin (Gemza - thuốc gây ức chế tổng hợp AND) 1000mg/m 2
truyền tĩnh mạch trên 30 phút.
- Docetaxel (Taxotere - thuốc tác dụng kháng u) 60 - 100mg/m2, truyền
tĩnh mạch trong 60 phút.
- Paclitaxel (Anzatac - tác dụng chống u, ức chế phân bào) 135 -


7


175mg/m2, truyền trong 3h.
 Tác dụng phụ của thuốc chống ung thư:
Hóa chất vào máu đi khắp cơ thể, ảnh hưởng cả tới các tế bào khỏe
mạnh, những tác động này là nguyên nhân gây nên tác dụng phụ: giảm bạch
cầu, giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu, hoại tử tế bào gan, suy thận, rối loạn dẫn
truyền ở tim, buồn nôn và nôn, rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, tiêu chảy táo
bón... Các tế bào bình thường có nhạy cảm với hóa chất nhất trong đó có tế bào
trong miệng, tế bào đường tiêu hóa, tế bào chân tóc…, gây tác dụng phụ rụng
tóc, buồn nôn và nôn . Thuốc hóa trị thường dùng trong 4 - 6 chu kỳ, các tác
dụng phụ phụ thuộc vào liều lượng thuốc và thời gian hóa trị , .
Buồn nôn và nôn: Buồn nôn gây cảm giác khó chịu chán ăn kéo dài,
ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý của người bệnh, gây trở ngại cho các
thuốc đường uống khác. Nôn được phân loại như nôn cấp tính (xảy ra trong
vòng 24 giờ điều trị), muộn (xảy ra liên tục trong 2 - 7 ngày sau khi điều trị),
hoặc xảy ra trước liều hóa trị liệu tiếp. Các thuốc chống nôn chưa kiểm soát tốt
trong trường hợp nôn muộn , .
1.1.2. Quan niệm chẩn đoán và điều trị ung thư phổi theo YHCT
1.1.2.1. Quan niệm và chẩn đoán phế nham
 Quan điểm về biện chứng luận trị
Căn cứ vào biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh UTP có thể liên hệ
với chứng Phế Nham của YHCT. Theo y văn Trung Quốc, phế nham là bệnh
biểu hiện tại phổi do chính hư tổn, mất cân bằng âm dương - khí huyết - tạng
phủ và độc tà xâm nhập gây nên. Do phế khí bất túc kéo dài làm hao tổn tinh
huyết mà hóa nhiệt thương tân (nội phế kết độc). Hoặc khi lao lực quá độ (nội
thương) làm ảnh hưởng đến phế âm, âm hư sinh nội nhiệt cuối cùng dẫn đến
khí âm lưỡng hư. Các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng tới cơ thể như môi
trường ô nhiễm, chất độc dễ gây ung thư... (ngoại độc tà xâm phạm) dần dần


8


làm ảnh hưởng tới khí cơ, khí cơ không thông thì thấp đình trệ lại sinh ra đàm,
đàm tích tụ gây ra chứng phế nham .
Giai đoạn đầu của UTP thường là tà thực, giai đoạn muộn đa phần là do
chính khí hư. Bệnh nguyên phức tạp, hư thực thác tạp, tiêu bản tương kiêm,
nên cần dựa vào tiêu bản hoãn cấp mà trị, chú ý bảo vệ chính khí .
 Chẩn đoán:
Chẩn đoán bệnh bằng vọng - văn - vấn - thiết, phối hợp với YHHĐ dựa
vào X - quang và các xét nghiệm chẩn đoán ung thư. Cần phân biệt với phế
nung (apxe phổi), viêm phổi, lao phổi . Các triệu chứng chính là suyễn tức, khí
đoản, khái thấu, khái đàm trệ huyết, đờm kết, huyết ứ, hung thống, phát sốt. .. .
Trên lâm sàng phế nham giai đoạn đầu là chứng thực uẩn kết, giai đoạn muộn
chính khí hư là chủ yếu, thực tế lâm sàng các triệu chứng thường thác tạp chứ
không đơn lẻ .
 Nguyên nhân: có 4 nguyên nhân chính.
+ Đàm thấp tích tụ: tỳ chủ vận hóa, khi tỳ vị hư nhược không vận hóa
được, thấp trọc ngưng tụ thành đàm, đàm đi theo khí đến khắp cơ thể gây ho,
lợm giọng, trở ngại tiêu hóa, tích tụ lâu sinh chứng nham , .
+ Huyết ứ khí trệ: khi công năng khí mất điều hòa, do tình cảm uất ức,
ăn uống no đói thất thường, do các chất hóa học..., dẫn đến khí uất lâu ngày
tích lại khối gọi chứng nham , .
+ Tà độc uất nhiệt: khi chính khí hư tổn công năng tạng phủ mất điều
hòa, tỳ thận hư hoặc can thận hư tổn hóa hỏa. Ngoại độc tà phạm lâu ngày hóa
nhiệt thành hỏa, nội thương tình chí cũng có thể hóa hỏa. Hỏa nhiệt làm thương
tổn khí, tân dịch gặp hỏa thì hóa đàm, tích lại bên trong lâu ngày thành khối, bế
tắc ở kinh lạc tạng phủ và kết thành chứng nham , .
+ Kinh lạc ứ trệ: do đàm trệ huyết ứ, hoặc do phong hàn nhiệt thấp tà,
hoặc do độc tố, hoặc do bệnh tà uất kết lâu ngày thành chứng nham .



9

1.1.2.2. Phân thể bệnh
* Âm hư nhiệt độc:
- Triệu chứng: Ho đờm ít, nhớt dính khó khạc/khạc huyết nhiều, đau
ngực, khó thở. Tâm phiền, khó ngủ. Miệng khô họng khát, tiểu tiện đỏ, táo bón.
Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, không rêu/ít rêu. Mạch tế sác.
- Pháp: Tư âm thanh nhiệt, giải độc tán kết , .
* Đàm ứ uẩn kết:
- Triệu chứng: Người mệt mỏi, kém ăn, ho đờm trắng dính hoặc vàng
dính, có thể có dây máu. Đau ngực, khó thở, chân tay lạnh. Chất lưỡi đỏ sẫm,
rêu lưỡi trắng bẩn có vết hằn răng, mạch huyền hoạt hoặc hoạt sáp
- Pháp: Ích khí kiện tỳ, hóa đàm khứ ứ , .
* Khí trệ huyết ứ:
- Ho nhiều có thể đờm lẫn máu, miệng khô môi tím, đại tiện táo, Đau
ngực nhiều, ngực sườn đầy tức, hồi hộp thở nhanh. Lưỡi đỏ sẫm có điểm ứ
huyết. Rêu lưỡi vàng hoặc trắng mỏng. Mạch huyền hoặc sáp.
- Pháp: hành khí hoạt huyết, hóa đàm, nhuyễn kiên , .
* Khí âm lưỡng hư:
- Triệu chứng: mệt mỏi, sợ lạnh, tự hãn đạo hãn. Ho đờm ít, miệng khô
không khát. Đau âm ỉ ngực lưng, thở nhanh. Chất lưỡi đỏ, ít rêu. Mạch tế nhược.
- Pháp: Ích khí dưỡng âm, tiêu đàm giải độc , .
1.2. Tổng quan về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và điều trị của buồn nôn
và nôn theo YHHĐ và YHCT
1.2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, điều trị của buồn nôn và nôn theo YHHĐ
1.2.1.1. Khái niệm buồn nôn và nôn
Buồn nôn là một cảm giác chủ quan được định nghĩa là “cảm giác muốn
nôn ngay lập tức”. Các bệnh nhân thường mô tả là cảm giác muốn nôn, lợm
giọng, thường đi kèm với tăng tiết nước bọt trong miệng.



10

Nôn là do sự co thắt lặp lại liên tục của các cơ thành bụng, tạo ra áp lực
lên dạ dày đang có thức ăn. Nôn được định nghĩa là “sự tống dịch/thức ăn từ dạ
dày qua đường miệng với áp lực mạnh và tốc độ nhanh”. Có thể không nôn ra
dịch hoặc thức ăn, còn gọi là “nôn khan”, , .
1.2.1.2. Các nguyên nhân gây nôn thường gặp , ,
* Do thuốc và ngộ độc
- Hóa trị liệu trong ung thư có tác dụng phụ gây nôn (Cisplatin, Dacarbazine,
Nitrogen mustard, Methothrexate, Nitrogen Mustard, Fluorouracil…). Nhóm
Opiad (mocphin, codein, Digoxin, Nicotin...), liệu pháp miễn dịch, thuốc chống
viêm... Kháng sinh (Erythromycin, Tetracycline...), các thuốc kháng lao hoặc
thuốc kháng virus
- Một số thuốc điều trị bệnh lý tiêu hóa (Sulfasalazine, Azathioprine…);
thuốc điều trị hen như theophilin.
- Xạ trị, nghiện rượu, liệu pháp vitamin liều cao.
Tất cả tác dụng phụ buồn nôn/nôn nặng trung bình, hay nhẹ còn phụ
thuộc vào tình trạng sức khỏe và ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân .
* Tăng áp lực nội sọ: các tổn thương trong não (xuất huyết não, nhồi máu não,
áp xe não...), chấn thương não, viêm màng não.
* Kích thích dạ dày tá tràng: chứng khó tiêu, viêm dạ dày ruột, bán tắc ruột,
viêm gan, viêm tụy, sỏi mật…
* Các rối loạn chuyển hóa và nội tiết: Tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa,
bệnh lý truyến giáp, buồn nôn và nôn do thai nghén...
* Hệ thống thần kinh trung ương: đau đầu Migraine, động kinh, chứng chán
ăn, kích thích tâm lý (ví dụ quá căng thẳng lo âu, cảnh buồn nôn …), các hội
chứng tiền đình.
* Sau phẫu thuật: do thuốc gây mê, thuốc giảm đau…
* Các nguyên nhân khác: kích thích rối loạn cảm giác vùng hầu họng (loạn

cảm họng), do dụng cụ khám họng, say tàu xe, nôn do chu kỳ, nôn do đói…
1.2.1.3. Cơ chế gây buồn nôn và nôn do hóa trị liệu


×