Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ nọc trong máu và giá trị của xét nghiệm nhanh trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

NGUYỄN TRUNG NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
NỒNG ĐỘ NỌC ĐỘC TRONG MÁU
VÀ GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM NHANH
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
BỊ RẮN HỔ MANG CẮN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

NGUYỄN TRUNG NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
NỒNG ĐỘ NỌC ĐỘC TRONG MÁU
VÀ GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM NHANH
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
BỊ RẮN HỔ MANG CẮN

Chuyên ngành: GÂY MÊ HỒI SỨC
Mã số: 62720122



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Phạm Duệ
2. TS. Tô Vũ Khương

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong đề tài
nghiên cứu có tên: “Hợp tác nghiên cứu test chẩn đoán rắn hổ mang cắn N.
atra”. Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một
thành viên chính. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên
trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng đề tài này vào trong luận án
để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Trung Nguyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................3
1.1.

Rắn hổ mang: ...........................................................................................................3

1.1.1. Dịch tế: ........................................................................................................................3
1.1.2. Các loài rắn hổ mang: ............................................................................................... 3
1.1.3. Các độc tố của rắn hổ mang: ....................................................................................7
1.2.

Chẩn đoán và điều trị rắn hổ mang cắn: ...........................................................9

1.2.1. Triệu chứng rắn hổ mang cắn: .................................................................................9
1.2.2. Biến chứng của rắn hổ mang cắn: .........................................................................13
1.2.3. Các yếu tố quyết định tỷ lệ rắn cắn và mức độ nặng: .........................................14
1.2.4. Chẩn đoán rắn độc cắn:...........................................................................................15
1.2.5. Điều trị rắn độc cắn: ................................................................................................ 26
1.3.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: ....................................................33

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................39
2.2.1. Cỡ mẫu: ................................................................................................................... 39
2.2.2. Nội dung nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá: ....................................................40
2.3.

Phương tiện: ........................................................................................................... 47


2.3.1. Các phương tiện khám, đánh giá trên lâm sàng:..................................................47
2.3.2. Các xét nghiệm, thăm dò: .......................................................................................48
2.3.3. Các phương tiện trong điều trị: .............................................................................. 53
2.3.4. Các tiêu chuẩn, định nghĩa áp dụng: .....................................................................54
2.5.

Đạo đức nghiên cứu: ............................................................................................. 62

2.6.

Sơ đồ nghiên cứu: ..................................................................................................63


Chương 3: KẾT QUẢ....................................................................................................... 64
3.1.

Đặc điểm BN nghiên cứu: ....................................................................................64

3.2.

Đặc điểm phơi nhiễm, lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ nọc trong máu
ở các BN bị rắn hổ mang cắn:............................................................................. 65

3.2.1. Lâm sàng, cận lâm sàng:......................................................................................... 65
3.2.2. ELISA định lượng nồng độ nọc rắn trong máu và tình trạng BN: ....................75
3.3.

Áp dụng CRT trong chẩn đoán và theo dõi điều trị: .................................... 85


3.3.1. Kết quả chung: .........................................................................................................85
3.3.2. CRT trong chẩn đoán: ............................................................................................. 86
3.3.3. Áp dụng CRT và ELISA định lượng nồng độ nọc rắn trong theo dõi và đánh
giá điều trị:................................................................................................................ 90
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................................... 98
4.1.

Đặc điểm BN:.......................................................................................................... 98

4.2.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rắn hổ mang cắn:.....................................99

4.2.1. Thông tin chung: ......................................................................................................99
4.2.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng: ..................................................................101
4.2.3. Đánh giá mức độ nặng của nhiễm độc:...............................................................108
4.2.4. Bàn luận về một số yếu tố nguy cơ: ....................................................................110
4.2.5. Nồng độ nọc rắn trong máu và tổn thương do nọc rắn: diễn biến và liên quan
giữa hai yếu tố:.......................................................................................................112
4.3.

Áp dụng CRT và ELISA định lượng nồng độ nọc rắn trong chẩn đoán 115

4.3.1. CRT:
4.4.

.................................................................................................................115

CRT và nồng độ nọc rắn trong hỗ trợ theo dõi, đánh giá điều trị: ..........123


4.4.1. Đánh giá các biện pháp sơ cứu: ...........................................................................123
4.4.2. Tro ng hỗ trợ theo dõi, đánh giá dùng HTKN: ...................................................125
4.5.

Tính đơn giản, dễ áp dụng của CRT: ..................................................................128

KẾT LUẬN .......................................................................................................................130
KIẾN NGHỊ......................................................................................................................132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

CPK

Creatine phosphokinase

CRP

C-reactive protein (protein C phản ứng)

CRT

Cobra Rapid Test®


CVP

Central venous pressure (áp lực tĩnh mạch trung tâm)

DNA

Deoxyribonucleic acid

ELISA

Enzyme linked immuno – sorbent assay (xét nghiệm
hấp thụ miễn dịch gắn enzyme)

GOT

Glutamic oxaloacetic transaminase

GPT

Glutamic pyruvic transaminase

HRP

Horse-radish peoxidase

HTKN

Huyết thanh kháng nọc


kDa

Kilodalton

LD50

Lethal Dose, 50% (liều chết 50%)

LOD

Limit of detection (giới hạn phát hiện)

OD

Optical density (đậm độ quang)

PBS

Phosphate buffered saline (dung dịch muối đệm kiềm
phosphate)

PSS

Poisoning Severity Score

SVDK

Snake Venom Detection Kit®

WHO


World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Nhận dạng rắn qua các dấu hiệu lâm sàng ................................................. 11

Bảng 1.2.
Bảng 1.3:

Phân loại mức độ nặng của rắn lục V.aspis và rắn lục V. berus: ............26
Các loài rắn hổ mang và liều HTKN ban đầu ........................................... 30

Bảng 2.1.

Phân độ mức độ nhiễm độc của rắn hổ mang cắn và phác đồ dùng
HTKN (đề xuất trong nghiên cứu) ..............................................................58

Bảng 3.1:

Tỷ lệ nghề nghiệp và các lý do bị rắn hổ mang cắn ................................. 64

Bảng 3.2:

Tỷ lệ nơi bị rắn cắn và vị trí của rắn hổ mang khi cắn ............................. 65

Bảng 3.3:


Tỷ lệ các loài rắn hổ mang và nguồn gốc ..................................................66

Bảng 3.4:

Tỷ lệ các triệu chứng tại chỗ của từng loài rắn hổ mang cắn ..................67

Bảng 3.5:

Triệu chứng tại chỗ tại thời điểm nhập viện của từng loài rắn hổ mang cắn.......67

Bảng 3.6:

Tỷ lệ các triệu chứng toàn thân của từng loài rắn hổ mang cắn.............. 68

Bảng 3.7:

Tỷ lệ các thay đổi về cận lâm sàng ............................................................. 69

Bảng 3.8:
Bảng 3.9:

Tỷ lệ các biến chứng cấp tính ......................................................................70
Đối chiếu mức độ phù hợp của Phân loại mức độ nặng đề xuất trong
nghiên cứu so với Phân độ theo PSS ..........................................................70

Bảng 3.10: Tỷ lệ các mức độ nặng theo loài rắn hổ mang (Phân độ theo PSS) ........71
Bảng 3.11: Tỷ lệ các mức độ nhiễm độc (Phân độ PSS) theo trọng lượng rắn cắn . 71
Bảng 3.12: Liên quan giữa trọng lượng của rắn và mức độ nhiễm độc, tử vong .....72
Bảng 3.13: Liên quan giữa nguồn gốc của rắn với mức độ nhiễm độc hoặc tử von 72
Bảng 3.14: Liên quan giữa nguồn gốc của rắn và một số dấu hiệu nhiễm độc chính.....73

Bảng 3.15: Liên quan giữa cơ chế bị cắn và tỷ lệ các mức độ nhiễm độc ................. 73
Bảng 3.16: Tỷ lệ các mức độ nặng theo thời gian đến viện.........................................74
Bảng 3.17: Liên quan giữa mức độ nặng-tử vong và thời gian đến việ n ................... 74
Bảng 3.18: Tỷ lệ các kết quả điều trị cuối cùng ............................................................ 75
Bảng 3.19: Nồng độ nọc rắn lúc vào viện và một số đặc điểm của rắn .....................81
Bảng 3.20: Tương quan giữa nồng độ nọc rắn trong máu và các dấu hiệu sống, tổn
thương tại chỗ lúc vào viện.......................................................................... 82
Bảng 3.21: Liên quan giữa một số thông số chức năng sống và tổn thương tại chỗ
với nồng độ nọc rắn lúc nhập viện ..............................................................83
Bảng 3.22: So sánh tổn thương tại chỗ giữa nhóm BN có nồng độ nọc trong máu lúc
vào viện ≤ 100ng/ml và > 100ng/ml...........................................................84
Bảng 3.23: Nồng độ nọc rắn trong máu lúc vào viện và phân độ nhiễm độc theo
phân độ của PSS:...........................................................................................84
Bảng 3.24: Kết quả xét nghiệm nọc rắn trong máu lúc vào viện bằng CRT và


Bảng 3.25:

ELISA ............................................................................................................. 85
Kết quả xét nghiệm CRT máu, ELISA (nồng độ nọc rắn trong máu) đối chiếu
với mức độ nhiễm độc PSS ở các BN bị rắn hổ mang N. atra cắn......................86

Bảng 3.26: Kết quả CRT dịch vết cắn ở các BN bị rắn N. atra cắn (đối chiếu phân
độ nhiễm độc theo PSS) ...............................................................................87
Bảng 3.27: Kết quả xét nghiệm CRT với mẫu nước tiểu ............................................. 87
Bảng 3.28: Xét nghiệm CRT máu (lấy khi nhập việ n) ở các BN bị cắn bởi các loài
rắn không phải rắn hổ mang ........................................................................88
Bảng 3.29. Kết quả xét nghiệm CRT máu và các mức độ hoại tử..............................89
Bảng 3.30. Kết quả xét nghiệm CRT máu lúc vào viện và mức độ lan xa của sưng
nề .....................................................................................................................89

Bảng 3.31: Các biện pháp sơ cứu và kết quả xét nghiệm nhanh nọc rắn dịch vết cắn
bằng CRT ....................................................................................................... 90
Bảng 3.32: Các biện pháp sơ cứu và kết quả xét nghiệm CRT máu ..........................91
Bảng 3.33: Ảnh hưởng của các biện pháp sơ cứu đã áp dụng tới nồng độ nọc rắn
trong máu lúc vào viện ...............................................................................92
Bảng 3.34: Ảnh hưởng của các biện pháp sơ cứu đã áp dụng tới diện tíc h hoại tử lúc
vào viện .........................................................................................................92
Bảng 3.35: Đặc điểm BN của nhóm dùng và không dùng test nhanh CRT nọc rắn để
theo dõi dùng HTKN ....................................................................................93
Bảng 3.36: Kết quả điều trị của nhóm dùng và không dùng test nhanh CRT nọc rắn
trong máu để hỗ trợ theo dõi dùng HTKN ................................................. 94
Bảng 3.37: Tương quan giữa nồng độ nọc rắn trong máu lúc vào viện với mức độ
của các biện pháp điều trị............................................................................. 94
Bảng 3.38: Các mức độ nặng theo PSS đối chiếu với tổng liều HTKN và thời gian
dùng tương ứng ............................................................................................. 95
Bảng 3.39. Nguy cơ dùng liều cao HTKN ở BN có nồng độ nọc rắn trên và dưới
100ng/ml.........................................................................................................96
Bảng 3.40: So sánh nồng độ nọc rắn trong máu lúc vào viện giữa các mức độ kết
quả điều trị khác nhau................................................................................... 96
Bảng 3.41:

Tổng liều HTKN N.kaouthia dùng ở các loài rắn hổ mang khác nhau cắn......97


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Diễn biến tự nhiên nồng độ nọc rắn trong máu theo thời gian ............. 76
Biểu đồ 3.2: Diễn biến tự nhiên của mạch, huyết áp theo thời gian ..........................77
Biểu đồ 3.3: Diễn biến tự nhiễn của mức độ đau theo thời gian ................................ 77
Biểu đồ 3.4: Sưng nề (chênh lệch vòng chi đo qua vết cắn) theo thời gian .............. 78

Biểu đồ 3.5: Diễn biến tự nhiên của lan xa của sưng nề theo thời gian.....................78
Biểu đồ 3.6: Diễn biến tự nhiên của procalcitonin theo thời gian ..............................79
Biểu đồ 3.7: Diễn biến tự nhiên của bạch cầu toàn phần theo thời gian ................... 79
Biểu đồ 3.8: Diễn biến tự nhiên của hoại tử, dọa hoại tử theo thời gian ................... 80
Biểu đồ 3.9: Diễn biến tự nhiên của CPK theo thời gian ............................................80
Biểu đồ 3.10: Diễn biến tự nhiên của natri máu theo thời gian .................................... 81
Biểu đồ 3.11: Nồng độ nọc rắn trong máu lúc vào viện và độ nặng PSS ................... 85
Biểu đồ 3.12. Liề u HTKN rắn ở các mức độ nặng PSS khác nhau ............................. 95
Biểu đồ 3.13. Thay đổi của nồng độ nọc rắn trong máu trước và sau khi dùng HTKN rắn..97
Hình
Hình: 1.1.

Rắn hổ mang N. atra ....................................................................................5

Hình 1.2:

Phân bố của rắn N. atra trên thế giới ......................................................... 5

Hình 1.3:

Phân bố của rắn N. kaouthia ....................................................................... 6

Hình 1.4:

Rắn N. kaouthia ............................................................................................ 6

Hình 1.5:

N. siamensis ..................................................................................................7


Hình 1.6:

Bản đồ phân bố rắn N. siamensis ............................................................... 7

Hình 1.7:

Các dạng vết cắn thường gặp của rắn độc (theo thứ tự từ phải sang trái:
hai chấm, một chấm và một vết rách da, hai vết rách da, nhiề u vết

Hình 1.8:

phức tạp) ......................................................................................................13
Bộ kit xét nghiệm nhanh nọc rắn của Australia (Venom Detection Kit,
VDK)............................................................................................................18

Hình 1.9:

Xét nghiệm sắc ký miễn dịch với rắn hổ mang (CRT®) ...................... 21

Hình 2.1:

Que test CRT của Đài Loan ......................................................................48

Hình 2.2:

Xét nghiệm sắc ký miễn dịch với rắn hổ mang (Cobra Rapid Test®) 49

Hình 2.3.

Nguyên lý của kỹ thuật ELISA sandwich ...............................................51


Hình 2.4.

Máy đọc ELISA tại TTCĐ ........................................................................52

Hình 2.5.

HTKN rắn hổ mang N.kaouthia ............................................................... 53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rắn độc cắn là một cấp cứu nhiễm độc thường gặp. Tổ chức y tế thế giới
đã xếp rắn độc cắn thuộc danh mục các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là vấn
đề cần được quan tâm nghiên cứu, nâng cao chẩn đoán, điều trị và phòng tránh.
[141] Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai và khoa Cấp cứu, khoa
Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, rắn độc cắn là một trong các nguyên nhân
nhiễm độc nhập viện hàng đầu, trong đó rắn hổ mang là loại rắn thường gặp
nhất. Hơn nữa, rắn hổ mang cắn gây nhiều loại tổn thương, bệnh nhân cần phải
nhập viện cấp cứu, gây tử vong hoặc di chứng lâu dài, đặc biệt là tàn phế.
Mặc dù ở Việt Nam đã có các nghiên cứu về rắn độc cắn, nhưng chưa có
các nghiên cứu riêng tập trung về rắn hổ mang cắn đánh giá các yếu tố phơi
nhiễm, các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm độc. Đặc điệt nghiên
cứu các thông số này có đối chiếu với nồng độ nọc rắn trong máu, một yếu tố
quan trọng trong nghiên cứu về độc học, cũng chưa được áp dụng trên tất cả
các bệnh nhân.
Do thường gây hoại tử vùng bị cắn, là loại tổn thương khi đã xảy ra không
thể hồi phục và dễ dàng dẫn tới biến chứng sốc nhiễm khuẩn hoặc di chứng tàn
phế, nên việc chẩn đoán nhanh nhanh rắn hổ mang cắn giúp cho việc điều trị

kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam với sự tồn tại của ít nhất 61 loài
rắn độc đã được xác định và số loài mới được phát hiện ngày càng tăng, nhiều
loài rắn độc khác cũng có thể gây các bệnh cảnh tương tự rắn hổ mang cắn dẫn
tới biện pháp tiếp cận chẩn đoán phổ biến hiện nay là chẩn đoán loài rắn độc
cắn dựa trên hội chứng nhiễm độc bị hạn chế, nguy cơ chẩn đoán chậm, bỏ sót
chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai, dẫn tới điều trị chậm trễ hoặc nhầm lân gây
nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, rất cần có xét nghiệm nhanh xác định nọc
rắn hổ mang để hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị. [124]
Việc điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc (HTKN) rắn để trung
hòa nọc rắn là biện pháp tốt nhất theo các khuyến cáo. Ở Việt Nam cũng có ít
nhất 3 loài rắn hổ mang được phát hiện và việc phân bố các loài rắn này cũng


2
khác nhau giữa hai miền. Tuy nhiên, cho tới nay với rắn hổ mang cắn, ở nước
ta chỉ có HTKN rắn được sản xuất dựa trên nọc rắn của loài rắn hổ mang phổ
biến ở miền Nam (rắn hổ đất, Naja kaouthia) được chính thức đưa vào sử dụng
và là thuốc giải độc duy nhất của các bác sỹ khi cấp cứu. Ở trong nước cũng
nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của loại HTKN này với các loài
rắn hổ mang ở miền Bắc. Cách dùng, bao gồm liều lượng của loại HTKN này
dựa trên các mức độ nhiễm độc trên lâm sàng, xét nghiệm nhanh nọc rắn và
đối chiếu với nồng độ nọc rắn trong máu cũng chưa được nghiên cứu.[139]
[19],[107], [68]
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng, nồng độ nọc độc trong máu ở BN bị rắn
hổ mang cắn được điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
2. Kháo sát giá trị của xét nghiệm nhanh nọc rắn hổ mang (Cobra Rapid
Test, CRT) trong chẩn đoán và điều trị bằng HTKN rắn ở BN bị rắn hổ
mang cắn.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Rắn hổ mang:
1.1.1. Dịch tế:
Theo một tổng kết về gánh nặng của rắn cắn trên toàn cầu, trong số 21
khu vực được phân chia, Việt Nam thuộc khu vực có số người bị rắn độc cắn
cao nhất và thuộc 1 trong 4 khu vực có tỷ lệ tử vong do rắn cắn cao nhất [1].
Hàng năm có khoảng 30000 ca rắn cắn nhưng không có số liệu về tỷ lệ tử
vong. Trong số 430 công nhân nông trường cao su Sông Bé bị rắn chàm quạp
cắn từ năm1993 đến năm 1998, tỷ lệ tử vong là 22% [139].
Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, năm 2009, trong tổng số
1705 BN ngộ độc phải nhập viện có 295 (17,30%) BN bị động vật cắn, trong
đó có 253 BN bị rắn cắn (chiếm 85,76% so với tổng số BN bị động vật cắn và
chiếm 14,84% so với tổng số BN ngộ độc nói chung).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn, thực hiện tiến cứu từ năm 1999
đến năm 2004 có 380 BN bị họ rắn hổ cắn, trong đó có 163 BN bị rắn hổ
mang cắn (chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các BN nghiên cứu). Trong nghiên
cứu của Lê Khắc Quyến tiến hành hồi cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2001
và 2002, có 131 BN bị các loài rắn khác nhau có 34 (25,9%) BN bị rắn hổ
mang cắn (Naja.kaouthia cắn 17 BN, 13%; Naja.siamensis 17 BN, 13%),
đứng thứ 3 sau rắn chàm quạp và rắn lục tre và nhiều nhất trong số các rắn
độc thuộc họ rắn hổ. [107].
1.1.2. Các loài rắn hổ mang:
a. Các loài rắn hổ mang trên thế giới:
Cho tới nay, trên thế giới có tổng cộng 26 loài rắn hổ mang đã được xác
định, trong đó có 11 loài ở châu Á và 15 loài ở châu Phi. Với các rắn hổ mang
ở khu vực châu Á, qua nhiều thập kỷ đã có sự nhầm lẫn khi phân loại tất cả các

loài rắn hổ mang thuộc cùng một loài duy nhất là N. N.. Ở Trung Quốc và bán
đảo Đông Dương (Indochina, gồm Việt Nam, Lào, Cam pu chia và Thái Lan),


4
tất cả các loài rắn hổ mang đã được phân loại thuộc về một trong hai loài
Naja. atra (nam Trung Quốc, bắc Việt Nam) hoặc N. kaouthia (Myanmar, Thái
Lan, Cam pu chia, nam Việt Nam) [147], [145], [146], [148], [149].
Tuy nhiên một số tác giả đã chú ý thấy có sự tồn tại nhiều “hình thái” rắn
hổ mang khác nhau ở khu vực bán đảo Đông Dương, đặc biệt là nhiều loại
“hình thái” rắn hổ mang phun nọc ở các vùng của Thái Lan. Wüster và Thorpe,
sau này là nhiều tác giả khác đã kết hợp sử dụng phân tích nhiều đặc điểm hình
thái lãm rõ phân loại hệ thống các loài rắn hổ mang ở châu Á. Các tác giả đã
thấy ở khu vực tồn tại hai loại rắn chủ yếu là rắn hổ mang một mắt kính
(monocellate cobra, N. kaouthia) và một nhóm rắn hổ mang phun nọc với
nhiều hình thái khác nhau. Nhóm rắn hổ mang phun nọc ban đầu được cho là
cùng loài với rắn hổ mang Trung Quốc (Chinese cobra, N. atra), sau này với
sự hỗ trợ của phân tích gen, nhóm rắn phun nọc này được xác định là loài rắn
hổ mèo N.siamensis.
Sau đó, Wüster và các tác giả đã tiếp tục sử dụng kết hợp phân tích các
đặc điểm hình thái với phân tích gen và phát hiện ở nam Trung Quốc, bắc Ấn
Độ, khu vực bán đảo Đông Dương và quần đảo Andaman có 4 loài rắn hổ
mang chính: (1) rắn hổ đất N. kaouthia ở Thái Lan, Bắc Ấn Độ, Myanmar và
nam Việt nam; (2) rắn hổ mèo N. siamensis ở Thái Lan, nam Việt Nam,
Campuchia, Lào và đông Myanmar; (3) Rắn hổ mang Trung Quốc (Chinese
cobra) N. atra ở nam Trung Quốc và bắc Việt Nam và (4) các rắn hổ mang ở
quần đảo Andaman.
b. Các loài rắn hổ mang ở Việt Nam:
Cho tới nay, Việt Nam có tổng cộng 193 loài rắn đã được phát hiện, trong
đó có 61 loài rắn có nọc độc. Thông tin về sinh học, độc học của từng loài rắn

được biết đến với mức độ rất khác nhau.[124]
Các loài rắn ở Việt Nam phân bố hầu khắp các vùng và địa hình khác
nhau: đồng bằng, trung du, vùng núi và vùng biển; có loài phân bố rộng, có
loài phân bố hẹp chỉ có ở một vùng nhất định. Song do vị trí vật lý và điều kiện


5
tự nhiên khác nhau nên phân bố của các loài rắn có sự khác nhau rõ rệt. Các tài
liệu lấy đèo Hải Vân làm ranh giới phân chia đất nước làm hai vùng, các tỉnh
phía Bắc được tính từ đèo Hải Vân trở ra, các tỉnh phía Nam được tính từ đèo
Hải Vân trở vào. Hai vùng này có đặc điểm khác biệt về khí hậu và về phân bố
các loài rắn. Trong 6 vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung
Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng có sự khác nhau về thành phần loài.
1) N. atra (Cantor, 1842)
- Tên Việt Nam : rắn hổ mang, rắn hổ mang Trung Quốc, rắn mang
bành, con phì (Việt); ngù hố (Thái); tô ngù (Thổ); hu háu (Dao)
- Tên tiếng Anh: Chinese cobra
- Phân bố:
 Việt Nam (miền Bắc), nước khác: (Trung Quốc, Đài Loan, Lào).
 Rắn phân bố rất rộng ở các vùng miền Bắc, nhất là ở vùng đồng bằng
và trung du với số lượng nhiều. [63], [93], [94]

Hình: 1.1. Rắn hổ mang N. atra

Hình 1.2: Phân bố của rắn N. atra
trên thế giới

(Nguồn: />

6

2) N. kaouthia (Lesson, 1831):
- Tên Việt Nam: rắn hổ đất
- Tên tiếng Anh: Monocellate cobra, Thailand cobra, monacled cobra,
Bengal cobra, monocled cobra.
- Phân bố:
 Việt Nam (miền Nam), nước khác (Bangladesh, Bhutan, Cam pu chia,
Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan).
 Rắn phân bố rất rộng ở các vùng miền Nam, nhất là ở vùng đồng bằng
và trung du với số lượng nhiều.
 Ở miền Bắc đã có nhiều nơi người dân nuôi và ấp trứng loài rắn này
(Phụng Thượng-Phúc Thọ-Hà Nội; Vĩnh Sơn-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc; Hưng
Yên, Hà Nam). [17], [93], [94]

Hình 1.3: Phân bố của rắn N. kaouthia

Hình 1.4: Rắn N. kaouthia

(Nguồn: theo WHO) [143]
3) N. siamensis (Laurenti, 1768)
- Tên Việt Nam: rắn hổ mèo, rắn hổ mang xiêm, mang bành, con phì
(Việt); ngù hố (Thái); tô ngù (Thổ); hu háu (Dao).
- Tên tiếng Anh: Thai Spitting Cobra , Isan Spitting Cobra , Indo-Chinese
Spitting.
- Phân bố:
 Việt Nam, Campuchia; Lào, Myanmar, Thái Lan
 Ở Việt Nam: Nam Trung Bộ và miền Nam [93[, [94]


7


Hình 1.5: N. siamensis

Hình 1.6: Bản đồ phân bố rắn N.
siamensis
(Nguồn: ) [51]

Như vậy, ở miền Bắc, bên cạnh rắn hổ mang N. atra trong tự nhiên, còn có
rắn hổ mang N. kaouthia được nuôi và đều có nguy cơ gây nhiễm độc. Loài rắn hổ
mang N. kaouthia ở miền Bắc có thể gây bệnh cảnh nhiễm độc giống hoàn toàn
hoặc chỉ giống một phần và có điểm khác với loài rắn N. kaouthia ở miền Nam.
1.1.3. Các độc tố của rắn hổ mang:
Độc tố thần kinh:
Các độc tố thần kinh hậu synape, còn được gọi là loại , có trong nọc rắn
hổ mang châu Á, hổ mang chúa và một số loài rắn cạp nong, cạp nia. Các độc
tố có bản chất là các peptide trọng lượng dưới 30kd và không có tác dụng hủy
hoại tổ chức. Tác dụng của độc tố giống cura, cạnh tranh với acetylcholine và
gắn với thụ thể của acetylcholin ở các thụ thể ở điểm nối thần kinh cơ. Ngay cả
khi BN bị nhiễm độc và liệt nặng thì vẫn nhanh chóng hồi phục sau khi được
dùng huyết thanh kháng nọc (HTKN) rắn đặc hiệu.
Do có kích thước nhỏ nên khởi đầu tác dụng nhanh. Với nọc rắn hổ mang,
các độc tố này thuộc loại các peptide ngắn (<62 axit amin). Các độc tố hậu
synape là thành phần chính của nọc rắn hổ mang và hổ chúa.


8
Các độc tố thần kinh loại , tiền synape. Có trong nọc rắn hổ mang N.
atra, N. kaouthia, N. atra và N. sumatrana. Độc tố này còn có trong nọc rắn
cạp nong, cạp nia. Độc tố này là phospholipase A2 loại 1 rất tương đồng với
phospholipase A2 ở tụy của động vật có vú. Độc tố này phá hủy màng phospho
lipid và các túi chứa hạt trong synape hệ cholinergic tại điểm nối thần kinh cơ,

ngăn cản việc giải phóng tiếp các chất dẫn truyền thần kinh. Khi màng của đầu
mút sợi trục bị phá hủy, HTKN rắn và các thuốc anticholinesterase có rất ít tác
dụng. Liệt do độc tố thần kinh tiền synape có thể kéo dài vì việc hồi phục cần
có sự tái tạo của màng ở đầu mút thần kinh. Với rắn cạp nia cắn thì thời gian
liệt có thể kéo dài nhiều tuần có lẽ do các độc tố loại này là thành phần chính.
Với rắn hổ mang cắn, liệt dễ đáp ứng với HTKN và hồi phục nhanh hơn, có lẽ
do loại độc tố này chiếm thành phần thứ yếu. Độc tố loại này tác dụng trên
thần kinh ngoại biên và gây rối loạn, ức chế thần kinh phó giao cảm.
Độc tố với tim: Nọc chứa các độc tố với tim (Cheng & Molnar, 1996). Ở
nồng độ thấp, các độc tố tim của rắn hổ mang làm tăng co bóp cơ tim. Nồng độ
cao hơn làm giảm đổ đầy thì tâm trương dẫn tới thiếu máu cơ tim, loạn nhịp
tim và có lẽ khử cực không hồi phục. Độc tố cũng phong tỏa dẫn truyền thần
kinh ở hạch.
Độc tố với máu: một số loài hổ mang có chứa độc tố với tim có thể làm
tăng ngưng kết tiểu cầu thông qua adenosine diphosphate và hoạt hóa
thrombin. Mặc dù đây là các nghiên cứu có thiết kế tốt nhưng trên lâm sàng
vẫn chưa gặp các triệu chứng rối loạn đông máu ở các BN.
Các enzyme: nọc giàu các enzyme, gồm có hyaluronidase, phospholipase
A(2), L-amino acid oxidase, alkaline phosphomonoesterase and 5'nucleotidase.
Các độc tố với tổ chức tại chỗ: Nọc các rắn hổ mang châu Á (trừ hổ mang
N. philippinensis ở Philippine) có các polypeptide có tác dụng hủy hoại tổ chức
và gây hoại tử. Tình trạng bệnh nhân (BN) khởi đầu với đau và sưng nề nhẹ
hoặc vừa. Với rắn hổ mang N. phillippinensis, các rắn cạp nong, cạp nia và các


9
loài rắn lá khô thường gây triệu chứng tại chỗ rất ít và có thể không thấy gì đặc
biệt. Nọc các rắn hổ mang còn có yếu tố tăng trưởng thần kinh (nerve growth
factor) có nghĩa là kích thích sự tăng trưởng của tổ chức thần kinh của động
vật có vú, nhưng chất này cũng gây vỡ các hạt trong tế bào mast, giải phóng

histamine và các chemokine tiền viêm dẫn tới giãn mạch.
Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy các thành phần gây độc chính của nọc
rắn hổ mang là độc tố thần kinh neurotoxin cấu trúc 3 ngón tay, phân tử lượng
khoảng 10 kd, gây liệt cơ, là nguyên nhân chính gây tử vong sớm ở các bệnh
nhân. Các thành phần gây độc với tim, cơ, và hoại tử vùng bị cắn cũng là các
độc tố có cấu trúc 3 ngón tay (CTX, cytotoxin), cụ thể CTX có 6 chất là CTX1
đến CTX6, tất cả cũng có trọng lượng phân tử khoảng 9 kd đến 10 kd. [44],
[67], [76], [150]
Mặc dù có các đặc điểm chung nhưng thành phần của nọc có sự khác
nhau giữa các loài rắn hổ mang [151] và thậm chí với cùng một loài rắn hổ
mang nhưng ở các vùng địa lý khác nhau cũng có thành phần nọc khác nhau và
độc tính khác nhau. Sự khác nhau này cho thấy cần có nghiên cứu về triệu
chứng nhiễm độc của từng loài rắn ở từng vùng khác nhau. [14], [87]
1.2. Chẩn đoán và điều trị rắn hổ mang cắn:
1.2.1. Triệu chứng rắn hổ mang cắn:
BN bị rắn hổ mang N. kaouthia, N. atra, N. siamensis và các loài rắn hổ
mang phun nọc châu Á cỡ nhỏ hơn bị đau ngay sau khi bị cắn. Trong vài giờ đầu,
tổ chức mềm sưng nề và bầm tím. 4-60 giờ sau khi bị cắn, tổ chức quanh vết cắn
trở nên vằn đen hoặc xám và vết bầm tím thường lan xa tiếp. Các triệu chứng toàn
thân gồm có buồn ngủ, buồn nôn, nôn và sụp mi. Trong một trường hợp liệt xuất
hiện sau cắn 30 phút, tuy nhiên các triệu chứng thường xuất hiện sau trên 3 giờ và
có thể kéo dài tới 20 giờ sau khi bị cắn. Việc các triệu chứng thần kinh xuất hiện
chậm có thấy các độc tố thần kinh cần thời gian để tới được điểm nối thần kinh
cơ. Ở trẻ em, biểu hiện thần kinh sớm nhất và thường gặp nhất là sụp mi, buồn
ngủ và không thể giữ được đầu ở tư thế thẳng đứng. [14]


10
a. Rắn hổ mang N. atra, N.kaouthia:
 Lâm sàng

- Tại chỗ:
Vết răng độc có thể rõ ràng, dạng một vết hoặc hai vết hoặc một dãy sắp
xếp phức tạp nhiều các vết răng.
Thường có tổn thương trực tiếp ở vị trí cắn, vùng vết cắn đau, đỏ da, sưng
nề, hoại tử, bọng nước có thể xuất hiện và tiến triển nặng dần.
Vết cắn rất đau, sau vài giờ đến một ngày, vùng da xung quanh vết cắn
thâm lại, thường có màu tím đen và hiện tượng mô chết (hoại tử) xuất hiện. Hoại
tử có thể lan rộng trong vài ngày và hình thành đường viền quanh vết cắn.
Có thể có sưng và đau hạch trên hệ bạch huyết vùng bị cắn, ví dụ hạch
nách, bẹn khoeo, khuỷu.
Sưng nề và tổn thương tổ chức có thể nặng và gây hội chứng khoang,
chèn ép ngọn chi và nguy cơ gây tổn thương thiếu máu. Biểu hiện vùng chi
sưng nề căng, ngọn chi lạnh, nhịp mạch yếu hoặc không thấy.
- Toàn thân:
Thần kinh: có thể có liệt cơ, rắn hổ đất dường như thường gây liệt cơ hơn
rắn hổ mang miền Bắc. Liệt thường xuất hiện sau cắn từ 3 giờ trở lên và có thể
tới 20 giờ. Biểu hiện thường theo thứ tự sụp mi, đau họng, nói khó, há miệng
hạn chế, ứ đọng đờm rãi, liệt cơ hô hấp và liệt các chi. Liệt cơ thường dẫn tới
suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Liệt đáp ứng tốt với
HTKN rắn và khi không có HTKN rắn thì liệt hồi phục trong vòng vài ngày.
Hô hấp: có thể có suy hô hấp do liệt cơ, co thắt phế quản hay phù nề
thanh quản do dị ứng với nọc rắn, một số trường hợp sưng nề lan tới vùng cổ
nguy cơ chèn ép đường hô hấp trên (nhiễm độc nặng hoặc vết cắn vùng ngực,
đầu mặt cổ).
Tim mạch: có thể có tụt huyết áp do sốc phản vệ với nọc rắn, do sốc
nhiễm khuẩn.


11
Tiêu hóa: có thể buồn nôn và nôn, đau bụng và ỉa chảy.

Tiết niệu: tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu hoặc đỏ do tiêu cơ vân, suy
thận cấp.
 Cận lâm sàng:
-

Điện tim.

-

Huyết học: Công thức máu, đông máu cơ bản.

-

Sinh hóa máu: urê, creatinin, điện giải, AST, ALT, CPK, CRP,

procalcitonin.
-

Khí máu động mạch: làm khi có nhiễm độc nặng.

-

Xét nghiệm nước tiểu: tìm protein, hồng cầu, myoglobin.

-

Siêu âm: tìm ổ áp xe vùng vết cắn, siêu âm dopper đánh giá chèn ép do

hội chứng khoang.
-


Vi sinh: cấy dịch, mủ vết cắn xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết cắn.

-

Các xét nghiệm, thăm dò khác: tùy theo tình trạng BN.
Bảng 1.1. Nhận dạng rắn qua các dấu hiệu lâm sàng [27]

Tri ệu chứng

Hổ
mang

Hổ chúa

Cạp
nong

Cạp nia

Rắn lục

Chú
thích

Tại chỗ:
Đau buốt

+


+

-

-

+++

Phù nề

+++

+++

-

-

+++

+++:

Hoại tử

++

-

-


-

+++

chắc
chắn

Toàn thân:
Sụp mi

±

±

++

+++

-

++: rõ

Giãn đồng tử

+

+

++


+++

-

+: ít

Liệt chi + liệt cơ hô

+

+

++

+++

-

-: không


hấp
Rối loạn đông
máu

-

-

-


-

++


12
b. Rắn hổ mang N. siamensis:
 Lâm sàng:
Triệu chứng lâm sàng tại chỗ: BN sau bị rắn hổ mèo cắn rất đau (chiếm tỉ
lệ 100% các trường hợp). Sưng nề chi bị cắn (100%) và lan nhanh gây hoại tử vết
cắn (88,2%). Bóng nước (17,6%) thường xuất hiện muộn hơn do sưng nề nhanh,
thường gặp tại vết hoại tử hay quanh các nếp gấp tự nhiên như cổ tay, khuỷu tay.
Các bóng nước đa dạng, có màu đen và rất hôi. Hoại tử thường lan rộng theo dẫn
lưu của bạch mạch lên toàn bộ chi bị cắn nên thường phải cắt lọc vết thương rộng
sau đó ghép da hay xoay vạt da. Ngoài ra, BN có thể gặp tình huống viêm kết giác mạc do nọc rắn phun vào mắt (11,8%).
Triệu chứng toàn thân: Sau khi bị rắn hổ mèo cắn, BN thường có cảm
giác mệt, yếu (70,6%), nôn ói (52,9%), đau bụng (52,9%), tiêu chảy (47,1%),
mờ mắt (17,6%), chóng mặt (17,6%), nhức đầu (23,5%) và đau cơ (82,4%).
Các triệu chứng shock (5,9%), nhịp tim nhanh (17,6%) và suy thận cấp
(11,8%) xuất hiện chậm hơn sau nhiều giờ đến nhiều ngày sau. Các triệu
chứng này xuất hiện càng nhanh mức độ nhiễm độc toàn thân càng nặng.
Không ghi nhận được triệu chứng nhiễm độc thần kinh (liệt cơ). BN có cảm
giác khó thở (23,5%) nhưng không có suy hô hấp. Các trường hợp suy hô hấp
thường xảy ra ở giai đoạn cuối rất nặng do suy đa cơ quan.
 Cận lâm sàng:
Xét nghiệm đông máu toàn bộ xác định có tình trạng rối loạn đông cầm
máu trong trường hợp nặng: TC (Lee White), PT và aPTT kéo dài. Tiểu cầu
không giảm. Định lượng fibrinogen/máu bình thường và co cục máu không co.
Xét nghiệm công thức máu bình thường. Số lượng bạch cầu máu tăng cao

trong giai đoạn sớm sau cắn phản ánh mức độ nặng của bệnh.
Các xét nghiệm về sinh hoá: BUN, creatinin, AST, ALT, ion đồ trong
giới hạn bình thường. CPK, LDH, CKMB tăng rất cao nhưng Troponin I
không tăng hoặc tăng nhẹ. Suy thận cấp với BUN, creatinine tăng hay gặp
trong giai đoạn nôn ói, tiêu chảy kéo dài. Myoglobine máu và niệu tăng cao.


13
Các xét nghiệm vi sinh: Cấy dịch vết thương và bóng nước thường gặp
các vi khuẩn Morganella morganii ss. morganii, Proteus vulgaris, Providencia
sp đề kháng với các kháng sinh colistin, amoxicillin+acid clavulanic,
doxycyclin và cefuroxim.










Hình 1.7: Các dạng vết cắn thường gặp của rắn độc (theo thứ tự từ phải
sang trái: hai chấm, một chấm và một vết rách da, hai vết rách da, nhiều
vết phức tạp)

1.2.2. Biến chứng của rắn hổ mang cắn:
a. Biến chứng cấp tính:
Suy hô hấp: suy hô hấp do liệt cơ 4,8-58,8% [107], [12], [68], là biến
chứng nguy hiểm và thường gây tử vong trước viện [86].

Biến chứng nhiễm trùng thường gặp, đặc biệt nhiễm trùng vết cắn. Các
nghiên cứu có xu hướng cho thấy vi khuẩn chủ yếu từ miệng rắn: Miệng rắn
hổ mang chứa nhiều loại vi khuẩn hơn so với rắn không độc. Vi khuẩn đa
dạng: Gram âm, kỵ khí. [16], [66], [104]. Tỷ lệ nhiễm trùng ở BN bị rắn hổ
mang tới 54,2%, có thể gặp nhiễm khuẩn huyết [12], [86], có thể gặp cả vi
khuẩn từ Bệnh viện [35]. Rắn hổ mang gây nhiễm trùng nặng hơn các loài
rắn độc khác. [45]
Các biến chứng nguy khác: suy thận cấp do tiêu cơ vân, hội chứng
khoang gây chèn ép vùng bị cắn.
b. Các biến chứng lâu dài:
Tại vùng bị cắn BN có thể bị mất tổ chức do phỏng rộp hoặc hoại tử và bị
cắt lọc, phải ghép da, vá da, loét mạn tính, nhiễm trùng, viêm xương tủy, co
cứng, cứng khớp hoặc viêm khớp có thể kéo dài gây tàn tật thể chất nặng nề.
Loét da có thể chuyển dạng thành ung thư sau vài năm. [141]


14
1.2.3. Các yếu tố quyết định tỷ lệ rắn cắn và mức độ nặng:
Tỷ lệ rắn cắn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc giữa rắn và con người. Trừ
khi lũ lụt xảy ra, rắn thường lẩn tránh hoặc trốn và việc tiếp xúc thường xảy ra
chỉ khi con người di chuyển vào khu vực rắn cư trú, hoặc gặp rắn khi rắn đang
hoạt động ban đêm. Rắn cắn thường xảy ra nhất vào mùa canh tác nông nghiệp
hoặc mùa mưa. Ở Việt Nam, rắn thường hoạt động từ cuối tháng 3 đến đầu
tháng 11 và khi thời tiết ấm hoặc nóng [17], [63]
Nam giới thường bị rắn cắn hơn. Tuổi bị rắn cắn nhiều nhất là trẻ em và
người trẻ. Với người nông dân, vết cắn thường ở chân.
Rắn hổ mang là loài rắn phân bố rộng rãi, đẻ nhiều, quen với các hoạt
động của con người và thường sống gần người nên là một loại rắn độc cắn
thường gặp. [14]
Số lượng nọc độc được bơm khi rắn cắn:

Số lượng nọc độc được bơm rất thay đổi, phụ thuộc vào loài rắn, kích cỡ
con rắn, hiệu quả cơ học của nhát cắn, một hay nhiều răng độc cắm qua da và
liệu BN có bị cắn nhiều nhát hay không. Rắn không hết nọc độc sau khi cắn,
thậm chí sau vài nhát cắn và không trở nên ít độc hơn sau khi ăn mồi (Tun-Pe
et al., 1991). Nếu tính theo trọng lượng nọc khô, lượng nọc độc rắn bơm cho
một nhát cắn trung bình là 60 mg với rắn hổ mang N. N., 13 mg với rắn lục
Echis carinatus và 63 mg với rắn lục Daboia russelii. Trong cùng một loài rắn,
rắn to có xu hướng bơm nhiều nọc hơn rắn nhỏ. Chưa thấy có nghiên cứu về
kích cỡ của rắn hổ mang ở Việt Nam so với mức độ nhiễm độc. Với rắn lục
cắn, nghiên cứu trên rắn đuôi chuông thấy rắn to gây nhiễm độc nặng hơn. Tuy
nhiên, rắn lục nhỏ có thể giàu các thành phần nguy hiểm trong nọc hơn, ví dụ
các độc tố gây rối loạn đông máu và tiểu cầu.
Với nhận định rằng rắn chỉ cắn người để tự vệ và có tính chung có khoảng
15-45 % các trường hợp vết cắn không nhiễm nọc độc được gọi là vết cắn khô,
một số tác giả cho rằng có thể rắn điều chỉnh lượng nọc tùy theo hoàn cảnh.
Trong các nhiên cứu tỷ lệ vết cắn khô ở rắn hổ mang từ 30- 45%. Cho tới nay
chưa có nghiên cứu nào về vết cắn khô ở Việt Nam. Trên cánh đồng, khi con


15
người vô tình dẫm lên rắn, cả rắn và người đều bất ngờ, rắn tấn công theo phản
xạ và có thể răng độc xuyên qua da không hoàn toàn. Có các yếu tố ảnh hưởng
đến nhiễm độc gồm có hướng tấn công kém hiệu quả của rắn, ví dụ tư thế tấn
công ngược về sau khi bị giẫm lên, kích thước, hình dáng và sự khác lạ của
con người không giống với con mồi bình thường và nhát cắn cũng có thể phải
xuyên qua quần áo hoặc giầy dép. Ngược lại, khi người nuôi rắn bị rắn cắn, rắn
có thể ngửi thấy mùi thức ăn và sẵn sàng đón nhận. Nếu rắn đói, kích thích có
thể dẫn tới nhầm lẫn bàn tay người với thức ăn và đón nhận với một nhát cắn
đầy nọc. Rắn cắn trong hoàn cảnh nuôi thường dẫn tới nhiễm độc nặng hơn so
với các trường hợp rắn cắn do phòng vệ và cần chú ý các đối tượng nguy cơ

này [14]. Ở Việt Nam, với sự xuất hiện của nhiều làng rắn, việc nghiên cứu
đánh giá nguy cơ nhiễm độc ở các nhóm đối tượng nuôi rắn so với nhóm đối
tượng bắt rắn hoặc bị rắn cắn do tai nạn cũng có thể thu được các thông tin thú
vị và hữu ích.
1.2.4. Chẩn đoán rắn độc cắn:
1.2.4.1. Chẩn đoán loài rắn độc cắn:
a. Dựa theo hội chứng nhiễm độc:
Có nhiều loài rắn độc, mỗi loài có các biểu hiện nhiễm độc khác nhau nên có
thể căn cứ các hội chứng nhiễm độc để định hướng loài rắn độc cắn. [3], [83].



Các tiêu chuẩn chẩn đoán rắn độc cắn đang được áp dụng:

 Trên thế giới: Theo khuyến cáo của WHO, chẩn đoán rắn hổ mang
cắn dựa vào: [139]
 Các triệu chứng nhiễm độc tại chỗ (sưng nề,…) + Liệt = Rắn hổ mang

hoặc rắn hổ chúa
 Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán chưa phân biệt được rắn hổ chúa cắn

với rắn hổ mang cắn.

 Ở Việt Nam:
Chung cả hai miền:


16
1) Sưng nề, hoại tử, chảy máu + Có rối loạn đông máu, cầm máu = Rắn lục
2) Sưng nề, không hoại tử hoặc hoại tử rất ít + Không có rối loạn đông

máu, cầm máu + thường có liệt và phục hồi nhanh= Rắn hổ chúa
3) Triệu chứng tại chỗ không có hoặc có rất ít (không hoại tử) + Liệt cơ +
Đồng tử giãn = Rắn cạp nong, cạp nia
Miền Bắc:
4) Sưng nề, hoại tử + Không có rối loạn đông máu cầm máu = Rắn hổ
mang miền Bắc
Miền Nam:
5) Sưng nề, thường hoại tử + Thường liệt cơ + Không có rối loạn đông
máu, cầm máu = Rắn hổ mang miền Nam (N. Kaouthia)
6) Sưng nề, hoại tử, đau cơ + Triệu chứng không đặc hiệu (nôn, đau
bụng, ỉa chảy) + Không liệt + Không rối loạn đông máu, cầm máu = Rắn hổ
mang N.siamensis [26], [107], [68].
Mặc dù có thể có các chồng chéo về tác dụng lâm sàng do nọc của các
loài rắn gây ra, phương pháp tiếp cận chẩn đoán theo hội chứng vẫn có thể hữu
ích, đặc biệt khi BN không có mẫu rắn và cơ sở y tế chỉ có các HTKN rắn loại
đơn giá.
b. Chẩn đoán loài rắn độc dựa trên theo nhận dạng con rắn đã cắn:
Với những BN sau khi bị rắn cắn có bắt được hoặc đánh chết rắn có thể
được yêu cầu mang rắn tới Bệnh viện để nhận dạng. Việc nhận dạng giúp chẩn
đoán chính xác loài rắn hoặc ít nhất định hướng loài rắn.
- Ưu điểm:
 Có tính chất thực tế, việc nhận dạng không đòi hỏi nhiều công sức và
thiết bị phức tạp, có thể chẩn đoán chính xác loài.
 Có thể có sự trợ giúp của chuyên gia về sinh học. Với những trường
hợp dễ nhận dạng như rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, bác sỹ lâm sàng có


×