Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

HUY ĐỘNG các lực LƯỢNG xã hội TRONG GIÁO dục PHÒNG CHỐNG xâm hại TÌNH dục TRẺ EM CHO CỘNG ĐỒNG dân cư THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ PHƯƠNG

HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS CAO DANH CHÍNH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lí Giáo dục học cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học
Giáo dục và phát triển cộng đồng khóa 27.
Tiến sĩ Cao Danh Chính - Nhà khoa học - Người thầy mẫu mực, tâm
huyết luôn cảm thông, chia sẻ những khó khăn của học trò, khích lệ, động viên,
nhiệt tình hướng dẫn cho em trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ các Sở, Ban,
Ngành, các cơ quan, đoàn thể, Hội và nhân dân thành phố Lai Châu, tỉnh Lai
Châu đã tạo những điều kiện, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.


Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng
đường đã qua.
Tác giả luận văn

Lê Thị Phương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB

CĐDC
CSVC
GD&ĐT
KT - XH
LLXH
NXB
PT
TTB
UBND
XHTD
XHTDTE

:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:

Cán bộ
Cộng đồng
Cộng đồng dân cư
Cơ sở vật chất
Giáo dục và đào tạo
Kinh tế - Xã hội
Lực lượng xã hội
Nhà xuất bản
Phương tiện
Trang thiết bị
Ủy ban nhân dân
Xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục trẻ em


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng chống....44
Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu của hoạt động giáo dục phòng chống
XHTDTE cho CĐDC trên địa bàn thành phố Lai Châu.................45
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng chống XHTDTE cho
CĐDC thành phố Lai Châu.............................................................46
Bảng 2.4. Thực trạng kết quả thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống

XHTDTE cho CĐDC trên địa bàn thành phố Lai Châu.................47
Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức giáo dục phòng chống
XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.............49
Bảng 2.6. Thực trạng kết quả thực hiện các hình thức giáo dục phòng chống
XHTDTE cho CĐDC trên địa bàn thành phố Lai Châu.................50
Bảng 2.7. Thực trạng kết quả giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.................................................52
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện mục tiêu huy động các LLXH trong giáo dục
phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai Châu, tỉnh Lai
Châu................................................................................................53
Bảng 2.9. Thực trạng kết quả thực hiện mục tiêu huy động các LLXH trong
giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai Châu.55
Bảng 2.10 Thực trạng mức độ thực hiện các các nguyên tắc huy động các
LLXH trong giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố
Lai Châu..........................................................................................56
Bảng 2.11. Thực trạng kết quả thực hiện các nguyên tắc huy động các LLXH
trong giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC........................57
Bảng 2.12. Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng trong hoạt động
giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai Châu.58


Bảng 2.13. Thực trạng kết quả tham gia tham gia của các lực lượng trong hoạt
động giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai
Châu................................................................................................59
Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện nội dung huy động các LLXH trong giáo dục
phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai Châu...............61
Bảng 2.16. Thực trạng kết quả thực hiện nội dung huy động các LLXH trong
giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC.................................62
Bảng 2.18. Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức huy động các LLXH
trong giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai

Châu................................................................................................63
Bảng 2.20. Thực trạng kết quả thực hiện các hình thức huy động các LLXH
trong giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai
Châu................................................................................................65
Bảng 2.22 Thực trạng kết quả kết quả huy động các LLXH trong giáo dục
phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai Châu...............66
Bảng 2.23. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động các
LLXH trong giáo dục phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố
Lai Châu..........................................................................................67
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp huy động các lực
lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.............98
Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp huy động các LLXH trong
GD phòng chống XHTDTE cho CĐDC thành phố Lai Châu, tỉnh Lai
Châu...............................................................................................100


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................2
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...........................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn...............................................................................................................4
Chương 1: LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ.................................................................................................................5
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................................5

1.1.1. Trên thế giới.................................................................................................................5
1.1.2. Việt Nam.......................................................................................................................7
1.2. Xâm hại tình dục trẻ em...............................................................................................9
1.2.1. Trẻ em...........................................................................................................................9
1.2.2 Xâm hại trẻ em............................................................................................................10
1.2.3 Xâm hại tình dục trẻ em..............................................................................................11
1.2.4. Các mức độ xâm hại tình dục trẻ em..........................................................................12
1.2.5. Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục................................................................................14
1.2.6. Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại tình dục..................................................................14
1.3. Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư.................17
1.3.1. Khái niệm...................................................................................................................17
1.3.2. Hoạt động giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư...20
1.4. Huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ
em cho cộng dồng dân cư...................................................................................................22
1.4.1. Khái niệm...................................................................................................................22
1.4.2. Quá trình huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng dồng dân cư........................................................................................23
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư..............................................30
Kết luận chương 1................................................................................................................36


Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU.........................................................37
2.1. Khái quát về thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...................................................37
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng.............................................................42
2.2.1. Mục đích khảo sát......................................................................................................42
2.2.2 Nội dung khảo sát........................................................................................................42
2.2.3. Khách thể khảo sát.....................................................................................................43

2.3. Thực trạng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.................................................................................43
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho
cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...........................................................43
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng
dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu............................................................................46
2.3.3. Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...................................................48
2.3.4. Thực trạng kết quả giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng
dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu............................................................................52
2.4. Thực trạng quá trình huy động các lực lượng xã hội trong giáo
dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu....................................................................53
2.4.1. Mục tiêu huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...............................53
2.4.2. Nguyên tắc huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...............................56
2.4.3. Thực trạng các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình dục
trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu......................................58
2.4.4. Nội dung huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...............................61
2.4.5. Hình thức huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...............................63


2.4.6. Thực trạng kết quả huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm
hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu..................66
2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy động các lực lượng xã hội trong
giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu,
tỉnh Lai Châu........................................................................................................................67

2.5. Đánh giá chung về thực trạng....................................................................................68
2.5.1. Những kết quả đạt được.............................................................................................68
2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại...........................................................................................69
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại.................................................................................69
Kết luận chương 2................................................................................................................71
Chương 3: BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU.........................................................72
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................................72
3.2. Một số biện pháp huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. 75
3.2.1. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các lực lượng về tầm quan trọng của giáo dục
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em..................................................................................75
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế huy động các lưc lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại
tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư.................................................................................79
3.2.4. Tiến hành bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho các cán bộ tham gia
giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư...............................84
3.2.5. Tổ chức huy động các nguồn lực thành lập và phát triển hoạt động của Trung tâm
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại các xã, phường.......................................................87
3.2.6. Đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng đồng dân cư dựa vào việc khai thác các nguồn lực trong cộng đồng 88
3.2.7. Thực hiện kiểm tra, đánh kết quả huy động các lực lượng giáo dục phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư một cách thường xuyên.............................90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................................93
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp huy động các lực
lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu...................................................................................96
3.4.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm...............................................................96
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm..................................................................................................98

Kết luận chương 3..............................................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................104


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................108
PHỤ LỤC .........................................................................................................................126


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại tình
dục (XHTD) trẻ em, gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ
huynh. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ
so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được
phát hiện, trong số 1.000 vụ XHTD, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%,
đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6
tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Các vụ xâm hại tình
dục trẻ em để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lâu dài
của mỗi đứa trẻ, phá vỡ sự bình yên của xã hội. Hoạt động phòng chống XHTDTE
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Để có thể giải quyết vấn nạn XHTDTE hiện nay, phòng tránh các vụ việc có thể
xảy ra trong thời gian tới đòi hỏi sự chung tay thực hiện của toàn xã hội, trong đó, các
bậc phụ huynh học sinh là lực lượng có vai trò và tầm quan trọng to lớn trong công tác
này. Tại Điều 16 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã nêu rõ: “Các bậc cha mẹ có
nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới mọi hình
thức khác nhau (từ những lời nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếp xúc bằng
tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm). Không một ai, kể cả cha mẹ
đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ hàng, thầy cô giáo, hàng xóm hay người xa lại với gia đình
có thể lạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em là một tội
ác. Nếu cha mẹ hay những người có trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấy những điều

đó mà không báo cho các nhà chức trách thì bị coi là kẻ đồng phạm” [4].
Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu là nơi có mật độ dân số thưa thớt, trình
độ dân trí không đồng đều, các tệ nạn xã hội trong đó có XHTDTE ngày càng diễn
biến phức tạp. Theo số liệu thống kê của cơ quan công an: năm 2017 đã xảy ra 1 vụ
XHTDTE, còn trong năm 2018 (tính đến hết tháng 9) đã xảy ra 2 vụ XHTDTE diễn
ra trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Đứng trước thực trạng trên, hoạt
động phòng chống XHTDTE ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, Đoàn thể trên địa bàn thành phố, song, kết

1


quả thu được của hoạt động này chưa tương xứng với ý nghĩa và tầm quan trọng của
hoạt động này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó, việc một bộ
phận dân cư chưa có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và thói quen tích cực về
phòng chồng XHTDTE là một trong những nguyên nhân cơ bản. Điều này cần được
giải quyết bằng một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó, giáo dục
phòng chống XHTDTE cho cộng đồng dân cư dựa vào sự huy động của các lực
lượng xã hội (LLXH) là giải pháp mang tính phù hợp và hiệu quả trên địa bàn thành
phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa đề tài:
“Huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu” để tiến
hành nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về việc huy động các lực lượng xã
hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, luận văn đề xuất một số
biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư trên
địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu dựa vào sự huy động của các lực lượng xã
hội nhằm giúp cho mỗi người dân trong cộng đồng có được nhận thức đầy đủ, thái độ

đúng đắn và hành vi tích cực trong phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, góp phần
giảm thiểu những trường hợp trẻ em bị xâm hại trên địa bàn nghiên cứu, tạo điều kiện
tốt nhất để trẻ em phát triển và hoàn thiện nhân cách.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
4. Giả thuyết khoa học
Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai
Châu ngày càng diễn biến phức tạp; đa số người dân trong cộng đồng còn có nhiều
hạn chế về nhận thức, thái độ và hành động có liên quan đến phòng chống xâm hại
tình dục trẻ em. Nếu nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng, trên cơ

2


sở đó, đề ra những biện pháp mang tính khoa học và hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và
huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo
dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu.
5.3. Đề xuất biện pháp huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai
Châu và tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.

6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu lí luận, thực trạng và biện pháp huy động các lực lượng xã
hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em (lứa tuổi thiếu niên) cho
cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
6.2. Về khách thể khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát hai nhóm khách thể thành phố Lai Châu,
tỉnh Lai Châu, cụ thể: Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ các cấp ủy
Đảng, chính quyền, cán bộ công an, cán bộ tư pháp, cán bộ Phòng văn hóa
thông tin; cán bộ Đoàn thể, hội; cán bộ ngành giáo dục (gọi chung là CB các
cơ quan, ban, ngành, đoàn thể): 80 người. Người dân thành phố Lai Châu,
tỉnh Lai Châu: 80 người.
6.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập và xử lí các tài liệu văn bản có
liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo
dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư và huy động các lực

3


lượng xã hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng
dân cư để xây dựng khung lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng
hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng

giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư và thực trạng
huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ
em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi; phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp tổng kết kinh
nghiệm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xử lí kết quả điều tra, định lượng kết
quả nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học khái quát về thực
trạng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư và thực
trạng huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng chống xâm hại tình dục
trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử dụng công thức toán
học như công thức tính giá trị phần trăm, công thức tính giá trị trung bình...
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Lí luận về huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư.
Chương 2. Thực trạng huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu,
tỉnh Lai Châu.
Chương 3. Biện pháp huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

4


Chương 1
LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI

TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Vấn nạn XHTD trẻ em không phải là câu chuyện của riêng một quốc gia
nào mà nó là vấn đề toàn cầu, gây nhức nhối trong cộng đồng các nước trên
thế giới.
Trong một nghiên cứu của Finkelhor năm 2009 cho rằng “xâm hại tình
dục trẻ em bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17
tuổi là nạn nhân; người phạm tội hoặc người có hành vi xâm hại tình dục trẻ
em có thể là người lớn, quen biết hoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên
hoặc trẻ em khác. Bên cạnh những hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao
cấu, định nghĩa này bao hàm cả những hành vi phạm tội mà người gây tội và
nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như bắt trẻ em
nhìn các hành vi tình dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêu
dâm, tán tỉnh, gạ gẫm…” [dẫn theo 14]. Theo đó cho thấy thuật ngữ XHTD
có nội hàm rộng bao gồm hành vi vi phạm về mặt dân sự và hình sự.
Finkellhor chỉ ra bằng chứng rằng sự hỗ trợ các chiến lược tư vấn cho người
phạm tội, đặc biệt là người chưa thành niên sẽ giảm bớt sự tái phạm và ngăn
ngừa những hệ quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần và cuộc sống sau này.
Bên cạnh đó, Hiệp hội sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ (APA) cho rằng: “trẻ
em không thể đồng tình để thực hiện hành vi tình dục với người lớn...mọi
người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là
hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận được và không thể coi là
bình thường” [39].
5


Ngoài ra, trong Luật Bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ
(CAPTA) đã có những nhìn nhận về xâm hại tình dục trẻ em bao gồm những

hành vi sau: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo, hoặc sử dụng áp lực để bắt trẻ em
tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện hành vi xâm hại
tình dục hoặc gợi tình vì mục đích có hành vi xâm hại tình dục hoặc hiếp
dâm, và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia
đình gạ gẫm, mại dâm, hoặc những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc
loạn luân với trẻ em” [34].
Trong một báo cáo gần đây mang tên Out of the shadows: Shining light on
the response to child sexual abuse (tạm dịch: Ra khỏi vùng tối: Tìm hiểu về phản
ứng đối với xâm hại tình dục trẻ em) do Economist Intelligence Unite (EIU) thực
hiện tại 40 quốc gia và được công bố hôm 16/1. EIU là hãng nghiên cứu thuộc
Economist Group, công ty truyền thông sở hữu tạp chí The Economist.
Theo báo cáo này, Việt Nam đạt 42,9 điểm trên thang điểm 100, đứng sau
tất cả các nước cùng khu vực được khảo sát (Philippines vị trí 16, Malaysia thứ
20, Campuchia vị trí 23, Indonesia đứng thứ 32, Trung Quốc 36).
Báo cáo của EIU được thực hiện dựa trên 4 tiêu chí: Môi trường mà việc
xâm hại xảy ra cũng như được biết đến; mức độ bảo vệ mà khung pháp lý của
một nước có để đối phó với vấn đề; cam kết và khả năng của chính phủ trong
việc trang bị cho các thể chế, nhân sự chống lại nạn xâm hại; sự tham gia của
các ngành nghề, xã hội dân sự và truyền thông.
Điều đáng nói, EIU chấm điểm thành phần về môi trường của Việt Nam
là 59, hành lang pháp lý 56 điểm, cam kết và khả năng chủa chính phủ đạt 38
điểm; sự tham gia của các ngành nghề truyền thông đạt 17 điểm. Tổ chức này
chấm Việt Nam 0 điểm trong việc thu thập thông tin về nạn xâm hại trẻ em;
không có cơ quan riêng để thi hành luật về chống xâm hại, chương trình hỗ
trợ dành cho đối tượng xâm hại, sự tham gia của giới truyền thông.

6


Có thể thấy rằng có rất nhiều những quan điểm, suy nghĩ khác nhau về

XHTD trẻ em, song suy cho cùng ở các quốc gia trên thế giới, XHTD trẻ em
là một hành vi gây tổn hại không nhỏ đến tinh thần của trẻ em, cần phải có
những cái nhìn đúng đắn và kịp thời luôn cần sự chung tay của cả thế giới
nhằm bảo vệ tốt nhất cho trẻ em hôm nay và ngày mai.
1.1.2. Việt Nam
Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang gióng lên hồi chuông cảnh báo
cho sự biến chất, suy đồi đạo đức xã hội và gây nên nhiều bức xúc trong dư
luận xã hội.
Theo thống kê năm 2018 đã có hơn 1200 vụ xâm hại trẻ em, trong đó
xâm hại tình dục trẻ chiếm hơn 1000 vụ. Vậy cứ một ngày lại có 3 trẻ bị xâm
hại tình dục. Một sự đáng báo động đối với một xã hội đang phát triển.
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đề cập tới một vài nghiên cứu sau:
“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm
trẻ em và giải pháp khắc phục” [24]- một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết
Miên (Giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội) được
đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học. Với nghiên cứu
này, tác giả đã đi sâu phân tích những tổn hại tâm lý mà người phạm tội gây
ra cho nạn nhân của tội này. Tổn hại lớn nhất đối với những nạn nhận của
XHTD là những đau đớn về thể xác, tinh thần và nó kéo dài có khi cả đời một
con người. Những hậu quả của XHTD để lại không chỉ là nỗi đau của nạn
nhân, người thân xung quanh mà còn là nỗi đau của toàn xã hội.
Tiếp đến phải nhắc đến nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Cục phòng
chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội với đề tài “Cơ sở
lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000- 2010”. Trên cơ sở đưa ra
những nhận định, đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn trong nước để xây
dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời
7



kỳ 2000 - 2010. Dưới sự phác họa một cách vắn tắt thực trạng trẻ em bị xâm
hại tình dục ở nước ta cũng như thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em bị xâm hại tình dục, các chuyên gia của Cục Phòng chống tệ nạn
xã hội đã đề xuất một số chiến lược tổng hợp với một tiêu tổng quát: “Tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ
quan, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và
toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ em bị
xâm hại tình dục,…” [1dẫn theo 16]
Một số luận văn trong thời gian gần đây cũng đề cập đến nội dung
XHTD có thể nhắc đến luận văn “Các tội phạm xâm hại tình dục trong Luật
hình sự Việt Nam”[30] của Nguyễn Tuấn Thiện. Điểm mới của luận văn là chỉ
ra những tồn tại và hạn chế của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối
với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đồng thời đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 về các tội phạm XHTDTE.
Ngoài ra các luận văn “Huy động các lực lượng xã hội trong phòng ngừa
xâm hại tình dục trẻ em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên” [14] của Võ
Nguyễn Minh Hoàng (năm 2017); Luận văn “Bồi dưỡng kĩ năng phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” [31]
của Nguyễn Thị Tĩnh (năm 2018); “Huy động các lực lượng xã hội trong giáo
dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho thiếu niên ở huyện Tuy An, tỉnh Phú
Yên” của Phan Quang Phi…
Trong khuôn khổ luận văn, với các khía cạnh tiếp cận khác nhau, các
nghiên cứu trên đã phần nào nhận thấy vấn đề cần quan tâm nhất chính là sự
quan tâm, huy động các lực lượng xã hội trong việc giáo dục phòng chống
xâm hại tình dục trẻ cụ thể là việc trang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng
ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em cũng như cho cả cộng đồng.

8



Tại báo cáo của EIU, Việt Nam xếp thứ 37/40 quốc gia về phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em. Điều này càng thể hiện rõ Việt Nam tuy đã có những
quan tâm và nghiên cứu về vấn đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, song
nhìn chung những vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Từ việc khái quát những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy, nghiên
cứu về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được nhiều tác giả, tổ chức
trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về
việc Huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em cho cộng đồng dân cư thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu còn
chưa có. Vì vậy, việc nghiên cứu này càng có ý nghĩa và tính cấp thiết cao.
1.2. Xâm hại tình dục trẻ em
1.2.1. Trẻ em
Theo điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
(United Nations Convention on the rights of the child- CRC) có quy định như
sau: “Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên
sớm hơn.” [5].
Căn cứ vào khái niệm trẻ em trong công ước của Liên hợp quốc về
quyền trẻ em, các quốc gia dựa trên điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội cũng
như khả năng của nền kinh tế để đưa ra những quy định của mình về giới hạn
độ tuổi của trẻ. Tại Trung Quốc, theo điều 2 Luật Bảo vệ người chưa thành
niên quy định trẻ em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18
tuổi. Theo điều 1 Luật Liên bang Nga số 124- FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi):
Trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18.
Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
thì: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [20] Như vậy, quy định về
tuổi của trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam
đã có độ chênh tới 2 tuổi so với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Vào ngày
9



5/4/2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIII, Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em được đổi tên thành Luật trẻ em. Luật có nhiều điểm đổi mới
tích cực, dễ hiểu, dễ tiếp cận và phản ánh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi của
Luật; tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Luật trẻ em 2016 tiếp tục khẳng định “trẻ em là người dưới 16
tuổi” [21] và không giới hạn trẻ em phải là công dân Việt Nam, đối tượng áp
dụng của luật bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
1.2.2 Xâm hại trẻ em
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “ Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức
ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra
những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá
bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hay quyền hạn” [dẫn theo 15]
Các hành vi xâm hại trẻ theo quan niệm này, đó là [dẫn theo 15]:
Xâm hại thể chất: là khi một người chủ đích gây thương tổn hoặc đe
dọa gây thương tổn tổn cho trẻ, bao gồm: đánh, đấm, đá, bóp cổ, quăng
quật, giam hãm,…
Xâm hại tinh thần: là việc ai đó lặp đi lặp lại các hình thức ngược đãi
tinh thần trẻ em trong một thời gian dài. Xâm hại tinh thần gây tổn hại đến
lòng tự trọng của trẻ, bao gồm: dọa dẫm, khủng bố tinh thần, chế nhạo, cô lập
trẻ. Có một điều chúng ta cần nhấn mạnh đó là tất cả các hình thức xâm hại
đều gây ra những thương tổn về tinh thần đối với trẻ.
Xâm hại tình dục: Là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để
lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng
dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm,
khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Xao nhãng: là việc ai đó không đáp ứng những hình thức chăm sóc cơ
bản đối với trẻ em, bao gồm: bỏ mặc trẻ trước những nguy cơ, từ chối việc


10


chăm sóc y tế hoặc các nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển về thể chất và tinh
thần của trẻ.
Theo Luật Trẻ em 2016, khái niệm về xâm hại trẻ em được hiểu như sau:
“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự,
nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục,
mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác”[21].
Theo quan điểm này, các hành vi xâm hại bao gồm [21]:
Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân
thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và
các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Bóc lột trẻ em: là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật
về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt
động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp
trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
Xâm hại tình dục trẻ em: là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép
buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục,
bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em
vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em: là hành vi của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, “xâm hại trẻ em là
việc ai đó có những hành vi gây tổn hại đến thể chất và tinh thần, danh dự
của trẻ dưới các hình thức xâm hại tình dục, bóc lột, bạo lực, mua bán, bỏ
mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.”
1.2.3 Xâm hại tình dục trẻ em
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “ Xâm hại trẻ em nói chung bao gồm

mọi hình thức ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao
11


nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng
phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hay quyền
hạn” [dẫn theo 15].
Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên
quan đến tình dục mà trẻ không đủ khả năng hoặc không hiểu hoặc không đủ
tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này hoặc các hành vi đó vi
phạm đến luật pháp hay các giá trị văn hóa của cộng đồng sở tại (Điều 157,
Luật trẻ em)
Về mặt pháp lý, theo khoản 8, điều 4 Luật Trẻ em 2016: “Xâm hại tình
dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ
em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm,
cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm
dưới mọi hình thức”[21].
Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, “Xâm hại tình dục
trẻ em là việc ai đó dụ dỗ, lô kéo, dùng vũ lực để đe dọa, ép buộc trẻ em tham
gia vào các hoạt động có liên quan đến tình dục”.
1.2.4. Các mức độ xâm hại tình dục trẻ em
Kế thừa và phát triển Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự hiện
hành đã cụ thể hóa các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại các Điều
112- Tội hiếp dâm trẻ em, Điều 114- Tội cưỡng dâm trẻ em, Điều 115- Tội
giao cấu với trẻ em và Điều 116- Tội dâm ô với trẻ em. Tương ứng với các
loại tội phạm này chính là các mức độ xâm hại tình dục trẻ em. Trong đó: [4]
Hành vi hiếp dâm trẻ em : Mọi trường hợp giao cấu với trẻ dưới 13 tuổi
hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân là trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác
giao cấu với nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn

của họ. Cụ thể như sau:

12


- Hành vi dùng vũ lực là hành vi sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc
không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào nạn nhân là trẻ em
nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao
cấu như xô ngã, vật, đánh, trói, giữ, bóp cổ nạn nhân…
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy
hiếp tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí, buộc họ
phải chịu sự giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương
tích cho nạn nhân nếu nạn nhân chống cự.
- Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là hành
vi lợi dụng nạn nhân là trẻ em vì một lý do nào đó không thể chống lại được
hành vi giao cấu trái ý muốn của mình như lợi dụng nạn nhân đang lúc ốm
đau để thực hiện hành vi giao cấu.
- Hành vi dùng thủ đoạn khác: Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài
những hành vi đã được quy định trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm
trẻ em (ngoài ba hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân) giúp cho người phạm tội có thể thực hiện
được việc giao cấu với nạn nhân là trẻ em trái với ý muốn của họ.
- Hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là trẻ em. Giao cấu trong
tội hiếp dâm trẻ em là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người
phạm tội.
Hành vi cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn
bách phải miễn cưỡng giao cấu.
Hành vi giao cấu với trẻ em là trường hợp người thành niên có hành vi
giao cấu với đối tượng là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và hành vi này

được thực hiện với sự thuận tình của trẻ em.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này sự phát triển của trẻ em cả về thể chất và tâm
sinh lý là chưa đầy đủ. Ngoài ra, sự nhận thức cũng như hiểu biết về quan hệ
13


tình dục và hậu quả của nó nằm ngoài khả năng của trẻ em. Do vậy, người
thành niên phải có trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục và chăm lo cho sự phát
triển bình thường về mọi mặt của trẻ em, nhằm tránh cho trẻ em không có ý
thức và khả năng kiểm soát.
Hành vi dâm ô với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi
thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục
vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Biểu hiện của
hành vi dâm ô đó là:
- Buộc trẻ thực hiện các động tác tác động vào bộ phận sinh dục và các
bộ phận khác trên cơ thể người phạm tội để tìm cảm giác khoái lạc.
- Thực hiện các động tác tác động vào bộ phận sinh dục của trẻ em như:
nắn, sờ, xoa bóp, hôn hít,… nhằm tạo cảm giác khoái lạc cho mình.
Đây là hành vi tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu, hành vi
đó có đặc điểm thỏa mãn hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục.
1.2.5. Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục
- Thái độ sợ sệt, ngượng ngùng mỗi khi giáp mặt đối tượng.
- Hay bị giật mình.
- Thoáng vui, thoáng buồn.
- Khóc lóc, gặp ác mộng.
- Trẻ sống thu mình lại, không muốn ra ngoài, không muốn trò chuyện
với mọi người…
- Nếu bị xâm hại tình dục nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốc, có những vết
cào, bầm tím, vùng kín bị sưng, chảy máu…
1.2.6. Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại tình dục

Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng cả
về thể chất và tinh thần cho trẻ, nó còn gây ra những hậu quả đối với gia đình
có trẻ bị xâm hại cũng như hậu quả đối với cộng đồng và xã hội. Trong đó:

14


Hậu quả đổi với bản thân trẻ bị xâm hại tình dục: những hậu quả về mặt
thể chất thường có thể thấy từ sớm, ngay sau khi trẻ bị xâm hại tình dục như:
gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục của trẻ, nhất là ngay
sau khi bị xâm hại tình dục, trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn. Nghiêm trọng hơn,
với những trường hợp đi kèm với bạo lực, trẻ bị xâm hại có thể dẫn tới tử
vong. Nhiều nạn nhân trẻ em bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lênh truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS.
Với nạn nhân là trẻ em gái đã đến tuổi dậy thì, việc bị xâm hại tình dục
có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn. Khi cơ thể trẻ đang ở độ tuổi
phát triển chưa hoàn chỉnh, việc mang thai ngoài ý muốn rất nguy hiểm cho
bản thân các em và cả thai nhi. Nhiều trường hợp các em đã phải phá thai vì
chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm làm mẹ. Điều này gây ra những tổn hại
nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau,…
Xâm hại tình dục cũng gây ra những hậu quả về mặt tinh thần cho trẻ em
trong cả một thời gian dài. Trẻ có thể có những cảm giác bất an, giật mình,
tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại; tức giận bất
thường và có các hành vi hung tính ( đạp phá đồ đạc, đánh người xung
quanh,..). Nhiều trường hợp trẻ tự gây hại cho bản thân như tự trẻ làm đau
mình, tự cắn mình hoặc dùng dao rạch vào cơ thể,… Trẻ rơi vào trạng thái
hoảng sợ và không có lối thoát. Vì thế nhiều em rơi vào trạng thái bế tắc và
tìm đên cái chết.
Xâm hại tình dục còn gây ra những lệch lạc giới tính cho các em. Khi trẻ

em bị xâm hại tình dục có thể trẻ sẽ không phát triển một cách tự nhiên về mặt
sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm
dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới có thể khiến trẻ trở thành những
người đồng tính luyến ái.

15


Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn, việc từng bị xâm hại tình dục có thể khiến trẻ
cảm thấy khó khăn trong việc tiếp xúc với bạn khác giới, khó vui chơi bình
thường như các bạn cùng trang lứa. Sự tổn thương sẽ trở thành nỗi đau âm ỉ
trong tầm hồn các em, khiến các em trở lên rụt rè, khép kín. Khi có những
động chạm thông thường vào cơ thể, đặc biệt là khi yêu ai đó, các em dễ
mang tâm lý căng thẳng, hoảng loạn.
Đến tuổi trưởng thành, trẻ từng bị xâm hại tình dục có thể băn khoăn,
trăn trở, hoài nghi về tình yêu mà mình đang nhận được có thật không hay chỉ
là họ cũng lợi dụng để xâm hại mình. Các em thậm chí sợ sệt chính người yêu
của mình, cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi mỗi khi hai người gần gũi. Thậm chí,
khi đã kết hôn, người từng bị xâm hại vẫn mang tâm trạng lo lắng không biết
mình có thể có con bình thường được không; sợ chồng và gia đình nhà chồng
biết được câu chuyện trong quá khứ của mình,…
Hậu quả đối với gia đình trẻ bị xâm hại: không chỉ trẻ chịu những ảnh
hưởng nghiêm trọng của việc bị xâm hại tình dục, những người thân trong gia
đình, đặc biệt là cha mẹ trẻ sẽ có cảm giác đau đớn, u buồn, căng thẳng.
Gia đình trẻ bị xâm hại tình dục sẽ bị dư luận xã hội chú ý và đôi khi còn
bị coi thường, khinh miệt. Trong nhiều trường hợp, thậm chí còn ảnh hưởng
đến cuộc sống tương lai của chị em trong gia đình. Thậm chí, bản thân nạn
nhân và gia đình phải chuyển chỗ ở, chuyển đổi nơi làm việc và sống trong
tình cảnh ức chế, căng thẳng.
Hậu quả đối với cộng đồng xã hội: xâm hại tình dục trẻ em là hành động

trái pháp luật. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gây mất an toàn xã hội. Xâm
hại tình dục trẻ em tác động lớn đến đạo đức xã hội, đến luân thường đạo lý,
đến truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Loại hình tội phạm này
cần phải hạn chế và loại bỏ khỏi xã hội.

16


×