Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội TRONG GIÁO dục NGƯỜI dân KHÔNG lựa CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINHTẠI HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.76 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LƯƠNG THỊ HỒNG MINH

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC NGƯỜI
DÂN KHÔNG LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINHTẠI HUYỆN KIẾN
THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

1


HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LƯƠNG THỊ HỒNG MINH

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC NGƯỜI
DÂN KHÔNG LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINHTẠI HUYỆN KIẾN
THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thanh Thúy

2




HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới:
PGS.TS Hoàng Thanh Thúy - Nhà khoa học - Người thầy mẫu mực, tâm
huyết luôn cảm thông, chia sẻ những khó khăn của học trò, khích lệ, động
viên, nhiệt tình hướng dẫn cho em trong quá trình nghiên cứu Luận văn.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục học cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy học viên cao học
chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng khóa K27.
Ủy ban nhân dân, cùng các cơ quan, ban, ngành, cán bộ các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đã ủng hộ,
tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu,
điều tra thực trạng phục vụ cho việc nghiên cứu Luận văn.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng
đường đã qua.
Tác giả luận văn

Lương Thị Hồng Minh

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB
LLXH
NXB
SL
TTHC


:
:
:
:
:

Cán bộ
Lực lượng xã hội
Nhà xuất bản
Số lượng
Thủ tục hành chính

4


MỤC LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây tỷ lệ sinh của nước ta đã có xu hướng giảm,
quy mô dân số bước đầu đi vào ổn định. Đạt được kết quả này là nhờ vào sự
quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa
phương, sự thành công của việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động sâu
rộng của đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ, hiệu quả của thực hiện mục tiêu
gia đình ít con. Nhưng việc giảm sinh và quy mô gia đình nhỏ đã tạo những
áp lực lớn cho các cặp vợ chồng vừa muốn sinh ít con, lại mong muốn phải có

con trai. Đây là động lực khiến họ tìm kiếm đến các dịch vụ lựa chọn giới tính
trước khi sinh để đáp ứng 2 mục tiêu trên và gây nên tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh.
Thời gian qua, cùng với các thành tích đạt được trong phát triển kinh tế
- xã hội, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam đã đạt được các
kết quả quan trọng: số con trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn
2,03 con năm 2009; chất lượng dân số đã được cải thiện rõ rệt về thể lực, trí
tuệ, tinh thần, chất lượng cuộc sống được nâng cao.Tuy nhiên, kết qủa đạt
được của chương trình Dân số Việt Nam chủ yếu là mới kiềm chế được sự gia
tăng dân số, gia đình ít con; Một số lĩnh vực mới phát sinh của công tác Dân
số chưa được quan tâm giải quyết đúng mức. Trong đó mất cân bằng giới tính
khi sinh đã trở thành mối quan tâm của các nhà nhà nghiên cứu, hoạch định
chính sách bởi các hậu quả của nó trong tương lai nếu không có các chính
sách, giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế tình trạng này do thay đổi cơ cấu dân
số.
Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta là tỷ số giới tính
cao ngay từ lần sinh thứ nhất. Đặc biệt những gia đình có điều kiện kinh tế
khá giả, những người phụ nữ có trình độ học vấn cao sẽ chủ động sử dụng các
biện pháp tránh thai và điều chỉnh số con mong muốn, họ lại có điều kiện để

6


chi trả cho các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh và như vậy họ đạt được
hai mục tiêu: quy mô gia đình nhỏ và có con trai.
Ở thành phố Hải Phòng nói chung và ở huyện Kiến Thụy nói riêng tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã diễn ra khá sớm. Năm 2010 tỷ số giới
tính khi sinh của huyện là 114,5, năm 2015 là 111,9 và năm 2017 tỷ số giới
tính khi sinh là 111,15 tuy nhiên vẫn ở mức cao so với cả nước. Do đó, nghiên
cứu vấn đề giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh tại huyện

Kiến Thụy là hết sức cần thiết. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề này.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn
đề: “ Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục người dân không lựa
chọn giới tính khi sinh tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” làm đề
taì nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng lựa chọn giới tính khi sinh
của người dân và phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục người dân
không lựa chọn giới tính khi sinh luận văn đề xuất biện pháp phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh
tại huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trên cơ sở đó nhằm giảm thiểu tình
trạng lựa chọn giới tính khi sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục người dân không lựa
chọn giới tính khi sinh tại giới tính khi sinh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội
trong giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh tại huyện Kiến
Thụy thành phố Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học

7


Việc phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục người dân không lựa
chọn giới tính khi sinh tại huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòngchưa thực sự
đạt được kết quả như mong muốn do nhiều yếu tố tác động. Nếu đánh giá một
cách toàn diện về thực trạng này, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp mang
tính khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm cộng đồng dân cư thìhoạt động
phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục người dân không lựa chọn giới

tính khi sinh trên địa bàn sẽ đạt kết quả tốt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh.
5.2. Thực trạng lựa chọn giới tính khi sinh và thực trạng phối hợp các
lực lượng xã hội trong giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh
tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi các
biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục người dân không lựa
chọn giới tính khi sinh tại huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của huyện Kiến
Thụy trong 5 năm từ năm 2012 – 2017. Đề xuất biện pháp giảm tỷ lệ mất cân
bằng giới tính khi sinh.
6.2. Giới hạn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu trên 500 đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ, các trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng, các nhân
viên y tế, các ban ngành đoàn thể.
6.3. Địa bàn nghiên cứu: Trong phạm vi huyện Kiến Thụy
6.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018- tháng 4 năm 2019
7 . Phương pháp nghiên cứu:

8


7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập và xử lí các tài liệu văn
bản có liên quan đến giới, giới tính; giáo dục người dân không lựa chọn giới
tính khi sinhcho cộng đồng, phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục

người dân không lựa chọn giới tính khi sinh.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và
tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.2.1.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ, người dân, cán bộ, lãnh đạo, những người có uy tín
trong cộng đồng.
7.2.2.2.Phương pháp phỏng vấn.
Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của người dân, các cặp vợ
chồng, những người có uy tín trong cộng đồng.
7.2.2.3. Phương pháp chuyên gia.
Thu thập lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia trong quá
trình nghiên cứu thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của huyện Kiến
Thụy.
7.2.3.Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ nhằm xử lý những số liệu
thu được từ thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của huyện Kiến Thụy,
trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, đề xuất biện pháp giáo dục cho
người dân huyện Kiến Thụy đểngười dân không lựa chọn giới tính khi sinh
nữa.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:

9


Chương 1: Cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh.

Chương 2:Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
người dân không lựa chọn giới tính khi sinh tại huyện Kiến Thụy thành phố
Hải Phòng
Chương 3:Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
người dân không lựa chọn giới tính khi sinh tại huyện Kiến Thụy thành phố
Hải Phòng

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC NGƯỜI DÂN KHÔNG LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINH
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Tình trạng lựa chọn giới tính trước khi sinh dãn đến mất cân bằng giới
tính khi sinh (MCBGTKS). Vấn đề này đã xuất hiện trên thế giới và Việt nam.
Tình trạng MCBGTKS xuất hiện trên thế giới từ những năm 1980 ở các
nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nê pan, Pakistan…Theo bà
Nobuko Horibe, Giám đốc Văn phòng UNFPA khu vực châu Á – Thái Bình
Dương: hiện nay, tính chung, toàn châu Á đang “thiếu hụt” tới 117 triệu phụ
nữ do mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh. Năm 2005, có 12 nước đã vượt
qua ngưỡng 107 của chỉ số giới tính khi sinh.
Đến nay, thế giới cũng đã ghi nhận Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên
thành công trong việc giải quyết tình trạng MCBGTKS.
Mất CBGTKS là một vấn đề nhân khẩu học, nảy sinh từ những hệ quả
của văn hóa truyền thống trong bối cảnh đời sống kinh tế - xã hội hiện đại.
Các nghiên cứu về tình trạng này vì thế mà thường đi từ cách tiếp cận cấu trúc
xã hội, ràng buộc xã hội để thấy được rõ sự chi phối của các khuôn mẫu,
chuẩn mực về gia đình trong xã hội đến tập quán, khuynh hướng sinh con
trong gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Chính, 1999; UNFPA, 2011; Vũ Thị

Cúc, 2012).
Nguyễn Văn Chính là một nhà Nhân học đã dành nhiều quan tâm đến
vai trò chi phối của các khuôn mẫu, chuẩn mực trong xã hội về gia đình đến
việc sinh đẻ từ cuối thập kỷ 90.Kết quả nghiên cứu trường hợp tại làng Giao
của ông đăng trên tạp chí Xã hội học (1999) bàn về mối quan hệ giữa tỉ lệ
sinh cao và vấn đề sử dụng lao động trẻ em trong xã hội nông thôn. Trong đó,
yếu tố cấu trúc gia đình, các ràng buộc văn hóa và các giá trị xã hội của trẻ em
là nguyên nhân cơ bản của tình trạng mức sinh cao.

11


Trước tình trạng gia tăng đáng kể của SRB từ đầu thế kỷ 21 đến nay ở
Việt Nam, Quỹ dân số Liên hợp quốc đã thực hiện một số nghiên cứu định
tính về thực trạng này ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu đã làm nổi bật
những yếu tố xã hội, văn hóa và sức khỏe tác động đến tỷ số giới tính khi sinh
ở Việt Nam để thấy được tâm lý ưa thích con trai trong mối liên hệ với tình
trạng mất CBGTKS (UNFPA, 2011). Những người tham gia vào lựa chọn giới
tính và công nghệ họ sử dụng để lựa chọn và kiểm soát giới tính thai nhi là
bằng chứng xác thực mà báo cáo đưa ra để thảo luận về chính sách, xây dựng
và điều chỉnh tâm lý, hành vi yêu thích con trai dẫn đến sự mất cân bằng giới
tính ở Việt Nam hiện nay.
Một nghiên cứu khác của Vũ Thị Cúc (tạp chí nghiên cứu Giới và Gia
đình, 2012)là tổng quan một số kết quả nghiên cứu đã có về vấn đề lựa chọn
giới tính thai nhi ở Việt Nam dưới góc độ nhân tố tác động. Đó là quan niệm
gia trưởng, chính sách KHHGĐ, sự phát triển của y học hiện đại. Tác giả chỉ
ra rằng mặc dù nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách cụ thể để
kiểm soát việc lựa chọn giới tính thai nhi nhưng hiệu quả của pháp luật hiện
nay vẫn còn nhiều hạn chế
Mất CBGTKS là hệ quả của ba yếu tố: tâm lý ưa thích con trai, dịch vụ

y tế hỗ trợ và việc giảm mức sinh. Trong đó, yếu tố tâm lý, nhận thức của
người dân được xem như vấn đề cốt lõi (Guilmoto, 2009).Một số nghiên cứu
(Trần Thị Thanh Loan, 2012; UNFPA, 2012) đã cung cấp quan điểm, thái độ
cũng như nhận thức của người dân về vấn đề mất CBGTKS ở Việt Nam.
Nghiên cứu trường hợptại Hưng Yên củaTrần Thị Thanh Loan đã đưa ra nhận
thức của những người tham gia trả lời nghiên cứu về nguyên nhân và hậu quả
của tình trạng mất cân bằng giới tính đang diễn ra hiện nay (Tạp chí nghiên
cứu Giới và Gia đình, 2012). Người dân nhận thức rất rõ việc dư thừa nam
giới làm gia tăng thêm nhiều vấn đề xã hội, không những không cải thiện
được vị thế của phụ nữ mà còn đẩy phụ nữ đến chỗ yếu thế hơn.

12


Báo cáo “Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepal
và Việt Nam” (UNFPA, 2012) đã cung cấp cái nhìn tổng thể từ góc độ của
nam giới ở Việt Nam và Nepal về vấn đề bình đẳng giới, thái độ với trải
nghiệm về bạo lực, thái độ với pháp luật và chính sách về quyền và sức khỏe
sinh sản (SKSS), tâm lý ưa thích con trai. Trong báo cáo này, nhận thức về
tầm quan trọng của con trai – con gái của nam giới được đặt trong tương quan
các yếu tố dẫn đến tâm lý ưa thích con trai ở Việt Nam và Nepal.
Đi từ Nhân học y tế là một hướng tiếp cận mới về mất CBGTKS ở Việt
Nam (Trần Minh Hằng, 2012). Luận án Tiến sĩ “Nạo phá thai lựa chọn giới
tính thai nhi ở Việt Nam: nghiên cứu trường hợp tại một bệnh viện ở Hà Nội”
của Trần Minh Hằng đã chỉ ra những yếu tố tạo áp lực khiến các cặp vợ chồng
mong muốn và lựa chọn giới tính cho con. Cụ thể, họ đã lựa chọn giới tính
thai nhi trước khi thụ thai, xác định giới tính trong thời gian mang thai và nạo
phá thai khi không đạt được kết quả như mong muốn. Tác giả cũng đã nhấn
mạnh đến vấn đề nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, nêu bật mâu
thuẫn giữa thực tế và chính sách, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị, đề

xuất cụ thể nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng này.
Các tài liệu nói về gia đình, cấu trúc gia đình cũng như những chuẩn
mực trong gia đình Việt khá nhiều. Trong đó, việc sinh con trai được bàn đến
như một lối suy 9 nghĩ đã trở thành khuôn mẫu, quy định vị thế cũng như
hành vi của các thành viên trong gia đình và xã hội. Khi mang thai, việc dễ
dàng sử dụng dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính và nạo phá thai sàng lọc
giới tính trước sinh trở nên dễ dàng hơn đã dẫn đến mất CBGTKS hiện nay.
Tuy vậy, vấn đề lựa chọn giới tính trước khi mang thai bằng can thiệp y học
để cá nhân khẳng định vị thế của mìnhvẫn chưa được bàn đến nhiều.

13


1.2 Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1. Phối hợp, các lực lượng xã hội, phối hợp các lực lượng xã hội
* Lực lượng xã hội
Theo vốn hiểu biết của người nghiên cứu, cho đến nay, chưa có tài liệu
nghiên cứu, chưa có tác giả nào đề cập một cách rõ ràng về khái niệm “Lực
lượng xã hội”. Tuy nhiên, từ những tài liệu đã có chúng tôi cho rằng: Lực
lượng xã hội là tập hợp những cá nhân và tập thể tích cực, cùng sinh sống trên
một địa bàn cư trú, một thời kì cụ thể và có cùng chung mục đích xây dựng và
phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
* Phối hợp
Theo từ điển Tiếng Việt “Phối hợp là cùng chung góp, cùng hành động
ăn khớp để hỗ trợ cho nhau”.
Theo quan niệm thông thường: Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai
hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.
* Phối hợp các lực lượng xã hội
Sự phối hợp các LLXH được hiểu là sự hợp tác, trao đổi, cùng
thống nhất hành động và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ chung của các

lực lượng trong xã hội.
* Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số
Cho đến nay, chưa có tác giả nào, chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề
cập đến khái niệm “Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số”, tuy nhiên, căn
cứ vào những khái niệm có liên quan đã có chúng ta quan niệm rằng:
Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số được hiểu là quá trình hợp
tác, trao đổi, cùng thống nhất hành động và hỗ trợ nhau thực hiện mục tiêu
và các nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân

14


tộc thiểu số giữa các lực lượng giáo dục trong cộng đồng với những cá nhân
và tập thể tích cực, cùng sinh sống trên một địa bàn cư trú, một thời kì cụ thể.
1.2.2. Giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng XH đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt
và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – XH của các thế hệ loài người, nhờ có giáo
dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc của nhân
loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng
tiến lên. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa về giáo dục:
Trong Giáo trình Giáo dục học do tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (chủ
biên) [25] đã cho rằng “Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo
dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành
nhân cách cho họ.
Tác giả Nguyễn Lân [20] cho rằng:“Giáo dục là một quá trình có ý thức
có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp mới những kinh nghiệm đấu

tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy, để họ có
thể có đầy đủ khả năng tham gia vào đời sống và đời sống xã hội”.
Trong cuốn Giáo dục học đại cương 1, tác giả Nguyễn Sinh Huy (chủ
biên) [17] lại tiếp cận khái niệm Giáo dục (theo nghĩa rộng) ở phạm vi rộng
hơn: Giáo dục là sự hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh
thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức
và thị hiếu thẩm mĩ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao
hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố khác tạo nên những nét
tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng yêu cầu của kinh tế xã hội.
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất: GD là hoạt
động chuyển giao hệ thống tri thức cho thế hệ sau nhằm phát triển và hoàn
thiện nhân cách cá nhân – XH, đảm bảo sự tồn tại và phát triển XH. Khái niệm
GD còn được phân nhỏ về ngoại diên và nội hàm thành các khái niệm: GD nhà

15


trường, GD gia đình, giáo dục XH; về nội dung GD thì có: GD ý thức công
dân, GD văn hoá - thẩm mỹ, GD lao động, hướng nghiệp, giáo dục thể chất –
quân sự, GD dân số, GD giới tính, GD phòng chống ma tuý. giáo dục BVMT.
GD được coi là khởi nguồn của sự phát triển. Không có GD thì không có
bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Chính
nhờ có GD mà các di sản tư tưởng và kỹ thuật của các thế hệ trước được
truyền lại cho thế hệ sau.Các di sản này được tích luỹ ngày càng phong phú
làm cho xã hội phát triển.
Thông qua quá trình tương tác giữa người giáo dục và người được giáo
dục để hình thành nhân cách toàn vẹn (hình thành và phát triển các mặt đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao động) cho người được giáo dục.
1.2.3. Giới tính, và lựa chọn giới tính khi sinh
1.2.3.1.Giới tính

Giới tính là một khái niệm sinh học, chỉ sự khác biệt giữa hai cá thể
nam và nữ.Sự khác biệt này chủ yếu liên quan tới quá trình sinh đẻ và di
truyền nòi giống.Đặc trưng giới tính được định hình ở mỗi người với những
biểu hiện khác biệt về hình dáng bề ngoài, cấu tạo của một số cơ quan trên cơ
thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục. Giới tính được quyết định trong quá trình
thụ thai.
Khác với khái niệm giới tính, giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về
mặt xã hội. Với những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, xã hội lại lý
giải và quy định chi tiết những khác biệt vốn có đó thành một hệ thống những
kỳ vọng về hành vi và hoạt động được coi là thích hợp đối với nam giới và
phụ nữ hay những quyền hạn, năng lực và quyền lực của mỗi giới. Như vậy,
các đặc trưng giới không bất biến, nó có thể thay đổi trong quan niệm và nhận
thức của xã hội.
1.2.3.2.Lựa chọn giới tính trước sinh

16


LCGTTS là hành vi can thiệp có chủ đích trước và trong thai kỳ để con
sinh ra mang giới tính như mong muốn, bao gồm lựa chọn giới tính thai nhi
trước khi mang thai (trước thai kỳ); siêu âm xác định giới tính, nạo phá thai
khi giới tính của thai nhi không như kỳ vọng (trong thai kỳ) (Trần Minh
Hằng, 2012).
Có ba điều kiện cần dẫn đến việc LCGTTS (Guilmoto, 2009). Điều
kiện thứ nhất và là điều kiện tiên quyết là tâm lý ưa thích con trai, điều kiện
thứ hai là sự sẵn có của các dịch vụ y tế hiện đại và điều kiện thứ ba là mức
sinh thấp [34, tr. 12]. Tâm lý ưa thích con trai trong xã hội là một vấn đề phức
tạp, là hệ quả tổng hợp của các quan niệm truyền thống kế thừa từ quá khứ và
các giá trị xã hội hiện đại phát sinh từ những chuyển đổi gần đây trong xã hội
(TCTKVN, 2011). Hiện nay, các dịch vụ y tế hỗ trợ việc can thiệp lựa chọn

giới tính trước khi mang thai hay siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi có thể
được tìm thấy dễ dàng tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn hay thậm chí
là vùng nông thôn (điển hình như tại địa bàn tác giả tiến hành nghiên cứu thực
địa). Thêm vào đó, sinh ít con đồng nghĩa với việc không có con trai tăng lên,
khiến nhiều cặp vợ chồng tìm đến các dịch vụ y tế hỗ trợ cho việc sinh con
theo ý muốn. Thống kê về thực trạng mất CBGTKS theo vùng, tỉnh/ thành có
thể giúp xác định các đặc điểm vùng, kinh tế - xã hội của các nhóm dân cư có
xu hướng thực hành LCGTTS.
2Trên thực tế, thực trạng mất CBGTKS còn có thể là hệ quả của việc
loại bỏ trẻ sơ sinh có giới tính không như mong muốn (sau thai kỳ) bằng cách
vứt bỏ đến chết hoặc giết chết sau khi sinh (Trần Minh Hằng, 2012). Tuy
nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu việc lựa
chọn giới tính trước khi sinh nên hành vi lựa chọn giới tinh sau thai kỳ không
được nhắc đến.
Dân số và cơ cấu dân số

17


Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng
địa lý một đơn vị hành chính (Pháp lệnh dân số, Điều 3 - Khoản 1).
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một địa phương thành
các nhóm, các bộ phận theo một hay nhiều tiêu thức như giới tính, độ tuổi,
dân tộc, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác
(Pháp lệnh dân số, điều 3)
Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số một địa phuơng là hai loại cơ
cấu cơ bản. Các loại cơ cấu khác nhau như cơ cấu dân số theo trình độ học
vấn, cơ cấu dân số theo nghề nghiệp hay cơ cấu dân số theo tình trạng hôn
nhân là những loại cơ cấu mang tính xã hội. Người ta có thể xem xét cơ cấu
theo giới tính chung cho toàn bộ dân số hoặc xem xét cơ cấu giới tính cho dân

số ở từng độ tuổi hay nhóm tuổi khác nhau.
Cơ cấu dân số theo giới tính
Hai chỉ tiêu giúp xác định cơ cấu dân số theo giới tính hay được sử
dụng là (1) Tỷ lệ/tỷ trọng nam/nữ trong dân số (2) Tỷ số giới tính.
Tỷ lệ nam (%)

= Số nam giới/Tổng số dân

x 100

Tỷ lệ nữ (%)

= Số nữ giới/Tổng số dân

x 100

Tỷ số giới tính khi sinh = Số trẻ trai đẻ còn sống/100 trẻ gái đẻ còn
sống (trong cùng một đơn vị thời gian).
Các chỉ tiêu trên có thể được vận dụng để tính chung cho toàn bộ dân
số của một quốc gia, cho dân số của từng địa phương riêng biệt, hoặc cho các
bộ phận dân số khác nhau. Chi tiết hơn cơ cấu giới tính còn được phân tích
theo độ tuổi hay nhóm tuổi (thường là nhóm 5 độ tuổi) của dân số.
Mất cân bằng giới tính khi sinh
Theo quy luật tự nhiên, cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng
khoảng 105 bé trai (dao động từ 103 đến 107 với cỡ mẫu trên 100.000 ca
sinh). Nếu con số này vượt quá ngưỡng bình thường (cao hơn hoặc thấp hơn)
thì được coi là mất cân bằng giới tính khi sinh.

18



Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh
(1) Khó khăn trong việc kết hôn
Với chế độ “một vợ, một chồng” nhưng nam nhiều hơn nữ là đương
nhiên việc kết hôn của nam, nữ thanh niên sẽ không thể thuận lợi. Tranh giành
trong hôn nhân: ngăn cản người địa phương khác sang địa phương mình tìm
hiểu, kết hôn. Kết hôn muộn, thậm chí là không thể kết hôn do khó hoặc
không thể tìm được bạn đời. Trung Quốc hiện nay có khoảng 40 triệu chàng
trai không thể lấy được vợ. Việt Nam được dự báo sẽ thiếu khoảng 2,3 đến 4,3
triệu phụ nữ vào độ tuổi kết hôn vào năm 2050 và Việt Nam sẽ phải “nhập
khẩu” cô dâu.
Hôn nhân với người nước ngoài khá phổ biến, trong đó không hiếm
những bi kịch. Thực tế đã có những cô dâu đã phải sống trong các hoàn cảnh
bi đát, cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn, bạo hành; có trường hợp đã phải tự tử.
(2) Gia tăng tội phạm và các vấn đề xã hội
Do khan hiếm phụ nữ nên xảy ra tình trạng lừa đảo, bắt cóc, buôn bán
phụ nữ và trẻ em gái. Các tệ nạn liên quan đến tình dục như mại dâm, hiếp
dâm, cưỡng dâm xảy ra và sẽ tăng lên.
Khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên; nguy cơ lây nhiễm
các bệnh qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS cũng nâng cao. Hạnh
phúc gia đình dễ đổ vỡ. Hậu quả việc nạo, hút, phá thai to gây ảnh hưởng về
tâm lý, tiềm ẩn nhiều nguy cơ: viêm nhiễm bộ máy sinh dục, tai biến gây chảy
máu, vô sinh, thậm chí tử vong.
Phụ nữ kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng tới con đường học vấn, trình độ hạn
chế, khả năng tìm việc ít, bị lệ thuộc dễ dẫn đến bị coi thường, ngược đãi, mất
bình đẳng trong xã hội, gia đình, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
Phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, ép buộc phá thai nhi gái, bất
chấp sức khoẻ và tính mạng, bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh
được con trai.


19


Tình trạng MCBGTKS sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu dân số trong
tương lai, ảnh hưởng tới sự phân bố nguồn lực lao động, việc làm, các vấn đề
xã hội khác như y tế, giáo dục.
1.2.4. Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh
Hiện nay chưa có tác giả nào định nghĩa giáo duc người dân không lựa
chọn giới tính khi sinh. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về
giáo dục chúng tôi quan niệm
Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinhlà một quá trình
tác động nhằm hình thành và phát triển ở người được giáo dục những kiến
thức kĩ năng về không lựa chọn giới tính khi sinhgiúp cho họ hiểu được bản
chất phức tạp của việc lựa chọn giới tính trước khi sinh và ý nghĩa thiết thực
của việc không lựa chọn giới tính khi sinh từ đó nâng cao được nhận thức của
con người giúp con người có những thái độ, hành vi đối xử với vấn đề không
lựa chọn giới tính khi sinh, có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tham gia
ngăn chặn việc lựa chọn giới tính trước khi sinh để góp phần làm giảm mất
cân bằng giới tính khi sinh và mất cân bằng giới tính ở Việt Nam .
Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh nhằm giúp cho
mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về lựa chọn giới tính
trước khi sinh cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản
về giới tính và không lựa chọn giới tính khi sinh (kiến thức); những tình cảm,
mối quan tâm trong việc cải thiện và không lựa chọn giới tính trước khi sinh
(thái độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các
thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những
vấn đề về không lựa chọn giới tính trước khi sinh và có những hành động
thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
1.3. Giáodục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh
1.3.1. Mục tiêu giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh


20


Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích của con người
nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự chuyển biến tích cực tư nhận
thức đến thái độ, tình cảm và những hành động tương ứng đối với những vấn
đề của xã hội trong hiện tại và tương lại. Mục đích giáo dục được cụ thể thành
các mục tiêu giáo dục cụ thể tương ứng với các mặt kiến thức; thái độ, tình
cảm và kĩ năng, hành vi, thói quen.
Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinhcũng mang những
đặc tính chung của quá trình giáo dục. Mục đích của quá trình người dân
không lựa chọn giới tính khi sinh là nhằm giúp cho người dân trong cộng
đồng có được nhận thức đầy đủ về lựa chọn giới tính khi sinh; có thái độ, tình
cảm đúng đắn và rèn luyện cho họ những kĩ năng, hành vi, thói quen tích cực
đối với những vấn đề có liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinhvà không lựa
chọn giới tính trước khi sinh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền
kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
Mục đích giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi sinhđược cụ
thể hóa thành các mục tiêu sau:
- Về kiến thức:Người dân trong cộng đồng hiểu được:
+ Những kiến thức cơ bản có liên quan lựa chọn giới tính khi sinh và
không lựa chọn giới tính trước khi sinh.
+ Ý nghĩa và sự cần thiết của vấn đề không lựa chọn giới tính trước khi
sinh..
+ Các cách thức không lựa chọn giới tính trước khi sinh..
- Về kĩ năng: Người dân có khả năng:
+ Tự nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân về lựa chọn giới tính
trước khi sinh.

+ Nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến lựa chọn
giới tính trước khi sinh.

21


+ Xử lí các tình huống liên quan việc lựa chọn giới tính trước khi sinh.
+ Đánh giá được thực trạng không lựa chọn giới tính trước khi sinh.ở
địa phương.
+ Thực hiện được các hành động cụ thể để không lựa chọn giới tính trước
khi sinhở địa phương.
- Về thái độ: Người dân bày tỏ được những thái độ, tình cảm:
+ Thái độ tự giác, tích cực thực hiện không lựa chọn giới tính trước khi
sinh.
+ Đồng tình đối với những hành hành động biết không lựa chọn giới
tính trước khi sinh; phê phán những hành động làm tổn hại đến mất cân bằng
giới tính.
+ Yêu quý, tôn trọng không lựa chọn giới tính trước khi sinh..
1.3.2. Nội dung giáodục người dân không lựa chọn giới tính khi sinh
Cũng giống như các quá trình giáo dục khác, giáo dục người dânkhông
lựa chọn giới tính trước khi sinh.là quá trình có nội dung cụ thể. Nội dung
giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinh là hệ thống tri
thức có liên quan đến giới tính và không lựa chọn giới tính khi sinh mà người
dân cần phải nắm vững để biến nó thành ý thức, thái độ và hành vi cá nhân.
Nội dung giáo dục người dânkhông lựa chọn giới tính trước khi
sinhđược cụ thể hóa thành từng mặt phù hợp với trình độ, lứa tuổi, phù hợp
với từng tình huống giáo cụ thể.
Gáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhbao gồm
những nội dung cơ bản sau:
- Giáo dục không lựa chọn giới tính trước khi sinh, ý thức đấu tranh

chống lại những vi phạm không phù hợp khi lựa chọn giới tính khi sinh.
- Bồi dưỡng cho cộng đồng hệ thống kiến thức về giới tính, không lựa
chọn giới tính trước khi sinh.

22


- Hình thành cho cộng đồng thói quen và kĩ năng cần thiết, hiểu biết về
giới tính và lựa chọn giới tính khi sinh phù hợp
- Giáo dục cho cộng đồng ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động giữ
gìn, lựa chọn giới tính ở gia đình và địa phương; tham gia tích cực vào việc
giáo dục giới tính và lựa chọn giới tính phù hợp.
- Giáo dục cho cộng ý thức tuyên truyền, vận động mọi người trong gia
đình, đoàn thể, làng xóm, địa phương cùng tham gia không lựa chọn giới tính
trước khi sinh.
.1.3.3. Phương pháp giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi
sinh
Phương pháp giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi
sinhđề cập đến hệ thống những tác động của các lực lượng giáo dục đến
người dân trong cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động đa dạng nhằm
giúp họ hình thành ý thức tự giác, thái độ đúng đắn và hành động tích cực
trong bảo vệ môi trường. Phương pháp người dân không lựa chọn giới tính
trước khi sinh ở đây về thực chất là phương pháp tổ chức các hoạt động trong
cuộc sống hằng ngày cho cộng đồng.
Chúng ta có thể thấy rằng, phương pháp giáo dục người dân không lựa
chọn giới tính trước khi sinh luôn chịu sự chi phối của mục đích, nội dung
giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinh cho cộng đồng
người dân tộc thiểu số các xã ven biển, cùng với những đặc điểm của cộng
đồng người dân tộc thiểu số . Do đó, người làm công tác giáo dục ý thngười
dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhngoài việc căn cứ vào mục đích,

nội dung GD, còn phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, giới tính,
trình độ nhận thức của cộng đồng người dân tộc thiểu số trong các tình huống
cụ thể để lựa chọn các phương pháp giáo dục người dân không lựa chọn giới
tính trước khi sinhmang tính phù hợp, hiệu quả.

23


Trong giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhcó thể
sử dụng các phương pháp giáo dục như: phương pháp đàm thoại, phương
pháp giảng giải, phương pháp tranh luận, phương pháp nêu gương, phương
pháp tổ chức cho người dân tham gia vào các hoạt động thực tiễn; phương
pháp khen thưởng, phương pháp trách phạt, phương pháp thi đua...
Mỗi phương pháp giáo dục bao giờ cũng có những ưu điểm và tồn tại
những nhược điểm. Do đó, để giáo dục người dân không lựa chọn giới tính
trước khi sinh đạt được hiệu quả cao nhất cần đảm bảo những yêu cầu cần
thiết trong việc lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục.
1.3.4. Hình thức giáo dục người dân không lựa chọn giới tính khi
sinh
Về mặt lí luận, hoạt động là phương tiện hữu hiệu để giáo dục cho con
người. Để quá trình giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi
sinhđạt được chất lượng và hiệu quả, người làm công tác giáo dục cần tổ chức
các loại hình hoạt động khác nhau cho người dân trong cộng đồng.
Các hoạt động giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi
sinhđược tổ chức cho người dân trong cộng đồng theo nhiều hình thức khác
nhau. Hình thức tổ chức hoạt động thường được hiểu là sự biểu hiện bề ngoài
của hoạt động. Mỗi hình thức hoạt động giáo dục được tiến hành theo một
trình tự xác định.
- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhcó thể được
thực hiện bằng các hình thức tổ chức như:

- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhthông qua
hoạt động tuyên truyền giáo dục về môi trường và người dân không lựa chọn
giới tính trước khi sinhqua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhthông qua
các buổi tọa đảm, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về giới tính và lựa chọn giới tính
trước khi sinhtại địa phương.

24


- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhthông qua
hoạt động cụ thể ở gia đình và địa phương ở gia đình và địa phương.
- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhthông qua
hoạt động ở trong gia đình và địa phương.
- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhthông qua
kí cam kết người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhđối với mọi tổ
chức, cá nhân trong cộng đồng.
- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhthông qua
các hội thi tìm hiểu về người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinh.
- Giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhthông qua
hoạt động khen thưởng và kỉ luật có liên quan đến lựa chon giới tính khi sinh.
Mỗi hình thức tổ chức giáo dục bao giờ cũng có những ưu điểm và tồn
tại những nhược điểm. Do đó, để giáo dục người dân không lựa chọn giới tính
trước khi sinhđạt được hiệu quả cao nhất cần lựa chọn và sử dụng phối hợp
các hình thức tổ chức giáo dục khác nhau.
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục
Kết quả giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhphản
ánh sự phát triển trong thực tiễn về nhận thức; thái độ; hành vi, thói quen của
người dân trong cộng đồng thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, sử
dụng hợp lí phương pháp và các công cụ thì sẽ thu được kết quả giáo dục người
dân không lựa chọn giới tính trước khi sinhmột cách khách quan, nó giúp cho
các lực lượng giáo dục nhận thấy những kết quả đạt được và những mặt còn hạn
chế của hoạt động giáo dục người dân không lựa chọn giới tính trước khi sinh,
trên cơ sở đó, kịp thời đưa ra những điều chỉnh cần thiết, giúp cho hoạt động này
ngày càng đạt được chất lượng
- Kết quả giáo dục thể hiện cụ thể:

25


×