Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục PHÒNG CHỐNG MA túy CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.18 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ PHƯỢNG

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ PHƯỢNG

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THỊ TÂM

HÀ NỘI – 2019




LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi xin
gửi lời cảm ơn tới:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lí - Giáo dục
học cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học Giáo dục và
phát triển cộng đồng khóa 27.
TS Phan Thị Tâm - Nhà khoa học - Người thầy mẫu mực, tâm huyết luôn cảm
thông, chia sẻ những khó khăn của học trò, khích lệ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn
cho em trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Ủy ban nhân dân, Sở GD&ĐT, cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh các trường
Trung học phổ thông, cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành
phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã tạo những điều kiện, ủng hộ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng
đường đã qua.
Tác giả luận văn

Trần Thị Phượng


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CB
CBQL
CMHS
CSVC
ĐTB
GD
GD&ĐT

NXB
SL
THPT
UBND

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Cán bộ
Cán bộ quản lí
Cha mẹ học sinh
Cơ sở vật chất
Điểm trung bình
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Nhà xuất bản
Số lượng
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân



MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................4

DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC..............................................................................................................................4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy
thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Tệ nạn ma túy đã lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, đến mọi thành phần, lứa
tuổi, đặc biệt là trong học sinh Đối với bản thân người sử dụng ma túy sẽ gây tổn hại
về sức khỏe, suy giảm sức lao động, gây tổn hại đến thần kinh người sử dụng, sinh ra
bệnh tâm thần, có thể gây ra những hành vi nguy hiểm cho bản thân và mọi người
xung quanh. Trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột. Mặt khác,
ma túy còn gây tổn hại nghiêm trọng về mặt kinh tế của bản thân và gia đình người sử
dụng. Sử dụng ma túy tốn nhiều tiền bạc, khi đã nghiện ma túy, người nghiện luôn có
xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh
kiệt về kinh tế.
Đối với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa
bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng chống và kiểm
soát ma túy. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội, làm
cho thu nhập quốc dân giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng, ảnh
hưởng đến đến đầu tư nước ngoài, khách đến du lịch; ma túy cũng làm nảy sinh, gia
tăng tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, là nguyên nhân nảy sinh
các tệ nạn xã hội khác.
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác phòng chống ma túy, đã ban hành luật
Phòng, Chống ma túy (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/ 2001), làm cơ sở pháp lý cho

các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy. Các ngành, các cấp cũng đã
có nhiều chủ trương, biệp pháp phòng chống ma túy, nhưng giáo dục phòng chống ma túy
đóng vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao nhận thức cho từng thành viên của cộng đồng
từ đó từng cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội có hành động kiên quyết hơn trong công
tác phòng chống ma túy, để cộng đồng nói không với ma túy, tạo môi trường văn hóa,
lành mạnh, phát triển kinh tế - xã hội.
Học sinh Trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi đang có nhiều ước mơ, hoài
bão, là lực lượng lao động mới của xã hội. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh THPT
1


chưa thực sự có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về những vấn đề xã hội trong đó
có tệ nạn ma túy, điều đó đến đến tình trạng nhiều học sinh bị các đối tượng buôn bán
ma tuy lôi kéo vào việc sử dụng ma túy, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
đối với bản thân học sinh, gia đình và toàn xã hội. Giáo dục phòng chống ma túy cho
học sinh THPT là hoạt động cần được đặc biệt quan tâm.
Trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu tình hình buôn bán, sử dụng ma
túy ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại, nhất là lứa
tuổi học sinh THPT, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng. Các cấp
ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục và các nhà trường đã có nhiều chương trình, kế
hoạch và đề ra nhiều biện pháp để phòng chống ma túy trong học sinh và đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học
sinh THPT trên địa bản thành phố vẫn còn những hạn chế, kết quả đạt được của hoạt
động này như mục tiêu đã đạt ra. Để nâng cao hiệu quả giáo dục phòng chống ma túy
cho học sinh THPT cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục phòng
chống ma túy cho học sinh dựa vào sự phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng (lực
lượng cộng đồng ) là một trong những giải pháp phù hợp.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Phối hợp các lực lượng
cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu” để tiến hành nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn phối hợp các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu, đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
dựa vào sự phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng nhằm giúp cho học sinh có được
nhận thức đầy đủ về tác hại của ma túy, có thái độ đúng đắn và hành vi tích cực có liên
quan đến phòng chống ma túy cho bản thân, gia đình và xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy
cho học sinh Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

2


4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy
cho học sinh Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu trong những năm
qua đã đạt được những kết quả nhất định, song còn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Nếu
đề xuất được các biện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh dựa vào sự tham
gia, chung sức của các lực lượng cộng đồng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
phòng chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông tại địa bàn nghiên cứu và những
địa phương khác có điều kiện, hoàn cảnh tương tự.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục
phòng chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo
dục phòng chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh

Lai Châu.
- Đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu và
khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát ba nhóm khách thể bao
gồm: Nhóm 1: Cán bộ Sở GD&ĐT; CBQL,GV trường THPT; cán bộ Công an, cán bộ
quản lí Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng
Thông tin và Truyền thông trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (gọi chung
là CB các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể): 97 người; nhóm 2: Người dân: 50 người;
nhóm 3: Học sinh THPT: 126 học sinh.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập và xử lí các tài liệu văn bản có
liên quan đến phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy
cho học sinh Trung học phổ thông.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí
thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
3


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng
phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp phỏng vấn.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xử lí kết quả điều tra, định lượng kết
quả nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học khái quát về thực
trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho học
sinh Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử dụng công thức toán học
như công thức tính giá trị phần trăm, công thức tính giá trị trung bình.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Lí luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông
Chương 2. Thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Chương 3. Biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống ma túy cho học sinh Trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

4


Chương 1
LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Trên thế giới
Hoạt động giáo dục phòng chống ma túy từ lâu đã được các nước Châu Á
quan tâm. Cụ thể: Thái Lan là một nước tiếp giáp với Myamar, một trong những
trọng điểm của khu vực “Tam giác vàng”, một trung tâm sản xuất ma túy thế giới.
Trong những năm gần đây, việc lạm dụng ma túy ở Thái Lan đã đến mức báo động,
đặc biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương

trình “Trường học trắng” trong trường phổ thông nhằm đưa nhà trường và xã hội
xích lại gần nhau hơn [28].
Nghiên cứu của tác giả Sawitri Assanangkorn, năm 2007 về “Sử dụng ma túy
trong nhóm học sinh THPT tại Bắc Thái Lan – Xu hướng trong 2 năm 2002 – 2004”, đã
nêu lên tình hình sử dụng ma túy trong nhóm học sinh THPT tại Thái Lan: 10,9% từ học
sinh 15-25 tuổi đã từng sử dụng ma túy trong 12 tháng qua, trong đó có 4,6% đã từng
sử dụng Amphetamine; 13% học sinh nam và 3% học sinh nữ từ lớp 7 đến lớp 12 đã
từng SDMT, trong đó có 4,9% đã từng sử dụng cần sa.
Các tác giả Han –Zhu Qian, Joseph E. Schumacher, năm 2009 đã nghiên cứu về
“Tiêm chích ma túy và HIV/AIDS tại Trung Quốc: Sử dụng ma túy bất hợp pháp tại
Trung Quốc”. Nghiên cứu này đã cho biết, Trung Quốc tại thời điểm đó có khoảng trên
6 triệu người nghiện ma túy, trong đó có gần 40% ở độ tuổi dưới 25 tuổi, số người
nghiện, chích ma túy ước tính khoảng 3,5 triệu người.
Theo báo cáo của cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc
(UNODC) tại Việt Nam đã tổ chức công bố báo cáo tình hình ma túy thế giới 2014
nhân Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy 26/6: Số người tiêm chích ma túy hiện là
12,7 triệu người, tương ứng với tỷ lệ 0,27% đối với dân số trong độ tuổi 15-64, số
người tiêm ma túy chung sống với HIV là 1,7 triệu người, thể hiện rõ ràng nhất ở TâyNam Á và Đông/Đông – Nam châu Âu, nơi có tỷ lệ người tiêm chích ma túy nhiễm
HIV lần lượt là 28,8% và 23,0%. Ước tính hơn một nửa số người tiêm chích ma túy
sống chung với Viêm gan C.
5


Giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Mỹ: Tác giả Alfred Mcalister
trong “Nghiên cứu thử nghiệm về phòng ngừa lạm dụng ma túy, rượu và thuốc lá”
[28], năm 1998 đã đưa ra những đánh giá về tình hình SDMT trong học sinh nói chung
và học sinh THPT nói riêng, một số giải pháp, biện pháp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ học
sinh sử dụng ma túy.
Ngoài ra giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Âu, Châu Phi cũng diễn
ra hết sức phức tạp.Theo thống kê của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy Liên

Hợp quốc (UNODC): “có ít nhất 30 triệu người châu Âu có độ tuổi từ 15 đến 64 đã
từng sử dụng một loại ma túy trái phép ở giai đoạn nào đó trong cuộc đời, tương
đương khoảng ¼ dân số trưởng thành ở Châu Âu. Trong đó có tới 16,7% học sinh từ
15 đến 24 tuổi” [28].
Nhìn chung, trong những năm qua, trên thế giới đã có những nghiên cứu về vấn
đề ma túy. Những nghiên cứu đã có đã bước đầu chỉ ra được thực trạng tình hình sử
dụng ma túy cũng như mức độ sử dụng ma túy trong lứa tuổi học sinh nói chung và
học sinh THPT nói riêng, tuy nhiên, còn ít nghiên cứu hướng vào giáo dục phòng
chống ma túy cho học sinh..
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, học sinh tại Việt nam đang có nguy cơ bị quấn hút
vào con đường nghiện ngập ma túy ngày càng cao (có tới 70% số người mắc nghiện là
tuổi trẻ từ 15 đến 29 tuổi). Vì vậy, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, đề cập
đến vấn đề này, có thể đưa ra một số nghiên cứu sau:
Năm 1995, Trung Ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy
trong học sinh và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh tham gia phòng chống ma túy trong học sinh ”. Đề tài đã thu thập số liệu từ các
tỉnh Đoàn. Trên cơ sở đó đánh giá công tác phòng chống ma túy của các cấp Đoàn học
sinh. Từ đó xây dựng những nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Đoàn trong
công tác phòng chống ma túy trong học sinh. Tuy nhiên giải pháp còn đơn lẻ chưa có
sự phối hợp các cơ quan, tổ chức phòng ngừa, cai và sau cai nghiện ma túy.
Tác giả Lê Văn Cuộc (2008) trong đề tài: “Biện pháp giáo dục phòng chống ma
túy cho học sinh trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh”, đã đề cập đến
vấn đề thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ sử dụng ma túy cao vì đặc điểm lứa
6


tuổi có đặc điểm tâm lý dễ tác động nhất. Tác giả đã đề cập đến vai trò và các giải
pháp của hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong trường trung học cơ sở.

Dương Thị Kim Oanh nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma
túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học sinh THPT” (1998), cũng xác
định được thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề ma túy và chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến tệ nạn nghiên ma túy trong HS trường THPT [33].
Tác giả Nguyễn Mạnh Chủ (2003) với đề tài: “Biện pháp giáo dục phòng chống
ma túy ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Lai Châu” đã tập trung nghiên cứu và
làm rõ thực trạng nhận thức và những vấn đề vi phạm ma túy của HS các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp phòng
chống ma túy học đường có tính khả thi trong tình hình hiện nay.
Hà Công Chờ (2007) với đề tài: “Phát triển ý thức phòng chống ma túy cho học
sinh quận 7, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, đã làm rõ thực chất và đặc điểm phát
triển ý thức phòng chống ma túy cho học sinh, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản phát
triển ý thức phòng chống ma túy cho học sinh quận 7, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định hoạt động giáo dục
phòng chống ma túy có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế, phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đẩy lùi các loại tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội
là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có
một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về giáo dục phòng chống
ma túy cho học sinh THPT.
Trong những năm gần đây, đã có một có công trình nghiên cứu về giáo dục
phòng chống ma túy cho học sinh THPT ở các địa phương. Tuy nhiên, vấn đề Phối
hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh Trung
học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu hiện nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Ma túy và phòng chống ma túy
* Ma túy
Theo Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 09/12/2000 quy định tại điều 2 khoản 1: “chất ma túy là
các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ

ban hành” [27, tr. 3].
7


Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua
ngày 21/12/1999 đã quy định các tội phạm về ma túy. Theo đó Ma túy bao gồm: Nhựa, lá,
hoa, quả tươi và khô sấy thuốc phiện, cây cần sa; Hêrôin, Côcain; Các chất ma túy tổng
hợp ở thể lỏng, thể rắn…[36, tr. 51].
Trên cơ sở những khái niệm trên, chúng tôi xây dựng một khái niệm về ma túy
để sử dụng trong đề tài này:
Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa
vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể.
Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm
trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Như vậy, ma túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng,
tổng hợp lại có thể hiểu: Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi
xâm nhập vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ làm thay đổi trạng thái ý
thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu lạm dụng sẽ bị lệ thuộc, gây tổn thương,
nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
* Phòng chống ma túy
Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, phòng chống ma túy là quá trình huy
động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, nhà trường, quần chúng nhân dân tham
gia phòng, ngừa tệ nạn ma túy, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống ma túy. Đồng thời,
kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, phòng ngừa, ngăn chặn
việc lợi dụng các hoạt động này vào mục đích trái pháp luật, tổ chức, quản lý cai nghiện ma
tuý, giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện, phòng chống tái nghiện.
1.2.2. Giáo dục và giáo dục phòng chống ma túy
* Giáo dục
Giáo dục theo từ tiếng Hán thì giáo nghĩa là dạy, là rèn luyện về đường tinh thần
nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức, dục là nuôi, là săn sóc về mặt

thể chất. Vậy giáo dục là một sự rèn luyện con người về cả ba phương diện trị tuệ, tình
cảm và thể chất. Theo phương Tây thì education vốn xuất phát từ chữ educare của
tiếng La tinh. Động từ educare là dắt dẫn, hướng dẫn để làm phát khởi ra những khả
năng tiền tàng. Sự dắt dẫn này nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến
tốt, từ thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

8


Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh và các cộng sự “Giáo dục là quá trình tác động
có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của
nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành
nhân cách cho họ” [34; tr 22].
Theo tác giả Nguyễn Lân “Giáo dục là một quá trình có ý thức có mục đích, có
kế hoạch nhằm truyền cho lớp mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những
tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy, để họ có thể có đầy đủ khả năng tham gia vào
đời sống và đời sống xã hội” [25].
Theo tác giả Nguyễn Sinh Huy “Giáo dục là sự hình thành có mục đích và có tổ
chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ
mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này
bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố khác tạo nên những nét tính
cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng yêu cầu của kinh tế xã hội” [20].
Dù xét trên các góc độ, phạm vi khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy: Giáo dục
là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và
kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo
dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người.
Như vậy: Giáo dục luôn là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, là quá trình
tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục.
Thông qua quá trình tương tác giữa người giáo dục và người được giáo dục để
hình thành nhân cách toàn vẹn (hình thành và phát triển các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm

mĩ, thể chất, lao động) cho người được giáo dục.
Giáo dục không bó hẹp ở phạm vi là người được giáo dục đang trong tuổi học (dưới
25 tuổi) và giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường. Ngày nay, chúng ta hiểu giáo dục
là cho tất cả mọi người, được thực hiện ở bất cứ không gian và thời gian nào thích hợp với
từng loại đối tượng bằng các phương tiện khác nhau, kể cả các phương tiện truyền thông
đại chúng (truyền hình, truyền thanh, video, trực tuyến qua inernet,…) với các hình thức
đa dạng, phong phú. Ngoài ra quá trình giáo dục không ràng buộc về độ tuổi giữa người
giáo dục với người được giáo dục.
* Giáo dục phòng chống ma túy
Giáo dục phòng chống ma túy là chương trình giáo dục tác động vào nhận thức,
thái độ, hành vi của mọi người, để kiên quyết chống lại việc sản xuất, tàng trữ, mua
bán và sử dụng ma túy. Hoạt động này bao gồm việc tuyên truyền phổ biến các kiến
9


thức về ma túy, đấu tranh chống các tệ nạn ma túy, phát huy tính chủ động của mỗi cá
nhân trong việc phòng chống ma túy.
1.2.3. Học sinh
Học sinh, người đi học trong độ tuổi tại các trường phổ thông, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề. Học sinh có nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch
giáo dục, thực hiện nội quy, điều lệ của nhà trường [17].
Học sinh có quyền được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ
thông tin về việc học tập của mình, được học trước tuổi vượt lớp, lưu ban theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được tham gia các hoạt động đoàn thể và tổ chức xã
hội trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Cộng đồng, lực lượng cộng đồng và phối hợp các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
* Cộng đồng
Cộng đồng (community) được hiểu theo nghĩa chung nhất là: “một cơ thể
sống/ cơ quan/ tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với các khác”. Trong

khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: cộng đồng là “cơ thể sống”, có sự
“tương tác” của các thành viên. Dấu hiệu/ đặc điểm để phân biệt cộng đồng này với
cộng đồng khác có thể là bất cứ cái gì thuộc về con người và xã hội loài người, màu
da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi, ngôn ngữ, nhu cầu, sở thích nghề nghiệp… nhưng
cũng có thể là vị trí địa lý của khu vực (địa vực), nơi sinh sống của nhóm người đó
như làng xã, quận huyện, quốc gia, châu lục… Những dấu hiệu này chính là những
ranh giới để phân chia cộng đồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học, trong khái niệm này
không chỉ cụ thể “cái này” với “cái khác” là cái gì, con gì. Đó có thể là các loại thực
vật, cũng có thể là các loại động vật, cũng có thể là con người - cộng đồng người.
Cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành
viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn
cộng đồng yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy
có tính cội nguồn. Và cộng đồng được xem là một trong những khái niệm nền
tảng nhất của xã hội học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ và quan niệm về
trật tự, không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng lẻ và được thỏa thuận
theo kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần - tâm linh bao quát
hơn và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị.

10


Cộng đồng người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các cộng
đồng sinh vật khác. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến
nghĩa khác nhau đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học khác nhau: xã hội học, dân tộc học, y học…
Khi nói tới cộng đồng người, người ta thường quy vào những “nhóm xã hội”
có cùng một hay nhiều đặc điểm chung nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm chung của
những thành viên trong cộng đồng.
Nhà xã hội học người Mỹ J. Fischer trong tác phẩm “Những khái niệm cơ
bản của Tâm lí học xã hội” [dẫn theo 37]. cho rằng cộng đồng bao gồm bốn yếu

tố sau đây:
- Sự tương quan mật thiết giữa các cá nhân (mặt đối mặt).
- Sự liên hệ về mặt xúc cảm, tình cảm giữa các cá nhân trong quá trình thực
hiện vai trò xã hội và các nhiệm vụ được giao.
- Sự dâng hiến về mặt tinh thần đối với những giá trị mà tập thể cho là cao cả.
- Sự đoàn kết, hợp tác giữa cá nhân với người khác và với tập thể.
Theo quan điểm Mác - Xít, "Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân,
được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều
kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt
động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi các cá nhân về tư tưởng,
tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục
tiêu và phương tiện hoạt động” [dẫn theo 26].
Quan niệm về cộng đồng theo quan điểm Mác - Xít là quan niệm rất rộng, có
tính khái quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị. Dấu hiệu đặc trưng chung
của nhóm người trong cộng đồng này chính là “điều kiện tồn tại và hoạt động”, là
“lợi ích chung”, là “tư tưởng”, “tín ngưỡng”. “giá trị” chung…Thực chất đó là cộng
đồng mang tính giai cấp, ý thức hệ.
Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, cộng đồng được hiểu là “mọi phức
hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực kinh cụ thể, được xác định về
mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn toàn về mặt cư trú, mà
tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn”[dẫn theo 37].
Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi ích,
cùng làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong một khu vực
xác định. Những người chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức lại thì đơn thuần chỉ
11


là sự tập trung của một nhóm các cá nhân và không thực hiện các chức năng như một
thể thống nhất.
Tóm lại, trong đời sống xã hội, cộng đồng là một danh từ chung chỉ tập hợp

người nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan trọng: 1/ họ cùng tương tác với nhau;
2/ họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài đặc điểm vật chất
hay tinh thần nào đó.
* Lực lượng cộng đồng
Theo tác giả Hoàng Phê, lực lượng được hiểu là “sức mạnh của con người được
tổ chức nhau lại tạo ra để sử dụng vào các hoạt động của mình”[35].
Lực lượng cộng đồng được hiểu là tập hợp những cá nhân, tập thể tích cực,
cùng sinh sống trên một địa bàn cư trú ở một thời kì cụ thể và có chung mục đích xây
dựng và phát triển cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.
Trong luận văn này, chúng tôi xác định rằng, lực lượng cộng đồng là tất cả các cơ
quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học
sinh THPT. Cụ thể, các lực lượng cộng đồng như lực lượng gia đình, các cơ quan Đảng,
chính quyền các cấp; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ; các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín,... là những cá
nhân, những lực lượng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tiến hành hoạt động giáo
dục phòng chống ma túy cho học sinh THPT.
* Phối hợp các lực lượng cộng đồng
Theo tác giả Hoàng Phê, phối hợp được hiểu là “Hợp lại với nhau, hỗ trợ lẫn
nhau để cùng hành động hoặc hoạt động hay cùng quan tâm và có sự kết hợp gữa các
ban ngành”[35].
Theo quan niệm thông thường: Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay
nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.
Phối hợp các lực lượng cộng đồng được hiểu là sự hợp tác, trao đổi, cùng thống
nhất hành động và hỗ trợ nhau gữa các lực lượng trong quá trình thực hiện mục đích
và nhiệm vụ chung.
* Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho
học sinh trung học phổ thông
Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu giúp cho các lực lượng hiểu là sự hợp tác, trao
12



đổi, cùng thống nhất hành động và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục phòng chống
ma túy cho học sinh THPT giữa các lực lượng trong cộng đồng. Quá trình phối hợp các
lực lượng cộng đồng xét trong đề tài này được giới hạn là nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh THPT.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về ma túy
1.3.1. Phân loại ma túy
Các loại ma túy cơ bản bao gồm:
1. Lysergic Acid Diethylamide (LSD): Là loại ma túy gây ảo giác cực kỳ mạnh,
không vị, không mùi, và không màu, có tên khoa học là Lysergic Acid Diethylamide,
đây là một phát minh tình cờ của nhà hóa học người Thụy Sĩ Albert Hofmann. Dân
chơi gọi LSD là “Bùa lưỡi", “tem thư", “kẹo dán” … do được tẩm vào miếng giấy nhỏ
có in hình các nhân vật hoạt hình, hoặc hình thù ngộ nghĩnh có nhiều màu sắc vui mắt
để hấp dẫn dân chơi và qua mặt cơ quan phòng chống ma túy. "Bùa lưỡi" có hình như
con "tem thư" được dân chơi ngậm trong miệng Mỗi miếng “bùa lưỡi” có kích thước
khoảng 1,5 x 1,5cm. Người sử dụng sẽ xé một miếng và dán vào lưỡi, ngậm trong
miệng hoặc mút. Khác với các loại ma túy tổng hợp khác, “bùa lưỡi” có tác dụng trực
tiếp vào cơ thể người sử dụng thông qua cơ quan vị giác trực tiếp là lưỡi. Thời gian tác
dụng của “bùa lưỡi” xuất hiện trong vòng chưa đầy 5 phút, thời gian tan hết trong
miệng thường là 2 - 3 tiếng và có tác dụng đến 12 giờ đồng hồ, để tăng độ "phê" người
chơi thường uống thêm rượu, bia. "Bùa lưỡi" ảnh hưởng đến thần kinh, tác dụng trên
tâm trạng, ý nghĩ, cảm xúc gây ảo giác cực mạnh cho người sử dụng, làm cho người
dùng trở nên thích nói năng, trò chuyện, tăng cường cảm thụ về màu sắc, âm thanh và
xúc giác chỉ thích tiếng nhạc nhỏ nhẹ, khoảng không gian xung quanh thì vắng lặng,
đèn mờ ảo. Sau đó người dùng thấy chóng mặt, cảm giác lo lắng, hoang tưởng, cảm
xúc lệch lạc, mất định hướng, mất đi sự nhạy bén, gây lú lẫn, rối loạn giác quan. Sau
khi ngưng thuốc LSD thường có cảm giác bất an, rối loạn nhận thức, ảo giác. Có người
sau khi ngậm "bùa lưỡi" đang đứng trên tầng lầu 5 nhìn xuống có cảm giác chỉ cách
mặt đất 1m hoặc nhìn một cái tivi thành 2-3 cái. Nếu sử dụng quá liều, rất dễ phụ

thuộc, hành vi nhân cách bị rối loạn, có nguy cơ tử vong rất cao do bị sốc.
2. Salvia: Là một loại chất thức thần, có một số chất gây say, hiệu ứng thường thấy
là gây hoang tưởng cực đoan, gây phản ứng sợ hãi cùng cực và mất khả năng vận động, vì
vậy nó được mô tả là loại dược thảo có thể "áp đảo các giác quan". Salvia được xem là
loại thảo dược "áp đảo các giác quan" Salvia được sử dụng bằng cách hút hoặc nhai lá.
13


Trải nghiệm thức thần của salvia cho thấy bản thân thấu hiểu về cái tính người của bản
thân, như việc làm tình, hay có những trách nhiệm, có những hy vọng và ước mơ, song nó
bị lệch lạc, phi pháp. Do tác động không mong muốn của Salvia, trong thời gian gần đây,
nó đã được phân loại như là một trong nhiều chất thức thần mới, có thể gây ra một mối đe
dọa sức khỏe bản thân và cộng đồng.
3. Ketamine: Ban đầu được dược sĩ người Mỹ tổng hợp có tác dụng là chất gây
mê, làm giảm đau, được sử dụng trong phẫu thuật nhỏ và ngăn chặn cơn đau sau phẫu
thuật. Ketamin có ở dạng chất lỏng, bột tinh thể, viên nén, viên nhộng hòa tan trong
nước và rượu. Nếu tiêm qua đường tĩnh mạch chỉ sau 1 phút người bệnh sẽ rơi vào
tình trạng vô thức. Ketamine được chế biến ở nhiều dạng như chất lỏng, viên nén, viên
nhộng và dạng bột tinh thể Một nghiên cứu mới đây tại Hong Kong cho biết Ketamine
đang được dùng thịnh hành trong giới trẻ, ẩn chứa những hiểm họa khôn lường tới sức
khỏe về lâu dài. Do có nhiều tác hại nên nhiều nước ở châu Á đề nghị Tổ chức Y tế thế
giới đưa Ketamin vào danh mục các chất ma túy cần kiểm soát ở cấp quốc gia, đồng thời
đề nghị Liên hợp quốc xem xét bổ sung chất này vào danh mục các chất cần kiểm soát.
Hiệu ứng của ketamine có thể kéo dài hơn một giờ, nhưng thuốc vẫn có thể làm ảnh
hưởng đến cơ thể cho đến 24 giờ, với tính chất gây “phê” nhanh chóng khiến ketamine
được sử dụng như một loại ma túy giải trí. Nếu lạm dụng, dùng không đúng chỉ định,
ketamine sẽ gây nên tình trạng ảo giác, hoang tưởng, bị kích động mạnh, không cảm
thấy đau đớn, rối loạn thị giác, cảm giác mùi vị, sờ mó bị thay đổi méo mó, mất định
hướng về không gian và thời gian, gây mất trí nhớ ngắn hạn không nhận biết mình là ai
có thể dẫn đến các hành vi không an toàn cho bản thân và người chung quanh.

4. Benzodiazepine: Là một loại thuốc an thần được sử dụng để điều trị chứng
mất ngủ, lo âu, hoảng loạn, rối loạn ám ảnh, do đó nó dễ bị lạm dụng từ các bác sĩ kê
đơn điều trị và cả những người lạm dụng ma túy. Dùng liều lượng cao có tác động lên
hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, nói lắp, lẫn lộn, mất cân
bằng. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nên hậu quả trầm cảm, người sử
dụng trở nên thờ ơ, không còn nhiệt tình, không quan tâm đến những việc thường ngày
vẫn làm, dễ nổi cáu, gặp ác mộng, mất dần ham muốn hoặc ảnh hưởng đến khả năng
tình dục, đặc biệt đối với những người sống nội tâm, luôn lo âu, buồn phiền, chán nãn
có ý định tự tử sẽ có nguy cơ tự sát. Benzodiazepin có thể được uống ở dạng viên, tiêm
tĩnh mạch hoặc thậm chí hít qua đường mũi, việc lệ thuộc vào thuốc dễ dàng xảy ra, có
14


người chỉ trong vòng 4 tuần sử dụng. Thuốc này bị cấm ở nhiều quốc gia nhưng nhu
cầu sử dụng cao nên được sản xuất bất hợp pháp để tiêu thụ trên thị trường ngầm ở các
nước Đông Âu. Benzodiazepine loại thuốc an thần gây nghiện được nhiều quốc gia
cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng
5. Cần sa: tổng hợp (Spice) Cần sa tổng hợp không phải là cần sa tự nhiên (bồ
đà), mặc dù có tên cần sa nhưng cần sa tổng hợp không có bất cứ thành phần nào của
cây cần sa tự nhiên. Được gọi là "Spice", là một loại hỗn hợp thảo mộc khô, được pha
tẩm với chất tỏa mùi thơm và các hợp chất hoặc các hóa chất tổng hợp độc hại, nó có
tác dụng hoàn toàn khác với cây cần sa tự nhiên. Ban đầu, sản phẩm này được thí
nghiệm nghiên cứu tác động của cần sa đến hệ thần kinh ở động vật, nên ngoài bao bì
có ghi rõ dòng chữ “Not for consumption human” (không dành cho con người), sau đó
dân chơi lạm dụng nó để tìm cảm giác mạnh như một loại ma túy. Tại Việt Nam cần sa
tổng hợp được gọi nhiều tên khác nhau: cỏ Mỹ, cỏ mặt quỷ, mặt cười, đầu lâu đỏ, ma
tốc độ, rồng khói… Cần sa tổng hợp có cảm giác "phê" như cần sa tự nhiên, thường
được dùng để hút, có nơi còn dùng để trộn vào đồ ăn hoặc thức uống để tăng lợi nhuận
do người tiêu dùng thèm nhớ các sản phẩm trên. Cần sa tổng hợp có nhiều tác dụng
phụ nguy hiểm do các loại hóa chất độc hại được tẩm ướp, tùy loại hóa chất tẩm ướp

mà tác động của Spice mạnh và độc hơn cần sa tự nhiên gấp 100 - 1.000 lần, thậm chí
là 10.000 lần. Tại một số nước cần sa tổng hợp vẫn cho là hợp pháp vì các phân tích về
thành phần gây nghiện như cần sa tự nhiên đều âm tính. Cần sa tổng hợp, "Spice" hay
còn gọi "cỏ Mỹ" loại ma túy cực độc Bánh ngọt có gia thêm cần sa tổng hợp tạo sự
thích thú cho người dùng Các chất hóa học trong spise sẽ đầu độc não gây tê liệt chức
năng não làm mất nhận thức, nặng hơn là làm bộ não chết hẳn đưa đến tình trạng thái
hôn mê trong vài phút sau khi hút. Người sử dụng Spice liên tục bị buồn ngủ hoặc đau
đầu, gây ảo giác cực mạnh, dễ kích động, rối loạn tâm thần cấp tính, co giật, hoang
tưởng, cao huyết áp, nhịp tim tăng cao, mất khả năng kiểm soát hành động trong một
thời gian ngắn. Nếu sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng của sự teo cơ. Người
nghiện space sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng, biểu hiện sự hung hăng, gây nên hành
vi bạo lực và đe dọa cuộc sống cho riêng mình và người chung quanh.
6. Cần sa: Còn gọi là "bồ đà" hay "thuốc đù", nằm trong 10 loại ma túy phổ biến
nhất thế giới, ước tính có khoảng 224 triệu người trên thế giới sử dụng. Việc trồng cần
sa đang phổ biến khắp nơi ở các nước trên thế giới. Theo thống kê ở Mỹ, 80% những
15


người từng dùng cần sa tìm đến những loại ma túy có tác dụng mạnh hơn như ma túy
đá, heroin. Cần sa ở dạng hút, gây nghiện từ từ khó nhận biết, được xem là chất dẫn
trung gian các chất gây nghiện khác. Nhiều người lầm tưởng cần sa không gây nghiện
hoặc chỉ nhẹ nhàng như thuốc lá. Thực chất sau khi sử dụng một phần hoạt chất của
cần sa lưu lại ở vỏ não dưới dạng tiềm thức, sau đó thúc đẩy người dùng sử dụng nhiều
hơn ở những lần tiếp theo. Tính chất nghiện của cần sa rất cao cũng giống như hêrôin,
người sử dụng càng ngày càng muốn tăng liều lượng, việc sử dụng cần sa lâu dài sẽ bị
lệ thuộc, có thể mắc chứng đau đầu, trầm cảm, nếu giảm liều sẽ thường xuyên cáu
giận. Cần sa có tính kích thích mạnh, sử dụng liều lớn dẫn đến ảo giác, giảm trí nhớ và
mất kiểm soát cơ thể. Sau khi hút làm cho con người mơ mộng hão huyền, không có
cảm giác đau đớn. Khi hết tác dụng bản thân trở nên yếu ớt, mệt mỏi, kém ăn dẫn đến
suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng. Người nghiện cần sa có những ảo giác khác

thường, màu sắc xung quanh họ trở nên tươi sáng, chói chang, rực rỡ, những người
đứng trước họ trở nên to hơn, đẹp hơn, hay hung tợn hơn, khi ngủ thường hay gặp ác
mộng với những cảnh tượng kinh khủng như đâm chém nhau, người đứt thành từng
đoạn rồi bay lơ lửng trên những đám mây nhiều màu, ánh sáng bừng tỏa. Người
nghiện cần sa dễ hoang tưởng, cảm thấy bản thân mình rất anh hùng, dũng cảm, trí tuệ,
thậm chí là vĩ nhân. Cần sa tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra những ảo giác
rất nguy hiểm, không làm chủ được hành vi có thể chém giết người khác, tự cắt rạch
da mình hoặc dẫn đến tự tử.
7. Heroin: Là loại ma túy gây nghiện nhanh, mạnh và nguy hiểm, có sức tàn phá
sức khỏe tinh thần và thể chất của con người nhanh và ghê gớm nhất. Là loại ma túy
siêu lợi nhuận, được xếp hạng 1 trong 8 vật phẩm đắt nhất hành tinh. Tội phạm ma túy
thường pha thêm các loại hóa chất hay các tạp chất khác như bột đá vôi, bột nuôi gia
súc… để tăng trọng lượng nhằm gia tăng lợi nhuận. Theo báo cáo của Tổ chức phòng
chống ma túy Liên Hợp Quốc, tỷ lệ tử vong liên quan đến heroin gia tăng đáng kể,
khoảng 6.000 trường hợp vào năm 2012, gần 10.000 trường hợp vào năm 2014. Chỉ
cần một liều khoảng 0.06 gram heroin đưa vào cơ thể sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và
có thể gây chết người sau vài phút ngay sau khi tiêm. Heroin loại ma túy bán tổng hợp
được chế biến dưới dạng bột Heroin được chế biến ở dạng bột, nếu dùng qua đường hít
hút sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi họng, gây suy yếu đường hô hấp dễ mắc các bệnh
nhiễm trùng hệ thống hô hấp, ở dạng tiêm chích nếu dùng chung bơm kim tiêm rất dễ
16


lây các bệnh qua đường máu như viêm gan B, C, HIV, gây áp-xe hoặc nhiễm trùng
máu. Heroin tác động lên hệ thống thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến hoạt động
của não bộ, người sử dụng nó sẽ bị thay đổi nhận thức, suy nghĩ, ý thức và hành vi.
Ngoài ra, nó còn gây thương tổn đến hệ tuần hoàn, tim mạch, gan, suy giảm chức năng
sinh dục nam giới. Ảnh hưởng của việc sử dụng heroin kéo dài Lần đầu tiên sử dụng
heroin có thể gây nên cảm giác nôn nao, cồn cào, khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, hồi
hộp, tim đập mạnh, có người sợ cảm giác đó vài ba ngày. Tuy nhiên, sau đó nếu thử

dùng lại sẽ có cảm giác mơ màng, khoái cảm, vui vẻ, quên mọi buồn phiền, đau khổ,
sầu não. Đặc biệt heroin tạo nên sự thèm nhớ mãnh liệt, gây nên sự phụ thuộc. Khi đã
phụ thuộc, nếu không có heroin thì cơ thể sẽ mệt mỏi, nóng lạnh, đau nhức cơ xương
khớp, mất ngủ, người luôn bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, cáu gắt, nóng nảy. Càng sử
dụng thì độ dung nạp càng tăng, buộc người dùng phải tăng số lượng và số lần sử dụng
nên phải tìm mọi cách kiếm tiền mua heroin để giải quyết cơn đói thuốc. Nghiện
Heroin làm do nhu cầu đòi hỏi của cơ thể ngày càng nhiều, vì thế số tiền cần đến ngày
càng lớn, làm cho người sử dụng thay đổi về tính cách, trở nên tự ti, mặc cảm, xa lánh,
thù ghét mọi người, dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của,
giết người ...
8. Cocaine: Được chiết xuất từ lá, quả cây coca từ năm 1860, đến năm 1883
cocain được các bác sĩ người Đức thử nghiệm và tìm ra kết quả hồi phục sức khỏe mau
chóng cho người bệnh. Năm 1884 cocain được phát hiện có tác dụng giảm đau đầu,
sảng khoái, tăng cường sức khỏe khiến cho chế phẩm này được chế biến trong các loại
thuốc bổ, kẹo, bánh và nước giải khát. Năm 1903 mỗi chai nước giải khát có ga
CocaCola của Công ty Coca-Cola chế biến có chứa khoảng 9 mg cocaine, tuy nhiên,
sau đó coca được phát hiện là một chất gây nghiện, nên nó đã được thay thế nó bằng
một chất khác cũng chiết xuất từ lá coca nhưng không có khả năng gây nghiện. Cây Ca
cao được phát hiện cách đây khoảng 3.000 năm, tiếng Hy Lạp, Ca cao có nghĩa là
“thức ăn của các vị thần”. Bột cocain có thể dùng qua đường hút hít, tiêm chích hay
pha trong rượu hoặc thức uống có ga để tạo cảm giác sảng khoái. Từ thế kỷ 19 cocain
được sử dụng trong ngành dược, dùng để pha chế thuốc gây tê trong nha khoa, nhãn
khoa, tai, mũi, họng và ngoại khoa. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ gây nên tình
trạng lệ thuộc. Sau đó cocain được xếp vào nhóm ma túy, nên hầu hết các quốc gia
ngăn cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng. Ước tính hiện nay trên thế giới có
17


khoảng 17 triệu người nghiện cocain. Mỗi gram cocain có giá khoảng 215 USD và
được xếp vào nhóm 1 trong 8 vật chất đắt nhất thế giới. Bột cocain có thể dùng qua

đường hít hoặc qua đường tiêm chích, có người dùng bột cocain pha với rượu để uống.
Sau khi sử dụng sẽ xuất hiện ngay cảm giác "phê sướng" hân hoan, phấn khích, tự tin,
mọi nỗi lo âu, ưu phiền tan biến sau 1 - 2 phút và kéo dài khoảng 30 phút Hậu quả của
việc sử dụng cocain có thể làm teo não, não sớm lão hóa, giảm chất xám. Khi ngừng
sử dụng sẽ dẫn đến các biểu hiện suy sụp về tinh thần và thể chất, xuất hiện hội chứng
cai: cảm giác sợ hãi, trầm buồn, trì trệ, chán chường, khó ở, bồn chồn, đây là giai đoạn
bị phụ thuộc cocain. Lúc này, khả năng xét đoán bị giảm sút, do vậy nói năng trở nên
lắp bắp, thiếu rành mạch. Người nghiện khao khát mãnh liệt được dùng cocain để trở
lại cảm giác “phê sướng”. Cocain có thể gây ra ngộ độc đối với người mới dùng thử
lần đầu, kể cả những người đã dùng lâu năm. Tình trạng ngộ độc có thể là cơn mê
sảng, hoảng hốt, huyết áp cao, nghẽn mạch và loạn nhịp tim, làm tăng huyết áp cấp
tính và có thể dẫn tới xuất huyết, gây co mạch làm thiếu máu cục bộ ở tim và não và
gây nên các biến chứng bệnh tâm thần, ý nghĩ hoang tưởng về hình ảnh, âm thanh ảo
giác, dễ có những hành vi bừa bãi, phạm pháp bất chấp những hậu quả nguy hại.
9. Methamphetamine (meth): Là loại ma tuý tổng hợp ở dạng tinh thể, óng ánh
giống như hạt bột ngọt hay muối hạt, được xếp vào loại ma tuý nguy hiểm bậc nhất,
giá thành của nó khoảng 100 USD/gram. Có nhiều tên gọi khác nhau: "ma túy đá",
"ma túy tổng hợp", "ma túy điên", "ma túy bạo lực". Tiếng lóng của dân chơi khi hút
meth gọi là "đập đá" hay "phá đá", khi say meth gọi là "ngáo đá". Là chất ma túy gây
nghiện cao, kích thích mạnh mẽ, nhanh chóng và gây thương tổn nặng nề lên hệ thần
kinh trung ương gấp nhiều lần so với các loại ma túy tự nhiên và bán tổng hợp khác.
Khi sử dụng ở mức tối đa sẽ xuất hiện trạng thái hưng phấn, kích động trong vòng từ 8
- 10 giờ đồng hồ và được bài tiết sau 2 - 5 ngày chủ yếu qua nước tiểu. Ma túy đá
(meth)ở dạng tinh thể và dụng cụ đập đá Khi sử dụng liên tục, meth tạo sự hưng phấn,
kích thích người sử dụng hoạt động cơ bắp ở tần suất cao như nhảy nhót, múa hát, leo
trèo, la hét, vật vã, quan hệ tình dục "bầy đàn", hay tự cào cấu, cắn, đâm rạch, xâm hại
cơ thể nhưng không biết mệt mõi, không đau đớn, không ăn hoặc ngủ 2-3 ngày đêm
liền, do không có cảm giác đói và không buồn ngủ. Sau đó, cơ thể suy sụp do mất ngủ,
thiếu dinh dưỡng, làm cho con ngườ i ngu muôi, không ̣ nhớ về quá khứ , hành vi của
minh, meth có sức tàn phá khủng khiếp đối với não bộ và sức khỏe. Người sử dụng ma

18


túy đá thường có các triệu chứng như: bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên, khát
nước liên tục, ăn kém, dễ cáu gắt, mất ngủ, đi loạng choạng, nói nhảm một mình, sút
cân và gầy rất nhanh, thâm quầng ở mắt, luôn luôn hoảng sợ, sợ người theo dõi, sợ bị
đuổi đánh. Khi "ngáo đá" sẽ bị hoang tưởng, ảo giác trong thời gian dài dễ dẫn đến các
hành vi bạo lực, do họ luôn có cảm giác bị hại. Tệ hại hơn những người trước đó có
nghiện heroin thì ngáo đá sẽ nguy hiểm hơn nhiều, luôn luôn nóng nảy, tức tối, rất
manh động, chém giết người vô cớ, cuồng dâm, mất kiểm soát hành vi. Tác hai c ̣ ủa
"ma túy đá" hết sức ghê gớm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý , thần kinh và đờ i sống, suy
kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, nặng nề hơn là mắc bệnh tâm thần.
10. Ecstasy (thuốc lắc):
Có tên khoa học là Methylenedioxymethamphetamine (MDMA) được chế xuất
bởi nhiều loại hóa chất là loại thuốc vừa kích thích hoạt động não bộ vừa gây ảo giác
làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hoặc ngửi thấy những gì không
tồn tại trên thực tế. Thuốc lắc được chế dưới dạng viên có kích cỡ và màu sắc khác
nhau, cũng có ở dạng bột và được sử dụng bằng cách hít. Thuốc Lắc được gọi bằng
nhiều tên "bướm đêm", "vương miện", "tim lồng", "bay" "bánh", "kẹo", hay "chó
dại"… Ecstasy "thuốc lắc" là chất ma túy tổng hợp gây nghiện làm cho tế bào thần
kinh bị kích thích, gây thương tổn não bộ Sau khi uống khoảng 10 phút, thuốc tác
động lên hệ thần kinh, cảm nhận đầu tiên là thấy các đầu ngón tay tê buồn, toát mồ
hôi, mạch nhanh, thân nhiệt tăng, sau đó xuất hiện những cảm giác đặc biệt do hưng
phấn cao độ. Khi thuốc đã đạt đỉnh cao thì tinh thần cởi mở, sảng khoái, tự tin, nói
năng hoạt bát, vui vẽ, dễ chia sẽ, cảm thông với mọi người chung quanh, thích yêu
đương, kích thích tình dục, các động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng, chân tay mềm dẻo,
thích màu sắc, có người cảm tưởng mình giống như siêu nhân đang được bay lên cao.
Thuốc lắc gây ảo về thính giác và thị giác, đặc biệt khi phê thuốc thường thích nghe
nhạc rap, nhạc remix với công suất âm lượng lớn, thích ánh sáng thật mạnh, nhiều màu
sắc và nhảy nhót, "lắc lư" la hét, quậy phá loạn xạ nhiều giờ đồng hồ nhưng không

thấy mệt mỏi, chính vì vậy loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến ở các vũ
trường. Người sử dụng thuốc lắc giảm khả năng phân biệt giữa bản thân và môi trường
chính vì vậy họ "lắc" rất cuồng nhiệt, nhưng thực tế không ý thức được việc mình đang
làm, có khi quá cuồng dâm sẽ dẫn đến việc làm tình tập thể. Đa số các trường hợp, sau
khi dùng thuốc "lắc" thường xuất hiện các trạng thái loạn thần kéo dài ít nhất 48 giờ,
xuất hiện ý tưởng bị hại, nhưng thực chất không có ai hại họ cả. Khi bị lệ thuộc không
19


có thuốc sẽ cảm thấy cô đơn, chán nản, mệt mỏi, chán ăn, tinh thần lú lẫn, thích sử dụng
lại. Tác hại của thuốc lắc là gây loạn thần, chức năng não bị phá hủy nặng nề và kéo dài.
Các triệu trứng cai gồm các biểu hiện kiệt sức, ngủ lịm, giảm cân vì nhảy múa nhiều,
kém ăn và trầm cảm.
1.3.2. Tác hại của ma túy
* Tác hại của ma tuý đối với bản thân người sử dụng:
- Gây tổn hại về thể chất: Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm
suy giảm chức năng thải độc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.
Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người
gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo...
- Gây tổn hại về tinh thần: Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý
khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loạt bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện
thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích
động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm
tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn
thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân
và người xung quanh.
- Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện,
người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng
lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.
- Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thường xa lánh nếp sống,

sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý họ dễ
dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu
cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa
đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn
nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và
luật pháp.
- Đối với gia đình người nghiện:
+ Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma
tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đ thậm chí
1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có
thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn
cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành
20


×