Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục ý THỨC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHO THANH NIÊN THỊ xã QUẢNG yên, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.07 KB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ ĐỨC ĐỖ

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
CHO THANH NIÊN THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ NGỌC TÚ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
thầy cô giáo, bạn bè, người thân, các nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn
thể nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn đặc biệt tới cô
giáo TS. Vũ Thị Ngọc Tú người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Tâm lí - Giáo
dục học, cùng các cán bộ, giảng viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất với tất cả tinh thần và lòng nhiệt tình để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của cán bộ các cơ quan, ban,
ngành và các bạn thanh niên trên địa bàn thị trấn Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.


Sau cùng tôi xin được cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người
thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, mặc dù bản thân đã thực sự
cố gắng để hoàn thành luận văn đạt kết cao nhất nhưng chắc chắn rằng luận
văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của các bạn quan tâm.
Hà Nội, ….tháng …. năm 2019
Tác giả Luận văn

Lê Đức Đỗ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH
ĐTB
GD
KT – XH
LLCĐ
LN
NXB
TN

:
:
:
:
:
:
:

:
:

Cộng đồng
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Điểm trung bình
Giáo dục
Kinh tế - Xã hội
Lực lượng cộng đồng
Làng nghề
Nhà xuất bản
Thanh niên


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp phát triển,
khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, do đó để thực hiện quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước thì việc công nghiệp hóa
kinh tế nông thôn đang rất được quan tâm. Đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông
thôn đang là xu hướng phát triển của nông thôn Việt Nam. Thực tế những năm
gần đây, các làng nghề ở nông thôn đang ngày càng phát triển mạnh và có tác
động lớn đến kinh tế - xã hội (KT - XH) ở các vùng nông thôn, vì vậy việc
phát triển các làng nghề thủ công truyền thống được xem như một giải pháp

rất phù hợp cho việc CNH nông thôn ở những địa phương có điều kiện phát
triển làng nghề.
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị,
an ninh, quốc phòng của cả nước. Quảng Ninh cũng là tỉnh có nhiều làng
nghề truyền thống. Trong những năm gần đây, tỉnh có rất nhiều lợi thế để
phát triển KT - XH nói chung và phát triển các làng nghề nói riêng. Hiện nay
các làng nghề của tỉnh đang được bảo tồn và phát triển ngày càng có vai trò
quan trọng với sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Quảng Yên là một thị xã có nhiều tiềm năng phát triển các làng nghề,
thành phố có nhiều làng nghề đã có lịch sử phát triển lâu đời cùng nhiều nghệ
nhân nổi tiếng. Các làng nghề của thị xã đã có rất nhiều tác động tích cực tới
sự KT - XH của thành phố, tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề cũng
còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết, điều đó dẫn đến hiệu quả của
các làng nghề tại địa phương chưa thực sự tương xứng với ý nghĩa và tầm
quan trọng của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó,
việc các lực lượng xã hội chưa ý thức được đầy đủ về tầm quan trọng của phát
triển bền vững các làng nghề; cán bộ lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền

1


chưa có được những biện pháp mang tính phù hợp và hiệu quả trong thu hút
đông đảo các lực lượng cộng đồng, trong đó một lực lượng đông đảo và nhiều
tiềm năng là thanh niên tham gia củng cố, phát triển bền vững các làng nghề
được xem là những những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên. Chính
vì vậy, nghiên cứu lí luận, thực trạng và biện pháp phối hợp các lực lượng
cộng đồng trong giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa đề tài: “Phối hợp các
lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh

niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phối hợp các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh, luận văn đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức phát
triển làng nghề cho thanh niên thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh dựa vào sự
phối hợp của các lực lượng cộng đồng nhằm giúp cho mỗi thanh niên có được
ý thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của các làng nghề đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội địa phương, từ đó có những đóng góp thiết thực hiệu quả
vào quá trình phát triển bền vững các làng nghề trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức phát
triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Đa số thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh chưa thực sự có
những đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển các làng nghề tại địa

2


phương là do họ chưa có được ý thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của
vấn đề này. Nếu đề xuất và áp dụng được những biện pháp giáo dục mang tính
phù hợp và hiệu quả trên cơ sở khai thác sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
cộng đồng thì sẽ giúp cho mỗi thanh niên trên địa bàn thành phố Uông Bí từng
bước có sự phát triển về nhận thức, thái độ, hành vi, thói quen có liên quan đến
phát triển các làng nghề của địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo
dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Đề xuất biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục
ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
và tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu lí luận, thực trạng và biện pháp phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên
(trong độ tuổi từ 18 đến 30) thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với chủ thể
giữ vai trò chủ đạo trong công tác phối hợp là cán bộ Phòng Kinh tế thị xã.
6.2. Về khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát 55 thanh niên; 55 cán bộ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
và 30 cán bộ các cấp ủy Đảng, chính quyền tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
6.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập và xử lí các tài liệu văn bản
có liên quan đến làng nghề, phát triển làng nghề, giáo dục ý thức phát triển làng nghề
3


cho thanh niên và phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức phát triển
làng nghề cho thanh niên để xây dựng khung lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và
tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực
trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức phát triển làng
nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi; phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp tổng
kết kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xử lí kết quả điều tra, định
lượng kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học
khái quát về thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý
thức phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử dụng công thức
toán học như công thức tính giá trị phần trăm, công thức tính giá trị trung bình.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Lí luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục
ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên.
Chương 2. Thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý
thức phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý
thức phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

4


Chương 1
LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
CHO THANH NIÊN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Làng nghề truyền thống là một vấn đề thu hút được sự quân tâm của
nhiều tác giả trong và ngoài nước từ rất sớm. Theo một nhà nghiên cứu người
Pháp “Dumoutier. Essais sus Tonkinois” thì đến năm 1724 Việt Nam đã có
hầu hết các nghề thủ công. Sách “Đại Nam nhất thống chí” thời Nguyễn cũng
cho thấy sự phong phú của các phẩm thủ công ở vùng ĐBSH. Hà Nội (bao
gồm cả tỉnh Hà Đông và Sơn Tây) có tơ, bông, lụa trắng, trìu nam, là lĩnh hoa,
sại nam, the hoa, the mình băng (có hoa lấm chấm), sa hoa nhỏ, nón lá, dầu
nước, diêm tiêu, giấy sắc, các hạng giấy, quạt tre, ngói, nồi đất, chè, mật mía,
đường đen, muối, bánh phục linh, cốm dẹp, cốm trộn đường, quai thao, rượu
trắng. Tỉnh Ninh Bình có chiếu trơn, bông vải, đường mía, chè, mắm rươi.
Tỉnh Hưng Yên có bông, vải, đường mía, mật, quạt lông, chiếu trơn. Tỉnh
Nam Định có vải nhỏ trắng, thuốc lào, mật mía, nước mắm thơm, gạch và bát,
đồ mã, quạt, đồi mồi, quạt tre, lược bí, hương nén, hương đen, giày (dép),
lưới, chiếu, trứng tằm. Tỉnh Bắc Ninh có lụa trắng, vải trắng, vải thâm, vàng
lá, sơn sống, dệt sại, đồ đồng, đò gốm, gạch ngói, bút mực, hương phụ, nam
sâm, mạt mía, rượu trắng, mắm ruốc1… Trong quá trình phát triển, các làng
nghề hình thành. Từ thế kỷ thứ XV, thợ làm vàng bạc làng Châu Khê, tỉnh Hải
Dương đã được nhà Lê vời ra Hà Nội đúc bạc nén. Sau đó người Châu Khê
quy tụ thành phường, xây nhà, mở cửa hiệu, lập thành phố hàng Bạc (đầu thế
kỷ XX là phố Hàng Bàc đổi thành – Rue des Changeurs). Theo Hội đồng
nghiên cứu và biên soạn lịch sử tỉnh Hải Hưng trong cuốn Nghề cổ truyền
Vào thế kỷ XIX, riêng nghề dệt vải: tỉnh Hà Nội có 9 xã, 1 thôn; tỉnh Nam

5


Định có 8 xã, thôn; tỉnh Sơn Tây có 26 xã, thôn; tỉnh Bắc Ninh có 15 xã, thôn.
Có làng dệt sầm uất như làng La Khê (Hà Đông) chuyên dệt các loại vải, lụa,
gấm, lĩnh đã có tới 300 thợ chuyên3… Theo Pierr Gourou, vào đầu thế kỷ XX

vùng ĐBSH có 108 nghề thủ công với 215.000 thợ chia làm các nhóm nghề:
dệt; chế biến nông sản, thực phẩm; đan lát; nghề mộc; thợ nề làm gạch, nung
vôi; làm giấy và hàng mã; kim hoàn; làm nông cụ; làm gốm.
Kế thừa những tài liệu nghiên cứu của các thế hệ trước. Gần đây việc
nghiên cứu và phát hành những tài liệu về làng nghề vẫn đang tiếp tục được
đẩy mạnh bởi nhiều tác giả thuộc những cơ qan khác nhau.
- Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay, do Tô Huy Hợp chủ
biên, Nxb, 2002
- Ngành nghề nông thôn Việt Nam của TS. Dương Bá Phượng, Nxb,
Nông nghiệp, 1998
- Phát triển làng nghề ở nông thôn của PGS. TS Nguyễn Sinh Cúc, tạp chí
cộng sản, số 12 96/2001)[3]
- Ở Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, năm 2004 – 2005,
PGS.TS Trần Văn Chử và tập thể tác giả viện Kinh tế phát triển đã thực hiện
đề tài cấp Bộ: “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công vùng ĐBSH
trong giai đoạn hiện nay” đã tập trung làm rõ thực trạng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của làng nghề vùng ĐBSH hiện nay và các giải pháp khắc phục.
- TS. Mai Thế Hởn (chủ biên), Hoàng Ngọc Hà, Vũ Văn Phúc đã xuất
bản cuốn sách: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH –
HĐH”, 2002 cũng đã tập trung làm rõ vai trò của làng nghề đối với quá trình
phát triển của đất nước. Các tác giả đi sâu phân tích thực trạng làng nghề về
lao động, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,kỹ thuật công
nghệ… và đề xuất 4 phương hướng, 7 giải pháp để thúc đẩy làng nghề phát
triển theo hướng CNH – HĐH.[6]

6


- Tác giả Bùi Văn Vượng đã có những khái quát chung nhất về làng nghề
về: quan niệm, đặc điểm, vấn đề khôi phục và bảo vệ làng nghề, một số làng nghề

tiêu biểu nhất của cả nước qua cuốn “Làng nghề thủ công truyền thông Việt Nam”
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan chúng tôi nhận
thấy rằng:
Làng nghề và phát triển làng nghề là vấn đề đã và đang nhận được nhiều
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.
Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu khoa học về phát triển làng
nghề chưa nhiều.
Giáo dục ý thức phát triển làng nghề và phối hợp các lực lượng trong
giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho người dân trong cộng đồng nói
chung và cho thanh niên nó riêng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Song, vấn đề này còn chưa thực sự được quan tâm, nghiên cứu.
Theo vốn hiểu biết của người nghiên cứu, cho đến nay, chưa có công trình
nào nghiên cứu về “Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức
phát triển làng nghề cho thanh niên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Làng và làng nghề
1.2.1.1. Làng
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, “ Làng là một khối dân
cư nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt cùng tiến
hành một nghề. Theo cách hiểu phổ biến nhất “làng là vùng đất chung của cư
dân nông nghiệp sống quây quần theo tinh thần cộng đồng và có cùng phương
kế sinh nhai”.
Các làng thôn ở nước ta có thể chia thành 4 loại:
Làng nông nghiệp: là làng thuần nông ở mìên Bắc và làng miệt vườn ở
miền Nam.
Làng nghề: là làng làm nghề nông có thêm một hoặc một số nghề thủ công nghiệp.

7



Làng buôn bán: là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của một
só thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
Làng chài (hoặc các vạn chài): là làng của các cư dân làm nghề chài lưới
đánh cá sống ở ven sông, ven biển.
Làng có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài gắn với lịch sử hình
thành và của phát triển của dân tộc, vượt qua những thách thức, biến động
thăng trầm của lịch sử những nét thuần phong mỹ tục của phần lớn các làng ở
nước ta vẫn được giữ gìn.
Từ xa xưa các làng sống chủ yếu bằng nông nghiệp và chăn nuôi có quy
mô nhỏ. Do sản xuất nông nghiệp tính mùa vụ và do nhu cầu của sản xuất và
tiêu dùng, ở các thôn làng xuất hiện các nghề phụ trong các gia đình. Ban đầu
các nghề phụ chủ yếu là làm những đồ thiết yếu phục vụ nhu cầu của gia đình.
Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng tăng nên một số bộ phận dân cư đã tách khỏi
nông nghiệp nhưng vẫn sống trong làng để chuyên môn hoá sản xuất các sản
phẩm đó. Dần dần một số các gia đình đó liên kết lại với nhau, nông thôn Việt
Nam xuất hiện một số tổ chức theo nghề nghiệp tạo thành các phường hội:
Phường dệt, phường gốm, phường rèn… Từ đó các nghề được lan truyền
rộng, đến một giai đoạn nhất định, khi nghề thủ công đã chiếm một tỷ lệ quan
trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi làng, khi đó làng nghề xuất hiện.
1.2.1.2. Làng nghề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề với nhiều quan niệm
khác nhau về làng nghề.
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam khái quát rằng, làng nghề là những
làng sống bằng hoặc chủ yếu nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, làng nghề là làng tuy vẫn có nghề trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một số nghề cổ
truyền tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp có phường, có ông trùm, có phó cả… Cùng một số thợ và phó nhỏ đã

8



chuyên tâm, với quy trình công nghệ nhất định (nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh) sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công,
những mặt hàng có tính mỹ nghệ, đã trở thành hàng hoá và có quan hệ tiếp thị
với một thị trường xung quanh. Những làng ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu, trở
thành di sản văn hoá dân gian.
Đây là quan niệm mang tính lịch sử, về những làng nghề có từ lâu đời.
Hiện nay có nhiều làng nghề mới ở nông thôn hình thành nhờ sự lan toả của
các làng nghề có lịch sử lâu đời đang phát triển rất mạnh.
Theo Thạc sĩ Bùi Văn Vượng:[29]
Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đó, không nhất thiết
tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường
hợp cũng là người làm nghề nông (nông dân). Nhưng yêu cầu chuyên môn
hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại
quê mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác.
Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công nơi quy tụ các
nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu
đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo phường hội, kiểu
hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng Tổ nghề và các thành viên luôn ý
thức, tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về
nghề, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng họ, cùng phường
nghề trong quá trình lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành
làng nghề ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ.
Thạc sĩ Bùi Văn Vượng đã đi sâu về vấn đề nghề và quan hệ sản xuất
trong làng nghề.
Như vậy, làng nghề gồm hai yếu tố cấu thành là làng và nghề. Trong đó
nghề trong làng đã phát triển theo hướng tách dần khỏi nông nghiệp. Quá
trình sản xuất của làng nghề sẽ kéo theo các dịch vụ đi kèm từ đó đã xuất hiện
các làng nghề buôn bán dịch vụ. Tuy vậy không phải bất cứ quy mô nào cũng


9


được công nhận là làng nghề. Vì vậy quan niệm về làng nghề cần được thể
hiện ở cả định tính và định lượng.
1.2.2. Phát triển và phát triển làng nghề
* Phát triển
Theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học
chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển
nằm ngay trong bản thân sự vật.
Phát triển liên quan đến 2 khía cạnh, đó là:
- Sự tăng lên về số lượng và chủng loại, chẳng hạn như tăng số lượng
Trung tâm HTCĐ và các cơ sở giáo dục khác nhằm mục đích tăng cơ hội học
tập cho mọi người ở các xã phường, thị trấn.
- Sự thay đổi về chất lượng, chẳng hạn như việc thực hiện một cách hiệu
quả đổi mới chương trình giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và
đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng thực tập…
nhằm cải thiện về chất lượng giáo dục.
Như vậy, phát triển là quá trình biến đổi về số lượng, đó là tăng trưởng,
còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến đổi về mặt chất lượng theo
hướng tiến bộ.
* Phát triển làng nghề
Khái niệm phát triển làng nghề trong luận văn được hiểu như sau:
Phát triển làng nghề là những tiến trình, qua đó nỗ lực của người dân kết
hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện hoạt động và chất lượng hoạt
động của các làng nghề, góp phần phát triển bền vững làng nghề, gia tăng
những đóng góp của làng nghề vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của địa phương và đất nước.


10


1.2.3. Thanh niên, ý thức và ý thức phát triển làng nghề
1.2.3.1. Thanh niên
Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu
phát triển từ lúc kết thúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. [10]
Vấn đề là sự phát dục của mỗi em khác nhau là hoàn toàn khác nhau:
hơn nữa việc xác định chuẩn thế nào là người trưởng thành cũng rất khác
nhau. Vì vậy theo định nghĩa trên thì khó xác định được giới hạn về lứa tuổi
thanh niên. Trên thực tế người ta có thể đưa ra các chuẩn về mặt sinh lý, về
mặt xã hội… để xác định lứa tuổi thanh niên.
Trong khái niệm này kết hợp cả hai giới hạn: giới hạn thứ nhất là giới
hạn sinh lý, giới hạn thứ hai: giới hạn xã hội.
Theo tâm lý học Mác-xít, nghiên cứu tuổi thanh niên phải kết hợp quan
điểm tâm lý học xã hội với những quy luật bên trong của sự phát triển. B.D.
Ananhiev: tồn tại sự không trùng nhau của sự trưởng thành của con người như là
một cá thể (trưởng thành về chất), một nhân cách (trưởng thành công dân), một
chủ thể nhận thức (trưởng thành trí tuệ), chủ thể lao động (năng lực lao động).
Ngày nay sự dậy thì của các em bắt đầu và kết thúc sớm hơn các thế hệ
trước > 2 năm. Tâm lý học lứa tuổi gắn tuổi thiếu niên với giai đoạn trước dậy
thì và sau dậy thì, giai đoạn thanh niên với giai đoạn sau dậy thì. Ngày nay
tuổi thiếu niên được kết thúc sớm hơn, và như vậy tuổi thanh niên cũng bắt
đầu sớm hơn. Tuy nhiên, thời kỳ phát triển của lứa tuổi này không chỉ được
quyết định bởi tuổi, mà trước hết bởi những điều kiện xã hội (vị trí trong xã
hội, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…). Ở xã hội ngày nay, việc chưa lao động và
học tập kéo dài, dẫn đến sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến
muộn. Do đó có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh niên và tính không xác định
của các giới hạn lứa tuổi. Tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội.

Giai đoạn tuổi thanh niên rất khó phân định rạch ròi cả về tuổi đời, về
thể chất, hoàn cảnh xã hội và về phát triển tâm lí. Có thể xác định tuổi thanh
niên là thời kỳ từ 14,15 tuổi đến 25 tuổi. Chia làm hai thời kỳ:

11


+ Từ 14,15 tuổi - 17,18 tuổi: giai đoạn bắt đầu tuổi thanh niên (thanh
niên mới lớn, thanh niên học sinh);
+ Từ 17,18 tuổi - 25 tuổi (thanh niên trưởng thành): giai đoạn hai của
tuổi thanh niên.
Ở Việt Nam, có thể khái quát lứa tuổi từ 15 đến 25 thành 3 nhóm: thanh
niên học sinh, thanh niên sinh viên và thanh niên lao động. Thanh niên là lực
lượng to lớn trong xã hội, luôn chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 1/3 dân số, dó
đó tỷ lệ thanh niên có mặt trong các giai tầng của xã hội là rất lớn. Song phải
khẳng định rằng, thanh niên có vị trí, vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của mỗi quốc gia.
1.2.3.2. Ý thức
- Theo nghĩa rộng (với tư cách là một phạm trù triết học): Ý thức là sự
phản ánh khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng
tạo; Là hình ảnh chủ quan của thế giới hiện thực khách quan.
Là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, ý thức được hình thành,
biến đổi, phát triển do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên, được
thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Quan điểm Triết học Mác đã nêu rõ: “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất
được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”
(Các Mác).
Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có
tính xã hội: Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là
một hiện tượng xã hội. Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử-xã hội, phản ánh

những quan hệ xã hội khách quan. Theo quan điểm của Các Mác và Ăngghen:
“Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến chừng
nào con người còn tồn tại”
Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội phức tạp bao gồm nhiều thành
tố khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:

12




Theo chiều ngang: Bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin,

lý trí, ý chí..., trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.


Theo chiều dọc: Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức.

Ý thức là một hoạt động tổng hợp các quá trình tâm lý khác nhau, có đặc
tính phản ánh ở mức cao nhất, toàn diện và chính xác nhất hiện thực khách
quan. Tóm lại đó là toàn bộ hiểu biết của con người về thiên nhiên, xã hội và
bản thân.
- Theo nghĩa hẹp (Theo quan đểm Tâm lý học): Ý thức là hình thức phản
ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những
gì con người nhận biết, tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại giữa
con người với thế giới hiện thực khách quan trong suốt tiến trình lịch sử
Nội dung, cấu trúc của ý thức:
Ý thức có cấu trúc phức tập bao gồm nhiều mặt là một chỉnh thể mang
lại cho thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. Ý thức có 3 mặt
thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hành động có ý thức của con người:

+ Tư tưởng, quan điểm, nhận thức.
Là ý nghĩ, cách nhìn nhận, suy nghĩ, nhận thức của con người với thế
giới khách quan. Sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.
Mặt nhận thức bao gồm 2 quá trình:
- Nhận thức cảm tính: Mang lại những tư liệu cho ý thức; cảm giác cho
ta hình ảnh từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; tri giác mang lại
cho ta những hình ảnh trọn vẹn bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Những hình
ảnh đó giúp chúng ta thấy được sự tồn tại thật của thế giới khách quan và đó
là nội dung ban đầu và cũng là bậc sơ cấp của ý thức.
- Nhận thức lý tính: Mang lại cho ta hình ảnh khái quát bản chất của thực
tại khách quan và mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Đây là nội dung
hết sức cơ bản của tri thức. Tri thức là hạt nhân cơ bản của ý thức. Do vậy ý
thức là sự hiểu biết về thế giới khách quan.

13


+ Mặt thái độ: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh
giá của chủ thể đối với thế giới, được thể hiện ra là những phát biểu hay
những đánh giá có giá trị về sự vật, con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh
con người cảm thấy như thế nào về một điều nào đó.
+ Suy nghĩ điều khiển hành vi.
Là ý thức điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm cho hoạt
động có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái
độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân. Một con
người có ý thức hay không sẽ được đánh giá qua mặt này của ý thức.
+ Ngoài 3 mặt thống nhất nói trên, trong nội dung, cấu trúc của ý thức
cần đề cập đến yếu tố tự ý thức.
Tự ý thức:
Là con người tự nhận thức về mình, xác định được bản thân, nhận định

được năng lực của bản thân mình và biết được bản thân với cộng đồng, với xã hội.
Là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức là ý thức về mình, có
nghĩa là khi bản thân trở thành đối tượng “mổ sẻ”, phân tích, lý giải... thì lúc
đó con người đang tự ý thức.
Chủ thể tự nhận thức bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn,
đến vị thế và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá. Có
thái độ rõ ràng đối với bản thân. Tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục
đích tự giác. Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
1.2.3.3. Ý thức phát triển làng nghề
Chúng tôi quan niệm rằng: Ý thức phát triển làng nghề được hiểu là
hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người được biểu hiện qua nhận
thức, thái độ và hành vi về phương thức phát triển làng nghề của cộng
đồng”.
Từ khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy rằng, khi đề cập đến ý thức phát
triển làng nghề, cần xác định rõ ba thành phần cơ bản sau:
Một là, nhận thức về làng nghề và phát triển làng nghề.
14


Hai là, thái độ phát triển làng nghề
Ba là, hành động phát triển làng nghề.
1.2.4. Giáo dục và giáo dục ý thức phát triển làng nghề
1.2.4.1. Giáo dục
Giáo dục theo từ tiếng Hán thì giáo nghĩa là dạy, là rèn luyện về đường
tinh thần nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức, dục là
nuôi, là săn sóc về mặt thể chất. Vậy giáo dục là một sự rèn luyện con người
về cả ba phương diện trị tuệ, tình cảm và thể chất. Theo phương Tây thì
education vốn xuất phát từ chữ educare của tiếng La tinh. Động từ educare là
dắt dẫn, hướng dẫn để làm phát khởi ra những khả năng tiền tàng. Sự dắt dẫn
này nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém

đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh và các cộng sự “Giáo dục là quá trình
tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương
pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan
giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ” [16; tr 22 ].
Theo tác giả Nguyễn Lân “Giáo dục là một quá trình có ý thức có mục
đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp mới những kinh nghiệm đấu tranh và
sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy, để họ có thể có đầy
đủ khả năng tham gia vào đời sống và đời sống xã hội” [10].
Theo tác giả Nguyễn Sinh Huy “Giáo dục là sự hình thành có mục đích
và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành
thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người; với nghĩa
rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu
tố khác tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng
yêu cầu của kinh tế xã hội” [9].
Dù xét trên các góc độ, phạm vi khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy:
Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một

15


cách có mục đích và kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa
người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội loài người.
Như vậy: Giáo dục luôn là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, là
quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục.
Thông qua quá trình tương tác giữa người giáo dục và người được giáo
dục để hình thành nhân cách toàn vẹn (hình thành và phát triển các mặt đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao động) cho người được giáo dục.
Giáo dục không bó hẹp ở phạm vi là người được giáo dục đang trong tuổi

học (dưới 25 tuổi) và giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường. Ngày nay,
chúng ta hiểu giáo dục là cho tất cả mọi người, được thực hiện ở bất cứ không
gian và thời gian nào thích hợp với từng loại đối tượng bằng các phương tiện
khác nhau, kể cả các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, truyền
thanh, video, trực tuyến qua inernet,…) với các hình thức đa dạng, phong phú.
Ngoài ra quá trình giáo dục không ràng buộc về độ tuổi giữa người giáo dục với
người được giáo dục.
1.2.4.2. Giáo dục ý thức phát triển làng nghề
Giáo dục ý thức là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch đến cá
nhân nhằm giúp cho họ có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác,
hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và
với bản thân mình.
Giáo dục ý thức phát triển làng nghề cho thanh niên là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp khoa học của các chủ
thể giáo dục đến thanh niên nhằm giúp họ có được nhận thức đúng đắn về làng
nghề, phát triển làng nghề, trên cơ sở đó, hình thành ở thành niên thái độ, tình
cảm đúng đắn và hành vi, thói quen tích cực trong phát triển làng nghề.

16


1.2.5. Cộng đồng và phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý
thức phát triển làng nghề
1.2.5.1. Cộng đồng
Cộng đồng (community) được hiểu theo nghĩa chung nhất là: “một cơ
thể sống/cơ quan/tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với các
khác”. Trong khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: CĐ là “cơ thể
sống”, có sự “tương tác” của các thành viên. Tuy nhiên, các nhà khoa học,
trong khái niệm này không chỉ cụ thể “cái này” với “cái khác” là cái gì, con
gì. Đó có thể là các loại thực vật, cũng có thể là các loại động vật, cũng có thể

là con người – CĐ người.
CĐ là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về
mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn CĐ
yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy
có tính cội nguồn. Và CĐ được xem là một trong những khái niệm nền
tảng nhất của xã hội học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ và quan
niệm về trật tự, không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng lẻ và
được thỏa thuận theo kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh
thần - tâm linh bao quát hơn và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị.
CĐ người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các CĐ sinh
vật khác. Trong đời sống xã hội, khái niệm CĐ có nhiều tuyến nghĩa khác
nhau đồng thời CĐ cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau: xã hội học, dân tộc học, y học…
Khi nói tới CĐ người, người ta thường quy vào những “nhóm xã hội” có
cùng một hay nhiều đặc điểm chung nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm chung
của những thành viên trong CĐ.
Theo quan điểm Mac – Lenin, CĐ là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự CĐ hóa lợi ích giống nhau của các thành viên
về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành CĐ đó, bao

17


gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi
các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan
niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.
Quan niệm về CĐ theo quan điểm trên là quan niệm rất rộng, có tính khái
quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị. Dấu hiệu đặc trưng chung của
nhóm người trong CĐ này chính là “điều kiện tồn tại và hoạt động”, là “lợi ích
chung”, là “tư tưởng”, “tín ngưỡng”, “giá trị”chung…Thực chất đó là CĐ mang

tính giai cấp, ý thức hệ.
Xuất phát từ tiếng La tinh, “Cộng đồng” – communis có nghĩa là
“chung/công cộng/được chia sẻ với mọi người hoặc nhiều người”. Đặc điểm/
dấu hiệu chung của CĐ này chính là đặc điểm để phân biệt nó với CĐ khác.
Dấu hiệu/đặc điểm để phân biệt CĐ này với CĐ khác có thể là bất cứ cái gì
thuộc về con người và xã hội loài người, màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi, ngôn
ngữ, nhu cầu, sở thích nghề nghiệp… nhưng cũng có thể là vị trí địa lý của khu vực
(địa vực), nơi sinh sống của nhóm người đó như làng, xã, quận/huyện, quốc gia,
châu lục… Những dấu hiệu này chính là những ranh giới để phân chia CĐ.
Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, CĐ được hiểu là “mọi phức
hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực cụ thể, được xác định về
mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn toàn về mặt cư
trú, mà tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn”.
Tóm lại, qua những phân tích trên, theo chúng tôi, trong đời sống xã
hội, CĐ là một danh từ chung chỉ tập hợp người nhất định nào đó với hai dấu
hiệu quan trọng: 1/ họ cùng tương tác với nhau; 2/ họ cùng chia sẻ với nhau
(có chung với nhau) một hoặc một vài đặc điểm vật chất hay tinh thần nào
đó.
1.2.5.2. Lực lượng cộng đồng và phối hợp các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục ý thức phát triển làng nghề
* Lực lượng cộng đồng

18


Theo Từ điển tiếng Việt, lực lượng được hiểu là “sức mạnh của con người
được tổ chức nhau lại tạo ra để sử dụng vào các hoạt động của mình” [10; 941].
Lực lượng cộng đồng được hiểu là tập hợp những cá nhân, tập thể tích
cực, cùng sinh sống trên một địa bàn cư trú ở một thời kì cụ thể và có chung
mục đích xây dựng và phát triển cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.

* Phối hợp
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của NXB Giáo dục năm 2002, Phối
hợp là cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau [10].
Nói cách khác, phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá
nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau khi thực hiện một công việc chung.
Theo nghĩa từ điển thì cơ chế (mechanism) phối hợp là Cách thức sắp
xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện; thể chế
(institute) phối hợp là Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội.
Trong các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các lực lượng giáo
dục trong công tác giáo dục và đào tạo, các tác giả dùng các khái niệm như:
hợp tác, kết hợp, thống nhất, liên kết, phối hợp… Các từ này được từ điển
tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ (2005) định nghĩa:
- Hợp tác: là cũng chung sức, trợ giúp qua lại với nhau;
- Kết hợp: là gắn chặt với nhau để bổ sung cho nhau;
- Thống nhất: là hợp lại thành một khối;
- Liên kết: là kết hợp nhiều thành phần, nhiều tổ chức để thực hiện;
* Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức phát triển
làng nghề cho thanh niên
Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ý thức phát triển
làng nghề cho thanh niên là hoạt động nhằm xây dựng một cơ cấu tổ chức
và xác định một cơ chế phối hợp hoạt động của các lực lượng trong cộng
đồng nhằm thống nhất nhận thức, phát huy tiềm năng của xã hội (về người,
ngân sách, cơ sở vật chất…) để tác động tích cực đến ý thức phát triển làng

19


nghề của thanh niên.
1.3. Một số vấn đề về làng nghề
1.3.1. Vai trò của làng nghề

Từ khi mới hình thành các làng nghề đã có vai trò quan trọng trong sản
xuất, sinh hoạt ở các vùng nông thôn. Qua hàng trăm năm phát triển các làng
nghề đã có nhiều thay đổi nhưng làng nghề vẫn khẳng định được vai trò với sản
xuất, đời sống của nhân dân địa phương cũng như với sự phát triển của đất nước.
Phát triển làng nghề là một giải pháp quan trọng để góp phần thực hiện
CNH nông thôn, phát triển và nâng cao mức sống vật chất tinh thần của người
dân ở cả miền đồng bằng và miền núi, dân tộc Kinh cũng như các dân tộc
thiểu số, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các vùng
lãnh thổ, giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Sự phát triển của các làng nghề sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế,
làm tăng quy mô kinh tế, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các làng nghề
là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, cùng các dịch vụ đi kèm thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Bảo tồn và phát triển làng nghề tăng thêm sức mạnh nguồn cội, gieo vào
lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quí giữ gìn bản sắc dân tộc
Việt Nam. Điều đó không gì khác là giữ gìn và phát huy một bộ phân của nền
văn hoá – văn minh nhân loại làm tăng những giá trị truyền thống trong một
thế giới đa phương tiện thông tin và đầy biến động.
Các sản phẩm tinh hoa của làng nghề tạo thương hiệu cho các địa
phương, cho đất nước với bạn bè trên thế giới. Việc giữ gìn và phát triển nghề
truyền thống là nhiệm vụ của thế hệ ngày nay.
Sự phát triển của các làng nghề đã có tác động lớn về kinh tế - xã hội và
môi trường các địa phương có làng nghề.
- Về mặt kinh tế: làng nghề là một bộ phận quan trọng của kinh tế đất
nước, là nhân tố làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Sự phát triển của làng

20



×