Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội THAM GIA GIÁO dục ý THỨC GIỮ gìn bản sắc văn hóa CHO SINH VIÊN dân tộc cơ HO ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.46 KB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHAN VĂN MINH

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
THAM GIA GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA
CHO SINH VIÊN DÂN TỘC CƠ HO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Cao Xuân Liễu

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
trích dẫn trong luận văn là đầy đủ, chính xác và trung thực. Những ý kiến khoa
học được đề cập trong luận văn chưa được ai công bố ở bất cứ nơi nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Văn Minh


LỜI CẢM ƠN
Trên cơ sở lý luận, vốn kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập và


nghiên cứu, được sự giảng dạy, hướng dẫn của các giảng viên, thầy cô giáo, sự cộng
tác giúp đỡ của các đồng nghiệp, sinh viên, các tổ chức chính quyền địa phương…
Luận văn của tôi đã được hoàn thành. Với tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc
tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, các giảng viên, các thầy cô giáo, phòng sau đại học, khoa
Tâm lý - Giáo dục của Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã quan tâm giảng dạy,
hướng dẫn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện luận văn này.
Ban Giám hiệu Trường CĐSP Đà Lạt, bạn bè và đồng nghiệp những người
đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn. Cán bộ các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thông tin.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Cao
Xuân Liễu - người Thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ,
quan tâm sát sao trong quá trình tôi nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, song do năng lực nghiên cứu và thời gian có hạn
nên những thiếu sót trong luận văn là điều khó tránh khỏi, kính mong được sự góp
ý, chỉ dẫn của quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện tốt hơn./.
Tác giả luận văn

Phan Văn Minh


MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan....................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..........................................................12
1.3. Dân tộc Co Ho..........................................................................................23
1.4. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên..................34

1.5. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm...............................................................................35
1.6. Phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm...................39
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo
dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm..................................................................................................46
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Lâm Đồng.............49
2.2. Đặc điểm tình hình Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt...........................51
2.2.1. Tình hình chung.....................................................................................51
2.3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.......................................................53
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động phối hợp của nhà trường
với các lực lượng trong giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho
sinh viên dân tộc Cơ Ho tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt......................74
2.7. Đánh giá chung về thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng
sư phạm Đà Lạt...............................................................................................77
Kết luận chương 2...........................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................108
1. Kết luận.....................................................................................................108
2. Kiến nghị...................................................................................................109
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
3.1. Khách thể nghiên cứu.............................................................................................................3



3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học..................................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................4
6. Giới hạn nghiên cứu..................................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................4
7.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................5
8. Cấu trúc luận văn......................................................................................................................5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan....................................7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan....................................7
1.1.1. Các nghiên cứu về văn hoá dân tộc.....................................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu về giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh, sinh viên..................................8
1.1.3. Các nghiên cứu về phối hợp các lực lượng trong giáo dục học nói chung, trong giáo dục
bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng...............................................................................................10

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..........................................................12
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..........................................................12
1.2.1. Văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc.....................................................................................12
1.2.2. Ý thức, giáo dục và giáo dục ý thức...................................................................................16
1.2.3. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên.........................................19
1.2.4. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên
trong các trường cao đẳng, đại học............................................................................................20
1.2.5. Nội dung giáo dục ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên trong các trường
cao đẳng, đại học........................................................................................................................21
1.2.6. Phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
cho sinh viên................................................................................................................................22

1.3. Dân tộc Co Ho..........................................................................................23

1.3. Dân tộc Co Ho..........................................................................................23
1.3.1. Nguồn gốc.........................................................................................................................23
1.3.2. Bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho.........................................................................................27

1.4. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên..................34
1.4. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên..................34
1.4.1. Nhận thức về bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên..............................................34
1.4.2. Thái độ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên...........................................35
1.4.3. Hành vi, thói quen giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên..........................35


1.5. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm...............................................................................35
1.5. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm...............................................................................35
1.5.1. Tầm quan trọng của giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho cho sinh viên
....................................................................................................................................................36
1.5.2. Mục tiêu giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho cho sinh viên................36
1.5.3. Nội dung giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho cho sinh viên...............37
1.5.4. Các con đường giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho cho sinh viên......38
1.5.5. Kết quả giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho cho sinh viên..................39

1.6. Phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm...................39
1.6. Phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm...................39
1.6.1. Sự cần thiết của vấn đề phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho cho sinh viên..............................................................................39
1.6.2. Mục tiêu phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc Cơ Ho cho sinh viên........................................................................................................40

1.6.3. Nội dung phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc Cơ Ho cho sinh viên........................................................................................................42
1.6.4. Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc Cơ Ho cho sinh viên........................................................................................................43
1.6.5. Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc Cơ Ho cho sinh viên........................................................................................................44
1.6.6. Các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho cho
sinh viên......................................................................................................................................45

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo
dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm..................................................................................................46
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo
dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Ho của sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm..................................................................................................46
1.7.1. Các yếu tố chủ quan..........................................................................................................46
1.7.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................................................46

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Lâm Đồng.............49


2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Lâm Đồng.............49
2.1.1. Khái quát chung................................................................................................................49
2.1.2. Dân cư...............................................................................................................................50
2.1.3. Đặc điểm kinh tế và xã hội.................................................................................................50

2.2. Đặc điểm tình hình Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt...........................51
2.2. Đặc điểm tình hình Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt...........................51
2.2.1. Tình hình chung.....................................................................................51
2.2.1. Tình hình chung.....................................................................................51

2.2.2. Vài nét về đặc điểm sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt............52

2.3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.......................................................53
2.3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.......................................................53
2.3.1. Mục đích, nội dung và đối tượng khảo sát........................................................................53
2.3.2. Phương pháp khảo sát......................................................................................................54
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cán bộ
các ban ngành đối với công tác giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ
Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt......................................................................................55
2.4.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ quản lý các ban ngành và
sinh viên đối với mục đích, ý nghĩa của công tác giáo dục ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt...............................................56
2.5.1. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh
viên dân tộc Cơ Ho tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt...........................................................62
2.5.2. Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho
sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt......................................................64
2.5.3. Thực trạng các mức độ phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt
....................................................................................................................................................66
2.5.4. Thực trạng các mức độ phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường đối với công tác
giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng
sư phạm Đà Lạt...........................................................................................................................68

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động phối hợp của nhà trường
với các lực lượng trong giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho
sinh viên dân tộc Cơ Ho tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt......................74
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động phối hợp của nhà trường
với các lực lượng trong giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho
sinh viên dân tộc Cơ Ho tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt......................74
2.7. Đánh giá chung về thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục ý



thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng
sư phạm Đà Lạt...............................................................................................77
2.7. Đánh giá chung về thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng
sư phạm Đà Lạt...............................................................................................77
2.7.1. Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân.....................................................................77

Kết luận chương 2...........................................................................................80
Kết luận chương 2...........................................................................................80
3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng về tầm quan trọng
hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Cơ Ho..........................................................................................................................................87
3.3.2. Biện pháp 2: Huy động sự tham gia của các lực lượng trong việc xây dựng, hoàn thiện nội
dung giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho................................89
3.3.3. Biện pháp 3. Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho các cán bộ đảm trách hoạt động giáo dục ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho..........................................................92
3.3.4. Biện pháp 4. Phát huy vai trò chủ đạo của cán bộ phòng Tổ chức cán bộ - Công tác sinh
viên trong phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh
viên dân tộc Cơ Ho......................................................................................................................93
3.3.5. Biện pháp 5. Phối hợp với các đơn vị đảm bảo các điều kiện về nguồn kinh phí, trang
thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh
viên dân tộc Cơ Ho......................................................................................................................96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................108
1. Kết luận.....................................................................................................108
1. Kết luận.....................................................................................................108
2. Kiến nghị...................................................................................................109

2. Kiến nghị...................................................................................................109


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD

:

Giáo dục

GDYT

:

Giáo dục ý thức

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

DT

:

Dân tộc

VHDT


:

Văn hóa dân tộc

BSVH

:

Bản sắc văn hóa

CĐSP

:

Cao đẳng sư phạm

SV

:

Sinh viên

GVCM

:

Giảng viên chủ nhiệm

GVBM


:

Giảng viên bộ môn

CBQL

:

Cán bộ quản lí

CBQL,GV

:

Cán bộ quản lí, giảng viên

CBQLCBN

:

Cán bộ quản lí các ban ngành

NXB

:

Nhà xuất bản


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới – nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là nền văn hóa thống nhất trong
sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Vì vậy, một yêu cầu quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế là phải biết chọn lọc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
(BSVH) tốt đẹp của từng dân tộc ở Việt Nam. Điều 5 của Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,
giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống
và văn hóa tốt đẹp của mình” [32].
Dân tộc Cơ Ho là một trong 12 dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, trong đó cư trú
tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (chiếm hơn 87%). Trong quá trình
sinh sống và phát triển của mình, dân tộc Cơ Ho đã để lại giá trị văn hóa độc đáo và
sâu sắc, không chỉ ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Cơ
Ho mà còn góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa dân tộc
của địa phương và đất nước. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy trong những năm
gần đây, bản sắc văn hoá (BSVH) của người dân tộc Cơ Ho ở một số địa bàn cứ dần
bị mai một. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, những
tồn tại về ý thức giữ gìn BSVH dân tộc của các lực lượng cộng đồng, trong đó có
lực lượng sinh viên (SV) là một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng
này. Giáo dục ý thức (GDYT) giữ gìn BSVH cho SV dân tộc Cơ Ho là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng.
Trường CĐSP Đà Lạt có nhiệm vụ đào tạo giáo viên các cấp học từ bậc Mầm
non đến trung học cơ sở cho tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh lân cận. Hiện nay nhà
trường có 1389 sinh viên hệ chính quy, trong đó số lượng sinh viên là người đồng
bào thiểu số 617 sinh viên chiếm 44.4% tổng số sinh viên toàn trường, bao gồm dân


1


tộc Chu ru, Mạ, H’ Mông, Cill... và đặc biệt số đông là sinh viên thuộc dân tộc Cơ
Ho. Được học tập, rèn luyện và tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa từ xã hội cả tích
cực và tiêu cực, nhiều loại văn hóa có sức lôi cuốn mạnh mẽ với giới trẻ. Việc tuyên
truyền cho các thế hệ SV dân tộc thiểu số biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc luôn luôn được chính gia đình, dòng họ giáo dục. Bên cạnh đó khi
các em đến trường cũng được các thầy cô giáo dục nên cơ bản các em cũng có ý
thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Song bên cạnh đó, vẫn có
một bộ phận SV chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Có em thì nghĩ rằng mọi phong tục tập
quán của dân tộc mình từ xưa cho đến nay luôn đúng nên không có sự chắt lọc để
phù hợp với thời đại ngày nay. Nhưng cũng có em lại mang tâm lý tự ty dân tộc,
không muốn nhận mình là người dân tộc thiểu số, ngại mặc trang phục của dân tộc
mình, thích trang phục theo mốt hiện đại. Một bộ phận SV là con em đồng bào dân
tộc thiểu số, kể cả một số người trưởng thành đã “quên” hoặc ít sử dụng tiếng nói,
chữ viết của dân tộc mình, ít sử dụng những làn điệu dân ca, những điệu múa, điệu
cồng chiêng của dân tộc mình. Xu hướng không thiết tha, mặn mà với các hoạt động
văn hóa dân gian truyền thống, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc là một thực trạng
khó cưỡng nổi trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng, đặc biệt là
đối tượng thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số. Từ nhận thức đơn giản như vậy
đưa đến nề nếp học tập, sinh hoạt mang đậm dấu ấn của dân tộc mình chưa được coi
trọng. Nhận thức chưa đầy đủ thì thái độ thực hiện cũng không thể đáp ứng các yêu
cầu thiết yếu của nhà trường trong việc duy trì những nét tích cực học tập và sinh
hoạt mang đậm nét tiêu biểu của dân tộc, nếu tình trạng này không được khắc phục
những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc thiểu số trong tầng lớp trẻ sinh viên sẻ dần bị
mai một, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự duy trì đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Để giáo dục ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho, thì
một mình nhà trường không thể đảm nhận được, mà cần có sự phối hợp của nhiều

lực lượng. Chính vì vậy vai trò của các lực lượng trong việc phối hợp giữ nhà
trường với các tổ chức đoàn thể xã hội của tỉnh, của huyện trong việc cùng với nhà
trường tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa vô cùng quan

2


trọng. Việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong giáo dục ý thức bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc như với phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao- Du Lịch,
Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ… tuyên truyền về: các gương người tốt việc tốt trong việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; chiếu những bộ phim tư liệu hay, tổ chức các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức các buổi dạy múa,
hát, thêu thùa…
Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay việc phối hợp giữ các lực lượng trong giáo
dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho SV trong các nhà trường còn mang
tính hình thức; nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu đa dạng, gây
sự nhàm chán trong hoạt động của SV, không hấp dẫn thu hút được sự tham gia của
đông đảo SV, không tạo được sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến kết quả là việc
giáo dục văn hoá dân tộc của trường chưa tốt. Do đó tác giả chọn đề tài “Phối hợp các
lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa cho sinh viên dân
tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng phối hợp các lực lượng xã
hội giáo dục ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho, đề xuất
các biện pháp phối hợp các lực lượng trong giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
cho sinh viên tộc dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, nhằm góp
phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho cho sinh viên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức giữ gìn
bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động phối hợp các lực lượng trong giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn
hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt đã được thực

3


hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Nếu đề xuất được các biện pháp phối hợp các lực
lượng xã hội trong giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ
Ho phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường
Cao đẳng sư phạm Đà Lạt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về cộng đồng, cộng đồng dân tộc, văn hóa dân tộc,
ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc, giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cho
sinh viên trong trường đại học, cao đẳng; phối hợp các lực lượng trong giáo dục ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên dân tộc Cơ Ho.
- Khảo sát thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường CĐSP Đà Lạt, tìm hiểu các
yếu tố tác động đến thực trạng trên.
- Đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục ý thức gìn giữ bản
sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường CĐSP Đà Lạt và tiến
hành khảo nghiệm với các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn nghiên cứu
- Về thời gian: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019.
- Về không gian: Tại Trường CĐSP Đà Lạt.
- Về khách thể khảo sát: 30 cán bộ quản lí (CBQL), giảng viên (GV); 30 cán

bộ quản lí, nhân viên thuộc Sở, Ban, Ngành trên địa bàn Lâm Đồng; 250 Sinh viên
dân tộc Cơ Ho đang theo học tại trường CĐSP Đà Lạt.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hoạt động: Việc kết hợp các lực lượng tham gia gia giáo dục ý thức
gìn giữ bản sắc dân tộc cho sinh viên dân tộc Cơ Ho phải được thể hiện qua các
hoạt động cụ thể như hoạt động tổ chức thi, giao lưu VHVN, TDTT, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tích hợp trên lớp…
- Tiếp cận thực tiễn - lịch sử - cụ thể: Các hoạt động kết hợp phải được triển
khai trong các điều kiện cụ thể của SV các dân tộc; các đặc điểm văn hoá riêng của
từng dân tộc và trong hoàn cảnh thực tế của trường.

4


- Tiếp cận liên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng, văn hoá học, dân tộc
học. Trong đó giáo dục và phát triển cộng đồng là chủ yếu. Sự kết hợp các lực
lượng phải được coi là các chủ thể của cộng đồng dân tộc, cộng đồng văn hoá có
trách nhiệm cùng với nhà trường giáo dục SV để giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn
hoá của cộng đồng dân tộc mình.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu về bản sắc văn hóa Cơ Ho, về phối hợp cộng
đồng, giáo dục ý thức …nhằm hệ thống hóa các tri thức, xây dựng khung lý thuyết
về giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho.
7.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đề tài xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về thực trạng
giữ gìn bản sắc văn hóa của sinh viên dân tộc Cơ Ho và thực trạng phối hợp các lực
lượng trong giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho.
7.2.3. Phương pháp quan sát

Quan sát các biểu hiện ý thức, hành vi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của
sinh viên dân tộc Cơ Ho và các hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc Cơ Ho cho sinh viên.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các chuyên gia, các bạn sinh viên dân tộc Cơ Ho về ý thức giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc và thực trạng các hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn văn hóa
cho sinh viên dân tộc Cơ Ho mà nhà trường đã tổ chức.
7.2.5. Phương pháp xử lý bằng toán thống kê
Thông tin được xử lí bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ. Mã hóa thông
tin hợp lí để sử dụng các phần mềm tin học thực hiện thống kê toán học, vẽ đồ thị
và biểu đồ.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được trình bày qua 03 chương:

5


Chương 1: Lí luận về phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức
gìn giữ bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho.
Chương 2: Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức
gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư
phạm Đà Lạt.
Chương 3: Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội tham gia giáo dục ý thức
gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng sư
phạm Đà Lạt.

6



Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
THAM GIA GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA
CHO SINH VIÊN DÂN TỘC CƠ HO
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Các nghiên cứu về văn hoá dân tộc
Ở phương Đông, từ ngữ “văn hoá” đã xuất hiện rất sớm từ thời Tây Hán (thế
kỷ II TCN) ở Trung Quốc. Trong bài: “Chi Vũ”, sách Thuyết Uyển, Lưu Hương
viết: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước hết dùng văn trước, sau mới dùng vũ lực.
Phàm khi đã dùng vũ lực thì không khuất phục nổi, văn hoá không sửa nổi được
cuối cùng sẽ bị suy kiệt”
Ở phương Tây, từ ngữ “văn hoá” (tiếng La tinh là: Cultura) khởi đầu có ý
nghĩa là vỡ đất, chăm bón đất đai trong lao động nông nghiệp. Sau này chuyển
nghĩa nói về tính chất khai trí, tính chất có giáo dục, có học vấn của con người.
Ngay từ những năm 45 trước công nguyên, Xixêrôn đã coi triết học như là “văn hoá
của trí tuệ” ông khẳng định cần phải rèn luyện và vun xới trí tuệ như người nông
dân vun xới đất đai Ông nhìn thấy nội dung cơ bản của văn hoá là sự phát triển các
năng lực tinh thần của con người.
Thời phục Hưng người ta bắt đầu xem văn hoá như lĩnh vực tồn tại chân chính
của con người, lĩnh vực “tính người” thật sự, đối lập với lĩnh vực “tính tự
nhiên”, “tính động vật”. Văn hoá được coi như là sự phát triển của con người phù
hợp với bản chất của nó. Nhưng do quan niệm lệch lạc về bản chất con người nên
khái niệm văn hoá bị bóp méo.
Triết học tư sản do quan niệm duy tâm về lịch sử và bản chất con người, họ đã
quy văn hoá chủ yếu vào lĩnh vực ý thức tinh thần thuần tuý độc lập với lĩnh vực
tồn tại vật chất của con người, tách rời các lợi ích thực tiễn.
Federico Mayor, tổng giám đốc Unesco cho biết: “Đối với một số người, văn
hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối
với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác


7


với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng
quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm
1970 tại Venise”. Với cách hiểu rộng này, văn hoá là đối tượng đích thực của văn
hoá học.
Trong thời cận đại nhà triết học người Anh, Jon locke (1632-1704) quan tâm
đến ý nghĩa của những nét đặc thù trong hoạt động sống của các cộng đồng vài trò
và ý nghĩa của các dạng văn hóa, đặc biệt ông đề cao ý nghĩa của văn hóa dân tộc.
Nhà triết học Đức, J G Hecđe (1744 - 1804) là người đã nghiên cứu một cách
có hệ thống về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển của các dân tộc cũng như
toàn xã hội. Ông cho rằng văn hóa là cái tạo ra tinh thần của dân tộc[8].
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định một cách khái quát nhưng rất cụ thể về văn hoá:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo phát minh ra văn
học, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công
cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở ... và các phương thức sử dụng, toàn bộ các
sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá” [16].
Ở Việt Nam chúng ta, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu như: Phan Kế
Bính, Trần Đình Hượu, Phạm Đức Dương, Cao Xuân Huy, Phan Ngọc, Trần Ngọc
Thêm ... Dù các tác giả đi theo các hướng tiếp cận khác nhau nhưng đều có cơ sở
của mình khi nói về văn hoá.
1.1.2. Các nghiên cứu về giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh, sinh viên
Mỗi quốc gia đều có truyền thống lịch sử, nền văn hóa riêng cho nên giáo dục
ở mỗi nước đều có những nét độc đáo riêng:
Trung Quốc đặt ra mục tiêu của cải cách giáo dục là làm cho HS nắm được
kiến thức, có lòng yêu nước và quý trọng văn hóa dân tộc, tinh thần trách nhiệm với
xã hội, có tinh thần nhân văn, có tâm hồn và thể chất khỏe mạnh. Trung Quốc cho
rằng, sự phát triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay đã đến giai đoạn phải

chuyển hướng đòi hỏi đối với giáo dục, từ chỗ trước đây đặt trọng tâm chú ý nhiều
đến giáo dục nền tảng, đại chúng thì nay phải chuyển trọng tâm chú ý sang giáo dục
đào tạo đội ngũ nhân tài cho mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước.

8


Singapore là một đất nước nhập cư từ nhiều nước, đặc biệt là của châu Á.
Chính vì thế ở Singapore nét văn hóa phương Đông được gìn giữ và phát huy mạnh
mẽ. Trong đó người Hoa chiếm ưu thế nên văn hóa của họ cũng chiếm ưu thế so với
các dân tộc khác. Thực tế trong thời đại của hội nhập hiện nay việc kết hợp các giá
trị phương Đông và phương Tây là điều hết sức cần thiết. Về mặt giáo dục và đào
tạo chính phủ Singapore nhận thấy những điểm mạnh của hệ thống giáo dục phương
Đông là định hướng thi cử và trọng nhân tài, Điểm mạnh của giáo dục phương Tây
là chú trọng phát triển cá tính và phát triển toàn diện. Do đó việc kết hợp hai mô
hình này sẽ tạo ra con người Singapore mới toàn diện, có nhân cách, biết giữ gìn
các giá trị đạo đức chân chính, sống khoan dung và có lòng tự hào về bản thân và
đất nước mình. Ở Singapore các nền văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đều được trân
trọng. Tuy nhiên với đa số là người Hoa thì Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo. Chính
phủ rất chú trọng giáo dục Nho học trong thanh thiếu niên chính vì thế năm 1984
Bộ giáo dục Singapore chính thức đưa môn Khổng giáo thành môn lí luận chung
cho tất cả các trường trung học phổ thông. Song song với đó nhà trường tổ chức cho
HS tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao, giải trí, nghệ thuật biểu diễn... là
các hoạt động bên lề của giáo dục [7].
Nhiều nước trên thế giới quan niệm rằng nội dung giáo dục đạo đức truyền thống
cần tập trung đào luyện những phẩm chất cơ bản của nhân cách như tính trung thực, tinh
thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác... trong khi Nhật Bản hướng đến việc bảo tồn các giá
trị xã hội của dân tộc, được xây dựng trên nền tảng các giá trị gia đình và văn hóa truyền
thống, được thực hiện ưu tiên so với tất cả môn học khác trong chương trình giáo dục
phổ thông. Đặc trưng giáo dục đạo đức ở Nhật Bản tập trung vào ba điểm: lòng tôn trọng

cuộc sống, quan hệ cá nhân và cộng đồng và ý thức về trật tự dọc. Việc giáo dục các giá
trị truyền thống cho HS của Nhật Bản thông qua nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Như vậy, giáo dục BSVHDT của một số nước trên thế giới đều hướng đến bảo
tồn và gìn giữ các giá trị cốt lõi truyền thống của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã có
những chỉ thị, Nghị quyết về đường lối văn hóa Việt Nam nói chung và đối với văn

9


hóa các DTTS nói riêng.
Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam từ trước đến nay đều đặt
“tuyến” giáo dục truyền thống song song với “tuyến” cung cấp tri thức hiện đại,
thông qua hệ thống các môn học, các hoạt động dạy học trong và ngoài nhà trường.
Bằng các giải pháp tổ chức dạy học tập trung hoặc cho HS tiếp cận, tiếp xúc thực tế
để cảm nhận, hiểu biết rõ hơn các giá trị truyền thống hiện hữu trên các sản phẩm,
các công trình mang dấu ấn văn hóa truyền thống tiêu biểu; tạo cơ hội cho HS tái
hiện lại, gợi cảm xúc từ những di sản độc đáo. Ngoài việc được học một số môn học
mang nhiệm vụ chuyển tải giá trị văn hóa truyền thống trong chương trình giáo dục
phổ thông Việt Nam, HS còn được trải nghiệm qua các hình thức trực tiếp cũng như
gián tiếp để thông qua mỗi bài học, các em được trở lại với những không gian, thời
gian đã trôi qua trong lịch sử, để cảm nhận được những giá trị tinh hoa văn hóa đọng
lại trên mỗi sản phẩm, mỗi công trình từ nhiều đời để lại. Trong đó, giáo dục di sản là
một nội dung dạy học đã thực hiện thành công và được coi là điểm nhấn của giáo dục
văn hóa truyền thống trong giáo dục phổ thông của Việt Nam.
1.1.3. Các nghiên cứu về phối hợp các lực lượng trong giáo dục học nói
chung, trong giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường chỉ
là một phần, còn cần phải có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp

việc giáo dục nhà trường tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu
giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [16].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nếu nhà trường dạy tốt, mà gia đình
ngược lại, sẽ có ảnh hưởng không tốt đến trẻ và kết quả cũng không tốt. Cho nên
muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, gia đình, đoàn thể xã hội đều
phải kết hợp chặt chẽ với nhau”.
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cho rằng “Việc liên kết phối hợp giáo dục gia
đình, nhà trường và các tổ chức xã hội nhằm thực hiện mục đích phát triển nhân
cách con người được coi là một nguyên tắc quan trọng. Việc liên kết, phối hợp chặt
chẽ giữa ba môi trường giáo dục nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng
như cách thức hành động để hiện thực hóa mục tiêu quá trình phát triển nhân cách,

10


tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau; gây nên tâm trạng nghi ngờ,
hoang mang, dao động đối với cá nhân trong việc lựa chọn, tiếp thu các giá trị tốt
đẹp. Gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội liên kết, phối hợp thống nhất mục
đích, mục tiêu giáo dục thể hiện ở những nội dung cơ bản nhằm phát triển toàn
diện các mặt đức, trí, thể, mĩ, lao động... Mỗi môi trường đều có một ưu thế đối
với việc giáo dục định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, thói quen
lao động chân tay, quan hệ ứng xử... đối với HS; nhà trường có ưu thế trong việc
giáo dục toàn diện, đặc biệt là tri thức văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, ý thức
công dân... bằng các phương pháp, phương tiện hiện đại nhằm thúc đẩy nhanh quá
trình phát triển nhân cách; các đoàn thể xã hội bằng các hình thức tổ chức hoạt
động xã hội ngoài giờ lên lớp giúp các em mở rộng kiến thức, gắn tri thức với thực
tiễn, chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, của địa phương về các
lĩnh vực trong đời sống xã hội”[18].
Trong những năm gần đây, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về phối hợp
các lực lượng trong giáo dục cho học sinh như: “Phối hợp giữa nhà trường và cộng

đồng trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở huyện Tây
Hòa, tỉnh Phú Yên” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hồng (2018), Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
“Phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh
trường trung học phổ thông quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” của tác giả Hà
Trọng Hoan (2017), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng
đồng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; “Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đầm Hà,
tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Cường (2017) Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; “Giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh trường Dân tộc nội trú tỉnh Kiên
Giang” của tác giả Lý Văn Thạch (2017), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục
và phát triển cộng đồng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; “Giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc Thái dựa vào cộng đồng cho học sinh trường Trung học phổ thông
Dân tộc nội trú huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La” của tác giả La Văn Chính (2017),

11


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội; “Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho
cộng đồng người Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Tạ Hữu Tuất
(2017), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
Qua tổng quan nghiên cứu vấn đề có thể rút ra những nhận xét sau:
Văn hóa, dân tộc, văn hóa dân tộc và BSVHDT là những vấn đề luôn nhận
được sự quan tâm của các nhà chính trị, quản lí xã hội và các nhà nghiên cứu trên
thế giới cũng như ở Việt Nam.
Những nghiên cứu về giáo dục cho thế hệ trẻ ngày càng được chú trọng, tuy
nhiên, những công trình nghiên cứu đã có chủ yếu đề cập đến các khía cạnh như

giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông
mà chưa chú trọng đến đối tượng sinh viên ở trường Cao đẳng.
Giáo dục BSVH dân tộc cho sinh viên nói chung và sinh viên dân tộc Cơ Ho ở
trường Cao đẳng Sư phạm nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng nhưng chưa thực sự
được quan tâm đúng mức, điều đó được thể hiện qua số lượng các công trình nghiên
cứu về vấn đề này.
Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục bước đầu được quan tâm nghiên
cứu, song, những công trình nghiên cứu đã có còn ít.
Theo vốn hiểu biết của người nghiên cứu, cho đến nay chưa có công trình nào,
chưa có tác giả nào nghiên cứu về “Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục bản
sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc Cơ Ho ở trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc
1.2.1.1. Khái niệm văn hoá
Khái niệm văn hóa được hiểu rất khác nhau. Văn hóa của loài người đã có từ
rất lâu rồi, nhưng mãi đến thế kỉ XVIII thuật ngữ văn hóa như một khái niệm khoa
học mới được hình thành. Đến nay có khoảng 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Tình hình đó phản ánh bản thân nội hàm khái niệm văn hóa rất rộng, mỗi khoa học
lại tiếp cận văn hóa từ những đặc trưng khác nhau.

12


Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không đưa ra định nghĩa văn
hóa hay một tác phẩm kinh điển nào bàn riêng về văn hóa. Mác đã nhiều lần so sánh
sự khác biệt giữa con người với con vật từ việc ăn thỏa mãn cái đói đến hoạt động “
nhào nặn vật chất” để chỉ ra văn hóa chỉ có ở con người. Trên lập trường duy vật
biện chứng, triết học Mác đã xem văn hóa như là sản phẩm hoạt động của con
người, là cái mang đặc trưng cho tính người. Mác thừa nhận: con người là một bộ
phận của giới tự nhiên. Nhờ lao động, con người thoát thai khỏi thế giới động vật để

trở thành “thực thể song trùng” thống nhất giữa “ thực thể tự nhiên” và “ thực thể xã
hội”. Trong lao động, con người đã xác lập mối quan hệ bền chặt giữa con người
với tự nhiên, con người với con người. Đây là hoạt động có tính cộng đồng của các
cá thể, thông qua đó bản chất người được hình thành và hoàn thiện [7].
Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thế giới - trong bài viết “ mục đọc sách” đã
nói về giá trị, ý nghĩa của đời sống văn hóa: “ Ý nghĩa của văn hóa: vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[16].
Từ quan điểm này chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn bộ những gì do con
người tạo ra. Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, công nghệ và cả một bộ phận
nghệ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kĩ năng, giá trị, tín
ngưỡng và phong tục tập quán. Có thể nói, về bản chất văn hóa thể hiện trình độ
phát triển của con người. Văn hóa chính là dấu ấn cộng đồng được ghi lại, được lưu
truyền vào những phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, cách ứng xử, các mối quan
hệ và cả ở những công trình hay các sản phẩm vật chất, cũng như các tác phẩm nghệ
thuật do chính con người ở cộng đồng hay dân tộc đó sáng tạo ra trong những giai
đoạn lịch sử khác nhau.
Ở Việt Nam, văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ
khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa của dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một dân

13


tộc, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa dân tộc là một phạm vi của văn hóa nói chung.
Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng người sống trong
cùng một quốc gia. Văn hóa dân tộc là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần,

cũng như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ
của một dân tộc, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quán riêng biệt
được hình thành trong lịch sử của dân tộc đó. Ở các quốc gia đa dân tộc, văn hóa
các dân tộc đan xen, hấp thụ lẫn nhau nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả
cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó.
Văn hóa là một phạm trù hết sức rộng lớn, đa dạng và phức tạp, là một hiện
tượng xen kẽ và thẩm thấu vào tất cả các hoạt động của xã hội. Do vậy quan niệm
về văn hóa rất phức tạp và có nhiều nghĩa. Văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con
người, văn hóa bao giờ cũng mang tính lịch sử, tính giai cấp. Văn hóa còn có tính
hệ thống. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa bao trùm lên mọi hoạt động của xã hội,
thực hiện các chức năng của tổ chức xã hội.
Văn hóa có còn tính giá trị. Trong từ “văn hóa” thì văn có nghĩa là “vẻ đẹp”,
văn hóa có nghĩa là trở thành đẹp, trở thành có giá trị. Văn hóa có chứa cái đẹp, cái
giá trị, nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Giá trị văn hóa “là
cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so sánh nền văn hóa của dân tộc
này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái để xác định bản sắc văn hóa của một
dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống, phong tục tập quán, lối sống của một
dân tộc trên nền tảng các giá trị chân, thiện, ích, mỹ”[7].
Như vậy, giá trị văn hóa được tích lũy trong quá trình hoạt động của con người.
Trong suốt quá trình đó đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định quan trọng nhất của một nền văn hóa. Chính vì
thế, nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, truyền
thống văn hóa thì dân tộc đó mất tất cả. Chính vì vậy việc kế thừa, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn đối với một dân tộc.

14


1.2.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn

hóa. Như vậy có thể hiểu bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một
nền văn hóa riêng vốn có của một nền văn hóa của một dân tộc. Những nét riêng ấy
thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, vật thể và phi
vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi sinh mà dân tộc
ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của một dân tộc. Những giá
trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử nó cũng
không những không mất đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay,
cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho
dân tộc mình, làm cho nó luôn là nó chứ không phải cái khác [11].
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Nó là hạt
nhân bền vững nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này sang đời
khác. Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình. Ở đây nguyên lý
phát triển vẫn là nguyên lý xuất phát, có ý nghĩa phương pháp luận. Với nguyên lý
này chúng ta có thể vạch ra cơ sở chung và sự thống nhất đằng sau sự đa dạng trong
sinh hoạt cộng đồng của con người. Theo đó văn hóa được quan niệm là nội dung
chung, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Bản sắc văn hóa là cái được thường
xuyên duy trì, tái hiện, hoàn thiện trong tiến trình lịch sử, mặc dù nó tồn tại dưới
một hình thức đặc thù, đặc biệt ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể [11].
Bởi vậy, khi đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa của một dân tộc, một quốc gia
nào đó chúng ta cần phải nhận thấy nó ở sự thống nhất giữa cái đặc thù và cái phổ
biến, cái chung và sắc thái riêng trong tiến trình phát triển lịch sử. Bản sắc văn hóa
cũng là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng ( văn hóa dân tộc) và
cái chung (văn hóa nhân loại). Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa sẽ cống
hiến những gì là đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung. Đồng thời tiếp nhận
có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái chung,
hình thành nên bản sắc văn hóa của một dân tộc. Bản sắc văn hóa của một dân tộc
không phải là biểu hiện nhất thời mà là kết quả của các mối liên hệ lâu dài, sâu sắc
và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc.

15



Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống của
từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là các
giá trị do lịch sử để lại được các thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát huy trong thời đại
của họ để tạo nên một dòng chảy liên tục trong lịch sử văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên,
khái niệm bản sắc văn hóa không phải là bất biến, cố định mà nó luôn vận động mang
tính lịch sử cụ thể. Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố cổ hủ, bảo thủ,
lạc hậu và tạo ra những yếu tố mới để thích nghi với sự đòi hỏi của thời đại.
Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc có nhiều màu sắc, nhiều mức độ và quy mô
khác nhau, tạo nên giá trị to lớn, bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc. Đây chính
là nguồn nuôi dưỡng vô tận tâm hồn và đời sống tinh thần của các đồng bào dân tộc.
Đây là một kho tàng quý giá và vô tận, là di sản quý báu của văn hóa Việt Nam. Vì
vậy, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc cần có sự
thống nhất chặt chẽ, hài hòa và thực hiện đúng theo định hướng của Đảng và Nhà
nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân.
1.2.2. Ý thức, giáo dục và giáo dục ý thức
1.2.2.1. Khái niệm ý thức
Từ ý thức có thể được dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, ý
thức thường được dùng đồng nghĩa với tinh thần tư tưởng... (ý thức tổ chức, ý thức
kỉ luật...). Theo nghĩa hẹp, khái niệm ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt
trong tâm lý con người.
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, được
phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) và
con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh). Có thể ví ý
thức như "cặp mắt thứ hai"soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do "cặp mắt thứ
nhất)"(cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy cảm xúc...) mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể
nói: ý thức là tồn tại được nhận thức. [17].
1.2.2.2. Khái niệm giáo dục
GD theo từ tiếng Hán thì giáo nghĩa là dạy, là rèn luyện về đường tinh thần

nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức, dục là nuôi, là săn sóc về
mặt thể chất. Vậy GD là một sự rèn luyện con người về cả ba phương diện trí tuệ,

16


×