Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì đê điều_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là TS. Mỵ Duy Thành.
Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài luận văn: “Nghiên cứu
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì đê điều ở Chi cục Đê
điều & Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình ” chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mỵ Duy Thành đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực
hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ
và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ môn
khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học
Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ
của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại thư viện Trường
Đại học Thủy Lợi, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, kỹ sư... cùng các cán
bộ công tác tại Chi cục Đê điều & Phòng chống lụt bão Ninh Bình, đã tạo điều kiện
cung cấp các tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có
hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những
lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Việt Thắng

i


BẢN CAM KẾT

Họ và tên học viên: Nguyễn Việt Thắng


Lớp: 22QLXD22
Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng.
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
công tác bảo trì đê điều ở Chi cục Đê điều & Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả

Nguyễn Việt Thắng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I
BẢN CAM KẾT ...................................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................VII
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DUY TU BẢO DƯỠNG
CÔNG TRÌNH TRONG XÂY DỰNG. ...................................................................3
1.1 Vai trò của hoạt động duy tu bảo trì công trình đối với sự bền vững của
công trình ...............................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm về bảo trì công trình xây dựng...............................................3
1.1.2 Bảo trì và tuổi thọ công trình xây dựng ..................................................4
1.1.3 Phân loại công tác bảo trì công trình xây dựng .....................................4
1.1.4 Vai trò của hoạt động duy tu bảo trì công trình .....................................5
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của công tác bảo trì đối với công trình xây dựng .6

1.2.1 Mục đích của hoạt động bảo trì công trình trong xây dựng ...................6
1.2.2 Nhiệm vụ và yêu cầu của hoạt động bảo trì công trình trong xây dựng .6
1.3 Thực trạng hoạt động bảo trì công trình đê điều trên thế giới và ở Việt
Nam. .......................................................................................................................7
1.3.1 Thực trạng hoạt động bảo trì công trình đê điều trên thế giới ...............7
1.3.2 Thực trạng bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam ..................................9
1.4 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC DUY TU BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU
...................................................................................................................................18
2.1 Cơ sở pháp lý về công tác bảo trì công trình đê điều ................................18
2.1.1 Hệ thống các văn bản pháp luật ...........................................................18
2.1.2 Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn .....................................................19
2.2 Đặc điểm của công trình đê điều với công tác bảo trì ...............................19
2.2.1 Giới thiệu chung về công trình đê điều .................................................19
2.2.2 Cấu trúc tổng thể của công trình đê điều ..............................................20
2.2.3 Yêu cầu bảo trì các công trình đê điều .................................................24
2.3 Nội dung trình tự, kế hoạch bảo trì công trình đê điều ............................26
2.3.1 Trình tự thực hiện bảo trì công trình đê điều........................................27
2.3.2 Kế hoạch bảo trì công trình đê điều......................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................35
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC DUY TU BẢO DƯỠNG ĐÊ ĐIỀU TỈNH NINH BÌNH CỦA CHI
CỤC ĐÊ ĐIỀU & PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TỈNH NINH BÌNH. ..............36
iii


3.1 Giới thiệu về công tác quản lý bảo trì công trình đê điều tại Chi cục Đê
điều & Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình ................................................... 36

3.1.1 Hệ thống đê điều và phạm vi quản lý đê điều tại Chi cục Đê điều &
Phòng chống lụt bão Tỉnh Ninh Bình ............................................................ 36
3.1.2 Mô hình quản lý của Chi cục Đê điều & Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh
Bình................................................................................................................ 38
3.1.3 Quy trình và kế hoạch công tác quản lý bảo trì đê điều hiện nay của
Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình .............................. 43
3.2 Hiện trạng và các vấn đề bất cập trong công tác quản lý bảo trì công
trình đê điều tại Chi cục Đê điều & Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình[8]
.............................................................................................................................. 47
3.2.1 Hiện trạng công tác tuần tra, canh gác, phát hiện sự cố trên đê......... 47
3.2.2 Hiện trạng công tác bảo trì đê điều thường xuyên............................... 47
3.2.3 Hiện trạng trong công tác lập kế hoạch, quy trình, bảo trì đê điều..... 48
3.2.4 Hiện trạng các công trình đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .......... 48
3.3 Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục .......................... 54
3.3.1 Đối với công tác tuần tra, canh gác, bảo trì khi phát hiện sự cố trên đê
....................................................................................................................... 54
3.3.2 Đối với công tác bảo trì đê điều thường xuyên .................................... 58
3.3.3 Đối với công tác lập kế hoạch, quy trình, bảo trì đê điều .................... 59
3.3.4 Đối với các công trình đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ................ 61
3.3.5 Một số hạng mục bảo trì đê điều và đề xuất nâng cao chất lượng bảo
trì ................................................................................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 72
1. Kết luận ........................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 72
2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................... 72
2.1. Kiến nghị đối với Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình
....................................................................................................................... 73
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 73
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 76


iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: :Sự cố sụt lún mái kè bãi sông tại xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
(Thanh Hóa) ..............................................................................................................13
Hình 1.2: Điếm sạt lở kéo dài gần 100m ở sông Chu- Thanh Hóa ...........................14
Hình 1.3: Sạt lở nghiêm trọngmột đoạn bờ sông dài 1,5km .....................................15
Hình 1.4: Điếm canh đê Gia Trung, huyện Gia Viễn đã xuống cấp .........................16
Hình 3.1: Bản đồ các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .....................................37
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão ...................39
Hình 3.3: Công nghệ rada khảo sát mặt đất ..............................................................58
Hình 3.4: Ứng dụng công nghệ CIS ..........................................................................65
Hình 3.5: Sơ đồ trình tự khoan phụt vữa...................................................................69

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chiều rộng tối thiểu của đỉnh đê .............................................................. 21
Bảng 2.2: Tiến trình thực hiện bảo trì công trình đê điều ........................................ 27
Bảng 2.3: Lưu đồ kế hoạch bảo trì công trình đê điều thường xuyên ...................... 31
Bảng 2.4: Lưu đồ kế hoạch bảo trì công trình đê điều định kỳ(1 năm/1 lần) .......... 33
Bảng 3.1: Hiện trạng mạch đùn, mạch sủi trên đê trước lũ năm 2015 ..................... 49
Bảng 3.2: Hiện trạng cống, Âu dưới đê trước lũ năm 2015 ..................................... 50
Bảng 3.3: Hiện trạng Kè bảo vệ đê trước lũ năm 2015 ............................................ 52
Bảng 3.4: Biểu đồ so sánh hiện trạng hư hỏng công trình đê điều Tỉnh Ninh Bình 53
Bảng 3.5: Biểu mẫu theo dõi diễn biến, công tác bảo trì, xử lý sự cố đê điều ......... 56
Bảng 3.6: Biểu mẫu sổ theo dõi sự cố công trình đê điều tỉnh Ninh Bình ............... 57

Bảng 3.7: Đề xuất quy trình bảo trì đê điều hàng năm ............................................ 59

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXD

: Công trình xây dựng

CLCTXD

: Chất lượng công trình xây dựng

XD

: Xây dựng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Ban QLDA

: Ban quản lý dự án

TVGS

: Tư vấn giám sát


NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CĐT

: Chủ đầu tư

CTTL

: Công trình Thủy Lợi

CLCT

: Chất lượng công trình

UBND

: Ủy ban nhân dân

PCLB

: Phòng chống lụt bão

PCTT&TKCN

: Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

vii




MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống đê điều tỉnh Ninh Bình nói chung và tuyến đê hữu Đáy nói riêng có
vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân
trên địa bàn tỉnh trước thiên tai bão, lũ. Các tuyến đê được hình thành từ rất lâu, kết
cấu thân đê qua thời gian được đắp bằng nhiều loại đất khác nhau, biện pháp kỹ thuật
thi công cũng không thống nhất theo các thời kỳ dẫn đến vật liệu thân đê không đồng
nhất. Đặc biệt trên tuyến đê hữu Đáy còn nhiều vị trí, khu vực xung yếu cần phải duy
tu, bảo dưỡng chống xuống cấp. Cùng với tình trạng nóng lên toàn cầu, thời tiết ngày
càng cực đoan, khắc nghiệt, dòng sông Đáy ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp đe
dọa đê điều và gây khó khăn cho công tác phòng, chống lụt bão.
Công trình đê điều của tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây tuy đã được
duy tu, tu bổ và đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác nhau nhưng vẫn còn
nhiều tồn tại, hư hỏng. Với hiện trạng công trình đê điều, đặc biệt là các trọng điểm
xung yếu nêu trên, việc thường xuyên duy tu, sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn
các công trình là cần thiết tránh các hư hỏng nhỏ phát triển thành sự cố lớn. Tuy
nhiên, do nguồn kinh phí duy tu còn hạn chế nên hàng năm chỉ duy tu những điểm
xung yếu, còn nhiều đoạn phải gia cố, tu bổ bằng nhiều nguồn kinh phí khác.
Xuất phát từ những lý do trên, việc duy tu, bảo dưỡng đê điều theo kế hoạch
hàng năm trên địa bàn Tỉnh là hết sức cần thiết góp phần đảm bảo an toàn đê điều
trước thiên tai bão lũ, phục vụ công tác quản lý, cứu hộ khi có sự cố, ngăn chặn bớt
các vi phạm pháp luật về đê điều, kết hợp nâng cao năng lực giao thông trên các
tuyến đê phục vụ kinh tế, dân sinh, tạo vẻ đẹp cảnh quan môi trường. Đó là lý do tác
giả chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác
bảo trì đê điều ở Chi cục Đê điều & Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng duy tu bảo dưỡng đê điều tỉnh Ninh Bình của Chi cục Đê điều

& Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình.

1


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý bảo trì công trình xây dựng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung và không gian: Công tác quản lý bảo trì công trình đê
điều ở địa bàn tỉnh Ninh Bình của Chi cục Đê điều & Phòng chống lụt bão.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn phân tích các số liệu về công tác quản lý
bảo trì đê điều trong giai đoạn đến năm 2015 để phân tích và đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng cho công tác bảo trì cho các năm tiếp theo.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã dựa vào cơ sở khoa học quản lý
xây dựng và những quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và những quy định hiện hành
của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời luận văn cũng
sử dụng phép phân tích duy vật biện chứng để phân tích, đề xuất các giải pháp giúp
đạt được mục tiêu.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội
dung nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: phương pháp điều tra, khảo sát
thực tế; phương pháp phân tích, so sánh; và một số phương pháp khác.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về công tác bảo trì công trình thủy lợi,
chất lượng trong công tác quản lý bảo trì và đưa ra các giải pháp quản lý chất lượng,
quan điểm lý luận và hiệu quả chất lượng trong quá trình bảo trì công trình xây
dựng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, không
những chỉ đóng góp thiết thực cho tiến trình quản lý nâng cao chất lượng duy tu,
bảo dưỡng công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Ninh Bình mà còn là một tài liệu
tham khảo hữu ích cho các tỉnh lẻ có hệ thống tương tự trên toàn quốc từ đó có thể
rút ra những kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì công trình thủy lợi của tỉnh.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DUY TU BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH
TRONG XÂY DỰNG.
1.1 Vai trò của hoạt động duy tu bảo trì công trình đối với sự bền vững của
công trình
1.1.1 Khái niệm về bảo trì công trình xây dựng
Danh từ “ bảo trì” ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên gắn liền với máy móc thiết
bị du nhập vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đối với đối tượng là CTXD, lại được
hiểu với cụm từ truyền thống hơn như “duy tu”, “sửa chữa”, “bảo dưỡng”. Những
năm gần đây, cụm từ “ bảo trì công trình”, “ bảo trì CTXD” mới dần được sử dụng
phổ biến. Bảo trì CTXD được hiểu bao gồm bảo trì kiến trúc, kết cấu và các hệ
thống kỹ thuật của công trình.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên “ bảo trì CTXD” được xuất hiện trong nghị định
52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư xây dựng. Tính đến thời
điểm này, Nghị định 114/2010/NĐ-CP, Thông tư 02/2012/TT-BXD, Nghị định
46/2015/NĐ-CP là những văn bản pháp lý chính thức quy định đầy đủ nhất về công
tác bảo trì CTXD.
Khái niệm “bảo trì” được đưa ra đầu tiên để đối phó với chi phí tăng cao và
nguồn nhân lực tham gia vào các dịch vụ cung cấp cho quân đội Mỹ từ năm 1954.
Đến năm 1975, khái niệm bảo trì mới được nghiên cứu và tích hợp vào quá trình
thiết kế xây dựng để tạo điều kiện duy trì trong tương lai của công trình.

Theo AFNOR - NF- X60010: “ Bảo trì là tất cả các hành động để duy trì
hoặc khôi phục một tài sản ở tình trạng theo quy định để có thể cung cấp một dịch
vụ cụ thể theo chức năng. BS - 3811 - 1993 cho rằng “ bảo trì” là sự kết hợp của tất
cả các hành động kỹ thuật, hành chính, bao gồm cả hoạt động giám sát để duy trì,
khôi phục một tài sản để nó duy trì chức năng theo yêu cầu. Theo BS EN 153312011: bảo trì CTXD là sự kết hợp của tất cả các công tác kỹ thuật, hành chính và
quản lý trong suốt vòng đời của công trình với mục đích duy trì, hay sửa chữa lại để
nó có thể đáp ứng chức năng sử dụng theo yêu cầu. Tiêu chuẩn vận hành kỹ thuật
quĩ nhà ở Liên bang Nga định nghĩa, bảo trì CTXD là một tổ hợp các công việc
nhằm duy trì ở tình trạng ổn định, nhịp nhàng các bộ phận, thông số thiết kế, chế độ
3


làm việc của hệ thống kết cấu, thiết bị kỹ thuật của công trình.
Ở Việt Nam, theo NĐ 46/2015/NĐ-CP khái niệm về “Bảo trì công trình” là
tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn
của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
1.1.2 Bảo trì và tuổi thọ công trình xây dựng
Tuổi thọ của CTXD về nguyên tắc theo quy định của thiết kế, phụ thuộc vào
quá trình vận hành khai thác, sử dụng. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số
12/2012/TT-BXD, niên hạn sử dụng và tuổi thọ của CTXD căn cứ vào tiêu chí bền
vững của công trình đó.
Tuổi thọ công trình là khả năng của công trình, đảm bảo tính cơ lý và tính
chất khác được thiết lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường
trong suốt thời gian vận hành.
Tuổi thọ công trình có hai mức:
- Tuổi thọ thiết kế
- Tuổi thọ phục vụ ( bao gồm tuổi thọ thiết kế và giai đoạn phải thay thế)
Trong giai đoạn tuổi thọ thiết kế, công năng của công trình suy giảm từ thiết
kế đến mức tối thiểu trong giới hạn chấp nhận được. Giai đoạn phải thay thế là giai
đoạn công năng suy giảm rất nhanh, đến thời điểm kết thúc tuổi thọ công trình. Sự

suy giảm công năng của công trình có quan hệ tuyến tính với sự xuống cấp công
trình. Quá trình xuống cấp càng nhanh thì nhu cầu bảo trì càng lớn.
1.1.3 Phân loại công tác bảo trì công trình xây dựng
Công tác bảo trì được phân theo các nhóm A, B, C, D tuỳ theo tầm quan
trọng của kết cấu, đặc điểm kết cấu, tuổi thọ thiết kế, điều kiện môi trường, mức độ
tác động tới xung quanh, độ dễ bảo trì và giá bảo trì bao gồm:
Nhóm A- Bảo trì phòng ngừa: Công trình đặc biệt quan trọng, có liên quan
tới an toàn quốc gia, phòng chống cháy nổ và môi trường, công trình thường xuyên
có rất nhiều người làm việc hoặc qua lại, công trình không có điều kiện dễ sửa chữa,
công trình có tuổi thọ thiết kế đến 100 năm hoặc lâu hơn.
Nhóm B- Bảo trì thông thường: Các công trình dân dụng và công nghiệp
thông thường, có tuổi thọ thiết kế dưới 100 năm và có thể sửa chữa khi cần.
Nhóm C- Bảo trì quan sát: Công trình tạm, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.
4


Nhóm D- Bảo trì không quan sát: Công trình dàn khoan ngoài khơi, công
trình ngầm dưới đất, công trình dưới nước.
1.1.4 Vai trò của hoạt động duy tu bảo trì công trình
Công tác bảo trì công trình xây dựng đóng góp phần quan trọng trong vấn đề
sử dụng và khai thác công trình. Bảo trì công trình là các công tác xây dựng tiến
hành sau khi công trình đã bàn giao, đưa vào sử dụng nhằm khai thác công trình hết
và vượt tuổi thọ dự định.
1.1.4.1 Bảo trì và chiến lược bảo tồn bất động sản
Bảo trì là sự đảm bảo rằng các tài sản vật chất tiếp tục thực hiện chức năng
xác định của chúng. Công tác bảo trì nhằm mục đích duy trì những đặc trưng kiến
trúc, công năng công trình đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp
yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình vận hành và sử dụng.
Chiến lược quản lý CTXD phải được thiết lập trên cơ sở đảm bảo chất lượng
dài hạn thông qua các biện pháp kỹ thuật và pháp lý, thể hiện cụ thể thông qua chế

độ bảo trì CTXD.
Chủ sở hữu khi tiếp nhận quyền sử dụng một công trình cần phải có một quy
trình đã được thiết lập cho công tác bảo trì. Từ đó, chủ sở hữu cần căn cứ vào quy
trình bảo trì nhằm mục đích chuẩn bị một chỉ dẫn soạn riêng phù hợp cho từng đối
tượng cụ thể để mang lại lợi ích tốt nhất.
1.1.4.2 Bảo trì và an toàn vận hành công trình
Công trình vận hành an toàn khi các bộ phận, hệ thống kỹ thuật của công
trình hoạt động đúng chức năng và tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành. Một bộ phận công
trình không đảm bảo chức năng của nó sẽ ảnh hưởng tới sự khai thác bình thường
của công trình.
Mỗi bộ phận cần được định nghĩa rõ ràng chức năng, tiêu chuẩn vận hành
trong điều kiện vận hành cụ thể. Khi thiết lập tiêu chuẩn vận hành cần thiết phải
định lượng cho các tiêu chí và xác định được các loại sự cố có thể làm cho cấu kiện
hoặc bộ phận không thực hiện được chức năng của mình để phòng ngừa các sự cố
trên cơ sở xác định được nguồn gốc các sự cố.

5


1.1.4.3 Đối với cơ sở vật chất phục vụ bảo trì công trình
Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm hồ sơ xây dựng, hồ sơ thiết
bị, hệ thống kỹ thuật, dụng cụ thiết bị, nguồn tài chính và quy trình bảo trì công
trình. Quy trình bảo trì CTXD là tài liệu cơ bản để triển khai thực hiện bảo trì
CTXD, bao gồm quy trình bảo trì các bộ phận, hệ thống, trang thiết bị của công
trình.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của công tác bảo trì đối với công trình xây dựng
1.2.1 Mục đích của hoạt động bảo trì công trình trong xây dựng
- Bảo đảm sự vận hành an toàn do việc phát hiện sớm được các dấu hiệu của
sự cố do sự hư hỏng của một chi tiết nào đó.
- Qua các đợt đánh giá hiện trạng chúng ta có cơ hội nhìn nhận lại toàn bộ

hệ thống trong môi trường làm việc thực để từ đó có thể bổ sung những chi tiết có
độ tin cậy cao hơn.
- Tăng cường hiệu quả vận hành vì các tham số liên quan tới vận hành
thường xuyên được tham chiếu và phân tích ảnh hưởng đồng thời có biện pháp
khắc phục, loại bỏ các chi tiết nhờ đó loại bỏ được các sự cố không đáng có.
- Hiệu quả bảo trì cao hơn do chọn được các dịch vụ bảo trì tốt hơn với đội
ngũ chuyên gia có nghề nghiệp đồng thời tạo được sự năng động của mỗi người chủ
của tài sản. Thực hiện công tác bảo trì là đã góp phần quan trọng thực hiện chiến
lược bảo tồn bất động sản đồng thời tạo ra loại hình dịch vụ mới có tính chuyên
nghiệp cao, tính chuyên môn hoá cao.
Những vấn đề vừa bàn trên là nhiệm vụ về của hoạt động bảo trì công trình
và trong đó có nhiều vấn đề đang được coi là mục tiêu của chiến lược bảo tồn
CTXD.
1.2.2 Nhiệm vụ và yêu cầu của hoạt động bảo trì công trình trong xây dựng
1.2.2.1 Nhiệm vụ chính trong công tác bảo trì công trình
- Tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình.
- Xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết, bộ phận công trình.
- Xác định cấp bảo trì, rồi lập quy trình cho từng cấp bảo trì công trình và
mức đầu tư tương ứng.
- Xác định nguồn tài chính để thực hiện công tác bảo trì công trình. Trong
6


nội dung công tác bảo trì phải nêu rõ các chi tiết, bộ phận cần thiết phải bảo trì, các
điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng, phương thức tổ chức, dự kiến tiến độ thực hiện, biện
pháp an toàn cho các thiết bị và con người trong quá trình thực hiện bảo trì công
trình.
1.2.2.2 Yêu cầu chung trong công bảo trì công trình xây dựng
- Mọi công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được tổ chức
quản lý bảo trì.

- Bảo trì công trình xây dựng phải được thực hiện theo nội dung, quy trình
bảo trì, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và
quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc bảo trì công trình xây dựng phải được thực hiện theo kế hoạch được
lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Công tác bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và môi
trường.
- Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công,
người sử dụng và các phương tiện giao thông, vận hành trên công trình.
- Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa
ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động,... do xe cộ, máy móc và các thiết bị
thi công khác khi thực hiện các hoạt động bảo trì gây ra.
- Tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường, các quy phạm an toàn
lao động, an toàn trong thi công, an toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị thi công.
1.3 Thực trạng hoạt động bảo trì công trình đê điều trên thế giới và ở Việt
Nam.
1.3.1 Thực trạng hoạt động bảo trì công trình đê điều trên thế giới
1.3.1.1 Quy phạm, tiêu chuẩn bảo trì công trình đê điều trên thế giới
Ở các nước, bảo trì công trình đê điều không có tiêu chuẩn riêng, mà được
quy định trong các bộ tiêu chuẩn bảo trì công trình thủy lợi nói chung. Những
nguyên tắc cơ bản về bảo trì tài sản được quy định trong “Tiêu chuẩn bảo trì tài sản
quốc tế 2012” , với sự viện dẫn nhiều tiêu chuẩn khác có liên quan. Mỗi một nước
có các quy định riêng về bảo trì CTXD, các bộ tiêu chuẩn bảo trì của các nước luôn
được hoàn thiện và đổi mới
7


Ở Liên bang Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, công tác bảo trì CTXD,
CTTL nằm trong nội dung vận hành kỹ thuật công trình.
Đối với nước Anh và các nước EU, Nhật Bản công tác bảo trì công trình đê

điều được cung cấp trong bộ Luật Xây dựng.
Ở Mỹ, Canada, Úc công tác bảo trì công trình đê điều đã bắt đầu được thực
hiện theo quy định và hướng dẫn bởi Ủy ban Xây dựng từng bang.
Tại Singapo, không có tiêu chuẩn bảo trì riêng cho CTXD, công tác bảo trì
đê điều và các CTXD khác được quy định trong bộ luật tiêu chuẩn được thiết lập và
quản lý bởi Ủy ban tiêu chuẩn xây dựng Singapore và các bộ tiêu chuẩn viện dẫn
khác có liên quan.
1.3.1.2 Hình thức bảo trì công trình đê điều được sử dụng trên thế giới
Dựa vào sự đa dạng của chiến lược bảo trì CTTL theo định hướng Nhà nước,
đơn vị quản lý công trình đê điều, những hình thức bảo trì khác nhau đã được chấp
nhận ở nhiều nước trên thế giới. Về cơ bản, các hình thức bảo trì có thể được phân
loại thành hai nhóm: bảo trì kế hoạch và bảo trì đột xuất.
1.3.1.3 Nội dung bảo trì công trình đê điều trên thế giới
Các nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện bảo trì là xây dựng quy
trình bảo trì, kế hoạch bảo trì, xác định và ký kết hợp đồng bảo trì và tổ chức, quản
lý quá trình bảo trì. Nội dung của quá trình bảo trì phụ thuộc vào hình thức bảo trì.
Trong hình thức bảo trì đột xuất và bảo trì hiệu chỉnh nội dung của bảo trì gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá tình trạng công trình.
+ Xác lập phương án, sửa chữa và thay thế bộ phận, hệ thống bị sự cố
+ Báo cáo đánh giá nguy cơ, đề xuất giải pháp
Trong hình thức bảo trì theo kế hoạch, các nội dung cơ bản của quá trình
thực hiện bảo trì bao gồm:
+ Lên kế hoạch bảo trì cho từng bộ phận, hệ thống
+ Xác định và lựa chọn hợp đồng cho từng đối tượng
+ Thực hiện công tác kiểm tra, tiến hành công tác bảo dưỡng
+ Tổng hợp, phân tích thông tin và đánh giá tình trạng vận hành
+ Quyết định phương án sửa chữa, sửa chữa thay thế
+ Lập hồ sơ bảo trì
+ Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp tiếp theo
8



1.3.1.4 Vấn đề tồn tại trong quản lý bảo trì CTXD và công trình đê điều trên thế
giới
Với việc chi phí bảo trì tăng cao, vấn đề quản lý bảo trì đang trở thành mối
quan tâm hàng đầu của đơn vị quản lý công trình. Ở hầu hết các quốc gia, nó chiếm
tới gần 50% tổng doanh thu của nghành công nghiệp xây dựng. Nguyên nhân có thể
là do những sai sót trong thiết kế, chất lượng thi công thấp và trình độ tổ chức bảo
trì công trình yếu kém. Xu hướng này có thể do sự phức tạp ngày càng tăng của các
công trình, số lượng quy mô ngày càng lớn của các hệ thống kỹ thuật trong đó, và
cấp độ cao hơn trong các dịch vụ cung cấp.
Các tiêu chí về chất lượng, an toàn, tiến độ, chi phí, chức năng và sự thân
thiện với môi trường được chủ sở hữu yêu cầu thấp dẫn đến hiệu quả công tác vận
hành và bảo trì công trình yếu kém. Thiếu sự kết hợp và thực hiện các mục tiêu bảo
trì, cũng như sự mâu thuẫn trong định hướng tổ chức thực hiện cũng là vấn đề
thường xuyên xảy ra. Những cá nhân tham gia hoạt động bảo trì thường chỉ quan
tâm đến yếu tố kỹ thuật, thiếu sự hiểu biết về chiến lược và mục tiêu bảo trì công
trình. Vì vậy, các quyết định về bảo trì dường như không phản ánh đúng yêu cầu
bảo trì hiệu quả và nhu cầu của người quản lý công trình.
1.3.2 Thực trạng bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam
1.3.2.1 Hoạt động bảo trì công trình xây dựng trong Quản lý Nhà nước
Ở nước ta khái niệm về bảo trì công trình xây dựng (CTXD) chưa có được vị
trí xứng đáng. Hầu như không tồn tại trong thực tế “vấn đề bảo trì” bởi chúng ta chỉ
mới coi trọng việc hoàn thành, tổ chức bàn giao còn khi công trình đưa vào khai
thác thì không có chính sách chăm sóc cho công trình mà còn làm ngơ trước sự kiệt
quệ của những tài sản quí giá này. Hình ảnh của sự xuống cấp nhanh, tình trạng chất
lượng đáng lo ngại của các khu chung cư là một minh chứng nhãn tiền của “vấn đề
bảo trì” ở nước ta.[10]
Tình hình trên thấy sự cần thiết và tính cấp bách trong việc lựa chọn chính
sách cải tạo nâng cấp quỹ nhà ở hiện có song hành với việc XD các công trình nhà

mới. Theo tổng kết của đề tài KC -11- 05 và của Sở Nhà đất Hà Nội qua những
công trình cải tạo nâng cấp nhà ở cũ cho thấy: Để tăng cùng một diện tích với tiện
nghi tương tự, cải tạo chỉ chiếm 30-50% giá thành, 40-70% vật liệu xây dựng, 509


60% thời gian thi công so với xây mới.
Theo kinh nghiệm của Liên Xô, cơ cấu vốn đầu tư cho cải tạo, tu bổ, sửa
chữa phải đạt từ 35- 40% vốn đầu tư cho xây dựng nhà ở mới thì có đủ khả năng
duy trì vốn nhà ở hiện có. Trong tình hình đất nước còn khó khăn về vốn, việc
bảo quản, sửa chữa, nâng cấp quĩ nhà ở hiện có để tăng diện tích, tiện nghi ở,
ngăn chặn tình trạng xuống cấp các công trình nhà ở nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân càng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và xã hội. Song giải quyết
nhiệm vụ này chúng ta gặp phải những vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật. Sự lãng
quên vấn đề bảo trì các công trình dân dụng và nhà ở đang đặt chúng ta những
khó khăn to lớn và giải quyết tình trạng này là một công việc khó khăn vì rất tổn
phí về tài chính và hàng loạt các vấn đề xã hội mà không dễ xử lý được.
Ngày 12/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về Quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thay thế Nghị định 114/2010/NĐ-CP
ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng.
Với nhiều điểm mới, Nghị định 46/2015/NĐ-CP sẽ khắc phục được một số
tồn tại, hạn chế như việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng chưa phù hợp; quy
định về nghiệm thu công việc vẫn chưa tạo bước đột phá nhằm giảm lượng hồ sơ
không cần thiết; quy định bảo hành công trình xây dựng còn cứng nhắc, gây khó
khăn cho một số nhà thầu thi công xây dựng công trình; chưa rõ các quy định, chế tài
về xử lý công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết niên hạn sử dụng; thiếu
các quy định về đánh giá an toàn đối với các công trình quan trọng quốc gia...
Đây là một trong những sự quyết tâm của Nhà nước góp phần nâng cao công

tác quản lý chất lượng, bảo trì công trình bảo đảm công trình đưa vào sử dụng khai
thác sẽ đáp ứng được nhu cầu xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
1.3.2.2 Những chính sách về bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam
Chính sách bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam qua các hệ thống văn bản
pháp lý đến các bộ nghành và các văn bản quy phạm trong xây dựng: NĐ 46/2015/
NĐ-CP; TT 48/2009/TTLT-BTC-BNNPTNT.
10


1.3.2.3 Những Quy phạm, tiêu chuẩn bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam
Hiện nay nước ta có một các tiêu chuẩn phục vụ cho công tác bảo trì công
trình đê điều như: TCVN 8644:2011; TCVN 9165:2012; TCVN 447:2012; 14TCN
182-2006. Các tiêu chuẩn nói trên đều được vận dụng các tiêu chuẩn về thi công,
lắp dựng, kiểm tra nghiệm thu các công tác bảo trì đê điều.
1.3.2.4 Mô hình quản lý bảo trì đê điều hiện nay ở Việt Nam
Các công trình đê điều hiện nay ở Việt Nam đều do Bộ NN&PTNT đầu tư
bằng ngân sách trong nước, tuy nhiên Bộ NN&PTNT giao cho Cục Đê điều và
Phòng chống lụt bão quản lý. Quy trình bảo trì của công trình đê điều do Bộ
NN&PTNT lập và bàn giao cho các Sở NN&PTNT địa phương quản lý và thực
hiện công tác bảo trì.
1.3.2.5 Vấn đề tồn tại trong quản lý bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam
Chưa có một văn bản pháp lý nào đề cập đế quản lý vận hành, bảo trì công
trình đê điều. Thiếu các tiêu chuẩn, qui chuẩn về thiết kế, thi công, vận hành và bảo
trì công trình đê điều. Thiếu một hệ thống dữ liệu cơ sở khoa học lý thuyết và thực
tiễn đầy đủ cho công tác vận hành kỹ thuật và bảo trì.
Quy trình, nội dung công tác bảo trì công trình đê điều trong nước do đơn vị
mang tính chất nội bộ, mức độ phổ cập và khả năng tiếp cận còn hạn chế, chưa được
kiểm chứng, đối chiếu với các quy định, quy phạm và tiêu chuẩn của Việt Nam. Trình
độ và kinh nghiệm quản lý khai thác, bảo trì công trình đê điều còn yếu kém.
1.4 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Năm 1945, trên cả nước có hơn 3.000 km đê các loại. Đến nay, trên cả nước
đã có 8.000 km đê các loại trong đó hơn 5.000 km đê sông, gần 3.000 km đê biển.
Ngoài ra còn hàng ngàn km bờ bao chống lũ, ngăn mặn ở đồng bằng Sông Cửu
Long và các địa phương. Hàng năm hệ thống đê điều ở nước ta được Trung ương và
địa phương quan tâm đầu tư tu bổ, nâng cấp tăng cường ổn định và loại trừ dần các
trọng điểm đê điều xung yếu. Tuy vậy, do tác động của thiên nhiên như sóng, gió,
thuỷ triều, dòng chảy và các tác động trực tiếp của con người, quy mô và chất lượng
công trình đê điều luôn bị biến động theo thời gian.
Đối với các tuyến đê sông, các đoạn đê tu bổ thường xuyên đã được thiết kế
theo chỉ tiêu hoàn thiện mặt cắt với cao độ đảm bảo yêu cầu chống lũ thiết kế, bề
11


rộng mặt đê phổ thông 5m, độ dốc mái m=2 và mặt đê được gia cố đá dăm hoặc bê
tông để kết hợp giao thông nên khả năng phòng chống lũ bão thiết kế. Song do
chiều dài đê lớn, tốc độ bào mòn xuống cấp nhanh trong khi khả năng đầu tư còn
hạn chế nên vẫn còn nhiều đoạn đê còn thấp, nhỏ so với tiêu chuẩn đê thiết kế.
Phân tích chất lượng hiện trạng đê của Viêṭ Nam cho kết quả:
- 66,4% km đê được bảo trì thường xuyên ở trạng thái ổn định đảm
bảo an toàn;
- 28,0% km đê bảo trì còn kém nên chưa ổn định, đảm bảo an toàn;
- 5,6% km đê xung yếu.
Do được bồi trúc qua nhiều năm nên nhìn chung chất lượng thân các tuyến
đê không đồng đều, trong thân đê tiềm ẩn nhiều khiếm khuyết như xói ngầm, tổ
mối, hang động vật...
Vì vậy khi có bão, lũ mực nước sông dâng cao, độ chênh lệch với mực nước
trong đồng lớn, do đó nhiều đoạn đê xuất hiện các sự cố mạch đùn, sủi, thẩm lậu,
sạt trượt mái đê phía sông và phía đồng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời ngay
từ giờ đầu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới an toàn của đê.
Sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng Viêṭ Nam trong những năm gần đây

đã gián tiếp làm cho tình trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ đê, bãi sông và
lòng sông ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn đê điều
và khả năng thoát lũ của các sông

trên

địa

bàn

từ trung ương đến điạ

phương.[17]
Đặc biệt công tác bảo trì đê điều hiện nay còn bị xem nhẹ nên trên địa bàn cả
nước thường xuyên xuất hiện những sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống
nhân dân và tổn thất ngân sách Nhà nước điển hình là các sự cố sau:
Vào cuối tháng 1/2015, người dân ở đây bắt đầu phát hiện hiện tượng nứt
toác của mái kè bãi sông, đoạn giáp với trạm bơm Trà La - Đồng Hàn. Hiện tượng
này xảy ra ngày càng lớn, hậu quả sẽ khôn lường nếu không được khắc phục kịp
thời khi mùa mưa, lũ đến.

12


Hình 1.1: Sự cố sụt lún mái kè bãi sông tại xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
(Thanh Hóa)
Nguyên nhân xảy ra sự cố sụt lún là do ở đây có một mạch nước ngầm, sau
các đợt bơm nước lên bãi bồi phục vụ sản xuất vụ Xuân của bà con xã Hoằng
Khánh đã phát sinh nước thẩm lậu, làm sụt lún, biến dạng mái kè từ K0+55,6 đến
K0+105,4 đang trong quá trình thi công.

Ban quản lý dự án đã cho tháo gỡ hết cấu kiện từ K0+55,6 đến K0+105,4; bóc bỏ
toàn bộ khối lượng đất trong cung trượt đắp trở lại thay bằng đất cấp 3, lu lèn chặt.
Tại vị trí có mạch nước ngầm làm tầng lọc bằng đá hộc dẫn nước về một vị trí tập
kết thuận lợi dẫn ra sông, sau đó tiến hành trải vải lọc, lót đá 1x2 và lát lại cấu kiện
bê-tông.
Trường hợp đoạn đê bị sạt lở là từ K27+585 - K28+215, qua địa bàn xã
Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa. Đây là tuyến đê cấp II trung ương, bảo vệ cho 32 xã
vùng tả sông Chu thuộc các huyện như Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định.
Do ảnh hưởng của sự thay đổi dòng chảy, từ mùa mưa bão năm 2007, đoạn
đê này đã bị xói lở vào chân kè, mái kè bị sạt lở với chiều dài gần 100m.

13


Hình 1.2: Điếm sạt lở kéo dài gần 100m ở sông Chu- Thanh Hóa
Đoạn đê bị sạt lở nằm sát mép sông, lòng sông sâu, dòng chủ lưu thúc vuông
góc đê. Thời gian gần đây, đoạn đê nằm giữa hai mỏ hàn bị sụt lở, hạn chế khả năng
lái dòng chảy. Do dòng chảy thúc trực tiếp vào chân đê nên tốc độ sạt lở rất nhanh.
Theo quan sát thực địa, vết sạt lở đứng, bóc từng lớp đất, kéo dài gần 100m,
có xu hướng lấn sâu vào chân và mái đê. Lớp đá kè bảo vệ chân đê cũng bị xói lở
nham nhở.
Để chuẩn bị sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra trong mùa mưa bão, huyện
Thiệu Hóa đã xây dựng phương án trọng điểm và tổ chức triển khai công tác chuẩn
bị nhân lực, vật tư; chỉ đạo UBND xã Thiệu Tiến chuẩn bị bao tải, đá hộc, cọc tre,
rơm rạ...
Hiện nay, tại thôn Thành Vật, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa (Hà Nội), một
đoạn bờ sông dài 1,5km đã bị sạt lở nghiêm trọng, có đoạn sạt lở gần sát vào chân
đê, gây mất an toàn cho con người và tài sản của nhân dân.

14



Hình 1.3: Sạt lở nghiêm trọngmột đoạn bờ sông dài 1,5km
Theo phân tích thì việc rò rỉ nước ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2 xuất
phát từ lỗi ở các khâu thiết kế, thẩm tra thiết kế và tư vấn giám sát. Ngoài lỗi thiết
kế, trong quá trình thi công có thể do sơ sẩy làm màng chống thấm bị thủng cũng
góp phần gây rò rỉ nước ở đập thủy điện này. Công trình còn nằm trong thời gian
bảo hành 2 năm nhưng nhà thầu thiếu tích cực phối hợp với chủ đầu tư để khắc
phục. Điều này cho thấy được sự thiếu trách nhiệm của nhà thầu trong việc tu sửa
bảo hành công trình thủy lợi hiện nay.
Hiện nay, nhiều điếm canh đê ở huyện Gia Viễn đang trong tình trạng bị hư
hỏng nặng. Đặc biệt là điếm canh đê Gia Trung - huyện Gia Viễn

15


Hình 1.4: Điếm canh đê Gia Trung, huyện Gia Viễn đã xuống cấp
Điếm canh đê được xây dựng từ khoảng năm 1960 nay đã bị xuống cấp
nghiêm trọng: Mái nhà và bốn bức tường đều lở vữa, cửa sổ không còn chấn song,
cánh cửa gỗ bị mối mọt. Trần nhà bị nứt, lộ cả dầm sắt, mặc dù đã được trát vá,
nhưng khi mưa vẫn bị thấm dột. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là hiện mặt đê được
tôn cao hơn nền nhà điếm canh đê, nên mỗi khi trời mưa là nước tràn vào nhà...
Tuy nhiên công tác bảo trì ở địa phương còn chưa được thực hiện. Điếm
canh đê là trụ sở trực tuần tra, canh gác đê mùa mưa, bão lũ và nơi tập kết vật liệu
hộ đê của các địa phương. Ban ngày có 2 người trực, ban đêm có 4 người trực. Khi
có báo động lũ (từ tháng 7 đến tháng 9), mỗi điếm canh đê phải thường xuyên có từ
4 đến 12 người trực. Do vậy cần sớm quan tâm, kiểm tra và có biện pháp tu sửa,
nâng cấp các điếm canh đê để bảo đảm an toàn cho công tác phòng, chống lụt bão.

16



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả giới thiệu những khái niệm chung về bảo trì công
trình và hiện trạng bảo trì công trình ở Việt Nam. Ở nước ta khái niệm công tác
bảo trì công trình xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Hình ảnh của sự
xuống cấp nhanh, tình trạng chất lượng đáng lo ngại của các công trình nói chung
và các khu chung cư nói riêng là một minh chứng rõ nhất của “vấn đề bảo trì” ở
nước ta.
Chất lượng nhân lực của nhà thầu thực hiện công tác bảo trì chưa đáp ứng
yêu cầu, thiếu cán bộ có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu thợ tay nghề giỏi.
Nhiều đơn vị sử dụng lao động thời vụ không qua đào tạo để giảm chi phí, việc
huấn luyện tại chỗ rất sơ sài.
Ở chương 2, tác giả sẽ đưa ra các cơ sở pháp lý của công tác bảo trì công
trình đê điều, những đặc điểm, tính chất đặc thù của công trình đê điều đối với công
tác bảo trì. Từ đó đưa ra kế hoạch, trình tự nội dung bảo trì công trình đối với các
bộ phận trên trên hệ thống đê điều và các sự cố xảy ra do các ảnh hưởng của yếu tố
bên ngoài.

17


×