Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác giao khoán nhằm nâng cao hiệu_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là công trình của cá nhân học viên,
chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ
một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác
Học viên cũng xin cam đoan các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung
thực. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài
liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện công tác giao khoán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công
tại Công ty Cổ phần Xây lắp Thành An 96”, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình, chu đáo của các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ và QLXD- thuộc
Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy Lợi cũng như sự giúp đỡ của Ban Giám đốc
và các đồng nghiệp của Công ty Cổ phần Xây lắp Thành An 96
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt
là PGS.TS Dương Đức Tiến người đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn giúp tác giả có được kiến thức để hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn


khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của Quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Minh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................vi
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục đích của đề tài..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ THI CÔNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.....................................................................................4

1.1. Tổng quan về chi phí thi công xây dựng và kiểm soát chi phí trong doanh
nghiệp xây dựng. .........................................................................................................4
1.1.2. Tổng quan về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ............................ 4
1.1.3. Tổng quan về chi phí thi công và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây
dựng. ...................................................................................................................... 11
1.2. Nội dung của công tác Quản lý chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. ................13
1.3. Tổng quan về cơ chế giao khoán và công tác quản lý chi phí thi công trong các
doanh nghiệp xây lắp từ trước tới nay và những bất cập trong công tác quản lý và
kiểm soát chi phí thi công. .........................................................................................14
1.4. Kết luận Chương 1..............................................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC GIAO KHOÁN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG...................................................................................20
2.1. Quy định chung về quản lý chi phí xây dựng.....................................................20
2.2. Nội dung phương thức khoán trong các doanh nghiệp xây dựng ......................21
2.2.1. Khái niệm về phương thức khoán trong các doanh nghiệp xây dựng ......... 21
2.2.2. Vai trò và nội dung phương thức khoán tại doanh nghiệp .......................... 22
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng, chi phối đến phương thức khoán tại doanh
nghiệp .................................................................................................................... 27
2.3. Định mức xây dựng và những nhân tố ảnh hưởng tới năng suất trong xây dựng
...................................................................................................................................29
2.3.1. Vai trò của định mức kinh tế- kỹ thuật và một số Định mức kinh tế- kỹ
thuật hiện hành ...................................................................................................... 29

iii


2.3.2. Năng suất và các yếu tố làm tăng năng suất trong xây dựng ...................... 32
2.4. Thực trạng công tác giao khoán và yêu cầu đặt ra ............................................. 35
2.4.1. Thực trạng các căn cứ để thực hiện công tác giao khoán tại các doanh
nghiệp hiện nay ..................................................................................................... 35

2.4.2. Các yêu cầu đặt ra đối với công tác giao khoán hiện nay ........................... 36
2.5. Kết luận Chương 2. ............................................................................................ 37
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO KHOÁN NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP THÀNH AN 96 ............................................................................... 39
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPXL Thành An 96 ................ 39
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ............................................................. 39
3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty ........................................................... 39
3.1.3. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, công cụ thi công của
công ty ................................................................................................................... 45
3.2. Thực trạng công tác giao khoán tại Công ty Cổ phần Xây lắp Thành An 96. ... 48
3.2.1. Thực trạng công tác hoạch định việc giao khoán ảnh hưởng đến chi phí thi
công. ...................................................................................................................... 51
3.2.2. Thực trạng việc ra quyết định giao khoán ảnh hưởng đến chi phí thi công.55
3.2.3. Thực trạng công tác Tổ chức giao khoán ảnh hưởng đến chi phí thi công . 57
3.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra việc kiểm soát chi phí trong quá trình thực
hiện giao khoán. .................................................................................................... 58
3.3. Phân tích đánh giá mô hình giao khoán tại Công ty CPXL Thành An 96. ........ 59
3.4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phương thức giao khoán tại Công ty Cổ
phần Xây lắp Thành An 96. ...................................................................................... 62
3.4.1. Các nguyên tắc và căn cứ đề xuất giải pháp ............................................... 62
3.4.2. Nhóm các giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy và hoàn thiện các điều kiện
giao khoán. ............................................................................................................ 63
3.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng suất lao động phù hợp với điều kiện và định
hướng phát triển của Công ty. ............................................................................... 69
3.5. Kết luận chương 3 .............................................................................................. 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 88

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1- Giá xây dựng theo từng giai đoạn đầu tư .......................................................4
Hình 1. 2- Sơ đồ cơ cấu các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư dự án ..................5
Hình 1. 4- Sơ đồ quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiêp .....................................13
Hình 3. 1- Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty CPXL Thành An 96 .............................40
Hình 3. 2- Sơ đồ các hình thức giao khoán tại Công ty CPXL Thành An 96 ...............48
Hình 3. 3- Quy trình thực hiện giao khoán bên ngoài (thầu phụ) của công ty ..............48
Hình 3. 4- Quy trình thực hiện giao khoán nội bộ của công ty .....................................49
Hình 3. 5- Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên trong GĐ TK BVTC gói thầu IC-14 ........52
Hình 3. 6- Sơ đồ thực hiện cơ chế khoán đội tại công ty CPXL Thành An 96 .............60
Hình 3. 7- Sơ đồ Ban dự án quản lý, điều phối và thực hiện giao khoán......................64
Hình 3. 8- Sơ đồ các bước lập định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ ..................................66
Hình 3. 9- Sơ đồ mô tả nguyên lý làm việc của phần mềm quản lý chi phí thi công ...68
Hình 3. 10- Nhập các ràng buộc và hàm mục tiêu- Bài toán cắt thép tối ưu ................74
Hình 3. 11- Mở công cụ Solver - Bài toán cắt thép tối ưu ............................................75
Hình 3. 12- Nhập các ràng buộc- Bài toán cắt thép tối ưu ............................................75
Hình 3. 13- Lựa chọn hàm Simplex LP- Bài toán cắt thép tối ưu .................................76
Hình 3. 14 - Lựa chọn Keep Solver Solutions - Bài toán cắt thép tối ưu ......................76
Hình 3. 15- Mô tả đề bài bài toán tìm phương án vận chuyển ......................................77
Hình 3. 10- Nhập các ràng buộc và hàm mục tiêu- Bài toán vận chuyển tối ưu ...........78
Hình 3. 11- Mở công cụ Solver - Bài toán vận chuyển tối ưu ......................................79
Hình 3. 12- Nhập các ràng buộc- Bài toán vận chuyển tối ưu ......................................80
Hình 3. 13- Lựa chọn hàm Simplex LP- Bài toán vận chuyển tối ưu ...........................80
Hình 3. 14 - Lựa chọn Keep Solver Solutions - Bài toán vận chuyển tối ưu ................81
Hình 3. 16- Kết quả Bài toán vận chuyển tối ưu ...........................................................81

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1- Số lượng cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật ..................................... 46
Bảng 3. 2- Số lượng công nhân kỹ thuật và bậc thợ ..................................................... 46
Bảng 3. 3- Số lượng và tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị .............................. 47
Bảng 3. 10- Mức độ áp dụng các hình thức giao khoán tại công ty.............................. 55
Bảng 3. 12- Cơ cấu các loại chi phí trong giá thành công trình năm 2014-2015 ......... 69
Bảng 3. 13- Bảng các phương án pha cắt thép .............................................................. 72
Bảng 3. 14- Bảng phương án tối ưu cắt thép tìm được ................................................. 76

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại các doanh nghiệp xây dựng, chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp là nhân
tố quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì chi phí
xây lắp là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp cũng như trình độ
tổ chức quản lý. Việc kiểm soát tốt chi phí không những làm hạ giá thành, nâng cao
khả năng cạnh tranh, mà còn góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản lý ở đơn vị thi công không kiểm soát
được chi phí trong quá trình thi công nên buộc phải thay đổi thiết kế như giảm bớt
khối lượng xi măng, sắt thép... làm cho chất lượng công trình giảm sút. Điều nay đặt ra
mối quan tâm lớn cho các nhà quản lý ở các đơn vị thi công: làm thế nào để hạ thấp
chi phí thi công mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
Mặt khác, trong doanh nghiệp xây dựng, doanh thu được ghi nhận là giá trị các hạng
mục công trình, công trình hoàn thành được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Do
đó, đòi hỏi việc xác định giá thành sản xuất và giá vốn tương ứng khối lượng nghiệm
thu phải phù hợp, chính xác. Nếu xác định không chính xác (thừa hoặc thiếu) sẽ ảnh
hưởng đến tính xác thực của việc xác định kết quả kinh doanh đồng thời gây thiệt hại

cho doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công tác kế toán, kế hoạch của doanh
nghiệp xây dựng là phải được tổ chức khoa học, chính xác theo tiến độ hợp đồng. Hiện
nay hầu hết các Công ty xây lắp ở Việt Nam đều áp dụng phương thức giao khoán đến
đội thi công trực tiếp. Vậy cơ chế khoán phải được tổ chức sao cho vừa dễ thực hiện,
khoa học đồng thời phục vụ tốt cho công tác kế toán, kế hoạch.
Thực chất của công tác khoán là quá trình xác định mức độ tự chịu trách nhiệm
khuyến khích tính năng động sáng tạo của tổ, đội sản xuất, của công ty. Thông qua cơ
chế khoán một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị nhận khoán tự chủ, trong sản xuất,
công ty chỉ quản lý qua chỉ tiêu giao khoán, do đó có thời gian cho việc tiến hành phân
tích kinh tế, tham gia tiếp thị, đấu thầu tìm kiếm thêm công việc.
Tuy nhiên, công tác giao khoán trong các doanh nghiệp xây lắp cũng đang có nhiều
vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện như: Công ty không nghiên cứu kỹ đặc
điểm tính chất công việc khoán để lựa chọn ra hình thức khoán, lựa chọn tổ đội nhận
khoán hợp lý và hiệu quả nhất; công tác nhân sự, quản lý, tổ chức, giám sát không rõ
1


ràng, chồng chéo gây ách tắc quá trình thực hiện; đặc biệt là việc hoàn thiện, cập nhật
định mức nội bộ phù hợp với tình hình nguồn lực thực tế của các công ty còn rất thiếu
dẫn đến không hiệu quả về mặt kinh tế trong việc thực hiện khoán.
Chính vì vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giao khoán là công việc cần thiết nhằm
tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện hiện nay. Với các lý do
nêu trên cùng với thực tiễn công tác giao khoán tại công ty Cổ phần Xây lắp Thành An
96, đã đặt ra tính cấp thiết cần phải nghiên cứu của đề tài: " Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện công tác giao khoán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi
công tại Công ty Cổ phần Xây lắp Thành An 96”
2. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài nghiên cứu là hệ thống lại lý thuyết về chi phí xây dựng, quản lý
thi công, quản lý chi phí thi công, nội dung đặc điểm của cơ chế giao khoán trong các
doanh nghiệp thi công xây dựng.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, phân tích thực trạng về công tác giao
khoán tại Công ty cổ phần xây lắp Thành An 96, để tìm ra những bất cập, những mặt
còn tồn tại của việc kiểm soát chi phí thi công trong quá trình thực hiện giao khoán
làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao trong công ty. Từ đó đề xuất một số
giải pháp cụ thể, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi phí thi
công trong công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý thuyết về quản lý chi phí thi công và thực tiễn cơ chế
giao khoán giữa công ty xây lắp với các đội thi công trực tiếp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào công tác giao khoán trong Công ty Cổ
phần Xây lắp Thành An 96 và các đơn vị thành viên.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Từ các tài liệu thu thập và các tình huống thực tiễn, trong khuôn khổ luận văn tác giả
tập trung vào phân tích, nghiên cứu những vấn đề cụ thể về các bất cập của công tác
giao khoán làm ảnh hưởng tới chi phí thi công. Việc phân tích dựa trên cơ sở các văn
bản pháp lý hiện hành của Nhà nước về Thuế, quản lý chi phí xây dựng, quản lý chất

2


lượng công trình xây dựng, … và các quy chế riêng của công ty Cổ phần Xây lắp
Thành An 96. Từ các vấn để bất cập này, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khoán.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Được thực hiện để thu thập thông tin trên các đối
tượng cần lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu, thông tin tài liệu thu thập được
khi sử dụng phương pháp này là các tài liệu sơ cấp mang tính chính xác cao.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này dung để thu thập các thông tin về
từng nội dung liên quan đến cơ chế giao khoán và quản lý chi phí thi công trong Công

ty CP XL Thành An 96
- Phương pháp quan sát thực tế: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua
phương pháp này các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng, qua đó các
thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể thực tế,
phong phú.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Dựa vào những tài liệu thu thập được qua
các giáo trình, bài giảng và sưu tầm trên internet về các chính sách, chế độ của nhà
nước về quản lý chi phí xây dựng, các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đã phân tích
và tổng hợp để hoàn thành cơ sở lý luận của luận văn.

3


CHNG 1: TNG QUAN V KIM SOT CHI PH THI CễNG
TRONG CC DOANH NGHIP XY DNG
1.1. Tng quan v chi phớ thi cụng xõy dng v kim soỏt chi phớ trong doanh
nghip xõy dng.
1.1.2. Tng quan v qun lý chi phớ u t xõy dng cụng trỡnh
1.1.2.1. Khỏi nim v giỏ xõy dng
Giỏ xõy dng cụng trỡnh ca d
ỏn u t xõy dng l ton b
chi phớ cn thit xõy dng

Hỡnh 1. 1- Giỏ xõy dng theo tng giai on u t
báo cáo đầu tư
(Đối với một số loại DA ĐTXDCT)

sơ bộ tổng mức đầu tư

mi, ci to, m rng hay trang

b li k thut cho cụng trỡnh.

dự án đầu tư xdct
(Bao gồm thiế t kế cơ sở)

tổng mức đầu tư

Do c im ca sn phm v
sn xut xõy dng nờn giỏ xõy
dng cụng trỡnh c biu th

thiết kế kỹ thuật

(Đối với những CT cấp I, đặc biệt)
Hoặc

thiết kế BV thi công

bng cỏc tờn gi khỏc nhau v
c xỏc nh chớnh xỏc dn
theo tng giai on ca quỏ

dự toán xây dựng
công trình

dự toán gói thầu
dự án đầu tư xdct
(Gồm thiết kế cơ sở)

trỡnh u t xõy dng cụng


giá gói thầu

giá dự thầu

trỡnh.
giá đề nghị trúng thầu

- giai on chun b u t:
Giỏ xõy dng l tng mc u

giá trúng thầu

t ca d ỏn (hoc s b tng

giá hợp đồng

mc u t i vi d ỏn phi
lp bỏo cỏo u t)
- giai on thc hin d ỏn

thực hiện hợp đồng

giá thanh toán

kết thúc xây dựng

giá quyết toán

u t: Giỏ xõy dng c gi

tựy theo mi chc nng v v trớ trong cỏc khõu ca quỏ trỡnh thc hin u t xõy
dng vi mi i tng tham gia, theo ú l d toỏn cụng trỡnh, d toỏn hng mc
cụng trỡnh, d toỏn gúi thu, giỏ gúi thu, giỏ d thu, giỏ ngh trỳng thu, giỏ hp
ng,
4


- Ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: Giá xây dựng là giá
thanh toán, giá quyết toán hợp đồng và thanh quyết toán vốn đầu tư.
Giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở hệ thống định mức, đơn giá, chỉ tiêu
kinh tế- kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với tình hình khách
quan của thị trường ở từng thời ký và được quản lý theo Luật xây dựng và các văn bản
pháp quy dưới luật.
1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu
tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai
đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định
của nhà nước
Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù
hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ
đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông
qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng công
trình đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1.1.2.3. Quản lý Tổng mức đầu tư
Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập Báo cáo kinh tế- kĩ thuật đối với

trường hợp không phải lập dự án, Chủ đầu tư phải xác định Tổng mức đầu tư để tính
toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư đã được duyệt là chi phí tối đa mà
Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để Chủ đầu
tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
thì cơ cấu tổng mức đầu tư được thể hiện một cách tổng quát như sơ đồ dưới đây
Hình 1. 2- Sơ đồ cơ cấu các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư dự án

5


chi phí mua sắm và
lắp đặt thiết bị

chi phí xây dựng

tổng mức đầu tư
dự án xây dựng

chi phí quản lý dự án

chi phí dự phòng

chi phí dự
phòng

chi phí dự
phòng

cho yếu


cho yếu

tố khối
lượng

tố trượt
giá

chi phí khác

chi phí
hạng mục
chung

chi phí Bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư

chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng

các chi phí
liên quan

các chi phí
liên quan

các chi phí
liên quan


đến sản

đến đất
đai

đến nghĩa
vụ tài
chính với
nhà nước

xuất
trong
tương lai

các thành
phần chi
phí khác

Tng mc u t c iu chnh trong cỏc trng hp : Xut hin cỏc yu t bt kh
khỏng: ng t, bóo l, lt, lc, song thn, l t; chin tranh hoc cú nguy c xy ra
chin tranh v cú tỏc ng trc tip n cụng trỡnh xõy dng; khi quy hoch ó phờ
duyt c iu chnh cú nh hng trc tip ti tng mc u t xõy dng cụng
trỡnh; do ngi quyt nh u t thay i, iu chnh quy mụ cụng trỡnh khi thy xut
hin cỏc yu t mi em li hiu qu kinh t- xó hi cao hn.
i vi cỏc cụng trỡnh s dng vn ngõn sỏch nh nc, trng hp tng mc u t
iu chnh khụng vt tng mc u t ó c phờ duyt, k c thay i c cu cỏc
khon mc chi phớ trong tng mc u t (bao gm c s dng chi phớ d phũng) thỡ
ch u t t iu chnh, sau ú phi bỏo cỏo ngi quyt nh u t v kt qu iu
chnh. Trng hp tng mc u t iu chnh vt tng mc u t ó c phờ
duyt thỡ ch u t phi bỏo cỏo ngi quyt nh u t cho phộp trc khi thc

hin vic iu chnh.
i vi cụng trỡnh s dng vn tớn dng do Nh nc bo lónh, vn tớn dng u t
phỏt trin ca Nh nc v vn u t khỏc ca Nh nc thỡ ch u t t quyt nh
v chu trỏch nhim v vic iu chnh tng mc u t.
Phn tng mc u t iu chnh thay i so vi tng mc u t ó c phờ duyt
phi c t chc thm nh.
1.1.2.4. Qun lý d toỏn cụng trỡnh
D toỏn cụng trỡnh trc khi phờ duyt phi c thm tra. D toỏn cụng trỡnh, hng
mc cụng trỡnh phi c tớnh cỏc yu t chi phớ theo quy nh. Ni dung thm tra
6


dự toán công trình bao gồm: kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với
khối lượng thiết kế; kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá
xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục
chi phí khác trong dự toán công trình; xác định giá trị dự toán công trình.
Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân có đủ
năng lực kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức các nhân thẩm tra dự toán
công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra của
mình. Chi phí thẩm tra dự toán công trình do chủ đầu tư quyết định.
Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán
công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định dự toán gói thầu, giá gói thầu, giá
thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu
trong trường hợp chỉ định thầu.
Điều chỉnh dự toán công trình:

Dự toán công trình được điều chỉnh trong các

trường hợp sau:
- Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất;

chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình
xây dựng.
- Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức
đầu tư xây dựng công trình
- Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất
hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao hơn.
Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc
thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được
phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều
chỉnh
1.1.2.5. Quản lý định mức xây dựng
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế- kỹ thuật và định mức tỉ lệ. Bộ xây
dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng: Định mức dự toán xây dựng
công trình (phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát); Định mức dự toán sửa chữa trong xây
dựng công trình; Định mức vật tư trong xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án;
Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình và các định mức khác.

7


Quản lý nhà nước đối với định mức:

Các Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào

phương pháp xây dựng định mức để tổ chức xây dựng, công bố định mức cho các công
tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng
do Bộ Xây dựng công bố. Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định
mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công
hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh bổ sung cho
phù hợp.

Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu khi vận dụng các định mức: Đối với các định
mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố thì Chủ
đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định
mức để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng
tương tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng. Trường hợp sử dụng các
định mức xây dựng mới chưa có nêu trên làm cơ sở lập đơn giá để thanh toán đối với
các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ
đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Riêng công trình xây dựng
thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản
lý chuyên ngành, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định
Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn
lập, điều chỉnh định mức xây dựng. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý,
chính xác của các định mức do mình xây dựng. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng,
vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình.
1.1.2.6. Quản lý giá xây dựng
Cơ sở xác định giá xây dựng:
Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức và
phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình để xây dựng và quyết định áp dụng đơn
giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình.
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư,
vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá

8


xây dựng được lập bổ sung các chi phí này theo điều kiện thực tế và đặc thù công
trình.
Yêu cầu trong quản lý giá xây dựng:

Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên môn có
năng lực kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc
lập đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ
đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây
dựng công trình do mình lập.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước
và tình hình cụ thể của địa phương để công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy
và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu,… để tham khảo trong quá trình xác định giá
xây dựng công trình.
1.1.2.7. Quản lý chỉ số giá xây dựng
Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loại công trình xây
dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi
công. Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác định tổng mức đầu tư của dự
án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh
toán theo hợp đồng xây dựng
Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng và định kỳ công bố
chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tư tham khảo áp dụng. Chủ đầu tư, nhà thầu cũng có
thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn có năng lực, kinh
nghiệm công bố. Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biên động giá và đặc thù công trình để
quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.
1.1.2.8. Quản lý hợp đồng xây dựng
Yêu cầu và nguyên tắc đối với hợp đồng xây dựng:
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là sự thỏa
thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng để thực hiện toàn bộ
hay một số công việc tròn hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý
ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên

9



tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp
luật.
Hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Các công việc, nhiệm vụ phải
thực hiện; các loại bảo lãnh; chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;
thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, phương thức thanh toán; điều kiện
nghiệm thu và bàn giao; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; điều
chỉnh hợp đồng; các thỏa thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong
hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi Bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà
thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình thương thảo đàm phán
hợp đồng. Hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng tư vấn xây dựng; hợp đồng cung
ứng vật tư, thiết bị; hợp đồng thi công xây dựng và hợp đồng tổng thầu xây dựng.
Quản lý hợp đồng xây dựng:
Bên giao thầu, bên nhận thàu trong phạm vị quyền và nghĩa vụ của mình có trách
nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng
đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng. Nội dung quản lý thực hiện
hợp đồng của các bên tham gia hợp đồng bao gồm: quản lý về chất lượng, tiến độ của
công việc; khối lượng và quản lý giá hợp đồng; quản lý về an toàn lao động, vệ sinh
môi trường và phòng chống cháy nổ; quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng, các nội
dung khác được quy định trong hợp đồng xây dựng nhằm đạt được mục đích của hợp
đồng đã ký kết.
Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều
kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai
đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ ràng trong hợp đồng.
Bên nhận thầu có trách nhiệm lập quyết toán hợp đồng gửi Bên giao thầu. Quyết toán
hợp đồng phải xác định rõ giá hợp đồng đã ký kết, giá đã thanh toán, giá được thanh
toán và các nghĩa vụ khác mà Bên giao thầu cần phải thực hiện theo quy định trong
hợp đồng. Bên giao thầu có trách nhiệm kiểm tra và quyết toán với Bên nhận thầu và
chịu trách nhiệm về giá trị hợp đồng đã quyết toán.

1.1.2.9. Quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

10


Cơ quan câp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị
thanh toán của Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch
vốn được giao. Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) chịu trách nhiệm
trước pháp luật về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, cho vay vốn. Nếu
phát hiện những sai sót, bất hợp lý về giá trị đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư (hoặc
đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) thì các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư phải
thông báo ngay với chủ đầu tư để chủ đầu tư giải trình, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu tư xây
dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Đối với các công trình sử
dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn
tổng mức đầu tư đã được cấp có thầm quyền phê duyệt.
Tùy theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực
hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công
trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử
dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ
quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành để trình người quyết
định đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của toàn bộ dự án.
1.1.3. Tổng quan về chi phí thi công và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây
dựng.
Có thể thấy giá hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư (hợp đồng A-B) có thể coi là giá dự
bán sản phẩm của nhà thầu (nhà sản xuất). Do vậy để tối đa hóa lợi nhuận, Nhà thầu sẽ
phải tìm cách quản lý và tổ chức sản xuất để tiết giảm chi phí trong quá trình tạo ra sản
phẩm xây dựng của mình.
Quá trình nhà thầu tìm kiếm khách hàng và sản xuất (thi công) ra một sản phẩm (công
trình) được tổng quát như sơ đồ dưới.

Theo quan điểm về hạch toán kế toán của doanh nghiệp thì một trong những thành
phần chi phí lớn nhất ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh đó là chi phí sản
xuất (chi phí thi công xây dựng)
Có thể định nghĩa chi phí sản xuất như sau: Chi phí sản xuất là giá trị tiền tệ của các
khoản hao phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại hàng hóa trong một chu kỳ sản xuất kinh
doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
11


Xét theo từng hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chi
phí được chia thành hai loại lớn: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Sản phẩm làm ra của doanh nghiệp xây dựng là các công trình, hạng mục công trình.
Do vậy đối với doanh nghiệp xây dựng thì chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
bao gồm các khoản mục chính như sau:
- Chi phí sản xuất bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm nguyên vật liệu, vật liệu kết cấu đã sử dụng
cho công trình như: gạch, cát, đá, thép, ximang,… Chi phí này chiếm tỉ lệ rất lớn trong
toàn bộ chi phí xây dựng (khoảng 60% đến 70% tổng chi phí)
+ Chi phí máy thi công: Gồm các chi phí phục vụ cho máy thi công công trình như:
nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy, chi phí huy động vận chuyển máy đến
công trình, tiền lương của công nhân vận hành.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí này bao gồm tiền lương, tiền phụ cấp và các
khoản trích theo lương của bộ phận công nhân trực tiếp tham gia thi công xây lắp.
Thông thường trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay khoản mục này chiếm
khoảng 15% đến 20% tổng chi phí tùy theo từng công tình sử dụng nhiều lao động kỹ
thuật, lao động phổ thông hay sử dụng máy.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ: Công cụ dụng cụ thường được sử dụng là các loại máy
toàn đạc, thí nghiệm vật liệu, các dụng cụ cầm tay, đà giáo, ván khuôn, máy trộn, đầm
nhỏ,… có giá trị dưới 10 triệu thời gian sử dụng đưới một năm do Bộ Tài chính quy
định không phải là tài sản cố định.

+ Chi phí lãi vay: là khoản chi phí trả cho việc vay vốn để thi công, tùy theo nhu cầu
vay vốn đầu tư của Doanh nghiệp và cách thức huy động vốn. Theo quy định hiện nay
lãi vay là một khoản chi phí tài chính làm giảm thu nhập của doanh nghiệp
+ Chi phí chung: Đó là các chi phí dùng cho quản lý thi công ở các bộ phận thi công
gồm: tiền lương các khoản trích nộp theo lương, các chi phí khác của bộ phận quản lý
thi công.
- Chi phí ngoài sản xuất:
+ Chi phí khấu hao Tài sản cố định gồm: khấu hao máy móc thiết bị thi công, phương
tiện vận tải, nhà xưởng, văn phòng. Hiện nay các doanh nghiệp xây dựng khấu hao
thời gian sử dụng theo Thông tư 03/2009/TT-BTC của Bộ tài chính.

12


+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan gián tiếp đến bộ phận
thi công xây lắp như: các chi phí phát sinh ở bộ phận văn phòng như: chi phí đện
nước, điện thoại, fax, dụng cụ văn phòng, chi phí xe công tác, chi phí tiếp khách, chi
phí công tác,…
+ Chi phí tiếp thị đấu thầu công trình, chi phí nghiệm thu, thanh quyết toán, bảo hành
công trình,…
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh, vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản lý là phải quản lý
và kiểm soát được chi phí của doanh nghiệp.
1.2. Nội dung của công tác Quản lý chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.
Hoạt động quản lý doanh nghiệp được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản
xuất kinh doanh như Quản lý nhân sự, Quản lý hành chính, quản lý marketing, quản lý
sản xuất, quản lý tài chính,… Theo từ điển bách khoa toàn thư Techopedia thì: “Quản
lý chi phí là quá trình lập kế hoạch và kiểm soát các chi phí trong doanh nghiệp có
hiệu quả. Quản lý chi phí là một phần không thể tách rời của quản lý doanh nghiệp và
được coi là một trong những nhiệm vụ khó khăn hơn trong quản lý doanh nghiệp”.

Quản lý chi phí dù tiếp cận theo góc độ nào thì bản chất của nó vẫn phải gắn liền với
các chức năng quản lý. Nội dung của quản lý chi phí trong doanh nghiệp xây lắp có
thể mô tả tổng quan như trong sơ đồ sau:
Hình 1. 3- Sơ đồ quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiêp

Lợi nhuận của một doanh nghiệp được xác định bởi công thức: (Lợi nhuận) = (Doanh
thu) – (Chi phí). Như vậy để thu được nhiều lợi nhuận doanh nghiệp thường có hai
13


cách là: Tăng doanh thu hoặc giảm chi phí bằng hoạt động quản lý chi phí và kiểm
soát chi phí.
Mục tiêu này phải được đặt ra trong mối quan hệ với chất lượng và tiến độ công trình,
hạng mục công trình phải đảm bảo các quy định của Nhà nước, chủ đầu tư về môi
trường kinh tế, xã hội, an ninh,… Mục tiêu này cụ thể thích ứng với từng thời kỳ, giai
đoạn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc công trình, hạng mục công trình của từng bộ phận.
Đảm bảo chi phí sản xuất xây lắp bỏ ra nằm trong thiết kế, định mức và dự toán được
duyệt, mặt khác các chi phí này không vượt quá định mức dự toán công trình, hạng
mục công trình đã được duyệt trong từng giai đoạn. Các thay đổi về thiết kế, định mức,
dự toán chi phí phải được chấp thuận của Chủ đầu tư, bên giao thầu và các bên có liên
quan để có sự điều chỉnh về hạn mức chi phí bỏ ra phù hợp với sự thay đổi đó.
Với việc phân loại chi phí như phần trên, có thể thấy chi phí sản xuất là chi phí chiếm
tỉ trọng lớn nhất, do đó để quản lý và kiểm soát tốt được chi phí trong doanh nghiệp
xây lắp thì doanh nghiệp phải trọng tâm vào việc quản lý và kiểm soát chi phí sản
xuất:
+ Trước khi thi công: Kiểm soát Định mức thi công và hoạch định chi phí tiêu
hao
+ Trong khi thi công: Kiểm soát để chi tiêu trong phạm vi định mức
+ Sau khi thi công: Phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân
tằng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm.

1.3. Tổng quan về cơ chế giao khoán và công tác quản lý chi phí thi công trong
các doanh nghiệp xây lắp từ trước tới nay và những bất cập trong công tác quản
lý và kiểm soát chi phí thi công.
Sự phát triển và biến động của ngành xây dựng Việt Nam có thể chia thành những giai
đoạn cùng với nó nội dung và mục tiêu của quản lý chi phí xây dựng cũng khác nhau,
cụ thể:
- Giai đoạn 1976-1985: Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam bắt đầu
vào giai đoạn khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy
nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn bao cấp. Các doanh nghiệp xây
dựng nhà nước được thành lập và việc tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế kế hoạch

14


hóa tập trung. Vì thế quản lý chi phí thi công trong các doanh nghiệp xây dựng chưa
được coi là yếu tố then chốt trong quản lý doanh nghiệp.
- Giai đoạn 1986-1990: Chính phủ bắt đầu thực hiện những chủ trương và chính sách
“đổi mới”, ngành Xây Dựng đã có những chuyển biến quan trọng. Từ việc thiết kế quy
hoạch, thiết kế nhà ở chuyển sang cơ chế mới là quy hoạch xây dựng đô thị. Bên cạnh
đó, bước đầu thực hiện phương thức đấu thầu đã có tác dụng tích cực. Và thi trường
xây dựng giai đoạn này là các công trình xây dựng sử dụng 100% vốn nhà nước. Các
doanh nghiệp xây dựng bắt đầu chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thi công để nâng cao chất lượng công trình và hiệu
quả xây lắp. Lúc này quản lý chi phí thi công mới bắt đầu được các doanh nghiệp quan
tâm nhằm nâng cao năng lực để nhằm mục đích thắng thầu.
- Giai đoạn 1991-2000: Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến về chất trong sự phát
triển của ngành. Nhiều cơ chế chính sách được hình thành tạo nên khung pháp lý đồng
bộ hơn. Các công ty mạnh tiếp tục đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, nâng cao
năng lực sản xuất, và khả năng cạnh tranh. Tốc độ thi công các công trình lớn về hạ
tầng, công nghiệp, dân dụng nhanh gấp 2-3 lần so với thời kỳ trước. Đây cũng là thời

kỳ tăng trưởng vượt bật của ngành với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm.
- Giai đoạn 2001-nay: Kinh tế cả nước trong giai đoạn này đã bắt đầu hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới với điểm nhấn là việc gia nhập WTO
(2006). Luật Xây dựng, Luật nhà ở và Luật kinh doanh Bất động sản, Luật Quy hoạch
đô thị, Luật đầu tư công đã được ban hành tạo khung pháp lý hoàn thiện cho các công
tác quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản. Chất lượng
và trình độ xây dựng cũng đã được cải thiện đáng kể. Đến nay, các doanh nghiệp xây
dựng Việt Nam đã làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các công trình cao tầng, công
trình nhịp lớn, công trình ngầm, công trình trên nền địa chất phức tạp có khả năng
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Giai đoạn những năm gần đây 2011-2015, sản lượng xây dựng khu vực tư nhân luôn
chiếm trên 80% trong cơ cấu sản xuất của ngành Xây dựng.
Tính riêng năm 2015, sản lượng xây dựng thuộc khu vực nhà nước tiếp tục đà sụt giảm
khi đạt 82,1 nghìn tỉ đồng. Đây là năm thứ 5 liên tiếp sản lượng xây dựng vốn Nhà

15


nước có tốc độ tăng trưởng âm kể từ khi Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công có
hiệu lực.
Thị trường xây dựng bao gồm 3 thị trường chính là dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ
tầng. Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng ngày càng mở rộng, theo hướng giảm
dần vốn ngân sách nhà nước.
Giá thành của một công trình xây dựng thông thường bao gồm 60-70% chi phí vật
liệu, 10-20% chi phí nhân công và 10-20% chi phí máy xây dựng. Một số nguyên nhân
làm cho chi phí thi công tăng cao trong thời gian tới:
- Chi phí Nhân công: Hiện tại lượng nhân công trong ngành xây dựng đạt 3,2 triệu lao
động là ngành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước. Theo hiệp hội Nhà thầu Việt Nam
(VACC) có khoảng 80% công nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính thời vụ chưa
được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính

chuyên nghiệp trên công trường. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động
của Việt Nam chỉ bằng một nửa mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Còn khi
so sánh với các ngành khác, năng suất lao động của ngành Xây dựng chỉ đứng thứ 16,
vì vậy thu nhập của nhân công ngành cũng ở mức thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế
khác.
Trong giai đoạn 2013-2015 lương cơ bản ở Việt Nam đã tăng trung bình 14%/năm, và
dự kiến mức tăng này sẽ vẫn giữ trong những năm sắp tới.
- Chi phí Máy và thiết bị thi công: Hàng năm nước ta nhập khoảng 15.000 máy xây
dựng trong đó 95% là máy cũ với kim ngạch nhập khẩu trung bình 300-400 triệu USD.
Với lợi thế là giá chỉ bằng 25% máy mới, đồng thời phù hợp với điều kiện xây dựng ở
Việt Nam, nên các dòng máy xây dựng cũ được khá nhiều các nhà thầu vừa và nhỏ ưu
tiên sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng máy cũng có nhưng nhược điểm như thủ tục
rườm rà, thường xảy ra hỏng hóc và năng suất làm việc không bằng những thiết bị
mới.
- Chi phí vật liệu: Trong ngành xây dựng dân dụng, chi phí vật xây dựng thường
chiếm khoảng 60-70% giá thành, sau đó là nhân công (10-20%) và máy xây dựng (1020%). Việc xuất hiện các doanh nghiệp xây dựng có quy mô ngày càng lớn và mở
rộng sang cả lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tạo lợi thế cho việc chủ động vật liệu
thi công sẽ là điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp xây lắp nhỏ và vừa.

16


Ngoại trừ một vài doanh nghiệp lớn như Hòa Bình, Cotecon, Cofico,… thì phần lớn
các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang phát triển theo hướng tự phát, không có
chiến lược, thế mạnh hay sản phẩm chủ lực và sử dụng công nghệ lạc hậu. Đặc biệt là
những doanh nghiệp xây dựng đang trong quá trình chuyển đổi từ công ty nhà nước
thành công ty cổ phần, hoạt động sản xuất của các công ty này vẫn còn mang tính bao
cấp. Nguồn công việc chủ yếu là từ các dự án đầu tư công, lãnh đạo doanh nghiệp vẫn
còn mang nặng tư duy nhiệm kỳ, dựa hoàn toàn vào cơ chế xin cho để tìm kiếm công
việc. Chứ không chú trọng vào việc nâng cao năng lực quản lý, năng lực thi công của

doanh nghiệp. Khi nguồn vốn đầu tư công bị hạn chế thì doanh thu của các doanh
nghiệp này càng bị thu hẹp lại buộc doanh nghiệp phải có sự đầu tư phát triển về công
nghệ và quản lý để giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và xây dựng..
Qua xem xét tổng quan về quá trình phát triển của ngành xây dựng, có thể thấy việc
giao khoán hiện nay là tất yếu trong cách thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xây
dựng trên các cơ sở sau:
* Về cơ sở lý luận: Do tính đặc thù của ngành xây dựng, tính chất của sản phẩm xây
dựng khác hẳn so với các ngành khác; phải tập trung các điều kiện như máy móc,vật
liệu, nhân lực... tại công trường để thực hiện thi công chứ không đặt tại công ty. Các
sản phẩm không nằm tập trung tại một địa điểm cố định mà nằm rải rác trên các địa
bàn khác nhau nên việc quản lý, cung ứng các điều kiện cho thi công xây dựng từ công
ty tới các công trường gặp khó khăn. Vì vậy thực hiện khoán cho các đội đặt tại các
công trường tự đảm nhận thực hiện thi công dưới sự giám sát quản lý của công ty là
phù hợp.
Trong các doanh nghiệp xây dựng thường tổ chức thành các đội, tổ, xưởng sản xuất ...
mang tính chuyên môn hoá theo lĩnh vực công việc riêng hoặc tổng hợp nên các đội có
thể đảm nhận khối công việc trong lĩnh vực của mình hoặc có thể phối hợp cùng các
đội khác cùng tham gia thực hiện. Khoán là hình thức nhằm phát huy khả năng, tính
độc lập, chủ động sáng tạo trong thực hiện sản xuất của tổ, đội.
Áp dụng chế độ khoán tạo điều kiện gắn tập thể người lao động lại với nhau, gắn sản
phẩm tạo ra với thu nhập của họ, tiết kiệm tận dụng các nguồn lực phù hợp với điều
kiện thực tế hiện nay.

17


Các sản phẩm của ngành xây dựng là các công trình, hạng mục công trình rất khó tách
bạch khi đánh giá sự đóng góp của mỗi cá nhân mà thực tế tách bạch như vậy cũng
không có ý nghĩa gì trong việc phản ánh chất lượng công trình, chất lượng công trình
sẽ được phản ánh ở sản phẩm hoàn thành. Như vậy, thực hiện khoán công trình cho tổ,

đội và đánh giá kết quả cuối cùng qua đó thực hiện thanh quyết toán, trả lương cho
người lao động có căn cứ hơn.
Trong quá trình thực hiện việc cung cấp các điều kiện phục vụ thi công như máy, vật
tư nhiên liệu, nhân công ... là rất quan trọng thực hện chế độ khoán góp phần cắt giảm
các chi phí không cần thiết, tận dụng các lợi thế ở các địa bàn có công trường trong
việc cung ứng các điều kiện phục vụ thi công mặt khác tạo ra tính chủ động hơn cho
các đội, chủ công trình, tránh tình trạng phải chờ đợi từ Công ty.
Thực hiện cơ chế khoán góp phần tinh giảm bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả,
chức năng nhiệm vụ từng người được quy định rõ ràng và qua đó nâng cao hiệu quả và
chất lượng công tác.
* Về cơ sở thực tiễn: Trong thời gian vừa qua hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đã
vận dụng cơ chế khoán áp dụng trong sản xuất thi công đáp ứng được những yêu cầu
của sản phẩm, thị trường như chất lượng công trình, tiến độ thi công, thu nhập của
người lao động nhờ đó cũng tăng lên.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chế độ khoán đã giúp cho các doanh
nghiệp xây dựng tổ chức hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn một mặt phát huy được
khả năng, tính tự chủ trong sản xuất của các tổ, đội đồng thời Công ty vẫn quản lý
giám sát chặt chẽ.
1.4. Kết luận Chương 1.
Trong Chương I, tác giả đã tổng hợp lại những lý luận tổng quan về quản lý chi phí
xây dựng, quản lý chi phí thi công trong doanh nghiệp xây dựng. Từ đó có cái nhìn
tổng quát về quản lý chi phí xây dựng giữa góc độ của quản lý nhà nước và góc độ của
doanh nghiệp xây lắp; tổng quan về tính tất yếu của việc áp dụng cơ chế giao khoán
trong doanh nghiệp xây lắp.
Quản lý và kiểm soát chi phí thi công phải được diễn ra trong suốt thời gian thi công
công trình. Mặt khác hiện nay các doanh nghiệp xây dựng không đứng ra trực tiếp sản
xuất thi công mà thường sử dụng hình thức giao khoán xuống các đơn vị thi công trực
18



tiếp. Việc giao khoán qua nhiều khâu trung gian dẫn đến việc quản lý và kiểm soát chi
phí tại doanh nghiệp có phần khó khăn.
Do vậy nhu cầu đặt ra là cần phải nghiên cứu về cơ chế giao khoán và công tác
quản lý, kiểm soát chi phí thi công trong cơ chế này tại các doanh nghiệp xây dựng đã
và đang diễn ra như thế nào. Những nội dung này sẽ được trình bày trong chương tiếp
theo của luận văn

19


×