Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước SÔNG lô đoạn CHẢY QUA THÀNH PHỐ hà GIANG, TỈNH hà GIANG 6 THÁNG đầu năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

PHẠM THỊ NINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN
CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

PHẠM THỊ NINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN
CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ
GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

Ngành:

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành:

52850101


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS.TRỊNH KIM YẾN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Bài đồ án này do tôi tự lập nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Ths.Trịnh Kim Yến.
Để hoàn thành đồ án này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong mục
Tài liệu tham khảo, ngoài ra tôi không sử dụng bất kì tài liệu nào mà không được
liệt kê.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong
đồ án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Ninh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài Đồ án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình
của các thầy, cô.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Ban
chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Môi trường, Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, những
bài học và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Để hoàn thành đồ án này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
Ths.Trịnh Kim Yến, người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm đồ án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Ts. Nguyễn Thị Phương Mai đã nhiệt

tình giúp đỡ tôi trong quá trình phân tích chỉ tiêu Coliform.
Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc, chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ rất nhiều về cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành
được chương trình học tập cũng như đồ án tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện, do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, không tránh
khỏi sai xót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô để báo cáo đồ án của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ninh


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Giang
Hình 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hà Giang từ 2011 – 2017
Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh giá trị DO với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1)
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hàm lượng TSS với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
(cột B1)
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh hàm lượng COD với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
cột B1
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD 5 với QCVN 08-MT:2015/BTNMT

cột B1
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh hàm lượng NH 4+ với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
cột B1
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh hàm lượng NO3- với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
cột B1
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh hàm lượng NO2- với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh hàm lượng PO43- với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
cột B1
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh hàm Cl- với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh hàm lượng Fe với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh hàm lượng tổng Coliform với QCVN 08MT:2015/BTNMT cột B1
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện các mục đích sử dụng nước sông Lô
Hình 3.14. Đồ thị diễn biến giá trị chỉ số WQI của sông Lô đoạn chảy qua TP Hà
Giang 6 tháng đầu năm giai đoạn 2016-2018
Hình 3.15. Các bước xử lý nước thải tổng quát


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD
BTNMT
BV
BVĐK
BVMT
COD
HTXLNT
NTSH
NTYT
QCVN

QL

TCVN
TCMT
TNMT
TP
TT
UBND
WQI

Nhu cầu oxy sinh hóa
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu oxy hóa học
Hệ thống xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt
Nước thải y tế
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Quốc lộ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng cục Môi trường
Tài nguyên môi trường
Thành phố
Thông tư
Ủy ban nhân dân
Chỉ số chất lượng nước


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người nhưng nó không phải là vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt
trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm
khoảng 3% nhưng hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng
ở cực. Trong khi đó, gần như mọi hoạt động của con người đều cần dùng đến nước
ngọt. Nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công
trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng do
nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của
con người. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối
mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu
lợi nhuận cao, con người đã và đang cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường
một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt
và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của toàn nhân loại cũng như với
toàn bộ sự sống trên trái đất. Hiện nay, ô nhiễm ở các dòng sông đang gia tăng
nhưng việc quản lý lại chưa đáp ứng về mặt tổ chức, năng lực, trang thiết bị, chế tài
quản lý và thiếu nguồn kinh phí để xử lý,…cũng như ý thức của con người về việc
bảo vệ môi trường nước chưa cao,…nên nguy cơ ô nhiễm còn có thể mở rộng dẫn
đến nguồn nước sạch quý hiếm đang bị phá hủy từng ngày và ngày càng nghiêm
trọng.
Điều này càng trở nên quan trọng khi đặt vào bối cảnh thành phố Hà Giang,
tỉnh Hà Giang với mạng lưới sông suối dày đặc, nhưng mật độ không đều, hơn nữa
do địa hình dốc, độ che phủ của rừng đầu nguồn kém, có nhiều núi đá vôi bị phong
hóa mạnh, kém giữ nước nên thường xuyên bị hạn hán rất nặng. Hơn nữa, trong
những năm qua tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố không ngừng tăng
lên, nền kinh tế bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, phát triển du lịch dịch vụ, đẩy nhanh công tác công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đồng nghĩa với việc tải lượng nước thải ngày càng gia tăng. Hiện nay, chất lượng
9



nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Hà Giang đang phải chịu sức ép lớn do các
nguồn thải từ thượng nguồn, khu vực nội thành thành phố Hà Giang cũng như các
khu vực xung quanh dẫn đến chất lượng nước sông Lô bị biến đổi theo chiều hướng
xấu theo từng ngày, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nước sông Lô cho các mục
đích khác nhau của khu vực thành phố cũng như vùng hạ lưu. Việc đánh giá chất
lượng nước của đoạn sông này cần được thực hiện làm cơ sở cho việc đề xuất và
thực hiện các biện pháp phù hợp đảm bảo chất lượng nguồn nước của đoạn sông,
bảo đảm nhiệm vụ cung cấp nước cho các mục đích khác nhau của cộng đồng.
Vì những lý do trên tôi chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước
sông Lô đoạn chảy qua thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang 6 tháng đầu năm
2018” làm đề tài đồ án tốt nghiệp. Kết quả của đồ án sẽ là cơ sở ban đầu cho việc
đánh giá chất lượng nước của đoạn sông, qua đó sẽ cung cấp nguồn dữ liệu tin cậy
phục vụ công tác quản lý nhà nước về nguồn tài nguyên nước, góp phần bảo vệ và
nâng cao chất lượng nguồn nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Hà Giang, tỉnh
Hà Giang.
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước đoạn sông
nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
+ Thu thập tài liệu tổng quan về đối đượng nghiên cứu: vị trí, điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
+ Thu thập, tập hợp các số liệu quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt tại
đoạn sông nghiên cứu các năm gần đây.
+ Quan trắc chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Hà Giang, tỉnh
Hà Giang.



Đối tượng quan trắc: nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Hà Giang, tỉnh Hà

Giang.
• Số vị trí lấy mẫu: 3 vị trí
• Tần suất quan trắc: 2 đợt
• Tiến hành phân tích các chỉ tiêu:
10


Các chỉ tiêu đo nhanh: nhiệt độ, DO, pH, độ đục.
Các chỉ tiêu phân tích: TSS, NO 2-, NO3-, NH4+, PO43-, COD, BOD5, Coliform,
tổng Fe, Cl-.
+ Đánh giá chất lượng nước sông Lô sử dụng chỉ số chất lượng nước WQI.
+ Luận giải nguyên nhân ô nhiễm.
+ Đánh giá độ lặp của phương pháp.

11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Giang
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang, nằm trong tọa độ địa lý từ
22045' đến 22048' vĩ độ Bắc và từ 104047' đến 105003' kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây
và Nam giáp huyện Vị Xuyên; phía Đông giáp huyện Bắc Mễ.
Thành phố Hà Giang nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách cửa
khẩu Thanh Thuỷ 23 km và cách thành phố Tuyên Quang khoảng 153 km. Trên địa
bàn thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển
giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Thành phố Hà Giang gồm 8 đơn vị hành chính: 5 phường (Trần Phú, Minh

Khai, Nguyễn Trãi, Ngọc Hà, Quang Trung) và 3 xã (Ngọc Đường, Phương Thiện,
Phương Độ).

12


Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Giang

13


1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nằm trong vùng chuyển tiếp của các thành phố núi đá vùng cao và các thành
phố núi đất vùng thấp, thành phố Hà Giang có địa hình tương đối phức tạp theo
hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông:
- Địa hình đồi núi thấp: Tập trung nhiều ở khu vực phía Tây xã Phương Độ,
một phần ở xã Ngọc Đường và phường Quang Trung. Địa hình này có độ cao thay
đổi từ 100 – 700 m, địa hình đồi bát úp hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển các
loại trái cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải hoặc lượn sóng ven sông
Lô và sông Miện. Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm
bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng và có điều kiện giữ nước và
tưới nước nên hầu hết đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu. Địa hình này tập
trung nhiều ở phía Bắc xã Phương Độ, Phương Thiện dọc theo Quốc lộ 2, khu vực
giáp ranh phường Ngọc Hà và xã Ngọc Đường.
1.1.3. Khí hậu
Thành phố Hà Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao,
khí hậu thành phố Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc
– Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh
miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc. Đặc điểm chính về khí hậu

của thành phố Hà Giang như sau:
a. Nhiệt độ
Khí hậu của thành phố Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa kết hợp với khí hâu á nhiệt đới vùng núi cao, có mùa đông lạnh kéo dài. Nhiệt
độ trung bình các tháng trong năm (từ năm 2012 đến năm 2016) của thành phố Hà
Giang qua quan trắc tại trạm Hà Giang [3] được thể hiện qua bảng 1.1:

14


Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm
Đơn vị tính: oC
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Bình quân năm

2012
15,2
16,2

20,7
26,3
28,3
28,0
27,7
28,2
26,0
24,3
21,3
17,8
22,7

Năm
2013
2014
2015
2016
14,7
14,7
16,3
16,8
19,3
17,3
18,9
16,0
23,5
20,8
22,3
20,2
24,7

25,5
24,3
26,0
27,5
28,0
28,9
27,7
28,0
28,6
29,0
28,8
27,3
28,4
28,5
28,8
27,7
27,7
27,6
28,5
26,5
27,8
27,3
27,5
22,9
24,6
24,8
26,4
21,6
20,9
22,9

21,1
15,2
15,8
17,7
18,6
23,2
23,3
24,0
23,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2016 tỉnh Hà Giang

Nhìn vào bảng 1.1 cho thấy nhiệt độ trung bình năm của thành phố Hà Giang
biến động rất ít từ năm này qua năm khác, nhìn chung có sự tăng nhẹ giữa các năm
giai đoạn 2012 – 2016. Giá trị nhiệt độ trung bình tháng giao động trong khoảng
14,7 – 29oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, trung bình đạt 28,5 oC và thấp nhất vào
tháng 1, trung bình đạt 15,5 oC.
b. Chế độ nắng
Số giờ nắng trung bình năm (2012 – 2016) của thành phố Hà Giang dao động
trong khoảng 1.206,3 – 1.507,2 giờ. Nếu coi mùa nắng là thời kỳ có trên 100 giờ
nắng/tháng, thì ở thành phố Hà Giang giai đoạn 2012 – 2016, mùa nắng kéo dài 7
tháng (4 – 10). Tháng 7 – 8 có nhiều nắng nhất, đạt 133,9 – 211,2 giờ/tháng. Tháng
1 có ít nắng nhất, đạt khoảng 10,6 – 96,8 giờ/tháng [3].
Bảng 1.2. Số giờ nắng các tháng trong năm
Đơn vị: Giờ
Tháng
1
2

2012
27,0

21,4

Năm
2014
96,8
68,3

2013
10,6
48,7
15

2015
83,7
89,3

2016
68,9
89,9


Tháng
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
Tổng

2012
67,9
174,0
168,7
84,8
139,8
211,2
112,3
100,7
57,6
40,9
1.206,3

Năm
2016
2013
2014
2015
69,3
59,8
98,7
43,6
111,1
140,9
117,9
83,6

214,9
143,0
172,4
163,4
158,5
183,1
145,4
115,2
163,4
172,4
133,9
190,7
150,9
173,5
167,5
156,5
118,9
142,6
140,6
170,5
142,6
147,2
126,5
121,7
99,4
83,2
85,6
65,2
47,5
102,7

105,0
49,4
1.449,5
1.507,2
1.352,8
1.324,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2016 tỉnh Hà Giang

c. Chế độ mưa
Thành phố Hà Giang có chế độ mưa khá phong phú với tổng lượng mưa năm
giai đoạn 2012 – 2016 dao động trong khoảng 1.721,6 – 2.469,6 mm [3].Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 9 và mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4
năm sau. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6, 7 và 8, chiếm 44,7 – 73,3%
tổng lượng mưa năm, trong đó tháng 7 có lượng mưa lớn nhất trong năm, dao động
trong khoảng 303,4 – 1.066,9 mm. Tháng 2 là tháng có lượng mưa thấp nhất, đạt
5,5 –29,2 mm.

16


Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
Đơn vị: mm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
Tổng

2012
42,5
22,6
46,5
58
429,3
315,9
862,5
243,7
251
126,6
44,6
26,4
2.469,6

Năm
2013
2014
2015
2016
61,3
30,8
57,7

52,4
29,2
11,9
16,9
5,5
32,7
78,1
60,4
33,2
26,9
168,5
58,9
127,0
165,5
150,2
188,3
313,3
215,4
239,6
358,3
203,9
1.066,9
570,6
388,6
303,4
417
352,2
429,2
261,7
115,9

308,9
438,5
142,1
64
24,6
133,5
115,7
13,7
176,1
187,5
128,4
109
15,2
64,5
35,0
2.317,5
2.126,7
2.382,3
1.721,6
Nguồn: Niên giám thống kê 2016 tỉnh Hà Giang

1.1.4. Chế độ thủy văn
Khu vực thành phố Hà Giang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy văn của
hệ thống các sông và suối nhỏ, trong đó sông Lô là lớn nhất, đoạn chảy qua thành
phố dài gần 30 km, mực nước mùa cạn là 96,74 m, mùa lũ là 101,0 – 104 m. Lưu
lượng dòng chảy trung bình 156 m 3/s, cao nhất là 1.760 m3/s, thấp nhất là 105 m3/s.
Tốc độ dòng chảy lớn nhất là 1,29 m/s, tốc độ dòng chảy nhỏ nhất mùa cạn kiệt là
0,17 m/s. Sông Miện bắt nguồn từ Bát Đại Sơn xuống thành phố Hà Giang đổ vào
sông Lô tại phường Trần Phú, chiều dài sông khoảng 58 km, đoạn qua thành phố Hà
Giang dài khoảng 9 km. Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp và khá dốc,

do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn,
ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông [27].
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Đất đai của thành phố Hà Giang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh
gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông

17


bồi tụ. Do đó có thể chia đất của thành phố thành 4 nhóm đất chính, 8 đơn vị đất và
15 đơn vị đất phụ như sau [27]:
-

Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Có diện tích không đáng kể, chiếm khoảng 1,4% tổng
diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Đường và
Phương Thiện dọc theo các sông Lô và sông Miện. Phản ứng của đất thay đổi từ
trung bình đến khá; lân và kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo; thành
phần cơ giới biến động phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là

-

nhóm đất thích hợp với các cây trồng ngắn ngày, đăc biệt là các loại cây lương thực.
Nhóm đất Gley (Gleysols): Có diện tích chiếm khoảng 3,4% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở khu vực xã có địa hình thấp trũng như Phương Thiện và một
phần xã Phương Độ dọc theo Ba Khuổi My cho đến chân núi Pù Ké Kiếm. Đất có
phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động phức tạp, chủ yếu là
trung bình và nặng. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt, bí,

-


quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hóa.
Nhóm đất xám (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm đến 89,8%
diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố, đặc biệt có nhiều tại
xã Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ, phường Minh Khai, Nguyễn Trãi. Đất
có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Vùng
đất có địa hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày, cây hoa màu; vùng địa hình

-

cao phù hợp trồng cây lâu năm.
Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Chiếm 5,3% diện tích tự nhiên, phân bố chính tại khu vực
phường Minh Khai, Trần Phú. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất
chua hoặc ít chua; hàm lượng mùn và đạm tổng số từ khá đến giàu. Đất đỏ nhìn
chung có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày
và dài ngày.
b. Tài nguyên nước

-

Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố bao gồm các con sông chính như

-

sông Lô, sông Miện và hệ thống các suối, hồ, ao khác [27].
Nước ngầm: Hiện nay thành phố đang có một số giếng khoan nước ngầm ở độ sâu
trên 100m với lưu lượng từ 0,1 – 0,3 l/s. Nhìn chung mực nước ngầm của thành phố

18



khá sâu, lưu lượng ít, hạn chế đến việc khai thác dùng cho sinh hoạt của nhân dân
[27].
c. Tài nguyên rừng
Tính đến hết ngày 31/12/2015, thành phố Hà Giang có diện tích đất rừng
10.094,5 ha, chiếm 75,37% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất có 5.218,8 ha
(chiếm 38,97%), chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy; rừng phòng hộ có 3.052 ha
(chiếm 22,79%); rừng đặc dụng có 1.823,7 ha (chiếm 13,62%) [5]. Mặc dù đất lâm
nghiệp có tỷ lệ khá trong cơ cấu sử dụng đất, song phần lớn các loại rừng của thành
phố đều là rừng trồng và rừng tái sinh nên chất lượng và trữ lượng không cao. Việc
khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ rừng còn nhiều hạn chế; rừng của thành
phố hiên nay có vai trò quan trọng trong việc giữ đất và bảo vệ môi trường sinh
thái.
d. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn thành phố Hà Giang không có tài nguyên khoáng sản nào có trữ
lượng lớn; đáng quan tâm nhất là một số loại khoáng sản như: mangan, sét, đá
vôi… Hiện nay cơ bản mới chỉ thực hiện khai thác đá vôi, cát sỏi xây dựng ở quy
mô nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ; trong tương lai có thể khai thác sét, mangan theo
phương pháp công nghiệp [27].
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hà Giang
1.2.1. Lĩnh vực kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành
phố Hà Giang đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sát
sao của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phấn đấu vươn lên của các cấp,
các ngành và nhân dân địa phương, nền kinh tế của thành phố vẫn tiếp tục tăng
trưởng, đời sống của nhân dân trong thành phố cơ bản được ổn định về nhiều mặt.
Với vai trò là đầu tàu góp phần thúc đẩy sự phát triển chung kinh tế của tỉnh,
thành phố Hà Giang luôn nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, quyết tâm
đổi mới, đột phá trong lãnh đạo tổ chức thực hiện. Chính vì vậy trong năm 2017, kết

quả đạt được trên các lĩnh vực khá toàn diện, thương mại dịch vụ chiếm 76,11%;

19


công nghiệp xây dựng chiếm 18,15%; nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,74%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 360 tỷ đồng, đạt 100,06% kế hoạch; huy
động vốn đầu tư được trên 1.400 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3
triệu đồng/người/năm, tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn 0,61%. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 2.886 tỷ đồng, đạt
100,78% so với nghị quyết, tăng 6,58% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống
và lưu trú đạt 504,6 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt trên 840 tỷ
đồng; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thực hiện trên 267 tỷ đồng. Để có được
kết quả đó, trong năm qua thành phố đã đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào địa bàn,
tập trung phát triển thương mai và dịch vụ, phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch và mở
rộng các loại hình dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, thành phố tập trung đẩy mạnh công
tác chỉnh trang đô thị với mục tiêu làm cho thành phố ngày một đẹp hơn, văn minh
hơn. Hiện nay, thành phố có trên 5 nghìn cơ sở kinh doanh cá thể; 127 hợp tác xã;
88 khách sạn với gần 1.400 phòng nghỉ. Lượng khách du lịch đến tham quan được
gần 290 nghìn lượt khách, tăng hơn 22% so với năm 2016 với doanh thu đạt trên
201 tỷ đồng.
Thành phố Hà Giang có 3 xã ngoại thành, để kinh tế của 3 xã phát triển, thành
phố đẩy mạnh tập trung phát triển nông lâm ngư nghiệp. Trong đó trọng tâm là phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghệ mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích của người nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Giang trong những năm qua có sự chuyển dịch
theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng thương
mai dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn tương đối chậm.
Hình 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hà Giang từ 2011 – 2017

1.2.2. Lĩnh vực xã hội
a. Dân số
Bảng 1.4. Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số thành phố Hà Giang giai đoạn
2012 – 2016
20


Năm

Chỉ tiêu

2012
2013
2014
2015
2016
Tổng dân số (Người)
51.181 52.135 53.097 54.240 55.360
Dân số thành thị (Người)
39.020 39.700 40.411 41.279 42.157
Dân số nông thôn (Người)
12.161 12.435 12.686 12.961 13.203
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,293
1,291
1,286
1,288
1,283
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 thành phố Hà Giang
Dân số của thành phố Hà Giang phân bố không đồng đều theo đơn vị hành
chính. Mật độ dân số tập trung đông ở các phường và phân bố rải rác trên địa bàn

các xã. Dân số tập trung đông nhất tại phường Trần Phú với mật độ 3.094
người/km2, cao gấp 7,6 lần mật độ dân số trung bình của thành phố năm 2016 (405
người/km2). Mật độ dân số thấp nhất tại xã Phương Độ với 118 người/ km 2 (năm
2016), bằng 29,1% mật độ dân số chung của thành phố.
b. Lao động
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của thành phố không ngừng
tăng lên. Trong 5 năm qua đã mở được các lớp dạy nghề cho 2.065 người, giải
quyết được việc làm cho 7.989 người [5].
Nguồn lao động của thành phố khá dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo và
chuyên sâu chiếm 35% tổng số lao động. Lao động qua đào tạo phần lớn là cán bộ
làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động trong các ngành phi nông
nghiệp, trong đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của thành phố chiếm 76% [5].
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong những năm qua được
thành phố quan tâm, chú trọng, đặc biệt là việc thực hiện các chương trình dự án
phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu lao động.
c. Giáo dục và đào tạo
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, cơ sở vật chất,
thiết bị giáo dục, mạng lưới trường, lớp học, phòng học bộ môn tiếp tục được củng
cố, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Giang nói
riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Hiện nay, thành phố có 33/35 trường đạt chuẩn
quốc gia, 100% số xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

21


Bảng 1.5. Số trường, lớp, giáo viên và học sinh các cấp học giai đoạn
2012 – 2016
2012-

2013-


2014-

2015-

2016-

Số trường học (Trường)

2013
37

2014
38

2015
39

2016
39

2017
39

Số lớp học (Lớp)

483

490


502

502

512

Số giáo viên (Người)

853

917

1.023

846

921

Số học sinh (Học sinh)

10.386

10.958

11.691

12.081

14.197


Chỉ tiêu

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 thành phố Hà Giang

22


d. Y tế
Hệ thống công trình y tế trên địa bàn thành phố tương đối hoàn chỉnh, bao
gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh 420 giường bệnh, Bệnh viện đa khoa Y - Dược cổ
truyền 120 giường, Bệnh viện Lao & bệnh Phổi 120 giường, Bệnh viện Điều dưỡng
- Phục hồi chức năng 80 giường, Bệnh viện Mắt 50 giường, Trung tâm Y tế dự
phòng, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT, Trung tâm Phòng chống
HIV/AIDS... [13]. Ngoài ra, tại thành phố còn có các cơ sở khám chữa bệnh chất
lượng cao. 100 % xã, phường của thành phố Hà Giang đều có trạm y tế với đội ngũ
bác sĩ, dược sĩ có trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
[5].
Đến nay, 100% trạm y tế xã, phường có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia về
y tế [5].
Bảng 1.6. Số lượng cán bộ y tế công tác tại các trạm y tế xã, phường

Ngành Y
Bác sỹ và trình độ cao
hơn
Y sỹ, kỹ thuật viên
Y tá và nữ hộ sinh
Ngành Dược
Dược sỹ cao cấp
Dược sỹ đại học
Dược sỹ trung cấp

Dược tá
Tổng số cán bộ y tế

2012
53

2013
56

2014
78

4

5

11

Đơn vị: Cán bộ
2015
2016
69
73
9

12

37
39
55

34
35
12
12
12
26
26
3
6
6
6
6
0
0
2
1
1
0
1
0
0
0
2
4
4
5
5
1
1
0

0
0
56
62
84
75
79
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 thành phố Hà Giang

23


1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Nhìn chung mạng lưới giao thông của Hà Giang trong thời gian gần đây đã
được đầu tư cải tạo nâng cấp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế hàng hoá
cũng như việc đi lại của nhân dân.
-

Hệ thống đường giao thông đối ngoại qua thành phố Hà Giang bao gồm QL2 đi cửa
khẩu Thanh Thuỷ; QL4C đi Đồng Văn - Mèo Vạc - cửa khẩu Phó Bảng; QL34 đi
Cao Bằng đều là đường chiến lược quốc gia có chất lượng tốt [27]. Cụ thể các tuyến

đường như sau:
+ QL2 đoạn đi qua thành phố dài 12,6 km, mặt cắt ngang rộng 22,5 m, đây là tuyến
đường giao thông huyết mạch của tỉnh Hà Giang, chạy theo hướng Nam - Bắc - Tây
đi qua các xã Phương Độ, Phương Thiện và phường Nguyễn Trãi.
+ QL4C đoạn đi qua thành phố dài 7 km, mặt cắt ngang rộng 21,0 m, đi qua phường
Nguyễn Trãi, Quang Trung.
+ QL34 đoạn đi qua thành phố dài 11,6 km, mặt cắt ngang rộng 22,5 m trong đó mặt

-

đường nhựa rộng 15,0 m; đi qua phường Trần Phú, Ngọc Hà và xã Ngọc Đường.
Hệ thống giao thông nội thị tương đối đầy đủ và đã được kiên cố hoá. Tuy nhiên,
chất lượng một số tuyến đường không đồng đều, bề rộng hè đường còn nhỏ, khó

-

khăn cho việc bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Ngoài giao thông đường bộ, thành phố Hà Giang còn có thể khai thác giao thông
đường thuỷ trên các sông lớn như sông Lô, sông Miện. Các phương tiện vận tải thuỷ
có thể hoạt động được chủ yếu là các loại thuyền, ghe nhỏ… do các sông chảy trên
địa bàn thành phố đều có lòng sông hẹp, có nhiều đá ngầm và thác ghềnh, độ dốc lớn.
b. Thủy lợi
Mạng lưới sông, suối của thành phố Hà Giang dày đặc, nhưng mật độ không
đều, nhiều thác ghềnh thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển thuỷ điện và hồ chứa
nước, để cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất tại địa phương, đồng thời dùng nước
cung cấp cho dân sinh, cho sản xuất nông lâm nghiệp. Các hồ thuỷ điện lớn còn góp
phần cung cấp nước cho vùng đồng bằng trong mùa kiệt, đồng thời chống lũ trong
mùa mưa. Hiện tại trên các sông đã có các thuỷ điện nhỏ và vừa do địa phương và
dân tự xây dựng, các thuỷ điện lớn đang được Trung ương đầu tư xây dựng, để phục

24


vụ cho việc phát triển kinh tế khu vực miền núi cao, nhất là vùng biên giới phía
Bắc.
Bên cạnh những ưu điểm trên còn có nhiều khó khăn do địa hình dốc, độ che
phủ của rừng đầu nguồn kém, có nhiều núi đá vôi bị phong hoá mạnh, kém giữ
nước nên thường xuyên bị hạn hán rất nặng. Công tác thuỷ lợi trong vùng cũng khó

khăn vì lòng sông rất dốc, hai bên vách đá dựng đứng.
c. Điện
Nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của thành phố được đảm bảo từ
nguồn điện quốc gia thông qua trạm 10 KV Hà Giang và 1 trạm phát điện điêzen dự
phòng, công suất 450 KW [27]. Hệ thống chiếu sáng đô thị các tuyến phố chính đạt
100%; tỷ lệ hộ dân cư nông thôn dùng điện sinh hoạt đạt 100% năm 2016.
d. Cấp – thoát nước
Cấp nước
Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có nhà máy xử lý nước và hệ thống đường
ống đảm bảo tiêu chuẩn cung cấp nước sạch đến người sử dụng. Đến năm 2016, tỷ
lệ hộ dân cư nông thôn dùng nước sạch đạt 93,35%.
Theo các thông tin thu thập được, hệ thống các công trình cấp nước trên địa
bàn thành phố bao gồm:
-

Nhà máy cấp nước sông Miện: công suất 6.000 m3/ng.đ.
Nhà máy cấp nước UNICEF tài trợ: công suất 1.500 m3/ng.đ.
Trạm xử lý nước Phong Quang: công suất 1.000 m3/ng.đ.
Hai trạm bơm nước mặt: công suất 6.000 m3/ng.đ và 1.500 m3/ng.đ.
Hai trạm bơm nước ngầm: công suất 720 m3/ng.đ/trạm.
Thoát nước
Hiện nay trên địa bàn thành phố chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
Nước thải chưa qua xử lý chủ yếu thoát theo hệ thống thoát nước chung của thành
phố và xả thẳng ra môi trường gây ảnh hưởng không ít tới đời sống, sinh hoạt của
nhân dân và mỹ quan đô thị.
1.3. Tổng quan về sông Lô đoạn chảy qua thành phố Hà Giang
1.3.1. Tổng quan về sông Lô
Sông Lô bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2.000 m ở phía Tây Nam thị trấn Vĩnh
Sơn; thuộc huyện Nghiên Sơn, khu Châu Vân Sơn tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phần


25


×