Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

THÀNH lập bản đồ HIỆN TRẠNG sử DỤNG đất từ bản đồ địa CHÍNH THỊ TRẤN QUẤT lâm, HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN QUẤT LÂM,
HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH


HÀ NỘI, 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN QUẤT LÂM,
HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã ngành : 7850103

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. DƯƠNG ĐĂNG KHÔI

2


HÀ NỘI, 2018



3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Những số liệu cũng như kết quả trong đồ án đều là trung thực và đầy đủ và chưa
từng sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho sự thực hiện đồ án
này đã được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung đồ án của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Huyền

4


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội. Được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, cô trong trường nói chung,
trong khoa Quản lý đất đai nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về
chuyên môn cũng như cuộc sống, tạo cho em hành trang vững chắc trong công tác sau
này.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các
thầy, cô. Đặc biết để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, còn có sự quan tâm, giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo – TS. Dương Đăng Khôi,
các thầy, cô trong khoa Quản lý đất đai, cùng các cán bộ Phòng Địa Chính xã Kim
Quan đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này theo đúng nội

dung và kế hoạch được giao.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đồ án chắc
chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ
bảo của các thầy, các cô để đồ án này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy, cô và cán bộ Phòng Địa Chính Thị Trấn Quất Lâm, Huyện Giao Thuỷ, Tỉnh Nam
Định, kính chúc của các thầy, cô và các bác, các chú tại Phòng luôn luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Huyền

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

6

Tên đầy đủ

BĐĐC

Bản đồ địa chính

BĐHTSDĐ


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất.

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

QLĐĐ

Quản lý đất đai

ATGT

An toàn giao thông

VH- XH

Văn hóa- Xã hội



MỤC LỤC

7


DANH MỤC BẢNG

8


DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ Luật Đất đai
1993. Như vậy, đế đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việc phát triển
kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội, các văn bản hướng
dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai liên tục cập nhật, bố sung sửa đối
cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước.
Trong đó chỉ rõ: Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là
một trong mười lăm nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 22
Luật đất đai 2013.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng năm
năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 34 của Luật đất đai
2013. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí,
hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,...) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để
Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai,

là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác
thiết kế quy hoạch và quản lý đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như
một loại bản đồ thường trực làm căn cứ đế giải quyết các bài toán tổng thể cần đến
thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong nguồn
dữ liệu về hạ tầng cư sờ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nguồn tài liệu làm cơ sở để
thành lập bản đồ địa chính và hỗ trợ đắc lực cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai;
lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất....
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỹ thuật điện tử và công nghệ thông
tin phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực quản lý đất đai đã
đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa
đổi, tra cứu truy cập, xử lý thông tin. Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích

9


và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ
chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thao tác thủ công
lạc hậu trước đây. Tuy nhiên, công tác thành lập BĐHTSDĐ phần lớn là chỉnh lý trên
nền bản đồ cũ, chủ yếu là số hóa lại nên độ chính chưa cao, sai số lớn dẫn tới việc
quản lý và sử dụng đất chưa hiệu quả. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan
trọng và cần thiết trong công tác lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, thiết kế và
quản lý đất đai. Nó được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải
quyết các bài toán tổng thể cần đến các thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và
luôn giữ một vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở.
Cùng với việc kiểm kê và sự ra đời của thông tư số 28/2014/TT – BTNMT của
Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành thì việc thành lập bản đồ hiện trạng cũng đang là mối quan tâm hàng đầu đối với

cơ quan đơn vị các cấp. Để công tác kiểm kê được hoàn thành có hiệu quả cũng như
công tác quản lý đất đai chặt chẽ, sử dụng quỹ đất hợp lý và tiết kiệm thì công tác
thành lập BĐHTSDĐ là cấp thiết. Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Quản
Lý Đất Đai Trường Tài nguyên & Môi trường, tôi vận dụng thiết bị máy vi tính, kết
hợp các phần mềm như Microstation V8i và gCadas cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của Giảng viên TS. Dương Đăng Khôi tôi xin tiến hành thực hiện đề tài: “
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Thị trấn Quất Lâm,
Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định.”
1. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu đã cho thấy sự thuận tiện trong việc ứng
dụng phần mềm Microstation V8i và gCadas để nghiên cứ thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cũng như các bản đồ chuyên đề khác.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài tiến hành thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đây
chính là tư liệu hữu ích phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đất. Giúp các nhà
quản lý dễ dàng kiểm soát, đề ra các biện pháp sửu dụng đất hợp lý, tránh lãng phí tài
nguyên, giúp bảo vệ môi trường và phát triển triển bền vững. Việc xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất sẽ giúp cho quy hoạch sử dụng đất dễ dàng, đạt hiệu quả cao

10


11


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khai thác và ứng dụng phần mềm MicroStation V8i, gCadas thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Thị trấn Quất Lâm, Huyện Giao Thủy, Tỉnh
Nam Định.
- Tìm hiểu cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn ứng dụng bản đồ HTSDĐ trong
công tác quản lý đất đai.

3. Yêu cầu
- Hiểu được khái niệm cơ bản, quy phạm của việc thành lập bản đồ hiện trạng,
nội dung và các phương pháp thành lập.
- Sử dụng thành thạo phần mềm Microstation V8i và gCadas
- Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và gCadas vào thành lập bản đồ hiện
trạng cấp xã năm 2017 từ bản đồ địa chính số.
- Sử dụng, lưu trữ sản phẩm của đề tài sau hoàn thành: bản đồ dạng số.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở tính toán khoa học
chính xác, sử dụng thống nhất hệ tọa độ và độ cao nhà nước (hệ tọa độ VN-2000). Tỷ
lệ bản đồ thì phụ thuộc vào diện tích của xã.

12


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
1.1.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo
mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính
các cấp, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước.
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung
thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ. Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất có cùng tỉ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác
quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các nghành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất
đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo Quy phạm, ký hiệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do Bộ Tài

nguyên và Môi trường ban hành.
b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Là bản đồ được số hóa từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được
thành lập bằng công nghệ số.
1.1.2. Mục đích thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập ra nhằm mục đích:
- Thống kê, kiểm kê toàn bộ đất đã giao và chưa sử dụng đúng định kỳ hàng
năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích, đúng loại đất được ghi trong
luật đất đai hiện hành trên các loại bản đồ ở những tỷ lệ thích hợp, ở các cấp hành
chính.
+ Thống kê các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, thổ cư, xây
dựng…
+ Thể hiện đúng diện tích với các loại đất.
+ Khi kiểm kê đất đai cần tổ chức chỉnh lý sổ sách đối với khu đất có biến động
về loại đất, diện tích và chủ sử dụng.

13


- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý
nhà nước về đất đai.
- Làm tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt các ngành sử
dụng đất nhiều như nông nghiệp, lâm nghiệp…
Do đó:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chính là thể hiện của kết quả kiểm kê đất đai.
Tất cả những biến động, thay đổi về địa giới hành chính, về loại đất, về diện tích, về
đối tượng sử dụng… trong vòng 05 năm đều được cập nhật vào số liệu và thể hiện trên

bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất kèm theo bảng số liệu kết quả kiểm kê,
chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo sẽ có phương án điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế ở địa phương. Có thể nói bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cũng chính là cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa
phương trong các năm tiếp theo.
1.1.3. Yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thống kê được đầy đủ diện tích tự nhiên các cấp hành chính, hiện trạng quỹ
đất đang quản lý, đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa
quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất.
- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính đến ngày 01 tháng
01 hàng năm.
- Đạt được độ chính xác cao về vị trí, hình dạng, kích thước và loại hình sử
dụng đất của từng khoanh đất, phù hợp với tỷ lệ, mục đích của bản đồ cần thành lập.
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã,
huyện, tỉnh, cả nước). Trong đó, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (xã, phường, thị
trấn) là tài liệu cơ bản để tổng hợp, xây dựng BĐHTSDĐ cấp huyện, tỉnh. BĐHTSDĐ
cấp tỉnh và các tài liệu ảnh viễn thám, BĐHTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng
hợp xây dựng BĐHTSDĐ cả nước. BĐHTSDĐ phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại

14


đất trong đường địa giới hành chính được xác định theo hồ sơ địa chính, quyết định
điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- BĐHTSDĐ được thành lập trong các thời kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy
hoạch sử dụng đất, khi thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất.
- BĐHTSDĐ được xây dựng phù hợp với các điều kiện hiện trạng thiết bị công
nghệ mới, tài liệu hiện có và kinh phí của địa phương và các ngành.
1.1.4. Cơ sở pháp lý thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 quy định về xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về bản đồ
địa chính;
Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định về thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.1.5. Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ hiện trạng
Theo điều 20 thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014, cơ sở toán học được
quy định như sau:
a. Hệ quy chiếu của bản đồ hiện trạng
- Elipxoid quy chiếu WGS - 84 với kích thước:
+ Bán trục lớn: 6.378.137 m
+ Độ dẹt: 1/298, 257223563.
- Lưới chiếu bản đồ:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lập trên
mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 3 0 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k 0 =
0,9999; Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

15


+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu
hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6 0, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều
dài: k0 = 0,9996;

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc
với hai vĩ tuyến chuẩn 11 0 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là 108 0
cho toàn lãnh thổ Việt Nam;
+ Sử dụng kinh tuyến trục được quy định tại phụ lục 04 ban hành kèm theo thông
tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014.
b. Hệ thống tỷ lệ bản đồ hiện trạng
Những căn cứ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ:
- Mục đích yêu cầu Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng, kích thước của khu vực cần thành lập
bản đồ.
- Mức độ phức tạp của đất đai và khả năng khai thác sử dụng đất phù hợp với tỷ
lệ bản đồ quy hoạch phân bổ sử dụng đất cung cấp.
- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào: kích thước, diện tích,
hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung chuyên
môn hiện trạng sử dụng đất phải được biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo thể hiện đầy đủ nội
dụng hiện trạng sử dụng đất.
- Đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, thể hiện đủ nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị hành chính

Cấp xã

Diện tích tự nhiên (ha)

Tỷ lệ bản đồ

Dưới 120

1: 1.000


Từ 120 đến 500

1: 2.000

Trên 500 đến 3.000

1: 5.000

Trên 3.000

1: 10.000

Dưới 3.000

1: 5.000

16


Từ 3.000 đến 12.000

1: 10.000

Trên 12.000

1: 25.000

Dưới 100.000


1: 25.000

Từ 100.000 đến 350.000

1: 50.000

Trên 350.000

1: 100.000

Cấp huyện

Cấp tỉnh
Cấp vùng
Cả nước

1: 250.000
1: 1.000.000
(Nguồn: Theo khoản 2 điều 16 thông tư 28/2014/TT-BTNMT)

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình
dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ
lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.
c. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng
Độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất được đặc trưng bởi độ chính xác thể
hiện các yếu tố nội dung bản đồ như lưới tọa độ, vị trí, kích thước các khoanh đất, các
yêu tố nội dung bản đồ như lưới tọa độ, vị trí, kích thước các khoanh đất, các địa vật
quan trọng…
- Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phụ thuộc chủ yếu vào nguồn
tư liệu dùng vào biên tập bản đồ.

+ Nếu dùng bản đồ địa chính đã có để biên tập bản đồ hiện trạng thì các đường
biên vùng đất theo phân loại sẽ trùng với các ranh giới thửa đất ở giáp biên vùng loại
đất, vì vậy độ chính xác ranh giới vùng đất tương tự độ chính xác ranh giới thửa địa
chính.
+ Trường hợp bản đồ được lập theo phương pháp trực tiếp thì sai số trung
phương vị trí các địa vật không vượt quá 0.5mm trên bản đồ.
+ Trường hợp chuyển vẽ các khoanh đất trên bản đồ nền đã có thì sai số chuyển
vẽ các yếu tố không vượt quá 0.2mm trên bản đồ.
- Hình dạng các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đúng
với hình dạng ở ngoài thực địa, trường hợp các khoanh đất được tổng hợp hóa thì phải
giữ lại nét đặc trưng của đối tượng.
- Khi biên vẽ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ nhỏ cần phải thực hiện tổng hợp
và khái quát hóa các đối tượng. Các khoanh đất có diện tích lớn hơn 4mm 2 trên bản đồ

17


phải được thể hiện chính xác vị trí, kích thước và hình dạng. Đối với khoanh đất nhỏ
hơn 4mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị cao thì được phép phóng to lên 1.5 lần để thể
hiện nhưng phải giữ được hình dạng cơ bản.
1.1.6. Nội dung của bản đồ hiện trạng
Theo phụ lục số 04 được ban hành theo thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày
02/6/2014 của Bộ trưởng BTNMT thì nội dung và nguyên tắc thể hiện nội dung
BĐHTSDĐ như sau:
a) Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn,
trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
b) Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồ hiện
trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành
chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấy chỉ thể hiện đến
địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì

biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản
lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện
đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa
giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới
hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan;
c) Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện
ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các
khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa
theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;
d) Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần địa
hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đường
bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị
đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng;
đ) Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm,
phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép

18


nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được
đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường
mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy hệ khác có
bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện với thủy hệ);
trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thì thể hiện theo chân
mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ bao
và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt của
thủy hệ;
e) Giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của
đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó theo yêu

cầu sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông
các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường mòn tại các
xã miền núi, trung du;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đường liên xã trở
lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị từ đường liên huyện trở lên;
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước biểu thị từ
đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện;
g) Các yếu tố kinh tế, xã hội;
h) Các ghi chú, thuyết minh.
1.2. Nguồn tài liệu để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
- Bản đồ địa chính được chỉnh lý năm 2011.
- Bản đồ địa giới hành chính 364.
1.3. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ HTSDĐ cấp xã được thành lập bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở, là một
trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ HTSDĐ. Phương
pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở mới được thành lập
kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử

19


dụng, đồng thời sử dụng hệ thống kí hiệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
để xây dựng bản đồ HTSDĐ. Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng sự
chính xác về tọa độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
chính cơ sở, sẽ giúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các thông tin về mặt
diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng. Bên cạnh

đó, việc sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính hiện thực so với bên ngoài thực
địa, vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so với thực tế.
- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải cao đã
được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao. Phương pháp này có ưu điểm là:
+ Giúp chúng ta thu thập thông tin địa hình, địa vật nhanh chóng và khách quan.
+ Ảnh hàng không phản ánh trung thực bề mặt thực địa khu vực nghiên cứu.
+ Có thể cung cấp một lượng thông tin lớn về đất đai trong thời gian ngắn. Phân
tích ảnh nhanh và giá rẻ hơn nhiều so với phương pháp đo vẽ ngoài thực địa, giảm nhẹ
khối lượng công tác đo vẽ ngoài thực địa.
+ Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh hàng không áp dụng công
nghệ ảnh số rất thuận lợi cho việc thành lập bản đồ và đặc biệt là thành lập bản đồ ở
những khu vực có địa hình phức tạp, vì thế việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất bằng phương pháp này đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước. Phương pháp này chỉ
được áp dụng khi: không có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở và ảnh chụp
từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh. Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước được thành lập trên
bản đồ nền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi số lượng và diện tích
các khoanh đất ngoài thực địa đã biến động không quá 25% so với bản đồ HTSDĐ của
chu kỳ trước.
Bản đồ HTSDĐ cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước
được thành lập theo công nghệ số bằng phương pháp tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ của
các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc.

20


1.4 Giới thiệu và lựa chọn công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng
1.4.1. Giới thiệu một số phần mềm công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng
a. MapInfo
MapInfo là phần mềm biên tập bản đồ với nhiều tính năng, tuy nhiên, điểm vượt

trội của MapInfo so với các phần mềm khác là khả năng biên tập bản đồ chuyên đề rất
tốt với công cụ create thematic map. MapInfo được xây dựng chủ yếu để xử lý các số
liệu bản đồ có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ, vì vậy, ta thấy khả năng số hóa và
thành lập bản đồ gốc không được hỗ trợ nhiều.
MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác rất tốt, thông qua việc hỗ
trợ việc mở và lưu file với phần mở rộng rất đa dạng. Có công cụ chuyển đổi giữa các
định dạng file.
MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác rất tốt, thông qua việc hỗ
trợ việc mở và lưu file với phần mở rộng rất đa dạng. Có những công cụ chuyển đổi
giữa các định dạng file.
MapInfo Professional có các chức năng sau:
- Hỗ trợ tốt kiểu dữ liệu vecto với các quan hệ topo.
- Cho phép chồng xếp các định dạng ảnh (raster) làm nền bản đồ.
- Hỗ trợ in bản đồ.
- Kết nối với Crystal Report (lập báo cáo dựa trên cơ sở dữ liệu địa lý của bản
đồ).
- Lập trình tự động hóa công việc với MapBasic.
Đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng phần mềm thuộc khu vực doanh
nghiệp.
b. MicroStation
Là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi Bentley
Systems. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các
đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
MicroStation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như: Famis,
Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean và eTools, eMap… chạy trên đó.
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.

21



Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở
của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng
đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử
dụng đối với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe
Freehand…) lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation.
Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một
file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị
đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất
giữa các file bản đồ.
c. VietMap XM
Là phần mềm thành lập bản đồ chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM,
V8i và có khả năng chạy trên phần mềm ArcGIS.
Mục đích: thành lập nhanh bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, giúp
cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ.
Ưu điểm của phần mềm VietMap XM:
- Tốc độ xử lý nhanh, tự động hóa các công đoạn, không mất nhiều thời gian
chờ đợi trong khi phần mềm chạy.
- Hầu như các tính năng để mở. Điều này cho phép người dùng có thể sửa chữa
theo ý muốn.
- Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản
đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ.
- Các tính năng diện tích giải tỏa, xuất biểu - hồ sơ giải tỏa chuyên nghiệp.
- Phần mềm có phân hệ kiểm kê với nhiều tính năng xử lý nhanh, tự động, mềm
dẻo, giúp ích trong công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất một
cách nhanh chóng, dễ dàng.
d. AutoCad
CAD (Computer – Aided Design hoặc Computer – Aided Drafting) là phần
mềm trợ giúp vẽ và thiết kế bằng máy tính.
Sử dụng phần mềm CAD ta có thể vẽ thiết kế các bản vẽ 2 chiều (2D - chức

năng Drafting), thiết kế mô hình 3 chiều (3D - chức năng Modeling), tính toán kết cấu
bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FFA - chức năng Analysis).
Phần mềm CAD có 3 đặc điểm nổi bật sau:

22


- Chính xác.
- Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh).
- Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác.
AutoCad là phần mềm của hang AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ kỹ
thuật nhiều ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ.
Nhờ có nhiều tính năng hữu dụng mà việc ứng dụng phần mềm AutoCad trong
việc biên tập bản đồ ngày càng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi.
e. Famis
Famis (Field Work and Mapping Intergrated Software) là phần mềm tích hợp đo
vẽ và lập bản đồ địa chính. Đây là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm
chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Nó có
khả năng xử lý số liệu ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý trên bản đồ địa chính
số. Phần mềm đảm nhận công việc từ sau đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một
hệ thống bản đồ địa chính số. Liên kết với bên cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để dùng
một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất.
Các chức năng của phần mềm Famis:
- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo.
- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.
- Các chức năng tiện ích.
1.4.2. Lựa chọn phần mềm MicroStation V8i và gCadas
1.4.2.1. MicroStation V8i
* Giao diện trong MicroStation V8i


e
Hình 1.1: Giao diện MicroStation V8i

23


• Menu của MicroStation
Menu chính của MicroStation được đặt trên cửa sổ lệnh. Từ menu chính có thể
mở ra nhiều menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của MicroStation. Ngoài ra
còn có nhiều menu được đặt ở các cửa sổ hội thoại xuất hiện khi ta thực hiện một chức
năng nào đó của MicroStation.

• Thanh công cụ thuộc tính (Attributes)

Hình 1.2: Thanh công cụ thuộc tính
Hộp công cụ đầu tiên dưới thanh menu bar là thanh công cụ thuộc tính. Đây là
nơi thay đổi các thuộc tính của đối tượng như level, màu sắc, kích thước, style,..

• Thanh công cụ Primary

Hình 1.3: Thanh công cụ Primary
Hầu hết các ký hiệu trong thanh công cụ chuẩn là các chức năng thường được sử
dụng.
Thanh công cụ chuẩn

Hình 1.4: Thanh công cụ chuẩn
Hộp công cụ chuẩn được ẩn theo mặc định. Nó chứa các công cụ cho phép nhanh
chóng truy cập thường được sử dụng. Thanh công cụ được mở bằng cách chọn chuẩn
từ menu Tools trên thanh menu chính. Tuy nhiên, hầu hết những công cụ này có thể
được truy cập bằng cách sử dụng các phím tắt bàn phím.


Hình 1.5: Các phím tắt trên bàn phím

24


• Thanh trạng thái (Status bar)

Hình 1.6: Thanh trạng thái
Thanh trạng thái là một phần quan trọng của giao diện người sử dụng
MicroStation vì nó hiển thị mọi hoạt động của MicroStation. Status bar liên tục hiển
thị thông tin về hoạt động của mình ở phía bên trái của thanh trạng thái. Status bar bao
gồm tên của các công cụ hiện tại đang sử dụng và bước tiếp theo trong việc sử dụng
nó, thông tin về các hành động trước đó, hoặc tình trạng của các tính năng nhất định.
Ở giữa của thanh trạng thái là Message center. Di chuyển sang phải có là các biểu
tượng cho phép bạn truy cập vào chế độ khác nhau

• Thanh công cụ chính

Hình 1.7: Thanh công cụ chính
Hộp công cụ chính được sử dụng để lựa chọn, thao tác, sửa đổi, và công cụ đo
lường.
Khi bấm và giữ nút trái của chuột, các nút dữ liệu, trên một công cụ trong hộp
công cụ chính, sẽ thấy một menu cho phép bạn truy cập vào tất cả các công cụ trong
đó hộp công cụ.

25



×