Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của lá cây vối ( Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.38 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA LÁ CÂY VỐI
( Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry )
Ðào Thị Thanh Hiền1 - Phạm Thanh Kỳ1
1
Trường đại học Dược Hà Nội
2
Viện hoá học, Trung tâm KHTN&CNQG
I. ĐẶT VẤN ÐỀ
Từ lâu, lá vối được dân gian sử dụng để nấu nước uống có tác dụng giải nhiệt,
mùi thơm dễ chịu lại có tác dụng tiêu thực. Ngoài ra nước sắc lá vối còn chữa ghẻ lở, rối
loạn tiêu hoá, sát khuẩn vết thương. Ðể có thể sử dụng nguồn nguyên liệu này một cách
khoa học và có hiệu quả chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số tác dụng sinh học của
lá vối, gồm các chỉ tiêu: Tác dụng kháng khuẩn, tác dụng lợi mật và khả năng gây độc tế
bào.
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu
Lá vối sau khi thu hái, chia làm hai phần.
Phần 1: thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng ủ cho đến khi đen đều, lấy ra rửa
sạch, phơi khô, thu được lá vối ủ khô.
Phần 2: thái nhỏ, rửa sạch nhựa, phơi khô, thu được lá vối khô.
Lá vối khô và lá vối ủ khô được tiến hành: Cất tinh dầu bằng phương pháp cất kéo
hơi nước (thu được hai loại tinh dầu lá vối ủ - TDVU- và tinh dầu lá vối - TDV), và chiết
bằng dung môi ethanol 800, sau đó cất thu hồi dung môi đến cắn thu được cao khô lá vối
ủ (CKVU) và cao khô lá vối (CKV)
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thử tác dụng kháng khuẩn trên phiến vi lượng của Vanden Bergher và Vilietlink
(1994) [3].
- Thử tác dụng lợi mật trên chuột nhắt trắng [5].
- Thử khả năng gây độc tế bào theo phương pháp của Viện nghiên cứu ung thư quốc
gia Mỹ [4] do phòng thử tác dụng sinh học TTKHTN & CNQG tiến hành.
III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ


1. Tác dụng kháng khuẩn
- Chế phẩm thử gồm : TDVU, TDV, CKVU, CKV.
- Vi khuẩn thử: + Vi khuẩn Gr(-): E. coli, Pseudomonas aeruginosa.
+ Vi khuẩn Gr(+): Bacteroides subtilis, Staphylococcus aureus.
+ Nấm mốc: Aspergillus niger, Furanium oxysporum.
+ Nấm men: Candida albicans.
- Tiến hành:
+ Bước 1: Thử tác dụng kháng khuẩn theo phương pháp khuyếch tán
trên thạch, sử dụng khoanh giấy lọc tẩm chất thử theo nồng độ tiêu chuẩn (1mg/ml
Ethanol 960), những mẫu thử có vòng vô khuẩn từ 20mm trở lên được coi là dương tính.
Kết quả cho thấy cả 4 mẫu thử đều dương tính.


+ Bước 2: 4 mẫu thử dương tính ở trên được tiến hành thử tiếp bước 2 để tính ra
nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) theo phương pháp của Vanden Bergher và Vlietlink
(1994) tiến hành trên phiến vi lượng 96 giếng, kháng sinh kiểm định bao gồm:
Ampicillin, Tetracyclin, Amphotericin B và Nystatin. Kết quả được trình bầy ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả xác định MIC của 4 mẫu TDVU, TDV, CKVU, CKV
Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml)
TT

Mẫu
thử

Vi khuẩn Gr(-)
E.coli

P. aeruginosa

Vi khuẩn Gr(+)

B.subtilis

S.aureus

Nấm
men

Nấm mốc
Asp.niger

F.oxysporum

C.albicans

1
2
3
4

TDV
200
200
50
100
200
200
>200
TDVU 200
100
50

200
200
200
>200
CKVU
50
200
50
50
>200
>200
200
CKV
100
100
50
50
200
>200
50
Ghi chú: giá trị MIC < 200 μg/ml : mẫu dương tính
Nhận xét: Ðối với E. coli thì mẫu thử của cao khô lá Vối ủ (CKVU) có tác dụng
tốt nhất. Ðối với tụ cầu vàng thì cao lá Vối (CKVU & CKV) có tác dụng tốt hơn tinh dầu
lá Vối (TDV & TDVU).
2. Thử khả năng gây độc tế bào:
Tiến hành: Tế bào ung thư được duy trì liên tục ở các điều kiện tiêu chuẩn và
được sử dụng thử test với các chất thử đã chuẩn bị sẵn ở các nồng độ khác nhau trên
phiến vi lượng 96 giếng, phiến thử nghiệm bao gồm tế bào + môi trường nuôi cấy + chất
thử, ủ ở 370 C trong 3 ngày, tế bào được lấy ra cố định, rửa, nhuộm và hoà lại bằng dung
dịch chuẩn, đọc trên máy Elisa ở bước sóng 515-540nm.

Giá trị IC50 (Ihbitory concen tration of 50% cell growth) được tính trên chương
trình “Table curve” với giá trị logarit dựa trên giá trị mật độ quang ở các thang nồng độ
khác nhau của chất thử và giá trị đo được. Kết quả được trình bầy ở bảng 2.
Bảng 2: Khả năng gây độc tế bào của 4 mẫu TDVU, TDV, CKVU, CKV
TT

Mẫu

1
2
3
4

TDV
TDVU
CKVU
CKV

HepG.2
0
3
14,7
20,5

Dòng tế bào (ED%)
RD
0
0
29,3
19,9


Ghi chú
FL
0
0
9,7
10,5

Dương tính
Dương tính
Dương tính
Dương tính

Hep.G2: dòng tế bào ung thư gan.
FL: dòng tế bào ung thư màng tử cung
RD: dòng tế bào ung thư màng tim
* Đối với mẫu thử là chất thô thì giá trị IC50 < 20 μg/ml thì được coi là dương
tính.
Nhận xét: Sơ bộ nhận thấy mẫu thử nghiệm có tác dụng ức chế sự phát triển của
các dòng tế bào ung thư đem thử.


3. Thử tác dụng lợi mật:
Nguyên liệu thử là cao nước (1:1) lá vối ủ ( nước sắc lá Vối ủ hay là dạng thường
sử dụng của nhân dân ) Chuột nhắt trắng trọng lượng 22g ± 2g.Viện vệ sinh dịch tễ cung
cấp.
Tiến hành: Dùng 30 chuột nhắt trắng chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 10 con.
Lô 1 - lô thử: chuột uống cao nước lá Vối ủ (1:1) liều 10g/kg thể trọng.
Lô 2 - lô thử: chuột uống cao nước lá Vối ủ (1:1) liều 20g/kg thể trọng.
Lô 3 - lô chứng: chuột uống NaCl 0,9%

Chuột ở 3 lô được uống mẫu thử theo liều qui định trong 2 ngày liên tục, ngày thứ
3 sau khi uống thuốc 30 phút thì gây mê bằng ether ethylic và mổ bụng để thắt ống dẫn
mật rồi khâu thành bụng lại, sau 30 phút bóc tách túi mật, thấm qua giấy lọc, cân ngay
được m1(mg). Rạch túi mật cho mật chẩy ra hết rồi thấm vào giấy lọc và cân lại được
m2(mg). Khối lượng mật mỗi con là m = m1- m2 (mg)
Lượng sinh mật ở lô thử tăng hơn so với lô chứng tính theo công thức:

L% = mt - mc
mc
x 100%

mt: khối lượng mật của lô thử
mc: khối lượng mật của lô chứng
L: lượng mật sinh tăng

Kết quả được trình bày ở bảng 3.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
X
P

L%

Bảng 3: Kết qủa thử tác dụng lợi mật của cao nước lá Vối ủ.
Lô uống liều 10g/kg
Lô uống liều 20g/kg
Lô chứng
mt(mg)
mt(mg)
mc(mg)
41,5
33,4
21,1
23,1
34,3
13,7
40,5
29,5
16,5
20,3
25,5
20,3
21,0
48,1
16,6
15,6
31,5
16,3
32,8
42,5
26,0

28,1
30,8
18,4
34,0
35,9
18,7
31,5
46,2
17,1
30,0 ± 2,6
35,8 ± 2,4
18,5 ± 1,1
< 0,001
<0,001
62,2
93,5

Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Dịch chiết nước lá Vối ủ với liều 10g/kg và 20g/kg thể
trọng chuột đều có tác dụng lợi mật rõ rệt. Liều 20g/kg thể trọng chuột thì có tác dụng lợi
mật lớn hơn 1,5 lần so với liều 10g/kg thể trọng chuột.
Nhận xét:


- Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn cho thấy lá Vối, đặc biệt là lá Vối ủ có tác dụng rất
tốt trên vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn thường hay gây ra bệnh đường ruột, và hai vi khuẩn
Gr(+) thử nghiệm, loại vi khuẩn hay gặp ở bệnh viêm da . Ðiều này làm sáng tỏ việc
uống nước sắc lá Vối để chữa bệnh tiêu chảy và tắm nước lá Vối để chữa viêm da của
nhân dân.
- Nước sắc lá Vối ủ có tác dụng lợi mật rất mạnh, kết quả này góp phần giải thích được
vì sao nhân dân thường uống nước sắc lá Vối để chữa đầy bụng, khó tiêu.

- Kết quả thử tác dụng độc tế bào của 4 mẫu thử chiết từ lá Vối ( TDV, TDVU, CKV,
CKVU ) bước đầu cho thấy cả tinh dầu và cao khô toàn phần đều có khả năng ức chế sự
phát triển tế bào ung thư ( ung thư gan, ung thư màng tim, ung thư tử cung ). Ðiều này
mở ra hướng nghiên cứu mới đối với dược liệu lá Vối.
Sumary
The preliminary studies on some bio-effects showed that Cleistocalyx proved to
have antimicroblial, activity effect. Besides, it also has cytotoxic effect on some cancer
cell lines tested.
Tài liệu tham khảo
1. Ðỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương, Sổ tay cây thuốc Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học,
1980, 496.
2. Ðỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kĩ
thuật, Hà nội, 1986, 437-438.
3. Vanden B. and Vlietinck A. 1991, Method in Plant Bioch., 4, 47 - 48
4. Likhiwitaywuid K., Angerhofer, C.K., Cordell G.A., Perruto J.M., 1993, Jur. Nat.
Prod.
5. Robert A. Turner, Screening methods in pharmacology, cholereric 229 – 230

___________________________
Tạp chí Dược học -Số 3/2003Trang 22-23



×