Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 113 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi, nhất là
các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo đại học và sau đại
học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác
giả xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Dương Thanh Lượng đã hết
lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Lãnh đạo và đồng nghiệp trong Công ty
Cổ phần tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh đã quan tâm tạo điều kiện
thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè
đã luôn động viên, quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tác giả trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học cũng như thực
tiễn trong việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế CTXD. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý
của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2015

Học viên cao học

Đặng Hải Yên


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tác giả.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.


Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2015

Học viên cao học

Đặng Hải Yên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN
THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG .......................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .................... 5
1.1.1. Công trình xây dựng.......................................................................................... 5
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng ....................................................................... 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG ........... 7
1.2.1. Thiết kế xây dựng.............................................................................................. 7
1.2.2. Các bước thiết kế xây dựng công trình ............................................................. 8
1.2.3. Sản phẩm tư vấn thiết kế xây dựng ................................................................... 9
1.2.4. Các yêu cầu khi thiết kế xây dựng .................................................................. 12
1.2.5. Chất lượng thiết kế xây dựng .......................................................................... 13
1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) SẢN
PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ VẤN THIẾT KẾ NN VÀ PTNT ... 14
1.4. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..... 18
1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QLCL SẢN PHẨM TƯ
VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ........................................................ 19
1.5.1. Tổng Công ty Tư vấ Xây dựng Việt Nam (VNCC) ........................................ 19

1.5.2. Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) ....................................... 20
1.5.3. Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng thủy lợi Việt Nam (HEC) ........................... 21
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT KẾ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG ............. 25
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT KẾ
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG .................................................................. 25
2.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm ................................................................. 25


2.1.2. Đặc điểm chất lượng sản phẩm ....................................................................... 27
2.1.3. Khái niệm về chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế ......................................... 28
2.1.4. Đặc điểm về chất lượng sản phẩm TVTK ...................................................... 29
2.1.5. Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế ............................ 30
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLCL SẢN PHẨM TVTK
........................................................................................................................... 36
2.2.1. Nhóm nhân tố chủ quan .................................................................................. 36
2.2.2. Nhóm nhân tố khách quan............................................................................... 39
2.3. HỆ THỐNG PHÁP LÝ VÀ CÔNG CỤ QLCL SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT
KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG .............................................................................. 40
2.3.1. Một số phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm ........................................ 40
2.3.2. Các nội dung chức năng của quản lý chất lượng ............................................ 45
2.3.3. Hệ thống văn bản pháp lý quy định về chất lượng tư vấn thiết kế công trình
xây dựng .................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QLCL SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT KẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN VÀ ĐTXD THỦY LỢI QUẢNG NINH ....................................................... 59
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐTXD THỦY LỢI
QUẢNG NINH ................................................................................................. 59
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 59
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................ 59

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP tư vấn và ĐTXD thủy lợi Quảng Ninh ........ 60
3.1.4. Những kết quả đạt được .................................................................................. 63
3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số năm ............................ 64
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLCL SẢN PHẨM TVTK CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY LỢI QUẢNG NINH ... 65
3.2.1. Tổ chức bộ máy làm công tác QLCL sản phẩm của Công ty ......................... 65


3.2.2. Quy định trong QLCL sản phẩm tư vấn của Công ty ..................................... 68
3.2.3. Hoạt động QLCL sản phẩm tư vấn của Công ty trong thời gian qua ............. 71
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QLCL SẢN PHẨM TƯ VẤN CỦA
CÔNG TY ......................................................................................................... 75
3.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 75
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ........................................................................ 77
3.4. ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THIẾT KẾ CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................... 79
3.4.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 79
3.4.2. Những định hướng cụ thể ................................................................................ 79
3.5. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG LĨNH
VỰC TƯ VẤN THIẾT KẾ ............................................................................... 80
3.5.1. Những cơ hội ................................................................................................... 80
3.5.2. Những thách thứ .............................................................................................. 82
3.6. CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .......................... 82
3.6.1. Các căn cứ ....................................................................................................... 82
3.6.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .......................................................................... 84
3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QLCL SẢN
PHẨM TVTK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG THỦY LỢI QUẢN NINH ................................................................... 85
3.7.1. Sự cần thiết của việc tăng cường công tác QLCL sản phẩm TVTK của Công
ty


........................................................................................................................ 85

3.7.2. Hoàn thiện tổ chức bộ phận làm công tác quản lý chất lượng ........................ 86
3.7.3. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng .......................................................... 91
3.7.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ............................................................................. 94
3.7.5. Tăng cường cơ sở vật chất .............................................................................. 97


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty .................................................... 60
Hình 3. 2. Sơ đồ bộ máy làm công tác QLCL sản phẩm Công ty ............................ 66
Hình 3. 3. Sơ đồ quy định trong QLCL sản phẩm khảo sát thiết kế Công ty ........... 69
Hình 3. 4. Sơ đồ quy định trong QLCL sản phẩm thiết kế Công ty ......................... 69
Hình 3. 5. Hồ Trại Lốc với khu di tích Lăng mộ Vua Trần ...................................... 73
Hình 3. 6. Đường tràn hồ Trại Lốc đang thi công..................................................... 74
Hình 3. 7. Kè bảo vệ bờ sông Biên giới khu vực KM13 .......................................... 75
Hình 3. 8. Kè bảo vệ bờ sông Biên giới khu vực KM13 bị nghiêng ra phía ngoài
sông ........................................................................................................................... 75
Hình 3. 9. Sơ đồ đề xuất trong QLCL sản phẩm Công ty ......................................... 88
Hình 3. 10. Sơ đồ đề xuất quy trình trong QLCL sản phẩm Công ty ....................... 92


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm TVTK ......................30
Bảng 3 1. Bảng tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn

2010 ÷ 2013 ...............................................................................................................64
Bảng 3 2. Một số công trình được CĐT đánh giá cao về CL hồ sơ TK ...................72
Bảng 3 3. Một số công trình xảy ra sự cố lỗi do TVTK ...........................................74
Bảng 3 4. Bảng kê khai danh mục thiết bị tài sản của Công ty ................................97


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

- CTXD:

Công trình xây dựng

- QLCL CTXD:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

- QLCLCT:

Quản lý chất lượng công trình

- CLCT:

Chất lượng công trình

- QLCL:

Quản lý chất lượng


- TKCT:

Thiết kế công trình

- TKCS:

Thiết kế cơ sở

- TKKT:

Thiết kế kỹ thuật

- TKBVTC:

Thiết kế bản vẽ thi công

- TVTK:

Tư vấn thiết kế

- TVQLDA:

Tư vấn quả lý dự án

- KSĐH:

Khảo sát địa hình

- NCKT:


Nghiên cứu khả thi

- TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

- TCN:

Tiêu chuẩn ngành

- CNDA:

Chủ nhiệm đồ án

- CNTK:

Chủ nhiệm thiết kế

- CĐT:

Chủ đầu tư


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập, các đơn vị tư vấn xây
dựng nói chung, các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn nói riêng đang tập trung, chú trọng vào tìm kiếm việc làm, nâng cao doanh thu
của đơn vị, xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường trong nước, từng bước ra thị trường thế giới. Để đáp ứng được chiến lược
phát triển đó trong lĩnh vực tư vấn xây dựng thì việc duy trì và cải tiến hệ thống
không ngừng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn, thoả mãn các
yêu cầu của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án cũng như các yêu cầu luật định
trên thị trường xây dựng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết
.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh được

thành lập đến nay đã hơn 40 năm. Trong suốt quá trình hoạt động Công ty đã chủ trì
thiết kế nhiều công trình NN và PTNT trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Ninh, như: Hồ
chứa nước Tràng Vinh, Hồ chứa nước Cao Vân, Kè bảo vệ cột mốc biên giới khu
vực KM10 thành phố Móng Cái,…Do đặc thù của “nghề tư vấn” là luôn luôn đòi
hỏi tính chính xác và kỹ thuật cao là sản phẩm của trí tuệ và là một trong những
công việc đầu tiên rất quan trọng mang tính quyết định đến chất lượng của một dự
án đầu tư xây dựng. Chính vì thế mà chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế luôn là
mục đích đầu tiên mà Công ty hướng tới. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động
hành nghề tư vấn, chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn của Công ty chưa thực sự đạt
được như kỳ vọng, còn có tình trạng phải chỉnh sửa nhiều lần do chất lượng của
công tác khảo sát và thu thập số liệu cơ bản chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực khi
tham gia chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc về mặt trình độ chuyên
môn,…ngoài ra hoạt động của Công ty gồm nhiều bộ phận hoạt động phối hợp
trong dây chuyền công nghệ tạo ra sản phẩm chưa đồng bộ, nhịp nhàng, máy móc,
trang thiết bị và các công nghệ mới phục vụ cho công tác tư vấn chưa đầy đủ và đổi
mới kịp thời,… Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực cho công tác kiểm soát chất
lượng sản phẩm của Doanh nghiệp chưa được quan tâm, chưa xây dựng được kế



2

hoạch hoạt động, tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, vì thế
chất lượng sản phẩm tư vấn do đơn vị thực hiện nhiều khi chưa đảm bảo được yêu
cầu của khách hàng. Vì những lý do nêu trên, nên việc quản lý hiệu quả chất lượng
sản phẩm tư vấn góp phần tăng uy tín và thương hiệu của Công ty nhằm tạo ra
nhiều sản phẩm có chất lượng, tăng lợi nhuận, thu hút được nhân tài và nâng cao
đời sống cán bộ công nhân viên, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững có một
ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi
Quảng Ninh. Với mong muốn đóng góp một phần những kiến thức được học tập,
nghiên cứu trong Nhà trường vào việc tìm kiếm những giải pháp giúp Công ty ngày
một phát triển, tác giả đã lựa chộn đề tài luận văn với tên gọi:“Giải pháp tăng
cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của Công ty Cổ
phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm
tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của Công ty Cổ
phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh nhằm giúp cho Công ty xây
dựng được thương hiệu và khẳng định vị thế của mình trên thị trường tư vấn đầu tư
xây dựng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra trong các chương nghiên cứu của
luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến phù hợp với nội dung nghiên
cứu, đó là: phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp thống kê; phương pháp hệ
thống hóa; phương pháp phân tích so sánh, phân tích tổng hợp; phương pháp kinh
nghiệm; phương pháp nghiên cứu tại bàn và một số phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài lầ công tác quản lý chất lượng sản phẩm
dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng



3

thủy lợi Quảng Ninh và những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả và chất lượng của
công tác này.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu các hoạt động có
liên quan đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn xây
dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng
Ninh;
- Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là Công ty Cổ
phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh;
- Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ thu thập, phân tích các số liệu thu thập
của đơn vị giai đoạn vừa qua, tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2010-2014 và
đề xuất giải pháp cho giai đoạn kế hoạch 2015-2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về chất
lượng, quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng và các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động này trong phạm vi một doanh nghiệp tư vấn. Những kết
quả nghiên cứu của đề tài ở một mức độ nhất định có giá trị tham khảo đối với hoạt
động đào tạo và nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn
đầu tư xây dựng.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của luận văn, là những gợi
ý mang tính tham khảo trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm đối với Công ty
Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải nghiên cứu, giải quyết

được những vấn đề sau:


4

a. Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chất
lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng trong doanh nghiệp, những
nhân tố ảnh hưởng, nội dung và phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm,
tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài;
b. Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn đầu tư xây
dựng ở Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh
trong thời gian qua, qua đó đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy và
những mặt còn tồn tại và nguyên nhân cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp
khắc phục;
c. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác
quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn thiết kế của Công ty Cổ phần Tư
vấn và Đầu tư xây dựng thủy lợi Quảng Ninh trong thời gian tới.
7. Nội dung nghiên cứu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận kiến nghị, Luận văn được cấu trúc với 3
chương nội dung chính sau:
a. Chương 1: Tổng quan về chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế đầu tư xây
dựng;
b. Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý về chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế
trong lĩnh vực xây dựng;
c. Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác QLCL sản phẩm tư
vấn thiết kế của Công ty Cổ phần Tư vấn và ĐTXD thủy lợi Quảng Ninh.


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT
KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1.1. Công trình xây dựng
1.1.1.1. Khái niệm về công trình xây dựng:
Công trình xây dựng (CTXD) là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động
của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định
vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt
nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. CTXD bao gồm công
trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng
lượng và các công trình khác.[Theo 8, mục 10, trang 2]
1.1.1.2. Đặc điểm của công trình xây dựng:
-CTXD có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất
xây dựng kéo dài;
- Sản xuất xây dựng có tính di động cao, tổ chức quản lý sản xuất phức tạp
và được tiến hành ngoài trời;
- CTXD cố định tại nơi sản xuất, có kích thước lớn, trọng lượng lớn;
- CTXD mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa - nghệ
thuật,…Chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản
sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt;…Thể hiện trình độ
phát triển từng thời kỳ.
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng
1.1.2.1. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng

Cho đến nay, đã có rất nhiều nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau
về chất lượng công trình xây dựng. Dưới đây là một số quan điểm như vậy:
- Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính
an toàn bền vững, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với Quy chuẩn



6

xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật
hiện hành của Nhà nước [Theo 1, trang 1]
- Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ
thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu
chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan và hợp đồng kinh tế [Theo 7, Trang 25]
- Chất lượng công trình xây dựng có thể được hiểu là mức độ đáp ứng của
công trình với các yêu cầu đặt ra ( yêu cầu về kỹ thuật, thời gian, chi phí,
độ bền vững của công trình, an toàn, môi trường, các yêu cầu này có thể
được quy định trong hợp đồng hoặc ngầm hiểu chung;…) [Theo 12, trang
2];
- Xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm
xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như:
công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin
cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế; và đảm
bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình).
1.1.2.2. Đặc điểm của chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an
toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình
mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó
các vấn đề cơ bản cần quan tâm trong chất lượng công trình đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai
đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó, nghĩa là từ khi
hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án,
đến khảo sát, thiết kế;...
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chấ lượng của
nguyên vật liệu, cấu kiện; chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ,
của các bộ phận, hạng mục công trình;



7

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình
thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc
của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thi công xây dựng;
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người
thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối
với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng;
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình có thể phục vụ mà
còn ở thời hạn phải hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư
phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu
thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết
kế, thi công ở thời hạn phải hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử
dụng;...
- Vấn đề môi trường không chỉ là sự tác động của dự án tới các yếu tố môi
trường mà còn là sự tác động của môi trường nói chung tới dự án.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
1.2.1. Thiết kế xây dựng
Tư vấn thiết kế xây dựng là một loại hình đa dạng trong công nghiệp xây
dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn. Tư vấn thiết kế xây dựng giúp cho
khách hàng (CĐT) lựa chọn được phương án tốt nhất cho sản phẩm đầu tư để tiến
hành các công việc tiếp theo trong hoạt động xây dựng.
Công tác tư vấn thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công
trình cần xây dựng (Giai đoạn chuẩn bị đầu tư), bao gồm một số công việc chủ yếu
như: Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình, tổ chức quản lý công tác thiết
kế...

Quá trình thiết kế bao gồm:
- Giai đoạn tiền thiết kế (Lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế


8

khả thi);
- Giai đoạn thiết kế chính thức;
- Giai đoạn sau thiết kế (Giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên
thực địa để điều chỉnh và bổ sung thiết kế), Chất lượng công tác thiết kế có
vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.
1.2.2. Các bước thiết kế xây dựng công trình
Dự án đầu tư XDCT có thể gồm 1 hoặc nhiều loại công trình với một hoặc
nhiều cấp công trình khác nhau: Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể,
việc thiết kế XDCT được thực hiện một bước, hai bước, hoặc ba bước như sau
[Theo 3, mục 1, trang 13]:
- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với các
công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
trình. Trường hợp này bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước
thiết kế bản vẽ thi công gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình
do Công ty nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ
thi công;
- Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi
công được áp dụng đối với các công trình quy định phải lập dự án đầu tư
xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết
kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ
thi công;
- Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và
bước thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với các công trình quy định phải

lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp. Việc thực hiện thiết
kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp
theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.


9

1.2.3. Sản phẩm tư vấn thiết kế xây dựng
Sản phẩm tư vấn thiết kế là hệ thống hồ sơ bản vẽ, thuyết minh tính toán cho
một công trình hoặc hạng mục công trình được thiết kế trên cơ sở phù hợp với mục
đích và yêu cầu theo từng giai đoạn quản lý đầu tư xây dựng công trình nhằm thỏa
mãn nhu cầu khách hàng mua sản phẩm (CĐT).
Dự án đầu tư xây dựng công trình thì tùy theo cấp, loại công trình, dự án
khác nhau mà thiết kế xây dựng công trình có thể bao gồm 1 đến 3 bước sau: thiết
kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Tương ứng với các bước đó,
sản phẩm tư vấn thiết kế là hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ
thiết kế bản vẽ thi công.
1.2.3.1. Sản phẩm giai đoạn TKCS
Sản phẩm trong giai đoạn TKCS bao gồm: Phần thuyết minh, phần bản vẽ và
phần tổng mức đầu tư. Trong đó:
1. Phần thuyết minh
- Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế: Giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với
quy hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu vềđiều kiện tự nhiên, tải trọng
và tác động, danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng;
- Thuyết minh thiết kế công nghệ: Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ,
sơ đồ công nghệ, danh mục thiết bịcông nghệ với các thông số kỹ thuật chủ
yếu liên quan đến thiết kế xây dựng;
- Thuyết minh thiết kế xây dựng: Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm
tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và tọa độ xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ

thuật và các điểm đấu nối, diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện
tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các
nội dung cần thiết khác;
Giới thiệu kiến trúc công trình: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình
với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương
án thiết kế kiến trúc, màu sắc công trình, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều


10

kiện khí hậu, môi trường, văn hóa xã hội tại khu vực xây dựng.
Phần kỹ thuật: tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền,
móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công
trình, san nền, đào đắp đất, danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế.
Giới thiệu phương án phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và
thời gian xây dựng công trình.
2. Phần bản vẽ Phần bản vẽ của giai đoạn thiết kế cơ sở gồm 3 loại sau:
- Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ
thuật chủ yếu;
- Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết
cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và
khối lượng chủ yếu, các mốc giới, tọa độ và cao độ xây dựng;
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy nổ.
3. Phần tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư xác định từ hồ sơ thiết kế cơ sở gồm 7 thành phần: chi phí
xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý
dự án; chi phi tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
1.2.3.2. Sản phẩm giai đoạn TKKT
Sản phẩm trong giai đoạn TKKT bao gồm: Phần thuyết minh, phần bản vẽ,

phần tổng dự toán, dự toán. Trong đó:
1. Phần huyết minh
Gồm các nội dung theo quy định của thiết kế cơ sở nhưng phải tính toán lại
và làm rõ phương án lựa chọn sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so
sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; Các chỉ
dẫn kỹ thuật; Giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và
các nội dung khác theo yêu cầu của CĐT.


11

2. Phần bản vẽ
- Các bản vẽ thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu,
vật liệu chính đảm bảo, đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập
thiết kế bản vẽ thi công công trình;
- Triển khai mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;
- Triển khai tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất,
diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng,
cao độ xây dựng;…);
- Giải pháp kiến trúc: các mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng
mục và toàn bộ công trình;
- Giải pháp xây dựng: gia cố nền; móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ
thuật công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng;… (chưa triển khai vật liệu);
- Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn,
neo cốt thép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước;…);
- Bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị;…;
- Giải pháp kỹ thuật của các hệ thống kỹ thuật cơ điện bên trong công trình;
- Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành;…
3. Tổng dự toán, dự toán
Tổng dự toán, dự toán xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm 6 thành phần:

chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
1.2.2.3. Sản phẩm giai đoạn TKBVTC
Sản phẩm trong giai đoạn TKBVTC bao gồm: Phần thuyết minh, phần bản
vẽ và phần dự toán công trình
1. Thuyết minh
Giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực
tiếp thi công thực hiện theo đúng thiết kế.


12

2. Phần bản vẽ
- Thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy
đủcác kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ
điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;
- Chi tiết mặt bằng hiện trạng vàvị trícông trình trên bản đồ;
- Chi tiết tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện
tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ sốsử dụng đất, chỉ giới xây dựng, cao
độ xây dựng…);
- Chi tiết kiến trúc: các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các chi tiết kiến trúc
của các hạng mục và toàn bộ công trình;
- Chi tiết xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực, hệ thống kỹ thuật
công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng… (yêu cầu triển khai vật liệu);
- Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt đàn,
neo cốt thép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước…), các chi
tiết xây dựng khác;
- Chi tiết bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị…;
- Chi tiết lắp đặt, chi tiết phức tạp vàđiển hình của các hệthống kỹ thuật cơ
điện bên trong công trình;

- Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành…;
- Liệt kê môi trường các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết
bịcủa các hạng mục vàtoàn bộcông trình;
- Chỉdẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp)
3. Dự toán xây dựng công trình
1.2.4. Các yêu cầu khi thiết kế xây dựng
- Giải pháp thiết kế phải cụ thể hóa tốt nhất chủ trương của chủ đầu tư thể
hiện ở bản dự án khả thi của chủ đầu tư;
- Giải pháp thiết kế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và


13

đường lối phát triển chung của vùng miền cũng như của đất nước, có vận
dụng tốt kinh nghiệm của nước ngoài;
- Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế
- tài chính, mỹ thuật, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Phải chú ý
đến khả năng cải tạo mở rộng và phát triển trong tương lai;
- Khi lập các phương án thiết kế phải giải quyết toàn diện mối quan hệ giữa
các mặt: Tiện nghi, an toàn, thời gian sử dụng lâu dài, tiết kiệm chi phí và
thẩm mỹ;
- Tôn trọng các trình tự chung của quá trình thiết kế phương án. Trước hết
phải xem xét tổng thể từ các vấn đề vĩ mô rồi sau đó mới đi vào giả quyết
các vấn đề cụ thể;
- Đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo sự phù
hợp từng thành phần trong thiết kế và phải có tính ứng dụng cao, thi công
xây dựng tối ưu nhất phù hợp với điều kiện thực tế trên công trường;
- Công tác thiết kế phải dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức do nhà
nước ban hành và các tiêu chuẩn của nước ngoài được quy định trong Tiêu
chẩu Xây dựng. Thiết kế phải có cơ sở thực tiễn dựa trên khoa học và tiến

bộ, xác định đúng đắn mục tiêu và nhiệm vụ, mức độ hiện đại của công
trình xây dựng. Lập một số phương án để so sánh và lựa chọn ra phương án
tối ưu nhất, rút ngắn được thời gian thiết kế.
1.2.5. Chất lượng thiết kế xây dựng
Chất lượng công tác thiết kế xây dựng là một trong những yếu tố có vai trò
quan trọng nhất trong hoạt động xây dựng góp phần quyết định hiệu quả của vốn
đầu tư xây dựng. Cụ thể:
- Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử
dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay chưa;
- Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay chưa tốt, điều kiện thi công


14

thuận lợi hay khó khăn, tốc độ thi công nhanh hay chậm, giá thành công
trình hợp lý hay không,...;
- Trong giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu
quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy
hiểm khó khăn.
Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu
tư Xây dựng cơ bản. Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án đầu tư.
1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) SẢN
PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ VẤN THIẾT KẾ NN VÀ PTNT
Chất lượng sản phẩm TVTK là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó
để quản lý được chất lượng sản phẩm TVTK thì phải kiểm soát, quản lý được các
nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm TVTK, bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ
thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến. Bên cạnh đó QLCL còn gắn liền với từng
giai đoạn của hoạt động xây dựng và mỗi giai đoạn lại có những biện pháp riêng,

đặc thù nhằm nâng cao CLCTXD.
Trong những năm gần đây, các công ty tư vấn doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực tư vấn công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập khá
nhiều trên cả nước nói chung và trong tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Đây là điều tất
yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của địa phương trong tình hình mới, khi mà hệ thống
công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải được hoàn thiện hơn. Song
chất lượng thực sự của các doanh nghiệp tư vấn này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập
và cần phải khắc phục.
Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có khoảng 150 doanh nghiệp trong tỉnh
và 60 doanh nghiệp ngoài tỉnh hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn thiết kế xây dựng.
Trong số đó có 15 doanh nghiệp trong tỉnh và 8 doanh nghiệp ngoài tỉnh hoạt động
trong lĩnh vực Tư vấn thiết kế công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Và
dự báo, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn dần tăng mỗi năm.


15

Tuy nhiên, việc tăng số lượng đơn vị tư vấn không đồng nghĩa với việc tăng
về chất lượng tư vấn. Bởi thực tế, khi thành lập doanh nghiệp, nhiều đơn vị vẫn còn
sử dụng hình thức mượn người có năng lực của các công ty khác cho vào hồ sơ
năng lực của mình. Điều đó gây khó cho không ít chủ đầu tư khi đánh giá và lựa
chọn đơn vị tư vấn có năng lực thực sự.
Phần lớn các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân CNDA/CNTK theo đúng các
chuyên ngành phù hợp, do thiếu về năng lực hành nghề chuyên môn vì vậy thiết kế
không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất lượng sản phẩm hồ sơ rất kém (vì
không có sự đầu tư nghiên cứu, chủ yếu là coppy từ các công trình tưng tự, điển
hình; tác giả chủ yếu là những kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm;...). Đa số
các đơn vị tư vấn thiết kế không có bộ phận kiểm tra KCS, công tác QLCL sản
phẩm TVTK chưa được quan tâm và đầu tư nghiêm túc. Do đó sản phẩm tư vấn
thiết kế không được kiểm tra, kiểm duyệt kỹ càng trước khi trình duyệt. Phần lớn

công việc này các doanh nghiệp thường phó mặc cho đơn vị thẩm tra, thẩm định
dẫn đến nhiều hồ sơ, sản phẩm thiết kế phải làm đi làm lại từ khâu lập dự án gây
lãng phí về thời gian, công sức và tiền bạc, mặt khác còn làm chậm tiến độ triển
khai của dự án, mất uy tín với khách hàng. Sản phẩm thiết kế nhiều khi không tuân
thủ theo quy trình, quy phạm, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn không chính xác
thiếu sáng tạo và lỗi thời.
Trong bước thiết kế cơ sở còn xảy ra hiện tượng nhiều công trình bị chồng
lấn quy hoạch xây dựng của địa phương. Điều đó nói lên thực trạng là công tác thu
thập số liệu đầu vào thiếu chính xác và không được quan tâm đúng mức.
Trong bước thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công) rất nhiều công trình
xảy ra hiện tượng công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác
(Trong công tác này hầu hết lại không được Ban quản lý dự án nghiệm thu tại hiện
trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ). Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án
không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ
thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung;…
Các biểu hiện về chất lượng khi công trình thi công xong đưa vào sử dụng đã


16

xảy ra sự cố về các hiện tượng nứt, lún, sụt trượt, xử lý nước ngầm;… Điều đó
không thể nói chỉ do sai sót của đơn vị thi công mà còn là do sai sót của thiết kế gây
ra.
Hầu hết các công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn do đặc thù
thường được xây dựng ở những nơi vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí còn thấp.
Công tác giám sát tác giả lại không được quan tâm nghiêm túc, trách nhiệm về sản
phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm thiết kế của
mình và từ trước tới nay chưa có công trình nào được thiết kế lập quy trình bảo trì
hoặc biện pháp thi công chỉ đạo. Do đó khi công trình phải thay đổi thiết kế, bổ
sung phát sinh hay xảy ra sự cố các đơn vị tư vấn thường phản ứng rất chậm chạp,

không đưa ra được các phương án thay thế, xử lý kịp thời.
Một số sự cố công trình có liên quan đến chất lượng sản phẩm tư vấn:
- Sự cố sụt mái thượng lưu đập Suối Trầu ở Khánh Hòa (1983) do xác định
sai dung trọng đất thiết kế;
- Sự cố vỡ đập Suối Hành ở Khánh Hòa (1986) do công tác khảo sát địa chất
quá kém, khi thí nghiệm vật liệu đất đã bỏ sót không thí nghiệm 3 chỉ tiêu
rất quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không
nhận diện được tính hoàng thổ rất nguy hiểm của các bãi từ đó đánh giá sai
lầm chất lượng đất đắp đập;
- Sự cố vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hòa (1986). Nguyên nhân cũng giống như
các đập nói trên. Khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác
định được tính chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp
đủ các tài liệu cho người thiết kế để có biện pháp xử lý. Thiết kế không
nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên vẫn cho rằng
đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của đập làm việc
không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các lỗ
rò;
- Sự cố nứt đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (2014). Nguyên nhân do công


×