Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.74 KB, 30 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến:
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 5
tháng 09 năm 2019.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ sức khỏe con người
ngoài việc ăn, mặc còn ở hai yếu tố khác là giữ gìn vệ sinh và luyện tập thể dục
thể thao. Bác nói: “Không sạch sẽ thì bẩn, bẩn thỉu sinh bệnh tật”. Bác luôn yêu
cầu và kêu gọi: “Mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe”.
Nghe theo lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc
thế hệ trẻ vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ kế thừa và phát
triển sự nghiệp của cha ông sau này. Muốn trẻ phát triển một cách toàn diện thì
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ rất quan trọng trong đó vấn đề vệ sinh
cá nhân cũng được đặc lên hàng đầu.
Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình…muốn tạo được thói
quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan trọng. Để hướng dẫn và
rèn luyện các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ, đồng thời đổi mới phương thức hướng dẫn trẻ thực hiện thao tác vệ
sinh đúng qui trình như rửa tay, rửa mặt, đánh răng nhằm lôi cuốn, tạo hứng thú
cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động này.

1




2
Đầu năm học 2019- 2020, tôi dạy lớp mẫu giáo nhỡ 2, với tổng số học
sinh là 30 trẻ, các cháu chưa qua lớp bé nên đây là lần đầu tiên đến trường, mọi
thứ thật bỡ ngỡ, thật mới mẻ, những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân trẻ đều
chưa nắm được, hơn nữa các cháu ở vùng quê, do đặc thù của địa phương hầu
hết phụ huynh làm nông ít có thời gian quan tâm đến các cháu. Vì thế, trẻ chưa
có thói quen rửa tay bằng xà phòng, rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm
mà chỉ biết rửa tay với nước, rửa mặt chưa đúng quy trình, thậm chí một số cháu
đi ra ngoài còn không mang dép, móng tay, móng chân không được cắt gọn
gàng, đi vệ sinh không đúng nơi qui định. Việc này dẫn đến trẻ thường mắc các
bệnh ngoài da như: ngứa, nỗi mụt, viêm da, tay chân miệng, tiêu chảy. Chính vì
thế tôi phân vân mãi không biết mình phải làm gì để có thể giúp các cháu nhớ
hết các thao tác vệ sinh một cách nhanh nhóng nhất?
Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác rửa tay, rửa mặt mọi lúc nơi,
lồng ghép vào các hoạt động trong ngày.
+ Về qui trình rửa tay: Hướng dẫn trẻ vừa đọc 6 bước rửa tay vừa thực
hiện với tay không.
+ Về qui trình rửa mặt tôi cũng cho trẻ đọc thuộc 5 bước rửa mặt theo qui
trình và thực hiện với khăn khô nhiều lần trong ngày.
Tôi cho lần lượt các cháu ra thực hành rửa tay với vòi nước và xà phòng
đều đặn 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần tôi cho từ một đến hai trẻ ra thực hiện để tiện
quan sát và hướng dẫn trẻ. Việc này làm mất quá nhiều thời gian mỗi ngày, vì
thế giờ hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ lúc nào cũng kéo dài gây ảnh hưởng
đến các hoạt động khác. Trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú trong việc
thực hiện các thao tác vệ sinh nên mãi vẫn không nhớ được hết các thao tác mà
cô đã hướng dẫn. Bản thân giáo viên cũng cảm thấy mệt mỏi khi hướng dẫn trẻ
thực hiện, nhưng đây lại là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức
khoẻ, phòng tránh bệnh tật cho trẻ do đó không thể xem nhẹ mà cần có cá biện

pháp phù hợp để giúp trẻ hình thành các thói quen vệ sinh cá nhân. Đây cũng là
2


3
vấn đề làm tôi trăn trở suy nghĩ nhiều nhất trong thời gian đầu nhận lớp, làm thế
nào để trẻ nhớ hết các thao tác vệ sinh và thực hiện thường xuyên, đúng theo qui
trình, đảm bảo thời gian mà trẻ lại không cảm thấy nhàm chán. Vì vậy tôi quyết
định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4
-5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình. .
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
- Trong lớp tôi có khu vệ sinh dành cho trẻ có đầy đủ đồ dùng như: Bồn
rửa tay, gương soi, kệ để kem đánh răng, xà phòng, khu vệ sinh dành cho nam,
cho nữ riêng biệt, có đầy đủ nước sạch cho trẻ thực hiện vệ sinh.
- Lớp được trang bị đầy đủ trang thiết bị phương tiện nghe nhìn như: máy
tính, ti vi được kết nối mạng interner giúp tôi thường xuyên học hỏi thông tin
qua mạng hoặc lựa chọn các đoạn video, hình ảnh có liên quan về vệ sinh cá
nhân cho trẻ xem giúp trẻ ghi nhớ các thao tác thực hiện vệ sinh nhanh hơn.
- Vào đầu năm bản thân tôi được tham gia học bồi dưỡng thường xuyên
về chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng trong trường Mầm non do nhà trường tổ chức.
- Bản thân được dự chuyên đề vệ sinh do trường tổ chức và rút kinh
nghiệm để hướng dẫn hành thực hiện tại lớp mình.
- Đầu năm học 2019 – 2020, được sự cho phép của nhà trường lớp tôi đã
tổ chức thành công họp phụ huynh. 100% phụ huynh thống nhất nhờ Ban đại
diện cha mẹ họ sinh mua giúp đồ dùng vệ sinh như: chổi, nước lau sàn, cây lau
sàn… phục vụ việc vệ sinh khu vực trong và ngoài và đồ dùng cá nhân riêng cho
trẻ như khăn lau, xà phòng, kem và bàn chải đánh răng cho trẻ thực hiện vệ sinh
cá nhân của mình.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh lên kế hoạch mua sắm và cấp phát đồ dùng

kịp thời để trẻ thực hiện vệ sinh.

3


4
- Một số trẻ được gia đình giáo dục hướng dẫn nên các cháu đã có một số
kỹ năng về vệ sinh cá nhân.
* Nhược điểm:
- Tam Lãnh là một xã vùng núi nên đa số phụ huynh làm nông nghiệp ít
có thời gian quan tâm tới việc giáo dục hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân
thường xuyên.
- Trẻ chưa qua lớp bé nên chưa quen với chế độ sinh hoạt ở trường như
thực hiện giờ ăn, giờ ngủ ,giờ hoạt động vệ sinh cá nhân…
- Trẻ còn quá nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn
vệ sinh cá nhân.
Ngày 10 tháng 02 năm 2020 đến nay do tình hình dịch bệnh Covid 19 các
được cháu nghỉ học để phòng chống dịch bệnh lây lan nên việc rèn thoái quen vệ
sinh cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
Đầu năm tôi tiến hành khảo sát 30 trẻ ở lớp tôi và được kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát ban đầu
1 - Trẻ mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng

Số trẻ
15

Tỷ lệ %
50%


2

- Mặt, mũi, tay chân sạch sẽ
- Trẻ có kỹ năng làm một số việc vệ sinh thân thể

7

23%

3

thành thạo
Biết rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn

5

16%

4
5

và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn
Biết các qui trình đánh răng, rửa mặt
- Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, không khạc nhổ

7
10

23%
33%


10

33%

bừa bãi biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, giữ vệ
6

sinh lớp học và nơi mình sinh sống.
- Đánh giá được hành vi vệ sinh đúng sai của mình
và người khác

4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
4


5
Đề tài đã đưa ra những giải pháp phù hợp đã mang lại hiệu quả cao như:
Giải pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để
lôi cuốn, tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động vệ sinh.
Giải pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành thao tác chăm sóc
vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Giải pháp 4: Rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ khi ở lớp.
Giải pháp 5: Giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ qua các bài hát,
bài thơ, câu chuyện, các nhân vật gần gũi.
Giải pháp 6: Tích hợp lồng ghép giáo dục vệ sinh qua các hoạt động học,
hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 7: Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân

cho trẻ.
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:....
Để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ đạt hiệu quả cần
phải có:
- Điều kiện cơ sở vật chất phải đảm bảo đủ và cần thiết để cho trẻ thực
hiện vệ sinh.
Môi trường phải sạch sẽ đảm bảo vệ sinh
- Đồ dùng đồ chơi để trẻ thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân phải an
toàn, sạch sẽ, phù hợp với trẻ
- Biết vận dụng công nghệ thông tin để giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Cho trẻ xem những hình ảnh về vệ sinh cá nhân như rửa tay, lau mặt, súc
miệng đúng cách.
5


6
- Giáo viên phải thường xuyên sưu tầm những bài hát, bài thơ, câu chuyện
hấp dẫn phù hợp với trẻ để giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Giáo viên luôn học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao
tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Giáo viên phải xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân
cho trẻ.
- Tạo cơ hội cho tất cả trẻ trong lớp trực tiếp thực hiện các hoạt động vệ
sinh hằng ngày, khuyến khích, động viên và tuyên dương trẻ kịp thời.
- Quan sát và đánh giá hoạt động vệ sinh của trẻ ở lớp hằng ngày.
- Sự kết hợp đồng bộ giữa phụ huynh và giáo viên về giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
Trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển

toàn diện, do vậy đối với trường mầm non việc rèn trẻ giữ gìn vệ
sinh cá nhân là hết sức quan trọng và để làm được điều này bản
thân mỗi giáo viên phải có kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ trong đó có rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ, bản thân
tôi đã tham khảo các tài liệu về vấn đề giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ mẫu giáo do Bộ giáo dục Mầm non ban hành, các tạp chí
giáo dục mầm non, mạng internet tôi tham khảo được các nội
dung hướng dẫn về vệ sinh cá nhân tuy không mới lạ nhưng đi
vào chiều sâu. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước, phát
triển kinh tế thì sự đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo con
người đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa là hết sức
cần thiết và nhiệm vụ của trường Mầm non cũng hết sức quan
trọng. Nên tôi đã chọn lựa và đưa ra các giải pháp sau:

6


7
Giải pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất cần thiết
để lôi cuốn, tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động vệ sinh
Theo tôi cả hai yếu tố môi trường xã hội và môi trường cơ sở vật chất đều
rất quan trọng, nếu một trong hai yếu tố trên không đảm bảo thì việc giáo dục trẻ
cũng không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy tôi luôn chú trọng xây
dựng môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện, môi trường vật chất đầy đủ về
trang thiết bị và đảm bảo an toàn.
* Môi trường xã hội:
Để trẻ có được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” công tác giáo dục
không chỉ chuẩn bị cho trẻ cuộc sống về tinh thần và vật chất mà tạo ra một môi
trường an toàn, thân thiện, đảm bảo điều kiện vui chơi lành mạnh để trẻ có thể
tham gia tích cực, chủ động vào quá trình phát triển. Điều đó làm trẻ hứng thú

khi đến lớp, thì mới hứng thú tham gia các hoạt động trong đó có hoạt động vệ
sinh.
* Môi trường cơ sở vật chất
Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo thường có tâm lý thích quan sát và khám phá
những điều mới lạ nên tôi trang trí lớp theo hướng mở để trẻ thoải sức sáng tạo.
Đặc biệt tôi sữ dụng một mảng tường để làm góc“Kỹ năng sống của bé”với
nhiều hình ảnh liên quan đến các chủ đề trong đó có giáo dục vệ sinh cá nhân,
trẻ chọn hình, lắp ráp các qui trình rửa tay, rửa mặt…Sưu tầm và tự làm truyện
để ở góc thư viện cho trẻ xem tuy nhiên tôi luôn chú ý chọn tranh có hình ảnh rõ
ràng, nhiều màu sắc nhằm lôi cuốn trẻ.
Trang trí các hình ảnh về các bước rửa tay, rửa mặt gần bồn rửa tay cho
trẻ, đồ dùng trong nhà vệ sinh được để gọn gàng ngăn nắp. Môi trường vệ sinh
bên trong cũng như bên ngoài được tôi và giáo viên cùng lớp phối hợp dọn dẹp
sạch sẽ, đồ dùng học tập cũng như đồ dùng vệ sinh được vệ sinh thường xuyên
và sắp xếp một cách có khoa học nhất.
7


8
Đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ gồm ca uống
nước, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt.. đầu năm được ban đại diện cha mẹ học
sinh mua và cấp phát đảm bảo về số lượng (mỗi trẻ một đồ dùng riêng và mỗi đồ
dùng phải được ký hiệu hình riêng cho từng trẻ)
Đồ dùng được tôi cùng giáo viên trong lớp vệ sinh thường xuyên, đối với
những đồ dùng bị hỏng, bẩn giặt không sạch, sẽ được thay bằng những đồ dùng
mới để đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Hướng dẫn trẻ để đồ dùng đúng nơi qui định,
cho trẻ tự phục vụ bằng cách tự lấy và cất đồ dùng sau khi sữ dụng xong. Đồng
thời kết hợp với phụ huynh rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh trẻ mọi
lúc mọi nơi.
Giải pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực

hành thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Để có thể giáo dục trẻ hình thành các thói quen vệ sinh cá nhân ở lớp thì
bản thân giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng về giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ. Hiểu được điều này tôi không ngừng học tập nghiên cứu tài liệu về các qui
trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng.. nắm bắt được các qui trình đó tôi mới có thể
hướng dẫn trẻ bằng các hình thức khác nhau, tôi luôn chú trọng đổi mới hình
thức hướng dẫn để trẻ hứng thú tham gia như: sử dụng các bài nhạc, vũ điệu vui
nhộn lồng ghép các thao tác rửa tay hay cho trẻ xem video về cách rửa mặt…
Đầu năm học lớp tôi được nhà trường cấp phát tài liệu, hình ảnh để giáo
viên tham khảo cũng như hướng dẫn trẻ các thao tác vệ sinh, hành vi văn minh,
thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Lên mạng tìm kiếm các tiết dạy mẫu về chủ đề vệ sinh cá
nhân cho trẻ, tham gia vào các nhóm trang mạng trên facebook
như nhóm “Dạy học mầm non, Đồ dùng dạy học mầm non”…để
tìm kiếm học hỏi những tiết dạy hay, sáng tạo, đồng thời trao
đổi các tiết dạy của bản thân để các bạn trong nhóm góp ý,
8


9
hoàn thiện thành những tiết dạy hay để cả nhóm cùng tham
khảo.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen vệ sinh cá
nhân cho trẻ.
Để trẻ có thói quen, kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ đúng cách tôi phải
dựa vào tình hình lớp, khả năng thực tế của trẻ, để xây dựng kế hoạch cụ thể về
rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Đối với lớp tôi, các cháu chưa qua lớp bé, chưa có kỹ năng vệ sinh nên tôi
xác định sẽ rèn trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt chú ý đến
trẻ chậm, trẻ rụt rè nhút nhát. Từ nhận định thức tế của lớp tôi lập bảng kế hoạch

giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ theo từng tháng như sau:
Tháng
9/2019

Nội dung

Hình thức

Hoạt động bổ trợ

- Ôn lại các thao tác - Sử dụng các thao - Thông qua một số
rửa tay, lau mặt.

tác mẫu kết hợp lời. bài hát, thơ: Rửa mặt

- Hình thành kĩ năng - Dùng ảnh 6 bước như mèo, tập rửa
lau mặt, rửa tay cho rửa tay chuẩn của tay…
trẻ.

bộ y tế.

- Dạy những trẻ mới - Quan sát, giải
các thao tác rửa tay, thích, làm mẫu.
lau mặt.
- Biết giữ vệ sinh ăn
uống.
10/2019

Tiếp tục rèn kĩ năng - Hướng dẫn, quan -Dùng những bài thơ,
vệ sinh rửa tay, lau sát, giúp đỡ trẻ vào truyện, trò chơi...Tận

mặt thành thạo. (Chú các hoạt động trong

dụng vào giờ hoạt

ý rèn kĩ cho trẻ mới). ngày.

động chiều.

9


10
- Quan tâm rèn thêm - Kết hợp cùng phụ
việc giữ vệ sinh thân huynh, tận

dụng

thể cho trẻ bị mắc các giờ đón trả trẻ.
các bệnh sau khi
khám sức khỏe lần I.
11/2019

- Rèn trẻ có một số - Hướng dẫn, làm - Sưu tầm video,
thói quen vệ sinh tốt mẫu, quan sát trẻ phim ảnh: Bé đánh
ăn uống.

trong

các


hoạt răng, Mèo con đánh

- Dạy trẻ có thói động.

răng, Gấu con bị đau

quen vệ sinh thân thể - Sử dụng hình ảnh. răng…
ở nhà

- Kết hợp cùng phụ
huynh.
- Luôn nhắc nhở,
động viên trẻ trong
các hoạt động.

12/2019

- Rèn trẻ việc giữ vệ - Kết hợp cùng với - Cung cấp
sinh thân thể thành phụ huynh.

thêm

thông tin từ tài liệu,

thạo ở lớp và ở nhà.

- Hướng dẫn, giải tranh ảnh… về tác
- Dạy trẻ có thói thích, nêu gương, dụng của việc giữ vệ
quen giữ sạch sẽ, khuyến khích trẻ… sinh thân thể.
gọn gàng môi trường

trong và ngoài lớp
học.
1/2020

- Trẻ có khả năng tự - Quan sát, hướng - Tiếp tục sử dụng
đánh giá hành vi vệ dẫn, đánh giá trẻ những bài thơ, câu
sinh cá nhân của …
mình và của bạn.

chuyện sinh động: Da

- Kết hợp với phụ và Tay, đi dép, bé và
10


11

2/2020

- Giúp trẻ chuẩn các huynh.

mèo, Thỏ trắng đánh

kĩ năng.

răng…

- Khảo sát lại kĩ - Lập danh sách - Sưu tầm thêm thơ,
năng vệ sinh trẻ.


theo dõi.

- Bồi dưỡng trẻ có kĩ - Hướng dẫn, quan
năng vệ sinh yếu.

3/2020

truyện, trò chơi, bài
hát,

ảnh,

sát, trực tiếp giúp video…cung cấp cho
trẻ.
đỡ trẻ.

- Biết nhắc nhở, giữ - Giải thích, tạo tình vệ sinh cho người huống, quan sát…
thân của mình.

hình

Đóng

kịch,

xem video…

- Kết hợp với phụ

- Khắc phục kết quả huynh.

sau khám sức khỏe.
4/2020

- 100% trẻ có thói - Cô và trẻ cùng - Thông qua một số
quen vệ sinh thân

đánh giá.

thể.

- Kết hợp với phụ

bài thơ, truyện kể…

- Giữ vệ sinh chung huynh.
xung quanh mình.
5/2020

100% có thói quen - Cô và trẻ cùng - Trẻ thực hiện các
vệ sinh cá nhân.

đánh giá.

thao tác vệ sinh khi ở

- Kết hợp với phụ trường cũng như ở
nhà.
huynh
Kế koạch trên là kim chỉ nam giúp tôi thực hiện kế hoạch rèn luyện vệ
sinh cá nhân cho trẻ, cụ thể theo từng tháng, các biện pháp đều phối hợp với phụ

huynh để đạt được kết quả tốt hơn.
Từ đầu tháng 2 đến nay do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức
tạp, học sinh được nghỉ để phòng dịch bệnh lây lan nên việc rèn kỹ năng cho trẻ
11


12
không được thường xuyên. Vì thế giáo viên và phụ huynh cần phối kết hợp để
duy trì nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ khi ở nhà, tăng cường việc rửa
tay bằng xà phòng thực hiện các bước rửa tay đúng cách và những lúc nào nên
rửa tay. Tôi phối hợp với phụ huynh bằng cách sử dụng mạng điện thoại lập
nhóm “Lớp Nhỡ 2 – MG Hoa Mai” để thông tin đến phụ huynh những nội dung
về vệ sinh cá nhân ở các tháng đã đề ra, lấy phiếu đánh giá thông qua từng phụ
huynh, đồng thời thông tin về thời gian nghỉ để phòng dịch Covid 19 và các vấn
đề liên quan đến trẻ mà phụ huynh còn thắc mắc. Riêng đối với một số phụ
huynh chưa sử dụng mạng,chưa tham gia vào nhóm của lớp, tôi lưu số điện thoại
để thường xuyên điện thoại hỏi thăm sức khỏe, tình hình thực hiện vệ sinh cá
nhân của trẻ khi ở nhà.
Giải pháp 4: Rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ khi ở lớp.
Để trẻ có được các thói quen và kỹ năng vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa
mặt, đánh răng…thì tôi cần giúp trẻ hiểu vệ sinh cá nhân là gì và ý nghĩa của
việc vệ sinh cá nhân. Đây là một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đối
với trẻ là bài học lớn mà trẻ cần học thường xuyên, học mọi lúc mọi nơi.
a. Rèn trẻ việc rửa tay:
*Vì sao phải rửa tay?
Đối với việc rửa tay, tôi đặt lên hàng đầu vì tôi luôn quan niệm rằng giữ
đôi bàn tay sạch sẽ là ngăn chặn được phần lớn các dịch bệnh lây qua đường ăn
uống. Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì trẻ rất thích chơi đùa lại hay có thói
quen ngậm tay vào miệng. Nếu chúng ta không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi
tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm

đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do các
loại vi rút gây ra...Vì thế, tôi đã dạy cho trẻ phải biết giữ đôi tay thật sạch, không
được bỏ tay vào miệng, ngoáy mũi, dụi mắt… và lúc nào cần phải rửa tay bằng
xà phòng.
* Chuẩn bị:
12


13
- Bồn rửa tay, nước sạch, xà phòng bánh, khăn lau tay.
- Địa điểm:
- Khu vực rửa tay qui định của lớp.
- Cách tiến hành:
Rửa tay là việc làm hết sức quan trọng tuy nhiên phải rửa như thế nào cho
đúng để ngăn chặn tối đa khả năng bị nhiễm khuẩn, tôi phải hướng dẫn trực tiếp
trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng theo từng bước. Để trẻ dễ nhớ và yêu thích
việc này, tôi đã hướng dẫn trẻ và kết hợp với hình ảnh minh họa bằng cách dán
quy trình rửa tay để trẻ thực hiện việc rửa tay đúng các bước được dễ dàng và
hiệu quả hơn. Qui trình này đã được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng, gồm 6 bước
cơ bản sau:
- Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay dưới vòi nước và xoa xà phòng.
- Bước 2: Rửa cổ tay và mu bàn tay. Dùng tay này xoay cổ tay kia. Chà
lòng bàn tay này lên mu của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Rửa kẽ ngón tay. Ngón bàn tay này chà sát vào kẽ của bàn tay
kia và ngược lại.
- Bước 4: Rửa đầu ngón tay. Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này xoay
trong lòng của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 5: Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy.
- Bước 6: Lau khô tay bằng khăn.
Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ vào những thời điểm quan trọng sau đây:

- Trước khi trẻ ăn hoặc chạm vào thức ăn (nếu như trẻ đang giúp bạn

nấu nướng)
- Sau khi trẻ đi vệ sinh
- Sau khi trẻ hỉ mũi hoặc ho
- Sau khi trẻ chạm vào vật nuôi hoặc các động vật khác
13


14
- Sau khi trẻ chơi bên ngoài
- Trước và sau khi cho trẻ đi thăm một người thân bị bệnh hoặc thăm bạn
bè về.
Nhắc nhở trẻ thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi…
b. Rèn trẻ việc súc miệng, đánh răng
*Vì sao phải súc miệng, đánh răng.
Súc miệng, đánh răng là cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh răng miệng và
chống sâu răng cho bản thân mình. Súc miệng, đánh răng sẽ loại bỏ mảng bám
vi khuẩn và thức ăn dính trên răng giúp răng trắng, chắc khỏe, miệng luôn được
sạch sẽ.
*Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một bàn chải đánh răng cho trẻ em, một cốc uống nước, một hộp
kem đánh răng cho trẻ em.
- Nước sạch, mô hình răng giả, một bàn chải đánh răng để cô thực hiện
trên mô hình.
- Địa điểm: Khu vực bồn rửa tay của lớp.
*Cách tiến hành:
Vào tháng đầu năm học, tôi dành một buổi chiều để dạy trẻ việc súc
miệng, đánh răng. Đầu tiên tôi cho trẻ quan sát và lắng nghe tôi hướng dẫn cách
đánh răng trên mô hình hàm răng giả.

- Dùng lượng kem đánh răng vừa phải, lượng nhỏ bằng hạt đậu là tốt nhất,
vì nó không tạo quá nhiều bọt.
- Chỉ dùng lựơng vừa phải, không chà răng quá mạnh. Tuyệt đối không
được chà răng theo chiều ngang, vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt lợi.
- Chải răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới
lên trên cho hàm dưới và chỉ chà ngang đối với mặt nhai.
14


15
- Sau khi chải răng xong, rửa sạch bàn chải, vẫy thật khô cắm vào cốc
hoặc nơi khô ráo, đầu bàn chải quay lên trên.
- Súc miệng thật sạch. Súc nước cho kêu sùng sục trong miệng và nhổ đi.
Khi nhổ cúi thấp người xuống bồn không để nước bắn vào người mình và người
khác.
- Bác sĩ khuyên chúng ta nên đánh răng trong khoảng 3 phút.
Tiếp theo tôi trò chuyện với trẻ về các bước đánh răng và cách đánh răng
như thế nào cho đúng.
- Trước khi đánh răng con chuẩn bị đồ dùng gì? (cốc nước, bốt, kem)
- Khi sử dụng kem sử dụng lượng như thế nào? (vừa phải khoảng bằng hạt
đậu)
- Khi đánh răng con chải răng theo chiều nào?
- Sau khi đánh răng xong con làm gì?
- Thời gian đánh răng khoảng bao nhiêu phút ?
- Để đảm bảo thời gian đánh răng con có thể nhờ ba mẹ canh thời gian
cho con hoặc con có thể nhờ bố mẹ mua một chiếc đồng hồ cát 3 phút thật đẹp
đặt ở nơi con súc miệng để thực hiện việc đánh răng được đảm bảo.
Cho một số trẻ lên thực hiện trên mô hình răng giả để củng cố thêm cách
đánh răng cho trẻ.
Sau đó tôi cho trẻ thực hiện cách đánh răng theo hướng dẫn.

Cô quan sát trẻ đánh răng và sửa sai kịp thời cho trẻ.
Hằng ngày tôi đều cho trẻ đánh răng sau giờ ngủ trưa, lớp có hai giáo viên
nên một giáo viên quản lý trẻ ở trong lớp còn tôi trực tiếp quan sát và hướng dẫn
trẻ đánh răng.
Ngoài ra khi trẻ ở lớp giáo viên nhắc nhở trẻ súc miệng sau khi ăn và chú
ý lồng ghép vào góc chơi như góc bế em, gia đình, để trẻ thể hiện kinh nghiệm
15


16
thực tế của mình từ đó giáo viên sẽ nắm được khả năng của trẻ và có cách điều
chỉnh rèn luyện trẻ đúng hướng.
c) Rèn trẻ việc lau mặt:
*Vì sao phải lau mặt
Giúp trẻ hiểu phải lau mặt thường xuyên để mặt được sạch sẽ phòng các
bệnh về da.
Để trẻ biết cách lau mặt tôi trực tiếp hướng dẫn trẻ
* Chuẩn bị:
Giá phơi khăn, mỗi trẻ một khăn mặt ướt có kí hiệu riêng, chậu để khăn
bẩn.
Chậu nước.
*Cách tiến hành:
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
Đàm thoại cùng trẻ về các bước lau mặt.
Cho trẻ thực hiện các bước lau mặt. Cô quan sát hướng dẫn trẻ.
Hằng ngày tôi đều cho trẻ rửa mặt khi mặt bẩn, sau khi ngủ dậy.
Khi trẻ thực hành các bước lau mặt, tôi cho từng nhóm 3- 4 trẻ thực hiện
để dễ quan sát và hướng dẫn.
Sau một thời gian học tập và rèn luyện những thói quen vệ
sinh cá nhân ở lớp, trẻ đã dần quen và yêu thích những việc đó

nên trẻ lớp tôi đã có thói quen tốt về vệ sinh cá nhân ở nhà
cũng như ở lớp, trẻ đến lớp với mặt mũi sạch sẽ, sáng sủa, quần
áo, đầu tóc gọn gàng.
Đạt được kết quả trên là sự nỗ lực rất lớn của giáo viên và
phụ huynh trong việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho
16


17
trẻ. Ngoài ra cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương trong việc
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ noi theo.
Giải pháp 5: Giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ qua các bài
hát, bài thơ, câu chuyện, các nhân vật gần gũi.
Dùng những câu chuyện, bài thơ quanh các nhân vật trẻ yêu thích là một
cách hữu hiệu để truyền tải đến bé những thông điệp cần thiết. Tôi đã sưu tầm
một số câu truyện, bài thơ có nội dung hấp dẫn với những nhân vật gần gũi, thân
quen để giáo dục trẻ giữ vệ sinh thân thể.
a) Dạy trẻ giữ vệ sinh răng miệng thông qua các bài thơ câu chuyện
Truyện: “ Thỏ trắng thích đánh răng”
“ Truyện của Yellow”
Câu chuyện kể rằng, bạn Thỏ trắng và bạn Thỏ xám là đôi bạn thân.
Hằng ngày sau khi ăn xong khoảng 3 phút là đi đánh răng ngay. Thỏ trắng nhớ
rất kỹ điều này. Còn bạn Thỏ xám thì suốt ngày mải chơi nên không mấy khi
nhớ cả.
- Thỏ trắng ơi! Đi chơi, bạn không đánh răng thì không ai biết đâu
- Thỏ xám gọi. Thỏ trắng đánh răng xong, cười tíu tít.
- Không ai biết nhưng tớ biết.
Vậy là Thỏ xám từ 4 lần, 3 lần, 2 lần rồi 1 lần đánh răng rồi không đánh
răng nữa. Trong khi bạn thỏ trắng vui đùa thả diều với hàm răng trắng sáng lấp
lánh thì bạn Thỏ xám đang ôm mặt kêu đau với những chiếc răng đen và bị sâu.

Bài vè ngộ nghĩnh về đánh răng “ Sưu tầm”
Nghe vẻ nghe ve

Không ai giúp cho

Nghe vè đánh răng

Cùng nhau sử dụng

Chăm chỉ sáng tối

P/S trà xanh
17


18
Các bạn nhỏ ơi

Có cô tiên giúp

Đừng ai quên nhé

Tên là Trà xanh

Bởi vì Răng miệng

Cùng với một anh

Quan trọng hàng đầu


Canxi khoa học

Nếu không bảo vệ

Bảo vệ răng xinh

Sâu răng nó ăn

Của các bạn nhỏ

Làm toàn răng đau

Hãy nhớ, hãy nhớ

Miệng thì sưng húp

Vệ sinh răng miệng

Xấu xa xấu xí

Mỗi ngày bạn nhé!

Thơ mầm non : Đánh răng “ Nguyễn Lãm Thắng”
Bàn chải mềm

Một "con sâu"

Kem thơm quá!

Rớt ra ngoài


Bàn chải êm

Ô! Ô kìa!

Kem ngọt quá!

Hai "con sâu"

Xong hàm dưới

Rớt ra ngoài

Đánh hàm trên

Súc miệng kỹ

Đánh thật kỹ

Rửa mặt thôi!

Bé đừng quên

Ai cười tươi

Ô! Ô kìa!

Răng trắng thế
Thơ: Hỏi cái kẹo
Kẹo ơi kẹo có biết chăng?

Ăn xong, đi ngủ sún răng mất rồi!
Kẹo cười tại bạn đấy thôi
Chứ không phải lỗi tại tôi ngọt ngào
18


19
Các câu chuyện, những bài thơ bài vè giúp trẻ nhận ra những thói quen tốt
trong việc giáo dục vệ sinh răng miệng là nhớ đánh răng sau khi ăn xong, trước
khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nhắc nhở trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo nhất là
vào buổi tối để có một hàm răng trắng, đẹp không sâu răng.
b) Dạy trẻ giữ vệ sinh đôi tay, chân sạch sẽ thông qua những bài thơ
câu chuyện
Thơ: Tập rửa tay “Mai Chi – Hoàng Dân sưu tầm”
Một làm ướt hai tay
Xoa xà phòng lên nhé
Hai các ngón xoay tròn
Tùng ngón từng ngón một
Ba tiếp đến mu tay
Cổ tay xoay kĩ
Bốn kẻ bàn tay
Sao cho thật sạch
Năm chụm đầu các ngón
Xoay vào lòng tay kia
Sáu xả sạch xà phòng
Lau tay khô ráo.
Qua bài thơ “Tập rửa tay” tôi ôn lại các bước rửa tay bằng xà phòng cho
trẻ.
Thơ: Đi dép “Tác giả Phạm Hổ”
Con heo không đi dép

Chân nó bẩn quá thôi
Vừa mới rửa xong rồi
19


20
Lại giẫm ngay xuống đất
Lúc nào cũng đi dép
Chân bé luôn sạch tinh
Nhớ lời cô giáo dạy.
Bài thơ nhắc nhở bé luôn mang dép để giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ.
c. Dạy trẻ biết giữ vệ sinh mặt mũi thông qua các bài thơ .
Thơ: Bé và mèo “Nguyễn Bá Đan”
Mèo ơi rửa mặt
Sao chỉ dùng tay
Khăn vắt trên dây
Sao Mèo không lấy?
Mèo quên rồi đấy
Bé chả thế đâu
Phải có khăn lau
Vừa mau, vừa sạch
Với bài thơ này tôi đàm thoại cùng trẻ:
- Các con thấy Mèo rửa mặt bằng gì? Rửa như thế có thể sẽ bị làm sao?
Thấy vậy Bé đã nhắc Mèo thế nào? Còn Bé thì rửa mặt ra sao? Rửa mặt bằng
khăn có tác dụng gì? Không ai giống Mèo nhé! Khi rửa mặt nhớ lấy khăn để rửa
như vậy mặt chúng ta mới sạch sẽ. Bé hãy nhớ giữ thói quen đó nhé!
Qua đó tôi giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
d) Dạy trẻ biết tắm rửa giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Truyện mầm non: Vì sao phải tắm?
“ Theo tiếp thị gia đình”

20


21
Một đêm, bố trở về nhà muộn. Con đã ngủ say từ lâu. Mẹ bảo ban ngày
con đi bêu nắng cùng anh Nhật suốt, về đến nhà chỉ rửa chân qua loa rồi lên
giường ngủ. Mẹ dựng dậy thế nào cũng không được, mẹ đành chịu thua. Bố nhìn
vào giường, thấy con trở mình, gãi đầu,có vẻ như ngứa ngáy lắm. Mùi mồ hôi từ
tóc con bốc lên chua chua. Không biết con mơ thấy gì. Còn bố, đêm ấy trong
giấc mơ, bố bỗng nghe thấy tiếng khóc thút thít của một bạn nào đó, nghe đáng
thương quá. Vùng dậy, bố chẳng thấy ai, chỉ nghe giọng nói:
- Hu hu hu, ngạt thở, ngạt thở quá! Chao ôi, ngứa ơi là ngứa, Tay ơi,
nhưng bạn gãi cũng nhè nhẹ thôi kẻo tớ bị xước hết rồi! Hừm, bạn Da, bạn cứ
kêu khóc mãi, tớ không giúp bạn, không gãi mạnh thì làm sao mà hết cơn ngứa
cơ chứ!
- Trời ơi! lại còn cái bọn Ghét và Bụi đen đen, bẩn bẩn này, chúng bịt hết
lỗ chân lông trên người tớ rồi, không sao thở được. Ngột ngạt quá... ừ... cứ thế
này, chẳng mấy chốc mà mấy con ghẻ làm tổ trên Tay này mất.- Chao ôi, tớ
cũng đang muốn phát điên lên đây, bạn Da à.... Hôm nay cậu ấy lại không tắm,
cậu chủ của chúng mình ấy. Còn hôm kia thì tắm qua loa, đại khái, dội có vài ca
nước lên người cho ướt người rồi vội vàng chạy ra. Tắm sướng thế mà không
biết đường sướng
- Tại cậu ấy mải chơi mà! Giá cậu ấy biết rằng, tắm táp sạch sẽ cần thiết
cho làn da như thế nào, có lợi cho cơ thể như thế nào....
- Ừ! giá mình có thể nói được với cậu ấy...
Hoá ra, đó là bạn Da và bạn Tay của chính con đang trò chuyện với nhau.
Bố nằm yên lắng nghe và lo lắng cho con lắm. Con biết không, bạn Da không
thở được vì những bụi đất quện cùng mồ hôi của con đã biến thành bọn Ghét
bẩn thỉu. Chúng bịt hết các lỗ chân lông, làm cho cả người ngứa ngáy,bẩn
thỉu.Các con phải chăm tắm rửa. Khi tắm rửa, cũng không đơn giản là dội nước

lên người. Con phải xát xà phòng hoặc nước tắm cho bông bọt lên, dùng khăn
mẹ vẫn treo trong nhà tắm để kỳ cọ. Con chưa thử đấy thôi, kỳ cọ cho đến khi da
21


22
con sạch sẽ cảm giác sảng khoái vô cùng! Bọt xà phòng đánh hết vi trùng bụi
bẩn.
Bố kể với con những điều ấy, hy vọng từ ngày mai, các bạn Da và Tay của
con không còn phải khóc mỗi đêm nữa. Bố mong con vệ sinh thân thể sạch sẽ,
không những người con sẽ khoẻ khoắn hơn mà con còn cảm thấy tự tin khi đứng
bên cạnh mọi người! Con tưởng tượng xem, đứng cùng với bạn bè mà có đứa
bạn phải... nín thở do người con không được thơm tho... thì có buồn không?
Nhất là vào mùa hè oi bức nóng nực này nữa, mùi mồ hôi thật khó chịu. Ngược
lại, gương mặt sáng, làn da bóng sạch, chiếc cổ trắng trẻo không có ngấn ghét,
đôi bàn tay khoẻ mạnh không cáu bẩn... tất cả sẽ làm con của bố đàng hoàng,
chững chạc hơn trong mắt cô giáo và bạn bè. Dù gì thì con cũng đã lên 4 tuổi rồi
phải không, chàng trai của bố? Các bé ơi! tắm gội sạch sẽ giúp cơ thể vừa mát
mẻ dễ chịu vừa đánh bật hết những con vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể chúng
ta đấy!. Các bé hãy chăm chỉ tắm gội để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!
Thơ: Tắm mát
Mùa hè nóng nực
Ra lắm mồ hôi
Lúc học lúc chơi
Áo quần bụi bám
Nước này mát lắm
Ta phải bảo nhau
Tắm rửa gội đầu
Cho người sạch sẽ.
Để có cơ thể khỏe mạnh cần phải tắm gội thay quần áo thường xuyên.

e) Dạy trẻ biết giữ vệ sinh lớp học và nơi công cộng
Thơ: Không vứt rác ra đường “ Tác giả Vũ Thị Minh Tâm”
22


23
Qua bài thơ giáo dục trẻ không vứt rát bừa bãi ra trường lớp, nơi công
cộng. Nhắc nhở mọi người cùng bé giữ gìn vệ sinh môi trường.
Ngoài ra tôi lựa chọn những hình ảnh, video, phim tài liệu cho trẻ xem để
giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân.
VD: tôi đọc cho trẻ nghe một số tài liệu trên mạng như rửa tay đúng cách,
bài học dễ mà khó, dạy bé rửa tay đúng cách, P/S tập cho bé đánh răng…
Giải pháp 6: Tích hợp lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân qua các
hoạt động học, hoạt động mọi lúc mọi nơi.
* Giờ hoạt động học: tôi lồng ghép các hoạt động chống mệt mõi, tạo
hứng thú cho trẻ bằng những bài hát, bài vận động bằng những động tác rửa tay,
rửa mặt…tuy nhiên luôn chú ý đến chủ đề để trẻ khắc sâu kiến thức, đồng thời
ôn lại các thao tác rửa tay, rửa mặt.
* Giờ ăn trưa:
Ăn trưa là một hoạt động diễn ra hàng ngày của trẻ. Những thói quen vệ
sinh cá nhân được trẻ làm thường xuyên. Đối với giờ ăn trưa tôi rèn trẻ ăn thì
phải gọn gàng, sạch sẽ, không bốc thức ăn, ngậm thức ăn lâu trong miệng,
không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện làm bắn thức ăn, nước bọt vào người
khác. Biết dùng tay che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi… biết nhặt cơm rơi
vào đĩa riêng rồi lau tay, ăn xong súc miệng sạch sẽ.
* Uống: Không uống nước lã, phải uống nước đun sôi, nước đã chín.
* Mặc: Trang phục quần áo khi đi học gọn gàng sạch sẽ, không mặc quần
áo bẩn, rách, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo, thường xuyên
tắm rửa thay quần áo hằng ngày.
* Giờ đi vệ sinh: Nhà vệ sinh nam một bên, nữ một bên có gắn kí hiệu qui

định nhà vệ sinh nam, nữ. Tôi thường nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định,
biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay giữ gìn vệ sinh cá
nhân. Qua đó trẻ có thói quen vệ sinh và trẻ đã thực hiện tốt việc này.
23


24
* Giờ hoạt động ngoài trời: khi trẻ hoạt động ngoài trời, trẻ tiếp xúc với
rất nhiều đồ vật, đối tượng không mấy sạch sẽ như đồ chơi ngoài trời, cây cối,
phấn vẽ...khi chơi xong tay trẻ rất bẩn. Vì thế để giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá
nhân tôi cho trẻ rửa tay chân, mặt mũi sạch sẽ trước khi vào lớp. Như thế trẻ
thấy rất thoải mái.
* Giờ hoạt động góc: Vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Trong khi chơi trẻ được phát
triển toàn diện về tâm hồn, thể chất lẫn trí tuệ. Hơn nữa, đây là dịp để các cô
quan sát được khả năng thực tế của trẻ, để cho trẻ thực hành và trải nghiệm được
nhiều nhất.
VD: Trẻ chơi góc gia đình: Trẻ đóng vai mẹ tắm rửa, thay quần áo cho
con (búp bê). Với vai trò này trẻ sẽ phải thể hiện kinh nghiệm thực tế của mình
thông qua vai chơi. Mẹ sẽ chăm sóc con cho con ăn, tắm giặt cho con, rửa tay
chân hay đánh răng súc miệng cho con....
Qua đây giáo viên sẽ đánh giá được trẻ đã tiếp thu những điều cô truyền
đạt đến trẻ như thế nào? Thể hiện kiến thức ấy ra sao? Từ đó giáo viên có cách
giúp đỡ trẻ nếu trẻ thể hiện vai chơi chưa đúng như mong muốn của cô.
VD: Trẻ cho búp bê ăn xong và lau miệng cho búp bê nhưng trẻ lau miệng
rồi lau xung quanh mặt búp bê thì cô hướng dẫn trẻ kỹ năng lau miệng cho đúng.
- Trẻ chơi góc nấu ăn: Khi chế biến món ăn trẻ sẽ vận dụng kinh nghiệm
về việc giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi, làm thực phẩm sạch sẽ trước khi
cho vào nấu. Khi nấu nướng phải đeo tạp dề để quần áo sạch sẽ, đeo găng tay
nilông khi làm các món ăn. Trước khi vào bàn ăn phải rửa tay sạch sẽ. Khi đó cô

cũng dễ dàng biết được khả năng nhập vai và thể hiện các hiểu biết, kĩ năng của
trẻ và có hướng giúp đỡ trẻ để củng cố thói quen vệ sinh cho trẻ vào trong thực
tế hàng ngày.
- Ở góc sách truyện, tôi sưu tầm những tranh ảnh kèm theo một bài thơ
hay nội dung phù hợp với hình ảnh có nội dung giáo dục vệ sinh để đến giờ hoạt
24


25
động góc cho trẻ xem, Trẻ xem và trò chuyện, đàm thoại với nhau về những thói
quen, hành vi vệ sinh.
- Góc học tập tôi cho trẻ chọn và đánh dấu vào dưới những hình ảnh phản
ánh nội dung giáo dục vệ sinh đúng qua bài tập giấy.
- Tôi cũng làm bảng chơi để trẻ chọn những hành động đúng sai: Hành
động đúng gắn vào phần mặt cười, hành động sai gắn vào phần bảng có hình
mặt mếu.
- Qua những giờ học bằng chơi, chơi mà học, trẻ vừa được ôn, vừa được
rèn luyện, củng cố những kiến thức về vệ sinh cá nhân.
Giải pháp 7: Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ.
Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì giáo viên và gia đình
phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Giáo viên thông báo các
biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, phối hợp với phụ huynh theo dõi
giúp đỡ tình hình thực hiện của trẻ khi ở nhà. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở
mọi lúc mọi nơi để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh và đặc biệt tận
dụng giờ đón trả trẻ để hướng phụ huynh quan tâm đến nội dung cần giáo dục tại
góc tuyên truyền.
Đối với góc tuyên truyền tôi bố trí ở gần cửa ra vào, nơi phụ huynh dễ
nhìn thấy nhất. Trên bảng tuyên truyền tôi sưu tầm những hình ảnh có nội dung
giáo dục vệ sinh kèm những bài thơ hay, nội dung phù hợp với hình ảnh. Lập kế

hoạch giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ theo từng tháng, các nội dung giáo dục
của tháng sau yêu cầu cao hơn tháng trước.
Giữa giáo viên và phụ huynh luôn có thông tin hai chiều để theo dõi kết
quả thực hiện những thói quen vệ sinh của trẻ.

25


×