Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số biện pháp giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường “Vì môi trường không có rác, hãy bỏ rác đúng nơi quy định” tại lớp Lớn 1 trường mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.61 KB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Kính gửi: Sở khoa học và công nghệ Tỉnh Quảng Nam
Tên đề tài sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ
môi trường “Vì môi trường không có rác, hãy bỏ rác đúng nơi quy định” tại lớp
Lớn 1 trường mẫu giáo Hoa Mai xã Tam Lãnh.
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời
là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Nguyễn Thị Thúy
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lớn 1
trường Mẫu giáo Hoa Mai.
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc
phải ghi để làm cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả của sáng kiến): 5/9/2019
4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng
kiến, nếu bỏ qua các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận)
Ông cha ta từng nói “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” câu nói đó
chính là làm cho con người có thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, sạch sẽ, chính
là bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Môi trường là nơi nuôi dưỡng con
người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình
tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây
nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc
1


biệt hiện nay có đại dịch bệnh covid 19 đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cũng
như ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Một trong các nguyên
nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con
người. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một chiến lược cấp bách


nhất nhiện nay.
“Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là
trách nhiệm của mỗi chúng ta".
Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với
bản thân, không có sức khỏe thì cuộc sống không còn ý nghĩa. “Người khỏe
mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng
đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để
mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục
thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch cũng đóng một vai
trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để
có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường
ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá
nhân chúng ta.
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong hệ thống giáo dục quốc dân, vì đây là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng cho
sự phát triển nhân cách trẻ sau này. Mỗi người chúng ta ai cũng biết trẻ em là
hạnh phúc của mọi gia đình là tương lai của cả dân tộc. Vì vậy, trọng trách của
người giáo viên mà đặc biệt là giáo viên mầm non đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc trồng nguời, nhằm tạo nền móng vững chắc về nhân cách cho
thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này, như lời Bác Hồ đã
dạy. Cần phải rèn luyện những ý thức tốt đẹp cho trẻ, hình thành cho trẻ có thói
quen tốt như: Biết vệ sinh thân thể, giữ gìn lớp học sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định,
biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, thu gom lá vàng, rác thải
2


ngoài sân trường... hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường,
biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm
đạp lên cây xanh… là điều không nên làm, bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ

huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích
cực tham gia vào các hoạt động làm cho môi trường “Xanh- sạch - đẹp”.
Chính vì những lẽ đó mà tôi luôn suy nghĩ phải làm sao và làm như thế
nào, bằng cách nào để lồng ghép các biện pháp bảo vệ môi trường vào các hoạt
động giáo dục giúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường,
hình thành cho trẻ những kĩ năng cần thiết để tự phục vụ bản thân. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non,
ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục cho trẻ
có ý thức bảo vệ môi trường “Vì môi trường không có rác, hãy bỏ rác đúng nơi
quy định” tại lớp lớn 1 trường mẫu giáo Hoa Mai xã Tam Lãnh”.
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (phân tích ưu điểm,
nhược điểm của nó)”:
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ rất thích hoạt động với những gì mới mẽ và hấp
dẫn, đặc biệt trẻ rất thích khám phá tìm hiểu thiên nhiên, môi trường sống xung
quanh trẻ nên tôi đã tìm ra một số biện pháp giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ
môi trường nhằm giúp trẻ có cơ hội tự khám phá một cách tích cực, chủ động để
trải nghiệm và phát triển toàn diện, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của
bản thân, hình thành những kĩ năng cần thiết sau này của trẻ trong cuộc sống và
tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Ưu điểm.
Được sự chỉ đạo sao sát của phòng Giáo dục Huyện Phú Ninh về mặt
chuyên môn và sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, đã tạo điều kiện đầy
đủ về cơ sở vật chất cũng như tài liệu phục vụ giảng dạy.
Phòng học rộng rãi thoáng mát, lớp học sạch, đẹp, mang tính sư phạm nên
trẻ rất thích đi học và thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
3


Bản thân luôn có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm
cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn học
hỏi và nâng cao trình độ.
Học sinh lớp luôn nhanh nhẹn, hứng thú tích cực khi tham gia các hoạt
động.
Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, luôn giúp đỡ và phối kết hợp với cô giáo
trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
b. Nhược điểm.
Một số trẻ ở lớp còn nhút nhát, thiếu tự tin, không thích tham gia vào các
hoạt động tập thể và khả năng nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều.
Một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường như còn dẫm đạp lên vỏ sữa,
vỏ bim bim...coi đó là trò chơi hấp dẫn, nhiều lúc trẻ vui chơi một cách vô tư
chưa biết nhặt rác dưới chân của mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm
lên vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, ngắt lá... đi vệ sinh rửa tay
chưa biết khóa vòi nước lại.
Là một xã thuộc miền núi, một số phụ huynh là nông dân nên họ nhận
thức rằng: Việc giáo dục con cái chỉ là dạy trẻ học đếm, học chữ cái... chưa thực
sự quan tâm đến việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ như sắp
xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng, biết bỏ rác đúng nơi qui định… biết
bảo vệ môi trường xung quanh.
Tôi đã tiến hành khảo sát 29 trẻ độ tuổi 5- 6 tuổi ở lớp tôi và kết quả khảo
sát trẻ như sau:
T
T
1
2
3

Nội dung khảo sát ban đầu
Biết giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh
trường lớp

Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi
quy định
Tự giác gom rác vào thùng.
4

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ
%

12

41,13%

Số trẻ
chưa
đạt
17

13

44,82%

16

14

48,27%


15

Tỷ lệ
%
58,62
%
55,17
%
51,72
%


4
5
6

Biết tiết kiệm điện nước sau khi sử
dụng
Phân biệt được những hành động đúng,
hành động sai đối với môi trường
Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo
vệ con vật nuôi

13

44,82%

16

15


51,72%

14

14

48,27%

15

55,17
%
48,27
%
51,72
%

4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
trẻ thông qua các chủ đề, các hoạt động giáo dục.
Biện pháp 2: Tạo mọi điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm.
Biện pháp 3: Sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi
đơn giản từ nguyên vật liệu phế thải .
Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh.
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:
Để thực hiện được việc lồng ghép giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường “Vì
môi trường không có rác, hãy bỏ rác đúng nơi quy định” vào các hoạt động giáo

dục cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lớn 1, cần phải có những điều kiện và phương tiện
cần thiết như sau:
Có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng gọn nhẹ, khoa học để trẻ có thể
tham gia trò chơi một cách tốt nhất.
Môi trường vệ sinh sạch sẽ, sân chơi rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo an
toàn tính mạng cho trẻ.

5


Giáo viên luôn nhiệt tình học hỏi, tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên
môn.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
(nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên):
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc lồng ghép nội dung giáo dục trẻ có
ý thức bảo vệ môi trường được thực hiện trong các hoạt động hằng ngày của trẻ
tại lớp bằng nhiều hình thức như đàm thoại cùng trẻ về hình ảnh các hành động
hay tổ chức cho trẻ dọn vệ sinh sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực
hiện, khi lao động thì trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của
mình phải làm chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về ý thức bảo vệ môi
trường của trẻ. Làm thế nào để khắc sâu vào tâm trí của trẻ có ý thức tự giác
trong việc bảo vệ môi trường luôn xanh- sạch- đẹp, tôi đã đưa ra một số biện
pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ thông qua các chủ đề, các hoạt động giáo dục .
Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển
toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Khi có môi trường giáo dục
tốt sẽ giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách sau này, đồng thời giúp trẻ phát
triển về tiềm năng, các năng lực tinh thần và thể chất. Việc xây dựng kế hoạch
giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cần được cụ thể, tích hợp theo từng chủ

đề một cách rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của lớp là rất quan
trọng, vì qua đây giáo viên lựa chọn và lồng ghép các hoạt động trong ngày dễ
dàng với lứa tuổi để kết quả giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao. Kế
hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó,
mức độ tăng dần theo các chủ đề.
Ví dụ: Qua chủ đề trường mầm non cung cấp cho trẻ kiến thức biết cùng
nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, lớp, không vẽ bẫn lên tường, biết bỏ rác đúng
nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi. Biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng
6


đồ chơi, sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định, biết cùng cô lau dọn vệ sinh trong
lớp. Ngoài ra trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Thông qua trò chơi “Bé hãy chọn hành động đúng- hành động sai” cô làm
tranh vẽ hình ảnh về việc bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: Biết bỏ rác
vào thùng, bé quét nhà, vứt rác bừa bãi, bẻ cành ngắt lá, bé tranh giành đồ
chơi… sau đó chia lớp thành 3 đội, lần lượt mỗi bạn ở mỗi đội lên chọn mặt
cười dán vào hành động đúng, mặt buồn dán vào hành động sai. Kết thúc trò
chơi đội nào chọn đúng được nhiều hành động theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ
chiến thắng.
Chủ đề gia đình: Giáo dục trẻ biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia
đình, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, xếp quần áo gọn gàng ngăn nắp, bỏ rác
đúng nơi quy định, không vứt rác lung tung, không khạc nhổ bừa bãi, có ý thức
về những điều nên làm như: Khóa vòi nước khi không sử dụng, tắt điện khi ra
khỏi phòng… ngoài ra, trẻ còn giúp đỡ bố mẹ làm những công việc vừa sức như
quét nhà, tưới cây…
Chủ đề thực vật: Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, ích lợi của
cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường
ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều gây ảnh hưởng tới đời sống con người.
Qua hình thức trải nghiệm, tôi chuẩn bị cho trẻ canh dầu ăn, dầu xả, lon

sữa… được trang trí thành những hình ảnh ngộ nghĩnh, hấp dẫn cho trẻ làm thí
nghiệm “Trồng cây”. Sau khi làm thí nghiệm xong cô cho trẻ quan sát, đàm
thoại xem cây phát triển như thế nào? Cây xanh cần gì để sống? Chúng ta làm gì
để góp phần tiết kiệm nước? Từ đó, trẻ biết ích lợi của nguồn nước, cây xanh và
bảo vệ môi trường.
Chủ đề hiện tượng tự nhiên: Cung cấp cho trẻ biết nước là nguồn tài
nguyên quý giá của con người, giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm nước trong nhà và
ở trường, không mở vòi nước chảy quá nhiều, không vức rác xuống ao hồ, sông
suối làm cho nước bị bẩn, bị ô nhiễm môi trường… không có nước con người sẽ
7


thiếu nước sinh hoạt, cây cối sẽ khô héo…
Ngoài ra cung cấp cho trẻ biết không khí không màu, không mùi, không
vị, không khí có ở đâu, biết một số tác dụng đơn giản của không khí cũng như
một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Thông qua trò chơi tôi cho trẻ chơi
trò chơi bắt không khí, ô tô nhả khói… trong giờ chơi có thể cho trẻ đóng kịch
“Một ngày mặt trời không chiếu sáng”, từ những nguyên vật liệu phế thải như
giấy, chai nhựa đã qua sử dụng cô cho trẻ làm đồ chơi thành con diều, chong
chóng, làm thuyền buồm, cối xoay gió…
Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều hoạt động khác nhau:
Khám phá khoa học, tạo hình, âm nhạc, làm quen văn học… mỗi hoạt động đều
có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như trẻ quan sát, đàm thoại,
thực hành trải nghiệm, chơi trò chơi… nhằm giúp trẻ nhận ra được những việc
làm tốt, không tốt, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp
đối với môi trường bên trong và ngoài lớp.
Qua hoạt động khám phá khoa học cô cùng trẻ trò chuyện tìm hiểu và
phân loại rác. Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về những thiệt hại mà rác gây
nên với chúng ta. Cho trẻ biết thế nào là rác phân hủy được và rác không phân
hủy được. Cô tổ chức cho trẻ thực hành theo nhóm qua trò chơi nhặt rác và phân

loại rác theo từng nhóm, trong quá trình trò chuyện cô luôn đặt câu hỏi gợi mở
để giúp trẻ phát triển tính tư duy tưởng tượng cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi 1: “Đội nào nhanh hơn” cô chia lớp thành 3 nhóm mỗi
nhóm nhặt một loại rác. Các con chú ý, nhóm 1 các loại rác là lá cây, các con
nhặt vào chiếc rổ có dán hình chiếc lá, nhóm 2 các loại rác là vỏ hộp sữa các con
nhặt vào chiếc rổ có dán hình hộp sữa, nhóm 3 rác là các chai nhựa vào rổ có
dán hình các loại chai. Khi đi nhặt rác các con nhớ đeo găng tay, đeo khẩu trang,
để đảm bảo vệ sinh. Kết thúc trò chơi đội nào nhặt đúng theo yêu cầu của cô đội
đó sẽ chiến thắng.
Trò chơi 2: “Bé khéo tay” Cô cũng chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm cô
chuẩn bị những chai nhựa, túi vải, hộp sữa chua và những bông hoa, hình dạng
8


đã được cắt sẵn. Cô yêu cầu mỗi đội trang trí sản phẩm mà cô yêu cầu ở mỗi đội
sao cho thật đẹp.
+ Nhóm 1: Trang trí túi xách từ canh nhựa
+ Nhóm 2: Trang trí cái mũ từ hủ sữa chua
+ Nhóm 3: Trang trí chai nước để làm nhạc cụ
Kết thúc trò chơi đội nào trang trí đẹp và được nhiều số lượng đội đó sẽ
chiến thắng.
Biện pháp 2: Tạo mọi điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm.
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” trong giờ vui chơi
trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người
lớn. Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm, trẻ học thông qua các trò chơi, trong chơi có học
trong học có chơi, thông qua trò chơi trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức cần thiết
cho việc học tập và trong cuộc sống của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ thực hành, trải
nghiệm không chỉ giúp trẻ hình thành kiến thức mới, những kĩ năng mới mà
quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu vừa giúp trẻ mạnh dạn, tự

tin trong giao tiếp vừa giúp giáo viên nhận biết được tính cách, sở trường của
từng trẻ để điều chỉnh phù hợp nội dung trong quá trình dạy học.
Thông qua hoạt động góc các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai người làm
công tác bảo vệ môi trường như: Chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh, nhặt
rác… xung quanh lớp, từ đó trẻ có ý thức được việc bảo vệ môi trường, trò
chơi bé tập làm đầu bếp cô dạy trẻ ý thức tiết kiệm nước, thu gom đồ dùng gọn
gàng sau khi chơi.
Cho trẻ nhặt lá vàng cùng nhau xé dán tạo hình thành những con vật ngộ
nghĩnh như con cá, con trâu, chong chóng, đồng hồ…
9


Qua hoạt động ngoài trời cô cho trẻ dùng những loại giấy đã qua sử dụng
cắt, xé thành những bông hoa, các hình dạng, dán thùng rác có khuôn mặt cười,
trang trí thùng rác thật đẹp để khuyến khích các bạn nhỏ biết nhặt rác bỏ vào
thùng.
Thông qua hoạt động lao động: Thường vào các buổi thứ 6 hằng tuần tôi
tổ chức cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xung quanh lớp như:
Tổ 1: Lau dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc ngăn nắp.
Tổ 2: Thu gom vỏ sữa, giấy vụn, lá vàng xung quanh lớp bỏ vào thùng
rác.
Tổ 3: Tưới cây, nhổ cỏ, bón phân cho cây tại góc thiên nhiên của lớp.
Sau khi tham gia hoạt động xong cho trẻ vệ sinh rửa tay trước khi vào lớp
tôi luôn nhắc nhở trẻ phải biết tiết kiệm nước khi rửa tay, không đùa nghịch với
nước…
Qua các hoạt động mà trẻ được trải nghiệm trẻ đã lĩnh hội được kĩ năng
cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè..., từ đó trẻ cảm thấy vui tươi, phấn
khởi khi mình làm được nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.
Biện pháp 3. Sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ

chơi đơn giản từ nguyên vật liệu phế thải.
Để giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường đạt kết quả cao thì tôi không
ngừng tìm kiếm, sưu tầm những mẫu đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu đã qua
sử dụng. Để làm được điều này, trong buổi họp phụ huynh ngay từ đầu năm học,
tôi đã nêu lên tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi sáng tạo đối với sự phát triển
của trẻ. Qua đó, tôi vận động phụ huynh cùng sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu
phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ cùng làm đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất
nhiều sản phẩm bị bỏ đi sau khi sử dụng, ví dụ như: Vỏ chai dầu gội, sữa tắm,
10


hộp xốp đựng thức ăn, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD cũ, túi nilon, ống chỉ, chai
nước suối… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm
những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải
đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa
to nhỏ thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế, cây xanh…Từ những nắp chai
chúng ta có thể tạo thành trò chơi “Lật nắp chai” đưa vào giờ học làm quen với
toán, làm quen chữ viết hoặc là từ những hộp xốp đựng thức ăn ta có thể tạo
thành những con rối thật dễ thương và ngộ nghĩnh để đưa vào các giờ dạy, các
góc chơi của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được
tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho
lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học
và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung
quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Như vậy,
chúng ta đã giảm được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong
vệ sinh môi trường.
Hằng ngày tôi còn hướng dẫn trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu để làm
đồ dùng đồ chơi bằng cách, tôi chuẩn bị một cái sọt nhựa để ở góc lớp, khi

trẻ ăn quà bánh có cái hộp, chai nhựa, muỗng nhựa… thì trẻ bỏ vào và cuối
mỗi ngày tôi rửa sạch, phơi khô, khi cần sẽ lấy ra sử dụng. Tận dụng những
đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi,
được tham gia vào quá trình làm đồ chơi cùng với cô giáo một cách hứng thú;
thỏa mãn nhu cầu ở trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá,…Có như vậy thì kĩ
năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt hơn.
Ví dụ như: Ống chỉ to, túi nilon, que đè lưỡi, các hộp giấy to, nhỏ… giáo
viên tạo ra được những đồ chơi mầm non xinh xắn để trẻ chơi ở góc xây dựng sẽ
tạo hứng thú khi trẻ chơi với những đồ chơi lạ mắt từ các vật liệu gần gũi trẻ. Từ
các vât liệu trên cô và trẻ cùng tạo ra các sản phẩm như sau:

11


+ Cây xanh: Từ ống chỉ màu nâu làm thân cây, dùng túi nilon màu xanh lá
cây tạo thành tán lá cây và dùng keo dán vào thân cây.
+ Hàng rào: Dùng các que đè lưỡi sau đó dùng keo dán thành những hàng
rào xinh xắn.
+ Đèn: Cột đèn được làm từ ống hút và bóng đèn từ các vỏ kẹo rau câu.
+ Ngôi nhà: Từ hộp giấy to, nhỏ có hình dáng khác nhau và dùng giấy
màu cắt dán thành những ngôi nhà thật đẹp.
Qua quá trình thực hiện tôi thấy trẻ rất hứng thú khi tham gia làm đồ chơi
cùng cô, có ý thức bảo vệ môi trường cũng như cùng các bạn giữ gìn, bảo vệ đồ
chơi trong lớp và trong trường.
Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh.
Chúng ta đều biết rằng trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và
phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn
tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ
với đặc điểm hiếu động trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu,
tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối

hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục giữa nhà trường và gia đình
thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu
quả sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường là biện pháp không thể thiếu
trong giáo dục mầm non.
Giáo viên luôn trò chuyện với phụ huynh thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ
tuyên truyền về các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để phụ huynh phối hợp
rèn và dạy trẻ tại gia đình.

12


Tuyên truyền phụ huynh trồng, sử dụng rau sạch, thực phẩm sạch dùng
các hộp nhựa để đựng thức ăn, hạn chế dùng túi nilon thay bằng các túi phân
hủy… Nhất là trong thời điểm dịch bệnh covid 19 kéo dài, trẻ không được đến
trường, giáo viên phối kết hợp tuyên truyền cùng với phụ huynh thường xuyên
cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn, hạn chế không ra đường nếu không
cần thiết, khi đi ra đường nhớ đeo khẩu trang, khi đeo khẩu trang xong không
được vứt rác bừa bãi. Ngoài ra, giáo dục trẻ khi ở nhà biết giúp đỡ bố mẹ dọn
dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống hợp vệ
sinh, biết chăm sóc cây xanh, yêu mến các con vật nuôi, ý thức bảo vệ trường.
Lập phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh về công tác vệ sinh ví dụ như: Ở nhà
cháu thường làm những gì? Bố mẹ thường cho cháu làm vệ sinh cá nhân những
gì? Vệ sinh như thế nào? Hằng ngày con giúp đỡ bố mẹ làm những việc gì? Qua
việc làm không những gắn kết giữa phụ huynh và cô giáo trong việc giáo dục trẻ
mà còn giúp trẻ cảm thấy được phấn khích vui mừng khi được khen hay lời
động viên từ bố mẹ và cô giáo. Từ đó hướng dẫn trẻ tính độc lập, có ý thức và
những hành động đúng với môi trường.
Ngoài ra trên góc tuyên truyền ở lớp tôi luôn thay đổi từng tháng, từng

chủ đề để phụ huynh cùng tham khảo.
Tham gia nhiệt tình với các ban ngành đoàn thể hưởng ứng phong trào
cùng chung tay, giúp đỡ để góp phần tiếng nói chung vì môi trường.
Kêu gọi các hộ gia đình cùng phân loại rác, trồng cây xanh, vệ sinh đường
làng ngã xóm luôn được sạch đẹp “Hãy chung tay vì môi trường không có rác,
hãy bỏ rác đúng nơi quy định”.
4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng,
kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp
dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác):
Qua những biện pháp lồng ghép giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường đã
được áp dụng tại lớp lớn 1 trường Mẫu giáo Hoa Mai. Khi áp dụng sáng kiến
13


này cho trẻ lớp tôi, tôi thấy trẻ có ý thức hơn trong việc tự giác vệ sinh cá nhân,
vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng gọn gàng, đúng chỗ, biết tiết kiệm nước, trẻ
hào hứng tham gia tích cực vào các hoạt động lao động, làm đồ dùng đồ chơi từ
nguyên vật liệu phế thải đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, có ý nghĩa, trẻ mạnh dạn,
tự tin trình bày suy nghĩ của mình và cách làm thế nào?
Trẻ biết nhắc nhở bố mẹ mang những nguyên vật liệu phế thải đến lớp,
biết sử dụng năng lượng, các học liệu tiết kiệm và hiệu quả.
Phụ huynh luôn quan tâm nhắc nhở trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi
lúc mọi nơi, có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng.
Với sáng kiến này tôi nghĩ có thể áp dụng nhân rộng cho trẻ 5- 6 tuổi tại
trường. Vì ở đây sáng kiến thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế, có thể tận
dụng nguyên vật liệu phế thải cũng như nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên để
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi và đem lại hiệu quả cao trong việc học
tập của trẻ.
5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên vào việc giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục lớp lớn 1 trường Mẫu giáo Hoa Mai,
tôi thấy lớp tôi phát triển một cách vượt bậc về mọi mặt, đạt hiệu quả cao trong
quá trình hoạt động của trẻ và đem lại được kết quả như sau.
T
T
1
2

Nội dung khảo sát ban đầu
Biết giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp
Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
14

Số trẻ

Tỷ lệ

đạt
28

%
96,55

29

%
100%



3
4

Tự giác gom rác vào thùng.
Biết tiết kiệm điện nước sau khi sử dụng

29
27

100%
93,10

5

Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai 27

%
93,10

6

đối với môi trường
Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ con vật nuôi

28

%
96,55
%


7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp
dụng giải pháp đó; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc
số tiền làm lợi):..
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu: TĐ-KT

15



×