Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện xung kết kợp xoa bóp bấm huyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.94 KB, 67 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vai gáy là tình trạng đau cấp hoặc mạn tính tại cột sống cổ thường
xuất hiện sau một động tác đột ngột, sai tư thế của cột sống cổ, làm việc căng
thẳng kéo dài, khi thay đổi thời tiết hoặc xuất hiện kín đáo. Đau thường đi
kèm với co cứng cơ và hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau vai gáy có
nhiều nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ (THCSC - Cervical
spondylosis) [1],[2].
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, bệnh đứng
hàng thứ hai sau thoái hóa cột sống thắt lưng và chiếm 14% trong các bệnh
thoái hóa khớp [3]. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ hàng năm có 21 triệu người
mắc bệnh thoái hóa khớp với 4 triệu người phải nằm viện, trong đó THCSC
tiêu tốn tới 40 triệu USD/ năm. Ở Việt Nam, thoái hóa khớp đứng hàng thứ ba
(4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp, và chi phí cho mỗi đợt điều trị
nội khoa thoái hóa khớp khoảng từ 2-4 triệu VNĐ [4].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), việc điều trị đau vai gáy do THCSC, chủ
yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng; kết hợp điều trị nội khoa và
vật lý trị liệu bằng các nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, giãn
cơ; thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm; kết hợp chiếu tia hồng ngoại,
sóng siêu âm, điện xung, kéo giãn cột sống cổ...[1],[5].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do THCSC thuộc chứng
Kiên tý. Chứng Kiên tý phát sinh do vệ khí không đầy đủ, can thận hư, tà khí
thừa cơ xâm nhập cân cơ, kinh lạc.. làm bế tắc kinh lạc, khí huyết gây đau.
Dựa vào cơ chế bệnh sinh, YHCT dùng các pháp: khu phong, tán hàn, trừ
thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận. Điều trị kết hợp các phương pháp
không dùng thuốc như: châm cứu,xoa bóp- bấm huyệt...và dùng thuốc YHCT
[4],[6],[7].


2



Trên thực hành lâm sàng, việc sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu
YHHĐ cũng như phương pháp không dùng thuốc của YHCT mang lại hiệu
quả khả quan trong điều trị đau vai gáy do THCSC. Để có cơ sở khoa học
đánh giá hiệu quả của việc kết hợp các phương pháp này, chúng tôi tiến hành
đề tài nghiên cứu “ Hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
bằng phương pháp điện xung kết kợp xoa bóp bấm huyệt” với mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
bằng phương pháp điện xung kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện xung
kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm về đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
theo Y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm
thường gặp ở người lớn tuổi và/ hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn
thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa đốt sống, sụn khớp và đĩa đệm
thuộc vùng cổ, với triệu chứng chủ yếu là đau và biến dạng, không có biểu
hiện viêm [1],[3].
Thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân thường gặp gây đau vai gáy mạn
tính. Bệnh nhân thường có triệu chứng đau vùng vai gáy âm ỉ, kéo dài kèm theo
hạn chế vận động cột sống cổ và có thể xuất hiện đợt cấp khi gặp các yếu tố
nguy cơ như gặp lạnh, vận động cột sống cổ sai tư thế,…[1],[2].
1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ

1.1.2.1. Cấu tạo giải phẫu

Hình 2.1.Các đốt sống cổ [8]


4

Cột sống cổ cấu tạo bởi 7 đốt sống cổ kí hiệu từ C1 – C7, 5 đĩa đệm và
1 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ – lưng C7 – D1), lỗ gian đốt sống, khớp
đốt sống và dây chằng. Cột sống cổ thường được chia thành hai vùng: cột
sống cổ trên (C1 – C2) và cột sống cổ dưới (C3 – C7), tổn thương ở từng
vùng sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau.
1.1.2.2. Chức năng cột sống cổ.
Cột sống cổ có chức năng bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống, tham
gia vào sự phối hợp của mắt đầu thân trong việc định hướng trong không
gian, điều khiển tư thế. Các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, nhờ khả năng
biến dạng và tính chịu nén ép mà giúp vận động của cột sống, giảm các chấn
động lên cột sống, não và tủy [9],[10].
1.1.3. Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ: [9],[10],[11],[12].
 Sự lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp, quanh khớp (cơ
cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh....).
 Yếu tố cơ giới: tình trạng chịu áp lực quá tải dài của sụn khớp như để
đầu một tư thế quá lâu trong lao động, mang vác nặng,....
 Các yếu tố khác: di truyền, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh
tự miễn, môi trường (thay đổi thời tiết, lạnh...).
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh gây đau trong THCSC: [9],[10],[12].
Hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ trong cơ chế bệnh sinh
của THCSC là lý thuyết cơ học mô tả các vi gãy xương do suy yếu các sợi
collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất Proteoglycan và lý thuyết tế bào nêu
lên cơ chế tăng áp lực làm tế bào sụn cứng lại, giải phóng các enzym tiêu

protein làm hủy hoại dần dần các chất cơ bản.


5

Hình 2.2. Những biến đổi thoái hóa ở cột sống cổ [8]
Khi khớp bị thoái hóa, các gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt
sống chèn ép thần kinh gây đau.
Lushka phát hiện một nhánh của rễ thần kinh xuất phát từ hạch cạnh
sống chui qua lỗ gian đốt sống vòng vào ống sống. Các dây này chi phối bao
khớp gian đốt sống, mạc đốt sống, dây chằng dọc sau, các màng của tủy sống
và mạch máu, khi bị kích thích sẽ dây đau.
Đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn phải chui qua khe
cơ bậc thang giữa và cơ bậc thang trước. Khi khe này bị hẹp chèn ép đám rối
thần kinh sẽ đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến tận ngón 4, 5.
Đau có thể lan lên vùng chẩm, tới ngực.
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của THCSC
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của THCSC biểu hiện phong phú, thường gồm 4
hội chứng (HC) sau:


6

 Hội chứng cột sống cổ:
Đau và hạn chế vận động cột sống cổ cấp hoặc mạn tính là triệu chứng
thường gặp của HC cột sống cổ; thường xuất hiện khi cúi lâu, nằm gối cao,
làm việc căng thẳng kéo dài, hay đột ngột sau vận động cột sống cổ, thay đổi
thời tiết, nhiễm lạnh. Bệnh nhân (BN) có điểm đau tại cột sốnghoặc hai bên
cột sống; co cứng cơ cạnh sống cổ, và có thể có tư thế chống đau: nghiêng

đầu về bên đau và vai bên đau nâng cao hơn; kèm hạn chế vận động cột sống
cổ [1],[9],[11].
 Hội chứng rễ thần kinh cổ:
Bệnh nhân biểu hiện rối loạn cảm giác kiểu rễ: đau lan từ cổ xuống tay,
hoặc lan lên vùng gáy; đau tăng khi vận động, ho hắt hơi, khi tăng trọng lên
cột sống cổ; kèm các rối loạn cảm giác trên da như tê bì, kiến bò, nóng rát…
Nặng hơn, bệnh nhân có thể có rối loạn vận động kiểu rễ gây giảm vận động
một số cơ chi trên (thường ít khi liệt) hoặc giảm hay mất phản xạ gân xương,
teo cơ (ít gặp) [1],[9],[13].
 Hội chứng động mạch đốt sống:
Bệnh nhân thường có các triệu chứng nhức đầu hoặc đau đầu vùng
chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt vào buổi sáng; kèm chóng mặt; hoa mắt,
giảm thị lực; ù tai, đau tai, lan ra sau tai, đau ở một tư thế nh ất định của
đầu, loạn cảm thành sau họng, bệnh nhân nuốt vướng hoặc đau [1],[9],[10].
 Hội chứng chèn ép tủy cổ:
Bệnh nhân có dáng đi không vững, dị cảm, yếu cơ, teo cơ ngọn chi, rối
loạn vận động, rối loạn cơ tròn....[1].
Trên lâm sàng, có thể định hướng chẩn đoán cho bệnh nhân không phải
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc THCSC có HC tủy cổ nếu khám không có
dấu hiệu Spurling và Lhermitte [14],[15].
+ Dấu hiệu Spurling: khi ấn đầu xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng


7

đầu vềbên đau, tạo ra đau nặng từ vùng cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng
tay và bàn tay ( đau kiểu rễ).
+ Dấu hiệu Lhermitte: cảm giác như điện giật đột ngột lan từ cột cống cổ
xuống cột sống lưng khi cúi cổ.
1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng:

 X - quang cột sống cổ trong THCSC cho thấy các hình ảnh: gai
xương ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống;hẹp khoang gian
đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế chếch ¾); đặc xương dưới sụn, phì đại mấu
bán nguyệt và mất đường cong sinh lý cột sống cổ [1],[9],[16].

D

E

Hình 2.3. X - quang cột sống cổ bị thoái hóa [17]
Tư thế chụp trước sau (D), tư thế chụp nghiêng (E)
 Cắt lớp vi tính, Cộng hưởng từ trong THCSC cho thấy các hình ảnh
tổn thương như phim X – quang và có thể có hình ảnh phì đại dây chằng dọc.
1.1.6. Chẩn đoán đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
Chẩn đoán xác định: Bệnh nhân đau vai gáy (có triệu chứng đau
hoặc tê sau gáy lan xuống vai tay, thường có co cứng cơ vùng vai gáy và/hoặc
có thể kèm theo yếu, giảm trương lực các cơ tương ứng với các rễ thần kinh
bị tổn thương chi phối) đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán THCSC gồm HC cột
sống cổ trên lâm sàng và hình ảnh thoái hóa cột sống cổ trên phim X – quang
[1],[18].
Chẩn đoán phân biệt: THCSC cần được chẩn đoán phân biệt với:


8

- Các bệnh lý cột sống cổ như khối u cột sống cổ, viêm cột sống cổ
nhiễm khuẩn, chấn thương cột sống cổ, thoái vị đĩa đệm cột sống cổ...
- Các bệnh lý trong ống sống cổ như u tủy, xơ cứng cột bên teo cơ, xơ
cứng rải rác.
- Bệnh lý ngoài cột sống cổ như viêm đám rối thần kinh cánh tay [1].

1.1.7. Điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại
Điều trị THCSC bao gồm điều trị bảo tồn và phẫu thuật, trong đó
điều trị bảo tồn là chủ yếu. Điều trị bảo tồn có thể kết hợp dùng thuốc (nội
khoa) và các biện pháp vật lý trị liệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và
phục hồi chức năng.
Điều trị bảo tồn: [1],[19],[20].
Về nội khoa, THCSC được điều trị bằng các nhóm thuốc sau:
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh như thuốc chống viêm không
steroid (Diclofenac, Meloxicam…); corticoid (không dùng đường toàn thân,
chỉ dùng đường nội khớp); thuốc giãn cơ vân (Mydocalm, Myonal…); thuốc
giảm đau sử dụng theo bậc thang giảm đau của Tổ chức y tế thế giới. Khi
dùng các nhóm thuốc này cần lưu ý các chống chỉ định và tác dụng phụ.
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm bao gồm thuốc ức chế men
tiêu sụn (Chondroitin sulfate), tăng cường tổng hợp proteoglycan và tăng sản
xuất chất nhầy dịch khớp (Glucosamin sulfate)…
Các vitamin nhóm B (Neurobion, Methylcoban…) đặc biệt hay được sử
dụng khi có tổn thương thần kinh.
Phương pháp vật lý trị liệu bao gồm tập vận động cột sống cổ; điện
xung, chiếu đèn hồng ngoại, đắp bùn nóng; tắm nước khoáng, bơi và kéo giãn
cột sống cổ…
Điều trị phẫu thuật: được chỉ định khi các dấu hiệu thần kinh tiến triển
nặng hoặc đã điều trị bảo tồn tại cơ sở chuyên khoa không kết quả; các dấu


9

hiệu X – quang chứng tỏ có sự chèn ép thần kinh phù hợp với thăm khám lâm
sàng hoặc trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật nới rộng khớp mỏm móc –
đốt sống [9],[10].
1.2. Quan niệm về đau vai gáydo THCSC theo Y học cổ truyền

1.2.1. Bệnh danh đau vai gáy do THCSC theo Y học cổ truyền
TheoYHCT, đau vai gáy do THCSC được xếp vào chứng Kiên tý.
Tý là sự bế tắc kinh mạch, khí huyết. Chứng Kiên tý phát sinh trên cơ
sở khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa, các tà khí từ bên ngoài thừa
cơ xâm phạm vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh mạch, khí
huyết không lưu thông gây đau; hoặc do người cao tuổi chức năng các tạng
phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng
được cân, tỳ hư cơ nhục yếu mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, cân co
cứng, teo cơ, vận động khó khăn…[4],[21].
1.2.2. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh và thể bệnh
1.2.2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh:[6],[7].
 Do ngoại nhân:
Khi lao động khó nhọc, mặc áo ướt lạnh hoặc khi khí hậu biến đổi đột
ngột, nóng lạnh thay đổi, phong hàn thấp thừa lúc chính khí cơ thể hư xâm
nhập vào kinh lạc, cân cơ làm cho khí huyết trở tắc, vận hành không thông lợi
mà thành bệnh.
 Do nội nhân: Người bẩm tố tiên thiên không đủ, do lao động khó
nhọc hoặc do mắc bệnh lâu ngày, người già yếu hoặc do phòng dục quá độ
làm cho thận tinh suy tổn, thận hư không tư dưỡng được can mộc, can thận
không nhu dưỡng được cân cốt mà sinh bệnh.
 Bất nội ngoại nhân: Do mang vác nặng, vấp ngã, gối đầu cao, sang
thương làm tổn hại kinh mạch, khí huyết trở trệ không thông mà sinh đau nhức.


10

1.2.2.2. Các thể lâm sàng của đau vai gáy do THCSC:[6],[7].
 Thể phong hàn thấp:
- Triệu chứng: Sau nhiễm lạnh, vai gáy cứng đau, quay cổ khó, đau lan
lên đầu vùng chẩm, có thể lan xuống vai và tay; sợ gió lạnh, gặp lạnh tăng

đau, chườm ấm đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
- Điều trị:
+ Điều trị không dùng thuốc:
Châm tả: A thị huyệt, Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Thiên tông,
Dương lăng tuyền cùng bên.
Xoa bóp bấm huyệt cùng cổ gáy.
+ Điều trị dùng thuốc: bài “ Cát căn thang” hoặc bài “Quyên tý thang”.
Thể khí trệ huyết ứ:



- Triệu chứng: Đau tại chỗ, quay cổ khó khăn thường sau mang vác
nặng, sai tư thế, chất lưỡi có ban tím,mạch khẩn.
- Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thư cân hoạt lạc.
- Điều trị:
+ Điều trị không dùng thuốc:
Châm cứu: A thị huyệt, Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Thiên tông,
Dương lăng tuyền cùng bên, Huyết hải hai bên.
Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy.
+ Điều trị dùng thuốc: bài “Thân thống trục ứ thang” gia giảm


Thể thấp nhiệt:

- Triệu chứng: Đau, hạn chế vận động vùng vai gáy, nhìn cột sống va
phần mềm xung quanh sưng, sờ nóng, có sốt, mạch phù sác.
- Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết.
- Điều trị:



11

+ Điều trị dùng thuốc: bài “ Bạch hổ quế chi thang” gia vị hoặc bài “
Quế chi thược dược chi mẫu thang” gia vị.


Thể Phong hàn thấp kết hợp can thân hư:

- Triệu chứng: Bệnh nhân thường xuyên đau và hạn chế vận động cổ
gáy, đau tăng khi thay đổi thời tiết, thích xoa bóp chườm ấm, nghỉ ngơi đỡ
đau, kèm đau đầu mất ngủ, hoa mắt chóng mặt mất ngủ, tâm phiền.
- Pháp điều trị: Bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp,thông kinh
hoạt lạc.
- Điều trị:
+ Điều trị không dùng thuốc:
Châm tả: A thị huyệt, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Thiên tông.
Châm bổ: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Đại trường du, Tam âm giao.
Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy.
+ Điều trị dùng thuốc: bài “ Quyên tý thang” gia giảm.
1.3. Tình hình nghiên cứu về điều trị đau vai gáy do THCSC trên thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Witt C. M. và cộng sự (2006) đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm và một nghiên cứu thuần tập trên hơn
14000 bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính trên 6 tháng ở Đức (chọn ngẫu nhiên
1880 BN vào nhóm điều trị châm cứu và 1886 BN vào nhóm chứng không
châm cứu, 10395 BN vào nhóm châm cứu nghiên cứu thuần tập). BN nhóm
châm cứu được châm 15 lần trong 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhóm châm cứu có kết quả giảm đau và hạn chế vận động tốt hơn nhóm

chứng với p < 0,001 và duy trì trong suốt 6 tháng sau đó. Nhóm nghiên cứu
thuần tập có mức độ đau trước điều trị nặng hơn nhóm ngẫu nhiên, nhưng
mức độ phục hồi sau điều trị tốt hơn [22].


12

He D. và cộng sự (2005) ở khoa Y, Đại học tổng hợp Oslo, Nauy đã
nghiên cứu tác dụng giảm đau cột sống cổ và đau vai mạn tính của châm
cứu ở 24 phụ nữ làm công việc văn phòng (47 ± 9 tuổi) có thời gian đau từ
3 – 21 năm. Kết quả cho thấy châm cứu ngoài tác dụng giảm đau, còn có
tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm các triệu chứng lo lắng, trầm uất và cải
thiện chất lượng cuộc sống. Theo dõi tiếp tục trong 6 tháng đến 3 năm các
tác giả thấy các triệu chứng này vẫn được cải thiện hơn ở nhóm nghiên cứu
so với nhóm chứng [23].
Đảng Kiến Quân (2003) nghiên cứu châm cứu điều trị đau vai gáy do
THCSC bằng các huyệt Phong trì, Kiên trung du, Kiên tỉnh, Đại trùy, Thiên
tông kết hợp xoa bóp cho 56 bệnh nhân. Kết quả có hiệu quả 96,4% [24].
Năm 2003, Konig A. và cs đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ mạn tính
bằng châm cứu và xoa bóp ở 177 BN. Nghiên cứu cho thấy sau 14 ngày điều trị,
biên độ vận động cột sống cổ của các bệnh nhân đã tăng lên [25].
1.3.2. Tại Việt Nam
Năm 2008, Nguyễn Thị Thắm đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy
trong thoái hoá cột sống cổ bằng một số phương pháp hồng ngoại và kéo dãn
kết hợp vận động trị liệu. Sau điều trị, 70,7% BN không đau, 82,8% không
hạn chế sinh hoạt, 87,9% không hạn chế TVĐ, kết quả điều trị tốt 70,7%, khá
29,3% [26].
Phương Việt Nga (2010) nghiên cứu tác dụng điều trị Hội chứng co
cứng cơ vùng cổ gáy bằng phương pháp điện châm mang lại kết quả: điểm
đau VAS trung bình giảm từ 6,67 ± 1,21 xuống 2,96 ± 2,36 điểm; cải thiện

biên độ cột sống cổ. Kết quả điều trị chung: tốt 36,67% và khá 56,67% [27].
Hồ Đăng Khoa (2011) sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt có kết
hợp tập vận động theo YHCT trong điều trị đau vai gáy do THCSC mang lại
kết quả 86,7% tốt, 10% khá, 3,3% trung bình [28].


13

Lê Tuấn Anh (2015) đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do THCSC
bằngđiện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp điện xungmang lại kết quả VAS
trung bình giảm từ 7,38 ± 1,21 điểm xuống 1,52 ± 0,85 điểm, 71,1% BN ảnh
hưởng ít tới sinh hoạt và 13,3% bệnh nhân không ảnh hưởng tới sinh hoạt
hàng ngày [29].
Nguyễn Thị Hương Giang (2015) đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy
do THCSC bằng điện châm và xoa bóp bấm huyệt cho kết quả VAS trung
bình giảm từ 4,69 ± 0,93 xuống 0,91 ± 0,66. Kết quả điều trị trung bình đạt
17,1% rất tốt; 34,3% tốt; 40% khá và 8,6% trung bình [30].
1.4. Tổng quan về điện xung, điện châm và xoa bóp bấm huyệt
1.4.1. Điện xung: [11],[20]
Điện xung là phương pháp điều trị bằng dòng xung điện liên tiếp, các
xung điện là một dòng điện không duy trì liên tục, xuất hiện trong một thời
gian ngắn xen kẽ các khoảng nghỉ không có dòng điện.
Khi dòng điện xung tác động vào tổ chức của cơ thể thì các recepter
cảm thụ nằm trong da, cơ và tổ chức sẽ được hưng phấn, dẫn đến phản xạ
giãn mạch, tăng tuần hoàn, dinh dưỡng, chuyển hóa ... tại vùng bị kích thích
giúp giảm viêm, giảm phù nề, kích thích phục hồi cơ liệt.
Ngoài ra các xung điện có tần số thấp và trung bình có tác dụng giảm
đau, giảm trương lực cơ co thắt, thư giãn cơ do tác động dòng điện xung khi đi
vào tủy sống làm ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau lên não do đó làm giảm
cảm giác đau ra ngoài (thuyết cổng kiểm soát của Melzack & Wall), đồng thời

kích thích não giải phóng các morphin nội sinh (endorphin) nên có tác dụng
giảm đau (thuyết sự phóng thích Endorphine của Sjolund và Ericsson).
Trong điều trị, sử dụng:
- Dòng điện một chiều: tái cực (+) có tác dụng ức chế nên có tác dụng
giảm, tái cực (-) có tác dụng kích thích giãn mạch.


14

Các dạng xung: tam giác (Faradic), xung hình sin (Diadynamic)... đều
có tác dụng giảm đau với tần số trung bình 80-200Hz.
- Dòng điện xoay chiều:
Với dòng điện xung trung tần (AMF) và dòng điện xung giao thoa (IF):
+ Với đau mạn tính: dùng nền 2000-2500Hz, tần số AMF dưới 50Hz.
+ Với đau cấp tính: dùng nền 4000Hz, tần số AMF 80-200Hz.
* Chỉ định:
- Giảm đau: đau lưng, đau cổ vai, đau thần kinh ngoại biên, đau khớp,
đau chấn thương.
- Một số bệnh thần kinh vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, hội chứng
raynaud, thần kinh ngoại biên.
- Kích thích thần kinh cơ: giảm sức cơ, bại liệt, kích thích cơ trơn bị liệt...
- Viêm mạn, làm lành vết thương.
* Chống chỉ định:
- Người mang máy tạo nhịp tim, các khối u, mất cảm giác vùng điều trị,
đe dọa chảy máu.
- Không để điện xung qua tim, bào thai, vùng có kim loại...
- Người không chịu được điện xung.
1.4.2. Điện châm: [31],[32]
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm với
tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm. Châm là dùng kim châm

đưa vào huyệt, gây kích thích đạt tới phản ứng của cơ thể, kết hợp với kích
thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích
hoạt động của các cơ, tổ chức; tăng cường dinh dưỡng ở tổ chức; giảm viêm,
giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
* Chỉ định:
- Cắt chứng đau trong một số bệnh: đau khớp, đau răng, đau dây thần kinh...
- Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt như liệt nửa người, liệt các
dây thần kinh ngoại biên.


15

- Châm tê để tiến hành phẫu thuật.
* Chống chỉ định:
- Bệnh lý thuộc cấp cứu.
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh
tim, phụ nữ đang có thai hoặc hành kinh; cơ thể ở trạng thái không thuận lợi:
vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…
- Một số huyệt cấm châm sâu như Phong phủ, Nhũ trung….
1.4.3. Xoa bóp bấm huyệt: [31],[32]
Xoa bóp là sử dụng sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay tác động
lên da, cơ, khớp của bệnh nhân nhằm đạt mục đích chữa bệnh, phòng bệnh và
nâng cao sức khỏe. Bấm huyệt là một thủ thuật nằm trong tập hợp các thủ thuật
xoa bóp nhưng là một thủ thuật có tác dụng mạnh và mang đặc thù của YHCT.
Xoa bóp bấm huyệt là trực tiếp tác động vào cơ quan cảm thụ trên da thịt
gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết từ đó ảnh hưởng đến
toàn thân với tác dụng tăng tuần hoàn nuôi dưỡng tại chỗ, toàn thân; tăng tính
đàn hồi, sức bền, giảm co cứng cơ, phù nề, teo cơ; tăng tính co duỗi, hoạt động
của dây chằng khớp và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
* Chỉ định:

- Bệnh mạn tính
- Giảm đau: đau đầu, đau vai gáy, đau lưng, đai cơ, viêm đau dây - rễ
thần kinh.
- Co cứng cơ trong hội chứng liệt.
- Thư giãn, chống mệt mỏi, phục hồi cơ bắp sau luyện tập thể thao, lao
động nặng.
* Chống chỉ định:
- Gãy xương, chấn thương, vùng da bị lở loét.
- Bệnh cấp tính: suy hô hấp, nhồi máu cơ tim cấp, truyền nhiễm.
- Bệnh ác tính: các khối u, lao tiến triển.


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là THCSC trên lâm sàng và cận
lâm sàng, có triệu chứng đau và co cứng cơ cạnh cột sống một bên hoặc hai
bên, kèm theo hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm tê bì lan xuống tay.
- BN không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- BN tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị;
không áp dụng các phương pháp điều trị khác trong thời gian nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền
Bệnh nhân được chẩn đoán chứng Kiên tý thể phong hàn thấp và thể
phong hàn thấp kết hợp can thận hư.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân đau vai gáy do bệnh lý không phải THCSC:
- Đau vai gáy do THCSC có hội chứng chèn ép tủy, thoát vị đĩa đệm.

- Đau vai gáy kèm theo các bệnh viêm nhiễm cấp tính như nhiễm trùng
huyết, viêm phổi, tổn thương da tại vùng vai gáy…
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Kim châm cứu làm bằng thép không gỉ, đầu nhọn, đường kính 0,5 mm,
dài 5 cm, xuất xứ hãng Energy, Trung Quốc.
- Pince vô khuẩn.
- Cồn 700.
- Máy điện xung SMY- 10A NERVE & MUSCLE STIMULATION.
- Máy điện châm KWD-808 I MULTI PURPOSE HEALTH DEVICE.
- Thước đo tầm vận động cột sống cổ.


17

- Thước đo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale).
- Bộ câu hỏi Northwich Pack Neck pain Questionaire (NPQ).
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội, trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế theo phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có so
sánh trước - sau điều trị và so sánh với nhóm chứng.
Cỡ mẫu: 60 BN được chẩn đoán là đau vai gáy do THCSC và đáp ứng
đầy đủ tiêu chuẩn về đối tượng nghiên cứu, phân bố thành 2 nhóm:
- Nhóm nghiên cứu (NC): 30 BN điều trị bằng phương pháp điện xung
kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
- Nhóm chứng (C): 30 BN điều trị bằng phương pháp điện châm kết
hợp xoa bóp bấm huyệt.
2.5. Quy trình nghiên cứu

Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được phân thành 2 nhóm theo
phương pháp ghép cặp về mức độ đau và hạn chế vận động cốt sống cổ. Sau
đó áp dụng liệu pháp điện xung kết hợp xoa bóp bấm huyệt với nhóm nghiên
cứu và điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt với nhóm chứng.
Trước điều trị, BN được đánh giá theo các tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu: mức độ đau bằng thang điểm VAS, mức độ hạn chế vận động
theo điểm tổng TVĐ của 6 động tác, hội chứng rễ thần kinh, tình trạng co cơ
và mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày bằng bộ câu hỏi NPQ.
Các bước tiến hành trong mỗi buổi điều trị:


18

Bước 1: BN đến khoa, nghỉ ngơi 5 phút, đo mạch nhiệt độ huyết áp trước khi
làm thủ thuật.
Bước 2: Kiểm tra và điều chỉnh:
+ Máy điện xung: chỉnh tần số (F) từ 50-99 Hz.
+ Máy điện châm: tần số điện châm 4-10 Hz.
Bước 3: Bộc lộ, sát khuẩn vùng da dán xung và huyệt.
Bước 4: Dán miếng xung hoặc châm kim vào vị trí các huyệt: A thị huyệt,
Phong trì, Giáp tích (từ C4 – C7), Đốc du, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Kiên trung
du, Thiên tông, Khúc trì bên đau (Phụ lục 2) [33].
Bước 5: Điều chỉnh cường độ máy điện xung, điện châm phù hợp với từng BN.
Bước 6: Bóc miếng dán xung, rút kim, sát khuẩn lại vị trí làm thủ thuật.
(Điện xung hoặc điện châm thời gian 20 phút/lần x 1 lần/ngày.)
Bước 7: BN nằm nghỉ 5 phút rồi tiến hành xoa bóp bấm huyệt cổ vai gáy
Nguyên tắc xoa bóp từ chỗ không đau tới chỗ đau, từ nông vào sâu, làm
từ nhẹ đến mạnh.
Lần lượt các động tác: Xát, lăn, day, bóp, bấm huyệt, vận động cổ, phát.
Mỗi động tác làm ít nhất 5 lần.

+ Xát dọc theo cơ thang và cơ ức đòn chũm làm nóng da, tăng tuần
hoàn da, thông kinh lạc.
+ Lăn vùng Phong trì, xuống Đại chùy, Kiên tỉnh, Cách du.
+ Day từ ngoài vào trong, từ nông vào sâu, từ nhẹ tới mạnh vùng cơ co cứng.
+ Bóp: dùng cả bàn tay bóp cơ cạnh cột sống và khối cơ bả vai.
+ Bấm huyệt: Phong trì, các huyệt Giáp tích từ C4- C7, Đốc du, Kiên
tỉnh, Kiên ngung, Kiên trung du, Cự cốt, Hợp cốc, Lạc chẩm bên đau.
+ Vận động cột sống cổ.
+ Phát vùng vừa xoa bóp bấm huyệt
Sau điều trị một tuần, đánh giá lại hiệu quả điều trị về mức độ đau theo


19

thang điểm VAS, mức độ hạn chế vận động, hội chứng rễ thần kinh, tình trạng
co cơ và mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày bằng bộ câu hỏi NPQ.
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi triệu chứng lâm sàng theo YHHĐ trước và sau
điều trị
 Triệu chứng toàn thân: Ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.
 Triệu chứng cơ năng:
- Mức độ đau của bệnh nhân: đánh giá theo thang điểm VAS.
Triệu chứng thực thể:
- Hội chứng cột sống cổ: tình trạng co cứng cơ; TVĐ cột sống cổ (6
động tác): cúi, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải, quay trái, quay phải.
- Hội chứng rễ thần kinh: tê lan xuống tay, xuống ngón tay, liệt 2 tay,
giảm phản xạ gân xương, teo cơ.

 Chỉ tiêu theo dõi mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày do đau cổ
của BN trước và sau điều trị: Bộ câu hỏi Northwich Pack Neck pain

Questionaire.
 Các chỉ tiêu theo dõi tác dụng không mong muốn xuất hiện trong
quá trình điều trị: vựng châm, gãy kim, chảy máu, nhiễm trùng tại chỗ châm,
kích ứng da, bầm tím, xây cước [11],[31].
2.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
 Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS:
Mức độ đau chủ quan của bệnh nhân được lượng giá bằng thang điểm
VAS [34]. Thang điểm VAS được chia làm 10 đoạn bằng nhau từ 0 (hoàn toàn
không đau) đến 10 (đau nghiêm trọng, không chịu được). Thang điểm VAS
được chia thành 6 mức độ sau:


20

Bảng 2.1. Thang điểm VAS

Điểm VAS
VAS = 0 điểm

Mức độ

Điểm

Hoàn toàn không đau

0 điểm

0
Đau nhẹ


1 điểm

2 < VAS ≤ 4 điểm

Đau vừa

2 điểm

4 < VAS ≤ 6 điểm

Đau nặng

3 điểm

6 < VAS ≤ 8 điểm

Đau rất nặng

4 điểm

8 < VAS ≤ 10 điểm

Đau nghiêm trọng không chịu được

5điểm

 Tình trạng co cứng cơ:
Sự co cứng cơ được đánh giá ở các cơ cạnh cột sống cổ, cơ thang, cơ
trên dưới gai vai, cơ dưới gai vai, cơ ức đòn chũm. Bệnh nhân không có co

cứng cơ được tính 0 điểm; có co cứng cơ được tính 1 điểm.
Bảng 2.2. Đánh giá tình trạng co cứng cơ

Tình trạng co cứng cơ

Điểm

Không co cứng cơ

0 điểm

Có co cứng cơ

1 điểm

 Hội chứng rễ thần kinh:
Hội chứng rễ thần kinh được đánh giá bằng các triệu chứng tê lan
xuống tay, xuống ngón tay, liệt 2 tay, giảm phản xạ gân xương, teo cơ. BN
không có triệu chứng nào của hội chứng rễ được tính 0 điểm; có tối thiểu 1


21

triệu chứng được tính 1 điểm.
Bảng 2.3. Đánh giá hội chứng rễ
Hội chứng rễ

Điểm

Không có triệu chứng của hội chứng rễ


0 điểm

Có ít nhất một triệu chứng của hội chứng rễ

1 điểm

 Tầm vận động của cột sống cổ:
Phương pháp đo TVĐ CS cổ dựa trên phương pháp đo TVĐ khớp do
Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra (Phụ lục 3) [35].
Bảng các giá trị TVĐ bình thường của các động tác cột sống cổ được
trình bày trong bảng 2.2.
Điểm tầm vận động chung được tính bằng tổng các điểm vận động cả 6
động tác cúi, ngửa, nghiêng phải, nghiêng trái, quay phải, quay trái.
Bảng 2.4. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý
Tầm vận động
Động tác
Điểm

Bình

Bệnh lý

thường
0

1

2


3

4

Cúi

450 – 550

400 – 440

350 – 390

300 - 340

< 300

Ngửa

600 – 700

550 – 590

500 – 540

450 - 490

< 450

Nghiêng phải


400 - 500

350 – 390

300 – 340

250 - 390

< 250

Nghiêng trái

400- 500

350 – 390

300 – 340

250 - 390

< 250

Quay phải

600- 700

550 – 590

500 – 540


450 - 490

< 450

Quay trái

600- 700

550 – 590

500 – 540

450 - 490

< 450


22

Bảng 2.5. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ
Mức điểm nghiên
Mức độ
Điểm tầm vận động chung
cứu
Không hạn chế
0 điểm
0 điểm
Hạn chế ít
1 - 6 điểm
1 điểm

Hạn chế vừa
7 - 12 điểm
2 điểm
Hạn chế nhiều
13 - 18 điểm
3 điểm
Hạn chế rất nhiều
19 - 24 điểm
4 điểm
 Đánh giá mức độ cải thiện hạn chế sinh hoạt hàng ngày theo Bộ câu hỏi
Northwich Pack Neck pain Questionaire:
Bảng câu hỏi NPQ dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau
vùng cổ nên chức năng sinh hoạt hàng ngày được xây dựng và sử dụng tại BV
Northwick Pack, Middlesex (Anh) (Phụ lục 4) [36].
- Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi đánh giá các rối loạn do THCSC về mức độ
đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng, ảnh hưởng trên giấc ngủ, khả năng
mang xách đồ vật, khả năng ngồi đọc sách báo hoặc xem ti vi, các công việc
sinh hoạt tại nhà và khả năng ra ngoài làm các công việc xã hội.
- Điểm tối đa cho phần này là 32 điểm và được chia thành các mức độ và
quy đổi thành mức điểm nghiên cứu như sau:
Bảng 2.6. Phân loại mức độ ảnh hưởng tới chức năng sinh hoạt
Tổng điểm NPQ
0–2
3–8
9 – 16
17 – 24
25 – 32

Mức độ ảnh hưởng
Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng nhẹ
Ảnh hưởng vừa
Ảnh hưởng nhiều
Ảnh hưởng rất nhiều

2.6.3. Đánh giá kết quả điều trị chung

Mức điểm nghiên cứu
0 điểm
1 điểm
2 điểm
3 điểm
4 điểm


23

Kết quả điều trị chung được đánh giá thông qua tổng số điểm sau điều
trị so với tổng điểm trước điều trị của 5 chỉ số: Mức độ đau theo thang điểm
VAS, mức độ hạn chế vận động cột sống cổ, tình trạng co cứng cơ, hội chứng
rễ và mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày theo bộ câu hỏi NPQ.
KQ = x 100%
- Rất tốt: khi KQ ≥ 80%
- Tốt: khi 60% ≤ KQ < 80%
- Khá: khi 40% ≤ KQ < 60%
- Trung bình: khi 20% ≤KQ < 40%
- Kém: khi KQ < 20%
2.6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương
pháp xác suất thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS 20.0.

- Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn SD, tỉ lệ phần trăm (%)
- So sánh giá trị trung bình của các nhóm bằng T – test, so sánh các tỷ lệ
của các nhóm bằng kiểm định χ2.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.6.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học của Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội thông qua.
Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân,
không nhằm mục đích nào khác. Các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia trong
nghiên cứu sau khi được giải thích rõ phác đồ điều trị.
Khi BN có dấu hiệu bệnh nặng thêm hoặc yêu cầu ngừng tham nghiên
cứu thì chúng tôi sẽ thay đổi phác đồ điều trị phù hợp.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


24

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi:
60
50

50
40
tỉ lệ % 30

30

36.7


33.3

30
20

20
10
0

20- 39 tuổi

40-59 tuổi
nhóm NC

> 60 tuổi

tuổi
nhóm C

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố về tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
Sự khác biệt về phân bố độ tuổi của hai nhóm nghiên cứu không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.1.Tuổi trung bình hai nhóm.
Nhóm
Tuổi trung bình
± SD

Nhóm NC


Nhóm C

(n = 30)

(n = 30)

48,83 ± 14,30

50,80 ± 14,67

p NC – C
p > 0,05

Nhận xét:
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 48,83 ± 14,30, nhóm chứng là
50,80 ± 14,67. Sự khác biệt về tuổi trung bình giữa hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới:


25

Nhóm NC

Nhóm C

6.70%
40.00%


nam
nữ

60.00%

93.30%

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm chung về giới của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
Hai nhóm nghiên cứu đều có tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân
nam, ở nhóm chứng là 60% nữ, 40% nam; nhóm nghiên cứu là 93% nữ, 7 %
nam. Sự khác biệt về tỷ lệ nam – nữ của từng nhóm có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05.
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp:
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nhóm

Nhóm NC (n=30)

Nhóm C (n=30)

BN
n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)


Lao động trí óc

15

50,00

14

46,67

Lao động chân tay

15

50,00

16

53,33

p NC – C

Nghề nghiệp
p > 0,05

Nhận xét
Ở nhóm NC: số bệnh nhân thuộc nhóm ngành nghề lao động trí óc và
lao động chân tay có tỉ lệ bằng nhau 50%. Trong khi đó ở nhóm chứng thì
53,33% là tỉ lệ BN lao động chân tay và 46,67% tỉ lệ người lao động trí óc. Sự
khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian đau trước khi điều trị:


×