Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG hỗ TRỢ điều TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN cấp của bài THUỐC TIỀN hồ tán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.38 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ NGOAN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHẾ QUẢN CẤP CỦA BÀI THUỐC
TIỀN HỒ TÁN
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Quỳnh Hoa

Hà Nội – 2020


DANH MỤC VIẾT TẮT
AB
ALT
AST
BCĐNTT
BSS
CRP
D0
D3
D7


HCT
HGB
IMOS
IMPSS
N
NC
PLT
RBC
TMC
WBC
YHCT
YHHĐ

: Acute bronchitis
: Alanin Transaminase
: Aspartate Transaminase
: Bạch cầu đa nhân trung tính
: Bronchitis Severity Scale
: C-Reaction Protein
: Trước điều trị
: Sau điều trị 3 ngày
: Sau điều trị 7 ngày
: Hematocrit
: Hemoglobin
: Integrative medicine outcome scale
: Integrative medicine patient satisfaction scale
: Số bệnh nhân
: Nghiên cứu
: Platelet
: Red Blood Cell

: Tĩnh mạch chậm
: White Blood Cell
: Y học cổ truyền
: Y học hiện đại

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tổng quan theo Y học hiện đại................................................................3
1.1.1. Đặc điểm về giải phẫu và mô học phế quản......................................3
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh Viêm phế quản cấp.........................7


1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.............................................8
1.1.4. Chẩn đoán..........................................................................................9
1.1.5. Điều trị............................................................................................10
1.2. Tổng quan về bệnh viêm phế quản cấp theo Y học cổ truyền...............11
1.2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh.......................................................11
1.2.2. Các thể lâm sàng.............................................................................12
1.2.3. Những nghiên cứu về điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền.............14
1.2.4. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu................................................15
CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................20
2.1. Chất liệu nghiên cứu..............................................................................20
2.1.1. Bài thuốc: Tiền hồ tán.....................................................................20
2.1.2. Các thuốc trong phác đồ nền...........................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................22
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................22
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................23

2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................23
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................23
2.4.2. Cỡ mẫu............................................................................................23
2.4.3. Quy trình nghiên cứu.......................................................................23
2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................25
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị...............................................25
2.4.6. Sai số và khống chế sai số...............................................................26
2.4.7. Quản lý và xử lý số liệu..................................................................27
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................27
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................28


3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................28
3.1.1. Đặc điểm theo tuổi của đối tượng nghiên cứu................................28
3.1.2. Đặc điểm theo giới tính của đối tượng nghiên cứu.........................28
3.1.3. Đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu....................................28
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.........29
3.2. Kết quả điều trị lâm sàng.......................................................................30
3.2.1. Đánh giá mức độ cải thiện điểm BSS sau điều trị...........................30
3.2.2. Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng ho sau điều trị...................30
3.2.3. Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng khạc đờm sau điều trị........31
3.2.4. Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng ran vùng đáy phối sau điều
trị...............................................................................................................31
3.2.5. Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng đau ngực khi ho sau điều trị
...................................................................................................................32
3.2.6. Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng khó thở sau điều trị...........32
3.2.7. Sự đáp ứng điều trị..........................................................................33
3.2.8. Sự cải thiện cận lâm sàng................................................................33
3.2.9. Tỷ lệ cải thiện sau điều trị IMOSS..................................................34

3.2.10. Sự hài lòng với điều trị của bệnh nhân IMPSS.............................34
3.2.11. Kết quả điều trị chung theo YHCT................................................34
3.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn trên lâm sàng............................35
3.3.1. Tác dụng không mong muốn qua một số triệu chứng lâm sàng.....35
3.3.2. Tác dụng không mong muốn qua một số chỉ số xét nghiệm...........35
CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN...........................................................37
4.1. Dự kiến bàn luận đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............37
4.2. Dự kiến bàn luận tác dụng hỗ trợ của bài thuốc Tiền hồ tán trong điều
trị viêm phế quản cấp...................................................................................37


4.3. Dự kiến bàn luận tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm
sàng và cận lâm sàng....................................................................................37
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần, hàm lượng bài thuốc Tiền hồ tán........................................20
Bảng 3.1. Đặc điểm theo tuổi của đối tượng nghiên cứu.........................................28
Bảng 3.2. Đặc điểm theo giới tính của đối tượng nghiên cứu..................................28
Bảng 3.3. Đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu............................................28
Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.........................................29
Bảng 3.5. Mức độ nghiêm trọng BSS của đối tượng nghiên cứu.............................29
Bảng 3.6. Đặc điểm chung cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu........................30
Bảng 3.7. Cải thiện triệu chứng ho sau điều trị........................................................30
Bảng 3.8. Cải thiện triệu chứng khạc đờm sau điều trị............................................31
Bảng 3.9. Cải thiện triệu chứng ran vùng đáy phổi sau điều trị...............................31
Bảng 3.10. Cải thiện triệu chứng đau ngực khi ho sau điều trị................................32

Bảng 3.11. Cải thiện triệu chứng khó thở sau điều trị..............................................32
Bảng 3.12. Sự đáp ứng điều trị................................................................................33
Bảng 3.13. Sự cải thiện cận lâm sàng......................................................................33
Bảng 3.14. Tỷ lệ cải thiện sau điều trị IMOSS........................................................34
Bảng 3.15. Sự hài lòng của bệnh nhân IMPSS........................................................34
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn qua một số triệu chứng lâm sàng.............35
Bảng 3.17. Sự biến đổi thông số chức năng gan, thận.............................................35
Bảng 3.18. Sự thay đổi chỉ số huyết học..................................................................36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ cải thiện điểm BSS sau điều trị..............................................30
Biểu đồ 3.2. Hiệu quả điều trị chung theo YHCT....................................................35

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Khí – phế quản...........................................................................................4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phế quản cấp (Acute Bronchitis (AB)) là tình trạng viêm nhiễm cấp
tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn
toàn không để lại di chứng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây
viêm phổi thứ phát 1. Khoảng 5% người trưởng thành có một đợt AB mỗi năm. Tại
Mỹ, AB là một trong mười bệnh phổ biến nhất được điều trị ngoại trú 2. Viêm phế
quản cấp tính ảnh hưởng đến khoảng 44 trong 1000 người lớn (trên 16 tuổi) mỗi
năm ở Anh, với khoảng 82% các đợt xảy ra vào mùa thu hoặc mùa đông 3,4. Nhiễm
trùng được cho là tác nhân gây viêm phế quản cấp tính, trong đó virus chiếm 50 đến

90% các trường hợp, điển hình là influenza A và B, myxovirus, các rhinovirus,
coronavirus, virus đại thực bào đường hô hấp, adenovirus, enterovirus và một số
chủng virus herpes. Một số ít gây ra do nhóm các vi khuẩn điển hình như
streptococus pneumonia, haemophilus influenzae; vi khuẩn không điển hình như
mycoplasma pneumoniae, chlamydia pneumoniae...3,5.
Viêm phế quản cấp đơn thuần ở người lớn có thể tự khỏi không cần điều trị.
Mục tiêu chính của điều trị là giảm các triệu chứng, nhưng cải thiện chức năng bệnh
nhân và chất lượng cuộc sống cũng rất quan trọng. Điều trị bao gồm không dùng
thuốc và dùng thuốc như kháng sinh, giảm ho, long đờm, giãn phế quản6.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), viêm phế quản cấp được mô tả trong các
chứng “khái thấu”, “đàm ẩm”. Nguyên nhân do ngoại nhân phong hàn, phong nhiệt
và khí táo, ngoài ra cũng liên quan chặt chẽ với tạng phủ 7. Bệnh chia làm 3 thể,
tương ứng với mỗi thể bệnh sẽ có phương pháp điều trị dùng thuốc, không dùng
thuốc thích hợp8.
Đã có nhiều bài thuốc cổ phương được nghiên cứu tác dụng điều trị cũng
như hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp, mỗi bài thuốc ưu thế điều trị ở một thể bệnh
nhất định, bài thuốc Tiền hồ tán là một bài thuốc cổ phương xuất xứ trong “Chứng
trị chuẩn thằng 2 – Chứng trị chuẩn thằng loại phương”, là bài thuốc có tác dụng sơ
phong thanh nhiệt, chỉ khái, hóa đàm để điều trị viêm phế quản thể phong nhiệt9.


2

Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Tiền
hồ tán trên lâm sàng, do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác
dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp của bài thuốc Tiền hồ tán” với hai mục
tiêu sau:
1.

Đánh giá tác dụng hỗ trợ của bài thuốc Tiền hồ tán trong điều trị viêm

phế quản cấp.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng và cận
lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan theo Y học hiện đại
1.1.1. Đặc điểm về giải phẫu và mô học phế quản
1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
Phổi là cơ quan nằm trong lồng ngực nhưng lại mở thông với môi trường bên
ngoài để đảm nhiệm chức năng trao đổi khí.
Khí quản: từ thanh quản tới chỗ chia đôi trong trung thất.
Hai phế quản gốc phải và trái tách ra từ khí quản ở ngang mức đốt sống ngực
IV và tạo với nhau một góc khoảng 70°. Phế quản gốc phải ngắn hơn, to hơn và
chếch hơn phế quản gốc trái, vì vậy dị vật rơi vào đường thở thường vào phế quản
gốc phải. Mỗi phế quản gốc khi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần tới các phế nang.
Toàn bộ các nhánh phân chia của phế quản được gọi là cây phế quản. Sau khi qua
rốn phổi, mỗi phế quản chính đi trong phổi theo hướng một trục gọi là thân chính.
Từ thân chính tách ra các phế quản thùy theo kiểu chia nhánh bên. Các phế quản
thùy sẽ tách ra các phế quản phân thùy. Sự phân chia này khác nhau giữa hai phế
quản chính.
Tiếp đó, các phế quản thùy lại phân chia thành các nhánh, rồi các nhánh này
lại chia nhiều lần thành các phế quản nhỏ dần, các sụn cũng thưa dần đến khi không

còn và trở thành các tiểu phế quản trên thùy rồi các tiểu phế quản tiểu thùy. Tiểu
thùy là đơn vị cơ sở của phổi, có đáy là hình đa giác hiện lên bề mặt phổi. Vào
trong tiểu thùy, các tiểu phế quản tận sẽ chia thành các tiểu phế quản hô hấp rồi các
ống phế nang và tận hết là các túi phế nang.


4

Hình 1.1. Khí – phế quản. 10
- Phế quản gốc phải tạo với trục của khí quản góc 20° - 30°. Ở người lớn,
phế quản gốc phải dài khoảng 2,5cm, đường kính khoảng 1,5cm. Phế quản gốc phải
chia là ba phế quản thùy trên, giữa và dưới:
+ Phế quản phân thùy trên phải dài độ 1cm, tách vuông góc với thân chính và
chia làm 3 phế quản phân thùy: phế quản phân thùy đỉnh, phế quản phân thùy sau
và phế quản phân thùy trước.
+ Phế quản phân thùy giữa phải tách ngay từ thân chính dưới phế quản thùy
trên phải khoảng 2cm và chia thành hai phế quản phân thùy: phế quản phân thùy
bên và phế quản phân thùy giữa.
+ Phế quản phân thùy dưới phải bắt đầu ngay dưới chỗ tách phế quản thùy
giữa và tận hết khi nó tách phế quản phân thùy trên của thùy dưới. Nó tách ra 5 cây
phế quản phân thùy: phế quản phân nhánh thùy trên, phế quản phân nhánh thùy đáy


5

giữa, phế quản phân nhánh thùy đáy trước, phế quản phân nhánh thùy đáy bên, phế
quản phân nhánh thùy đáy sau.
- Phế quản gốc trái tạo với đường trục của khí quản góc 40° - 50°, dài
khoảng 5cm, đường kính khoảng 1,1cm và chia làm hai phế quản thùy:
+ Phế quản thùy trên trái dài 1,5cm, tách ra từ mặt trước phế quản gốc trái,

tạo thành một góc nhọn với thân chính và chia làm hai phế quản: phế quản đi vào
đỉnh phổi trái tách thành phế quản phân thùy đỉnh sau và phế quản phân thùy đỉnh
trước; phế quản đi vào lưỡi phổi trái tách thành hai phế quản: phế quản lưỡi trên và
phế quản lưỡi dưới.
+ Ngay dưới chỗ tách ra phế quản thùy trên, phế quản gốc trái trở thành phế
quản thùy dưới trái chia thành 5 phế quản phân thùy là phế quản phân nhánh thùy
trên, phế quản phân nhánh thùy đáy giữa, phế quản phân nhánh thùy đáy trước, phế
quản phân nhánh thùy đáy bên, phế quản phân nhánh thùy đáy sau10,11.
1.1.1.2. Đặc điểm mô học
Những phế quản
Cấu tạo của thành phế quản không hoàn toàn giống nhau trong suốt chiều dài
của cây phế quản. Chúng dần dần có sự thay đổi cùng với sự nhỏ đi của đường kính
của chúng. Tuy nhiên, các phế quản từ lớn đến nhỏ đều có cấu tạo đại cương giống
nhau. Thành của các phế quản từ trong ra ngoài đều có bốn lớp áo:
- Niêm mạc các phế quản đều có nếp gấp làm cho lòng của chúng nhăn nheo.
+ Biểu mô: thuộc loại biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. Ở những phế
quản cỡ lớn biểu mô niêm mạc giống biểu mô khí quản.
+ Lớp đệm: được tạo thành bởi mô liên kết thưa, có đủ các loại sợi của mô
liên kết, đặc biệt có nhiều sợi chun, có ít tế bào lympho.
- Lớp cơ: được tạo thành bởi 2 lớp cơ mỏng. Lớp trong là lớp đặc, được tạo
bởi những tế bào cơ hướng vòng. Lớp ngoài gồm những tế bào cơ riêng biệt có
hướng dọc, lớp này không được thể hiện rõ ràng. Cả hai lớp này bao bọc quanh ống
phế quản, gọi là cơ Reissessen, thuộc loại cơ trơn. Các sợi cơ trong lớp cơ được kết


6

hợp chặt chẽ với những sợi chun. Các bó cơ không bao giờ hình thành một vòng
khép kín chung quanh ống phế quản.
- Lớp sụn và tuyến (lớp dưới niêm mạc):

+ Trong lớp này thấy những mảnh sụn trong, kích thước không đều nhau,
bao quanh thành phế quản. Các mảnh sụn bé dần theo kích thước phế quản và mất
đi khi đường kính của tiểu phế quản từ 1mm trở xuống.
+ Những tuyến trong lớp này thuộc loại tuyến nhày và tuyến pha. Ống bài
xuất của chúng mở thẳng vào lòng phế quản. Chất tiết của những tuyến đó cùng với
chất tiết của những tế bào hình đài ở lớp biểu mô niêm mạc luôn luôn ẩm ướt và có
những khả năng giữ những hạt bụi lại, sau đó đẩy chúng ra ngoài.
- Lớp vỏ ngoài: được tạo bởi mô liên kết thưa với nhiều sợi chun, bọc chung
quanh các mảnh sụn và nối tiếp với mô liên kết của nhu mô phổi bên cạnh.
Những tiểu phế quản
- Tiểu phế quản là những đoạn phế quản nhỏ, có đường kính từ 1mm trở
xuống, nằm trong tiểu thùy. Thành của tiểu phế quản không có sụn, không có tuyến
và không có những điểm bạch huyết. Thành của tiểu phế quản trong tiểu thùy có:
+ Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp làm cho lòng phế quản nhăn nhúm, được
tạo thành bởi:
Biểu mô: biểu mô lợp niêm mạc ở đoạn đầu tiểu phế quản thuộc biểu mô
vuông trụ đơn có lông chuyển, còn biểu mô lợp đoạn cuối thuộc loại biểu mô vuông
đơn có hoặc không có lông chuyển. Số lượng tế bào tiết nhày ở biểu mô giảm nhiều.
Tuy nhiên vẫn có tế bào Clara, tế bào mâm khía và tế bào nội tiết.
Lớp đệm: Là một lớp mô liên kết mỏng có những loại sợi liên kết nhưng chủ
yếu là sợi chun.
+ Lớp cơ ở thành tiểu phế quản tương đối phát triển hơn. Vì vậy, sự co rút
kéo dài của lớp này trong trường hợp bệnh lý làm cho lòng của tiểu phế quản bị co
hẹp lại, gây khó thở thì thở ra.
- Tiểu phế quản tận: là đoạn cuối cùng của cây phế quản. Đặc điểm của tiểu
phế quản tận là: Có thành khá mỏng; niêm mạc không có nếp gấp, vì vậy lòng
không nhăn nheo mà đều đặn; biểu mô lợp thuộc loại biểu mô đơn6,12.


7


1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh Viêm phế quản cấp
1.1.2.1. Nguyên nhân
- Virus: Viêm phế quản cấp do virus chiếm 50 tới 90% các trường hợp viêm
phế quản cấp. Các virus thường gặp nhất là các myxovirus (virus cúm và virus á
cúm), các rhinovirus, coronavirus, virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory
syncytial virus), adenovirus, enterovirus (coxsackie và echovirus) và một số chủng
virus herpes (cytomegalovirus, varicellae). Lâm sàng thấy các dấu hiệu nhiễm virus
không đặc hiệu. Chẩn đoán xác định căn nguyên virus dựa vào việc tìm thấy virus ở
các bệnh phẩm đường hô hấp qua nuôi cấy tế bào, PCR, miễn dịch huỳnh quang
hoặc huyết thanh chẩn đoán2,5,6,13.
- Vi khuẩn: Ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do virus. Thường
gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma và Chlamydia,
các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn. Do phế cầu, Hemophillus influenza: ít gặp ở
người lớn, hay đi kèm với sốt và các dấu hiệu ngoài đường hô hấp. Xét nghiệm vi
khuẩn thường âm tính2,6,13.
- Viêm phế quản cấp do hít phải hơi độc: Khí SO2, Clo, Amoniac, acid, dung
môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh, khói do cháy nhà cũng gây viêm phế quản
cấp2,6,13.
- Yếu tố dị ứng: Viêm phế quản cấp xảy ra ở trẻ em giống như cơn hen phế
quản, viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra trên người hen, mày đay, phù Quinck 2,6,13.
- Nguyên nhân thuận lợi: Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột; cơ thể suy
mòn; ứ đọng phổi do suy tim; mắc các bệnh của phổi như lao phổi và ung thư phổi;
môi trường sống ẩm thấp nhiều khói bụi2,6,13.
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Viêm phế quản cấp tính bắt nguồn từ viêm biểu mô phế quản. Tình trạng
viêm này làm cho niêm mạc phế quản và khí quản dày lên cũng như sự bong tróc tế
bào biểu mô và sự bong tróc của đường dẫn khí màng đáy.
Sự viêm của thành phế quản dẫn đến niêm mạc phế quản bị phù nề, sung
huyết, các mạch máu giãn to, có lớp dịch nhày, mủ bao phủ, xâm nhập bạch cầu đa



8

nhân, tế bào biểu mô bị bong và có chỗ bị loét, các tuyến nhày phì đại và tăng tiết.
Đôi khi, nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus có thể tiến triển thành nhiễm trùng
đường hô hấp dưới dẫn đến viêm phế quản cấp tính 1,4.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Viêm phế quản cấp do virus bắt đầu điển hình bằng viêm long đường hô hấp
trên với các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi và/hoặc viêm mũi họng. Tổn thương viêm lan
xuống đường hô hấp dưới biểu hiện trước tiên bằng ho khan, ho từng cơn, ho ông
ổng. Bệnh toàn phát gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn khô: + Bệnh nhân thường có cảm giác bỏng rát sau xương ức
(liên quan đến viêm khí phế quản), cảm giác này tăng lên khi ho, đau ngực nguồn
gốc do cơ vì ho liên tục. Ho khan, có khi ho ông ổng, ho từng cơn, khàn tiếng.
+ Triệu chứng toàn thân: thường sốt mức trung bình, khoảng
38°C. Nhức đầu, mệt mỏi, đau mình mẩy, biếng ăn. Khám phổi lúc đầu bình
thường, sau có thể rải rác ran rít và ran ngáy. Giai đoạn này kéo dài 3-4 ngày thì
chuyển sang giai đoạn ướt.
- Giai đoạn ướt: Cảm giác đau rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi hết hẳn,
khó thở nhẹ, ho khạc đờm nhầy hoặc vàng mủ. Nghe phổi có thể có ran ngáy và ran
ẩm, gõ không thấy vùng đục. Giai đoạn này kéo dài 4-5 ngày và khoảng 10 ngày thì
khỏi hẳn. Ở một số trường hợp kéo dài nhiều tuần (tính tăng phản ứng phế quản sau
nhiễm trùng). Đôi khi bệnh khởi phát một cách rầm rộ: sốt cao, ho nhiều, có thể ho
ra máu...1,3,13,15.
1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Dấu hiệu X-quang phổi: thường không có gì đặc biệt, có thể thấy thành phế
quản dày. X-quang phổi ít có giá trị trong chẩn đoán xác định viêm phế quản cấp.
Nên chỉ định chụp X-quang phổi cho người bệnh khi có một trong các dấu hiệu:

tuổi > 75, mạch > 100 lần/phút, thở > 24 lần/phút, hoặc nhiệt độ > 38°C; hoặc khám
phổi thấy ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc16.


9

- Xét nghiệm: số lượng bạch cầu và máu lắng tăng vừa phải, nếu do vi khuẩn
có thể có tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Cấy đờm thấy nhiều loại vi khuẩn
nhưng ít có giá trị để chẩn đoán và thông thường không có chỉ định làm xét nghiệm
này1,5.
1.1.4. Chẩn đoán
1.1.4.1. Chẩn đoán xác định
- Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên:
Nhẹ: viêm họng đỏ, chảy nước mũi.
Nặng: viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa.
- Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới:
Nhẹ: ho, khàn tiếng, thở khò khè và dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên,
nghe phổi có thể có ran ngáy, ran rít.
Nặng: ngoài những triệu chứng trên, khó thở rõ rệt, co kéo lồng ngực, tím,
nhịp thở nhanh trên 30 lần/phút. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ ở
vùng đáy phổi.
1.1.4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm phổi: khám phổi thấy ran ẩm, nổ khu trú; chụp X-quang phổi thấy
hình đám mờ, trường hợp điển hình thấy đám mờ hình tam giác với đáy quay ra
ngoài, đỉnh quay về phía rốn phổi.
- Hen phế quản: có thể có cơ địa dị ứng. Ho, khó thở thành cơn, thường về
đêm và khi thay đổi thời tiết, khó thở ra, có tiếng cò cứ, sau cơn hen thì hết các triệu
chứng. Đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và thuốc giãn phế quản.
- Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm
khuẫn tái diễn, nghe phổi: ran nổ, ran ẩm 2 bên. Chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng

1 mm độ phân giải cao giúp chẩn đoán xác định bệnh.
- Dị vật đường thở: tiền sử có hội chứng xâm nhập, người bệnh có ho khạc
đờm hoặc ho máu, viêm phổi tái diễn nhiều đợt sau chỗ tắc do dị vật. Chụp cắt lớp
vi tính ngực, soi phế quản có thể phát hiện dị vật.


10

- Lao phổi: ho khạc đờm kéo dài, có thể ho máu, sốt nhẹ về chiều. X-quang
phổi thấy tổn thương nghi lao (thâm nhiễm, nốt, hang, xơ). Soi, cấy đờm có vi
khuẩn lao.
- Ung thư phổi, phế quản: tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Lâm
sàng có thể ho máu, đau ngực, gầy sút cân. X-quang và/hoặc cắt lớp vi tính ngực có
tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi. Nội soi phế quản và sinh thiết cho chẩn
đoán xác định.
- Đợt cấp suy tim sung huyết: tiền sử có bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh
van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim), nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy. Xquang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết. Điện tim có các dấu hiệu chỉ điểm. Siêu âm
tim cho chẩn đoán xác định15,17.
1.1.5. Điều trị
- Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần do virus có thể tự khỏi không
cần điều trị.
- Điều trị triệu chứng:
+ Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
+ Giảm ho, long đờm: ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các thuốc
giảm ho: Terpin codein 15-30 mg/24 giờ hoặc Dextromethorphan 10-20 mg/24
giờ ở người lớn hoặc nếu ho có đờm: thuốc long đờm có acetylcystein 200 mg x
3 gói/24 giờ.
+ Nếu có co thắt phế quản: thuốc giãn phế quản cường β2 đường phun hít
(salbutamol, terbutanyl) hoặc khí dung salbutamol (Ventolin) 5 mg x 2- 4 nang/24
giờ hoặc uống salbutamol 4 mg x 2-4 viên/24 giờ.

+ Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng.
- Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp không cần dùng kháng sinh. Chỉ
dùng kháng sinh cho các trường hợp: cải thiện lâm sàng chậm hoặc không cải thiện;
ho khạc đờm mủ, đờm màu vàng, hoặc màu xanh, người bệnh có kèm bệnh tim,
phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch, người bệnh > 65 tuổi có ho cấp
tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau; hoặc người bệnh trên 80 tuổi


11

kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: nhập viện trong 1 năm trước; có đái
tháo đường typ 1 hoặc typ 2; tiền sử suy tim sung huyết; hiện đang dùng corticoid
uống1,15,18.
- Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại
địa phương. Có thể dùng kháng sinh như sau:
+ Ampicillin, amoxicilin liều 3 g/24 giờ, hoặc
+ Amoxicillin + acid clavulanic; ampicillin + sulbactam: liều 3 g/24 giờ, hoặc.
+ Cephalosporin thế hệ 1: cephalexin 2-3 g/24 giờ, hoặc
+ Cefuroxim 1,5 g/24 giờ, hoặc
+ Macrolid: Erythromycin 1, 5g ngày x 7 ngày, azithromycin 500 mg x 1
lần/ngày x 3 ngày (tránh dùng thuốc nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm
xanthin, thuốc nhóm IMAO)18–20.
1.2. Tổng quan về bệnh viêm phế quản cấp theo Y học cổ truyền
YHCT tuy không có bệnh danh viêm phế quản cấp, nhưng trong nhiều y văn
đã công bố từ nhiều thế kỷ nay như: Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh - thế kỷ 14),
Âm án, Dương án (Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác - Thế kỷ 18); nhiều triệu
chứng tương ứng của viêm phế quản cấp đã được mô tả khá chi tiết; trong phần viết
về các chứng của YHCT như: “Khái thấu” (ho khạc), “Đàm ẩm” (đờm ẩm)7,21.
1.2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Theo y học cổ truyền, khái và thấu có nghĩa khác nhau. “Ho ra tiếng và

không có đờm là khái. Ho không tiếng mà có đờm là thấu. Ho có tiếng và có đờm là
khái thấu. Khái là phế đã tổn thương và không thanh túc. Thấu là do tỳ thấp sinh
đàm. Khái thấu là có cả phế khí tổn thương và tỳ thấp động” 22, lấy chữa phế, chữa
đàm là chính.
Sách Tố Vấn, chương “Khái luận” viết: “Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều làm
cho ho, không riêng gì bệnh của phế. Bì mao là hợp với Phế vậy, trước tiên bì mao
thụ tà khí, tà khí theo đó mà vào. Ăn uống sống lạnh vào Vị, theo phế mạch đi lên
thì Phế bị hàn, Phế hàn thì ttrong ngoài hợp lại, tà nhân đó mà làm khách, thì gây ra
khái thấu” 23.


12

Trong “Vạn bệnh hồi xuân” của Cung Đình Phu Tử ghi rằng: “Mùa xuân thì
khí hay thăng lên, mùa hạ thì phải chú trọng bệnh do hỏa đàm gây ra, mùa thu thì
thấp nhiệt làm tổn phế, mùa đông thì phong hàn hay tác động. Tứ thời cảm mạo làm
sinh ra những chứng ho hắng phát sốt, khạc đờm, phải nên phát tán phong tà” 24.
Viêm phế quản cấp theo YHCT chủ yếu do cảm phải tà khí lục dâm như
ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố ngày làm cho phế khí bị ngưng
trệ, mất tuyên thông, chức năng giáng khí của phế bị rối loạn dẫn đến ho, khạc đờm
nhiều. Ngoài ra, một số trường hợp vào mùa thu táo tà từ bên ngoài xâm phạm vào
phế, làm tổn thương tân dịch của phế dẫn đến ngứa họng, ho khan8,25.
1.2.2. Các thể lâm sàng
Viêm phế quản cấp theo YHCT được chia thành 3 thể 25,26:
1.2.2.1. Thể phong hàn: Thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp.
- Triệu chứng: Người bệnh ho, đờm trong loãng, sắc trắng, dễ khạc, kèm theo
ngạt mũi, chảy nước mũi trong. Toàn thân: Sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mỏi toàn thân,
không ra mồ hôi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn.
- Biện chứng: Phong hàn xâm nhập vào phế, ngăn trở ở họng làm cho phế
khí không thông, sinh ra ho, ngạt mũi, chảy nước mũi. Đờm màu trắng, chảy nước

mũi trong là dấu hiệu của hàn. Phong hàn ngăn trở phần biểu cho nên sợ lạnh, gai
rét, không ra mồ hôi, đau đầu, đau mỏi toàn thân. Rêu lưỡi trắng, mạch phù là triệu
chứng của phong hàn ở phế.
- Pháp điều trị: Sơ phong tán hàn, tuyên phế hóa đàm, chỉ khái.
- Phương dược thường dùng: “Tam ảo thang” kết hợp “Chỉ thấu tán” gia
giảm (Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Kinh giới tuyên phế tán hàn, sơ phong giải
biểu; Cát cánh, Bạch tiền, Tử uyển thăng giáng phế khí, nhuận phế chỉ khái; Tử
uyển, Bách bộ, Trần bì tuyên phế hóa đàm, lợi hầu).
Ma hoàng
06g
Bạch tiền
12g
Hạnh nhân
12g
Tử uyển
12g
Cam thảo
4g
Bách bộ
10g
Kinh giới
12g
Trần bì
8g
Cát cánh
10g
1.2.2.2. Thể phong nhiệt: Thường gặp trong giai đoạn cấp hoặc đợt cấp của viêm
phế quản mạn tính.



13

- Triệu chứng: Ho thành cơn, tiếng ho nặng, khó khạc đờm, đờm dày dính
hoặc vàng dày, họng khô, đau họng, nước mũi vàng đục. Toàn thân: sốt cao, ra mồ
hôi, miệng khát, đau đầu, toàn thân đau mỏi, sợ gió, người nóng, rêu lưỡi vàng
mỏng, mạch phù sác hoặc phù hoạt.
- Biện chứng: Phong nhiệt phạm phế, phế mất thanh túc gây ra ho thành cơn,
ho không thành tiếng. Phế nhiệt làm tổn thương tân dịch gây ra miệng khát, họng
khô, đau họng. Phế nhiệt uất lại, chưng đốt tân dịch thành đàm gây nên đờm dày
dính, khó khạc; phong nhiệt phạm biểu làm vệ biểu bất hòa gây ra chảy nước mũi
vàng, đau đầu, ra mồ hôi, toàn thân đau mỏi. Sợ gió, người nóng là các triệu chứng
biểu chứng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác là triệu chứng của
phong nhiệt phạm phế.
- Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.
- Phương dược thường dùng: “Tang cúc ẩm” gia giảm (Tang diệp, Cúc hoa,
Bạc hà, Liên kiều tân lương giải biểu, thanh phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh, Lô
căn, Cam thảo hóa đàm, thanh nhiệt).
Tang diệp
Liên kiều
Bạc hà
Cát cánh
Lô căn
1.2.2.3. Thể khí táo

12g
16g
06g
10g
08g


Cúc hoa
Tiền hồ
Hạnh nhân
Cam thảo
Ngưu bàng tử

12g
12g
12g
06g
12g

- Triệu chứng: Ho khan, tiếng ho vang, không họng khô đau. Ho có đờm
hoặc ít đờm dính, khó khạc. Kèm theo ngứa họng, mũi khô, khi ho ngực đau hoặc
trong đờm có tia máu, miệng khô, họng khô đau. Hoặc ngạt mũi, đâu đầu, sợ lạnh ít,
người nóng, chất lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng hoặc vàng mỏng, khô ít tân dịch, mạch
phù sác hoặc sác.
- Biện chứng: Phong táo phạm phế, phế mất thanh nhuận gây ra ho khan
tiếng vang, táo nhiệt làm tổn thương tân dịch gây ra hầu họng khô, miệng mũi khô,
đờm dính không dễ khạc. Táo nhiệt thương phế gây tổn thương phế lạc gây ra trong
đờm có lẫn máu. Bệnh thường vào mùa thu, hay gặp chứng ôn táo do táo tà hiệp với


14

phong nhiệt gây ra, biểu chứng có vệ khí bất hòa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng,
khô ít tân dịch, mạch phù sác là triệu chứng của ôn táo thương phế.
- Pháp điều trị: Sơ phong thanh phế, nhuận táo chỉ khái.
- Phương dược thường dùng: “Tang hạnh thang” gia giảm (Tang diệp, Đạm
đậu xị sơ phong giải biểu; Hạnh nhân, Xuyên bối mẫu hóa đàm chỉ khái; Sa sâm

sinh tân nhuận táo; Chi tử thanh nhiệt).
Tang diệp
12g
Hạnh nhân
12g
Sa sâm
12g
Xuyên bối mẫu
06g
Đậu xị
12g
Chi tử
08g
Cát cánh
10g
Tiền hồ
12g
Cam thảo
06g
1.2.3. Những nghiên cứu về điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền
- Chen Zhenfu, Zhou Wenxiu, Gao Juxian, Sun Jiangqiao (2002) nghiên cứu
đánh giá tác dụng của cao dán thành có phần là Ma hoàng, Hoa tiêu, Bách bộ, Ý dỹ
nhân trên 2 huyệt Phế du để điều trị ho và khó thở do viêm phế quản cấp tính. Kết
quả điều trị của nhóm NC sau 6 ngày 81,77% khỏi, 7,48% hiệu quả rõ rệt, 5,72% có
hiệu quả và 5,03% không hiệu quả; nhóm chứng 50,35% khỏi, 19,62% hiệu quả rõ
rệt, 14,66% có hiệu quả, 15,37% không hiệu quả27.
- Luo Yu (2015), “Đánh giá hiệu quả của Ma hạnh thạch cam thang hợp Chỉ
thấu tán gia giảm trong điều trị viêm phế quản cấp (chứng phong nhiệt phạm
phế)”. Kết quả điều trị của nhóm NC sau 7 ngày tỷ lệ khỏi là 23,333%, hiệu quả rõ
rệt là 50%, có hiệu quả là 23,333% và 3,333% không hiệu quả. Điểm BSS trung

bình giảm từ 6,030±0,183 điểm xuống 5,6±0,563 điểm và giảm rõ rệt các triệu
chứng lâm sàng như “ho”, “khạc đờm”28.
- Jiao Jiangfeng (2012), “Quan sát hiệu quả lâm sàng của Ma hạnh cam
thạch thang gia vị trong điều trị viêm khí – phế quản cấp” thấy sau 7 ngày điều trị
nhóm NC đạt 96,67% có hiệu quả, nhóm chứng đạt 86,67% có hiệu quả29.
- Luo Ping (2018), “Phân tích hiệu quả lâm sàng ứng dụng Tang cúc ẩm
biện chứng gia giảm điều trị viêm phế quản cấp” trên 86 bệnh nhân chia làm 2
nhóm. Kết quả cho thấy điều trị của nhóm NC sau 7 ngày tỷ lệ hiệu quả đạt 95,35%
so với nhóm chứng là 86,05%30.


15

1.2.4. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu
1.2.4.1. Bài thuốc nghiên cứu
- Tên bài thuốc: Tiền hồ tán .
- Nguồn gốc xuất xứ bài thuốc: Khái thấu - Chứng trị chuẩn thằng 2 – Loại
phương chứng trị chuẩn thằng của tác giả Vương Khẳng Đường9.
- Thành phần:
Tiền hồ
10g
Hạnh nhân
10g
Tang bạch bì
10g
Cam thảo
03g
Xuyên bối mẫu
06g
Sinh khương

03 lát
Mạch môn
10g
- Tác dụng: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái, hóa đàm.
- Chỉ định: Trị ho khò khè, đờm dính, vùng ngực cảm giác khó chịu, phiền nhiệt.
- Phân tích bài thuốc: Bài thuốc có tác dụng chủ yếu là sơ phong thanh
nhiệt, tuyên phế, chỉ khái, hóa đàm điều trị các trường hợp viêm phế quản cấp
tính thể nhiệt. Trong bài Tiền hồ có tác dụng tán phong thanh nhiệt, hóa đàm là
chủ dược. Xuyên bối mẫu có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm, Hạnh
nhân giáng khí, chỉ khái, Tang bạch bì thanh phế nhiệt, các vị trên làm tăng
cường tác dụng của chủ dược. Mạch môn nhuận phế, thanh tâm. Sinh khương,
Cam thảo điều hòa các vị thuốc
2.1.4.2. Các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu
- Tiền hồ:
Tên khoa học: Peucedanum decursivum Maxim.
Bộ phận sử dụng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ (Peucedanum
decursivum Maxim), hoặc cây Tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum
Dunn.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Tính vị, quy kinh: Khổ, tân, vi hàn. Quy vào các kinh phế, tỳ.
Công năng, chủ trị: Tán phong thanh nhiệt, giáng khí, hóa đàm. Chủ trị: Ho
và suyễn do phế thực nhiệt có nhiều đàm màu hơi vàng và dính, ho do ngoại cảm
phong nhiệt.
Tác dụng dược lý: theo Cao Ứng Đẩu và Chu Thọ Bành (1954, Trung Hoa y
học tạp chí, 5), thí nghiệm trên mèo gây mê thì tiền hồ có tác dụng trừ đờm. Nhưng


16

Hoàng Khánh Chương (1954, Trung Hoa y học tạp chí, II) gây ho cho mèo bằng
cách tiêm dung dịch 1% iôt vào dưới sườn, sau đó cho uống nước sắc tiền hồ 0,8-2g

cho 1kg thể trọng, thì không thấy có tác dụng trừ ho rõ rệt31,32.
Liều lượng: 3 – 10g/ngày.
- Xuyên bối mẫu:
Tên khoa học: Fritillaria cirrhosa D. Don
Bộ phận sử dụng: Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên bối mẫu (.
Fritillaria cirrhosa D. Don), Ám tử bối mẫu (Fritillaria unibraceata Hsiao et
K.C.Hsia), Cam túc bối mẫu (Fritillaria przewalskii Maxim.) hoặc Thoa sa bối mẫu
(Fritillaria delavayi Franch.), họ Loa kèn (Liliaceae).
Tính vị, quy kinh: Khổ, cam, vi hàn. Vào các kinh phế, tâm.
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm, tán kết. Chủ trị: Ho
ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao; loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú,
bướu cổ.
Tác dụng dược lý: Saponin trong Xuyên bối mẫu có tác dụng giảm ho khu
đàm mạnh, còn alkaloid chỉ có tác dụng khu đàm. Xuyên bối còn có tác dụng hạ áp,
chống co giật, hưng phấn tử cung cô lập ở thỏ hoặc chuột cống, tác dụng hạ áp chủ
yếu là do friti. Liều LD50 của Xuyên bối mẫu đối với chuột là 40mg/kg 31,32.
Liều lượng: 4 – 10g/ngày.
- Tang bạch bì:
Tên khoa học: Morus alba L.
Bộ phận sử dụng: Vỏ rễ đã cạo lớp bần, phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm
(Morus alba L-), họ Dâu tằm (Moraceae).
Tính vị, quy kinh: Cam, hàn. Vào kinh phế.
Công năng, chủ trị: Thanh phế, bình suyễn, lợi thủy tiêu thũng. Chủ trị: Phế
nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít; cơ và da mặt, mắt phù thũng.
Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng hạ huyết áp làm giãn nở mạch máu tai
thỏ cô lập, ức chế tim ếch cô lập, làm hưng phấn ruột và tử cung cô lập của thỏ,
dịch chiết xuất từ tang bạch bì có tác dụng gây trấn tĩnh31,33.
Liều lượng: 6 – 12g/ngày.



17

- Mạch môn:
Tên khoa học: Ophiopongin japonicus (L.f.) Ker-Gawl
Bộ phận sử dụng: Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Mạch môn đông
(Ophiopongin japonicus (L.f.) Ker-Gawl), họ Mạch môn đông (Convallariaceae).
Tính vị, quy kinh: Cam, vi khổ, vi hàn. Vào các kinh tâm, phế, vị.
Công năng, chủ trị: Dưỡng vị sinh tân, nhuận phế thanh tâm. Chủ trị: Phế
nhiệt do âm hư, ho khan, ho lao, tân dịch thương tổn, tâm phiền mất ngủ, tiêu khát,
táo bón.
Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng chống viêm rõ rệt với cả hai giai đoạn
cấp tính và bán mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng ức chế tương
đối khá trên phế cầu và yếu hơn trên sự phát triển của các chủng vi khuẩn tụ cầu
vàng, Shigella dyseneriae, Bacillus subtilis. Đã nghiên cứu tác dụng chống ho trên
thực nghiệm của rễ mạch môn và thấy có tác dụng giảm ho rõ rệt khi gây ho nhẹ
bằng khí dung với amoniac hoặc acid citric. Đồng thời cũng chứng minh tác dụng
long đờm, giảm tiết dịch ở niêm mạc khí quản của mạch môn. Ngoài ra mạch môn
còn có tác dụng hạ đường huyết, chống viêm31,33,34.
Liều lượng: 6 – 12g/ngày.
- Hạnh nhân:
Tên khoa học: Primus armeniaca L.
Bộ phận sử dụng: Hạt lấy ở quả chính được bỏ hạch cứng đã phơi hay sấy
khô của cây Mơ (Primus armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Tính vị, quy kinh: Khổ, tân, ôn, ít độc. Quy kinh phế, đại trường.
Công năng, chủ trị: Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho
suyễn do ngoại tà hoặc đàm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.
Tác dụng dược lý: amygdalin và glycozid trong hạnh nhân; qua đường tiêu
hóa bị dịch vị hoặc bị men emulsin thủy phân, sản sinh ra HCN, sau khi hấp thu, nó
ức chế men oxy hóa, khi nồng độ thấp nó làm giảm hàm lượng tiêu hao oxy ở tổ
chức, vì nó ức chế việc chuyển hóa oxy ở động mạch chủ và động mạch cổ làm cho

hô hấp sâu, kích thích phản xạ, khiến cho đàm dễ long ra; đó là cơ chế trừ ho, trừ
đàm của hạnh nhân. Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp ở mèo31,33.


18

Liều lượng: 4 - 9 g/ngày.
- Cam thảo:
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch.
Bộ phận sử dụng: rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay
sấy khô của ba loài Cam thảo Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat.
hoặc Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae).
Tính vị, quy kinh: Cam, bình. Vào các kinh tâm, phế, tỳ. vị và thông 12 kinh.
Công năng, chủ trị: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống,
điều hòa tác dụng của các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ
trị: Tỳ vị hư nhược, mệt mỏi yếu sức, hóa đờm chỉ ho, đánh trống ngực, mạch kết
đại. Sinh cam thảo: Giải độc tả hỏa. Chủ trị: Đau họng, mụn nhọt, thải độc.
Tác dụng dược lý: cam thảo có tác dụng chữa loét dạ dày ở chuột thực
nghiệm. Chất glycyrrhizin có trong cam thảo có tác dụng giảm viêm loét ở môn vị
dạ dày chuột thí nghiệm, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin. Cam
thảo dùng lâu dẫn đến phù và tăng huyết áp do có tác dụng giữ nước. Acid 18-βglycyrrhitic có tác dụng ức chế trung khu gây ho nên có tác dụng giảm ho. Cam
thảo và glycyrrhizin có tác dụng giải độc nhất định đối với các trường hợp ngộ độc
thức ăn hoặc trúng độc một số thuốc. Chất glycyrrhizin tăng cường tác dụng giải
độc gan, còn có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm cholesteron máu, lợi niệu, chữa
táo bón và một số bệnh về da32,34.
Liều lượng: 4 - 12g/ngày.
- Sinh khương:
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose.
Bộ phận sử dụng: Thân rễ tươi của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ
Gừng (Zingiberaccae).

Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ, vị, thận, đại trường.
Công năng, chủ trị: Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu
đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, tứ chi lạnh,
ho suyễn.


×