Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận quản trị tài chính phân tích việc công ty kinh đô mua lại tribeco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.18 KB, 17 trang )

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm chung về M&A
M&A là viết tắt của các cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại).
M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua 2 hình thức sáp
nhập hoặc mua lại giữa hai doanh nghiệp trở lên để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh
nghiệp đó.


Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô nhằm
cho ra đời một doanh nghiệp với tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích
chung, nghĩa vụ cũng như quyền của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại sẽ “về tay”
doanh nghiệp sáp nhập.



Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn mua lại doanh
nghiệp nhỏ hoặc yếu hơn nhưng doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ.
Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
1.2. Các hình thức mua lại
1.2.1. Mua lại cổ phần
Đây là hình thức được sử dụng khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một
doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác. Quá trình
này có thể được thực hiện bằng việc doanh nghiệp mua đưa ra lời đề nghị mua lại cổ
phần cùng lúc gửi trực tiếp đến cổ đông của doanh nghiệp nhắm tới mà không cần
thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp này.
Nếu các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu không thích lời đề nghị (tender
offer) này thì họ sẽ không bán cổ phần của mình. Thông thường công ty mua sẽ không
cần qua ban lãnh đạo công ty mục tiêu, chính vì vậy thường tồn tại sự chống đối, khiến
cho việc mua lại sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc sáp nhập.
Nếu công ty mua lại 100% cổ phần của công ty mục tiêu thì đó được gọi là hoạt
động sáp nhập.


1.2.2. Mua lại tài sản
Đây là hình thức giao dịch mà doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp
doanh nghiệp mà không qua các cổ đông của bên bán. Bên bán tài sản sẽ chấm dứt
mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua. Không còn tài sản để hoạt
động, bên bán sẽ tự giải thể. Tuy nhiên hành động mua lại tài sản có liên quan đến thủ
1


tục pháp lý khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản làm chi phí của mua lại tài sản có
thể lớn hơn so với chi phí mua lại bằng cổ phiếu.
1.3. Lợi ích của việc mua lại
1.3.1. Tăng sức mạnh thị trường
Vì sức mạnh thị trường thường chịu tác động bởi yếu tố là thị phần của công ty
nên hầu hết các thương vụ mua lại đều nhằm vào cải thiện sức mạnh thị trường bằng
việc mua lại một đối thủ, một nhà cung cấp/nhà phân phối hay một hoạt động kinh
doanh liên quan cao đến ngành hiện tại, sử dụng các năng lực chính để giành lợi thế
trong thị trường của công ty mua, từ đó kì vọng trở thành người dẫn đầu thị trường.
Lấy ví dụ là hai công ty dầu lửa Nga: Yukos và Sibneft đã hợp lại với nhau để trở
thành nhà sản xuất dầu lửa lớn thứ tư thế giới. Đây là một sự hợp nhất đáng đề cập vì
nó đã làm tăng năng lực thị trường đến mức có thể cạnh tranh sánh ngang với các hãng
Exxon Mobil, BP, Shell và các ông lớn khác.
Cần phải chú ý rằng việc mua doanh nghiệp được tiến hành trong điều kiện luật
pháp, thể chế nhất định tại nơi diễn ra các hoạt động này. Vì thế, để các công ty thành
công trong cố gắng tăng trưởng, tăng thêm năng lực thị trường bằng việc mua lại rất
cần phải hiểu về các yếu tố chính trị luật pháp tồn tại trong môi trường chung.
1.3.2. Vượt qua các rào cản nhập cuộc
Rào cản nhập cuộc được định nghĩa là các nhân tố liên quan đến thị trường hoặc
các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành khiến chi phí tăng và nhiều khó khăn
khác đối với những người mới vào.
Khi các rào cản đó là đủ lớn, công ty mới sẽ khó tìm được con đường để thâm

nhập nếu chỉ bằng cách qua đầu tư mới từ bên trong. Lúc đó, công ty có thể cân nhắc
tạo ra nhà xưởng để chuộc lợi từ quy mô kinh tế, thực hiện chiến dịch quảng cáo lớn
để phá vỡ lòng trung thành với nhãn hiệu cũ và nhanh chóng tạo ra hệ thống phân phối
riêng mình – đây là những điều rất khó đạt được và khả năng cao sẽ yêu cầu chi tiêu
đáng kể. Thay vào đó, mua lại một doanh nghiệp đã thiết lập rồi lại có thể phá vỡ hầu
hết các rào cản đã đề cập ở trên. Công ty có thể mua lại một người hiện dẫn đầu thị
trường nhằm hưởng lợi về tính quy mô và trung thành nhãn hiệu. Vì vậy, rào cản nhập
cuộc càng cao thì việc mua lại càng trở thành một trong những cách thức thâm nhập
hấp dẫn nhất với công ty.
1.3.3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh mới
2


Hầu hết công ty sử dụng mua lại nhằm thâm nhập một lĩnh vực kinh doanh mới
với họ trong khi đó, họ lại thiếu các năng lực quan trọng (có thể là nguồn lực hoặc các
khả năng) cần thiết để cạnh tranh trong lĩnh vực mới này. Trong khi đó. họ hoàn toàn
có thể mua một công ty hiện hữu có các năng lực cần với chi phí hợp lý.
Công ty cũng thích mua lại vì đó là một cách thức thâm nhập đặc biệt phù hợp
khi doanh nghiệp cần phải dịch chuyển nhanh. Chúng ta đều biết rằng để tạo lập một
hoạt động kinh doanh mới thông qua đầu tư từ đầu từ bên trong nội bộ khả năng cao là
một quá trình chậm chạp. So sánh với việc mua lại, sẽ thấy đây là cách thức nhanh
chóng hơn nhiều để hiện diện trên thị trường cũng như sinh lợi kinh tế. Trong trường
hợp công ty mua lại người dẫn đầu thị trường bằng lợi thế về ngân quỹ chỉ qua một
thời gian ngắn, không đến nhiều năm để tạo lập vị thế dẫn đầu thị trường nếu chỉ chọn
phát triển từ bên trong. Do vậy, khi tốc độ là yếu tố mục tiêu cần quan tâm thì mua lại
là cách thâm nhập được ưu tiên hàng đầu.
Mua lại cũng thường được cho là hình thức khả ít rủi ro so với việc đầu tư mới.
Đối với đầu tư mới từ bên trong, những yếu tố gây ra sự không chắc chắn chủ yếu liên
quan đến việc dự kiến khả năng sinh lợi. Ngược lại, khi các công ty thực hiện mua lại,
khả năng sinh lợi đã biết, thu nhập và thị phần cũng đã biết. Như vậy sẽ giảm đi sự

thiếu chắc chắn mà các nhà kinh doanh mong muốn. Hoạt động mua lại cho phép công
ty được mua các đơn vị đã được thiết lập với dữ liệu quá khứ đã được ghi lại, vì thế
nhiều công ty đã ưa chuộng dùng cách thâm nhập này.
1.3.4. Tái xác định phạm vi cạnh tranh cho công ty
Để giảm các tác động tiêu cực của sự cạnh tranh lên hiệu suất tài chính của công
việc kinh doanh, các doanh nghiệp có thể sử dụng mua lại nhằm giảm sự lệ thuộc vào
một hay nhiều hơn các sản phẩm hoặc thị trường nào đó. Việc giảm sự phụ thuộc này
vào thị trường cụ thể chắc chắn làm thay đổi phạm vi cạnh tranh của công ty.
Lấy ví dụ GE giảm sự phụ thuộc vào thị trường điện tử vài năm trước, đó là nhờ
việc có các cuộc mua lại trong lĩnh vực tài chính. Cho đến ngày hôm nay, GE được
xem là công ty dịch vụ vì phần lớn thu nhập hiện có của nó là từ dịch vụ chứ không
còn là các sản phẩm công nghiệp nữa.
1.3.5. Phát triển, học tập các khả năng mới
Cuộc mua lại cũng có thể được thực hiện với mục đích giành cho mình các khả
năng mà công ty hiện không có. (Ví dụ như mua lại với mục đích chiếm lấy nguồn lực
công nghệ) Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp đã thu nhặt được
thành công trong việc mở rộng kiến thức của mình và giảm tính ì thông qua mua lại.
3


Việc mua lại các doanh nghiệp với kỹ năng và khả năng mới mẻ hơn so với các
kỹ năng và khả năng hiện thời của doanh nghiệp giúp họ học hỏi thêm các kiến thức
nhưng vẫn duy trì sự linh hoạt của mình. Đương nhiên, doanh nghiệp sẽ có khả năng
tốt để học được các khả năng này nếu đã vốn có những gì tương tự với khả năng hiện
tại của công ty. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp nên tìm mua các công ty có những
khác biệt nhưng vẫn cần liên quan ít nhiều. Khi đó, các năng lực bổ sung sẽ tạo dựng
và bổ trợ trên nền tảng hiểu biết của mình.
Từ đây xin được giới thiệu về hệ thống Cisco Systems. Một trong những mục
tiêu chủ yếu của hệ thống Cisco Systems áp dụng vào trong các cuộc mua lại là mong
muốn tiếp cận với khả năng cần để cạnh tranh (đặc biệt sử dụng trong ngành thiết bị

mạng với những biến đổi nhanh liên quan đến Internet). Cisco đã cho ra đời một quá
trình phức tạp với mục đích tích hợp nhanh chóng các đơn vị bị mua lại để có được các
khả năng của nó. Các quá trình của Cisco đã chứng tỏ những thành công phi thường
trong nửa đầu những năm 1990.
1.4. Trình tự tiến hành M&A
Không có quy trình cố định, tuy nhiên tiểu luận này xin được sử dụng mô hình
chia ra là 3 bước cơ bản là: “xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu”, “đàm phán” và
“hoàn tất thương vụ, sang chuyển sở hữu doanh nghiệp mục tiêu”.
1.4.1 Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu (due diligence)
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với người mua mang tính ý nghĩa quyết
định đối với sự thành công của các thương vụ M&A. Khi tiến hành, rất cần xem xét kỹ
bên trong doanh nghiệp mục tiêu trên tất cả các phương diện, bao gồm:

4



Hình ảnh công ty



Khách hàng



Các báo cáo tài chính



Các khoản phải thu và phải chi




Các đối thủ cạnh tranh



Đội ngũ nhân viên



Địa điểm kinh doanh, tình trạng cơ sở vật chất hiện tại



Đăng ký kinh doanh (các giấy phép) và việc phân chia các khu vực kinh doanh


1.4.2. Đàm phán giá
Khi tiến hành đàm phán, việc tìm hiểu mục đích, động lực của các bên tham gia
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể nói là vai trò quyết định thành công của bất kì
thương vụ M&A nào. Việc hiểu rõ động lực của người bán chắc chắn sẽ giúp cho
người mua mang cho mình những kế hoạch đàm phán hợp lý nhưng vẫn tận dụng được
các cơ hội, phát hiện được các thử thách, rủi ro cũng như điểm yếu cần khắc phục.
Trong hầu hết các trường hợp M&A, động lực của người mua cũng tồn tại tương
tự như động lực của người bán (đó là tối đa lợi nhuận, mở rộng khu vực thị trường;
tăng doanh thu, mở rộng địa bàn/lĩnh vực hoạt động; tối thiểu hoá các loại thuế suất
tính trên doanh thu…) Có thể nói rằng, mục đích lớn nhất của M&A là duy trì và mở
rộng hoạt động của doanh nghiệp cũng như để đối đầu với các cạnh tranh trên thị
trường. Trong trường hợp khác, nếu mua lại một doanh nghiệp có đối thủ hoạt động

trên cùng lĩnh vực sẽ có khả năng cao xuất phát từ động lực đó là triệt tiêu sức cạnh
tranh. Thực chất, đây là một động thái không thực sự có lợi cho xã hội cũng như người
tiêu dùng.
1.4.3. Hoàn tất hoạt động M&A
Đây là bước cuối cùng để hoàn tất chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp, hoạt động
của các doanh nghiệp mới mua sẽ được hòa vào hoạt động chung của doanh nghiệp
thôn tính.

5


II. THƯƠNG VỤ THÂU TÓM TRIBECO THẤT BẠI CỦA KIDO
2.1. Tình hình 2 công ty trước khi Kido mua cổ phần của Tribeco (Trước năm
2005)
2.1.1. Giới thiệu về kido và tribeco trước khi mua lại
2.1.1.1 Giới thiệu về KIDO trước thương vụ M&A với TRIBECO
Lịch sử công ty trước thương vụ: Tập đoàn KIDO, tiền thân là tập đoàn Kinh Đô
được thành lập vào năm 1993. Năm 1998, Kinh Đô tung ra sản phẩm bánh trung thu.
Năm 2000, thành lập Công ty Kinh Đô miền Bắc. Năm 2003, Kinh Đô mua lại nhà
máy Kem Wall's của Unilever và thành lập Công ty TNHH MTV KIDO'S. Năm 2004,
Kinh Đô miền bắc (NKD) phát hành cổ phiếu lần đầu. KIDO đã thiết lập và giữ vững
vị thế dẫn đầu ở một loạt các sản phẩm bánh kẹo, bánh bông lan, bánh mì, bánh trung
thu, bánh quy và kem dưới thương hiệu Kinh Đô. Cổ phiếu của Công ty được niêm yết
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép Niêm yết số
39/UBCK-GPNY do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 18 tháng 11 năm 2005.
• Công ty có trụ sở chính đăng ký tại số 138 - 142 Hai Bà Trưng, Phường Đa
Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Số lượng công nhân viên của Tập đoàn vào ngày 31 tháng 12 năm 2016 là
2.480 (31 tháng 12 năm 2015: 1.293

Thành phần chủ chốt công ty:
– Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành: Trần Kim Thành
– Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc: Trần Lệ Nguyên. Ông là em trai của ông
Trần Kim Thành
– Phó tổng giám đốc: Vương Ngọc Xiềm, Vương Bửu Linh.
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính trong năm hiện tại của Tập đoàn là
bán buôn thực phẩm và mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm; sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và nước uống như nước đá, kem, sữa và các sản
phẩm từ sữa; dầu ăn và kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.
2.1.1.2 Giới thiệu về TRIBECO trước khi mua lại
Lịch sử công ty trước khi mua lại: Công ty Tribeco được thành lập vào năm
1992 với tên gọi Công Ty TNHH Tribeco. Công ty được thành lập với vốn điều lệ 8,5
tỉ đồng. Trong đó, phần vốn nhà nước tương đương với 51% vốn điều lệ, phần còn lại
là do vốn góp của cổ đông bên ngoài. Tháng 09/1995 công ty khánh thành nhà máy
đóng chai và lon tự động của Mỹ tại số 18E Cộng Hoà, Quận Tân Bình, TpHCM. Cuối
năm 1999, công ty trở thành doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khi nhà nước đồng ý
chuyển 51% cổ phần cho các cổ đông bên ngoài và Công ty NGK Sài Gòn. Ngày
16/06/2001 Công ty trách nhiệm hữu hạn Tribeco chuyển thể thành công ty cổ phần
nước giải khát Sài Gòn - Tribeco theo giấy phép kinh doanh số 4103000297 do sở kế
hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp. Năm 2005, Công ty Kinh Đô mua cổ phiếu Tribeco và
nắm quyền kiểm soát với tỉ lệ chi phối 35,4%.
Lĩnh vực kinh doanh của Tribeco: TRIBECO là công ty chuyênn chế biến thực
phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước giải khát các loại. Mua bán
hàng tư liệu sản xuất và các loại nước giải khát, sản xuất, kinh doanh, chế biến lương
thực. Đại lý mua bán hàng hoá, sản xuất rượu nhẹ có ga, cho thuê nhà và kho bãi, dịch
vụ nhà hàng ăn uống.
Giải thưởng: Thương hiệu TRIBECO trong thánh 8/2003 cũng được trung ương
hội doanh nghiệp trẻ, trung ương hội liên hiệp thanh niên trao giải sao vàng đất Việt.
6



Những thành tích này giúp TRIBECO tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước
và là điểm tựa để phát triển thương hiệu ra nước ngoài.
2.1.2. Phân tích các chỉ số tài chính của 2 công ty (đưa ra những thuận lợi và khó
khăn của 2 công ty trc mua lại)
Để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của hai công ty trước khi thương vụ
M&A xảy ra (năm 2005), nhóm chúng tôi sẽ đánh giá tình hình tài chính dựa trên báo
cáo tài chính hơp nhất của hai công ty Kinh Đô và TRIBECO trước năm 2005. Qua
báo cáo tài chính, nhóm sẽ phân tích chủ yếu các yêu tố, chỉ tiêu tài chính nổi bật,
phản ánh được tình hình tài chính của 2 công ty.
2.1.2.1 Tình hình tài chính của Kinh Đô
Sau đây là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Kinh Đô
năm 2004:
Bảng 1. Bảng cân đối kế toán của Kinh Đô năm 2004
Đơn vị: VNĐ
Bảng cân đối kế toán
Kinh Đô năm 2004
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN
360,751,765,414
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
16,890,548,465
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
10,000,000
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
208,728,198,240
4. Hàng tồn kho
108,910,396,520
5. Tài sản ngắn hạn khác
26,212,622,189
II - TÀI SẢN DÀI HẠN

248,797,907,664
1. Các khoản phải thu dài hạn
15,300,000,000
2. Tài sản cố định
219,725,092,350
3. Lợi thế thương mại
4. Bất động sản đầu tư
5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
13,772,815,314
6. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản
609,549,673,078
I - NỢ PHẢI TRẢ
335,269,392,418
1. Nợ ngắn hạn
274,264,499,942
2. Nợ dài hạn
61,004,892,476
II - VỐN CHỦ SỞ HỮU
274,280,280,660
1. Vốn chủ sở hữu
270,078,455,718
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
4,201,824,942
III - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
Tổng cộng nguồn vốn
609,549,673,078
Nguồn: />
7



Bảng 2. Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Kinh Đô năm 2004
Đơn vị: VNĐ
Bảng BCKQHĐKD
KIDO năm 2004
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
721,169,807,922
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2,663,090,084
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
718,506,717,838
4. Giá vốn hàng bán
515,877,760,181
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
202,628,957,657
6. Doanh thu hoạt động tài chính
793,966,435
7. Chi phí tài chính
16,547,897,888
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
61,473,448,287
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
40,039,300,371
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
85,362,277,546
11. Thu nhập khác
11,879,463,240
12. Chi phí khác
11,618,220,561

13. Lợi nhuận khác
261,242,679
14. Phần lãi (lỗ thuần) trong công ty liên doanh/liên
4,434,636,873
kết
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
90,058,157,098
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành
7,759,382,586
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
82,298,774,512
Nguồn: />Bảng 3. Bảng thể hiện Các chỉ số tài chính của công ty Kinh Đô năm 2004
Đơn vị: VNĐ
Chỉ số tài chính của Kinh Đô
Năm 2004
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA (%))
13.5
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE (%))
30.01
Hiệu quả sử dụng vốn của KIDO được phân tích dưới 2 chỉ số, đó là: tỷ suất sinh
lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Với tỷ suất sinh lời
của tài sản, chỉ tiêu được sử dụng trên tử số là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, do
đó có ROE = 13.5%, chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng tạo ra
0.135 đồng lợi nhuận sau thuế, so với mức trung bình của ngành bánh kẹo trung bình
là 7.19% năm 2004, KIDO đang đạt ROE ở mức rất tốt. Tiếp theo, chỉ số tỷ suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu ROE là 30.1%, tức là một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại
0.301 đồng lợi nhuận sau thuế. Và ROE của KIDO cũng hiệu quả rất cao so với ngành,
khoảng 14%.
Đánh giá chung, qua báo cáo tài chính và phân tích các chỉ số tài chính, ta thấy

tình hình tài chính của KIDO năm 2004 đang rất tốt, kinh doanh ổn định và đang trên
đà phát triển, có tiềm năng và khả năng phát triển mạnh. Do tình hình kinh doanh hiệu
quả, năm 2004, một quyết định “táo bạo” nữa được ban lãnh đạo Kinh Đô triển khai
thành hiện thực: Huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Thông qua quyết định
này, CTCP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã chính thức được niêm yết trên
HOSE.
8


2.1.2.2 Tình hình tài chính của TRIBECO
Trong 11 năm liên tục, công ty Tribeco đã lọt vào trong danh sách Hàng Việt
Nam chất lượng cao. Không chỉ thế, sản phẩm sữa đậu nành và nước ngọt có gas của
Tribeco còn được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP.HCM.
Tribeco vừa là một thương hiệu mạnh, vừa thuộc tốp các công ty cổ phần kinh
doanh ổn định, Tribeco thuộc lứa các doanh nghiệp hạt giống được thúc đẩy lên niêm
yết sớm, làm công tác tạo hàng cho thị trường chứng khoán. Suốt một thời gian dài,
quãng những năm 2001-2005, cổ phiếu TRI luôn lọt vào danh mục nắm giữ của các
quỹ đầu tư tên tuổi như VinaCapital, PXP Vietnam Fund.
Thời gian này Tribeco kinh doanh tốt, cổ tức duy trì đều đặn hằng năm không
dưới 18%. Các đợt tăng vốn điều lệ của Công ty đều sử dụng lợi nhuận tích lũy mà
không cần huy động tiền từ các cổ đông.
Doanh thu năm 2003 cua Tribeco dat 245,3 tỷ đồng (tăng 15,6%), lợi nhuận sau
thuế đạt 11,09 tỷ đồng (tăng 120,2%) so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, doanh thu
năm 2004 đạt 270,7 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2003) và lợi nhuận trước thuế đạt
12,11 ty đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ chia cổ tức năm 2004 ma mà công ty dự kiến chia chỉ
khoảng 15%, thấp hơn năm 2003 là
3%. Sau đây là bảng cân đối kế toán và bảng
báo cáo kết quả kinh doanh của Tribeco năm 2004:
Bảng 4. Bảng cân đối kế toán của TRIBECO năm 2004
Đơn vị: VNĐ

Năm 2004
99,673,933,295
15,379,081,239

Bảng cân đối kế toán
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
57,310,854,349
4. Hàng tồn kho
26,664,501,890
5. Tài sản ngắn hạn khác
319,495,817
II - TÀI SẢN DÀI HẠN
32,723,265,869
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
22,110,494,410
3. Lợi thế thương mại
4. Bất động sản đầu tư
5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
10,250,000,000
6. Tài sản dài hạn khác
362,771,459
Tổng cộng tài sản
132,397,199,164
I - NỢ PHẢI TRẢ
70,258,095,420
1. Nợ ngắn hạn

70,258,095,420
2. Nợ dài hạn
II - VỐN CHỦ SỞ HỮU
62,139,103,744
1. Vốn chủ sở hữu
61,478,094,052
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
661,009,692
III - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
Tổng cộng nguồn vốn
132,397,199,164
Nguồn: />9


Bảng 5. Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của TRIBECO năm 2004
Đơn vị: VNĐ
Bảng BCKQHĐKD
2004
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
270,729,931,271
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2,963,664,288
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
267,766,266,983
4. Giá vốn hàng bán
191,118,479,485
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
76,647,787,498
6. Doanh thu hoạt động tài chính
1,131,559,512

7. Chi phí tài chính
183,993,962
- Trong đó: Chi phí lãi vay
61,812,584
8. Chi phí bán hàng
53,205,176,671
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
14,085,339,047
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10,304,837,330
11. Thu nhập khác
1,810,667,782
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
1,810,667,782
14. Phần lãi (lỗ thuần) trong công ty liên doanh/liên
kết
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
12,115,505,112
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành
3,126,653,492
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
8,988,851,620
18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số
18.2 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ
8,988,851,620
Nguồn: />Bảng 6. Bảng thể hiện Các chỉ số tài chính của công ty Kinh Đô năm 2004
Chỉ số tài chính của Tribeco
Năm 2004

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA (%))
6.79
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE (%))
14.47
Hiệu quả sử dụng vốn của TRIBECO cũng được phân tích dưới 2 chỉ số, đó là: tỷ
suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Với tỷ suất
sinh lời của tài sản, chỉ tiêu được sử dụng trên tử số là lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp, do đó có ROE = 6.79%, chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh sử
dụng tạo ra 0.0679 đồng lợi nhuận sau thuế. Tiếp theo, chỉ số tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu ROE là 14.47% tức là một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại 0.1447 đồng lợi
nhuận sau thuế.
Nhìn chung, tình hình tài chính của TRIBECO trước năm 2004 là rất tốt, thể hiện
ở doanh số, lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng không dưới 10%, khả năng thanh
toán nhanh, tỷ suất sinh lời đều tốt. Để có kết quả tốt như vậy, cùng với việc cạnh
tranh với các thương hiệu nước ngoài như Cocacola và Pepsi, TRIBECO liên tục có
các chiến lược cạnh tranh nhằm lấy lại thị phần và chiếm lĩnh thị trường như nghiên
cứu và cho ra nhiều sản phẩm mới, giá cạnh tranh.
10


2.2. Tình hình 2 công ty sau khi Kido mua lại hơn 35% cổ phần tribeco (Từ sau
năm 2005)
2.2.1. Tình hình Tribeco và Kinh Đô trước khi có sự tham gia của Uni Present
(2005 - 2006)
Năm 2005, Kinh Đô nắm hơn 35% cổ phần Tribeco với mức giá thu mua bình
quân 26.000 đồng/cổ phần. Kinh Đô không giấu nổi tham vọng trở thành tập đoàn kinh
doanh thực phẩm lớn nhất Việt Nam.
Thực tế, sau nhiều năm không đầu tư nâng cấp thiết bị và công nghệ, với sự tham
gia của Kinh Đô, Tribeco phải tái cấu trúc Tribeco với chi phí lớn, đưa ra những quyết
định đầu tư táo bạo trong 2 năm 2006 và 2007 khi liên tiếp đầu tư xây dựng 2 nhà máy

Tribeco Bình Dương và Tribeco Hưng Yên. Số liệu về 2 nhà máy như sau Tribeco
Bình Dương với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng, năng lực sản xuất 30 triệu thùng/ năm,
tỷ lệ vốn góp Tribeco 80%, Kinh Đô 20%; Tribeco Hưng Yên với tổng vốn đầu tư dự
án 80 tỷ đồng, năng lực sản xuất 9 triệu thùng/ năm, tỷ lệ vốn góp Tribeco 80%, Kinh
Đô 20%.
Để phân tích tình hình kinh doanh của Tribeco trong giai đoạn này, chúng tôi sẽ
đi làm rõ doanh thu, các khoản chi phí, lợi nhuận và chỉ số tài chính.
Đầu tiên, nhận xét về kết quả doanh thu và các khoản chi phí nổi cộm gây ảnh
hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tribeco từ năm 2005 2006 :
Bảng 7. Bảng số liệu doanh thu thuần của Tribeco giai đoạn 2005 - 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2005

2006

% thay đổi

DT thuần

306,451

293,779

-4%

Nguồn: />Số liệu bảng trên cho thấy, doanh thu năm 2006 giảm 4% so với năm 2005. Điều
này là do chi phí sản xuất tăng, công ty phải điều chỉnh tăng giá bán để phù hợp với
chi phí nguyên vật liệu tăng liên tục trong nhiều năm (đặc biệt thời điểm này giá

đường tăng 100%). Doanh số sản phẩm bán ra cũng giảm đi trong giai đoạn này, do
Tribeco đang tiến hành thiết lập lại hệ thống phân phối hàng hóa. Các cửa hàng phân
phối chỉ được bán sản phẩm của công ty, số lượng cửa hàng giảm, điều này dẫn đến
việc sản lượng tiêu thụ cũng giảm đáng kể. Việc điều chỉnh lại hệ thống phân phối, mở
rộng quy mô làm tăng chi phí bán hàng, tạo ra một khoản không nhỏ trong tổng chi
phí. Trong giai đoạn này, chi phí này chiếm khoảng 20% doanh thu đã ảnh hưởng lớn
tới lợi nhuận công ty.

11


Bảng 8. Bảng số liệu về tỷ lệ chi phí bán hàng so với doanh thu thuần của
TRIBECO giai đoạn 2005 - 2008.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2008

2007

2006

2005

DT thuần

580,985

384,640


293,779

306,451

Chi phí bán hàng

130,285

78,858

63,616

58,586

% so với doanh thu

22,44%

20,50%

21,65%

19,12%

Nguồn: />Sau khi liên doanh, Kinh Đô quyết định đầu tư lớn vào 2 nhà máy lớn Tribeco Bình
Dương với số vốn là 300 tỷ đồng và Tribeco Hưng Yên là 80 tỷ đồng với tỷ lệ góp vốn
là 80% từ Tribeco, 20% từ Kinh Đô. Phần lớn trong vốn đầu tư của Tribeco là vốn vay.
Trong khi đó, nhà máy với năng lực sản xuất lớn nhưng doanh số bán hàng lại giảm.
Điều này khiến cho Tribeco phải gánh một khoản chi phí tài chính không hề nhỏ. Bảng
sau biểu thị chi phí tài chính của Tribeco qua các năm, số liệu được thu thập từ báo cáo

tài chính từ năm 2004 - 2006. Bảng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Tribeco
giai đoạn 2004 - 2006.

Bảng 9. Bảng chi phí tài chính của Tribeco giai đoạn 2004 - 2006.
Đơn vị:VNĐ
Năm
Chi phí
chính

2006
tài 4,581,619,91
8

% thay
đổi
338%

2005
1,353,372,957

% thay
đổi
735%

2004
183,993,962

Nguồn: />Trong giai đoạn này, chi phí tài chính biến động quá lớn, cụ thể chi phí tài chính
năm 2006 tăng xấp xỉ 335% so với năm 2005, và chi phí tài chính năm 2005 tăng xấp
xỉ 735% so với năm 2004. Điều này phần nào lí giải cho kết quả kinh doanh không khả

quan của Tribeco, mức tăng trưởng của doanh thu là quá nhỏ so với sự gia tăng chi phí
tài chính.
Từ những biến động trong doanh thu và chi phí, lợi nhuận sau thuế của Tribeco
trong giai đoạn này được thể hiện qua bảng số liệu sau :

12


Bảng 10. Bảng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Tribeco giai đoạn 2004 2006.
Đơn vị: VNĐ
Năm

2006

% thay
đổi

2005

% thay
đổi

LN sau
thuế chưa 10,701,955,591 - 3,35 % 10,976,893,938
phân phối

-1 %

2004


11,073,074,005

Nguồn: />Bảng số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của Tribeco từ năm 2004 - 2007
cho thấy kết quả tài chính của Tribeco không khả quan. Lợi nhuận sau thuế của công
ty giảm qua các năm, từ sau khi có sự tham gia của Kinh Đô giai đoạn 2005 - 2006 lợi
nhuận còn giảm hơn con số đó năm 2004. Nguyên nhân của sự suy giảm trong chỉ tiêu
lợi nhuận có thể đến từ việc doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005, song các
khoản chi phí như chi phí giá vốn (nguyên vật liệu), chi phí bán hàng tăng, đặc biệt là
mức tăng quá lớn trong chi phí tài chính cho hoạt động đầu tư nhà máy và nâng cấp
công nghệ.
Một chỉ số tiếp theo phản ánh tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh và đầu tư
của Tribeco là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE).
Bảng 11. Bảng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) của Tribeco giai
đoạn 2005 - 2006.
Chỉ tiêu

2006

2005

Thu nhập ròng

8,688

5,708

Vốn chủ sở hữu bình quân

62,175


61,670

ROE

13,97%

9,26%

Nguồn: />Biểu đồ trên cho thấy, ROE của Tribeco trong giai đoạn 2005 - 2006 tăng, điều
này chứng tỏ các năm nay công ty hoạt động có hiệu quả vốn cổ phần phát huy được
tác dụng.
Trước khi có sự tham gia của Uni Present vào Tribeco, Kinh Đô đang là cổ đông
lớn nắm giữ chiến lược cho Tribeco. Tuy nhiên, theo kết quả kinh doanh của Tribeco
trong giai đoạn này cho thấy phần nào cách thức quản lí chưa thực sự đem lại hiệu quả
như chiến lược mà Kinh Đô đề ra cho Tribeco với mục tiêu tăng trưởng doanh thu
13


trong 3 năm đầu là 30%, sau đó tăng lên 100%. Tỷ lệ tăng chi phí trên doanh thu cho
thấy sự gia tăng mạnh của các loại chi trong khi mức tăng trưởng doanh thu chậm
khiến cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không những không
tăng mà còn giảm so với năm 2004. Kinh Đô cũng chưa thể đạt được kỳ vọng của
mình.
2.2.2. Sau khi Uni - President vào Tribeco
Ngày 25/4/2007, Công ty Cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco đã ký hợp
đồng hợp tác đầu tư với công ty Uni - President (Đài Loan). Uni - President trở thành
cổ đông lớn của Tribeco với số cổ phiếu đầu tư tương đương với 15% vốn điều lệ. Chỉ
sau chưa đầy 3 năm, Uni - President đã nắm giữ tới 43,6% cổ phần của Tribeco. Tuy
nhiên, Kido khi ấy mới chỉ nắm giữ 35% cổ phần.
Kể từ năm 2008, kết quả tài chính của Tribeco không khả quan. Lợi nhuận sau

thuế của công ty liên tục âm và kéo dài đến hết 2011, duy chỉ năm 2010 là công ty có
lãi trên báo cáo tài chính (hơn 1,9 tỷ đồng). Lỗ lũy kế của công ty cho đến hết 2011 là
hơn 300 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu. Với tình hình đó, tháng 8 năm 2012, Công ty
Cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco tổ chức đại hội cổ đông bất thường nhằm giải
thể công ty. Trước đó, từ tháng 7 năm 2008, Công ty Tribeco đã giảm tỉ lệ nắm giữ cổ
phần ở Tribeco Bình Dương từ 80% xuống còn 36% và nhường quyền kiểm soát cho
Uni - President Việt Nam để giải quyết tình trạng thua lỗ nặng nề, sau cùng dần dần
bán hết toàn bộ phần vốn còn lại của Tribeco Bình Dương cho chính Uni - President.
Bảng số liệu lấy từ báo cáo tài chính của Tribeco từ 2007 - 2011 cho thấy tỷ
suất giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần luôn trên 70% thậm chí là trên 80% qua các
năm. Đại diện Tribeco giải trình việc giá vốn hàng bán luôn cao chính là lý do tại sao
công ty làm ăn thua lỗ. Điều này là hệ quả của việc hai cổ đông lớn là Kido và Uni President không cùng chung quan điểm trong quá trình điều hành công ty.
Bảng 12. Bảng Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán của TRIBECO 2007-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
2007

2008

2009

2010

2011

DThu thuần về
bán hàng và 384.64
CCDV

580.59


572.75

677.93

742.03

GVHB

270.59

455.18

457.89

584.38

624.53

GVHB/Dthu
thuần

70,35%

78,40%

79,95%

86,20%

84,17%


Nguồn: />
Hình 1.Biểu đồ cột thể hiện doanh thu thuần bán hàng & cung cấp dịch vụ và giá
vốn hàng bán của công ty TRIBECO giai đoạn 2007 - 2011

14


Bên cạnh đó, việc Tribeco đầu tư cho hệ thống phân phối, sản xuất, xây dựng
hai nhà máy (Tribeco Bình Dương và Tribeco miền Bắc) với vốn đầu tư cao hơn vốn
điều lệ trước khi đầu tư cho các hoạt dộng marketing, tìm kiếm thị trường dẫn đến việc
sản phẩm của công ty tiêu thụ kém, nợ vay không trả được. Nhìn chung, tổng nợ phải
trả có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn cao so với doanh thu thuần, trong khi
chi phí tài chính biến động bất thường nhưng cũng ở mức rất cao.
Bảng 13. Bảng chi phí tài chính và nợ phải trả của TRIBECO 2007-2011
Đơn vị: VNĐ
Chi phí TC

11.431.594.46 51.439.435.78 10.006.887.20 24.301.126.82 20.302.979.54
8,00
7,00
8,00
9,00
1,00

Lợi nhuận
15.223.927.84
1.902.626.572,
sau
thuế

144.988.841.6 86.180.972.35
86.731.883.40
8,00
00
TNDN
45,00
6,00
7,00
NỢ PHẢI 498.540.253.1 322.365.984.9 312.417.576.2 132.401.262.9 240.107.746.1
TRẢ
15,00
70,00
19,00
98,00
67,00

Nguồn: />Do hai cổ đông lớn (Kido và Uni - President) mâu thuẫn trong hướng quản lý
Tribeco, không tìm được đường lối quản trị chung dẫn đến các hoạt động kinh doanh
và đầu tư của Tribeco kém hiệu quả, được thể hiện qua chỉ số ROE. Chỉ số này của
công ty biến động bất thường qua các năm, có năm lên rất cao (2735,96%) nhưng cũng
có năm xuống rất thấp (-131,15%). Năm 2008 và 2011, tuy chỉ số ROE tăng cao (lần
lươt là 2735,96% và 423,14%) nhưng đó là do vào những năm đó, cả lợi nhuận sau
thuế và vốn chủ sở hữu của công ty đều âm. Giải thích cho việc vốn chủ sở hữu của
Tribeco bị âm là do lỗ 144 tỷ đồng và 86,7 tỷ đồng trong thời gian lần lượt vào năm
2008 và năm 2010 - 2011, toàn bộ gần 300 tỷ đồng vốn chủ của Tri đã trở thành con số
âm hơn 20 tỷ đồng do phải bù vào mức lỗ lũy kế hơn 300 tỷ đồng tính đến cuối năm
2011. Trong khi đó, năm 2010 hoạt động công ty có vẻ khởi sắc, đạt chỉ số ROE
dương (5,47%) do có lợi nhuận từ việc bán cổ phần của các công ty con (Tribeco Bình
Dương và Tribeco Miền Bắc) với quyết tâm tài cấu trúc trong nỗ lực phát triển hoạt
động kinh doanh tốt hơn.

Bảng 14. Chỉ số ROE của TRIBECO 2007-2011
Năm
ROE

2007
10%

2008
2735,96%

2009
-131,15%

2010
5,47%

2011
423,14%

Nguồn: />Song song với đó, kết quả hoạt động kinh doanh của Kido cũng không mấy khả
quan. Từ sau khi có sự tham gia của Uni - President vào Tribeco, chi phí tài chính của
Kido tăng cao đột biến, lên đến con số hàng trăm tỷ, trong khi trước đó con số này
chưa bao giờ lên tới 100 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2008, khi chi phí tài chính của Kido
tăng đột ngột từ khoảng 44 tỷ đồng (năm 2007) lên hơn 313 tỷ đồng dẫn đến công ty
chịu lỗ hơn 60 tỷ đồng. Điều này một phần là do tại thời điểm đó Kido phải chịu ảnh
hưởng từ việc kinh doanh kém hiệu quả của Tribeco.
Bảng 15. Bảng Chi phí tài chính của công ty Kinh Đô 2007-2011
15



Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Chi phí TC

44.31

313.37

8.81

242.45

180.68

190.34

Nguồn: />

Hình 2.Biểu đồ đường thể hiện biến động tình hình tài chính của công ty Kinh Đô
giai đoạn 2007 - 2012

2.3. Kết quả cuối cùng của thương vụ.
Về phía Kinh Đô: Với kết quả kinh doanh không khả quan từ năm 2008 khi Unipresident bước vào Tribeco với số liệu tính từ quý 4/2008 đến cuối năm 2011 cho thấy
Tribeco lỗ lũy kế 300 tỷ đồng, báo cáo đến tháng 7 năm 2012, Tribeco lỗ tiếp 100 tỷ
đồng nâng tổng lỗ lũy kế của công ty này lên 412 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 126 tỷ
đồng. Với kết quả kinh doanh như vậy là sự rối ren trong việc điều hành Tribeco, trong
đại hội cổ đông thường niên của Tribeco, toàn bộ nhân viên của Kinh Đô đồng loạt từ
nhiệm, nhường chỗ cho người của Uni-President. Sau đó, Kinh Đô thoái vốn khỏi
Tribeco, đây được coi là một quyết định đúng đắn của Kinh Đô khi mà sau đó, công ty
này liên tục lãi lớn.
Về phía Uni-President: Sai khi Kinh Đô rút khỏi Tribeco, tập đoàn Đài Loan nắm
quyền kiểm soát, và sở hữu 100% vốn của Tribeco Bình Dương - đơn vị tiếp quản
Tribeco Sài Gòn sau khi tuyên bố giải thể.
Về phía Tribeco: trước M&A, Tribeco còn là một doanh nghiệp có vị thế và phát
triển tốt. Tuy nhiên sau khi mở cửa cho 2 ông lớn Kinh Đô và Uni-President tham gia
thì công ty này đã đánh mất vị thế của mình. Nguyên nhân chính ở đây là đường lối
đầu tư không đúng đắn, xung đột trong quản trị giữa 2 cổ đông lớn khiến những quyết
định quản trị trở nên méo mó, thiếu đồng nhất. Sau khi Kinh Đô thoái vốn, Tribeco Sài
Gòn giải thể và gần như ngừng mọi hoạt động, mã chứng khoán của Tribeco cũng bị
hủy và công ty này về tay tiếp quản của Uni-President. Sau 1 năm im hơi lặng tiếng,
tribeco bắt đầu những nỗ lực lấy lại vị thế nhưng không mấy khả quan.

III. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ THƯƠNG VỤ
Nhận định về thương vụ này ta có thể thấy rằng ban đầu Kinh Đô quyết định
tham gia làm cổ đông lớn của Tribeco, tiến tới thâu tóm công ty này là hoàn toàn hợp
lý khi Tribeco ở thời điểm đó là một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn. Kinh
Đô muốn tham gia thị trường nước giải khát với thị trường Việt Nam tiềm năng, việc
đầu tư vào Tribeco cho kinh đô lợi thế sẵn về uy tín thương hiệu, chuỗi phân phối và

16


dây chuyền sản xuất. Tuy vậy những quyết định sai lầm đã khiến cho thương vụ này
trở nên thất bại. Từ đó chúng ta rút ra những bài học sau từ thương vụ:
4.1. Đánh giá kĩ lưỡng tiềm năng của doanh nghiệp M&A
Khi đầu tư vào Tribeco, tham vọng của Kinh Đô là rất lớn khi tập đoàn này dự
kiến doanh số của Tribeco trong 3 năm đầu tăng đều đặn trên dưới 30% và sau 3 năm
sẽ tăng 100%. Điều này đã khiến Kinh Đô mạnh tay với quyết định đầu tư 2 dự án nhà
máy Tribeco Bình Dương với số vốn 300 tỷ đồng và Tribeco Hưng Yên vốn 80 tỷ
đồng. Tuy vậy trường hợp của Tribeco và thị trường nước giải khát lại không tương
đồng và dễ dàng như thương vụ M&A trước đó của Kinh Đô khi đầu tư mua kem
Walls từ Unilever. Khi mua lại kem Walls, thị trường kem Việt Nam ít sự cạnh tranh,
cơ hội phát triển là rất lớn khi không có nhiều đối thủ trực tiếp, hoàn toàn có thể tăng
quy mô sản xuất và dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Thị trường nước giải khát lại là một
câu chuyện hoàn toàn khác khi trên thị trường đã có nhiều đối thủ cạnh tranh như
trong nước có Tân Hiệp Phát, các ông lớn từ nước ngoài như pepsi và coca cola. Khi
này việc gia tăng quy mô sản xuất cần được cân nhắc kĩ lưỡng để phù hợp với khả
năng tiêu thụ trên thị trường, Kinh Đô lại đi ngược lại với quyết định đầu tư sản xuất
thay vì đầu tư trước vào Marketing và quảng bá. Do quyết định đầu tư sai lầm này mà
Tribeco liên tục giảm lợi nhuận, thậm chí lỗ vào các năm tiếp theo.
4.2. Quan sát động thái của các cổ đông, chủ động hành động nhằm nắm quyền
chi phối
Uni-President đầu tư vào Tribeco vào năm 2007, nắm giữ 15% cổ phần của công
ty này. Khi ấy, Kinh Đô là cổ đông lớn nhất với 35% cổ phần và vẫn chi phối các
quyết định quan trọng của Tribeco. Tuy vậy chỉ sau 3 năm Uni-President đã nắm đến
43,6% cổ phần của Tribeco, trở thành cổ đông lớn nhất. Trong khi đó Kinh Đô vẫn giữ
nguyên mức cổ phần 35% của mình. Việc có 2 cổ đông lớn trong công ty bất đồng
quan điểm khiến việc ra quyết định và điều hành công ty trở nên khó khăn và rối ren.
Chính ông Trần Lệ Nguyên - tổng giám đốc Kinh Đô đã chia sẻ sau này rằng phía

Kinh Đô đã gặp nhiều khó khăn trong việc ra quyết định. Việc hai phía cổ đông không
tìm được tiếng nói chung rất có thể đã dẫn đến việc cả 2 phía đều bỏ mặc số phận của
Tribeco.
Khi Uni-President đặt chân vào Tribeco, công ty này liên tục thua lỗ trong liên
tiếp 3 năm liền. Văn bản giải trình lý do thua lỗ của Tribeco, nguyên nhân thường
xuyên nằm ở chi phí giá vốn, đầu tư marketing, khuyến mại Theo nhận định của
chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, các công ty nước ngoài thường hất đối tác
Việt Nam ra khỏi liên doanh nhằm thâu tóm doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện cho
doanh nghiệp lỗ triền miên. Có nhiều con đường khiến chi phí tăng trong đó phổ biến
là tăng giá vốn, tăng chi phí quảng cáo hay tăng lương nhân viên. Có thể thấy, Tribeco
và Kinh Đô dinh đúng bẫy này và mất quyền kiểm soát công ty vào tay Uni-President.

17



×