Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Dạy học chủ đề hệ sinh thái sinh học 12 cơ bản bằng trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.82 KB, 62 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HỆ SINH THÁI SINH HỌC 12 CƠ BẢN
BẰNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Người thực hiện: Lê Đức Bằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông cống 3
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2020
1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
GD-ĐT
PPDH
PPDHTC
GV THPT
GV
HS
GD
HĐ TNST


THPT
PPCT
SKKN
SGK
STT

Giáo dục và Đào tạo
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học tích cực
Giáo viên trung học phổ thông
Giáo viên
Học sinh
Giáo dục
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trung học phổ thông
Phân phối chương trình
Sáng kiến kinh nghiệm
Sách giáo khoa
Số thứ tự

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
2


I.2. Mục đích nghiên cứu
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.4. Phương pháp nghiên cứu
I.5. Nhiệm vụ nghiên cứu

I.6. Giả thuyết khoa học của đề tài
I.7. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
I.8. Cấu trúc của đề tài
II. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài:
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
1.2 Mục tiêu, đặc điểm của HĐTNST
1.3.Quan điểm về HĐTNST trong trường PT
1.4.Hình thức tổ chức HĐTNST trong nhà trường
1.5.Vai trò của GV và HS trong dạy - học trải nghiệm sáng tạo
1.6.Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Xuất từ đặc điểm kiến thức phần sinh thái học
2.2 Đối với GV
2.3 Đối với HS
Tiểu kết chương 1
Chương 2. Quá trình điều tra và khảo sát thực tiễn
1. Về giáo viên
2. Về học sinh
Tiểu kết chương 2
Chương III: Tổ chức dạy học chủ đề Hệ sinh thái
I. Nội dung chủ đề
II. Mục tiêu chủ đề
III. Các phương pháp sử dụng giảng dạy
IV. Các năng lực cần hướng tới
V. Ý tưởng để thực hiện dạy - học chủ đề
VI. Định hướng sản phẩm của học sinh
VII. Thiết bị dạy học và học liệu
VIII. Tiến trình dạy học

IX . Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
X. Bảng mô tả mức độ yêu cầu cần đạt
XI. Bài tập trắc nghiệm hệ sinh thái theo mức độ nhận thức
Tiểu kết chương 3
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích thực nghiệm
2. Tổ chức thực nghiệm
3. Sản phẩm thực nghiệm
3


4. Kết quả thực hiện
Tiểu kết chương 4
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

I. MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của khoa học và công nghệ, đặc biệt
là công nghệ 4.0, tiến tới là 5.0… do đó đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra
những con người có đủ về năng lực, phẩm chất và chuyên môn cao để đáp ứng
kịp thời với sự phát triển của xã hội. Điều này đã được cụ thể hóa trong Nghị
quyết 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bộ Giáo dục nêu rõ: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính
4



tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; Khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
trí thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thành học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa”.
Để thực hiện nội dung mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, nâng tầm giáo dục Việt Nam sánh ngang với các
nước trong khu vực và thế giới; ngành giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ trong đổi
mới chương trình và phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển toàn diện
năng lực và có ý thức bảo vệ sự sống chung của nhân loại.
Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
ở nhà trường THPT nói chung, môn sinh học nói riêng còn gặp một số khó khăn
như: thói quen của thầy và trò, số lượng học sinh trong một lớp, chương trình
sách giáo khoa, áp lực thành tích các cuộc thi… Cho nên việc đổi mới trong
giảng dạy đạt hiệu quả chưa như mong muốn, nhiều giáo viên còn gặp khó trong
khâu soạn, khai thác sách giáo khoa, phân tích cấu trúc chương trình sách giáo
khoa, sử dụng phương tiện dạy học, thực hiện giảng dạy… Do vậy, để góp phần
khắc phục được các hạn chế trên, trong bài viết này, tôi đề cập đến việc “vận
dụng trải nghiệm sáng tạo” trong giảng dạy chủ đề Sinh thái học (sinh học 12 cơ
bản) nhằm tăng cường tính tích cực và năng lực nhận thức của học sinh, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới trong dạy học sinh học ở trường THPT.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, luôn gắn liền với thực tiễn cuộc
sống và có vai trò tác động rất lớn đến hoạt động của con người với giới tự
nhiên.Mặt khác, Sinh thái là lĩnh vực khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương
tác qua lại giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường và ngược lại. Do
đó, Sinh thái học có vai trò rất lớn đối với cân bằng sinh thái và môi trường sống
của con người. Từ đây cho thấy, nếu nắm vững các quy luật sinh thái, con người
sẽ biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và

phát triển bền vững, đảm bảo bảo sự sống an toàn cho sinh quyển, trong đó có
con người. Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường mà sinh thái học là yếu tố
quyết định quan trọng đang là nhiệm vụ mang tính chiến lược toàn cầu.
Tuy nhiên, chủ đề Sinh thái học ở các trường THPT hiện nay vẫn chủ yếu
tổ chức dạy ở lớp học, xa rời với thực tiễn bắt học sinh phải tư duy trừu tượng,
tiếp thu kiến thức một cách máy móc, trong khi những vấn đề đó có thể tiếp xúc
hàng ngày (đặc biệt đối với các nhà trường ở nông thôn, miền núi,..nơi có hệ
sinh thái đồng ruộng, đồi, núi,… đa dạng và phong phú); đây chính là cơ hội
5


không thể tốt hơn cho học sinh có thể trải nghiệm, khám phá thực tiễn, dưới
hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự khẳng định mình, thể hiện tính tự
giác, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân
cũng như tạo cơ hội để các em thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lí
luận gắn liền với thực tiễn”. Bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo của bản thân,
mỗi học sinh vừa là người tham gia vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt
động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân,
khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ
chức cuộc sống và biết làm có kế hoạch, có trách nhiệm. (Theo dự thảo Nội
dung CTGDPT mới).
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài:
“Dạy học chủ đề Hệ sinh thái sinh học 12 cơ bản bằng trải nghiệm sáng tạo
nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh”.
I.2. Mục đích nghiên cứu
- Tạo tính hứng thú học tập của học sinh, tăng cường hiệu quả dạy học,
phát triển năng lực, phẩm chất và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Tìm ra hướng đi hiệu quả nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học
chủ đề Sinh thái học môn Sinh học 12 hiện hành.
- Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, khám phá và giải quyết các vấn đề học tập từ

việc trải nghiệm thực tiễn, từ đó giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt
động khám phá học tập cá nhân và học tập theo nhóm.
- Hình thành được tình cảm, niềm tin, ý thức trách nhiệm đối với thiên
nhiên, quê hương, đất nước trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo của người học.
Từ đó có ý thức xây dựng và tạo lập cuộc sống trên chính quê hương mình.
I.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học chủ đề: “Hệ sinh thái” Sinh
học 12 THPT hiện hành.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu chủ đề: “Hệ sinh thái” – Sinh học 12THPT
hiện hành.
- Học sinh và giáo viên trường THPT.
- Nghiên cứu 1 số hệ sinh thái thuộc 2 xã Yên mỹ, Công Chính
- Thời gian: Đề tài được áp dụng nghiên cứu trong năm học 2018- 2019.
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu

6


- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối
với môn Sinh học, tổ chức hoạt động cho học sinh tham gia dã ngoại để giải
quyết vấn đề trong thực tiễn.
- Điều tra khảo sát thực trạng của việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong
dạy học Sinh học cho học sinh ở trường phổ thông hiện nay.
- Nghiên cứu, thiết kế giáo án cụ thể phù hợp nội dung đề tài và thực hành
giảng dạy, kiểm tra kết quả học tập chủ đề.
- Tiến hành khảo sát thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả
phương pháp dạy học mà đề tài đã sử dụng.
I.5. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của sáng kiến là dạy học theo hướng phát triển
năng lực của người học bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo;chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung, Sinh
học nói riêng.
2. Phương pháp thực hiện cụ thể
- Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích cấu trúc, nội dung chủ đề Sinh thái học,
sinh học 12 hiện hành; SGV chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 12, các công trình
nghiên cứu về đổi mới PPDH bằng việc sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tài
liệu định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng và
thực nghiệm làm cơ sở khoa học cho tính ưu việt của hoạt động trải nghiệm, từ
đó đề xuất kế hoạch tổ chức cho dạy học bằng trải ngiệm sáng tạo.
- Khảo sát ý kiến giáo viên về vấn đề dạy học bằng hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, khảo sát ý kiến học sinh sau tiết học.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê xác suất
toán học bằng phần mềm Excel để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng
duy vật: Lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, lập luận ... để giải quyết nội dung
đề tài.
I.6. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu dạy - học chủ đề: “Hệ sinh thái” thông qua HĐTNSTđược thiết kế và
tổ chức tốt sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, đồng thời phát
triển được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, tăng cường hứng
thú học tập và sự yêu thích môn Sinh Học của học sinh.
I.7. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
7


- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và bổ sung giáo án thiết kế HĐTNST môn

Sinh học.
- Sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng phát triển phẩm
chất, năng lực, và vận dụng vào thực tiễn địa phương.
- Sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo để thiết kế bài giảng cho chủ đề
“Hệ sinh thái” – Sinh học lớp 12 ban cơ bản để giáo viên có thể tham khảo, sử
dụng một cách sáng tạo, hiệu quả trong dạy học và thông qua kết quả thực
nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
I.8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
đề tài được chia thành 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Quá trình điều tra và khảo sát thực tiễn.
Chương 3: Tổ chức dạy học chủ đề Hệ sinh thái, Sinh học 12 THPT.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sớ lý luận của HĐTNST
1.1. Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
HĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh được
trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi
trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục,
qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách,các năng lực… từ đó

8


tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
mình.
1.2. Mục tiêu, đặc điểm của HĐTNST

- Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất
nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm
riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho
mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
HĐTNST phù hợp đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông
mới. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các
năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn
nghề nghiệp và học tập suốt đời.
- Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
+ Trải nghiệm sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động.
+ Nội dung của họat động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và
phân hóa cao.
+ HĐTNST dưới nhiều hình thức đa dạng.
+ HĐTNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường
1.3. Quan niệm về HĐTNST trong trường phổ thông
HĐTNST là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động
dạy học trong nhà trường phổ thông. HĐTNST là một trong những hình thức tổ
chức dạy học của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn
hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông
qua các hoạt động thực hành, thực nghiệm,… những việc làm cụ thể và các hành
động của học sinh trong HĐTNST giúp học sinh phát huy được năng lực cá
nhân, năng lực hợp tác và năng lực làm việc nhóm. Từ đó giúp học sinh tự lĩnh
hội được tri thức mới, hoàn thành được thế giới quan khoa học, nhân cách cho
học sinh.
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến
thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo
dục đạo đức,giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo

dục nghệ thuật thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an
toàn giao thông, giáo dục môi trường, và tệ nạn xã hội…

9


HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu
cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào
trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
HĐTNST có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo
lớp, theo khối lớp,theo trường hoặc liên trường…
HĐTNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền
địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
1.4. Hình thức tổ chức các HĐTNST trong nhà trường phổ thông
HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động
câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại,
các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện,
hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa
(kịch, thơ, hát, …), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt
động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.
1.5. Vai trò của GV và HS trong dạy - học trải nghiệm sáng tạo
- Vai trò của học sinh
+ Học sinh được tự thành lập nhóm, là người quyết định các hoạt động cần
tiến hành để giải quyết vấn đề.
+ Học sinh là người chủ động tự tìm tòi tự khám phá thu thập thông tin,
rồi phân tích, tổng hợp và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của bản thân.
+ Học sinh tự tìm kiếm và tập giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc
sống bằng các kĩ năng, năng lực thông qua hoạt động nhóm và hoạt động trải

nghiệm sáng tạo của bản thân.
- Vai trò của giáo viên
+ Giáo viên là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức cho học sinh hoạt
động trải nghiệm. Tạo động lực, hứng thú cho học sinh khám phá, tìm tòi nội
dung học tập.
+ Từ nội dung, Giáo viên nhìn ra sự liên quan của bài học tới các địa chỉ,
lĩnh vực, hình thành ý tưởng cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với nội
dung cần học.
+ Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh nhằm khơi dậy niềm đam mê hoạt
động trải nghiệm của học sinh, học sinh bằng hoạt động của bản thân thấy được
mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
1.6. Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo
10


Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo được gọi là thiết
kế HĐTNST cụ thể. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành
công của hoạt động. Việc thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động.
Bước 5: Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động trải nghiệm .
Bước 6: Thiết kế chi tiết các hoạt động
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động.
Bước 8:Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Xuất phát từ đặc điểm kiến thức phần sinh thái học

Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học xuất phát
từ đời sống sản xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn sản xuất. Phần
Sinh thái học (Sinh học 12) theo chương trình cải cách được bổ sung rất nhiều
kiến thức mới và hiện đại. Cấu trúc chương trình phần này được thể hiện từ cấp
độ cá thể -> quần thể -> quần xã -> Hệ sinh thái -> Sinh quuyển, có rất nhiều
kiến thức liên quan đến thực tiễn. Vì vậy, khi dạy- học phần này bằng HĐTNST
là phù hợp.
2.2. Đối với giáo viên
Hầu hết GV bộ môn Sinh học ở trường THPT hiện nay và đặc biệt là ở
trường tôi đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐ TNST
trong quá trình dạy học. Các GV đều đồng tình với quan điểm giáo dục HS qua
HĐ TNST sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập, tăng tính thuyết phục trong
quá trình dạy học, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giảm phần
lý thuyết, tính hàn lâm của kiến thức, tránh việc áp đặt, rập khuôn cho học sinh.
Thông qua HĐ TNST dễ gây tình cảm cho HS, giúp các em phát triển được các
năng lực của bản thân.
Tuy nhiên, dạy học chủ đề bằng HĐ TNST còn rất mới, giáo viên chưa có
kinh nghiệm. Hơn nữa việc thiết kế các HĐ TNST rất công phu và mất nhiều
thời gian; việc quản lí học sinh cũng khá khó khăn. Do đó, để tổ chức HĐTNST
cho học sinh cần phải có sự đồng ý của nhà trường, sự phối hợp Đoàn trường,
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, …
11


2.3. Đối với học sinh
Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh đều rất hứng
thú với các tiết dạy môn Sinh học bằng các phương pháp dạy học tích cực như:
phương pháp đóng vai, sử dụng trò chơi, xây dựng dự án… và HĐ TNST. Tuy
nhiên, các em cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình nhận thức vì thực
tế các em học sinh chưa được làm quen với các hoạt động trải nghiệm ở các cấp

học đã qua nên còn lúng túng, rụt rè chưa thực sự mạnh dạn cho các hoạt động
cụ thể của bản thân.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy
học bằng HĐ TNST ở trường THPT. Trên cơ sở đó, tiến hành khảo sát, nghiên
cứu thực trạng về nhận thức và thực tiễn của việc tổ chức dạy học bằng các HĐ
TNST, gắn bài học với thực tiễn ở trường THPT. Qua nghiên cứu lý luận và thực
tiễn, có thể khẳng định tổ chức dạy học bằng các HĐ TNST theo hướng vận
dụng kiến thức liên bài học vào thực tiễn ở trường THPT là cần thiết và giúp học
sinh phát triển được năng lực, phẩm chất của bản thân.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT THỰC TIỄN
1. Về Giáo viên
Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 GV các trường trong huyện:
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN ( phiếu số 1)
Tình hình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông.
Để thực hiện việc thiết kế các HĐTNST nhằm nâng cao chất lượng dạy
học môn Sinh học ở trường phổ thông. Xin thầy cô cho biết một số thông tin
sau:
(Đánh dấu “x” vào ô trống)
Câu 1: Theo các thầy(cô) hoạt động HĐTNST có vai trò như thế nào?
Quan trọng. Thiết thực. Mất thời gian. Không cần thiết.
Câu 2: Tính chất của bộ môn Sinh học là gì?
Tự nguyện, tích cực. Tự nguyện, chủ động, có giáo viên hướng dẫn.
Bắt buộc, có giáo viên hướng dẫn. Tự giác, bắt buộc, có giáo viên hướng
dẫn.
Câu 3: Trong quá trình giảng dạy tại trường các HĐTNST có được diễn ra
thường xuyên không?
Thường xuyên, đúng kế hoạch. Có tổ chức.không thường kì.

12



Có tổ chức, rất ít. Không tổ chức.
Câu 4: Các khối lớp thường được tổ chức HĐTNST là những lớp nào?
Khối 10 + khối 11 - CTC. Khối 12 - CTC.
Khối 10 + khối 11- CT nâng cao. Khối 12 - CT nâng cao.
Câu 5: Những khó khăn mà thầy(cô) gặp phải khi tiến hành các HĐTNST?
Khâu thiết kế HĐTNST. Khâu tiến hành, tổ chức quản lí.
Khâu tổng kết. Thời gian, sân bãi, tài liệu.
Câu 6: Thầy cô đánh giá như thế nào về kết quả của việc thực hiện các
HĐTNST?
Nâng cao hiệu quả dạy, học. Kết quả dạy học không cao.
Không có thay đổi nhiều. Kết quả có phần thấp xuống.
Thầy(cô) vui lòng cho biết thông tin sau:
- Số năm công tác:Thầy (cô) vui lòng tham gia vào việc thí điểm sử dụng
các quy trình thiết kế HĐTNST áp dụng vào bộ môn Sinh học không?

Không.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các Thầy cô!
Đối tượng khảo sát: GV ở trường THPT ở trong huyện
Kết quả khảo sát giáo viên:
- Về nhận thức của giáo viên về HĐTNST: đa số GV cho ra ý kiến
HĐTNST là quan trọng và cần thiết chiếm 3/20 phiếu và rất thiết thực chiếm
17/20 phiếu.
- Về tính chất của HĐTNST ở trường PT: tất cả các GV thực hiện
HĐTNST đều cho biết các HĐTNST mang tính chất bắt buộc và phải có GV
hướng dẫn chiếm 20/20 phiếu.
- Về tính thường xuyên: các GV cho biết việc tổ chức thường xuyên các
HĐTNST là rất khó thực hiện do rất nhiều nguyên nhân khách quan, nên hầu
như các HĐTNST nếu có tổ chức cũng mang tính chất đặc biệt cho các ngày

phát động nâng cao thành tích dạy và học, chiếm 19/20 phiếu.
- Về các khối lớp: Đa số GV đều cho rằng, các khối lớp tổ chức HĐTNST
là các lớp học chương trình chuẩn. Bao gồm các khối lớp 10,11 chiếm 18/20
phiếu. Khối lớp 12 chiếm 3/20 phiếu do khối lớp 12 đang trong quá trình ôn
luyện chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia vì vậy việc tổ chức sẽ ít và bị hạn chế.
- Đánh giá của giáo viên về kết quả của HĐTNST: đa số các GV trẻ đều
cho rằng hiệu quả của HĐTNST là rất lớn, nâng cao chất lượng dạy và học, khắc
sâu kiến thức cho HS, 19/20 phiếu đồng ý là HĐTNST nâng cao hiệu quả dạy và
13


học môn Sinh học.
- Về khó khăn: sau khi khảo sát thì khó khăn mà các GV gặp phải là do
nhiều lí do khác nhau như khó khăn về mặt thời gian, kinh phí, kỹ năng tổ chức,
…Lí do về mặt thời gian, sân bãi chiếm 7/20 phiếu, khó khăn về mặt kinh phí,
khâu thiết kế tổ chức chiếm 13/20 phiếu.
Qua trao đổi, lấy ý kiến khảo sát của GV và thực tiễn của đơn vị cho thấy:
HĐTNST ở trường PT hiện nay chưa được quan tâm và chú ý nhiều. HĐTNST
chưa được nhìn nhận đúng giá trị, các HĐTNST dù được tổ chức nhưng hầu như
ở quy mô cấp lớp, khối. Với nhiều lí do khác nhau, trong đó có lí do là chương
trình chính khóa quá nặng, vì vậy nhà trường cũng như giáo viên không có thời
gian để tổ chức HĐTNST. Bên cạnh đó, nhiều GV gặp phải không ít khó khăn
trong quá trình thiết kế HĐTNST và phương pháp tổ chức HĐTNST.Cùng với
đó là các khó khăn mà các GV gặp phải như thời gian tổ chức, các trang thiết bị,
thiếu sự chủ động, tích cực của HS, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường làm
cho các HĐTNST không được tổ chức thường xuyên, kết quả không cao.
Như vậy, để việc tổ chức HĐTNST được diễn ra thường xuyên, hiệu quả
cần thay đổi nhận thức của lãnh đạo nhà trường, GV về vai trò của
HĐTNST.Đồng thời, các GV phổ thông cần được trang bị kiến thức, kỹ năng
nhất định trong quá trình thiết kế các HĐTNST và phương pháp tổ chức các

HĐTNST.
2. Về Học sinh
2.1. Khảo sát về tình hình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
ở trường phổ thông.
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH(phiếu số 2)
Tình hình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông.
Họ và tên HS: ………………………………… Lớp: ………………
Trường: …………………………………………………………………….
Mong các em vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Các em đã biết đến HĐ TNST trong dạy học Sinh học 12 - CTC
chưa?
A. Chưabiết.
B. Đã biết.
C. Biết nhưng chưa được
học.
Câu 2:Thầy cô có hay sử dụng HĐTNST trong dạy học Sinh học 12 -CTC
không?
A. Chưa bao giờ.
B. Ít khi.
C. Bài nào cũng áp dụng.

14


Câu 3: Các em đã được học những bài nào trong chương trình Sinh học 12
thông qua HĐTNST?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………. .
Câu 4: Các em đã được học dưới hình thức nào của HĐ TNST?
A. Hội thi/ cuộcthi.

B. Tham quan, dã ngoại.
C. Hoạt động giaolưu.
D. Hình thức khác.
Câu 5: Khi các thầy cô tổ chức HĐ TNST trong dạy học các em thấy có
khó khăn gì trong quá trình học không ?
A. Có phải di chuyển nhiều tronglớp.
B. Không thấy khó khăn gì.
C. Kiến thức phải đảm bảo tính khái quát và tổng hợp.
D. Mất nhiều thời gian.
Câu 6: Khi thầy cô tổ chức HĐ TNST giúp cho em:
A. Hứng thú với bài học và hoạt động nhiều hơn .
B. Bình thường.
C. Nhàm chán.
Câu 7: Sau khi tham gia HĐ TNST em thấy có khắc ghi được nội dung
kiến thức trọng tâm không?
A. Khắc ghi được nội dung trọng tâm và nhớ lâu hơn.
B. Khó xác định nội dung trọng tâm và khó nhớ.
Cảm ơn em đã hợp tác!
Kết quả khảo sát học sinh
Tôi đã tiến hành thiết kế phiếu khảo sát thực trạng sau đó gửi đến 100 HS
lớp 12 của 3 trường THPT trong huyện. Qua xử lí số liệu phiếu điều tra chúng
tôi có rút ra một số kết luận như sau:
* Việc sử dụng HĐTNST trong dạy học SH 12 - CTC của thầy cô giáo

15


Chưa bao giơ

Ít khi


Bài nào cũng áp dụng

32.00%

68.00%

Hình 1. Sử dụng HĐTNST trong dạy học SH 12- CTC
Nhận xét: Việc các thầy cô giáo sử dụng HĐ TNST trong dạy học SH 12CTC còn khá hạn chế, có đến 69% HS chưa bao giờ được tham gia vào HĐ
TNST, số lượng còn lại được tham gia nhưng không thường xuyên.
*Các hình thức HĐ TNST mà HS được tham gia
Hô i thi/ cuô c thi

Tham quan dã ngoại

Diễn đàn

Hình thức khác

18.00%

41.00%
20.00%

21.00%

Hình 2. Các hình thức HĐ TNST
Nhận xét: Kết quả tại hình 1.2, ta thấy: Hình thức HĐ TNST chủ yếu được
sử dụng trong dạy học SH 12 là Hội thi/ Cuộc thi ( 42%), tiếp đến là hình thức
tham quan dã ngoại (20%) và các hình thức khác cũng được tổ chức như: sân

khấu hóa, hoạt động nhân đạo, sinh hoạt văn hóa văn nghệ…
2.2. Khảo sát hứng thú của học sinh học chủ đề “Hệ sinh thái” bằng
hình thức trải nghiệm sáng tạo:

16


Tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ trên 40 học sinh của lớp 12A 2 ở
đơn vị về vấn đề trên bằng hai phiếu khảo sát như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH( phiếu số 3)
Họ và tên: ……………………………………………………
Lớp: ……………………… Trường: ……………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng
có câu trả lời phù hợp với em.
1. Em có hứng thú với việc học tập chủ đề hệ sinh thái, sinh quyển ở chương
trình sinh học 12 ban cơ bản bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo không? Trả lời
bằng cách đánh dấu (+) vào các mức độ theo ý kiến của anh ( chị).
Thích:
Bình thường:
Không thích:
2. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào?
Nội dung

Không
1. Khái niệm, cấu trúc, các dạng hệ sinh thái.
2.Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
3. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
4. Dòng năng lượng trong HST và hiệu suất sinh thái
3. Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án?
Nhiệm vụ


Không
Lên kế hoạch hoạt động cho nhóm, thiết kế chương trình
Dẫn chương trình, tổ chức trò chơi
Viết kịch bản báo cáo, lời dẫn, kịch bản tiểu phẩm
Tìm kiếm thông tin trên mạng, sách báo
Điều tra thực tế ở địa phương.
Thiết kế power point
Đa số các em rất hào hứng điền thông tin vào phiếu khảo sát, kết quả cụ
thể như sau:
Nội dung 1:
SLH
Thích
Bình thường Không thích
S
40
32
80%
6
15%
2
5%

17


Thích

15.00%


Bình thương

Không thích

5.00%

80.00%

Hình 3.Hứng thú của học sinh với học chủ đề.
Nội dung 2: Có 30 (75%) em quan tâm đến tất cả các nội dung khảo sát. 8
(20%) em chỉ quan tâm đến khái niệm, cấu trúc, các dạng hệ sinh thái. 2 (5%)
không quan tâm đến nội dung nào cả.
Quan tâm đên tât ca các nô i dung khao sát
Chi quan tâm đên khái niệm, câu truc, các dạng hê sinh thái
Không quan tâm đên nô i dung nào ca

20.00%

5.00%

75.00%

Hình 4. Hứng thú của học sinh với học từng phần của chủ đề
Nội dung 3: Có 2 (5%) em không muốn thực hiện nhiệm vụ nào của dự
án. 28 (70%) muốn thực hiện nhiệm vụ điều tra thực tế ở địa phương. Còn lại
muốn thực hiện từ hai nhiệm vụ trở lên( 25%).

18



Không muôn thưc hiên nhiêm vụ nào cua dư án
Muôn thưc hiên nhiêm vụ điêu tra thưc tê ơ đia phương
Muôn thưc hiên tư hai nhiêm vụ trơ lên

25.00%

5.00%

70.00%

Hình 5. Hứng thú của học sinh với nhiệm vụ học tập của chủ đề
Qua đó cho thấy đa số học sinh rất hứng thú với tổ chức hoạt động học
chủ đề “ Hệ sinh thái, sinh quyển” bằng trải nghiệm sáng tạo thực tiễn.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, sau khi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh bằng
phiếu khảo sát chúng tôi nhận thấy rõ vấn đề bức thiết hiện nay trong dạy học là
cần phải có giải pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng xu thế
phát triển, nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HỆ SINH THÁI
I. Nôi dung chủ đề
1. Phạm vi chủ đề
Chủ đề bao gồm 5 bài trong chương III, phần bảy: Sinh thái học, thuộc
chương trình Sinh học 12 ban cơ bản.
Bài 42: Hệ sinh thái.
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển.
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
Bài 46: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
2. Kiến thức của chủ đề
2.1. Hệ sinh thái

2.1.1. Khái niệm hệ sinh thái

19


- Hệ sinh thái là một hệ thống ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và sinh
cảnh của quần xã, trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các
thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hoá. Nhờ đó, hệ sinh thái
là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Có các kiểu hệ sinh thái chủ yếu: Hệ sinh thái tự nhiên ( trên cạn, dưới
nước), và hệ sinh thái nhân tạo( trên cạn, dưới nước).
2.1.2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
Một hệ sinh thái gồm hai thành phần:
a. Thành phần hữu sinh ( quần xã sinh vật)
Quần xã sinh vật bao gồm các nhóm:
- Nhóm sinh vật sản xuất: Là những sinh vật có khả năng quang hợp và hoá
tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn tự nuôi mình và nuôi sinh vật dị dưỡng.
- Nhóm sinh vật tiêu thụ: Gồm động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
- Nhóm sinh vật phân giải: Là những loài sinh vật sống dựa vào sự phân giải
các chất hữu cơ có sẵn thành các chất vô cơ để trả lại môi trường. Gồm có vi
khuẩn hoại sinh, nắm và một số loài động vật không xương sống ăn mùn hữu cơ.
b. Thành phần vô cơ sinh ( sinh cảnh):
- Các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…
- Các chất hữu cơ: Prôtêin, cacbohiđrat, lipit,…
- Các chất vô cơ: Nước, ôxi, …
3. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất
a. Hệ sinh thái tự nhiên
- Hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới; rừng lá rộng ôn đới; rừng thông
phương Bắc; thảo nguyên, sa van đồng cỏ;sa mạc, hoang mạc; đồng rêu hàn đới.
- Các HST dưới nước:

+ Các HST nước mặn: Ven bờ (rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô...), ngoài
khơi
+ Các HST nước ngọt: HST nước đứng (ao, hồ, ...), HST nước chảy (sông,
suối)
b.Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, ...
- Hệ sinh thái nhân tạo đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống
của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo 1 cách hợp lí.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng, các HST nhân tạo thường được bổ sung
nguồn vật chất và năng lượng và thực hiện các biện pháp cải tạo HST.
4. Đặc điểm của các hệ sinh thái của khu vực phía nam Nông Cống (độ
đa dạng thành phần loài, kiểu hệ sinh thái).
20


a. Hệ sinh thái tự nhiên
- Đồi cây bụi, hệ sinh thái HST nước đứng (hồ, ...), HST nước chảy (suối)...
- Đặc điểm:
+ Thành phần loài sinh vật ít ( nhất là động).
+ Khai thác bừa bãi ( chặt cây, khai thác vật liệu xây dựng ...), không có kế
hoạch bảo vệ để một số hệ sinh thái đồi trọc bị suy thoái ( xói mòn).
b. Hệ sinh thái nhân tạo
- Đồng lúa, thị tứ, làng, vườn...
- Đăc điểm:
+ Các loài sinh vật chăn nuôi trồng trọt ít ( gà, vịt, cam, bưởi ...).
+ Đã ứng dụng quy luật sinh thái trong sản xuất như mô hình V.A.C.R
+ Một số hệ sinh thái đồi cây bụi được người dân các xã như Yên Mỹ, Công
chính, sử dụng tạo hệ sinh thái vườn hay trồng cây gỗ.
+ Chưa xây dựng theo kiểu hệ sinh thái nông nghiệp bền vững như vận chủ
sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh cho cây trồng...
2.2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

2.2.1. Trao đổi vật chất trong quần xã
a. Chuổi thức ăn:
- Là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng,
trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía
sau.
- Có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
Ví dụ: Cỏ -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn.
+ Chuổi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
Ví dụ: Giun đât ( ăn mùn) -> Gà -> Cáo.
b. Lưới thức ăn
- Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
- Lưới thức ăn càng phức tạp thì tính ổn định của quần xã càng cao.
c. Bậc dinh dưỡng:
Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn
cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn ( hoặc chuỗi thức ăn). Có nhiều bậc
dinh dưỡng:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1: sinh vật sản xuất
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 ( sinh vật tiêu thụ bậc 1): Động vật ăn sinh vật sản
xuất.
21


- Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2): Động vật ăn thịt (ăn sinh
tiêu thụ bậc 1)...
d. Ứng dụng quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong hệ sinh thái vào
nông nghiệp
- Sử dụng sản phẩm sơ cấp (sản phẩm trồng trọt) tạo sản phẩm thứ cấp (sản
phẩm chăn nuôi).
- Sử dụng hiện tượng khống chế sinh học để phòng trừ sâu, bệnh.

- Sự ký sinh và ăn thịt : là biểu hiện của quan hệ tiêu cực giữa các vật sống.
Lợi dụng tính chất này -> đấu tranh sinh học giữa vật chủ và vật ký sinh giúp cả
2 tồn tại . Như vậy khi đưa vật lạ vào, hệ sinh thái nông nghiệp xảy ra 2 khả
năng : hoặc phát triển mạnh hoặc bị phá hoại . Ở những loài mới, chưa có lịch sử
đấu tranh gây hại.
2.2.2. Trao đổi chất giữa quần xã với môi trường
a. Chu trình tuần hoàn vật chất ( chu trình sinh địa hoá)
- Là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. Một chu trình sinh địa hoá
gồm có các thành phần: Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân
giải và lắng đọng một phần vật chất ( trong đất, nước…).
- Chu trình sinh địa hoá của nước, các bon, nitơ( SGK).
- Trong mỗi hệ sinh thái, chất dinh dưỡng trong môi trường được đi vào sinh
vật sản xuất -> vào sinh vật tiêu thụ - > sinh vật phân giải và trở lại môi trường
được gọi là chu trình sinh địa hoá. Gồm có chu trình của chất khí ( nguồn dự trữ
có trong khí quyển) và chu trình chất lắng đọng ( nguồn dự trữ ở trong vỏ trái
đất).
b. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Năng lượng của hệ sinh thái chủ yếu được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt
trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào quần xã ở mặt xích đầu tiên là sinh
vật sản xuất -> sinh vật tiêu thụ các cấp -> sinh vật phân giải -> trả lại môi
trường ( năng lượng còn được trả lại môi trường qua các hoạt động hô hấp của
mỗi sinh vật).Trong quá trình đó năng lượng giảm dần qua các bậc dinh dưỡng.
- Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát khoảng 90% ( do sinh
vật hô hấp, do bài tiết, do hiệu suất tiêu hoá), chỉ khoảng 10% năng lượng được
truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc
dinh dưỡng. Trong tự nhiên, hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng thường
chỉ khoảng 10%.

22



- Sản lượng sinh vật sơ cấp được các sinh vật sản xuất ( cây xanh, tảo, một
số vi sinh vật tự dưỡng) tạo nên trong quá trình quang hợp và hoá tổng hợp. Sản
lượng sơ cấp thực tế = Sản lượng sơ cấp thô – sản lượng mất đi do hô hấp.
- Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các sinh vật dị dưỡng, chủ
yếu là động vật.
2.2.3. Tháp sinh thái
a. Khái niệm: Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình
chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh
dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần
xã.
b. Các loại tháp sinh thái: Có 3 loại tháp sinh thái:
- Tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh
dưỡng (dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống
cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên
việc so sánh không chính xác).
- Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật
trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng (có giá trị cao hơn
tháp sổ lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất
sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy
nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: Thành phần hoá học và giá trị
năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau, thời gian tích
luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng).
- Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một
đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng (là
loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp.đòi
hỏi nhiều công sức, thời gian).
c. Hiệu suất sinh thái: Là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các
bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

2.3. Sinh quyển - quản lí, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
2.3.1. Khái niệm về sinh quyển: Gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô
sinh trên Trái Đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm
nhiều khu hệ sinh học.
2.3.2. Khu sinh học ( biôm): Là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc
điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó.
a. Các khu hệ sinh học trên cạn:
- Vùng Bắc cực có: Đồng rêu hàn đới.
23


- Vùng cận Bắc cực có: Rừng lá kim phương Bắc.
- Vùng ôn đới có: Rừng rụng lá ôn đới, Thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải.
- Vùng nhiệt đới có: Rừng mưa nhiệt đới, Savan, Hoang mạc và sa mạc.
b. Các khu sinh học dưới nước: Bao gồm các khu sinh học nước ngọt, khu
sinh học nước mặn…
2.3.3. Tài nguyên thiên nhiên: là những của cải vật chất có sẵn trong tự
nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của
con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các
nguồn nước, dầu, khí...).
a. Các dạng tài nguyên:
- Tài nguyên không tái sinh ( nhiên liệu hoá thạch, kim loại, phi kim).
- Tài nguyên tái sinh ( không khí, đất, nước sạch, sinh vật).
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu ( năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều).
Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, tuy nhiên con người đã và đang khai
thác bừa bãi-> giảm đa dạng sinh học và suy thoái nguồn tài nguyên, đặc biệt tài
nguyên có khả năng phục hồi, gây ô nhiễm môi trường sống.
b. Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên:

- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa thoả
mãn nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu
dài các tài nguyên cho thế hệ mai sau.
- Các giải pháp:
+ Sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài
nguyên biển…
+ Duy trì đa dạng sinh học…
+ Giáo dục về môi trường.
II. Mục tiêu của chủ đề
Sau khi thực hiện HĐTNST thực tế, học sinh phải đạt các mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái.
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái
( tự nhiên và nhân tạo).
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: Chuỗi (xích), lưới thức ăn, bậc dinh
dưỡng.

24


- Trình bày được các tháp sinh thái, ưu nhược điểm của mỗi dạng tháp, hiệu
suất sinh thái.
- Trình bày được khái niệm chu trình tuần hoàn vật chất và chu trình sinh địa
hoá: nước, các bon, nitơ.
- Giải thích được sự biến đổi dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Trình bày được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái
Đất ( trên cạn và dưới nước).
- Trình bày được cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ
thiên nhiên: Các dạng tài nguyên và sự khai thác của con người; tác động của
việc khai thác tài nguyên lên sinh quyển; quản lí tài nguyên cho phát triển bền

vững, những biện pháp cụ thể bảo vệ sự đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi
trường.
2. Về kỹ năng
Rèn luyện các kĩ năng sau:
- Biết lập sơ đồ về chuổi và lưới thức ăn.
- Biết điều tra thực tiễn để khái quát nên những kiến thức sinh thái, về bảo
vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương.
- Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng học tập:hợp tác, giao tiếp
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát; định nghĩa; phân loại
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài trong tự nhiên
- Nâng cao ý thức khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc
phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
- Sống yêu thương: yêu con người, yêu thiên nhiên
- Sống tự chủ: Tự lập được kế hoạch cho bản thân thông qua lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch nhóm.
- Sống trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước nói chung và chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nói riêng.
- Ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại hiện nay do nhà trường và địa phương tổ chức
- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi
trường.

25



×