Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN kinh nghiệm áp dụng một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ở lớp chủ nhiệm tại trường thpt cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC Ở LỚP CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG
THPT CẨM THỦY 2

Người thực hiện: Hoàng Thị Giang
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm


MỤC LỤC
STT
1

2

3

4

NỘI DUNG
Mở đầu
1.1
1.2


1.3
1.4

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

TRANG
1

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của SKKN
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.3 Các SKKN đã áp dụng để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, nhà trường và đồng nghiệp

2

Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

11
11
11

12

3
3


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới
giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và
phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm.
Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành giáo dục không chỉ đổi
mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn thay đổi quan niệm, nhận thức và hành
vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện
pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Để thay đổi phương pháp giáo dục và xử lí khi học
sinh phạm lỗi trách hiện trạng trừng phạt thân thể xúc phạm tinh thần của học sinh
trong nhà trường để thay đổi tích cực tạo mối quan hệ thân thiện giữa học sinh với
nhà trường, giữa thầy và trò, thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy là 1 giáo viên chủ nhiệm lâu năm tôi đã
lựa chọn phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong giáo dục việc mắc lỗi của học sinh coi như lẽ tự nhiên của quá trình
học tập và phát triển. Khi nghiên cứu phương pháp giáo dục học sinh kỉ luật tích
cực là làm cho học sinh tự nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ
trên cơ sở quy định, quy ước được xây dựng, thỏa thuận giữa người dạy và người
học. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người hướng dẫn
học sinh tự nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh để tự hoàn thiện nhân cách cho
bản thân. Giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học

sinh, không làm tổn thương đến thể xác, tinh thần của học sinh, có sự thỏa thuận
giữa giáo viên với học sinh và phù hợp với tâm lí lứa tuổi hướng tới học sinh phải
tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng
mình và tôn trọng người khác, giúp học sinh phát triển tư duy và có các hành vi tích
cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến nhân cách của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu chú trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp
giáo dục kỉ luật tích cực góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh trung học phổ
thông đồng thời giúp các em định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Học sinh trung học phổ thông đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất và
tinh thần, các em đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em
thường thích thể hiện bản thân, tính hiếu động, nông nổi, cảm tính dẫn đến các em
thiếu tập trung khi học, bướng bỉnh, ham chơi, lười học...Vì vậy, các em rất dễ mắc
lỗi. Khi học sinh mắc lỗi giáo viên chủ nhiệm phải xử lí học sinh một cách tinh tế,
phương pháp giáo dục học sinh kỉ luật tích cực tại lớp 12A( khóa 2013-2016, 20161


2019) và 10A năm học 2019-2020 là phương pháp hữu hiệu, nhiều học sinh đã
trưởng thành và trở thành những sinh viên tốt, công dân tốt cho xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết của dạy học bằng phương
pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong trường THPT, phương pháp điều tra khảo sát
thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trước tiên chúng ta phải hiểu giáo dục kỷ luật tích cực là gì?
Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của
học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh, có sự thỏa
thuận giữa giáo viên, học sinh và phù hợp với tâm lí học sinh.
Giáo dục kỉ luật tích cực là việc dạy, rèn luyện cho học sinh tính tự giác tuân theo

các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài
Mục tiêu của giáo dục kỉ luật tích cực là dạy học sinh hiểu hành vi của mình, có
trách nhiệm với sự lựa chọn của mình và tôn trọng người khác có các hành vi tích
cực phát triển tư duy có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời sau này của học
sinh.
Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành có những đặc điểm sau:
+ Về thể chất: Học sinh trung học phổ thông đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể
chất và tinh thần, các em đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn.
Các em thường thích thể hiện bản thân, tính hiếu động, nông nổi, cảm tính dẫn đến
các em thiếu tập trung khi học, bướng bỉnh, ham chơi, lười học
+ Về phát triển trí tuệ: Hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển
các năng lực trí tuệ. Cảm giác và tri giác đã đạt đến mức độ người lớn. Tuy nhiên
sự quan sát của các em thường phân tán, chưa tập trung cao, khi quan sát còn mang
tính đại khái, phiến diện, đưa ra kết luận vội vàng ít có cơ sở thực tế.
+ Về phát triển nhân cách: các em đang có nhu cầu tìm hiểu đánh giá các đặc điểm
tâm lí của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Các em không chỉ chú ý đến
vẻ bề ngoài mà còn đặc biệt chú trọng đến phẩm chất bên trong, ý thức làm người
lớn khiến các em thích khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách
độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình....
Có thể nói học sinh THPT là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của mỗi
con người. Các em đang đưng trước “ ngưỡng cửa cuộc đời”, giai đoạn này quyết
định hướng đi thành công hay thất bại của mỗi người vì vậy giáo viên đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, có các biện pháp giáo dục tốt để góp phần hoàn
thiện nhân cách cho các em, điều chỉnh suy nghĩ tư tưởng lệch lạc, đồng thời định
hướng tốt nghề nghiệp trong tương lai cho các em.

2


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Trước đây khi đổi mới phương pháp bản thân tôi thường cứng nhắc, lạnh lùng,
không thân thiện với học sinh đặc biệt đối với học sinh lớp 10 mới nhận chủ nhiệm
rất khó nhớ tên học sinh, thường xuyên cáu gắt khi học sinh phạm lỗi, phạt học
bằng các biện pháp mà học sinh cảm thấy không công bằng giữa các bạn trong lớp.
Mặt khác học sinh không phục các biện pháp của giáo viên, học sinh và giáo viên
không hiểu nhau dẫn đến các hoạt động tập thể học sinh thường không hợp tác với
nhau và không hợp tác cùng giáo viên nên kết quả các hoạt động tập thể thường
khó khăn, kết quả đạt được không cao. Mặt khác, về học tập học sinh cũng không
có tính ganh đua, kết quả học tập, xếp loại hạnh kiểm không cao, do đặc điểm vùng
miền nên học sinh cũng không được hướng nghiệp 1 cách cụ thể từ gia đình nên
luôn có xu hướng học xong THPT sẽ đi làm nghề tự do vì vậy nên kinh tế của địa
phương cũng ngày càng khó khăn hơn.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
Sau khi được tập huấn về giáo dục kỉ luật tích cực năm 2018 tôi đã sử dụng
các nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học như sau:
+ Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán: việc xây dựng các quy tắc
cần đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà cả giáo viên và học sinh mong đợi,
học sinh sẽ cố gắng thực hiện tốt quy tắc do chính các em được tham gia xây dựng,
vì vậy nên khi phạm lỗi các em sẽ biết các hình phạt giống nhau, không cảm thấy
mất công bằng .

Nội quy lớp 12A( khóa 2016-2019)
3


+ Xây dựng các tổ thi đua: Học sinh trong lớp rất thích thi đua và giáo viên có
thể tổ chức thi đua giữa các tổ. Tổ nào có tinh thần đoàn kết, hợp tác là tổ thắng
cuộc và được khen thưởng.


Tổ thi đua

4


GVCN để công bằng cần có các tiêu chí theo dõi như phiếu khen về học tập thì
cần theo dõi về chuyên cần, điểm GV bộ môn cho học sinh vào sổ đầu bài theo
biểu mẫu sau : Tổ 3
STT
Họ và tên
Đi chậm Điểm trong sổ Vi phạm nề Các Tổng
đầu bài
nếp
hoạt điểm
động
khác
1
Phạm Ngọc Minh không
10 con điểm
không
10
9, 10, 0 điểm
dưới 5
2
Đặng Như Ngọc
không
9 con điểm 9, không
8
10, 1 điểm
dưới 5

3
Nguyễn Văn Lực không
5 con điểm 9, không
4
10, 1 điểm
dưới 5
4
Nguyễn Thị Lan
không
3 con điểm 9, không
3
10, 0 điểm
dưới 5
5
Lê Vân Anh
không
4 con điểm 9, không
3
10, 1 điểm
dưới 5
6
Lê Tuấn Anh
không
4 con điểm 9, không
3
10, 1 điểm
dưới 5
7
Nguyễn Văn Huy không
3 con điểm 7, không

2
8, 0 điểm dưới
5
8
Đinh Thị Lệ
không
2 con điểm 9, không
2
10, 0 điểm
dưới 5
9
Mai Thị Vân
không
5 con điểm 7, không
2,5
8, 0 điểm dưới
5
Tổng
37,5
So sánh tổng điểm của 4 tổ và tổ nào cao nhất thì tuyên dương tổ đó bằng
phiếu khen, điểm của học sinh dựa theo các tiêu chí của đoàn trường
( Phần phụ lục)
5


Trang trí trong lớp học
+ Khuyến khích động viên tích cực: trong tuần lớp sẽ bình chọn ra học sinh tiêu
biểu giáo viên có thể khen thưởng học sinh bằng phiếu khen theo các chủ đề khác
nhau như: học sinh có nhiều điểm tốt nhất tuần, học sinh hoàn thành các hoạt động
tập thể như âm nhạc, cắm hoa, nhảy, bóng chuyền trong tuần theo các hoạt động

chủ đề của nhà trường...Điều này sẽ tăng sự tích cực của học sinh khi được khen
ngợi, khuyến kích bản thân học sinh được khen cùng các bạn trong lớp tiếp tục có
hành động tương tự. Mặt khác khi khen ngợi học sinh giáo viên ít phải dùng các
hình thức kỉ luật học sinh, nhờ đó những hành động hoặc hành vi tiêu cực được hạn
chế.( Mẫu phiếu khen phần phụ lục)
+ Áp dụng những hình thức phạt đối với học sinh vi phạm nội quy phù hợp, công
bằng, nhất quán: khi phạt học sinh chúng ta phải lưu ý tránh tính bạo lực, tránh xúc
phạm học sinh, không phạt học sinh vì lỗi ngoại cảnh tác động, cần tìm hiểu
nguyên nhân học sinh vi phạm. Khi phạt học sinh phải giúp cho học sinh hiểu là
hành động, ý thức của em chưa đúng chứ không vì hành động sai của học sinh mà
nhận xét đánh giá bản thân học sinh. Ví dụ khi học sinh vi phạm nội quy lớp học có
thể yêu cầu học sinh nhắc lại em đã vi phạm nội quy nào của lớp. Nếu nhận thấy vi
phạm nghiêm trọng thì phải thông tin nhanh với phụ huynh qua các kênh vnedu,
điện thoại...GVCN luôn phải nhớ các hình phạt đối với học sinh khi cùng vi phạm
1 lỗi chung, tương đương là như nhau tránh trường hợp học sinh cảm thấy bất công
không công bằng, đối với học sinh luôn lặp lại 1 lỗi thì phải có hình thức phạt khác
tránh trường hợp học sinh quen nhờn với giáo viên.
6


Hình ảnh lao động tập thể trong giờ nghỉ giải lao
+ GVCN luôn làm gương trong các hoạt động: GVCN muốn học sinh mình
tiến bộ thì luôn sát sao với tập thể luôn đi đầu trong các hoạt động, luôn có mặt sinh
hoạt 15 phút đầu giờ, trong các hoạt động tập thể phải cố vấn định hướng hoạt động
cho học sinh để các hoạt động của tập thể luôn có bóng dáng của GVCN ví dụ khi
thi cám hoa GVCN cần hướng học sinh chọn chủ đề, lựa chọn, sửa các bài luận cho
học sinh. Khi tham gia các giải thể thao luôn có mặt trong các buổi thi đấu, luyện
tập, trong học tập GVCN còn là GV bộ môn nên luôn gương mẫu trong chuyên
môn như ôn thi HSG, tham gia thi GV giỏi cấp trường và cũng nhận được các giấy
khen của cấp trên để làm gương cho học sinh.


GVCN trong hoạt động tập thể của lớp chủ nhiệm
7


Lá thư của học sinh gửi nhân dịp 8/3

Giải nhất cuộc thi an toàn giao thông
8


+ GVCN luôn quan tâm đến hoàn cảnh gia đình học sinh: trong tập thể không
phải học sinh nào cũng có gia đình yên ấm, quan tâm đến các em vì vậy GVCN
phải tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh đặc biệt quan tâm đến những học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, bố mẹ li hôn... GVCN cần tâm sự với học sinh khi
các em gặp khó khăn khi học sinh đặt lòng tin vào GVCN học sinh sẽ đổi cách
xưng hô, các em sẽ không gọi cô xưng em mà sẽ gọi mẹ xưng con.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi được tham gia các lớp tập huấn giáo dục kỉ luật tích cực bản thân tôi
đã mạnh dạn đổi mới phương pháp cho 2 khóa học sinh mà mình chủ nhiệm đặc
biệt là lớp 12A khóa 2016-2019 HS tôi thấy thực sự đã có hiệu quả rõ rệt so với các
năm học trước như: HS chủ động phối hợp trong các hoạt động tập thể, trong hoạt
động học tập trong lớp, trong nhóm ngoài việc đọc tài liệu SGK học sinh còn chủ
động trao đổi với nhau các kiến thức nâng cao ngoài SGK, thời gian lên lớp sử
dụng cho bài mới được rút ngắn hơn HS dành nhiều thời gian để luyện tập, vận
dụng mở rộng vì vậy đa số HS khắc sâu kiến thức trên lớp các em đã chủ động thi
đua với nhau cạnh tranh lành mạnh thể hiện thái độ yêu thích bộ môn hơn khi nghe
GV chỉ truyền đạt kiến thức SGK.
Mặc dù mới vào lớp 10 nhưng các em 10A cũng đã nhanh chóng bắt nhịp với

môi trường học tập mới và đạt nhiều thành tích cao như giải nhất bóng chuyền nữ,
giải nhất cuộc thi cắm hoa nhân dịp 20/10, giải nhì cuộc thi nhảy hiện đại nhân dịp
20/11, giải nhất phòng học sạch đẹp.....

Giải nhất cuộc thi cắm hoa nhân dịp 20/10
9


Giải nhì cuộc thi nhảy hiện đại
Bảng so sánh kết quả của 2 năm học trước và sau khi áp dụng phương pháp
giáo dục học sinh kỷ luật tích cực lớp 11A – 12A do mình chủ nhiệm
Năm học
Hạnh kiểm
Học lực
Khác
2017-2018
32 tốt, 5 khá, 2
2 HSG, 32 HSTT, Có 1 HS chuyển
Chưa áp
dụng trung bình
5 HS trung bình
lớp
phương pháp giáo
dục học sinh
kỷ
luật tích cực
2018-2019
37 tốt, 1 khá
22HSG, 16 HSTT Không có học sinh
Sau khi áp dụng

chuyển lớp, bỏ học
phương pháp giáo
dục học sinh
kỷ
luật tích cực
Tỉ lệ hướng nghiệp, đậu đại học so với tập thể 12C, 12C1 với toàn trường
Lớp
12A
12C
12C1
Toàn trường

Đậu tốt nghiệp
100%
100%
80%
91,24%

Đậu đại học
92%
70%
20%
34%
10


Kết quả ngoài việc duy trì sỹ số, lớp 12A, 10A luôn dẫn đầu trong các hoạt
động của đoàn trường tổ chức như bóng chuyền, cắm hoa, nhảy hiện đại,
halloween...Còn về kết quả hướng nghiệp là 1 lớp của huyện miền núi nhưng tỉ lệ
học sinh đậu THPT Quốc gia đạt 100%, tỉ lệ học sinh đi học đại học đạt 92%

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc thay đổi phương pháp
giáo dục kỉ luật học sinh là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh. Giúp các em học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui”
còn giúp các phát triển được các năng lực cá nhân để trở thành một con người toàn
diện, định hướng tốt về nhân sinh quan, các em không thờ ơ với công việc tập thể,
không thơ ơ với tương lai của mình vì vậy kết quả học tập cũng nâng cao, tỉ lệ học
sinh tham gia các trường đại học, cao đẳng tăng cao rõ rệt.
3.2. Kiến nghị.
Đối với nhà trường khuyến khích các GVCN đăng ký giáo dục học sinh theo
phương pháp kỉ luật tích cực, xây dựng kế hoạch thực hiện, đối với GV bộ môn
cũng nên áp dụng phương pháp này để học sinh được khen sẽ ý thức học tập tốt
môn học, yêu thích bộ môn.
Đối với sở Giáo dục và đào tạo mở các lớp tập huấn, tập huấn thông qua
trường học kết nối để tất cả các GV đều thấy được kết quả, ưu điểm của phương
pháp giáo dục kỉ luật học sinh, giúp giáo viên hiểu vận dụng tốt hơn phương pháp
này, tránh những sai sót khi giáo viên tự nghiên cứu mà không biết mình làm còn
thiếu, giúp nâng cao nghiệp vụ đặc biệt với giáo viên các huyện miền núi như
chúng tôi từ đó đưa chất lượng giáo dục của tỉnh nhà cao hơn thời gian qua
Trên đây một số biện pháp của tôi áp dụng đối với lớp chủ nhiệm , tuy đã hết
sức cố gắng nhưng do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các
đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 7 tháng 05 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.


Hoàng Thị Giang

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT VỀ GIÁO DỤC KỶ

LUẬT TÍCH CỰC.

DANH MỤC
12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ
LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Giang
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 2
Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Ngành GD cấp
tỉnh

Kết quả

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

Ngành GD cấp
tỉnh

C

2014

Một số kinh nghiệm thành lập Ngành GD cấp
câu lạc bộ nữ công trong
tỉnh

C

2015

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Tích hợp dạy học sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu


Năm học
đánh giá
xếp loại
2011

quả trong dạy học sinh học 11
2.

Kinh nghiệm dạy học di
truyền học quần thể trong bồi
dưỡng học sinh giỏi và ôn thi
đại học cao đẳng

3.

trường THPT Cẩm Thủy 2
4.

Kinh nghiệm dạy bài: vận
Ngành GD cấp
C
chuyển các chất trong cây sinh tỉnh
11 bằng phương pháp và kỹ
thuật tổ chức hoạt động tự học
của học sinh tại trường THPT
Cẩm Thủy 2
----------------------------------------------------

2018


PHỤ LỤC
HUYỆN ĐOÀN CẨM THỦY

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
13


Đoàn Trường THPT Cẩm Thuỷ

HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI THI ĐUA NĂM HỌC 2019 – 2020
- Căn cứ vào phương hướng hoạt động và tình hình thực tế của Đoàn trường THPT
Cẩm Thủy 2 nhiệm kỳ 2019 - 2020
- Căn cứ vào kết quả cuộc họp của BCH Đoàn trường THPT Cẩm Thủy 2 ngày
16/09/2019
BCH Đoàn trường đưa ra cách đánh giá xếp loại thi đua năm học 2019 –
2020 như sau:
I. VỀ THỰC HIỆN NỀ NẾP, NỘI QUY TRONG TUẦN: ( 60 điểm)
Tiêu chí 1: Đi học muộn, nghỉ học (Tối đa 20 điểm)
- Cách tính bình quân: Tổng số HS đi chậm và nghỉ học/ số buổi học trong tuần.
Bình quân từ 1- 2hs/1buổi:
Cho 20đ
Bình quân từ 3- 4hs/1buổi:
Cho 10đ
Bình quân từ 5- 6hs/1buổi:
không cho điểm
Bình quân từ 7- 8hs/1buổi:
trừ 10đ
Bình quân trên 8hs/1buổi:
trừ 20đ

Tiêu chí 2: Thực hiện đeo phù hiệu, mặc đồng phục, đi dép
đến trường( Theo
quy định) và tiêu chí phòng học(Tối đa 30 điểm)
Không có học sinh vi phạm, phòng học đạt tiêu chuẩn:
Cho 30đ
Mỗi lượt học sinh vi phạm hoặc 1 tiêu chí phòng học không đạt yêu cầu: Trừ 1
điểm
Luu ý: Một phòng học phải đầy đủ các tiêu chí sau sẽ đạt tiêu chuẩn: Vệ sinh
sạch sẽ(kèm theo cả sàn nhà không có gạch vỡ; không có mạng nhện trên
tường, quạt, bóng đèn),rèm cửa sạch sẽ ngay ngắn, không có đồ điện bị hỏng,
đầy đủ khăn bàn lọ hoa thùng rác, phía cuối lớp gọn gàng,thùng rác không bị
đầy, ban ghế không hư hỏng.
Tiêu chí 3: Sinh hoạt 10 phút, tham gia chào cờ đâu tuần (Tối đa 10 điểm)
a) Thực hiện nề nếp chào cờ: ( tối đa cho 5 điểm)
- Tập trung đúng quy định, không có hs bỏ chào cờ, có đủ ghế: Cho 5 điểm
- Có hs vi phạm một trong các quy định trên: Không cho điểm
b) Thực hiện nề nếp sinh hoạt 10 phút ( Tối đa cho 5
điểm) Yêu cầu: 1) Sinh hoạt từ thứ 3 đến thứ 7
2) Nội dung sinh hoạt: Thứ 3, 7 SH văn nghệ; Các buổi còn lại SH
chữa bài tập hoặc GVCN triển khai các công việc khác.
Cho 1 điểm/ 1 buổi sinh hoạt nếu: Sinh hoạt trật tự, có nội dung thiết thực Sinh
hoạt nhưng không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc trong tuần có một buổi không
sinh hoạt thì không cho điểm.
Chú ý: Nếu có giáo viên chủ nhiệm mà làm các công việc khác thì sinh hoạt
đảm bảo yêu cầu
14


II. VỀ VIỆC THỰC HIỆN NỀ NẾP HỌC TẬP TRÊN LỚP: ( Tối đa 40 điểm)
Cho điểm: Giờ tốt: 4đ/1giờ; giờ khá: 2đ/1giờ; giờ TB: 0đ; giờ yếu: -3điểm/1giờ

Cách tính: Tổng điểm BQ = (Tổng điểm/tổng số giờ trong tuần) x 10
( Với: tổng điểm= Số giờ tốt x 4đ + số giờ khá x 2đ + số giờ TB x 0đ - số giờ yếu x
3)
III. VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP:

Điểm cộng: Điểm 9, 10:
Cộng 1,0điểm
Điểm 7,8:
Cộng 0,5 điểm
Điểm trừ: Điểm 0, 1, 2:
Trừ 1,0 điểm
Điểm 3, 4:
Trừ 0,5 điểm
- HS vi phạm các lỗi bị ghi sổ đầu bài: Nói chuyện, làm việc riêng, không làm bài
tập, không có đồ dùng học tập, hút thuốc, sd điện thoại trong giờ học, vi phạm quy
chế trong giờ kiểm tra, …
Trừ 3điểm/1lượt /1lỗi.
- Học sinh bỏ giờ:
Trừ 5điểm/1lượt
-Vi phạm điều cấm: Học sinh vô lễ với giáo viên, cán bộ CNV nhà trường, đánh
nhau, mang hung khí, chất nổ, uống rượu bia đến trường; hs vi phạm luật giao
thông: Trừ 10 điểm/1lượt và hạ thi đua của lớp xuống một bậc IV. HƯỚNG
DẪN XẾP LOẠI:
Các lớp: ( 12A, 12C, 11A, 11C, 10A,10C)
Loại A: Từ 85đ trở lên.
Loại B: Từ 70đ đến < 85đ
Loại C: Từ 50 đ đến < 70đ
Loại D: Dưới 50đ
Các lớp còn lại: ( 12C1, 12C2; 12C3, 12C4, 11C1,11C2,11C3, 10C1, 10C2, 10C3,
10C4 )

Loại A: Từ 75đ trở lên.
Loại B: Từ 60đ đến <75đ.
Loại C: Từ 45đ đến <60đ.
Loại D: Dưới 45đ
Yêu cầu đối với cờ đỏ:
1) Ghi rõ hs vi phạm, lỗi vi phạm, số con điểm kém, điểm thưởng
2) Tổng hợp và nộp sổ theo dõi về văn phòng đoàn vào tiết 2 hàng ngày và tiết 5
ngày thứ 7(Trước khi nộp về VP đoàn phải đưa cho GVCN lớp hoặc BCH chi đoàn
được theo dõi ký xác nhận từng buổi)
*. Chú ý: - Trong một tiết học nếu Sổ đầu bài ghi: Đa số HS vi phạm hoặc
nhiều HS vi phạm … hoặc ghi số lượng HS vi phạm trên 5 lượt thì tất cả đều
1
5


tính bằng 5 HS vi phạm ( tương đương với trừ 15 điểm).( Điều này không áp
dụng cho lỗi bỏ giờ và vi phạm điều cấm)
- Số lượng học sinh vi phạm tiêu chí 2 (Thực hiện đeo phù hiệu, mặc đồng
phục và đi dép đến trường( Theo quy định)) được tính theo:
o Sổ theo dõi của cờ đỏ (theo dõi thường xuyên)
o Sổ theo dõi của ban giám thị (đầu giờ)
- Trong các buổi chào cờ và sinh hoạt ngoại khóa: HS tập trung chậm trừ
5 điểm ( thời gian tính chậm là 3 phút sau khi trống đánh) thưởng 10
điểm nếu tập trung xong trước khi trống đánh; HS không nghiêm túc
khi tham gia sinh hoạt tập thể vi phạm một số nội qui trừ 2 điểm trên 1
lượt vi phạm; hát quốc ca không nghiêm túc trừ 10 điểm; Khi bị BGH
nhắc nhở hạ xuống loại D
- Cờ đỏ đi trực chậm trừ 5 điểm; cờ đỏ bỏ trực trừ 5 điểm cho lớp của
cờ đỏ đó.
- Các lớp có thể được điểm cộng thưởng 5 điểm nếu có hành động đẹp

được nêu gương .
- Các lớp có HS ra ngoài trong giờ học (trừ khi có lý do đặc biệt) trừ 2
điểm trên 1 HS; sinh hoạt thứ 7 về trước giờ quy định trừ 5 điểm.
- Các lớp cuối tuần không giao sổ dầu bài cho cờ đỏ tổng hợp trước
khi nộp về văn thư trừ 5 điểm
- Lao động chuyên không làm trừ 10 điểm, làm chậm hoặc lầm bẩn trừ
5 điểm.
- Kiểm tra vệ sinh đột xuất đạt 90 điểm trở lên thưởng 10 điểm, không đạt
90 điểm trừ 5 điểm.
- Tùy vào tình hình thực tế các chi đoàn có thể được cộng điểm
thưởng hoặc trừ theo tính chất công việc
BCH Đoàn trường

16



×